Suối nguồn xót thương

print
SUỐI NGUỒN XÓT THƯƠNG
 

Anh chị em rất thân mến, với lòng biết ơn cảm tạ sâu sắc, chúng ta hãy cùng nhau tán tụng danh Chúa vì Ngài đã thương trao ban chính Con Một yêu dấu của Người cho chúng ta, hầu giải thoát nhân loại khỏi bóng đêm tử thần và đem nguồn ánh sáng vinh quang vĩnh cửu cho mọi người qua biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

Trong tâm tình hân hoan, hôm nay Giáo Hội cử hành thánh lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh cũng được gọi là Chúa Nhật về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa mà chính Chân Phước Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã công bố trong bài giảng của Ngài vào ngày 30 tháng 4 năm 2000 nhân dịp tôn phong hiển thánh cho nữ tu Faustina Maria Kowalska như sau: ‘Vậy, đây là một việc quan trọng để chúng ta công nhận trọn vẹn thông điệp đến với chúng ta từ nơi Thiên Chúa trong ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh này, mà từ nay toàn thể Giáo Hội sẽ gọi là Chúa Nhật Thương Xót’. Lòng thương xót của Thiên Chúa dạt dào, tuôn trào qua muôn thế hệ, từ trước khi vạn vật thành hình và cho đến thời sau hết. Và lòng thương xót này được diễn tả qua các bài đọc ngày hôm nay. Vì thương xót nhân loại yếu hèn, đam mê, đắm chìm trong tội lỗi, Thiên Chúa đã không ngần ngại ban chính Con Một Ngài, Người đã yêu thương thế gian đến nỗi không tiếc gì với chúng ta, kể cả sự sống thần tính của mình. Ngài đã ban ân sủng dồi dào cho chúng ta, để rồi chúng ta biết tin nhận Ngài chính là nguồn an vui và cùng đích của đời sống chúng ta. Và đức tin này được tỏ lộ một cách huyền nhiệm qua chứng từ Tô-ma. Vậy, xin mời anh chị em cùng bước vào hành trình tìm hiểu và học hỏi để sống đức tin ấy trong mọi hoàn cảnh cuộc đời của chúng ta, để trở nên chứng tá kiên vững cho Đức Ki-tô.

Trước hết, chúng ta hãy đặt mình vào trong khung cảnh sau khi Chúa Giê-su chịu Tử nạn, các thánh Tông Đồ hoang mang, lo sợ, luôn khép mình trong nhà, các cửa đều đóng kín; bỗng nhiên Chúa Giê-su xuất hiện giữa các ông và nói: “Bình an cho các con!” và rồi Ngài cho ông Tô-ma xem các du đinh nơi chân tay và cnh sưn Ngưi. Khi đưc thy tn mt và đưc sờ vào các vết đinh vi chính đôi tay ca mình, Tô-ma sp ly và tuyên xưng: “Ly Chúa ca con, ly Thiên Chúa ca con”” (Ga 20, 28). Một lời tuyên xưng đức tin đầy xác tín, vượt trên sự nghi ngờ, yếu đuối, nhút nhát và yếu hèn mà Tô-ma nói riêng và các Tông đồ nói chung đã trải qua. Thưa anh chị em, đức tin là ơn sủng cao quý mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta, nhưng thử hỏi chúng ta đã biết đón nhận với cả lòng mến và trung thành sống chứng tá cho Chúa qua cuộc sống thường ngày chưa? Để rồi chúng ta ngày càng trưởng thành trong đời sống đức tin hay không? Nếu chúng ta không đọc kỹ đoạn Phúc Âm này (Ga 20, 19-29), chúng ta dễ dàng quy kết Tô-ma là người kém lòng tin. Ngược lại, Tô-ma chính là một gương sống đức tin mạnh mẽ. Đức tin của ông không dựa trên những lời các Tông đồ kể lại, không dựa trên những lời bình phẩm, lời đồn đại, nhưng đức tin của ông chính là một đức tin nhân vị, một đức tin sống động qua cuộc gặp gỡ riêng tư với Chúa Ki-tô Phục Sinh. Và nhờ cuộc hội ngộ đầy tính biến cố này, Tô-ma đã can đảm, ra khỏi con người nhút nhát, sợ sệt của mình mà thốt lên lời tuyên tín “Lạy Chúa ca con, ly Thiên Chúa ca con”. Nói cách khác, đối với Tô-ma, ngoài Chúa Ki-tô Phục Sinh ra, không một ai làm chủ con người ông, không một ai có thể lay chuyển đức tin mà ông đặt trọn vẹn vào một vị Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm con người, đã chịu chết và sống lại, đem tình thương, lòng thương xót của Thiên Chúa Cha và ơn cứu độ đến cho chúng ta là những người tội lỗi. Dù có phải chịu cảnh tù đày, bắt bớ, gươm giáo, gian truân, đói khát, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, nhưng chẳng có điều gì, chẳng có ai có thể tách Tô-ma ra khỏi chính Đức Ki-tô Phục Sinh, Đấng mà Tô-ma hoàn toàn tín thác. Anh chị rất yêu mến, đức tin của Tô-ma là một bằng chứng hùng hồn, là một tấm gương sống đời sống đức tin cho chúng ta, nhất là trong thời đại hiện nay. Một thế giới dường như không có chỗ cho Thiên Chúa, Đấng tác thành và làm chủ muôn loài. Một xã hội chỉ đặt niềm tin vào những gì chóng qua, những phương pháp kỹ thuật tối tân, những trào lưu cấp tiến được trang bị bởi nền khoa học hiện đại, mà quên đi một điều thiết yếu và căn bản nhất, đó là: biết đặt lòng tin tưởng nơi anh chị em mình, và tín thác vào Thiên Chúa, Đấng có quyền tối thượng trên sự sống và sự chết.

Hơn nữa, đức tin này không phải chỉ giữ khư khư riêng cho mình, mà trái lại phải được chia san qua đời sống yêu thương tha nhân, hiệp nhất với nhau, sống chan hòa, tha thứ cho nhau, đồng tâm nhất trí với nhau như Giáo hội Tiên khởi đã trải nghiệm mà chúng ta được nghe trong bài đọc một, trích trong sách Công Vụ Tông Đồ (x. Cv 4, 32-35). Nói như thánh Gia-cô-bê “đức tin không có hành đng thì quả là đc tin chết” (Gc 2, 17) Sống đức tin là hãy để Chúa Ki-tô Phục Sinh thúc bách chúng ta làm việc cụ thể, hãy để Thần Khí Người đánh động tâm hồn và làm chủ con người ta, để rồi chúng ta trở nên can đảm sống yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Vì khi chúng ta yêu mến Chúa thì chúng ta cũng tuân giữ giới răn của Ngài (x. 1Ga 5, 3), và thực hành những gì chúng ta đã cam kết với Người khi được lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Nhìn vào thực tế cuộc sống gia đình hiện nay, cũng như những chuyển biến trong xã hội mà ta đang sống tại xứ sở Phù Tang này, chúng ta cũng có nhiều nỗi ưu tư, hoang mang, lo sợ trước sức ảnh hưởng khôn lường của một thế giới tiên tiến, phát triển khoa học vượt bậc, cuộc sống tất bật, lo toan vật chất cũng như những thao thức về đời sống đạo đức trong các gia đình. Nhiều nỗi phiền muộn, thách thức đi tìm ý nghĩa của đời sống tận hiến trong một bối cảnh xã hội hoàn toàn khác, và có thể nói xa lạ đối với chúng ta. Đứng trước những thách đố ấy, có thể nói, không một ai trong chúng ta chưa một lần trải qua những giây phút vấp ngã hay cảm tưởng chùn chân tiến bước trên hành trình sống đức tin, tình bác ái và niềm cậy trông vào lòng lân tuất vô bờ của Thiên Chúa! Vì vậy, chúng ta cùng nhau học theo gương thánh Tô-ma, biết can đảm ra khỏi tính tự ti, nỗi sợ hãi của mình mà biết đặt hết niềm tin nơi Thiên Chúa, để chỉ một mình Ngài làm chủ tâm hồn ta. Và từ đó, chúng ta sống chứng tá cho Chúa Ki-tô Phục Sinh qua cử chỉ biết cảm thương, cảm thông với hết mọi người, qua lời nói động viên chân thành, khuyến khích nhau ‘nhân rộng những ơn lành mà Chúa đã ban cho ta’, hãy đẩy xa những gì tách lìa chúng ta khỏi Đức Ki-tô và chia rẽ chúng ta với nhau bằng đời sống cầu nguyện, và lòng vị tha.

Sau cùng, con xin anh chị em dành một phút ngắn ngủi thinh lặng trước Chúa, không phải để xin điều này, hay điều kia, nhưng để nói lên lời cảm tạ Ngài. Và trong tâm tình tạ ơn, chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô Phục Sinh, xin gia tăng đức tin, canh tân đức ái, và nuôi dưỡng đức cậy cho chúng ta, để chúng con hết lòng tin tưởng và tín thác cuộc sống này cho Chúa như thánh Tô-ma Tông Đồ đã cam đảm thốt lên lời tuyên xưng vào Chúa Giê-su Phục Sinh “Lạy Chúa ca con, ly Thiên Chúa ca con”. Nguyện xin Chúa cũng chúc lành cho những nỗ lực của mỗi người anh chị em chúng con qua đời sống chứng tá cho Chúa và việc bác ái trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng