Cầu Nguyện – Bài 47- 48 – 49 – ĐHY Phanxicô

print

Bài 47: Thời Gian Cô Đọng

Con nghĩ rằng cách chủ quan và khách quan, tùy những lúc khác nhau trong đời người,

thời gian có tỉ trọng khác nhau:

Giờ phút hạnh phúc, người ta muốn giữ mãi hạnh phúc đừng trôi qua.

Trong giờ hấp hối, những người thân yêu muốn giữ mãi hạnh phúc đừng trôi qua.

Giờ phút đau khổ, xem như thời gian dừng lại nặng nề không muốn qua đi.

Giờ phút yêu thương, ấm áp, vui vẻ, sung sướng, sẵn sàng, chấp nhận mọi cách nhiệt tình.

Lạy Cha, con muốn sống mỗi giây phút đang trôi qua,

làm cho nó đầy lòng mến, có một tỉ trọng tối đa,

như các thánh trên trời sống trong sự vĩnh cửu,

mỗi giây phút của họ đầy tràn lòng mến,

như vĩnh cửu là hạnh phúc không lưỡi nào để diễn tả được.

Con cần biến đổi tỉ trọng của thời gian trong đời con tốt lên mãi.

Không phải chiều dài của thời gian là quan trọng,

Nhưng Chúa  sẽ phán xét về tỉ trọng của thời gian con sống.

Chúa không hỏi con sống bao nhiêu năm,

Nhưng Chúa sẽ xét những ngày con sống có tràn đầy lòng mến không.

Bài 48: Hãy Ở Lại Trong Thầy

Chỉ trong 15 chương của Phúc Âm thánh Gioan,con gặp 16 lần tiếng “Manere” (hãy ở): “Hãy ở trong Thầy!” “Hãy ở trong tình thương của Thầy!”

Điều ấy có nghĩa là Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh, tha thiết.

Đó là một tâm tình thâm sâu, một ước muốn khẩn trương, một điều quan trọng bật nhất, một điểm chủ yếu trong di chúc của Chúa Giêsu muốn ghi tạc trong lòng các môn đệ.

Thời đại của Chúa Giêsu cũng như ngày nay, con người bị cuốn hút bởi những gì ngũ quan cảm nhận từ bên ngoài, và bỏ quên những kho tàng ở nội tâm.

“Hãy ở trong Thầy”, là lời đơn sơ bình dân, nói lên ước muốn kết hợp với nhau trong tình yêu.

“Hãy ở trong Thầy” là một điều vượt trí loài người. Hai người có thể gần nhau mà không thể ở trong nhau được.

“Hãy ở trong Thầy” là mốtự hiệp thông liên tục, có thể so sánh cách nào đó với sự hiệp thông lúc rước Thánh Thể.

Một ngày con không thể chịu lễ nhiều lễ nhiều lần, nhưng có thể “ở trong Thầy” liên lỉ.

Chúa Giêsu ở trong con và con ở trong Chúa Giêsu,

“Ở trong Thầy” không phải là nghỉ ngơi, tiêu cực, nhưng là một hoạt động mới, hoạt động của tình yêu Thiên Chúa.

”Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người đó… sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5).

Lạy Chúa Giêsu con muốn ở trrong Chúa, Chúa với con là một, một ý, một lòng, một cố gắng, một tình yêu.

Không còn phân biệt của Chúa, của con.

Như thánh Phaolô:

“Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, nhưng chính Chúa Giêsu sống trong tôi” (Gl 2,10).

Bài 49: Kết Hợp Loan Báo Tinh Mừng Với Thinh Lặng

Chúa vừa gọi con đi loan báo tin mừng,

Vừa gọi con vào nơi thanh vắng thinh lặng cầu nguyện.

Làm thế nào kết hợp hai phận sự này?

Mới nghe, xem ra mâu thuẫn.

Người loan báo tin mừng phải rao giảng.

Đồng thời phải là một người cầu nguyện, một nhà thần bí.

Con phải rao giảng với tất cả khả năng của con.

Thánh Phaolô đã nói: “Khốn cho tôi, nếu tôi không loan báo tin mừng” (1 Cr 9,16).

Nhưng chính lúc rao giảng,

Con phải liên tục giữ thinh lặngbên trong.

Con phải để cho Chúa Thánh Thần nói với con,

và nói qua miệng lưỡi con

Thinh lặng không phải là tiêu cực,

nhưng để thời gian cầu nguyện, để chuẩn bị,

để suy nghĩ, để chín mùi,

để có năng lực mà loan báo tin mừng,

Nhiều lúc con loan báo tin mừng,

mà chẳng thấy một ai trở lại,

vì không phải Chúa Thánh Thần nói.

Trong 12 năm, Phanxicoo Xaviê đã vượt núi băng ngàn 80,000 cây số để truyền đạo,

Thời ấy không có xe hơi, tàu bay,

nhưng ban đêm ngài thinh lặng cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa.