Ngày 6 tháng 10:Thánh Phanxicô Trần Văn Trung,Cai Đội (1825-1838)

print

Ngày 6 tháng 10:Thánh Phanxicô Trần Văn Trung,Cai Đội (1825-1838)

 Thánh Phanxicô Trần Văn Trung sinh năm 1825 tại làng Phan Xá, tỉnh Quảng Trị trong một gia đình Công giáo. Cha là Trần Văn Nhân và mẹ là bà Maria Nụ. Ông Trần Văn Nhân gia nhập quân đội, với cập bậc Cai Đội, sau đã về hưu và đã qua đời sớm. Bà mẹ sau này đã đi tái giá. Anh Trung lớn lên theo nghiệp của cha, gia nhập quân đội, sau cũng lên cấp bậc Cai Đội. Năm 25 tuổi anh Trần Văn Trung kết hôn với cô Maria Ca người Công giáo cùng làng Phan Xá  Hai người sinh được bốn người con, cô con gái đầu lòng đi tu trở thành nữ tu Catarina Thanh  Anh Trung tính tình rất cương trực, đã nói là làm và lại rất tháo vát, thông thạo việc đời. Có lẽ vì anh mồ côi cha sớm nên anh phải tự lập và sớm phải chung đụng với cuộc đời cho nên anh đã. tạo được cho mình một tinh thần trách nhiệm đáng qúi này.  Đối với gia đình, anh Trung rất chăm sóc vợ con trong cuộc sống hằng ngày cũng như đời sống đạo đức. Anh thường được người trong làng xóm đều khen là một gia trưởng tốt lành.

Một hôm các quan tổ chức một cuộc thi tuyển võ sĩ. Anh Trung cùng với 11 đồng bạn dự thi. Nhưng trong thời đó đang có nhiều chuyện lộn xộn, việc thi cử muốn xuôi thuận cũng phải đút lót, hối lộ với các quan. Nhưng không may là vì các quan chia chác không đồng đều nên sinh sự cãi cọ lộn xộn. Việc này đến tai vua. Vua Tự Đức truyền lệnh bắt giam tất cả 12 người Cai Đội này lại.

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha kéo nhau vào cửa sông Hàn do đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy đánh chiếm Đà Nẵng lấy lý do đòi tự do tôn giáo và tự do buôn bán. Vua Tự Đức kinh hoàng, vội ra lệnh phóng thích hết các binh sĩ đang bị giam giữ để bổ xung vào quân số mong đủ sức mạnh bảo vệ kinh thành Huế. Trong hoàn cảnh cấp bách này, anh Cai Đội Trần Văn Trung và 11 bạn đồng đội cũng được tha, trở về đơn vị cũ để điều động binh sĩ.

Trước khi mở cuộc hành quân, các quan sợ trong quân ngũ có những người theo đạo Gia Tô làm nội tuyến cho quân đội Pháp nên các quan bắt tất cả những quân nhân Công giáo phải quá khóa, nghĩa là phải bước qua Thánh Giá để chứng tỏ đã bỏ đạo. Rất nhiều binh sĩ Công giáo đã vâng lệnh bước qua Thánh Giá. Một số khác, nhất quyết không bước qua Thánh Giá, trong số những người chiến sĩ can trường này có anh Cai Đội Trần Văn Trung. Anh dứt khoát không bỏ Chúa, không bỏ đạo. Anh sẵn sàng đi chiến đấu chống ngoại xâm nhưng anh cũng dứt khoát nhật định không bước qua Thánh Giá.

Các quan hỏi anh:

– “Tại sao mi không bước qua Thánh Giá? Có phải mi theo đạo Gia Tô không?

Anh thẳng thắn trả lời:

– “Thưa các quan đúng thế. Tôi là người theo đạo Gia Tô. Tôi rất vui mừng được đi đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng tôi cũng không bao giờ bỏ đạo”.

Câu nói khẳng khái và ý chí cương nghị ấy đã là lý do khiến anh Cai Đội Trần Văn Trung phải trở lại ngục tù để rồi đưa tới cái chết bi thảm, làm chứng cho đạo Chúa.

Trong hai tháng bị giam tù, ba lần anh Cai Đội Trung bị tra tấn qúa dã man, mỗi lần bị 50 roi kép giây thừng, bị đánh nát da nát thịt, máu chảy thấm ướt cả quần áo Nhưng anh Cai Đội Trung vẫn vui lòng chấp nhận mọi đau đớn, anh còn mong ước đước chết vì đức tin, chứ không bao giờ lùi bước trước những cực hình đau đớn này. Những lúc bị giam trong tù, anh Trung suốt ngày sốt sắng đọc kinh cầu nguyện và thúc giục các bạn cùng tù hãy đọc kinh xin Chúa giúp sức để can đảm làm chứng cho đạo thánh Chúa tới cùng, đừng nản chí bỏ cuộc.

Theo lời khai của nữ tu Catarina Thanh lúc đó mới lên 8 tuổi đã từng thăm nuôi gần gũi cha trong tù, nói rằng cha cô lúc nào cũng hăng hái, quyết theo Chúa tới cùng. Cha khuyên cô:

– “Con không thể học đạo ở đây được vì ở đây suốt ngày con chỉ được nghe những lời nói xấu về đạo. Con hãy lánh xa những người ở đây. Con hãy về nhà với mẹ thì tốt hơn. Con hãy nhớ điều này là dù có phải túng cực mấy mặc lòng thì cũng đừng ở chung với những người không có đạo, nhưng hãy tìm đến ở gần những người có đạo. nếu cha sở có khuyên bảo điều gì thì con hãy hết lòng mà giữ. Cha cầu nguyện cho mẹ con chúng con luôn trung thành giữ đạo thánh Chúa. Phần cha, cha ước mong sớm được đổ máu ra để làm chứng cho Chúa và đạo thánh Chúa. Con về nói với mẹ là không phải lo lắng gì cho cha và hãy hết lòng chăm sóc dạy dỗ chúng con nên người Công giáo tốt. Đó là ước nguyện của cha”.

Lần khác khi cô vợ tới thăm thì anh Trung khuyên vợ:

– “Nếu tôi phải chết trong dịp này, tôi chỉ xin mình một điều này là mình hãy thương lấy mấy đứa con, chăm sóc nuôi nấng chúng tận tình. Hãy ở vậy nuôi mấy đứa con”.

Khi nói chuyện với vợ, anh nhớ ra là còn mắc nợ một người thân quen một số tiền, anh nói với vợ:

– “Này em, anh nhớ chúng ta còn nợ anh chị bạn một món nợ. Vậy em hãy làm ngay là về bán ít đồ đạc trong nhà để thanh toán xong xuôi với người ta, kẻo sau này vì mắc nợ mà người ta bắt con phải đi ở đợ người ta. Em biết anh chị ấy lại là người lương thì có thể thiệt hại về phần linh hồn con cái sau này”.

Cô vợ nghe chồng căn dặn quá chu đáo thì mủi lòng xụi xùi khóc, hứa với chồng:

– “Anh quá chu đáo. Anh cứ an tâm, em sẽ về lo thanh toán món nợ này ngay, để chúng ta thanh thản trước mặt Chúa. Các con em sẽ thay anh lo dạy dỗ đế các chúng xứng đáng là con của anh, con của chúng ta”.

Trong hai tháng trời tìm mọi cách để chinh phục anh Cai Đội Trung bỏ bạo, bước qua Thánh Giá một cách dễ dàng như đã có người bước qua mà anh Cai Đôi Trung vẫn cứng lòng, chấp nhận đòn vọt, tra tấn, kìm kẹp đau đớn, chứ nhất định không chịu bước qua Thánh Giá. Các quan thất vọng, quyết định làm bản án gửi vào kinh xin vua châu phê. Bản án các quan viết như sau:

“Trần Văn Trung, cai đội cơ binh tuyển văn phòng bị tố cáo gian lận trường thi và đã bị giáng chức cùng phải giam tù. Có tình nguyện đi đánh giắc nhưng không chịu quá khoá, vậy nay lên án xử trảm” Vua Tự Đức đọc xong bản án thì châu phê y án.

Sáng ngày 6 tháng 10 năm 1858 năm quan giám sát cùng 60 binh lính áp giải anh Cai đội Phanxicô Trần Văn Trung ra pháp trường An Hoà thành phố Huế để thi hành bản án. Gia đình được tin liền thông báo ngay cho cha Anrê Thoại đang ở họ Dương Sơn biết tin và ngài đã cải trang đi với một thầy giảng trà trộn trong đám đông. Cha dặn ông Tâm người bà con của anh cai đội Trung tín hiệu nhận ra cha, khi cha cầm một đíếu thuốc giở lên cao ngang mặt. Anh cai đội Trung đã được dặn dò trước nên anh đã dọn tâm hồn sẵn sàng để chuẩn bị lãnh nhận bí tích giải tội sau cùng do cha Anrê Thạch ban trên đường tiến ra pháp trường.

Tới nơi xử, các quan lại bàn đi tính lại vì lúc này quân Pháp đang ở cửa sông Hàn, nếu họ biết mình giết người có đạo họ sẽ tấn công mình trở tay không kịp. Vậy cho người trình bày lý lẽ hơn thiệt để lĩnh ý của vua. Mọi người hồi hộp chờ đợi ý vua. Đoàn người kéo nhau vào quán nghỉ chân.dẫn theo anh cai đội Trung vẫn bị trói cẩn thận vào quán. Chờ đợi mãi 8 giờ tối thì lệnh của vua Tự Đức mới đưa xuống phải chém đầu ngay tức khắc và đe phạt các quan đã dám xin ân xá cho anh. Nhận được lệnh của vua, các quan hoảng sợ quá liền đưa anh cai đội Trần Văn Trung ra pháp trường thi hành án lệnh ngay. Tới nơi người chiến sĩ đức tin Phanxicô Trần Văn Trung quì xuống đất, xin lý hình lấy vôi vẽ trên cổ anh hình Thánh Giá để chứng tỏ anh vẫn trung thành cho tới chết, rồi hiên ngang đưa cổ cho lý hình chém rồi bỏ đó. Các quan cấm không được ai lấy xác trong đêm. Ngày hôm sau quan ra lệnh lấy thủ cấp treo ba ngày để làm gương rồi mới cho  tín hữu tới nhận xác và thủ cấp để chôn táng ở họ Dương Sơn.

Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong anh Cai Đội Phanxicô Trần Văn Trung lên bậc Chân Phước ngày 2 tháng 5 năm 1909 và. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Trình vua xem ý thế nào

Họ chờ đến tối, vua trao lệnh truyề:

Chém đầu tức khắc, án tuyên

Tám giờ con Chúa toại nguyền ước mơ

Qùi thong thả, vẫn đợi chờ

Thản nhieê như một ấu thơ ngoan hiền

Sẵn sàng chịu nỗi oan khiên

Dẫu cây Thánh Giá vẽ liền bằng vôi

Vẽ  ngay trước cổ để rồi

Nơi chờ guơm chém lìa đời về quê

Đầu rơi toại nguyện ước thề

Trung thành theo Chúa chẳng hề nao nung

Ôi! Tình yêu Chúa lạ lùng

Ban cho con thao ảiếu trung của Ngài

Chém xong chẳng biết phải sai

Lệnh đi, quan cấm không ai được vào

Xác Ngài không được phép trao

Cho chôn táng nơi nao trong ngày

Buoức sang mo2ng tốm tại đây

Giáo dân đến nhận xác Ngài về chôn

Dương Sơn xác nghỉ, phần hồn

Hưởng nhan Thánh Chúa càn khơn muôn đời

(Trương Hoàng).