*Những nhạc phẩm Noel nổi tiếng & nhiều điều thú vị*

print

*Những nhạc phẩm Noel nổi tiếng & nhiều điều thú vị*

 

Chỉ còn ít ngày nữa là Lễ Giáng Sinh, một trong những ngày lễ hội mang tính tôn giáo lớn nhất hành tinh sắp sửa về.

Xin giới thiệu một số nhạc phẩm bất hủ và nhiều điều thú vị về NOEL.

 

* Silent Night

 

Silent Night, đây được xem là một trong những thánh ca lâu đời nhất, do một cha xứ người Áo viết năm 1817. Xác định sự ra đời của ca khúc này là cả một sự tranh cãi kéo dài… mãi cho đến năm 1995, khi người ta tìm được bản chép tay của bài nhạc thì tác giả mới chính thức được công nhận, đó là linh mục nghèo mang tên Joseph Morh với phần soạn nhạc của một thầy giáo trường làng Franz Gruber.

 

Hơn 40 năm sau đó, 1895 ca khúc này được linh mục John Young dịch sang tiếng Anh và bài hát nhanh chóng đến với công chúng, nhất là trong kỳ Đệ Nhất Thế Chiến, quân đội của cả 2 bờ chiến tuyến Anh và Đức đều có thể hát được theo 2 ngôn ngữ riêng.

Người ta nói rằng, những giai điệu thiêng liêng, trong trẻo ngân vang như tiếng thở đêm đã phần nào xoa dịu nỗi đau thể xác của binh lính khi đó… Giờ đây, gần 200 năm sau, Silent Night đã được dịch ra hơn 140 thứ tiếng và bản gốc đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2011.

 

Ca khúc được sáng tác hoàn tất vào ngày 25 tháng 12 năm 1818 và được trình diễn lần đầu tại Nhà Thờ Thánh Nicôla (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo. Linh Mục Mohr viết lời cho bài hát từ năm 1816, nhưng mãi đến đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1818 mới tìm gặp nghệ sĩ Gruber để nhờ soạn phần giai điệu cũng như phần phối âm cho đàn ghita. Có lẽ Linh Mục Mohr muốn có một ca khúc Giáng Sinh mới dành cho Thánh Lễ nửa đêm Giáng Sinh, nhưng đàn phong cầm của nhà thờ đã bị hỏng. Lúc đầu, Gruber không đồng ý với đề nghị của Mohr vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn ghita, bởi lẽ lúc đó quy chế về nhạc cụ trình diễn Thánh ca phải là phong cầm. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, Gruber phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất. Lúc đầu, người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn ghita, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.

 

Từ đầu thập niên 1900, Nhà Thờ Thánh Nicôla bị lũ lụt tàn phá, thị trấn được dời lên một nơi an toàn hơn ở thượng nguồn dòng sông, một ngôi nhà thờ mới được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là Stille-Nacht-Gedächtniskapelle (Nhà Nguyện Tưởng Nhớ Ca Khúc Đêm Yên Lặng) được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ cũ bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành nhà bảo tàng, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.

Mặc dù bản gốc của ca khúc đã bị thất lạc, một bản viết tay của Mohr đã được tìm thấy vào năm 1995, các nhà nghiên cứu xác định nó thuộc vào khoảng năm 1820. Điều này cho thấy Linh Mục Mohr đã viết lời bài hát vào năm 1816 khi ông được phân công đến một nhà thờ hành hương ở Mariapfarr (Áo), và phần nhạc được sáng tác bởi Gruber vào năm 1818. Đây là bản cổ nhất, cũng là bản viết tay duy nhất của Mohr. Giai điệu được sáng tác bởi Gruber chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.

 

Năm 1859, John Freeman Young (Giám Mục Giáo Phận Florida, Hoa Kỳ) cho ra đời bản dịch tiếng Anh của ca khúc, và nó trở thành bản được nhiều người biết đến nhất hiện nay. Nói chung, các phiên bản hiện nay có giai điệu được sử dụng thường là chậm, theo lối hát ru, có một chút khác biệt so với bản nguyên gốc của Gruber (đặc biệt

là ở các dòng cuối cùng) có tiết tấu linh hoạt, gần như nhạc khiêu vũ. Ngày nay, lời và giai điệu ca khúc đã được đưa vào phạm vi công cộng của điều luật tác quyền.

Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm theo lối ca cappella. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công Giáo, bài hát này cũng có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo Hội Luther. Người ta tin rằng ca khúc Giáng Sinh này đã được dịch ra

hơn 140 ngôn ngữ trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất mọi thời đại. Phần dịch thuật và đặt tựa tiếng Việt của nhạc sĩ Hùng Lân.

 

*image

SILENT NIGHT

Silent night, holy night

All is calm, all is bright

‘Round yon virgin mother and Child

Holy infant so tender and mild

Sleep in heavenly peace

Sleep in heavenly peace

Silent night, holy night,

Shepherds quake at the sight.

Glories stream from heaven afar,

Heav’nly hosts sing Alleluia;

Christ the Saviour is born

Christ the Saviour is born

Silent night, holy night,

Son of God, love’s pure light.

Radiant beams from Thy holy face,

With the dawn of redeeming grace,

Jesus, Lord at Thy birth

Jesus, Lord at Thy birth

 

ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG

(Lời Việt: NS Hùng Lân)

 

Ðêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng

Ðất với trời se chữ Ðồng

Ðêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ

Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa

Ơn châu báu không bờ bến

Biết tìm kiếm của chi đền

Ôi Chúa thiên đàng, cam nếm cơ hàn

Nhấp chén phiền vương phong trần

Than ôi Chúa thương người đến quên mình

Bơ vơ chốn quên nhà lúc sinh thành

Ai đang sống trong lạc thú

Nhớ rằng Chúa đang đền bù.

 

Tinh tú trên trời, sông núi trên đời

Với thánh thần mau kết lời

Cao sao hóa công đã khéo an bài

Sai con hiến thân để cứu nhân loại

Hang chiên máng rêu tạm trú

Bốn bề tuyết sương mịt mù.

 

Ca khúc này cũng từng được hát cùng một lúc bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức trong ngày hưu chiến đêm Giáng Sinh năm 1914 trong Thế Chiến Thứ Nhất, vì đây là một thánh ca mà các binh sĩ của cả hai bên của cuộc chiến đều biết. Với tính chất như vậy, người ta thường thấy sự xuất hiện của Silent Night ở những giây phút đặc biệt khốc liệt hoặc khó khăn của nhân loại.

 

Nghĩ về Silent Night là tưởng tượng thấy một khung cảnh lý tưởng đêm Giáng Sinh. Khi đó đường phố yên tĩnh, vắng lặng, những ngôi nhà ngủ yên, ngập trong tuyết trắng. Khung cảnh ấy đẹp đẽ mơ màng như trong chuyện cổ tích. Đúng 12 giờ đêm, chuông nhà thờ đổ vang và Silent Night được cất vang từ dàn đồng ca, nghe như tiếng vọng từ thiên đường. Đó là một khoảng khắc thiêng liêng, lòng người tràn đầy sự thành kính và biết ơn. Tưởng như trong giây phút, mọi cái xấu, cái ác đều được xóa sạch khỏi mặt đất.

 

* The First Noel

 

Cùng với Silent Night, bản The First Noel cũng thường được vang lên báo hiệu mùa Giáng Sinh đã về. Các nguồn tài liệu nói về sự ra đời bài hát này rất khác nhau, có nơi nói rằng bài hát này ra đời ở Pháp bởi có chữ Noel, nhưng có tài liệu khác lại cho rằng bài hát bắt nguồn từ xứ Cornwall của nước Anh.

 

http://hon-viet.co.uk/TheFirstNoel.jpg

 

Có thể nói The First Noel là một trong những bản nhạc Giáng Sinh ra đời sớm nhất, nó xuất hiện từ thế kỷ 16, thế nhưng đến nay nó không hề bị quên lãng. Bài hát ca ngợi sự tinh túy của lễ Giáng Sinh, là hồi chuông hân hoan loan báo tin vui ngày Chúa giáng trần, ca khúc mang chất dân ca… Lúc đâu người ta cho rằng bài hát có tên The First O Well hay The First Nowell, bài hát gần đây được trình bày thành công qua tiếng hát của nhóm Celtic Woman của Ireland.

 

*O Holy Night

 

http://hon-viet.co.uk/TheFirstNoel3.jpg

 

Cùng với chất nhạc nhẹ nhàng, ngân vang rung lên hòa nhịp với tiếng chuông ngân đổ dồn đêm Giáng Sinh, người ta không thể không nhắc tới O Holy Night.

Ca khúc này khởi nguồn từ nước Pháp, theo lời yêu cầu của một linh mục không tên tuổi, do một thi sĩ viết và một người Do Thái phổ nhạc… lần đầu tiên ca khúc được cất lên là vào năm 1847, đây là một trong những bản thánh ca được thu âm và trình diễn nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc với hàng trăm triệu đĩa hát do nhiều tên tuổi lẫy lừng trình bày.

 

http://hon-viet.co.uk/OHolyNight.jpg

 

Một trong những người đã trình bày rất thành công là Celine Dion, cô đã đáp ứng được độ khó và yêu cầu khắt khe về âm nhạc, nhạc cảm để đưa O Holy Night – Đêm Thánh Vô Cùng trở thành một dấu son trong sự nghiệp biểu diễn.

 

* Jingle Bells

 

http://hon-viet.co.uk/JingleBells.gif

 

Khác với chất nhạc thánh ca trầm buồn, nhiều bản nhạc viết về Giáng Sinh nổi tiếng khác lại mang không khí vui tươi của lễ hội lớn nhất hành tinh. Trong số những bài hát vui nhộn này, Jingle Bells – Tiếng Chuông Ngân không thể bỏ qua.

 

http://hon-viet.co.uk/JingleBells.jpg

 

Jingle Bells do nhạc sĩ James Lord Pierpont sáng tác năm 1857, rất nhiều bản cover với nhiều thể loại khác nhau đã xuất hiện như jazz, rock, pop… nhưng rõ ràng giai điệu nguyên thủy vui tươi vang ngân của tiếng chuông, thúc giục người người hãy hòa mình vào thiên nhiên, trời đất đón một mùa giáng sinh an lành vẫn được yêu mến hơn cả. Trong Jingle Bells người ta thấy được trọn vẹn bức tranh của ngày lễ Giáng Sinh với ông già Noel cưỡi xe tuần lộc, màu trắng của tuyết, màu xanh của thông, màu đỏ của ông già Noel và hơn hết là tiếng chuông ngân vang đổ dồn từ những giáo đường.

 

http://hon-viet.co.uk/JingleBellsYouTube.jpg

 

* Joy to the World

 

http://hon-viet.co.uk/BaVuaMangCo.jpg

 

Cùng để ngợi ca Chúa hài đồng, Joy To The World – Phước Cho Nhân Loại cũng là một trong những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng khác mà được rất nhiều người mến mộ. Nội dung bài hát là thông điệp chuyển tải niềm vui và tinh yêu thế chỗ cho những tội lỗi và đau buồn.

 

http://hon-viet.co.uk/JoyToTheWorldTheLordIsCome.jpg

 

Dựa trên ý tưởng từ Kinh Thánh, lời của ca khúc do Issac Watts viết nên và phần âm nhạc được Lowell Mason đưa vào. Người ta nói rằng bài hát lần đầu được thu âm là năm 1954 và đĩa ghi âm nổi tiếng của Joy To The World là bản hòa tấu dưới sự điều khiểnn của Percy Faith và đến hôm nay thì Joy To The World vẫn luôn thuộc top đứng đầu trong những bảng xếp hạng về nhạc Giáng Sinh hay nhất.

 

* Giáng Sinh và những điều thú vị *

 

http://hon-viet.co.uk/MerryChristmas.gif

 

Vào cuối tháng 12 hằng năm, không chỉ người Công giáo, mà ngày nay mọi người yêu thích lễ Giáng sinh đều mừng lễ theo phương cách của mình. Các nhà thương mại đua nhau sản xuất thiệp Giáng sinh muôn kiểu, rồi đủ loại đồ trang trí như hang đá, máng cỏ, thiên thần, chuông, dây kim tuyến… Ôi thiên hình vạn trạng, chỉ nhìn thôi đã là háo hức!

 

Các nhạc sĩ thì sáng tác các ca khúc mừng Chúa Hài đồng trong muôn điệu du dương. Các băng, đĩa, CD, DVD về Giáng sinh bày bán khắp các nơi, tiệm nào cũng mở nhạc Noel thật lớn. Ôi chỉ nghe thôi đã là náo nức!

 

Thế thì bạn có biết hết những điều thú vị về ngày lễ này hay chưa? Mời xem nhé!

 

1. Hang đá và máng cỏ đầu tiên:

 

http://hon-viet.co.uk/HangDaBeLem5.jpg

Máng cỏ thật nơi Chúa Hài đồng được sinh ra năm xưa

hiện nay được giữ trong đại thánh đường Đức Bà Cả ở Rome.

 

Thánh Phanxicô Assisi được coi như người đầu tiên có sáng kiến làm hang đá, máng cỏ để nhớ lại sự khó nghèo của Chúa Cứu thế, vào năm 1223 tại Greccio nước Ý. Ngài mượn một hang đá trên sườn núi, rồi nhờ người dùng bó lửa thật để thổi hơi ấm cho Chúa Hài nhi. Giữa đêm, hàng ngàn người cầm đuốc tiến lên hang đá dự lễ nửa đêm mừng Chúa Giáng sinh.

 

2. Bài hát “Hang Belem”:

 

Năm 1945, nhạc sĩ Hải Linh đã sáng tác ra bài “Hang Belem” để mừng Chúa sinh ra đời trong mùa đông lạnh. Bài ca này đã trở nên phổ biến trong khắp các xứ đạo Công giáo Việt nam. Vào dịp lễ Giáng sinh, người ta nghĩ ngay đến bài hát này và dễ dàng cất lên lời:

“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng….

 

3. Nhà thờ Giáng sinh cổ xưa nhất:

 

Ở tại Belem, là nhà thờ cổ nhất nơi Đất Thánh, dài 170 bước, rộng 80 bước, xây phủ hang đá. Du khách chỉ còn thấy ngôi sao trên nền đất, ghi dấu nơi Chúa sinh ra khi xưa, chung quanh là đèn treo lủng lẳng theo kiểu trưng bày của đạo Chính thống…

 

http://hon-viet.co.uk/HangBelem4.jpg

Ngôi sao đánh dấu nơi Chúa chào đời khi xưa

 

4. Ký hiệu X’MAS:

 

Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos có nghĩa là Chúa Jesus. Cho đến thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Đức Chúa là “X” để viết tắt cho từ Christ trong Christmas.

 

5. Thiệp Giáng Sinh:

 

Vào thời cổ Ai Cập và La Mã, người ta có thói quen gửi lời chúc mừng đầu năm khắc trên những mảnh gỗ. Đến năm 1843, tại Anh quốc, Sir Henry Cole, một doanh nhân, vì quá bận bịu trong công việc làm ăn không thể viết thư được nhân mùa Giáng Sinh nên đã nhờ Horsley – 1 họa sỹ ở London, thiết kế 1 tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản bán với giá một “shilling”.

 

http://hon-viet.co.uk/TheFirstChristmasCard.jpg

 

Và sau này thiệp Giáng sinh đã trở thành một trào lưu lan tỏa trên toàn thế giới.

 

6. Ông già Noel chắc chắn phải là nam giới?

 

Ở Ý, “ông già Noel” thực ra lại là phụ nữ. Đó là phù thủy La Befana, chuyên cưỡi chổi đi phát quà cho trẻ em vào dịp năm mới.

 

http://hon-viet.co.uk/santa-claus_ok.jpg

 

7. Chỉ tuần lộc cái mới được kéo xe cho ông già Noel?

 

http://hon-viet.co.uk/SantaClaus3.jpg

 

Tuần lộc đực rụng gạc vào mùa đông – thời điểm Giáng sinh tới. Vì vậy, đoàn tuần lộc của ông già Noel toàn là “mỹ nữ”.

 

8. Ngoài tuần lộc, ông già Noel còn có nhiều phương tiện di chuyển khác?

 

Ông già Noel ở Ý (La Befana) cưỡi chổi đi phát quà như phù thủy, trong khi ông già tuyết ở Nga (Ded Moroz) đi xe ngựa kéo Troika…

 

9. Ông già Noel là người “độc thân vui tính”?

 

Ông già Noel có vợ. Đó là “bà Noel”, xuất hiện lần đầu trong truyện “Truyền thuyết Giáng sinh” năm 1984 của James Rees.

 

10. Trẻ em hư không được ông già Noel tặng quà?

 

Theo truyền thuyết ở Đông Âu, trẻ hư được ông già tuyết tặng cho khoai tây thối.

 

11. Muốn trở thành ông già Noel “xịn” phải được đào tạo bài bản?

 

Có rất nhiều trường Đại học Santa Claus trên thế giới với chứng chỉ “Ông già Noel” được công nhận toàn cầu. Trường cổ nhất là Charles W. Howard Santa Claus School ra đời năm 1937.

 

12. Từ trước tới nay, ông già Noel mặc quần áo đỏ?

 

 

http://hon-viet.co.uk/SantaClausGreen.gif

 

Trước năm 1931, hình ảnh ông già Noel gắn liền với màu xanh lá cây hay màu hoa cà. Ông chỉ chuyển sang mặc màu đỏ sau khi xuất hiện trong một quảng cáo nước ngọt nổi tiếng.

 

13. Ông già Noel là người ăn chay?

 

Ông già Noel rất thích ăn uống. Một trong những món ăn khoái khẩu trong truyền thuyết ở Anh của ông là thịt bằm.

 

14. Noel là thời điểm các cặp tình nhân sợ nhất?

 

Thống kê của Facebook cho thấy, 2 tuần trước Giáng sinh là thời điểm xảy ra nhiều vụ chia tay nhất năm.

 

15. Ở Nhật, “bánh Giáng Sinh” là đồ ăn phổ biến vào dịp Noel?

 

Ở Nhật, “bánh Giáng Sinh” không phải đồ ăn mà là từ chỉ những phụ nữ 28 tuổi song vẫn “ống chề”.

 

* Và còn nhiều những điều thú vị khác nữa:

 

– Ngôi sao mang ý nghĩa gì trong ngày Giáng sinh?

– Bạn biết gì về Vòng lá mùa vọng?

– 4 cây nến nói lên điều gì? Sao lại có một cây màu hồng?

– Loại cây nào được dùng trang hoàng vào dịp Giáng sinh?

– Vì sao “Cây kẹo gậy” được bán vào dịp lễ này? Các sọc trên kẹo gậy có ý nghĩa gì?

– Lý do ông Noel bỏ quà vào chiếc vớ bên lò sưởi?

Giáng sinh và những điều thú vị.

 

Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp