Các Bài Suy Niệm Trong Tuần 4 Phục Sinh
Thứ hai tuần 4 Phục Sinh_Ga 10, 1-10.
Thứ hai tuần 4 Phục Sinh II_Ga 10, 11-18.
Thứ hai tuần 4 Phục Sinh_Ga 10, 1-10
Lời Chúa: Ga 10, 1-10
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Thật, Ta bảo thật cùng các ngươi, ai không qua cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào lối khác, thì người ấy là kẻ trộm cướp. Còn ai qua cửa mà vào, thì là kẻ chăn chiên. Kẻ ấy sẽ được người giữ cửa mở cho, và chiên nghe theo tiếng kẻ ấy. Kẻ ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên mình và dẫn ra. Khi đã lùa chiên mình ra ngoài, kẻ ấy đi trước, và chiên theo sau, vì chúng quen tiếng kẻ ấy. Chúng sẽ không theo người lạ, trái lại, còn trốn tránh, vì chúng không quen tiếng người lạ”.
Chúa Giêsu phán dụ ngôn này, nhưng họ không hiểu Người muốn nói gì. Bấy giờ Chúa Giêsu nói thêm: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ta là cửa chuồng chiên. Tất cả những kẻ đã đến trước đều là trộm cướp, và chiên đã không nghe chúng. Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân. Kẻ trộm có đến thì chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá huỷ. Còn Ta, Ta đến để cho chúng được sống và được sống dồi dào”.
SUY NIỆM 1: Chúa chiên lành
Có một chàng sinh viên, sau khi tốt nghiệp đại học, đã không chọn cho mình một ngành nghề chuyên môn, nhưng lại đi chăn cừu thuê. Anh cho biết: Mỗi ngày anh phải làm việc tới mười tám tiếng đồng hồ và làm tất cả bảy ngày trong tuần. Suốt thời gian ở trên núi, anh hoàn toàn cô đơn, chỉ bầu bạn với chú chó, chú ngựa và hai ngàn con cừu.
Mỗi tuần một lần, người ta đem đến cho anh thực phẩm, thư từ và đạn dược. Công việc của anh là làm sao giữ cho đàn cừu được ở chung một chỗ, dẫn chúng đến nơi có cỏ và có nước, đồng thời bảo vệ chúng khỏi thú dữ.
Anh kể: một buổi sáng nọ, có một nhóm cừu tự rời khỏi bày, thế là tôi phải bỏ tất cả thời gian để lần theo dấu vết của chúng. Ngay khi vừa mới tìm thấy, thì một cơn mưa bão ập xuống, khiến tôi và những con cừu vừa ướt lại vừa bị lạnh cóng suốt đêm.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy nghề chăn cừu thời nay thật là khó khăn và cực nhọc. Nhưng ngày xưa, khi chưa có súng đạn thì công việc của họ không chỉ cực nhọc mà còn rất nguy hiểm nữa.
Trong sách Samuel, Đavid đã trả lời cho nhà vua trước lúc giao tranh với Goliath như sau: Tâu bệ hạ, thần đã từng chăm sóc đàn cừu của phụ thân, bất cứ khi nào có một con sư tử hay một con gấu cướp đi một con cừu, thì lập tức, thần rượt theo và tấn công nó để cứu con cừu. Nếu con sư tử hay con gấu ấy quay vào tấn công thần, thần sẽ xông tới, chộp cổ họng và đánh nó cho đến chết. Thần đã giết nhiều sư tử và gấu. Thần cũng sẽ làm như vậy với tên Philitinh ngoại đạo này.
Từ những mẩu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin mừng hôm nay, trong đó Chúa đã nói: Ta là mục tử nhân lành, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên. Nói cách khác Chúa Giêsu chính là vị mục tử mà tiên tri Egiechiel đã loan báo: Ngài chăm sóc những con bơ vơ yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn và đi tìm những con bị lạc. Chúa Giêsu còn làm hơn thế nữa, Ngài tự hiến mạng sống cho đoàn chiên. Và từ cõi chết sống lại, Ngài đã chia sẻ vinh quang Phục sinh cho đoàn chiên của Ngài. Từ đó chúng ta hãy rút ra một vài điểm thực hành:
Điểm thứ nhất, đó là hãy tỏ lòng biết ơn Ngài vì nhờ sự chết và Phục sinh, Ngài đã cứu chúng ta khỏi manh mối của thú dữ là ma quỷ và tội lỗi.
Điểm thứ hai, đó là hãy bước đi dưới sự dẫn dắt của Ngài, nhờ vậy mà chúng ta chẳng bao giờ bị lầm đường lạc lối. Trái lại, cuộc đời chúng ta sẽ được bảo đảm an toàn, bởi vì như lời thánh vịnh cũng đã xác quyết: Chúa là Mục tử, Ngài dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. Cỏ non rợn đồng xanh con không bao giờ thiếu suối nước trường sinh con nghỉ uống no đầy.
SUY NIỆM 2: ,,,,,
SUY NIỆM 3: Mục tử nhân lành
(TGM Ngô Quang Kiệt)
Dân Do Thái là dân du mục. Cuộc đời họ gắn liền với đoàn vật và những đồng cỏ. Nên khi Đức Giêsu đưa ra hình ảnh người mục tử và đoàn chiên, người Do Thái hiểu ngay tức khắc. Đức Giêsu đã dùng hình ảnh quen thuộc ấy để nói lên mối liên hệ của ta với Người và của Người với ta. Người là Mục tử nhân lành. Ta là đoàn chiên của Người. Người lãnh đạo đoàn chiên không phải bằng uy quyền áp chế, bằng kỷ luật khắc nghiệt, nhưng bằng tình yêu tha thiết. Tình yêu của Người được biểu lộ qua ba khía cạnh: hiểu biết, quan tâm chăm sóc và hy sinh cho đoàn chiên.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hiểu biết. Sự hiểu biết này không phát xuất từ lý trí, do học hỏi, nhưng phát xuất từ trái tim, do tình yêu. Khi yêu, trái tim trở nên vô cùng nhậy bén đến độ hiểu được hết những âm thanh của tâm hồn và tai người thường không nghe thấy, nhìn thấy hết những gì ẩn kín trong tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy, cảm nhận được hết những chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn mà không một nhà tâm lý học nào có thể cảm được. Khi Đức Giêsu nói: “Ta biết chiên Ta” có nghĩa là Người hiểu biết từng người trong chúng ta. Người không chỉ hiểu rõ hoàn cảnh sinh sống của chúng ta, mà còn thấu rõ tâm tư tình cảm của ta. Người biết những gánh nặng mà ta đang phải gánh. Người thông cảm với những đau đớn mà ta đang phải chịu. Người đau những nỗi đau trong tâm hồn ta. Người khổ những nỗi khổ đang dày vò ta. Người nhức nhối trong vết thương của tâm hồn ta.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu quan tâm chăm sóc. Sự hiểu biết sâu xa đến từ sự quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm sóc cũng phát xuất từ tình yêu. Có yêu mới quan tâm. Có quan tâm mới hiểu biết nhu cầu. Có hiểu biết nhu cầu mới biết đường chăm sóc. Đức Giêsu yêu thương ta nên Người quan tâm đến ta. Người biết rõ những nhu cầu của ta. Người chăm sóc ta. Có những tình yêu muốn chiếm hữu. Đó là thứ tình yêu ích kỷ. Có những chăm sóc khiến ta trở nên ấu trĩ, yếu ớt, không lớn lên được. Đó là thứ chăm sóc độc đoán ràng buộc. Đức Giêsu chăm sóc không phải để ràng buộc ta nhưng để giúp ta sống trong tự do. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên ấu trĩ, nhưng là để giúp ta trưởng thành. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên yếu ớt nhút nhát, nhưng là để giúp ta mạnh mẽ, tự tin. Vì thế, Nguơì cung cấp cho ta những lương thực lành mạnh. Người đưa ta đến những đồng cỏ non, đến những giòng suối trong. Lương thực Người mang đến, đó là Lời Chúa, là Mình Máu Thánh Chúa, là Thánh ý Chúa Cha. Những lương thực ấy sẽ cho ta được sống và sống dồi dào.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hy sinh. Đây chính là dấu chỉ chắc chắn nhất của một tình yêu. Càng yêu mến nhiều càng sẵn sàng hy sinh nhiều. Yêu đến sẵn sàng hy sinh mạng sống là một tình yêu cao cả không có gì sánh được. Đức Giêsu đã xác nhận điều ấy khi Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Chính Người đã thực hiện điều ấy. Người là Mục tử nhân lành sẵn sàng liều mạng, một mình chống lại sói dữ để bảo vệ đoàn chiên. Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Người đã chấp nhận chết đi để ta được sống.
Hạnh phúc cho ta được là đoàn chiên của Người. Ta được an ủi vì Người hiểu ta. Ta an tâm vì Người hằng quan tâm chăm sóc ta. Ta sung sướng vì Người yêu thương đến nỗi chết vì ta.
Người muốn ta chia sẻ hạnh phúc ấy cho mọi người. Người muốn ta lớn mạnh để đến lượt ta, chính ta trở thành mục tử nhân lành theo gương Người. Cha mẹ là mục tử của con cái. Thày cô giáo là mục tử của học sinh. Giám đốc là mục tử của công nhân. Y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân. Anh chị lớn là mục tử của các em nhỏ.
Nhưng đặc biệt hơn hết, Người muốn có những người tiếp tục công việc của Người, chăm sóc đời sống tâm linh nhân loại. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho ơn kêu gọi làm linh mục. Nhìn tình hình chung trên toàn thế giới, và riêng trong Giáo phận, ta thấy còn thiếu rất nhiều linh mục. Giáo dân cần linh mục như bệnh nhân cần bác sĩ. Giáo dân cần linh mục như học sinh cần thầy cô giáo. Giáo dân cần linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ vui buồn trong đời sống và như một người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành trình tiến về đời sau.
Hãy cầu nguyện cho có nhiều thanh niên sẵn sàng hiến thân làm linh mục. Hãy khuyến khích con cháu dâng mình cho Chúa, làm linh mục để phục vụ anh em. Nhất là hãy cầu nguyện cho các linh mục được trở nên những mục tử như Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân lành, biết yêu thương phục vụ đoàn chiên, hiểu biết tâm tư tình cảm của từng người, quan tâm chăm sóc từng con chiên và sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích của đoàn chiên.
Lạy Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành, xin hãy ban cho chúng con nhiều mục tử tốt lành theo gương Chúa. Xin biến chúng con thành những mục tử tốt lành trong gia đình, trong khu phố, trong xã hội. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Đức Giêsu hướng dẫn đoàn chiên bằng cách nào? Bằng quyền lực hay bằng tình yêu thương?
2- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Đức Kitô.
3- Bạn có cảm thấy trách nhiệm là mục tử của mình không? Bạn đã đối xử với đoàn chiên của mình thế nào?
4- Bạn nghĩ gì về đời sống tu trì? Bạn có cầu nguyện cho cha Xứ của bạn không?
SUY NIỆM 4: Ta Là Cửa Ðoàn Chiên
Phần lớn vùng đất Giuđêa nằm trên độ cao, nhiều gồ ghề và sỏi đá, thuận tiện cho việc chăn nuôi hơn là trồng trọt. Bởi thế, người dân vùng này nói riêng và toàn thể vùng Palestina nói chung thường sống bằng nghề chăn nuôi. Họ nuôi nhiều cừu để lấy lông chiên hơn là ăn thịt. Thế nên, mối liên lạc giữa đàn chiên và người chăn thật mật thiết. Chiên hiểu chủ và chủ biết từng con chiên một.
Hình ảnh người chăn chiên là một diễn tả quen thuộc của lòng nhân từ, yêu thương. Trong Kinh Thánh các tác giả Cựu Ước đặc biệt là Thánh Vịnh thường hay so sánh mối quan hệ giữa Giavê Thiên Chúa và dân Israel như người chăn và đàn chiên. Israel và đàn chiên Giavê chăm sóc trong đồng cỏ của Ngài.
Qua tân Ước, hình ảnh người chăn và đàn chiên cũng được nhiều lần nói đến, đặc biệt là người chăn chiên được Chúa Giêsu tự đồng hóa mình với người chăn chiên nhân lành. Nỗi lòng của người chăn chiên cũng là nỗi lòng của Ngài. Một trong những diễn tả ấy được thánh sử Gioan ghi lại trong bài Tin Mừng hôm nay.
Anh chị em thân mến!
Thấy người Do Thái không lãnh hội được ý nghĩa là người chăn chiên, Chúa Giêsu nói rõ cho họ biết: “Ta là cửa chuồng chiên”. Qua đó, chính Chúa Giêsu mạc khải cho họ biết con đường đi tới Chúa Cha như là cửa mà đàn chiên ra vào và được hưởng sự an toàn, được sống dồi dào. Còn những kẻ đến trước mà vào là kẻ trộm cướp nên chiên đã không nghe tiếng họ. Những người đến trước ở đây không phải là các ngôn sứ, nhưng là những người dựa vào sự khôn ngoan thông thái thế gian. Chính họ là những người Thiên Chúa dấu không cho biết những điều thuôc về ơn cứu độ. Trong thực tế, mặc dù bị áp đặt, nhưng người mù được Chúa Giêsu chữa lành không nghe lời người Pharisiêu và chỉ tin vào Chúa Giêsu. Vì họ là kẻ trộm đã giết hại chiên và phá hủy, còn Chúa Giêsu đến để chiên được sống và sống dồi dào.
Chúa Giêsu đã tóm tắt vai trò của Ngài, Ðấng chăn chiên với đàn chiên là hình ảnh cửa đàn chiên: “Ta là cửa, ai qua Ta mà vào thì sẽ được cứu độ”. Ðây là hình ảnh quen thuộc của vùng Trung Ðông đối với các mục tử chăn chiên. Người mục tử nhân lành biết lo liệu cho đàn chiên của mình vào ban đêm và ban ngày, sẽ dẫn chiên tới đồng cỏ xanh tươi với dòng suối mát như tác giả Thánh Vịnh 22 vẫn hát lên “trong đồng cỏ xanh tươi Người cho tôi nằm nghỉ, Người cho tôi dòng nước trong lành”.
Chúa Giêsu là cửa để qua đó từng con chiên vào và được nghỉ qua đêm an toàn. Chính nơi cửa, người mục tử sẽ cầm gậy để kiểm từng con chiên, không để một con nào bị lạc mất. Chúa Giêsu là cửa, qua đó các con chiên được dẫn đi ăn mỗi buổi sáng, để các chiên nghe và nhận biết tiếng gọi của chủ chăn. Chủ chăn gọi đàn chiên và dẫn chúng đi, người chăn chiên đi trước và chiên theo sau, vì chiên biết tiếng chủ chiên của mình. Hình ảnh cửa chuồng chiên và hình ảnh vị chủ chăn cho chúng ta thấy Ngài là Ðấng chăn chiên, là Ðấng Cứu Ðộ cho những ai nghe tiếng Ngài.
(‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ – Radio Veritas Asia)
SUY NIỆM 5: “TA BIẾT CHÚNG VÀ CHÚNG THEO TA” (Ga 10, 1-10)
Chuyện kể rằng: một du khách đến Palestin, gặp được người mục tử đang làm việc tại trại cừu. Người đó chỉ cho du khách thấy cảnh đồi núi và bày cừu đang tung tăng trên cánh đồng cỏ.
Phóng tầm nhìn, du khách hỏi: “Đó là trại cừu, kia là bấy cừu, đây là lối vào. Vậy còn cửa đâu?” Người mục tử hỏi lại: “Cửa hả? Chính tôi là cửa. Ban đem tôi nằm giữa lối đi này. Không một con cừu nào bước ra hay một con sói nào bước vào mà không phải qua xác tôi”.
Trong cuộc đời của Đức Giêsu, một trong những phương pháp sư phạm của Ngài khi rao giảng Tin Mừng chính là phương pháp ẩn dụ. Tức là mượn hình ảnh của thiên nhiên, động vật… để nói lên một chân lý thuộc về Thiên Chúa.
Tin Mừng hôm nay cho biết: Đức Giêsu dùng hình ảnh mục tử, đàn chiên và cửa chuồng chiên để nói lên mối tương quan giữa Ngài và dân Israel.
Mục tử là khái niệm rất quen thuộc của người Dothái; đàn chiên chính là gia sản của họ, nên ai cũng biết. Mục tử và đàn chiên cả hai đều sống du mục, nay đây mai đó, luôn tìm đến chỗ có đồng cỏ tươi, dòng suối mát để hạ trại.
Hôm nay, Đức Giêsu khẳng định Ngài là Mục Tử Nhân Lành, được Chúa Cha ban tặng cho nhân loại. Mục Tử Nhân Lành này sẵn lòng hy sinh tất cả vì đàn chiên. Ngài tự ví mình là “Cửa Chuồng Chiên”, tức là người canh phòng, bảo vệ chiên khỏi sói dữ tấn công. Vì thế, ai qua “Cửa” mà vào thì sẽ được sống.
Người Mục Tử Nhân Lành này sẵn sàng dùng mọi cách để giữ gìn chiên, ngay cả cái chết. Ngài yêu thương chiên bằng tình yêu mục tử, nên Ngài “biết” từng con chiên và từng con chiên “biết” Ngài. Vì thế, sự sống của chiên là của Ngài và sự sống của Ngài luôn dành cho chiên.
Ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta thuộc về Chúa và Chúa thuộc về ta. Chúa “biết” chúng ta và Ngài “biết” cách thấu đáo. Còn chúng ta, chúng ta có “biết” Ngài không, hay có “biết” nhưng “biết” cách vu vơ, lúc biết lúc không?
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy nghiêm túc đặt lại câu hỏi ấy cho chính mình, ngõ hầu mỗi người làm mới lại mối tương quan với Thiên Chúa để được đi trong đường lối của Ngài. Đồng thời luôn sẵn sàng làm chứng về những gì mình “biết” về Thiên Chúa cho con người và cuộc sống hôm nay, ngang qua hành vi được biểu lộ nơi lòng mến và niềm tin.
Lạy Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, xin Chúa ban cho chúng con được “biết” Chúa như chính Chúa đã “biết” chúng con. Amen.
Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 6: Mục tử nhân lành
Suy niệm:
Mục tử và đàn chiên trên đồng cỏ
là một hình ảnh quen thuộc đối với người Palestin.
Giữa người và chiên có một mối tương quan mật thiết.
Ở đây Ðức Giêsu tự ví mình như người mục tử.
Mục tử nhân lành khác với người chăn thuê,
vì dám hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên,
chứ không bỏ chiên mà chạy khi gặp sói dữ.
Hội Thánh là đoàn chiên của Ðức Giêsu Kitô.
Giữa Ngài và từng con chiên, có mối dây gắn bó.
Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi,
như Cha biết tôi và tôi biết Cha.
Ðây là cái biết sâu thẳm, cái biết hai chiều.
Chiên không phải là một con vật ngờ nghệch, thụ động.
Chiên là hình ảnh của một ngôi vị tự do.
Vị Mục Tử gọi tên từng con bằng giọng quen thuộc.
Chiên nghe tiếng của Ngài và đi theo.
Như thế giữa Mục Tử và đoàn chiên
có sự hiểu biết nhau sâu xa, nhận ra nhau dễ dàng,
và một sự trân trọng quý mến nhau đặc biệt.
Sau Phục Sinh, Ðức Giêsu đã giao cho Phêrô sứ mạng
chăn dắt và chăm sóc đoàn chiên của Ngài.
Sứ mạng này bắt nguồn từ một tình yêu.
Yêu mến Ngài dẫn đến yêu mến đoàn chiên Ngài.
Ðức Giêsu là Mục Tử tối cao và gương mẫu.
Mọi mục tử khác chỉ là phụ tá
giúp chăn dắt đoàn chiên của Ngài.
Mọi mục tử phải noi gương Ngài,
dám chết để cho chiên được sống.
Ngày nay, Chúa Giêsu vẫn cần những người tiếp nối công việc của Ngài,
để lo cho đoàn chiên trên thế giới.
Các bạn trẻ khi lớn lên thường lập gia đình.
Ðiều đó thật là tốt đẹp.
Nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn một số bạn trẻ
ở bên Ngài cách đặc biệt để được Ngài sai đi.
Họ chấp nhận hy sinh quyền được lập một tổ ấm,
để có thể yêu mãnh liệt hơn và bao la hơn.
Tiếng gọi của Chúa vẫn vang lên
ở ngay nơi lời nài xin của con người.
Những người đói khát Lời Chúa, đói khát tình thương,
đói khát bánh ăn, đói khát ý nghĩa cuộc sống.
Khước từ tiếng kêu của con người là khước từ tiếng Chúa.
Chúa Giêsu mời các bạn trẻ nhìn thấy đám đông bơ vơ.
Những người bệnh hoạn tật nguyền, những trẻ em đường phố,
những người lầm lỡ, tự đặt mình ở bên lề xã hội…
Thấy họ bằng trái tim và để cho tim mình đáp trả.
Tạ ơn Chúa đã cho Hội Thánh biết bao đại chủng sinh,
các linh mục, và các tu sĩ nam nữ, các nhà thừa sai.
Nhưng đồng lúa chín vàng vẫn cần nhiều thợ gặt,
tận tụy hơn, thanh khiết hơn, vô vị lợi hơn.
Có thể chính bạn được Chúa bất ngờ mời gọi
để đứng trong đội ngũ những người phục vụ đó!
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu,
xin ban cho chúng con những linh mục
có trái tim thuộc trọn về Chúa,
nên cũng thuộc trọn về con người.
Xin cho chúng con những linh mục
có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến dâng,
một trái tim đủ lớn
để chứa được mọi người và từng người,
nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi.
Xin cho chúng con những linh mục biết cầu nguyện,
có tình bạn thân thiết với Chúa
để các ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.
Xin cho chúng con những linh mục thánh thiện,
có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm tho,
tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.
Cuối cùng, xin cho chúng con những linh mục
có trái tim của Chúa,
say mê Thiên Chúa và say mê con người,
hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên
và dẫn đưa chúng con
đến với Chúa là Nguồn Sống thật. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Thứ hai tuần 4 Phục Sinh II_Ga 10, 11-18
Lời Chúa: Ga 10, 11-18
Khi ấy, Chúa Giêsu phán: “Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên. Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên. Ta còn những chiên khác không thuộc đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn; chúng sẽ nghe tiếng Ta. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên. Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta, là Ta thí mạng sống để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống. Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại. Đó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta”.
SUY NIỆM 1: Chúa chiên lành
Có một chàng sinh viên, sau khi tốt nghiệp đại học, đã không chọn cho mình một ngành nghề chuyên môn, nhưng lại đi chăn cừu thuê. Anh cho biết: Mỗi ngày anh phải làm việc tới mười tám tiếng đồng hồ và làm tất cả bảy ngày trong tuần. Suốt thời gian ở trên núi, anh hoàn toàn cô đơn, chỉ bầu bạn với chú chó, chú ngựa và hai ngàn con cừu.
Mỗi tuần một lần, người ta đem đến cho anh thực phẩm, thư từ và đạn dược. Công việc của anh là làm sao giữ cho đàn cừu được ở chung một chỗ, dẫn chúng đến nơi có cỏ và có nước, đồng thời bảo vệ chúng khỏi thú dữ.
Anh kể: một buổi sáng nọ, có một nhóm cừu tự rời khỏi bày, thế là tôi phải bỏ tất cả thời gian để lần theo dấu vết của chúng. Ngay khi vừa mới tìm thấy, thì một cơn mưa bão ập xuống, khiến tôi và những con cừu vừa ướt lại vừa bị lạnh cóng suốt đêm.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy nghề chăn cừu thời nay thật là khó khăn và cực nhọc. Nhưng ngày xưa, khi chưa có súng đạn thì công việc của họ không chỉ cực nhọc mà còn rất nguy hiểm nữa.
Trong sách Samuel, Đavid đã trả lời cho nhà vua trước lúc giao tranh với Goliath như sau: Tâu bệ hạ, thần đã từng chăm sóc đàn cừu của phụ thân, bất cứ khi nào có một con sư tử hay một con gấu cướp đi một con cừu, thì lập tức, thần rượt theo và tấn công nó để cứu con cừu. Nếu con sư tử hay con gấu ấy quay vào tấn công thần, thần sẽ xông tới, chộp cổ họng và đánh nó cho đến chết. Thần đã giết nhiều sư tử và gấu. Thần cũng sẽ làm như vậy với tên Philitinh ngoại đạo này.
Từ những mẩu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin mừng hôm nay, trong đó Chúa đã nói: Ta là mục tử nhân lành, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên. Nói cách khác Chúa Giêsu chính là vị mục tử mà tiên tri Egiechiel đã loan báo: Ngài chăm sóc những con bơ vơ yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn và đi tìm những con bị lạc. Chúa Giêsu còn làm hơn thế nữa, Ngài tự hiến mạng sống cho đoàn chiên. Và từ cõi chết sống lại, Ngài đã chia sẻ vinh quang Phục sinh cho đoàn chiên của Ngài. Từ đó chúng ta hãy rút ra một vài điểm thực hành:
Điểm thứ nhất, đó là hãy tỏ lòng biết ơn Ngài vì nhờ sự chết và Phục sinh, Ngài đã cứu chúng ta khỏi manh mối của thú dữ là ma quỷ và tội lỗi.
Điểm thứ hai, đó là hãy bước đi dưới sự dẫn dắt của Ngài, nhờ vậy mà chúng ta chẳng bao giờ bị lầm đường lạc lối. Trái lại, cuộc đời chúng ta sẽ được bảo đảm an toàn, bởi vì như lời thánh vịnh cũng đã xác quyết: Chúa là Mục tử, Ngài dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. Cỏ non rợn đồng xanh con không bao giờ thiếu suối nước trường sinh con nghỉ uống no đầy.
SUY NIỆM 2: Mục tử nhân lành
Suy niệm:
Mục tử và đàn chiên trên đồng cỏ
là một hình ảnh quen thuộc đối với người Palestin.
Giữa người và chiên có một mối tương quan mật thiết.
Ở đây Ðức Giêsu tự ví mình như người mục tử.
Mục tử nhân lành khác với người chăn thuê,
vì dám hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên,
chứ không bỏ chiên mà chạy khi gặp sói dữ.
Hội Thánh là đoàn chiên của Ðức Giêsu Kitô.
Giữa Ngài và từng con chiên, có mối dây gắn bó.
Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi,
như Cha biết tôi và tôi biết Cha.
Ðây là cái biết sâu thẳm, cái biết hai chiều.
Chiên không phải là một con vật ngờ nghệch, thụ động.
Chiên là hình ảnh của một ngôi vị tự do.
Vị Mục Tử gọi tên từng con bằng giọng quen thuộc.
Chiên nghe tiếng của Ngài và đi theo.
Như thế giữa Mục Tử và đoàn chiên
có sự hiểu biết nhau sâu xa, nhận ra nhau dễ dàng,
và một sự trân trọng quý mến nhau đặc biệt.
Sau Phục Sinh, Ðức Giêsu đã giao cho Phêrô sứ mạng
chăn dắt và chăm sóc đoàn chiên của Ngài.
Sứ mạng này bắt nguồn từ một tình yêu.
Yêu mến Ngài dẫn đến yêu mến đoàn chiên Ngài.
Ðức Giêsu là Mục Tử tối cao và gương mẫu.
Mọi mục tử khác chỉ là phụ tá
giúp chăn dắt đoàn chiên của Ngài.
Mọi mục tử phải noi gương Ngài,
dám chết để cho chiên được sống.
Ngày nay, Chúa Giêsu vẫn cần những người tiếp nối công việc của Ngài,
để lo cho đoàn chiên trên thế giới.
Các bạn trẻ khi lớn lên thường lập gia đình.
Ðiều đó thật là tốt đẹp.
Nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn một số bạn trẻ
ở bên Ngài cách đặc biệt để được Ngài sai đi.
Họ chấp nhận hy sinh quyền được lập một tổ ấm,
để có thể yêu mãnh liệt hơn và bao la hơn.
Tiếng gọi của Chúa vẫn vang lên
ở ngay nơi lời nài xin của con người.
Những người đói khát Lời Chúa, đói khát tình thương,
đói khát bánh ăn, đói khát ý nghĩa cuộc sống.
Khước từ tiếng kêu của con người là khước từ tiếng Chúa.
Chúa Giêsu mời các bạn trẻ nhìn thấy đám đông bơ vơ.
Những người bệnh hoạn tật nguyền, những trẻ em đường phố,
những người lầm lỡ, tự đặt mình ở bên lề xã hội…
Thấy họ bằng trái tim và để cho tim mình đáp trả.
Tạ ơn Chúa đã cho Hội Thánh biết bao đại chủng sinh,
các linh mục, và các tu sĩ nam nữ, các nhà thừa sai.
Nhưng đồng lúa chín vàng vẫn cần nhiều thợ gặt,
tận tụy hơn, thanh khiết hơn, vô vị lợi hơn.
Có thể chính bạn được Chúa bất ngờ mời gọi
để đứng trong đội ngũ những người phục vụ đó!
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin ban cho chúng con những linh mục
có trái tim thuộc trọn về Chúa,
nên cũng thuộc trọn về con người.
Xin cho chúng con những linh mục
có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến dâng,
một trái tim đủ lớn
để chứa được mọi người và từng người,
nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi.
Xin cho chúng con những linh mục biết cầu nguyện,
có tình bạn thân thiết với Chúa
để các ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.
Xin cho chúng con những linh mục thánh thiện,
có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm tho,
tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.
Cuối cùng, xin cho chúng con những linh mục
có trái tim của Chúa,
say mê Thiên Chúa và say mê con người,
hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên
và dẫn đưa chúng con
đến với Chúa là Nguồn Sống thật.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
SUY NIỆM 3: Mục tử nhân lành
Dân Do Thái là dân du mục. Cuộc đời họ gắn liền với đoàn vật và những đồng cỏ. Nên khi Đức Giêsu đưa ra hình ảnh người mục tử và đoàn chiên, người Do Thái hiểu ngay tức khắc. Đức Giêsu đã dùng hình ảnh quen thuộc ấy để nói lên mối liên hệ của ta với Người và của Người với ta. Người là Mục tử nhân lành. Ta là đoàn chiên của Người. Người lãnh đạo đoàn chiên không phải bằng uy quyền áp chế, bằng kỷ luật khắc nghiệt, nhưng bằng tình yêu tha thiết. Tình yêu của Người được biểu lộ qua ba khía cạnh: hiểu biết, quan tâm chăm sóc và hy sinh cho đoàn chiên.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hiểu biết. Sự hiểu biết này không phát xuất từ lý trí, do học hỏi, nhưng phát xuất từ trái tim, do tình yêu. Khi yêu, trái tim trở nên vô cùng nhậy bén đến độ hiểu được hết những âm thanh của tâm hồn và tai người thường không nghe thấy, nhìn thấy hết những gì ẩn kín trong tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy, cảm nhận được hết những chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn mà không một nhà tâm lý học nào có thể cảm được. Khi Đức Giêsu nói: “Ta biết chiên Ta” có nghĩa là Người hiểu biết từng người trong chúng ta. Người không chỉ hiểu rõ hoàn cảnh sinh sống của chúng ta, mà còn thấu rõ tâm tư tình cảm của ta. Người biết những gánh nặng mà ta đang phải gánh. Người thông cảm với những đau đớn mà ta đang phải chịu. Người đau những nỗi đau trong tâm hồn ta. Người khổ những nỗi khổ đang dày vò ta. Người nhức nhối trong vết thương của tâm hồn ta.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu quan tâm chăm sóc. Sự hiểu biết sâu xa đến từ sự quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm sóc cũng phát xuất từ tình yêu. Có yêu mới quan tâm. Có quan tâm mới hiểu biết nhu cầu. Có hiểu biết nhu cầu mới biết đường chăm sóc. Đức Giêsu yêu thương ta nên Người quan tâm đến ta. Người biết rõ những nhu cầu của ta. Người chăm sóc ta. Có những tình yêu muốn chiếm hữu. Đó là thứ tình yêu ích kỷ. Có những chăm sóc khiến ta trở nên ấu trĩ, yếu ớt, không lớn lên được. Đó là thứ chăm sóc độc đoán ràng buộc. Đức Giêsu chăm sóc không phải để ràng buộc ta nhưng để giúp ta sống trong tự do. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên ấu trĩ, nhưng là để giúp ta trưởng thành. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên yếu ớt nhút nhát, nhưng là để giúp ta mạnh mẽ, tự tin. Vì thế, Nguơì cung cấp cho ta những lương thực lành mạnh. Người đưa ta đến những đồng cỏ non, đến những giòng suối trong. Lương thực Người mang đến, đó là Lời Chúa, là Mình Máu Thánh Chúa, là Thánh ý Chúa Cha. Những lương thực ấy sẽ cho ta được sống và sống dồi dào.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hy sinh. Đây chính là dấu chỉ chắc chắn nhất của một tình yêu. Càng yêu mến nhiều càng sẵn sàng hy sinh nhiều. Yêu đến sẵn sàng hy sinh mạng sống là một tình yêu cao cả không có gì sánh được. Đức Giêsu đã xác nhận điều ấy khi Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Chính Người đã thực hiện điều ấy. Người là Mục tử nhân lành sẵn sàng liều mạng, một mình chống lại sói dữ để bảo vệ đoàn chiên. Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Người đã chấp nhận chết đi để ta được sống.
Hạnh phúc cho ta được là đoàn chiên của Người. Ta được an ủi vì Người hiểu ta. Ta an tâm vì Người hằng quan tâm chăm sóc ta. Ta sung sướng vì Người yêu thương đến nỗi chết vì ta.
Người muốn ta chia sẻ hạnh phúc ấy cho mọi người. Người muốn ta lớn mạnh để đến lượt ta, chính ta trở thành mục tử nhân lành theo gương Người. Cha mẹ là mục tử của con cái. Thày cô giáo là mục tử của học sinh. Giám đốc là mục tử của công nhân. Y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân. Anh chị lớn là mục tử của các em nhỏ.
Nhưng đặc biệt hơn hết, Người muốn có những người tiếp tục công việc của Người, chăm sóc đời sống tâm linh nhân loại. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho ơn kêu gọi làm linh mục. Nhìn tình hình chung trên toàn thế giới, và riêng trong Giáo phận, ta thấy còn thiếu rất nhiều linh mục. Giáo dân cần linh mục như bệnh nhân cần bác sĩ. Giáo dân cần linh mục như học sinh cần thầy cô giáo. Giáo dân cần linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ vui buồn trong đời sống và như một người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành trình tiến về đời sau.
Hãy cầu nguyện cho có nhiều thanh niên sẵn sàng hiến thân làm linh mục. Hãy khuyến khích con cháu dâng mình cho Chúa, làm linh mục để phục vụ anh em. Nhất là hãy cầu nguyện cho các linh mục được trở nên những mục tử như Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân lành, biết yêu thương phục vụ đoàn chiên, hiểu biết tâm tư tình cảm của từng người, quan tâm chăm sóc từng con chiên và sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích của đoàn chiên.
Lạy Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành, xin hãy ban cho chúng con nhiều mục tử tốt lành theo gương Chúa. Xin biến chúng con thành những mục tử tốt lành trong gia đình, trong khu phố, trong xã hội. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Đức Giêsu hướng dẫn đoàn chiên bằng cách nào? Bằng quyền lực hay bằng tình yêu thương?
2- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Đức Kitô.
3- Bạn có cảm thấy trách nhiệm là mục tử của mình không? Bạn đã đối xử với đoàn chiên của mình thế nào?
4- Bạn nghĩ gì về đời sống tu trì? Bạn có cầu nguyện cho cha xứ của bạn không?
(TGM. Ngô Quang Kiệt)
Thứ ba tuần 4 Phục Sinh
Lời Chúa: Ga 10, 22-30
Khi ấy, người ta mừng lễ Cung Hiến tại Giêrusalem. Bấy giờ là mùa đông. Chúa Giêsu đi bách bộ tại đền thờ, dưới cửa Salômôn. Người Do-thái vây quanh Người và nói: “Ông còn để chúng tôi thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết”. Chúa Giêsu đáp: “Tôi đã nói với các ông mà các ông không tin. Những việc Tôi làm nhân danh Cha Tôi, làm chứng về Tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đàn chiên tôi. Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi. Tôi cho chúng được sống đời đời, chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Tôi. Điều mà Cha Tôi ban cho Tôi, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Tôi. Tôi và Cha Tôi là một”.
SUY NIỆM 1: Sự thật cứu rỗi
Không phải chỉ trong thời đại văn minh này người ta mới lịch sự đón tiếp đại sứ của một chính phủ hay nguyên thủ của một quốc gia đúng theo địa vị đại diện của họ. Nhưng ngay từ thời xưa, hậu đãi hay ngược đãi sứ giả của một vua là đã phụ đãi hay ngược đãi chính nhà vua và chính quốc gia mà người ấy đại diện. Không phải vì tiếng tăm, học vấn hay tài trí của sứ giả làm cho họ được kính trọng mà chính vì thay mặt nhà vua và một quốc gia mà họ có quyền được hậu đãi như thế. Ðây cũng là điều mà Chúa Giêsu nói với những người Do Thái thời xưa như được kể lại trong đoạn Tin Mừng vừa trích dẫn trên đây.
Câu hỏi mà họ đặt ra trong lúc Chúa Giêsu đang giảng dạy tại đền thờ làm ta nhớ đến câu hỏi của thượng tế Caipha trong phiên họp thượng hội đồng: “Nếu ông là Ðấng Kitô thì xin hãy nói thẳng ra đi. Ông có phải là Ðấng Mêsia không?”. Trong câu chất vấn này, Chúa Giêsu đã không phủ nhận. Chỉ có điều Chúa Giêsu trả lời một cách hơi gián tiếp như sau: “Tôi đã trả lời câu hỏi này mà các ông không tin”. Nhưng dù vậy, Chúa Giêsu không bỏ rơi họ để giúp họ tìm thấy sự thật, tìm ra câu trả lời. Chúa Giêsu đã khéo léo làm cho họ chú ý đến quan hệ mật thiết giữa Ngài với Thiên Chúa Cha, mật thiết đến độ Ngài gọi Thiên Chúa là Cha Ngài và làm chứng cho mối quan hệ mật thiết đó bằng việc làm nhân danh Cha Ngài, và việc cao trọng nhất là ban cho kẻ tin Ngài được sự sống đời đời: “Ta sẽ cho họ sống đời đời. Họ sẽ không chết bao giờ và không ai có thể cướp họ khỏi tay Ta”.
Nếu đã nhìn nhận mối quan hệ mật thiết giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa, thì hẳn những người Do Thái sẽ biết trả lời cho câu hỏi “Ông là ai?” như thế nào rồi. “Ta và Cha Ta, chúng ta là một”. Ðây là mạc khải quan trọng nhất nhắc ta nhớ lại những suy tư mở đầu Phúc Âm thánh Gioan: “Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Ngôi Lời sống với Thiên Chúa ngay từ đầu. Vạn vật do bởi Ngài mà có và nếu không có Ngài thì sẽ không có gì cả”. Tác giả Phúc Âm thánh Gioan đã có những suy tư cao siêu như vậy khi nhìn về mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô trong viễn tượng Chúa Phục Sinh.
Ước chi mỗi người đồ đệ của Chúa trong ngày hôm nay cũng tuyên xưng đức tin của mình vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa, Ðấng cứu rỗi nhân loại.
Lạy Chúa, với sự kiện Chúa sống lại, không ai trong chúng con nên hồ nghi về mối quan hệ giữa Chúa và Chúa Cha. Xin thương ban ơn giúp mỗi người chúng con sống xứng đáng với niềm tin vào Chúa và đừng bao giờ để con lìa xa Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Thắc mắc đến bao giờ
Chọn theo đức tin mà Đức Giêsu đòi hỏi không phải là để yên tâm nghỉ ngơi. Đức tin không cất đi những thắc mắc căng thẳng. Chúng ta luôn luôn ở trong tình trạng lơ lửng: “Hãy nói cho chúng tôi biết ông có phải là Đức Kitô không?”. “Nếu ông là Đấng sống lại thì xin nói cho chúng tôi biết”. “Nếu ông là bánh ban sự sống thì xin nói cho chúng tôi hay”.
Trái lại, gắn bó với Đức Giêsu bằng đức tin chỉ có sự chắc chắn theo kiểu tin cậy của người yêu đối với người được yêu, khi đó dù có chuyện gì xảy ra, thì chẳng có gì quan trọng. Tôi sẵn sàng gắn bó quyến luyến anh, thì tôi luôn trung tín với anh. Cũng thế, chính niềm tin cậy vào Đức Giêsu, được đặt nền trên tình liên kết với Người, mà chúng ta chấp nhận lời Người như một bảo đảm bất biến.
Hôm nay, trong cuộc đàm thoại với chúng ta Người đã bảo đảm sự trung tín và sự cam kết của Người với chúng ta. Người biết rõ chúng ta, Người ban sự sống đời đời và giữ gìn chúng ta trong tay Người. Lòng trung tín của Chúa đã in đậm trong Cựu ước, giờ đây được xác nhận lại rõ ràng nồng nàn đậm đà hơn nữa bởi chính Con Chúa. Chúa không bao giờ bỏ giao ước của Ngài.
Nhưng có lần nào chúng ta nhắc lại lòng trung thành của chúng ta với Đức Kitô không? Nếu chúng ta không trung thành với những người chung quanh thì kể như chưa trung tín với Ngài. Nếu chúng ta thông phần vào đời sống Đức Kitô thì chúng ta phải hội nhập với mọi người.
Nếu chúng ta không biết sát cánh hoạt động với mọi người, không biết liên đới với họ trong tình huynh đệ, chúng ta không trung tín. Như thế chưa có thể nhận biết ai là Đức Giêsu Kitô. Chắc chắn rằng Đức Kitô chăm lo săn sóc cho mọi người đến tột đỉnh, thì những Kitô hữu cũng phải thực hiện theo hình ảnh trung tín của Người như vậy.
SUY NIỆM 3: Thái độ đáp trả của chiên
“Chiên tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Đó là khẳng định của Chúa Giêsu trong Tin mừng hôm nay.
Nghe tiếng chủ chiên là nghe hiểu và đáp trả. Thái độ đó sẽ được đền bù xứng đáng: người chăn chiên sẽ dẫn chúng đến đồng cỏ xanh tươi, sẵn sàng liều mạng để bảo vệ chúng. Nghe để rồi tách khỏi bầy, tìm cho mình một lối đi riêng thì đâu còn phải là nghe theo tiếng của người chăn. Người chăn sẵn sàng băng rừng vượt suối để tìm con chiên lạc, chứ chẳng bao giờ muốn chiên lạc xa bầy. Đồng cỏ mà người chăn dự tính trong đầu được dành cho cả bầy, tách rời khỏi bầy chắc chắn chiên không thể đến được đồng cỏ này. Tưởng rằng chỉ một mình thức tỉnh nghe và theo tiếng gọi, trong lúc cả bầy chiên chưa nghe biết, rất có thể đó là tiếng gọi giả hiệu của sói dữ muốn chiên rời xa sự chăm sóc của chủ để dễ dàng tấn công.
Giáo Hội là đàn chiên của Chúa. Lời hứa chăm sóc bảo vệ đàn chiên của Chúa Giêsu không chỉ dành riêng cho thời các Tông đồ hoặc các cộng đoàn tiên khởi, nhưng đã trải dài suốt 20 thế kỷ nay. Biết bao thế lực chống đối chủ trương triệt hạ Giáo hội, nhưng Giáo Hội vẫn tồn tại nhờ sự bảo về đầy quyền năng của chủ chăn. Trong đàn chiên Giáo Hội này, mỗi con chiên đều được người chăn biết rõ, và gọi tên và chiên có bổn phận phải nghe và đáp trả. Sự đáp trả có thể mang nhiều sắc thái khác nhau, nhưng dù sao vẫn không thể ra ngoài lối đi của tất cả đàn chiên, vì đó là lối dẫn đến sự sống.
Ước gì chúng ta biết lắng nghe và đáp lại tiếng gọi của Chúa, đồng thời trung thành với đàn chiên Giáo Hội, bởi vì một khi lạc xa đàn, chúng ta sẽ không thể tìm được đồng cỏ và suối nước trong, nơi mà người chăn chiên muốn cho cả đàn chiên vui hưởng.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 4: XIN ĐƯỢC Ở TRONG ĐÀN CHIÊN CỦA CHÚA (Ga 10,22-30)
Cùng một lời nói được phát ra, có người nghe thấy, có người chẳng nghe; có người nghe đúng, có người nghe sai; có người nghe đủ, có người nghe thiếu…
Thực trạng đó rất đúng với bài Tin Mừng hôm nay. Thật vậy, những người Dothái hỏi Đức Giêsu: “Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết”.
Những người Dothái không biết Đức Giêsu là bởi vì họ đã không nhận ra Ngài. Họ bị thói kiêu ngạo che lấp tâm trí, nên đứng trước biết bao nhiêu phép lạ, lời giảng dạy và nhiều mạc khải khác, họ vẫn bị mờ tối lương tâm nên không “biết” Đức Giêsu. Vì thế, khi được hỏi, Đức Giêsu đã khẳng khái trả lời cho họ biết nguyên nhân tại sao, đó là: “Vì họ không thuộc về đàn chiên của Ngài”. Bởi vì: “Chiên tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi” Khi đã “biết” và nghe theo tiếng Chủ chiên là chính Đức Giêsu, thì sẽ được sự sống đời đời, không bao giờ diệt vong. Nhất là được đảm bảo khỏi sói dữ, quỷ thần ám hại, vì được ở trong vòng tay của Vị Mục Tử Nhân Lành.
Nếu Đức Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, thì Giáo Hội là đàn chiên của Chúa. Nơi đàn chiên này, luôn được Vị Mục Tử Nhân Lành chăm sóc, giữ gìn. Thế nên, dù sự dữ có mạnh đến đâu, quyền lực của ma quỷ có lớn lao cỡ nào, thì Giáo Hội Chúa vẫn tồn tại nhờ vào sức mạnh, uy quyền của Chủ Chăn.
Mong sao, mỗi người chúng ta luôn tin tưởng tuyệt đối vào Đức Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành, đồng thời hãy biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành, để xứng đáng trở thành con chiên ngoan hiền trong đàn chiên của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, xin Chúa ban cho chúng con luôn biết dõi theo Chúa dưới cây gậy mục tử là chính Lời Chúa, để chúng con được sống trong đàn chiên của Chúa đến trọn đời. Amen.
Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 5: Không ai cướp được chúng
Suy niệm :
Có những Kitô hữu theo đạo để mong tránh sóng gió của cuộc đời.
Nhưng đã có lần con thuyền chở Đức Giêsu và môn đệ gặp bão lớn,
nước tràn vào khiến thuyền gần chìm, làm môn đệ hốt hoảng.
Theo Chúa đâu phải để tránh bão, nhưng để vượt qua cơn bão.
Theo Chúa đâu phải để khỏi bị cám dỗ, nhưng để thắng cơn cám dỗ.
Cuộc sống của người Kitô hữu không tránh khỏi những khó khăn
mà những người không Kitô hữu phải đối mặt mỗi ngày.
Hơn nữa, người Kitô hữu còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Có những cơn bão ập đến bất ngờ chỉ vì họ là Kitô hữu.
Làm chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu
không có nghĩa là được hưởng một sự êm ả dễ chịu.
Được ở trong ràn chiên của Chúa,
không có nghĩa là được yên ổn, chẳng bị ai quấy phá.
Đức Giêsu đã nói đến chuyện kẻ trộm, kẻ cướp, leo tường mà vào (c.10).
Chúng đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy đàn chiên (c. 10).
Khi được dẫn đi ăn nơi đồng cỏ, chiên còn phải đối đầu với sói dữ.
“Sói cướp lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (c. 12).
Đức Giêsu khẳng định mình không phải là người làm thuê,
nên khi sói đến, Ngài không bỏ chiên mà chạy.
Chiên là điều quý giá đối với Ngài đến độ Ngài dám nói nhiều lần:
“Tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (cc. 11.15.17.18.).
Và thực sự Ngài đã làm điều đó trên thập giá.
Rõ ràng bảo vệ đoàn chiên là chuyện mấy chẳng dễ dàng.
Nếu Đức Giêsu, người mục tử nhân hậu mà bất khuất,
đã phải hy sinh mạng sống cho đoàn chiên,
thì hẳn cuộc chiến giằng co phải rất là ác liệt.
Kẻ thù của chiên chẳng phải là kẻ kém cỏi tầm thường.
Trong cuộc chiến để bảo vệ chiên, còn có sự hiện diện của Cha.
Chiên là của Cha và Cha đã giao chiên cho Đức Giêsu (c. 29).
Cha và Con cùng hợp tác để bảo vệ đoàn chiên,
không để ai cướp chiên ra khỏi vòng tay che chở của mình (cc. 28-29).
Cha và Con một lòng một ý trong nhiệm vụ này (c. 30).
Việc bảo vệ chiên còn kéo dài mãi đến tận thế.
Chúng ta làm gì để cộng tác với Chúa trong việc bảo vệ mình khỏi sói dữ?
Hãy tin vào Giêsu và nhận ra giọng nói của Giêsu để khỏi bị lừa.
Hãy theo sát sự dẫn đường của Giêsu, vị Mục tử đã chiến thắng cái chết.
Và hãy tin vào Chúa Cha, Đấng mạnh mẽ hơn tất cả (c. 29).
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.
Thế gian này vàng thau lẫn lộn.
Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài.
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức sống.
Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến ru bởi bao thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.
Lạy Chúa Giêsu, nếu thế gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm thấy niềm vui
của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Thứ tư tuần 4 Phục Sinh
Lời Chúa: Ga 12, 44-50
Khi ấy, Chúa Giêsu lớn tiếng nói rằng: “Ai tin vào Ta thì không phải là tin vào Ta, nhưng là tin vào Đấng đã sai Ta. Và ai thấy Ta là thấy Đấng đã sai Ta. Ta là sự sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không tuân giữ, thì không phải chính Ta xét xử người ấy, vì Ta đã đến không phải để xét xử thế gian, nhưng là để cứu độ thế gian. Ai khinh dể Ta, và không chấp nhận lời Ta, thì đã có người xét xử: lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Bởi vì Ta đã không tự mình nói ra, nhưng Cha là Đấng sai Ta, chính Người đã ra lệnh cho Ta phải nói gì và phải công bố gì. Và Ta biết rằng lệnh của Người là sự sống đời đời. Những điều Ta nói, thì Ta nói theo như Cha đã dạy”.
SUY NIỆM 1: Ðức tin là ánh sáng
Theo cơ cấu của Phúc Âm thánh Gioan thì những câu chúng ta vừa đọc trên là những câu cuối cùng trong cuộc đời rao giảng công khai của Chúa Giêsu, bởi vì liền đó với chương 13, tác giả Phúc Âm thánh Gioan bắt đầu nói về biến cố Chúa rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly, khởi đầu cuộc Thương Khó của Ngài. Vì thế, những lời vừa trích dẫn trên có thể tóm lược một cách tổng quát những lời giảng công khai của Chúa Giêsu cho dân chúng và Chúa Giêsu nhắc đến hai điểm chính yếu nhất:
– Tin Chúa là tin Thiên Chúa Cha, thấy Chúa là thấy được Thiên Chúa Cha. Tin Chúa sẽ mang lại ánh sáng soi cho cuộc đời của mình. Ðức tin là ánh sáng, không tin là sống trong bóng tối.
– Từ chối không tin. Con người tự kết án mình. Mặc dầu Chúa Giêsu không đến để kết án mà để cứu rỗi, không ai có thể thoát ra khỏi sự cứu rỗi cuối cùng này, và sự xét xử đến từ thái độ của người đó, đón nhận hay chối từ Thiên Chúa. “Ai nghe lời Ta mà không tuân giữ thì không phải Ta là người kết án kẻ ấy vì Ta không đến để luận phạt thế gian mà đến để cứu rỗi. Ai chê chối Ta và không nhận lời Ta thì sẽ có người xét xử kẻ ấy, tức là lời giảng dạy của Ta sẽ xét xử kẻ ấy trong ngày sau hết. Không ai có thể thoát khỏi sự xét xử này, nhưng sự xét xử đó sẽ đến trong ngày sau hết”.
Trong hiện tại, Thiên Chúa luôn luôn kêu mời con người hãy trở về lại với Ngài sau những lần sa ngã, chối từ không tin Ngài. Thời giờ chúng ta đang sống là thời giờ của lòng nhân từ của Thiên Chúa. Ước gì mỗi người chúng ta đừng lợi dụng lòng nhân từ này, đừng khinh dễ bỏ qua ơn soi sáng của Chúa. Những trang Phúc Âm cho chúng ta biết rõ ý muốn của Thiên Chúa như thế nào nơi mỗi người chúng ta. Ngài muốn chúng ta tin nhận Ngài, lắng nghe lời Ngài và sống kết hiệp với Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã vạch ra một con đường cho mỗi người chúng con, đó là những dự án của tình yêu của Chúa để chúng con thực hiện. Xin Chúa giúp chúng con được luôn sẵn sàng thực hiện thánh ý Chúa lắng nghe lời Chúa chứ không phải là kẻ chịu đựng bất đắc dĩ, ý Chúa phải là ý con chứ không phải ý con là ý Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Từ bóng tối đến ánh sáng
Tin mừng theo thánh Gio-an được viết ra sau một thời gian dài cầu nguyện đến lúc chín mùi. Trước khi cho chúng ta những lời chứng, thánh nhân đã dầy kinh nghiệm sống với sức sống của Thiên Chúa, Cha, Con và Thánh Thần. Tin mừng này bày tỏ về Thiên Chúa Ba ngôi, qua con tim của một người, một người xác tín, một người tông đồ yêu dấu.
Đức Giêsu tự định nghĩa mình là người được sai đi của Cha. Thánh Gio-an không giới thiệu Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, nhưng là Con Cha. Hầu như bất cứ điều quan trọng nào đều chỉ về Cha và không chỉ về Con. Tất cả đều tương quan với Cha. Đức Giêsu thực hiện sứ mệnh do Cha ban, Người làm cho họ nhận biết sứ điệp của Cha. Đức Giêsu chính là sứ điệp của Cha.
Thái độ của Đức Kitô luôn luôn bày tỏ sự hoàn toàn tùy thuộc, hoàn toàn vâng lời lúc nào cũng sẵn sàng đối với Cha. Nếu Người cho lời Người là quan trọng vì đó là lời của Cha: “Chính lời Tôi nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết, thật vậy, không phải Tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai Tôi, truyền lệnh cho Tôi phải nói gì và tuyên bố gì”.
Chúng ta có lẽ phán đoán đây là một sự lệ thuộc quá nô lệ. Đức Giêsu không có một sự tự chủ của người trưởng thành …
Trái lại, chính đó là một hành động tự do của Đức Giêsu vì Người tự ý đặt mình sẵn sàng theo ý Cha: Đó chính là con đường cứu chuộc.
Con người muốn độc lập với Thiên Chúa, không muốn sống hợp với nguyên lý sự sống. Nhưng muốn được cứu chuộc phải vâng lời, phải tiến lại sống thân mật với Thiên Chúa. Thánh Phao-lô nói: Vì không vâng lời của một người, mà án phạt đã đến trong thế gian.
Chúng ta hãy để cho con tim chúng ta được tự do dâng lời cảm tạ biết ơn Đức Giêsu, là nguồn ơn cứu chuộc chúng ta, và Thánh lễ tạ ơn chúng ta sắp cử hành để tuyên xưng hồng ân của Chúa Cha là đã sai Con Một Ngài đến cho chúng ta.
C.G
SUY NIỆM 3: Ánh sáng của Đức Kitô
Nơi con người Chúa Giêsu có nhiều thứ ánh sáng. Đó có thể là thứ ánh sáng phản chiếu vinh quang quyền năng, thứ ánh sáng mà khi đối diện con người phải cúi đầu. Chúa Giêsu không tỏ lộ ánh sáng này cho các môn đệ và dân chúng theo Ngài, ngoại trừ một lần trên núi Thabor, Ngài biến hình sáng láng trước mặt ba môn đệ: Phêrô, Yacôbê và Gioan.
Ánh sáng thường gặp nơi Ngài là ánh sáng soi đường dẫn lối, một thứ ánh sáng không làm cho con người sợ hãi, nhưng mời gọi bước theo. Anh sáng phát xuất từ ngọn lửa yêu thương phục vụ xem ra không huy hoàng rực rỡ, nhưng lại hữu hiệu. Đối diện với ánh sáng này, con người sẽ hoặc là tiếp nhận, hoặc là chối từ. Khi chối từ tức là con người còn nằm trong bóng tối và ánh sáng trở thành ánh sáng xét xử. Chúa Giêsu không kết án, vì Ngài đến để cứu chuộc, nhưng chính thái độ cố chấp của con người sẽ kết án họ.
Không có ánh sáng đồng thời với bóng tối, ở đâu có ánh sáng, ở đó sẽ không còn bóng tối. Nhưng để tiếp nhận ánh sáng, con người phải chấp nhận từ bỏ, tiêu hao chính mình. Chúa Giêsu đã đem lửa xuống trần gian và Ngài ước mong cho nó cháy lên. Gặp gỡ Đức Kitô, con người sẽ gặp được ngọn lửa yêu thương của Ngài. Ngọn lửa càng sáng, càng đòi tiêu hao nhiều nhiên liệu. Ngọn lửa Đức Kitô đã tỏa sáng khắp vũ trụ khi Ngài được giương cao trên Thập giá và hiến thân cho đến giọt máu cuối cùng.
Bước theo Đức Kitô, người kitô hữu chúng ta không những được mời gọi tiến vào miền ánh sáng, mà còn có bổn phận trở thành ánh sáng. Ngài không cần chúng ta phải chiếu ánh sáng quyền năng của Ngài bằng những việc phi thường, nhưng là sẵn sàng tiêu hao chính mình để ánh sáng Đức Kitô được chiếu tỏa, và nhờ đó chính chúng ta cũng được đổi mới và nhận được vinh quang Phục Sinh của Ngài.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 4: NHỜ ÁNH SÁNG, CON NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG (Ga 12,44-50)
Trong cuộc sống, ánh sáng là thứ cần thiết đến độ không thể có gì thay thế. Ánh sáng làm cho con người và vạn vật có được sự sống và triển nở. Vì thế, không có ánh sáng, thì cho dù một sự sống sơ đẳng cũng không thể sống nổi như cỏ cây…thảo mộc…
Đây là sự cần thiết của ánh sáng dưới góc độ tự nhiên, còn với góc độ siêu nhiên, ánh sáng còn cần hơn gấp bội. Nếu không có ánh sáng siêu nhiên, thì con người sẽ lầm lũi bước đi trong đêm tối và có nguy cơ bị tận diệt sự sống đời đời. Tại sao vậy? Thưa, bởi vì ánh sáng siêu nhiên chính là biểu tượng chỉ về Thiên Chúa (x. Xh 19,18). Đấng đã dùng cột lửa để soi sáng và dẫn dân Dothái về Đất Hứa (x. Xh 13,21t). Như thế, khi dân thấy ánh sáng là an tâm (x. Tv 4,7.31; Cn 16,15). Ánh sáng còn là dấu chỉ về giới luật của Thiên Chúa (x. Cn 6,23). Người dẫn dân đi trong đường lối của Người (x. Tv 119,105). Người làm tội ác loạng choạng trong tối tăm (x. Is 59,9).
Hôm nay, chính Đức Giêsu mạc khải rõ nét chân tính của Thiên Chúa, và Ngài là Đấng Bởi Thiên Chúa mà đến, nên khẳng định: “Ta là ánh sáng đến trong thế gian” (Ga 12,46).
Như vậy, Ánh Sáng là biểu trưng cho hạnh phúc viên mãn trong nguồn ơn cứu chuộc và được sự sống đời đời. Đi ngược lại với Ánh Sáng chính là ở trong bóng tối và sẽ đi về chỗ diệt vong (x. Mt 22,13). Cho nên có Ánh Sáng là có sự sống, có ơn cứu chuộc.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết chạy đến với Đức Giêsu là Ánh Sáng thật để được hạnh phúc như chính Ngài đã nói: “Ta là ánh sáng đến trong thế gian để ai tin Ta không đi trong tăm tối”. Vì thế, ngay trong giây phút này, chúng ta hãy sống những điều thuộc về Ánh Sáng như thánh Phaolô mời gọi: “Anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng” (Ep 5,8).
Không những chúng ta thuộc về Ánh Sáng, nhưng chúng ta còn phải trở nên ánh sáng cho trần gian, để soi sáng cho người khác đến nguồn Ánh Sáng là chính Đức Giêsu, để họ cũng được sự sống đời đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được đi trong đường lối của Chúa là Ánh Sáng. Xin cho chúng con được tránh xa bóng tối là kẻ thù của Ánh Sáng. Và xin cho chúng con được trở nên ánh sáng soi đường cho người khác bằng đời sống tốt lành của chúng con. Amen.
Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 5: Không tự mình nói
Tự do là điều con người trân trọng.
Bao người dám chết để đổi lấy một chút tự do.
Các bạn trẻ thèm được tự do, để được là mình.
Người ta vẫn hiểu người có tự do là người muốn làm gì thì làm,
muốn nói gì thì nói, không bị bất cứ ràng buộc nào.
Nếu thế thì Đức Giêsu có tự do không?
Đức Giêsu có tự do không khi trong bài Tin Mừng Ngài khẳng định:
“Không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi,
truyền lệnh cho tôi phải nói gì, phải tuyên bố gì” (c. 49) ?
“Những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi” (c.50).
Ngài có tự do không khi Ngài cũng chẳng tự mình làm bất cứ điều gì?
“Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi, Người không để tôi cô độc,
vì tôi luôn làm những điều đẹp ý Người” (Ga 8, 29).
Bao nhiêu lần trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu quả quyết
Ngài không tự mình nói gì, cũng không tự mình làm gì.
Ngài chỉ sống theo lệnh truyền của Cha (Ga 15, 10).
Lệnh truyền này không áp đặt Ngài từ bên ngoài,
nhưng chi phối sâu xa từ bên trong
toàn bộ hướng đi và những chọn lựa cụ thể của cuộc sống trần thế.
Đức Giêsu đã tự do đón lấy ý Cha, lệnh truyền của Cha.
Chính khi hoàn toàn để Cha chi phối, mà Ngài được tự do thật sự.
Chính khi đó Đức Giêsu trở thành sự hiện diện trong suốt của Cha.
“Ai thấy tôi là thấy Chúa Cha, Đấng đã sai tôi (Ga 12, 45; 14, 9).
Lời của Ngài là lời của Cha, việc Ngài làm là việc của Cha.
Chúng ta có thể gặp được Thiên Chúa một cách nguyên tuyền nơi Đức Giêsu,
Đấng đã dâng hiến tất cả tự do để sống hoàn toàn tùy thuộc.
Chính khi hoàn toàn tùy thuộc mà Ngài được hoàn toàn tự do.
Người được sai là một với người sai mình.
“Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10, 30).
Hãy đến với Giêsu Ánh Sáng và ra khỏi những bóng tối (c.46).
Hãy nghe, đón nhận và tuân giữ lời của Giêsu (cc. 47-48).
Chỉ khi ở lại trong lời của Giêsu chúng ta mới gặp được sự thật
và sự thật sẽ cho chúng ta được tự do (Ga 8, 31-32).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
xin nhận lấy trọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu,
và trọn cả ý muốn của con,
cùng hết thảy những gì con có,
và những gì thuộc về con.
Mọi sự ấy, Chúa đã ban cho con,
lạy Chúa, nay con xin dâng lại cho Chúa.
Tất cả là của Chúa,
xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa.
Chỉ xin ban cho con lòng mến Chúa và ân sủng.
Được như thế, con hoàn toàn mãn nguyện. Amen.
(Kinh dâng hiến của thánh I-Nhã)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Thứ năm tuần 4 Phục Sinh
Lời Chúa: Ga 13, 16-20
Sau khi đã rửa chân các môn đệ, Chúa Giêsu phán với các ông: “Thật, Thầy bảo thật các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ, kẻ được sai không trọng hơn đấng đã sai mình. Nếu các con biết điều đó mà thực hành thì có phúc. Thầy không nói về tất cả các con, vì Thầy biết những kẻ Thầy đã chọn, nhưng lời Thánh Kinh sau đây phải được ứng nghiệm: Chính kẻ ăn bánh của Ta sẽ giơ gót lên đạp Ta. Thầy nói điều đó với các con ngay từ bây giờ, trước khi sự việc xảy đến, để một khi xảy đến, các con tin rằng: Thầy là ai. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy”.
SUY NIỆM 1: Củng cố đức tin
Ðó là những lời Chúa Giêsu tâm sự với các tông đồ vào lúc khởi đầu cuộc khổ nạn của Ngài, loan báo tương lai cuộc sống của các tông đồ sẽ như thế nào. Nhưng tại sao Giáo Hội lại chọn để chúng ta suy niệm đoạn Phúc Âm này trong những ngày của mùa phụng vụ Phục Sinh? Những gì đã xảy ra đúng theo như lời Kinh Thánh và theo lời loan báo trước của Chúa, nhằm củng cố các tông đồ và cả chúng ta ngày hôm nay trong đức tin vào Chúa. Tin Chúa là Thiên Chúa, là Ðấng Hằng Hữu, là Ðấng Ta Là, “Ta bảo các con điều đó ngay từ bây giờ, trước khi sự việc xảy ra để đến khi sự việc xảy ra, các con tin Ta là Ðấng Hằng Hữu, là Thiên Chúa”.
Bản văn Phúc Âm thánh Gioan dùng từ “Ta là Ðấng Ta Là”, từ dùng để chỉ chính Giavê Thiên Chúa. Trong ánh sáng của mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu, các tông đồ và mỗi người chúng ta được mời gọi suy niệm những lời Chúa Giêsu có liên quan đến vận mệnh tương lai của những ai làm đồ đệ Chúa. Trước hết là hồng ân được Chúa sai đi, được đại diện cho Ngài “Ai đón rước kẻ Ta sai là đón rước Ta và ai đón rước Ta là đón rước Ðấng đã sai Ta”. Ðó là chiều dọc từ con người lên cùng Thiên Chúa Cha qua Chúa Giêsu Kitô. Mọi đồ đệ của Chúa cần phải duy trì trọn vẹn chiều dọc này. Ðây là hồng ân Chúa ban cho những con người Chúa chọn làm kẻ đại diện của Ngài, mang sứ điệp của Ngài đến cho anh chị em khác và hồng ân này có thể bị mất đi do chính quyết định tự do của con người như trường hợp của Giuđa ngày xưa, người môn đệ phản Thầy, “Ta biết những kẻ Ta đã chọn, kẻ ăn bánh cùng Ta đã giơ gót chân đạp Ta”.
Lời cảnh tỉnh của Chúa thôi thúc mỗi người chúng ta xét lại cuộc sống làm đồ đệ theo Chúa của mình đang ở mức độ nào. Chúng ta sẽ làm đại diện cho Chúa một cách hữu hiệu hơn nếu chúng ta trở nên giống Chúa hơn và chia sẻ vận mệnh của Chúa: “Tôi tớ không hơn chủ; kẻ bị sai đi không trọng hơn người sai họ”. Chúa đã đi qua con đường thập giá, thì đồ đệ của Ngài chắc chắn cũng sẽ đi qua con đường này. Hơn nữa, cám dỗ phản bội Chúa như Giuđa ngày xưa luôn là cám dỗ thường hằng của mọi môn đệ Chúa cả ngày hôm nay. Chúng ta hãy tỉnh thức đề phòng.
Lạy Chúa, xin hãy ban cho con ơn can đảm theo Chúa cho đến cùng trong mọi hoàn cảnh.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Chỗ cho đức khiêm nhường
Chúng ta không còn nghe nói đến những nhân đức Kitô giáo nữa hay cả đến những nhân đức thường nữa. Tất cả mang tiếng xấu. Chúng không còn chỗ trong văn hóa của chúng ta. Thời nay sống khiêm nhường khó biết bao! Hãy nhìn xem: Để được thăng cấp, phải tự đặt giá trị của mình nổi lên. Mọi kiểu đánh giá đều được đặt trên sự cạnh tranh và tham vọng. Người ta còn tính rằng để sống, cần phải đè nén và hạ bệ người khác để cho mình lên. Làm sao sống khiêm tốn trong một thế giới văn minh tôn sùng minh tinh, thần tượng, siêu sao, thị trường, thời trang …
Chúa nói đến đức này bằng hành động và giải thích. Bằng hành động: Trước lễ vượt qua, Người rửa chân cho các môn đệ. Đức Giêsu đã làm tôi tớ, Người có mục đích sẵn sàng phục vụ người khác. Nhưng chúng ta lại quên cử chỉ của Đức Giêsu ngay sau lễ chiều thứ năm tuần thánh. Chúng ta đã mừng lễ rất tốt, nhưng chúng ta trước và sau lễ chẳng sống chút gì với Thánh lễ.
Bằng lời nói, Đức Giêsu lưu ý chúng ta đến đức khiêm nhường: “Tôi tớ không lớn hơn chủ. Kẻ được sai đi không lớn hơn người sai bảo”.
Điều đó kêu mời chúng ta phải lãnh lấy sứ điệp Tin mừng với hết lòng khiêm nhường: “Thầy nói điều đó, anh em hãy thực hành thì thật có phúc cho anh em”. Thánh Phao-lô đã nhắc lại lời khuyên đó và nói: “Anh em đừng cưu mang những thứ học thuyết tân kỳ theo sở thích, anh em hãy chỉ rao giảng Đức Giêsu và Đức Giêsu chịu đóng đinh”.
Đức khiêm nhường được Phúc âm trình bày cho chúng ta trong lễ hôm nay: Ngay sau khi Đức Giêsu trao bánh cho Giu-đa, Giu-đa liền ra đi phản bội Người. Đây là tột đỉnh của đức khiêm nhường. Chúa đã ban bánh cho ăn, được ăn rồi Giu-đa vẫn đi phản bội. Chúng ta nhớ rằng sự phản bội luôn rình mò chúng ta, chúng ta hãy khiêm tốn đón nhận những yếu đuối nơi mình và nơi người khác. Nhờ thế khiêm nhường trở nên bác ái.
C.G
SUY NIỆM 3: Tiếp nối sứ mệnh của Chúa
Thiên Chúa Cha đã sai Con Một của Ngài đến thế gian để giảng dạy cho mọi người con đường cứu rỗi, và khi đã hoàn tất sứ mệnh của Ngài trên trần gian này, Chúa Giêsu sai các môn đệ Ngài đi loan báo Tin mừng cứu rỗi cho mọi tạo vật. Sự chính thống đó được Chúa Giêsu quả quyết như chúng ta có thể đọc thấy trong Tin mừng hôm nay: “Thày bảo thật các con, ai đón nhận kẻ Thày sai là đón nhận Thày, và ai đón nhận Thày là đón nhận Đấng đã sai Thày”.
Trong văn mạch của Phúc âm, trước khi nói những lời trên, Chúa Giêsu đã làm gương cho các Tông đồ của Ngài: Ngài rửa chân họ và sau đó khi trở lại bàn ăn, Ngài nói với họ: “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai không trọng hơn kẻ đã sai mình”. Thật là đơn giản, nhưng là một sự đơn giản đòi hỏi: đời sống truyền giáo của Giáo Hội phải rập khuôn với cuộc đời của Chúa Giêsu, với tấm gương Ngài đã sống và đã giảng dạy. Giáo Hội phải biết phục vụ trong khiêm tốn, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa.
Là những người đã lãnh nhận Bí tích rửa tội, chúng ta đều là những môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu bằng đời sống yêu thương và Phục vụ, trở nên muối và ánh sáng cho thế gian.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 4: GIỚI THIỆU CHÚA CÁCH TRUNG THỰC (Ga 13, 16 – 20)
Trong nghề thuốc hay võ thuật, những thần y hay tổ sư thường lưu nghề bí truyền cho một ai đó, để đến khi họ có khuất núi thì vẫn còn có người lưu danh hậu thế nhờ lưu truyền lại gia bảo của cha ông.
Với Đức Giêsu cũng vậy! Sau hành trình loan báo Tin Mừng, trước khi về trời, Ngài cũng truyền cho các môn sinh của mình: “Hãy đi loan báo Tin Mừng khắp thế gian”. Đây chính là lệnh truyền, gia bảo cho Giáo Hội tới muôn đời.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu như muốn khẳng định rằng: nếu là người môn đệ chân chính, sẽ nói lời của chính Thiên Chúa, và như thế thì: “A i đón nhận kẻ Thầy sai là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy”.
Muốn làm được điều đó để cho mọi người nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, chúng ta phải mặc lấy chính tâm tình của Đức Giêsu, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài khi phục vụ con người cách vô vị lợi trong sự khiêm tốn…
Có thế chúng ta mới lưu lại cho người đương thời và hậu thế gia tài quý giá là chính Đức Giêsu, nhờ đó, con người hôm nay và mai sau mới nhận ra Đức Giêsu là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống ngang qua đời sống và hành vi của chính chúng ta.
Mong sao mỗi người chúng ta biết được điều đó để thi hành, ngõ hầu trở thành người có phúc như Đức Giêsu đã nói: “Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!”. Ngược lại, chúng ta đừng như Giuđa, kẻ phản thầy mà hôm nay, Đức Giêsu đã tiên báo một cách đau đớn: “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con”
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết sống trung thành với Chúa và sứ điệp của Chúa. Xin cho chúng con biết loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống của chính mình, để cuộc đời và sứ vụ của chúng con chính là hiện thân cách sống động như chính Chúa đang trực tiếp hành động. Amen.
Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 5: Thật phúc cho anh em
Suy niệm :
Khi giảng cho các Giám mục Anh Giáo,
ông Jean Vanier có kể câu chuyện như sau xảy ra tại cộng đoàn của ông,
một cộng đoàn được lập tại nước Pháp để giúp những người cơ nhỡ.
Nhà ông có nhận nuôi anh Eric, 16 tuổi, vừa mù lại vừa điếc.
Anh không đi được, không muốn ăn, chỉ quậy phá và muốn chết.
Anh thật là mối kinh hoàng cho những ai phải chăm lo cho anh.
Làm sao để anh yêu cuộc sống này ?
Làm sao để anh thấy mình được yêu và đáng quý,
bất chấp những khiếm khuyết của mình ?
Tìm đâu thứ ngôn ngữ để một người vừa mù vừa điếc hiểu được điều ấy ?
Ông Jean Vanier có nhiệm vụ tắm cho anh mỗi sáng.
Và ông đã tìm ra được thứ ngôn ngữ mà anh hiểu được, cảm được,
thứ ngôn ngữ của bàn tay, ngôn ngữ của thịt.
“Lời đã thành thịt, để thịt của chúng ta thành lời,” ông đã nói như thế.
Khi Thầy Giêsu chạm tay của mình vào chân các môn đệ để rửa
với sự trân trọng và yêu thương,
chắc họ đã cảm được thứ ngôn ngữ không lời đó.
Kinh nghiệm được Thầy rửa chân là kinh nghiệm chẳng thể nào quên.
Thầy muốn các môn đệ tiếp tục làm điều Thầy đã làm:
“Thầy đã nêu gương cho anh em,
để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 15).
Thầy Giêsu nhắc các môn đệ về vị thế của họ,
vị thế của người tôi tớ, người được sai.
Vị thế này hẳn thấp hơn vị thế của Thầy là chủ, là người sai họ đi (c. 16).
Bởi đó việc rửa chân cho nhau giữa các tôi tớ là một đòi buộc (c. 14).
“Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành,
thì thật phúc cho anh em !” (c. 17).
Đức Giêsu đã biến hành vi rửa chân thành mối phúc.
Con người thường tìm hạnh phúc nơi việc được phục vụ, được tôn vinh.
Thầy Giêsu dạy ta tìm hạnh phúc nơi việc cúi xuống khiêm hạ.
Nhiều Kitô hữu đã nếm được thứ hạnh phúc này,
trong đó có ông Jean Vanier, Mẹ Têrêsa, cha Đamiêng, Đức Cha Cassaigne…
Họ đã tình nguyện dâng đời mình cho những người cùng khổ.
Hôm nay, Đức Giêsu vẫn ở nơi những người cần được rửa vết thương,
vết thương thể chất và tinh thần.
Hôm nay, Ngài vẫn ở nơi những người đang cúi xuống,
âm thầm, nhẹ nhàng băng bó các vết thương của thế giới.
Cầu nguyện :
Lạy Thầy Giêsu,
khi Thầy rửa chân cho các môn đệ
chúng con hiểu rằng Thầy đã làm một cuộc cách mạng lớn.
Thầy dạy chúng con một bài học rất ấn tượng
khi Thầy bưng chậu nước, bất ngờ đến với các môn đệ trong bữa ăn,
khi Thầy cúi xuống, dùng bàn tay của mình để rửa chân rồi lau chân cho họ.
Chắc Thầy đã nhìn thật sâu vào mắt của từng môn đệ và gọi tên từng người.
Giây phút được rửa chân là giây phút ngỡ ngàng và linh thánh.
Lạy Thầy Giêsu,
thế giới chúng con đang sống rất thấm bài học của Thầy.
Chúng con vẫn xâu xé nhau chỉ vì chức tước và những đặc quyền, đặc lợi.
Ai cũng sợ phải xóa mình, quên mình.
Ai cũng muốn vun vén cho cái tôi bất chấp lương tri và lẽ phải.
Khi nhìn Thầy rửa chân, chúng con hiểu mình phải thay đổi cách cư xử.
Không phải là ban bố như một ân nhân, nhưng khiêm hạ như một tôi tớ.
Từ khi Thầy cúi xuống rửa chân cho anh Giuđa, kẻ sắp nộp Thầy,
chúng con thấy chẳng ai là không xứng đáng cho chúng con phục vụ.
Lạy Thầy Giêsu,
Thầy để lại cho chúng con một di chúc bằng hành động.
Thầy đã nêu gương cho chúng con noi theo,
để rửa chân chẳng còn là chuyện nhục nhã, nhưng là mối phúc.
Xin cho chúng con thấy Thầy vẫn cúi xuống trên đời từng người chúng con,
để nhờ đó chúng con có thể cúi xuống trên đời những ai khổ đau bất hạnh. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Thứ sáu tuần 4 Phục Sinh
Lời Chúa: Ga 14, 1-6
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi”.
Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?”
Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”.
SUY NIỆM 1: Ðường về quê trời
Khi tìm giải đáp cho một bài đố tìm đường từ một khởi điểm dẫn tới một địa điểm được yêu cầu thì người tham dự thường lúng túng, vì có quá nhiều đường có thể dẫn tới nơi nhưng thực sự lại dẫn đến ngõ cụt. Nhưng nếu tinh ý quan sát một chút, người ta có thể thấy công việc tìm kiếm dễ như trở bàn tay. Ðó là thay vì bắt đầu từ điểm khởi hành với nhiều ngõ rẽ, chúng ta hãy bắt đầu từ nơi đến rồi đi ngược lại. Với phương pháp này ta sẽ dễ dàng tìm ra con đường ngắn nhất dẫn đến nơi phải đến.
Như vậy, điều quan trọng không phải là biết đường không mà thôi, mà còn là và nhất là biết nơi mình đến, cần biết nơi mình đến trước khi bắt đầu đi. Khi hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, thì làm sao chúng con biết đường đi tới”, thánh Thomas tông đồ đã lý luận theo cùng một nguyên tắc như nói trên.
Nhưng trường hợp mà thánh Thomas tông đồ đặt ra xem ra như không cần thiết nữa, nếu người tìm đường có được mối liên lạc thân tình với chính Ðấng là Ðường, là sự Thật và sự Sống. Chúa Giêsu đã mạc khải cho các đồ đệ của Ngài biết nơi phải đến và con đường dẫn đến đó là chính Ngài: “Thầy là Ðường, là sự Thật và là sự Sống”. Vậy, điều quan trọng nhất là theo Ngài, sống kết hiệp với Ngài, đừng rời xa Ngài, nhất là khi gặp gian nan thử thách. Chúa đã cảnh tỉnh trước các môn đệ: “Tâm hồn các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”.
Ðường về quê trời có nhiều thử thách nhưng người đồ đệ có thể vượt qua dễ dàng nếu biết để cho Chúa hướng dẫn, để cho Chúa đưa mình đến nơi Chúa muốn. Bí quyết căn bản của đời sống Kitô là để cho Chúa tự do hướng dẫn mình đi, là biết cộng tác với ơn Chúa, là để cho Chúa Giêsu Kitô chiếm hữu như thánh Phaolô tông đồ ngày xưa, ngài đã bộc lộ cho những người con tinh thần của ngài bí quyết đời Kitô, đó là: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi. Kiếp sống tôi đang sống, tôi muốn sống trong niềm tin hoàn toàn vào Ðấng đã yêu thương tôi và trao nộp chính mình cho tôi”.
Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, Chúa đã nêu chỉ cho chúng con biết đường dẫn về quê trời, đường dẫn chúng con đến nguồn hạnh phúc thật. Nhưng còn có một điều cần, đó là sự cộng tác của chúng con. Chúng con cần tin tưởng vào Chúa, cần để Chúa hướng dẫn cuộc sống mình. Nếu chúng con tự phụ, ỷ lại vào sức riêng mình, thì chúng con sẽ làm hư chương trình của Chúa. Xin Chúa thương ban ơn giúp chúng con thay đổi tâm thức và thay đổi con tim mỗi ngày một trở nên vâng phục và cộng tác tích cực với sự hướng dẫn của Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Dọn chỗ cho anh em
Khi chúng ta có những dự tính tương lai, khi chúng ta mơ ước về ngày mai, chúng ta rất hay hy vọng tìm được một chỗ tốt nào đó cho mình gửi tấm thân tàn để sống những ngày còn lại. Hay một ngôi mộ yên mả đẹp cho nắm xương tàn.
Ngày nay, người ta đang hy vọng xây những dẫy nhà chung cư tiện nghi để giải quyết những nhà ổ chuột cho hàng ngàn gia đình. Ai cũng mong muốn có một chỗ ở mới, những láng giềng lân cận tốt. Ai cũng khao khát được ở ngôi nhà của riêng mình với những tiện nghi theo kiểu mới, hợp thời trang, giữa khu vườn có phong cảnh lý tưởng.
Nhưng có biết bao gia đình không bao giờ tìm được một nơi ở tương xứng cho gia đình vì quá nghèo và giá cả quá mắc.
Tin mừng hôm nay dắt đưa chúng ta đến xem kế hoạch của Thiên Chúa đang dọn một chỗ ở mênh mông tráng lệ cho con người. Ngài là kiến trúc sư muôn đời, là sở hữu chủ vô biên.
Nhưng kế hoạch đó giống như những thứ nhà chúng ta đang ở, chỉ là những thứ tân trang theo những kiểu mẫu trần tục, thì chán chết. Hỏi có đáng chúng ta hy vọng vào đó nữa không?
Chúng ta trở lại câu hỏi này: Có gì ở bên kia cuộc đời? Khi tuổi già chấm dứt … Khi người ta nói: “Từ trần, đi rồi, tắt hơi thở cuối cùng …”, tôi sẽ đi về đâu? ở chỗ nào? chỗ chúng ta ở được Đức Giêsu dọn sẵn theo kế hoạch của Thiên Chúa là chỗ ở hiệp thông: sâu thẳm nhất, thông suốt nhất, liên đới nhất. Nơi mà láng giềng lân cận là những bạn chí ái nhất và sở hữu chủ là một người Cha. Chỗ chúng ta được mời đến ở là nhà mình, nhà Cha mình, và trung tâm nơi ở này là Đức Giêsu. Chính Người đã đưa chúng ta về ở với Người gần Thiên Chúa.
Mơ ước của chúng ta đượm mầu sắc rực rỡ về những ngôi nhà. Những vấn đề tương lai được mệnh danh là chỗ ở, “nơi cư trú”. Nhưng Đức Giêsu chỉ cho chúng ta con đường đến một nơi ở khác, nơi người ta hát vang ca khúc khải hoàn “nơi đầy ánh sáng, chan chứa tình thương tha thứ, an vui và tự do hạnh phúc”.
C.G
SUY NIỆM 3: Chúa sẽ đến lại
Cuộc trở lại nào cũng được khởi đầu bằng sự ra đi: có ra đi mới có trở lại. Thế nhưng cũng có những cuộc ra đi không bao giờ trở lại: đi để quên đi một quá khứ đau buồn, đi để thoát ly mọi ràng buộc, chân bước đi mà lòng rộn rã niềm vui. Những cuộc ra đi như thế chẳng bao giờ có hứa hẹn, có chăng chỉ là giả dối. Người ta chỉ hứa hẹn khi chân bước đi mà lòng chẳng muốn rời, lời hứa hẹn xoa dịu nỗi chia ly và hy vọng một ngày tái ngộ.
Chúa Giêsu sắp từ giã các môn đệ để trờ về cùng Cha, và điều đó khiến các ông u buồn xao xuyến. Không u buồn sao được khi đã ba năm tình nghĩa thày trò, không xao xuyến sao được khi đã mất đi điểm tựa. Chúng Giêsu biết rõ điều đó và các môn đệ cũng thấm thía nỗi buồn khi Ngài tuyên bố ra đi. Chính vì thế để trấn an họ, Ngài giải thích việc Ngài ra đi và hứa trở lại. Ngài ra đi không phải vì Ngài, mà vì các ông: Ngài đi dọn chỗ cho các ông và Ngài sẽ trở lại đem các ông đi theo Ngài. Còn gì vui sướng bằng. Người đi nhận chịu gian lao vất vả chỉ vì người ở lại, do đó người ở lại không còn mặc cảm bị bỏ rơi nhưng hãnh diện vì được người đi đặc biệt lưu tâm.
Thái độ của người ở lại không phải là u sầu than khóc, mà là góp sức với người đi bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho giờ hội ngộ. Còn gì bẽ bàng cho bằng khi trở lại người đi chỉ gặp được sự dửng dưng thờ ơ của người ở lại. Còn gì buồn lòng Thiên Chúa hơn khi Ngài đến gõ cửa mà tâm hồn đã đóng kín và đèn dầu đã cạn.
Khi lãnh nhận đức tin, người Kitô hữu cũng được Đức Kitô hứa hẹn. Ngài hứa sẽ trở lại với riêng từng người và với chung cho cả thế giới. Ngài sẽ trở lại đem họ đến nơi Ngài dọn sẵn, để họ hưởng trọn niềm vui mà hiện nay họ chỉ mới cảm nghiệm lờ mờ như dọi qua gương. Ngài không báo trước giờ Ngài trở lại, nhưng muốn họ luôn sẵn sàng như tân nương chờ đón tân lang.
Xin cho chúng ta biết chọn lời hứa trở lại của Chúa làm ngọn đuốc chiếu soi cuộc sống, để chúng ta thoát được mạng lưới của u buồn, và luôn sống trong lạc quan hy vọng vì biết rằng Chúa hằng quan tâm săn sóc chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 4: “ĐỪNG XAO XUYẾN” (Ga 14, 1-6)
Đứng trước cái chết của người thân, ai trong chúng ta lại không khỏi xao xuyến và lòng lại không quặn đau đến tột cùng vì sắp phải chứng kiến sự chia lìa vĩnh viễn!
Tin Mừng hôm nay trong một văn mạch hết sức ấn tượng, đó là sự đau buồn của các môn đệ trước sự ra đi của Đức Giêsu. Thật vậy, ba năm tình nghĩa thày trò, không xao xuyến sao được khi sẽ mất đi điểm tựa! Tuy nhiên, thấu hiểu được tâm trạng của các ông, nên tình thầy trò thân tín, Đức Giêsu đã tâm huyết chia sẻ với các môn đệ: “Anh em đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Thầy đi dọn chỗ cho anh em… để Thầy ở đâu, anh em cũng sẽ ở đó”. Lời tâm huyết này được diễn ra trong bữa Tiệc Ly, một bữa ăn cuối cùng của tình thầy trò. Khi nói những lời ấy, Đức Giêsu trao cho các ông chìa khóa để thêm vững tin, đó là: để khỏi bị xao xuyến, thì: “Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”. Tin vào Thiên Chúa, vì Người hằng thương yêu chúng ta. Tin vào Đức Giêsu vì Ngài đi để chuẩn bị cho chúng ta như Ngài đã phán: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em […] và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy vững tin vào Chúa trước mọi thử thách trông gai. Không được ủ rũ khóc than. Nhưng là chuẩn bị cho ngày hội ngộ với Đức Giêsu bằng việc sống những điều Ngài dạy. Hãy khước từ mọi sự bất chính, thêm niềm tin tưởng tuyệt đối vào Đức Giêsu và trung thành đi trên chính con đường của Ngài để được sự sống đời đời.
Lạy Chúa Giêsu, Lời Chúa hôm nay dạy cho chúng con phải vững tin vào Chúa. Sống những gì Chúa dạy để được sự sống đời đời. Xin Chúa ban cho chúng con được sống xứng đáng với ơn gọi cao quý, đó là được làm con Chúa. Xin cho chúng con được sống bên Chúa khi đã hoàn thành sứ vụ trên trần gian, nơi mà chính Chúa ra đi trước để dọn chỗ cho chúng con. Amen.
Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 5: Thầy là đường
Suy niệm :
Sách Công vụ Tông đồ có một lối nói đặc biệt để chỉ Kitô giáo.
Tôn giáo mới này được gọi Đường của Chúa (Cv 18, 25-26),
hay thường xuyên hơn, được gọi là Đường (Cv 19, 9. 23; 22, 4; 24, 14. 22).
Sách Công vụ cũng có lối nói đặc biệt để chỉ các Kitô hữu.
Họ được gọi là những người thuộc về Đường (Cv 9, 2),
và họ đã chịu bách hại vì theo con đường này, theo Đạo này.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
chúng ta nghe Đức Giêsu nói: “Chính Tôi là Đường” (c. 6).
Phải chăng vì thế Kitô giáo được sách Công vụ gọi là Đường của Chúa,
và các Kitô hữu đầu tiên được gọi là những người thuộc về Đường?
Đối với Kitô hữu, theo đạo chính là theo một Con Đường.
Con Đường ấy không phải chỉ là một số lễ nghi hay giáo lý phải giữ,
cũng không phải là những minh triết khôn ngoan phải theo.
Con Đường ấy hiện thân nơi một con người.
Theo đạo chính là theo Con Đường mang tên Giêsu,
là gắn bó sống chết với Giêsu, chia sẻ sứ mạng của Giêsu,
Con Thiên Chúa làm người bằng xương bằng thịt.
Đức Giêsu không chỉ là người dẫn đường.
Chính Ngài là Đường, là Đạo.
Hơn thế nữa, Ngài là Con Đường duy nhất dẫn ta đến với Chúa Cha.
“Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (c. 6).
Phải qua Con Đường Giêsu chúng ta mới vào được thế giới của Thiên Chúa,
bởi lẽ chỉ Đấng từ trời xuống mới có thể đưa chúng ta lên trời.
Ngày nay người ta nói đến nhiều con đường khác để được cứu độ.
Nhưng con đường nào cũng phải đi qua Con Đường Giêsu.
Nơi Con Đường này chúng ta gặp được Sự Thật trọn vẹn về Thiên Chúa.
Nơi đây chúng ta gặp được Sự Sống viên mãn của chính Thiên Chúa.
Khi các môn đệ xao xuyến vì đến giờ chia tay,
Thầy Giêsu cho biết Ngài đi về với Cha để dọn chỗ cho họ (c. 2).
Chỗ ở vĩnh viễn của họ là nơi Thầy trò được ở với nhau mãi mãi.
“Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy,
để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 3; x. 12, 26; 17, 24).
Thiên đàng là nơi Thầy trò được ở bên nhau, không gì ngăn cách nổi.
Tình Thầy trò đã bắt đầu ở đời này và sẽ kéo dài đến vĩnh cửu.
Là người theo Đạo Giêsu, chúng ta biết mình từ đâu đến và sẽ đi đâu.
Chúng ta không đi loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Chúng ta biết hạnh phúc đang chờ mình ở cuối đường.
Nhưng nếu chúng ta không có tình bạn thiết thân với Giêsu ở đời này
thì vào thiên đàng để làm gì?
Cầu nguyện :
Con đã yêu Chúa quá muộn màng !
Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính,
vừa luôn mới mẻ,
con đã yêu Chúa quá muộn màng !
Bấy giờ Chúa ở trong con
mà con thì ở ngoài,
con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
Con thật hư hỏng,
khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.
Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con
mà con lại không ở với Chúa.
Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa,
trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
Chúa đã gọi con, đã gọi to
và phá tan sự điếc lác của con.
Chúa đã soi sáng
và xua đi sự mù lòa của con.
Chúa đã tỏa hương thơm ngát
để con được thưởng thức,
và giờ đây hối hả quay về với Chúa.
Con đã nếm thử Chúa
và giờ đây con đói khát Người.
Chúa đã chạm đến con,
nên giờ đây con nóng lòng
chạy đi tìm an bình nơi Chúa. Amen. (Thánh Âu-Tinh)
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Thứ bảy tuần 4 Phục Sinh
Lời Chúa: Ga 14, 7-14
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, các con biết và đã xem thấy Người”.
Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con”. Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: “Philipphê, Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao con lại nói: Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin, vì các việc Thầy đã làm.
Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm được những việc Thầy đã làm; người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha. Và điều gì các con nhân danh Thầy mà xin Cha, Thầy sẽ làm, để Cha được vinh hiển trong Con. Nếu điều gì các con nhân danh Thầy mà xin cùng Thầy, Thầy sẽ làm cho”.
SUY NIỆM 1: Cầu nguyện nhân danh Chúa.
Thường tình chúng ta không tiếc lời ca ngợi kẻ xa lạ vì đã làm được những việc đáng kể, nói ra nhiều câu chí lý, có một hành động đáng phục. Trong khi đó chúng ta lại rất hà tiện lời khen đối với người sống gần bên cạnh, trong chính tập thể chúng ta, dù người đó không những đã làm, đã nói, đã sống, mà còn hơn cả những người được ca ngợi, nhưng lại sống xa chúng ta. Ðây có thể phần nào là hoàn cảnh sống của các môn đệ, nhất là của Philipphê. Họ đã sống gần Chúa Giêsu, Thầy của mình, bao nhiêu năm qua, nhưng dường như họ vẫn chưa hiểu Chúa và mối tương quan của Ngài với Thiên Chúa Cha. Chính vì thế, mà trong câu nói của Chúa Giêsu cho các môn đệ có mang chút ít sự chua xót và trách móc: “Thầy đã ở với các con lâu rồi mà các con không biết Thầy sao? Hỡi Philipphê, ai xem thấy Thầy thì cũng xem thấy Cha. Hãy tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy. Ít nhất, các con hãy tin điều đó vì thấy các việc Thầy đã làm”.
Thật thế, không thiếu những dấu chỉ cho chúng ta biết mối quan hệ thâm sâu và đặc biệt giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha. Ðặc biệt trong đoạn Phúc Âm vừa đọc trên, chúng ta có thể ghi nhận một dấu chỉ đặc biệt, đó là Chúa Giêsu qua Chúa Thánh Thần mà Ngài sẽ ban xuống, sẽ ban cho các môn đệ làm những việc cả thể hơn nữa. Họ sẽ hành động nhân danh Chúa, sẽ khai sinh một cộng đoàn mới, một Giáo Hội của Chúa. Nhưng chắc chắn các môn đệ sẽ gặp khó khăn và phương thế để vượt qua những khó khăn là cầu nguyện, cầu nguyện nhân danh Chúa. Hai lần trong cùng một đoạn văn vừa đọc, Chúa Giêsu đã yêu cầu các môn đệ của Ngài hãy cầu nguyện, cầu nguyện hết lòng tin tưởng, cầu nguyện nhân danh Chúa. Chúng ta có xác tín về những gì Chúa Giêsu giãi bày cho chúng ta hay không?
Lạy Chúa, trong ánh sáng phục sinh của Chúa, chúng con được mạc khải cho biết thực thể đúng thực của Chúa, là Ðấng sống hiệp nhất với Thiên Chúa Cha, nhưng đồng thời không bỏ quên chúng con. Chúa muốn chúng con hướng về Chúa. Xin đừng để chúng con đi tìm một vì Thiên Chúa khác, mà quên chính Chúa, là Ðấng luôn luôn hiện giữa chúng con mọi nơi mọi lúc.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Cảm nghiệm lời chứng
Phi-líp dám liều như Mô-sê và Ê-li-a đã xin thấy mặt Thiên Chúa. Các ông đã nhận được tiếng Chúa nói từ trong bụi gai bốc lửa và trong tiếng gió nhè nhẹ, đó là sự cảm nghiệm huyền nhiệm. Nhưng họ chỉ được đáp lời thật sự lúc Thiên Chúa hiện hình trong Đức Giêsu. Đó là lúc biến hình mà Chúa Cha đã cho thấy Con Ngài vinh quang sáng láng và bao phủ bằng tình yêu dấu của Chúa Cha trước mặt các tông đồ làm cho các ông ngất đi trong ánh sáng.
Ánh sáng này được Đức Giêsu tỏ ra cho những người đồng bàn trong bữa tiệc ly, khi nói về Chúa Cha vô hình, đó là ánh sáng của tình yêu hy sinh tận tình. Chính Đức Giêsu đã đón nhận tình yêu Chúa Cha trong Người, và tình yêu này sẽ đốt cháy Người đến lúc chết.
Thực sự, điều chúng ta thiếu, đó là thiếu nhận biết về Đức Giêsu bằng cảm nghiệm thân mật. Nhờ vốn kiến thức, nhờ nghiên cứu những bản văn thánh, chúng ta chỉ mới nhận được một Đức Giêsu bên ngoài chúng ta, bằng định nghĩa và bản tóm. Đó chỉ là bước đầu: cần thiết nội tâm hóa tất cả những hiểu biết đó trở nên cảm nghiệm sống động làm nguồn suối đặt nền móng cho chính mình, cam kết gắn bó riêng tư với Ngài. Nhưng nhiều lần sự cam kết gắn bó ấy vọt chảy ra một tình cảm luyến ái từ tâm can, một ước muốn cảm mến xúc động như được đụng chạm một niềm vui sướng chóng qua.
Cần thiết phải đào sâu và đi xa hơn nữa, đến tận căn tính trong bản vị tinh thần của chúng ta, mới thực sự là sự hiệp nhất dưới tác động của Thánh Thần. Chỉ có sức mạnh Thánh Thần mới làm cho chúng ta sống sâu sắc mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô. “Tái sinh bởi Thánh Thần” như Đức Giêsu đã nói với ông Ni-cô-đê-mô, là làm cho con người chúng ta từ tâm trí, tình yêu và linh hồn được hiệp thông với Chúa Cha trong Đức Kitô.
Đức Giêsu đã làm chứng cho ta thấy Chúa Cha và Người đã trở nên chứng nhân cho tình yêu của Ngài và cho mọi người bằng việc Ngài làm. Vậy chúng ta làm chứng cho tình yêu nào? Tình yêu đó có được làm chứng bằng việc làm của chúng ta không? Bằng chứng có thể hiện được tài năng nhân tính và sức sống tinh thần của chúng ta không? Những chứng nhân của lòng yêu thương đôi khi trở thành tử đạo như Đức Kitô.
L.P
SUY NIỆM 3: Nhìn thấy Chúa trong cuộc sống
Một vị vua nọ có lần nẩy ra ý nghĩ táo bạo: ông cho triệu mời các lãnh đạo tôn giáo đến và ra lệnh trong một tuần phải làm thế nào cho ông thấy được Thiên Chúa, nếu không sẽ bị chém đầu. Thật là một đòi hỏi nan giải và hóc búa: làm thế nào có thể thỏa mãn được một ước muốn càn gở như thế. Biết được nỗi lo âu của các nhà lãnh đạo, một kẻ chăn chiên dẫn nhà vua đến đồng cỏ nơi anh thường chăn súc vật. Họ đi bộ, chứ không dùng xe, khi tới nơi, mặt trời đã gần đỉnh ngọ. Kẻ chăn chiên đưa tay chỉ mặt trời và xin nhà vua nhìn. Vua nổi giận bảo anh muốn làm mù đôi mắt của ông hay sao. Bấy giờ kẻ chăn chiên mới quì xuống trước mặt vua và thừa: “Tâu bệ hạ, chỉ một vật do bàn tay Thiên Chúa tạo dựng mà ánh quang của nó rực rỡ đến nỗi bệ hạ chẳng dám nhìn, thì làm sao bệ hạ có thể nhìn thấy Thiên Chúa được”. Chính lúc ấy, nhà vua đã nhìn thấy Thiên Chúa không phải bằng đôi mắt, nhưng bằng niềm tin.
Trong Tin Mừng hôm nay, Philip, một trong mười hai đã xin Chúa Giêsu tỏ cho thấy Thiên Chúa Cha. Chắc hẳn khi nói điều đó Philip đã liên tưởng đến hình ảnh một Thiên Chúa quyền năng đã tỏ vinh quang Ngài trên núi Sinai, một Thiên Chúa mà Môsê chỉ được thấy phía sau lưng Ngài. Tâm trạng của Philip cũng là tâm trạng của rất nhiều người trong chúng ta, đó là một niềm tin đòi hỏi sự lạ. Bởi thế, không ít người sẵn sàng hao tổn tiền bạc và thời giờ để tìm đến những nơi xẩy ra sự lạ, đối với họ, một lần hành hương có ý nghĩa và giá trị cho cả cuộc đời.
Đáp lại yêu cầu của Philip, Chúa Giêsu đã đưa ra một khẳng định và một câu hỏi: trước hết Ngài nêu lên một chân lý: “Ai thấy Thày là thấy Cha Thày”, đó là một thực tại đã phá hiển nhiên; câu hỏi tiếp sau đó như một nhắc nhở cho Philip: hãy nhìn lại cuộc sống thân tình giữa Thày và các môn đệ. Những lời Thày nói, những việc Thày làm, không phải là của Thày, mà là của Thiên Chúa Cha ở trong Thày. Sự thân tình quen thuộc đã khiến cho các môn đệ không nhận ra Ngài là Thiên Chúa. Lời nhắc nhở của Chúa Giêsu đối với Philip cũng là lời nhắc nhở chúng ta: đừng để những nét quen thuộc bên ngoài che mất thực tại bên trong. Tìm kiếm Thiên Chúa là điều tốt, nhưng thật đáng trách khi đứng trước mặt Ngài mà chẳng nhận ra Ngài. Chúng ta nôn nao tìm dấu lạ, nhưng dấu lạ xẩy ra trước mặt mà chẳng nhìn thấy: hàng ngày qua lời truyền phép, Chúa Giêsu hiện diện trên bàn thờ, nhưng đã mấy khi chúng ta tỏ thái độ cung kính tin nhận Ngài? Trong cuộc sống biết bao lời cầu xin được dâng lên Thiên Chúa nhưng đã mấy lần chúng ta phải tỉnh để nhận ra ơn lành Ngài ban.
Ước gì chúng ta giữ mãi thái độ tìm kiếm, một sự tìm kiếm không ở đâu xa, nhưng trong chính cuộc sống quen thuộc hàng ngày. Đập vỡ chiếc vỏ quen thuộc bằng cách ngạc nhiên đặt câu hỏi, chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 4: KẾT HỢP VỚI CHÚA – LÀM ĐƯỢC MỌI SỰ (Ga 14, 7-14)
Chúng ta nghe nói đây đó nhiều vị thánh đã làm phép lạ cách phi thường. Có nhiều đấng làm phép lạ ngay khi còn sống, chẳng hạn như thánh Giêrađô, Vinh Sơn, Mattinô…
Đứng trước những phép lạ đó, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng và ngạc nhiên! Tuy nhiên, chìa khóa để mở ra sự bất ngờ này, chính là sự kết hiệp mật thiết sâu xa giữa các thánh và Đức Giêsu. Vì thế, việc phi thường các thánh làm thực ra không phải, mà là Chúa đang hành động nơi các ngài.
Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói rất rõ về sự kết hiệp này. Câu chuyện được khởi đi từ sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên của Philípphê khi ông cất lên hỏi Đức Giêsu về một sự kiện có tính siêu nhiên: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện”. Đức Giêsu đã trách nhẹ ông, vì Ngài đã ở với các ông bấy lâu, giảng dạy nhiều điều, đã làm những dấu lạ điềm thiêng, cũng như mạc khải cho ông biết Ngài từ Chúa Cha mà đến, và làm những việc của Chúa Cha, vậy thì tại sao ông và các môn đệ vẫn không tin??? Thật là đáng buồn! Vì thế, Đức Giêsu nói với ông Philípphê rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm”.
Khi nói như thế, Đức Giêsu muốn dạy cho các Tông đồ một bài học về sự kết hiệp. Không kết hiệp với Ngài thì không thể làm được việc gì. Nhưng nếu kết hiệp với Ngài thì sẽ làm được mọi chuyện như chính Ngài đã làm và có khi còn hơn thế nữa… Khuôn mẫu của sự kết hợp chính là giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa Cha. Người môn đệ khi ra đi loan báo Tin Mừng cũng vậy! Phải kết hợp chặt chẽ với Chúa như cành liền cây. Có thế, chúng ta mới trở thành người mang Tin Mừng cho anh chị em mình. Không có điều này, chúng ta sẽ chỉ làm những chuyện mà chúng ta thích chứ không phải là Thiên Chúa muốn! Và theo lẽ đương nhiên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì vì chúng ta đã không nhân danh Đức Giêsu mà xin với Thiên Chúa. Chính vì điều này, mà chúng ta thấy nhiều sứ giả của Chúa bị thất bại, gãy cánh…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết sống sự hiệp thông chặt chẽ với Chúa để chúng con trở thành chứng nhân chân thật nhờ biết gắn bó với Ngài. Amen.
Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 5: Làm những việc lớn hơn nữa
Suy niệm:
Sau khi ông Tôma hỏi Thầy Giêsu về đường (Ga 14, 5),
thì ông Philípphê lại xin Thầy cho các môn đệ thấy Chúa Cha (c. 8).
Không rõ Philípphê muốn thấy Thiên Chúa theo kiểu nào,
bởi lẽ theo niềm tin chung của người Do thái
không ai thấy Thiên Chúa chí thánh mà sau đó còn sống được (x. Xh 33, 20).
Dù sao khát vọng được thấy Thiên Chúa là ước mơ chính đáng.
Thiên Chúa đã thỏa mãn ước mơ mà Ngài đã đặt vào lòng con người.
Nơi Đức Giêsu, là Ngôi Lời nhập thể và là Con Thiên Chúa,
chúng ta có thể thấy được Thiên Chúa bằng mắt phàm.
“Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (c. 9).
Nhìn ngắm khuôn mặt Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
chúng ta chẳng những không phải chết, nhưng được sống.
Theo quan niệm của người Do thái,
sứ giả là đại diện trọn vẹn cho người sai mình.
Đức Giêsu đã là sứ giả cho Cha một cách tuyệt vời.
Ngài là một với Thiên Chúa, Đấng sai Ngài :
“Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy” (c. 11).
Các lời Ngài nói, Ngài không tự mình nói.
Các việc Ngài làm, Ngài không tự mình làm.
“Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy,
chính Người làm những việc của mình” (c. 10).
Nhìn những việc Đức Giêsu làm, chúng ta nhận ra đó là việc của Cha.
Cha làm việc của Cha qua Con của mình là Đức Giêsu.
“Ai tin vào Thầy, người đó sẽ làm được những việc Thầy làm.
Người đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa,
bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (c. 12).
Chúng ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống chiến thắng.
Đức Giêsu đã về với Chúa Cha và được vào trong vinh quang.
Khi tin vào Ngài, khi gắn bó với một Đấng phục sinh quyền năng như thế,
chúng ta có thể làm được những điều như Ngài đã làm:
trừ quỷ, chữa bệnh, hoàn sinh kẻ chết (Mc, 16, 17-18; Cv 9, 34.40).
Và như Đức Giêsu, điều vĩ đại mà chúng ta có thể làm cho thế giới hôm nay
là yêu thương, yêu như Thầy đã yêu, yêu đến hiến mạng.
Hãy mạnh dạn nhân danh Đức Giêsu mà xin,
vì biết thế nào Ngài cũng làm cho người gắn bó với Ngài.
Tất cả để Cha được tôn vinh nơi Con (c. 14).
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con biết con,
xin cho con biết Chúa.
Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa,
quên đi chính bản thân,
yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ,
biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.
Ước gì con biết nhận từ Chúa
tất cả những gì xảy đến cho con
và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen. (Thánh Âu-Tinh)
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.