Ngày 01 tháng 06: Thánh Gius-ti-nô, Tử Đạo

print

Thánh Gius-ti-nô, Tử Đạo

Ngày 01 tháng 06

Thánh Gius-ti-nô tử đạo sinh tại Nablus, Sa-ma-ri-a ở vào đầu thế kỷ thứ 02. Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt tình tìm kiếm Thiên Chúa chân thật. Với nhiệt tình này, Ngài đã tiếp xúc với mọi triết thuyết đương thời và không thoả mãn được các đòi hỏi của trí khôn.

Trong tác phẩm “Đối thoại với Tryphon” , chính thánh Gius-ti-nô kể lại cuộc tìm kiếm của mình:

Trước hết, Ngài tin tưởng vào một người theo phái khắc kỷ. Những người này chẳng dạy gì về Thiên Chúa. Ông ta nói rằng sư hiểu biết ấy không cần thiết gì. Sau đó, Ngài đến với một người theo thuyết của Aristote. Ông này đòi thù lao quá cao, khiến sinh viên trẻ là Gius-ti-nô phẫn uất:

Người ta không rao bán triết học.

Một người theo lý thuyết của Pythagore hỏi Ngài:

Anh đã học âm nhạc, thiên văn và địa lý chưa? Bởi vì để chiêm ngưỡng điều góp phần tạo nên hạnh phúc cần phải biết học giải thoát tâm hồn khỏi các đối tượng hữu hình để có thể tiếp nhận được những đối tượng trong trí khôn và cho phép thấy được sự thiện mỹ nội tại.

Gius-ti-nô chưa biết gì về những môn học, nhưng lại thấy mình bị thúc bách tìm kiếm Thiên Chúa hơn. Ngài gặp một người theo phái Platon Ngài nói:

Sau nhiều đàm luận, tôi hiểu được những điều vô hình ở mức độ cao hơn.

Việc chiêm ngưỡng thế giới tư tưởng chấp cánh cho tinh thần của tôi.

Dầu vậy, không có gì làm cho Ngài thỏa mãn được cơn khát chân lý. Tại Ê-phê-sô, Gius-ti-nô gặp một cụ già đầy khôn ngoan. Ông trách Ngài đã thích lý sự về từ ngữ hơn sự kiện. Ông đã cho Ngài một lời khuyên cao cả là hãy tìm đọc kinh thánh:

Phải vượt qua những giới hạn của trí khôn, phải đi xa trong thời gian hơn các triết gia, phải nghe các tiên tri là những người nói bởi ChúaThánh Thần, nhất là phải cầu nguyện vì:Không ai có thể thấy hay nghe được những điều này nếu Thiên Chúa và đức Ki-tô không cho họ hiểu biết.

Theo lời khuyên này, Gius-ti-nô đã khám phá ra Ki-tô giáo bảo đảm hơn triết học nhiều. Từ đấy đức tin là qui luật xử thế và sự thánh thiện lý tưởng của Ngài, Ngài mở một trường học tại Rô-ma và sống đời tông đồ đích danh.

Tôi sẽ nói sự thật, không một đắn đo sợ sệt, cả vào lúc bị phân thay thành trăm mảnh.

Gương mẫu của các thánh tử đạo đánh động ngài rất nhiều:

Thấy họ kiên vững trước cái chết, tôi thầm nói rằng: họ không thể sống trong sự dữ và ham mê các khoái lạc được nữa.

Ngài sẽ tìm được ở đâu sự thăng hoa cuộc sống lớn lao hơn là trong Ki-tô giáo? Bởi vậy Ngài đã tìm mở rộng môi trường hoạt động ra ngoài ranh giới lớp học và những cuộc tranh luận, bằng việc viết nhiều tác phẩm để phổ biến tư tưởng tôn giáo. Ngày nay chúng ta chỉ còn giữ lại được hai cuốn: Đối Thoại Với Tryphone, và Hộ Giáo. Nhưng với hai tác phẩm ấy, thánh Gius-ti-nô cũng tỏ ra là một nhà minh giáo có thế giá được thế kỷ thứ 02 và là người đã phác họa ra nền thần học Ki-tô giáo.

Từ một đức tin vững chắc vào các chân lý Ki-tô giáo. Thánh Gius-ti-nô đã không ngần ngại tìm hết khả năng trổi vượt của trí khôn để hai lần viết thơ can ngăn các bạo vương. Lần thứ nhất vào năm một trăm ba mươi tám. Ngài viết cho Antonin Le Pieux và lần thứ hai cho Marcô Aurelio. Cả hai lần Ngài cố gắng chỉ dẫn đến kết quả là bị kết án tử hình.

Gius-ti-nô và các bạn bị dẫn tới trước mặt tổng trấn Rusticus, một người theo triết thuyết Khắc Kỷ. Ngài lớn tiếng tuyên xưng đức tin.

Không ai có lương tri mà lại bỏ rơi chân lý để theo sự lầm lạc cả.

Thánh nhân từ chối không chịu tố giác nơi các ki-tô hữu hội họp. Sau cùng Ngài và các bạn bị đánh đòn rồi bị chém đầu. Tài liệu còn ghi lai nhiều chân lý mà thánh nhân đã phát biểu trong cuộc đối thoại với Rustisus, chẳng hạn:

Mọi nguyên tắc chính đáng mà các triết gia và các nhà lập luật khám phá được và trình bày cũng phải nhờ ở điều mà Ngôi lời đã diễn tả một phần.

Ngài còn nói:

Không ai tin Socrate đến độ chết vì điều ông ta dạy.

Chính vì những lý do khác hẳn với lãnh vực văn chương mà bao nhiêu giáo phụ đã lấy máu mình để ký nhận các công trình của các Ngài, chính tình yêu Thiên Chúa nhập lòng các Ngài.

Theo Vết Chân Người – Lm. Phaolô Phạm Quốc Tuý