Cầu Nguyện – Bài 32 & 33 & 34 – ĐHY Phanxicô

Bài 32: Đấng Cứu Chuộc

Đức Gioan Phaolô 2 đã sử dụng danh từ “Redemptor” (Đấng Cứu Chuộc), để khởi đầu nhiều văn kiện quan trọng của triều đại Giaó hoàng đời ngài.

Redempto Homimis: Đấng Cứu Chuộc.

Redemptonis Custos: Đấng bảo vệ Chúa Cứu Thế. (Thánh Giuse).

Redemptionis: Sứ mạng Chúa Cứu Thế.

Đâu phải tình cờ!

Đây là một xác tín, là cái nhìn sâu xa, nội tâm của Đức Gioan Phalô 2:

Sự hiện diện cua Chúa Cứu Thế đã thay đổi cả quả đất này, cả lịch sử nhân loại,

Phẩm giá của con người đã được làm lại một cách kỳ diệu hơn, cùng với những đòi hỏi của thiên chức “con của Chúa”.

Bài 33: Làm Thế Nào Để Nên Trong Sạch Trước Mặt Chúa?

Tôn giáo nào cũng có một số nghi thức.

Ai muốn trong sạch phải rửa.

Dân Do Thái được rửa sạch nhờ máu con chiên, nhờ rửa dưới sông Giođan.

Không phải rửa là sạch,

phải có thái độ rõ rệt từ bên trong.

Người Do Thái chưa bao giờ nghe điều này,

họ lấy làm lại, xúc phạm.

Chúa Giêsu nói rõ ràng:

“Không phải những gì từ bên ngoài vào làm con người ra nhơ bẩn

Nhưng nghững gì từ trong con người phát ra mới làm dơ bẩn” (Mt 15,11).

Chúa Giêsu còn dạy cụ thể hơn nữa”

“Cách làm cho đĩa sạch sẽ, là lấy thức ăn đựng trong đó mà các ngươi nghèo khó” (Lc 11,37-41).

Những lời đơn sơ này chúa đựng đòi hỏi rất lạ thường:

“Ai chia sẻ của cải của mình cho người nghèo khó  là sự được rửa sạch”.

Nếu con còn dơ bẩn,

không phải vì thiếu một nghi thức bên ngoài, hình bóng của dị đoan.

Nhưng chính vì con thiếu công bình,

thiếu yêu thương đối với người khác.

Sự dơ bẩn ấy từ quả tim con phát ra,

chỉ một nghi thức bên ngoài không thể thanh tẩy được. Xin mẹ cho con biết thực hành:

Sự trong sạch thực sự là:

“Biết chi sẻ, biết trao tặng” cho người anh em.

Phải chăng con là nạn nhân của “nghi thức”, là đồ đệ của “biệt phái”.

Con còn xem  thường điều quan trọng là nội tâm.

Con làm như chỉ cần một nghi thức nào đó đủ che mắt Chúa được!

Bài 34: Ý Nghĩa Của Sự Thanh Tẩy

Nếu có sự thanh tẩy bên ngoài, thì con là môn đệ của “biệt phái”, chỉ vụ hình thức, tục lệ.

Đối với người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu,

Thanh tẩy có nghĩa là biến đổi.

Biến đổi cuộc sống con thành của lễ dâng lên Chúa,

Một món quà quí tặng anh em con.

Thanh tẩy bao hàm một ý nghĩa thâm sâu hơn, nội tâm hơn,

Đó là biến một tình trạng, một thái độ cũ, để tiến đến một lập trường mới, một hướng đi mới.

Thanh tẩy thực sự là một đòi hỏi, một hy sinh,

không đơn giản như lấy nước rửa tay,

Có ích gì nếu bên ngoài con tắm rửa , mà bên trong không biến đổi.

Con vẫn giữ lòng vẫn đục như trước.

Vì nước chỉ rửa con sạch bên ngoài.

Chỉ có tình thương mới rửa sạch lòng con.

Mới đổi sạch những hoen ố trong linh hồn con.

Thiếu tình thương, ý chí của con vẫn còn dơ bẩn bởi kiêu gạo, ích kỷ, tự ái, thù hiềm, tham lam.

Nước làm sao tẩy được những loại dơ bẩn này?

Lắm lúc còn nguy hiểm hơn.

Vì nó là tính xấu, được giấu giếm, ngụy trang dưới lớp áo nghi thức, đạo đức trọn lành bên ngoài.

Nó mê hoặc nhiều người, kể cả chính bản thân con, vào con đường lầm lạc lúc nào không hay, vì con cứ lầm tưởng mình là trong sạch!

 

print