Chúa Nhật Lễ Ba Vua ngày 05/01/2020

print

Chúa Nhật Lễ Ba Vua ngày 05/01/2020

Kết Thúc Mùa Lễ Chúa Giáng Sinh Kitô Giáo

vô hạ

Chúa Nhật đầu tiên của năm Dương Lịch 2020 nầy, đa số các Giáo Hội Kitô Giáo mừng lễ Ba Vua, còn gọi là Lễ Hiển Linh. Anh ngữ gọi là Epiphany of The Lord. Vậy Hiển Linh là gì? ? – Xin thưa:    hầu hết các tiếng Tây Âu có  nguồn gốc từ tiếng Hy lạp.  Epiphany do Epi + painein: to show: trình bày, trình diển, bày tỏ …  và gốc Latin mới,  là Epiphania:  ultimate:  tối hậu, cuối cùng, sau cùng, cơ bản, chủ yếu. 

  1. Vào ngày 25 tháng 12 hầu như cả thế giới mừng Lễ Chúa Giáng Sinh, hai tuần sau là Lể Hiển Linh. Tức là Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân muôn nước qua mấy Chiêm Tinh, còn gọi là  ba Vua, ba  Nhà Bác Học, ba vị Thông Thái, ba Bậc Liễu Thị, Ngộ Đạo. Chúa Hiển Linh cho Ba Chiêm Tinh Gia, đại diện cho toàn thể  dân ngoại trong nhân loại xưa nay, mà người Do Thái từ hồi nào tới bây giờ, tự coi bất cứ ai không là Do Thái và theo Do Thái Giáo là Dân Ngoại.
  1. Trở lại đề tài Lễ Ba Vua: Sách Phước Âm của Thánh Matthêu, đoạn 2, câu 1 – 12  đã tường thật:  có mấy nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông thấy vì sao lạ  của Hài Nhi Giêsu và đã theo ánh sao đến Giêrusalem  để bái lạy Người. Nhưng khi đến Giêrusalem thì vì sao lại biến mất, nên phải ghé vào đền vua Hêrôđê hỏi thăm tung tích của Vị Vua mới sinh.  Hêrôđê bèn triệu tập các thượng tế và kinh sư lại để thỉnh vấn. Họ trả lời: dựa vào sách Ngôn Sứ (như Mica 5: 1-3) thì tại Bêlem, đất Giuđa. Vua Hêrôđê liền căn dặn mấy nhà Chiêm Tinh đi Bêlem thờ lạy Hài Nhi, rồi trở lại báo tin cho Ông, để Ông cũng đi thờ lạy Ngài. Ra khỏi đền vua, ngôi  sao trên lại xuất hiện, dẩn đường đến chổ của Hài Nhi mới dừng lại. Họ vào nhà, thờ lạy và dâng cho Hài Nhi vàng, nhũ hương và mộc dược, rồi được (thiên thần) báo mộng đi hướng khác về xứ, không trở lại với Hêrôđê nữa. 
  1. Nói đến đây, cũng nên nhắc lại một vài nghi nhận đáng nhớ của những nhà chú giải và suy luận Thánh Kinh trong một lớp học với Cố Linh Mục Giáo Sư  Nguyễn Huy Lịch OP (1925?-2000). Ngài cho biết trong thời kỳ Dân Do Thái bị lưu đày sang Babylon (587 BC – 538 BC) có những vị Lảnh Đạo tinh thần và cả dân Do Thái, đã loan truyền cho dân chúng địa phương rằng một ngày kia, sẽ xuất hiện một Đấng Cứu Thế, một vị Cứu Tinh tại quê nhà Do Thái. Nên khi thấy vì sao lạ thì mấy vị Chiêm Tinh hiểu ngay ý nghĩa và được thoi thúc lên đường tìm Chúa và thờ lạy Đấng mà lòng họ hằng khao khát bấy lâu.
  1. Lý nghĩa của câu chuyện trong đoạn trên đây, cho thấy chính Chúa là chủ của lịch sử và thời gian. Cái rủi của quốc nạn dân Do Thái bị nô tại Babylon năm xưa,  đã tạo ra cái may tốt lành để truyền bá tin mừng cho dân ngoại chủ nô. Chính Chúa mới có dư khả năng cải dữ về lành mọi sự. Và thời gian hơn 500 năm chuẩn bị trên đây,  giúp mấy nhà Chiêm Tinh dễ dàng hơn để rời nhà, sẳn sàng lên đường thờ lạy Vua Do Thái mới sinh tại Bêlem.

 Thông thường con người chỉ sống lâu nhất  ba vạn sáu ngàn ngày, nên khó mà thấy được những chương trình  nhiều thế kỷ của Thiên Chúa.

  1. Câu chuyện trên cho ta thấy Ngôi Sao được mô tả, có vẻ như chỉ nhỏ cở bóng đèn pin, lơ lững trên nền trời chỉ vài trăm thước cách mặt đất. Vì Sao đó, dẩn đường tới chổ Hài Nhi ở mới dừng lại. Còn Thánh Gia ba Người có lẽ chỉ trú lạnh trong hang đá bò lừa chỉ mỗi một đêm khi Chúa Giêsu sinh ra, rồi cũng tìm được chổ ở, và mấy nhà Chiêm Tinh tới đó thờ lạy Đấng mà các Vị đã cố công tìm kiếm, có khi cả đời mới may mắn gặp đặng.

Đọc câu chuyện trên, mình chỉ  nên chú ý tới bài học tôn giáo và tâm linh,  hơn là y cứ vào nghĩa đen từng câu từng chữ của văn tự.

  1. Trong thói quen lâu dài, dân Công Giáo Việt Nam gọi mấy nhà Chiêm Tinh là Ba Vua, mà trong Thánh Kinh không ghi con rõ con số 3 và cả từ ngữ vua, nhưng vào ngày lễ nầy, tượng đất nung hay gổ chạm hình dạng của ba vị vua  da trắng, da vàng và da đen, tượng trưng ba sắc dân chính của nhân loại,  được trưng bày nơi  hang đá với máng cỏ trong nhà thờ hoặc tại hang Bêlem nơi công cộng.
  1. Dù cố công đi tìm Đức Vua Do Thái mới sinh, thông thường thờ đó, bằng đường bộ trên lưng lạc đà ngày nầy qua tháng khác, khốn cực, cơ hàn, từ Phương Đông tới. Nhưng sự kiện Vì Sao dẩn đường biến mất, là một thử thách lớn lao không lường trong đêm tối của đời người. Nhưng các Vị đã không nản chí quay về, mà cố “tận nhân lực” bằng cách ghé kại đền vua Hêrôđê hỏi thăm.  Và phần thưởng “tri thiên mệnh” cơ bản, chủ yếu,  tối hậu (như ý nghĩa của Epiphania trong tiếng latin)  tức là mấy Vị coi như sinh phùng thời thế,  lại được hội ngộ  Minh Sư Con của Đấng Làm Trời, mới sinh làm người.
  1. Còn Vua Hêrôđê, dù ở ngôi vị mà Hoa Dân gọi là thiên tử, nhưng dã tâm lại đầy ắp trong lòng. Ông muốn mấy nhà Chiêm Tinh trở lại báo tin, để ông truy lùng và diệt Ấu Chúa  mới sinh, cho chắc ăn. Ông  rất lo sợ  ngai vàng bị chiếm. Nên ông không bao giờ gặp được Chúa thật mà thờ,  chỉ có chúa  tiền chú bạc của vua Cêsarê của Rôma mà thôi. Mà tiền bạc là những thứ dễ bị mối mọt gậm  nhấm, là những vật rất vô thường triêu tồn tịch vong – sáng còn tối mất. .
  1. Mình vẫn còn nhớ có những vị thầy dạy rằng ba món quà: vàng để thờ  kính Chúa Giêsu là vua muôn vua. Nhũ hương  đốt lên dâng kính Ngôi Hai xuống trần làm người. Và mộc dược chứng thực Ngài là Đấng Cứu Thế.
  1. Mở lại lịch sử 2000 năm trước, khi cố ý lựa chọn ông Abraham từ thành Urs (trong xứ Irak hôm nay) thành Tổ Phụ một dân riêng và dẩn đưa cả gia đình ông về vùng đất Canaan (xứ Israel hiện nay) Đấng Thiên Chủ  đã chuẩn bị một dân tộc có một mảnh đất làm thành một quốc gia riêng, để trở nên nền tảng cho công cuộc cứu độ trần gian và Con của Ngài đã sinh xuống cõi trần tại đó. Xưa kia nhiều lần, nhiều cách, Cha Trời đã dùng các bậc tiên hiền “truyền Chủ Dụ” (thư gởi tín hữu Do Thái1:1)  tức là thiên ý. Khi Thời kỳ sung mãn đến, Ngài gởi chính Con của Ngài tới, là Giêsu giáng sinh làm Người để “đối dân đàm” (Thư  Roma 1:2). Ngài trực tiếp nói, dạy dỗ  dân chúng mà người DoThái  có vinh dự được nghe trước nhất và rồi lan rộng tới mọi người có duyên lành  đó đây trên khắp thế giới, tới ngày sau hết. 
  1. Dân Israel hôm nay, trước kia có thời được gọi trong tiếng Việt là Hi Bá lai, Giu Diêu, Do Thái là một dân tộc nhỏ bé, đã bị nhiều Đế Quốc chung quanh như Ai Cập, Assyria, Babylon, Hylạp, Roma  bức hại và lưu đày, nên ý Trời qua Thánh Kinh có khi  được viết rất nghiêm khắc với mục đích  để bảo vệ dân tộc được sống còn. Thí dụ có thời kỳ người Do Thái không được kết hôn với người khác chủng tộc . Nếu vi phạm có thể bị giết dễ dàng.                             .
  1. Nhưng Gia Vê Thiên Chúa đã cố gắng dạy dân của Người một cách tiện tiến và từ từ. Ngài là cha chung của mọi người, Do Thái và cả Dân Ngoại. Ngài đến với mọi người để cứu chuộc tất cả, mọi thời mọi nơi (1 Tim 2:1-7). Một trong những bằng chứng  được ghi ra trong Thánh kinh Cựu Ước, là Sách truyện Bà Ruth. Bà là dân Môab (xứ láng giềng và là dân ngoại đối  với Do Thái) . Ruth kết hôn với con trai của bà Naômi, di dân đến kiếm sống tại xứ sở của nàng. Rồi chồng của Ruth  qua đời. Bà theo mẹ chồng về xứ Do Thái  và kết hôn với một người Do Thái trong dòng tộc bên chồng. Ông có ruộng có đất, coi như có dư của ăn của để, tên là  Boaz (tên ông có thời được gọi là Ông Bột). Bà sinh được một người con trai, đặt tên là Obed (khoãng 1000 năm trước Công Nguyên). Obed và ông nội của Vua Davit vị anh hùng tiêu biểu nổi tiếng  trong lịch sử Do Thái từ ngàn xưa tới ngày hôm nay. Vậy bà Ruth “dân ngoại” cũng là tổ tiên của Đức Chúa Giêsu.
  1. Gom gọn lại: trong thực hành, mừng Lễ Ba Vua năm 2020 nầy, tôi học được gì?

  Trước nhất tôi phải kính trọng văn hóa tốt lành của các sắc tộc và niềm tin chân chính của mọi tôn giáo. Tôi phải  bỏ đi hoặc bớt dần cái chủ nghĩa loại trừ và ý tưởng khinh  thường “dân ngoại”  đã ăn rễ khá sâu trong tôi từ lâu. Thử coi lại, hơn năm trăm năm trước, khi đạo Chúa chưa vào Việt Nam, ông bà tổ tiên tôi cũng là dân ngoại tuốt luốt  vậy thôi. Đã bao lần  tôi rất tự hào mình là con nhà có đạo, Chúa của mình cao cả và ngon lành nhất,  mà than ôi! có thực hành đạo được chút nào đâu.

Kế đến, cụ thể hơn,  tôi phải giúp đỡ và cầu nguyện cho anh chị em dự tòng và tân tòng trong giáo xứ và khắp nơi.  Nhờ ơn lành, anh chị em đó đã tìm được Ánh Sao Lạ và như Ba Vua năm xưa, đã can đảm lên đường tìm gặp Chúa. 

Ba là không tự cao tự đại như câu nói mích lòng vô nghĩa, đã âm ĩ từ lâu trong xóm đạo: “lạỵ Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Tôi cưới  được vợ tôi thôi nhà thờ”.  Thật sự đa số những anh chị em đạo mới nầy, lại dẩn đạo cũ. Chính những anh chị em nầy cũng là những nhà truyền giáo âm thầm hữu hiệu, len lõi vào từng bước, vu từng  góc cạnh của dại gia đình họ mà mình không làm được.

Nhìn lại đi, mỗi khi anh chị  em của tôi thôi nhà thờ,  là vì lỗi tại tôi mọi đàng, vì tôi không làm được chút men nào, chút sáng nào,  chút mặn nào, mà có khi còn trở nên những chướng ngại  lớn lao, cản đường cho những người đang đi tìm chân lý. 

 Xin giúp con gần ánh Sao Ba Vua bao nhiêu, quý bấy nhiêu.