Chiến dịch Đặc Biệt Trong Tháng 10 – Cầu Nguyện Cho Giáo Hội 

ĐỨC GIÁO HOÀNG MỜI GỌI 

Chiến dịch Đặc Biệt Trong Tháng 10 – Cầu Nguyện Cho Giáo Hội 

SPECIAL PRAYER CAMPAIGN FOR THE CHURCH – OCTOBER 

Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta đọc kinh Mân Côi hàng ngày, để xin Đức Trinh Nữ  Maria bảo vệ Hội Thánh trong thời kỳ khủng hoảng của thời đại hôm nay, và cầu nguyện với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, để xin Ngài bảo vệ Hội Thánh khỏi những cuộc tấn công của ma quỉ.

Lần hạt Mân Côi trong 6 bước

  • Dấu Thánh Giá
  • Kinh Tin Kính
  • Xướng mầu nhiệm thứ nhất trong ngày
  • Nguyện 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh
  • Tiếp tục suy gẫm những mầu nhiệm còn lại của ngày
  • Khi kết thúc, bạn có thể đọc lời nguyện sau đây với Đức Maria:

“Lạy Đức Mẹ Chúa Trời, Ngài xiết bao thánh thiện, này chúng con chạy đến tìm nương ẩn nơi Ngài. 
Lúc sa vòng gian khổ, khi gặp cảnh phong trần, lời con cái nài van, xin Mẹ đừng chê bỏ, nhưng xin hằng giải thoát, khỏi ngàn nỗi hiểm nguy, ôi vinh diệu ai bì, Trinh nữ đầy ơn phúc !” 
(Bản dịch: Các Giờ Kinh Phụng Vụ
). 

Đức Giáo Hoàng cũng kêu mời chúng ta đọc kinh cầu nguyện với Tổng lãnh thiên thần Micae, để nài xin sự bảo vệ của Ngài hầu chống lại sự dữ.

Cầu nguyện với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae

Lạy Tổng Lãnh Thiên Thần Micace, xin bảo vệ chúng con trong cuộc chiến. Xin Ngài bảo vệ chúng con chống lại những yếu đuối, và nọc độc của ma quỉ. Chúng con khiêm tốn xin Thiên Chúa xua đuổi chúng, và chớ gì, ôi vị Hoàng Tử Thiên Quốc, nhờ quyền năng Thiên Chúa, xin đuổi ma quỉ về Hỏa Ngục, và hết các thần dữ đang rong ruổi khắp thế gian để tìm cách hủy diệt các linh hồn. Amen.

Kinh cầu Đức Mẹ xưa nhất có nguồn gốc từ Ai Cập

 

 

Kinh cầu Đức Mẹ xưa nhất có nguồn gốc từ Ai Cập

 

Philip Kosloski 

 
Kinh “Sub tuum praesidium” nguyên thủy được dùng trong phụng vụ Coptic cổ.

Kinh cầu Đức Maria cổ xưa nhất được tìm thấy trong một bản chỉ thảo Ai Cập có niên đại khoảng năm 250. Kinh Sub tuum praesidium là một phần trong Kinh Chiều của phụng vụ Coptic mùa Giáng Sinh.

Bản kinh nguyên thủy được viết bằng tiếng Hy Lạp và theo Roseanne Sullivan[1], “Lời kinh cầu Đức Bà dùng một từ Hy Lạp là Θεοτόκος, là hình thức tính từ của Θεοφόρος (Theotokos, Mẹ Thiên Chúa) đúng ra phải dịch là ‘người mà con của mình là Thiên Chúa”. Điều này chứng minh rằng các Kitô hữu sơ thời đã rất quen thuộc với từ “Theotokos” trước khi được Công đồng chung Êphêsô III phê chuẩn.

Dưới đây là bản gốc tiếng Hy Lạp:
 

Tiếng Hy Lạp:

.ΠΟ
ΕΥCΠΑ
ΚΑΤΑΦΕ
ΘΕΟΤΟΚΕΤ
ΙΚΕCΙΑCΜΗΠΑ
ΕΙΔΗCΕΜΠΕΡΙCTAC
AΛΛΕΚΚΙΝΔΥΝΟΥ
…ΡΥCΑΙΗΜΑC
MONH
…HEΥΛΟΓ

Dưới
lòng thương xót (của Mẹ)
Chúng con nương náu,
Lạy Mẹ Thiên Chúa!
Xin đừng chê lời cầu xin của chúng con
trong cơn gian nan,
nhưng khỏi cơn nguy hiểm
cứu chúng con,
đấng nguyên tuyền,
đấng được chúc phúc.

 
 
Vài thế kỷ sau, lời kinh được triển khai bằng tiếng Latinh và được sử dụng rộng rãi trong Giáo Hội Công Giáo Rôma:

Bản tiếng Latinh 

Sub tuum praesidium
confugimus,
Sancta Dei Genetrix.
Nostras deprecationes ne despicias
in necessitatibus nostris,
sed a periculis cunctis
libera nos semper,
Virgo gloriosa et benedicta

Bản tiếng Việt:

Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Xin chớ chê, chớ bỏ lời chúng con nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng, hằng chữa chúng con (cho) khỏi (mọi) sự dữ. (Amen)

print