Giáo Lý 5 Phút GPCT 2020 (File Word)

print

Tải về file word đã dàn trang A5

HOC HỎI 5 PHÚT CN 2020 VỀ KINH TIN KÍNH

 

MỤC LỤC

Lời Ngỏ………………………………………………………………………….. 03

Giáo Huấn 1: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ……. 04

  1. 2: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ………………. 05
  2. 3: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ………………. 06
  3. 4: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ………………. 07
  4. 5: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ………………. 08
  5. 6: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ………………. 09
  6. 7: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ………………. 10
  7. 8: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ………………. 11
  8. 9: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ………………. 13
  9. 10: Thư chung HĐGMVN 2019 về Giới trẻ…………….. 14
  10. 11: Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa…… 16
  11. 12: Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người……………….. 17
  12. 13: Lưu truyền Lời của Thiên Chúa………………………… 18
  13. 14: Thánh Kinh………………………………………………………. 19
  14. 15: Con người đáp lời TC bằng đức tin……………………. 20
  15. 16: Chúng tôi tin…………………………………………………….. 21
  16. 17: Thiên Chúa duy nhất………………………………………… 22
  17. 18: Thiên Chúa là Cha – Con – Thánh Thần…………… 23
  18. 19: Thiên Chúa sáng tạo và quan phòng…………………. 24
  19. 20: Thiên Chúa tạo dựng trời & đất………………………… 25
  20. 21: Thiên Chúa tạo dựng con người………………………… 26
  21. 22: Con người sa ngã………………………………………………. 27
  22. 23: Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu thế……………………. 28
  23. 24: Đức Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa……… 29
  24. 25: Con Thiên Chúa làm người……………………………….. 30
  25. 26: Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu………………….. 31
  26. 27: Mầu nhiệm giáng sinh của Chúa Giêsu…………. 32
  27. 28: Đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu…………………… 33
  28. 29: Cuộc sống công khai của Chúa Giêsu…………… 34
  29. 30: Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu………….. 35
  30. 31: Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu……………………… 36
  31. 32: Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông……………………. 37
  32. 33: Chúa Giêsu sống lại…………………………………….. 38
  33. 34: Chúa Giêsu lên trời………………………………………. 39
  34. 35: Đức Chúa Thánh Thần………………………………….. 40
  35. 36: Hội Thánh trong kế hoạch của TC………………… 41
  36. 37: Hội Thánh, Dân Thiên Chúa…………………………. 42
  37. 38: Hội Thánh, Thân thể Chúa Ki-tô…………………… 43
  38. 39: Hội Thánh, Đền thờ Chúa Thánh Thần………… 44
  39. 40: Hội Thánh duy nhất……………………………………… 45
  40. 41: Hội Thánh thánh thiện………………………………….. 46
  41. 42: Hội Thánh Công giáo……………………………………. 47
  42. 43: Hội Thánh Tông truyền………………………………… 48
  43. 44: Các thành phần trong Hội Thánh………………….. 49
  44. 45: Ki-tô hữu giáo dân………………………………………. 50
  45. 46: Các Thánh thông công………………………………….. 51
  46. 47: Đức Maria, Mẹ Chúa Ki-tô, Mẹ Hội Thánh…… 52
  47. 48: Tôi tin phép tha tội……………………………………….. 53
  48. 49: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại……….. 54
  49. 50: Tôi tin hằng sống vậy…………………………………… 55
  50. 51: Phán xét riêng……………………………………………… 56
  51. 52: Thiên đàng – Luyện ngục – Hỏa ngục…………… 57
  52. 53: Phán xét chung…………………………………………….. 58

 

LỜI NGỎ

—–oOo—–

Kính quý Cha, quý Tu sĩ, và ACE giáo dân rất thân mến,

Chương trình Giáo Lý Cộng Đồng của Giáo Phận Cần Thơ năm nay, 2020, gồm 2 phần:

* Giáo huấn 1-10: Học hỏi Thư Chung HĐGMVN 2019 về Giới Trẻ.

* Giáo huấn 11-53: Ôn lại Giáo Lý HTCG, phần thứ nhất: Tuyên xưng Đức tin.

Mỗi bài Giáo Lý gồm câu Hỏi Thưa[1], với câu Lời Chúa làm nền tảng, và được diễn giải qua đôi hàng giáo lý, với những gương sống, đặc biệt là của các Thánh tử đạo Việt-nam.

Đức thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã viết: “Ở cấp địa phương cũng như toàn cầu, Hội Thánh càng dành ưu tiên cho việc Huấn giáo…thì Hội Thánh càng tìm được, trong việc Huấn giáo, sức mạnh củng cố cho đời sống bên trong của cộng đoàn tín hữu, cũng như cho hoạt động truyền giáo bên ngoài của Hội Thánh…Giáo hội mong ước chúng ta đừng bỏ sót bất cứ việc gì cần thiết, cho một công cuộc dạy giáo lý có tổ chức và định hướng đúng đắn” (Tông Huấn về Huấn Giáo, 10.1979, s. 15; 64).

Hội Đồng Mục Vụ Giáo Phận kính gửi tư liệu giáo lý này, để quý Cha sử dụng cho 5 phút học hỏi mỗi Chúa Nhật. Hoặc để cho các xướng viên đọc trong phần Rao Lịch Công Giáo mỗi tuần.

Trung Tâm Mục Vụ GP. Cần thơ

CN I Mùa Vọng 01.12.2019

Ban Giáo Lý/Hội Đồng Mục Vụ GPCT.

GIÁO HUẤN 1

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG/NGÀY 01.12.2019

* H. Mục tiêu đại hội thứ 14 – năm 2019 – của Hội đồng Giám Mục Việt Nam là gì ?

  1. Đó là:

– Nhìn lại những hoạt động của các Giáo hội Việt Nam trong thời gian qua,

– Bàn thảo những kế hoạch mục vụ để có thể phục vụ Dân Chúa cách tốt đẹp hơn,

* Giải thích:

Hội đồng Giám mục Việt Nam họp thường kỳ mỗi năm 2 lần, và mỗi 3 năm thì tổ chức Đại hội để bầu ban thường vụ và chủ tịch các Uỷ ban, đồng thời đưa ra định hướng mục vụ 3 năm kế tiếp cho Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.

Thông thường mỗi năm Hội đồng Giám mục Việt Nam đều gởi cho cộng đoàn Dân Chúa 1 lá thư, gọi là Thư Mục Vụ. Và sau mỗi Đại hội đều gởi cho cộng đoàn Dân Chúa 1 bức thư để định hướng Mục vụ trong 3 năm, gọi là Thư Chung.

Khởi đầu bức thư chung năm nay, Hội đồng Giám mục Việt Nam viết : “Chúng tôi, các Giám mục thuộc 27 Giáo phận, tham dự Đại hội XIV tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng, xin gửi lời chào thân ái trong Chúa Kitô đến toàn thể Dân Chúa, đặc biệt các bạn trẻ. Đại hội là cơ hội để chúng tôi nhìn lại những hoạt động của các Giáo phận và các Ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám mục, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm và bàn thảo với nhau những kế hoạch mục vụ để có thể phục vụ Dân Chúa cách tốt đẹp hơn. Cũng vì thế, vào lúc kết thúc Đại hội, chúng tôi muốn gửi đến anh chị em một vài suy tư và định hướng mục vụ cho Giáo hội Việt Nam trong những năm tới” (số 1).

 

 

GIÁO HUẤN 2

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG/NGÀY 08.12.2019

* H. Hội đồng Giám Mục nhận định thế nào về 3 năm Mục vụ Gia đình vừa qua?

  1. Nhìn lại 3 năm qua, Hội đồng Giám mục Việt nam có những nhận định sau đây:

– Mọi thành phần Dân Chúa đã đồng lòng hưởng ứng chương trình Mục vụ gia đình bằng những nỗ lực và hành động cụ thể.

– Những chương trình mục vụ đã đem lại nhiều hoa trái cho các gia đình, nhất là các gia đình trẻ gặp khó khăn, cũng như giúp cho người trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân gia đình.

* Giải thích:

Trong Thư chung hậu Đại hội lần thứ 13 năm 2016, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn chủ đề Mục vụ gia đình cho ba năm (2016-2019) với những điểm nhấn cho từng năm:

– Năm 2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân;

– Năm 2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ;

– Năm 2018-2019: Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.

Kết thúc 3 năm Mục vụ Gia đình, Hội đồng Giám mục Việt Nam có những nhận định đầy lạc quan như sau: “Trong ba năm qua, chúng ta đã thực hiện chương trình “Mục vụ gia đình”. Cảm ơn anh chị em đã đồng lòng hưởng ứng lời mời gọi của Hội đồng Giám mục bằng những nỗ lực hành động cụ thể. Tạ ơn Chúa vì chương trình mục vụ đã đem lại nhiều hoa trái cho các gia đình, nhất là các gia đình trẻ gặp khó khăn, cũng như giúp cho người trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân gia đình” (số 1).

GIÁO HUẤN 3

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG/NGÀY 15.12.2019

* H.  Hội đồng Giám Mục Việt Nam chọn chủ đề Mục vụ nào cho 3 năm tới?

  1. Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định chọn chủ đề Mục vụ Giới trẻ cho Giáo hội Việt Nam trong ba năm tới, năm 2020 đến năm 2022.

* Giải thích:

Dựa theo  tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (Christus vivit) của Đức Thánh Cha Phanxicô, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã phác thảo 3 bước để đồng hành với người trẻ: (1) lắng nghe cuộc sống của người trẻ với những thuận lợi và thách đố đối với người trẻ tại Việt Nam hôm nay; (2) cùng với người trẻ phân định thánh ý Chúa dưới ánh sáng của sứ điệp Tin Mừng; (3) giúp người trẻ hành động để sống tuổi trẻ cách phong phú. Với những bước được vạch ra, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra Chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm (2020 – 2022) với các chủ đề sau:

 – 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

 – 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình.

– 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội (x. số 2).

 

 

 

GIÁO HUẤN 4

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG/NGÀY 22.12.2019

* H. Tông huấn “Chúa Kitô đang sống” khắc hoạ dung nhan của Chúa Giêsu thế nào?

  1. Tông huấn “Chúa Kitô đang sống” khắc họa dung nhan sống động, tươi trẻ và gần gũi của Chúa Kitô Phục sinh đang sống giữa chúng ta. Người là bạn của người trẻ và mong ước kết thân với họ để giúp họ sống tuổi trẻ cách sung mãn, lớn lên trong sự thánh thiện, dấn thân phục vụ xã hội và Giáo hội.

* Giải thích:

Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XV họp tại Rôma vào tháng 10 năm 2018 đã bàn về chủ đề “Giới trẻ, đức tin và việc phân định ơn gọi”. Trình thuật Đức Giêsu hiện ra và đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus là trình thuật truyền cảm hứng cho Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về người trẻ. Đấng Phục sinh đã đồng hành, lắng nghe, đặt câu hỏi và giải thích cho hai môn đệ đang buồn sầu thất vọng, giúp họ hiểu chương trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đó không chỉ là câu chuyện của 2.000 năm trước, nhưng còn là cuộc gặp gỡ của ngày hôm nay và mãi mãi về sau. 

Từ những kinh nghiệm, suy tư và đề nghị trong Thượng Hội đồng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (Christus vivit), trong đó ngài khắc họa Dung nhan sống động, tươi trẻ và gần gũi của Chúa Kitô Phục sinh đang sống giữa chúng ta. Người là bạn của người trẻ và mong ước kết thân với họ để giúp họ sống tuổi trẻ cách sung mãn, lớn lên trong sự thánh thiện, dấn thân phục vụ xã hội và Giáo hội (x. số 2).

 

 

 

GIÁO HUẤN 5

CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA – NGÀY 29.12.2019

* H.  Có những thuận lợi nào đối với người trẻ tại Việt Nam hôm nay?

  1. Hội đồng Giám mục Việt Nam cho rằng có 2 thuận lợi sau:

– Gia đình vẫn là “trường học đầu tiên”, nơi đó các Kitô hữu trẻ đón nhận những bài học căn bản cho đời sống làm người và làm con cái Chúa.

– Thời đại toàn cầu hoá, nên giới trẻ có nhiều cơ hội học hành, làm việc, sinh hoạt cộng đồng, du lịch, mở rộng giao lưu gặp gỡ, có những hoạt động phong phú trong lãnh vực văn hóa, thể thao.

* Giải thích:

Trong bức Thư Chung, hội đồng Giám mục Việt Nam đã “lắng nghe” cuộc sống, đặc biệt là nhịp sống của Giới trẻ trong thời đại hôm nay dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó, các ngài đưa ra những nhận định cô đọng, chỉ ra “ánh sáng” và cả “bóng tối” đang hiện hữu trong thế giới hôm nay, có tác động tích cực lẫn tiêu cực trên người trẻ. Cụ thể, phần “ánh sáng”, hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định rằng:

“Tại Việt Nam, gia đình vẫn là “trường học đầu tiên”, nơi đó các Kitô hữu trẻ đón nhận những bài học căn bản cho đời sống làm người và làm con cái Chúa. Ngoài ra, sống trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, giới trẻ có nhiều cơ hội học hành, làm việc, sinh hoạt cộng đồng, du lịch, mở rộng giao lưu gặp gỡ, có những hoạt động phong phú trong lãnh vực văn hóa, thể thao” (số 3).

 

 

 

GIÁO HUẤN 6

CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH – NGÀY 05.01.2020

* H.  Có những thách đố đối nào đối với người trẻ tại Việt Nam hôm nay?

  1. Hội đồng Giám mục VN đã chỉ ra những thách đố sau:

– Hiện tượng di dân.

– Thế giới kỹ thuật số.

– Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và trào lưu hưởng thụ.

– Những cám dỗ của thời đại như nghiện ngập, ma túy, hôn nhân thử, đồng tính, phá thai.

– Bạo lực ngày càng gia tăng với mức độ nguy hiểm nghiêm trọng.

* Giải thích:

Bên cạnh phần “ánh sáng” là gia đình và những cơ hội học tập và giao lưu của thời đại, hội đồng Giám mục Việt Nam còn chỉ ra rằng :

“Người trẻ cũng phải đối diện với những thách thức của thời đại mới. Hiện tượng di dân vừa đem lại những hiệu quả tích cực vừa gây nhiều hệ lụy tiêu cực trong đời sống gia đình và xã hội. Thế giới kỹ thuật số vừa là một phương thế rất hữu hiệu cho việc truyền thông và thiết lập các mối tương quan, nhưng cũng là nguyên nhân gây nên nhiều tác hại cho bản thân người trẻ. Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và trào lưu hưởng thụ đã làm cho nhiều người trẻ lạc hướng và rơi vào lối sống buông thả, sống ảo, sống vội, sống dửng dưng vô cảm và vô trách nhiệm. Một số khác lại lún sâu vào những cám dỗ của thời đại như nghiện ngập, buôn bán ma túy, hôn nhân thử, đồng tính, phá thai. Bạo lực ngày càng gia tăng với mức độ nguy hiểm nghiêm trọng” (số 3).

 

 

 

GIÁO HUẤN 7

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

NGÀY 12.01.2020

* H.  Noi theo Đức Kitô, Giáo hội muốn nói gì với người trẻ hôm nay ?

  1. Giáo hội cũng muốn gửi đến các bạn trẻ sứ điệp cao cả của Tin Mừng, đó là: Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương các bạn, Chúa Kitô đã cứu độ các bạn, ngày hôm nay Người vẫn đang sống, vẫn đồng hành với các bạn như một người Bạn thân thiết.

* Giải thích:

Trong bối cảnh có ánh sáng và bóng tối trong xã hội hiện đại, Hội đồng Giám mục Việt Nam cho rằng: “Không ít người trẻ băn khoăn đi tìm ý nghĩa và hướng đi đích thực cho đời sống. Cũng như Chúa Kitô đã công bố Tin Mừng cho những người trẻ Emmaus, ngày nay Giáo hội cũng muốn gửi đến các bạn trẻ sứ điệp cao cả của Tin Mừng:

Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương các bạn, Chúa Kitô đã cứu độ các bạn, ngày hôm nay Người vẫn đang sống, vẫn đồng hành với các bạn như một người Bạn thân thiết. Tuổi trẻ là ân sủng và quà tặng mà các bạn cần đón nhận với lòng biết ơn và sống sung mãn chứ không lãng phí, hãy phát huy các khả năng Chúa ban để trở nên một người trưởng thành toàn diện.

Hơn thế nữa, “tuổi trẻ còn là một phúc lành cho Giáo Hội và thế giới” (TH Chúa Kitô đang sống, số 134). Thật vậy, người trẻ không chỉ là đối tượng phục vụ của Giáo hội, mà còn là chủ thể phản ảnh Đức Giêsu Kitô giữa lòng nhân thế; không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của thế giới, họ đã và đang góp phần làm phong phú thế giới (x. TH Chúa Kitô đang sống, số 64)” (số 4)

 

 

GIÁO HUẤN 8

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN – NGÀY 19.01.2020

* H. Các Đức Giám Mục có những chỉ dẫn nào về việc thực hiện chương trình này?

* T. Đó là những chỉ dẫn sau:

– Học hỏi: Tổ chức cho các bạn trẻ học Giáo lý cho người trẻ (Youcat), Giáo huấn xã hội cho người trẻ (Docat), và Tông huấn “Chúa Kitô đang sống”.

– Cử hành: Các Giáo phận tổ chức Ngày Giới trẻ vào Chúa nhật Lễ Lá hằng năm hoặc một ngày khác phù hợp. Kết thúc 3 năm mục vụ, sẽ tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc.

– Sống: Tạo điều kiện cơ sở vật chất phù hợp cho hoạt động giới trẻ như văn phòng mục vụ, phòng sinh hoạt, sân chơi thể thao, ca nhạc… và chăm lo cho các bạn trẻ di dân.

Giải thích:

Hội đồng Giám mục VN đã đưa ra những chỉ dẫn rất cụ thể, và rất quen thuộc với Giáo phận Cần Thơ chúng ta, đó là:

a- Học hỏi:

– Tạo điều kiện cho người trẻ tiếp cận những tài liệu hữu ích của Giáo Hội như Youcat (Giáo lý cho người trẻ), Docat (Giáo huấn xã hội cho người trẻ), và Tông huấn “Chúa Kitô đang sống”; đồng thời, nên chú trọng hơn đến việc giúp phân định thiêng liêng cũng như tư vấn tâm lý cho người trẻ.

– Các Ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám mục sẽ đồng hành với các Giáo phận và Giáo xứ trong việc soạn bản hướng dẫn học hỏi cho chương trình ba năm.

b- Cử hành:

– Giáo phận tổ chức Ngày Giới trẻ vào Chúa nhật Lễ Lá hằng năm hoặc một ngày khác phù hợp.

– Kết thúc 3 năm mục vụ, sẽ tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc.

c- Sống:

– Tạo điều kiện cơ sở vật chất và không gian phù hợp cho hoạt động giới trẻ như văn phòng mục vụ, phòng sinh hoạt, sân chơi thể thao, ca nhạc,…

– Trước tình trạng ngày càng đông các bạn trẻ rời làng quê đi học và làm việc ở các đô thị lớn, cần có sự phối hợp giữa giáo xứ nơi đi và nơi đến, bằng cách cấp chứng chỉ của nơi đi và hướng dẫn cho người trẻ gia nhập cộng đoàn địa phương nơi đến. Các Giáo phận có những người trẻ đến học tập và làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, các công ty, xí nghiệp, cần bổ nhiệm các linh mục đặc trách đồng hành để giúp các bạn trẻ có khả năng hội nhập, sống và làm chứng cho Tin Mừng trong môi trường mới.

– Ứng dụng mạng xã hội vào công tác mục vụ giới trẻ. Nếu sử dụng tốt, mạng xã hội là phương tiện rất hữu ích để củng cố đức tin và kinh nghiệm thiêng liêng, cung cấp thông tin về mục vụ xã hội, trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để sống hiệp thông và loan báo Tin Mừng (số 6).

 

 

 

GIÁO HUẤN 9

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN – NGÀY 26.01.2020

* H. Mục tiêu cụ thể của Năm Mục vụ Giới trẻ 2020 là gì?

  1. Với chủ đề : “Đồng hành với người trẻ trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành toàn diện”, Giáo hội Việt Nam muốn giúp các thanh thiếu niên lớn lên và trưởng thành về thể lý, tâm lý, tâm linh, và phân định ơn gọi.

* Giải thích:

Trong Thư Chung, số 7, Hội đồng Giám mục Việt Nam viết: “Chúng tôi muốn trình bày chi tiết hơn về chủ đề năm 2020: “Đồng hành với người trẻ trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành toàn diện”. Trong Tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (số 26-27), Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ chiêm ngắm tuổi trẻ của Đức Giêsu để lớn lên và trưởng thành cách toàn diện theo gương của Người:

“Trong thời gian sống tại Nadarét, Đức Giêsu vâng lời cha mẹ, ‘lớn lên, thêm khôn ngoan và đầy ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta’ (Lc 2, 52). Đức Giêsu đang ở trong thời gian chuẩn bị, và trong giai đoạn này, Người đi sâu vào mối tương quan với Chúa Cha và với tha nhân. Người không chỉ lớn lên về mặt thể lý, mà còn về tâm linh nữa. Trong những năm tuổi trẻ, Người đã ‘tự rèn luyện’, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện kế hoạch của Chúa Cha. Người đã hướng tuổi niên thiếu và tuổi trẻ của mình theo sứ mạng cao cả ấy” (số 7).

 

 

 

GIÁO HUẤN 10

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN – NGÀY 02.02.2020

* H. Hội đồng Giám mục đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể nào để giúp cho người trẻ trưởng thành?

  1. Đó là những chỉ dẫn sau:

– Thể lý: Rèn luyện thân thể khỏe mạnh, giữ kỷ luật bản thân, ngăn ngừa các đam mê nguy hại.

– Tâm lý: Tập luyện các đức tính nhân bản – nhất là trung thực và công bằng, đào tạo lương tâm ngay thẳng, co tinh thần liện đới và trưởng thành về tâm lý và tính dục…

– Tâm linh: Gặp gỡ và củng cố tình bạn với Chúa Kitô, Đấng đang sống, nhờ cầu nguyện với Lời Chúa, tôn thờ Thánh Thể, tham dự phụng vụ cách tích cực.

– Văn hóa: Phát triển sự khôn ngoan, tức là tri thức nhân văn và phát triển nhân bản.

– Phân định ơn gọi: Giúp phân định tiếng gọi của Chúa vào đời sống tu trì hoặc hôn nhân, để có thể đáp lại với tất cả tự do, ý thức đức tin và quảng đại dấn thân.

* Giải thích:

Hội đồng Giám mục Việt Nam “đề nghị các mục tử, những người làm công tác mục vụ giới trẻ, đặc biệt là cha mẹ, hãy đồng hành để giúp các thanh thiếu niên lớn lên và trưởng thành về thể lý, tâm lý, tâm linh, và phân định ơn gọi:

a-Thể lý: giúp người trẻ rèn luyện thân thể khỏe mạnh, giữ kỷ luật đối với chính bản thân, phòng ngừa các đam mê nguy hại như rượu, bia, ma túy, cờ bạc, nghiện game.

b-Tâm lý: giúp người trẻ tập luyện các đức tính nhân bản, đặc biệt tính trung thực, ý thức công bằng, lương tâm ngay thẳng, tinh thần trách nhiệm; tạo điều kiện để người trẻ có nhiều cơ hội sinh hoạt cộng đồng, nhờ đó hướng mở tới tha nhân, tập sống chung và làm việc chung với tinh thần liên đới, quảng đại, vị tha; mở các lớp kỹ năng sống về nhận diện giá trị bản thân, trưởng thành tâm lý và tính dục, phát triển tương quan hài hòa với mọi người.

c-Tâm linh: giúp các bạn trẻ gặp gỡ và củng cố tình bạn với Chúa Kitô, Đấng đang sống, nhờ cầu nguyện với Lời Chúa, tôn thờ Thánh Thể, tham dự phụng vụ cách tích cực. Để thực hiện mục tiêu này, các mục tử và giáo lý viên cần canh tân việc dạy giáo lý cho giới trẻ bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận theo chuyên đề, nhất là những vấn đề thiết thân với giới trẻ.

d- Văn hóa: không thể tách rời việc đào tạo tâm linh ra khỏi đào tạo về văn hóa. Đào tạo văn hóa đích thực là phát triển sự khôn ngoan, tức là tri thức nhân văn và phát triển nhân bản, chứ không chỉ tìm lợi ích vật chất và hiệu quả cụ thể tức thời (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 223).

e-Phân định ơn gọi: người trẻ cũng cần được đồng hành và hướng dẫn trong việc phân định tiếng gọi của Thiên Chúa, kêu mời họ bước vào đời sống tu trì hoặc đời sống hôn nhân, để họ có thể đáp lại tiếng gọi của Chúa với tất cả tự do, ý thức đức tin và quảng đại dấn thân (số 7).

 

 

 

GIÁO HUẤN 11/CN V TN/9.2.2020

CON NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG

NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA

* H.  Con người có thể nhận biết Thiên Chúa bằng cách nào?(Câu 3:“Bản Hỏi Thưa, GLHTCG”/UBGLĐT 2013).

  1. Con người có thể nhận biết Thiên Chúa bằng 2 cách:

– Một là nhìn xem vẻ đẹp kỳ diệu và trật tự lạ lùng trong vũ trụ, mà nhận ra Đấng dựng nên trời đất muôn vật.

– Hai là nhờ tiếng lương tâm, sự tự do và khát vọng hạnh phúc đời đời, mà nhận ra Đấng là nguồn mạch của mọi điều tốt đẹp.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong thư Rô-ma (1, 19-20):

“Từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể thấy được Ngài qua những công trình tạo thành ấy”.

* Lời Chúa cho thấy: chính Thiên Chúa đã ban cho ta “trí khôn”, là khả năng, để ta có thể nhận biết Thiên Chúa, bằng hai cách:

1/ Bằng nhìn ngắm vũ trụ: có khói thì phải có lửa. Cũng vậy, khi nhìn ngắm vũ trụ với trật tự lạ lùng và vẻ đẹp kỳ diệu, chúng ta suy ra phải có Thiên Chúa  là Đấng dựng nên và an bài vũ trụ. Thánh Au-gu-ti-nô nói: “Hãy hỏi vẻ đẹp của trái đất, của biển khơi, của bầu trời … Tất cả sẽ trả lời bạn: Vẻ đẹp của chúng tôi là một lời tuyên xưng rằng: Ai đã làm ra những cảnh đẹp thiên biến vạn hóa ấy, nếu không phải là Ðấng Tuyệt Mỹ không bao giờ đổi thay!” (Bài giảng 241, 2).

2/ Bằng nhìn vào lòng mình, ta thấy: lương tâm bảo ta làm lành lánh dữ; có tự do cho ta được quyền tự chọn điều tốt thay vì điều xấu; có tình yêu,  và có khát vọng hạnh phúc vô biên, Chúa đã đặt vào đáy lòng ta, cho ta có thể nhận biết và yêu mến Ngài. Từ  những  điều này, ta cũng suy ra phải có Thiên Chúa, vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho con người những khả năng kỳ diệu ấy. Chúng ta hãy ghi nhận, và hãy cảm tạ Thiên Chúa về những ơn ban lạ lùng cao quí ấy.

GIÁO HUẤN 12/CN VI TN/16.2.2020

THIÊN CHÚA TỎ MÌNH RA CHO CON NGƯỜI

* H.  Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta bằng cách nào? Và qua những giai đoạn nào? (Câu 7 & 8).

  1. Thiên Chúa dùng lời nói và hành động, mà tỏ mình ra cho chúng ta qua từng giai đoạn lịch sử cứu độ: qua Tổ tông loài người, qua các Tổ phụ, các Tiên tri và sau hết, Ngài đã tỏ mình ra trọn vẹn nơi Đức Giê-su Ki-tô.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong thư Do thái (1, 1-2):

 “Thuở xưa, nhiều lần, nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các Ngôn sứ mà phán dạy…Nhưng vào thời sau hết, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Con của Ngài”.

* “Khi ấy Mô-sê thưa với Chúa: Con đến gặp con cái Ít-ra-en và nói với họ: Thiên Chúa sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi: Tên Đấng ấy là gì? Thì con sẽ nói sao với họ? Thiên Chúa phán với ông Mô-sê: Ta là Đấng Hằng Hữu” (xh 3, 13-14).

Như  vậy,“Thiên Chúa đã phán dạy”, đã ngỏ lời, để tự tỏ mình ra cho chúng ta biết Ngài  là ai, Ngài  muốn gì với ta.

Thiên Chúa tỏ mình ra vì Ngài yêu thương chúng ta: Ngài  muốn cho chúng ta được nhận biết Ngài sâu xa hơn, để có thể yêu mến, hiệp thông với Ngài hơn, hầu biết sống xứng đáng là con cái Ngài, để được hạnh phúc thật đời này và đời đời.

Những gì Thiên Chúa chỉ nói từng phần với ông bà Nguyên tổ, với các Tổ phụ, với các Ngôn sứ, thì Ngài đã nói hết nơi Con Một của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô, chính là Ngôi Lời đã “làm người và ở cùng chúng ta”.

Chúa Giê-su đã nói với những người Do thái: “Những kẻ được Thiên Chúa ngỏ lời là những bậc thần thánh” (Ga 10, 34). Còn địa vị nào cao cả hơn ?

Chúng ta hãy chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa.

 

GIÁO HUẤN 13/CN VII TN/23.2.2020

LƯU TRUYỀN LỜI CỦA THIÊN CHÚA

* H.  Lời của Thiên Chúa được lưu truyền và được thực hiện bằng cách nào? (Câu 12 & 14).

  1. Lời của Thiên Chúa được lưu truyền bởi Truyền thống Tông đồ. Và được thực hiện bằng hai cách:

– Một là chuyển đạt sống động Lời Chúa gọi là Thánh Truyền;

– Hai là ghi lại Lời Chúa bằng chữ viết gọi là Thánh Kinh. Cả hai làm thành kho tàng đức tin của Hội Thánh.

* Giáo huấn này dựa trên thư Thánh Phê-rô (2 Pr. 1, 20):

“Không ai được tự tiện giải thích một lời nào trong Sách thánh…Chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy, mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa”.

* Như vậy, “Nhờ Thánh Thần thúc đẩy”, Lời Thiên Chúa đã được nói ra, thì cũng chính nhờ Thánh Thần linh hứng, nghĩa là soi  sáng,  thúc  đẩy, Tin mừng của  Chúa Giê-su được các Tông đồ lưu truyền lại. Ban đầu, bằng truyền miệng, nghĩa là bằng lời rao giảng; sau đó, bằng chữ viết.

Ðể Tin Mừng luôn được gìn giữ nguyên vẹn và sống động, các Tông đồ đã đặt các người kế nhiệm là những Giám mục, và các Linh mục cộng  tác, với “trách nhiệm giáo huấn”. Ðược thực hiện trong Chúa Thánh Thần, cách lưu truyền sống động này được gọi là Thánh Truyền, phân biệt với Thánh Kinh.

Chuyện kể: có một người  phái hoài nghi hỏi một bà cụ Ki-tô hữu: Làm sao cụ có thể chứng minh Thánh kinh là Lời Chúa?

  • Bà cụ hỏi lại: Vậy anh có thể chứng minh là có mặt trời không?

Có chứ, vì mặt trời sưởi ấm, chiếu sáng, soi đường cho tôi.

Thì tôi cũng thế, Thánh kinh thực sự là Lời Chúa, vì Thánh kinh cũng sưởi ấm lòng tôi, chiếu sáng từng bước đường đời tôi, và con cháu tôi suốt mấy mươi năm qua !

GIÁO HUẤN 14/CN I MÙA CHAY/1.3.2020

THÁNH KINH

* H.Thánh Kinh là gì? Thánh Kinh có mấy phần? Đâu là trọng tâm của toàn bộ Thánh Kinh?

  1. Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta, được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Thánh Kinh có 2 phần: Cựu ước, 46 cuốn; Tân ước, 27 cuốn. Trọng tâm của toàn bộ Thánh Kinh là Chúa Giê-su Ki-tô, vì toàn bộ Thánh Kinh đều quy hướng và được hoàn tất nơi Ngài.

* Giáo huấn này dựa trên thánh thư Ti-mô-tê (2 Tm 3, 16):

“Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy để trở nên công chính”.

* Như vậy, Thiên Chúa là tác giả của Thánh kinh, vì “Những gì Thiên Chúa tỏ ra trong Thánh kinh đều được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần”. Linh hứng là việc “Thiên Chúa chọn một số người, để khi được Chúa Thánh Thần soi sáng, tác động, họ viết ra những gì Thiên Chúa muốn, và chỉ viết những điều đó thôi”. Vì thế để đọc-hiểu Thánh kinh, ta phải luôn cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng.

Nơi bộ Thánh kinh, Cựu Ước “chuẩn bị và báo trước ngày xuất hiện của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu thế”. Tân Ước trao cho chúng ta chính Chúa Giê-su Ki-tô, là “Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha”, qua Ngài, Thiên Chúa nói hết về mình cho nhân loại.  

Bốn sách Tin mừng Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca, Gio-an, là trung tâm của toàn bộ Thánh kinh. Nên thánh Têrêsa Hài đồng đã viết: “Nơi Tin Mừng, tôi tìm thấy tất cả những gì cần thiết cho linh hồn tôi. Nơi đó, tôi luôn khám phá những ánh sáng mới mẻ”.

Trên một chuyến xe đò, một cụ già hỏi một hành khách trẻ: Ông có phải là linh mục không ạ? Vị khách hỏi lại: Sao cụ lại hỏi con như vậy? Bà cụ đáp: Vì tôi thấy ông có một “Nét mặt Thánh kinh”. Ước gì mỗi người chúng ta cũng có được nét mặt Thánh kinh như vậy!

GIÁO HUẤN 15/CN II MÙA CHAY/8.3.2020

CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA BẰNG ĐỨC TIN

* H. Con người đáp lại Lời Thiên Chúa bằng cách nào? (C. 25).

  1. Con người đáp lại Lời Thiên Chúa bằng sự vâng phục đức tin, nghĩa là tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa, và đón nhận chân lý của Ngài.

* Giáo huấn này dựa trên thánh thư Do-thái (Dt 11, 1; Rm 4, 16):

Vì tin mà người ta được thừa hưởng Lời Thiên Chúa hứa, như thế Lời hứa là ân huệ Thiên Chúa ban nhưng không…”.

* Lời Chúa cho chúng ta thấy:

  1. Đức tin là sự vâng phục tuyệt đối Lời Thiên Chúa, như gương của tổ phụ Áp-ra-ham: “Nhờ đức tin, Ông đã vâng nghe Chúa gọi mà ra đi, dù chưa biết đi đâu” (Dt. 11,8).

Còn Đức Maria, vì tin lời Sứ thần Gáp-ri-en, Mẹ đã hoàn toàn vâng phục khi nói: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thiên thần truyn (Lc 1, 38). Suốt đời, cho dù là dưới chân thập giá, Mẹ vẫn không ngừng tin là: “Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói” (Lc 1, 45). Mẹ là mẫu gương hoàn hảo nhất về sự ‘vâng phục tuyệt đối bằng đức tin’.

  1. Đức tin là hồng ân Thiên Chúa ban: Thiên Chúa kêu gọi Áp-ra-ham không hẳn vì ông xứng đáng, mà chỉ vì Thiên Chúa muốn. Đó luôn là điều huyền nhiệm. Cũng vậy, chính Thiên Chúa mở mắt tâm hồn, ban cho ta “cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý” (MK s.5), cho dẫu ta bất xứng hơn nhiều anh em lương dân.
  2. Đức tin cũng là hành vi của con người, vì đó là hành vi hiểu biếttự do của chúng ta, đáp lại lời Thiên Chúa. Ân huệ Thiên Chúa không huỷ diệt khả năng hiểu biết và ý chí tự do của con người, nhưng luôn soi sáng, nâng đỡ, và gọi mời con người cộng tác, bằng sự tự nguyện vâng nghe và thực hành Lời Chúa.

Chúng ta hãy xin Chúa củng cố đức tin của mỗi người chúng ta.

GIÁO HUẤN 16/CN III MÙA CHAY/15.3.2020

CHÚNG TÔI TIN

* H. Vì sao đức tin vừa là hành vi cá nhân, vừa là hành vi của Hội Thánh? (C. 30).

  1. Đức tin vừa là hành vi cá nhân, vì mỗi người tự do đáp lại lời của Thiên Chúa; vừa là hành vi của Hội Thánh, vì đức tin của mỗi người được Hội Thánh sinh ra và nuôi dưỡng.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong thư Do thái (11, 8.11.12):

“Nhờ đức tin, Ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi…Vì thế, do một người duy nhất…mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển”.

* Lời Chúa cho thấy: Đức tin là hành vi cá nhân: Thái độ “sẵn lòng ra đi” của Áp-ra-ham, cũng như lời “xin vâng” của Mẹ Ma-ri-a, cho ta thấy: đức tin còn là một hành vi của mỗi con người, với sự hiểu biếttự do cá nhân, đáp lại lời Thiên Chúa.

Bởi vậy, ta cần xây dựng một đức tin tự nguyện trước lời mời gọi của Thiên Chúa, qua mọi hoàn cảnh buồn vui, thử thách hằng ngày. Cần tránh kiểu sống đức tin quá theo thói quen, hoặc theo sự kéo lôi của gia đình, của họ đạo…hơn là theo sự xác tín của chính bản thân.

Đức tin cũng là hành vi cộng đoàn:  + Một là vì đức tin của mỗi Ki-tô-hữu là do Hội Thánh trao ban, nên khi Rửa tội, vị Rửa tội hỏi: “Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa?”, người chịu Rửa tội thưa: “Con xin đức tin”. Hai là vì đức tin này còn được Mẹ Hội Thánh tiếp tục giáo dục, nâng đỡ (vd. dạy giáo lý cho ta), giúp ta hiểu và đón nhận, để nhờ đó “đức tin đem lại sự sống đời đời”.

+ Sau nữa, vì một khi đã được đón nhận đức tin như quà tặng của Thiên Chúa và của Hội Thánh, mỗi người cũng có bổn phận trao tặng món quà đức tin này lại cho các anh chị em khác, và cùng với họ nâng đỡ nhau sống đức tin, như lệnh truyền của Chúa:“Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…” (Mt 28, 19).

GIÁO HUẤN 17/CN IV MÙA CHAY/22.3.2020

THIÊN CHÚA DUY NHẤT

* H. Chúng ta phải có những thái độ nào khi tin vào Thiên Chúa duy nhất? (C. 38).

  1. Chúng ta phải có những thái độ này: 1. Nhận biết sự vĩ đại và quyền năng của Thiên Chúa. 2. Sống trong tâm tình cảm tạ. 3. Tin tưởng vào Ngài trong mọi hoàn cảnh. 4. nhận biết phẩm giá thực của mọi người. 5. Sử dụng đúng đắn các thụ tạo.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong sách Đệ nhị luật (6, 4-9):

 “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Thiên Chúa là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa hết lòng, hết sức anh em”.

* Lời Chúa cho thấy: 1. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, như chính Chúa Giê-su đã nói: “Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất” (Mc 12, 29). 2. Ngài là Đấng Hằng Sống: Ngài tự mình mà có từ muôn đời, và hằng có mãi mãi. 3. Ngài là Đấng Chân thật, Ngài luôn thực hiện những lời đã hứa: “Núi đồi có dời chuyển, tình Ta thương con vẫn không hề đổi thay” (Is 54, 10). 4. Ngài là Tình Yêu: Ngài phán “Ta đã yêu con bằng mối tình muôn thuở !” (Gr 31,3). Vì vậy, niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất đòi ta phải:

Luôn nhận biết sự cao cả, uy linh của Thiên Chúa, để chỉ phụng thờ một mình Ngài.

– Luôn sống trong niềm vui tạ ơn: như thánh Phaolô nói: “Bạn có gì mà đã không do nhận lãnh?” (1 Cr 4, 7).

Luôn tin tưởng, phó thác nơi Thiên Chúa trong mọi cảnh, như thánh Tê-rê-sa viết: “Đừng để điều gì làm bạn xao xuyến, lo sợ. Có Chúa ở cùng, ta không thiếu gì; một mình Chúa là đủ cho ta”.

Luôn nhận biết phẩm giá đích thực của mọi người, vì mọi người được Thiên Chúa yêu thương, được làm con cái Ngài.

Luôn sử dụng đúng đắn các thụ tạo, vì chúng được Thiên Chúa tạo dựng, cho chúng ta hưởng dùng mà tôn vinh Ngài.

GIÁO HUẤN 18/CN V MÙA CHAY/29.3.2020

THIÊN CHÚA LÀ CHA và CON và THÁNH THẦN

* H. Thiên Chúa tỏ cho ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi để làm gì? (C. 46).

  1. Để mời gọi ta thông phần vào sự sống của chính Ba Ngôi, đồng thời góp phần làm cho gia đình, dân tộc và Hội Thánh thành cộng đoàn hiệp thông theo khuôn mẫu Chúa Ba Ngôi.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong thư 2 Cô-rin-tô (13, 13): “Chúc anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Kit-ô, đầy tình thương của Chúa Cha, và ơn hiệp thông của Chúa Thánh Thần”.

* Lời Chúa mà các linh mục thường  đọc để cầu chúc khi khởi đầu Thánh lễ, cho ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi khi kể ra: Ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô; Tình thương của Chúa Cha; Ơn hiệp thông của Chúa Thánh Thần”. Tin mừng Thánh Gio-an cũng viết: “Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở trong cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết (Ga 1, 18). Chúa Giê-su cũng nói về Chúa Thánh Thần: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều…” (Ga 14, 26).

Lời Chúa còn dạy: Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi  mời gọi ta sống hiệp thông:

+ Một là hiệp thông với Thiên Chúa, vì vậy Hội Thánh dạy ta làm dấu Thánh giá “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần” trước khi bắt đầu mọi việc, để tất cả đời sống của ta được hiệp thông, nghĩa là luôn tin tưởng, cậy trông và sống theo ý Chúa Ba Ngôi…

+ Hai là hiệp thông với nhau: Thiên Chúa duy nhất, nên Ba Ngôi luôn hiệp nhất, yêu thương nhau. Mẫu gương hiệp thông này mời gọi chúng ta sống tình anh em con cùng một Cha: luôn khiêm tốn, yêu thương, phục vụ, tránh xa mọi ý nghĩ, lời nói và hành động chia rẽ, ganh ghét, hận thù. Chúng ta hãy cầu nguyện cho gia đình, cho họ đạo chúng ta được ơn hiệp thông của Chúa Ba Ngôi.

 

GIÁO HUẤN 19/CN V MÙA CHAY/29.3.2020

THIÊN CHÚA SÁNG TẠO VÀ QUAN PHÒNG

  1. H. Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ thế nào? Và sự quan phòng của Ngài là gì? (C. 51 & 52).
  2. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tạo dựng vũ trụ “từ hư vô” (2 Mcb 7, 28). Và Ngài luôn quan phòng, nghĩa là Ngài tiếp tục chăm sóc, và hướng dẫn muôn loài tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong sách Sáng thế (1, 1-5):

 “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất…Ngài phán: Phải có ánh sáng, liền có ánh sáng…”.

* Lời Chúa cho thấy: 1. Thiên Chúa sáng tạo, nghĩa là Ngài đã tạo dựng trời đất muôn vật từ “hư không”. Thánh Tô-ma viết: “Chính chìa khóa tình thương đã mở bàn tay Thiên Chúa, để Người tạo thành vạn vật”. Vì yêu thương, Thiên Chúa muốn “biểu lộ và thông ban vinh quang” cho ta, để ta nhận biết, suy phục  Ngài, và nhờ đó, được hạnh phúc với Ngài.

  1. Thiên Chúa quan phòng: Vì Ngài là “Cha phép tắc vô cùng”, nên sau khi sáng tạo, Ngài vẫn quan phòng, nghĩa là tiếp tục chăm sóc, và điều khiển mọi thụ tạo với sự khôn ngoan và tình thương, để tất cả mọi loài có thể tiến đến sự trọn hảo do Ngài định sẵn.

Vậy tại sao lại có sự dữ: đau khổ, bệnh tật, thiên tai, chết chóc? Thưa, có sự dữ phát sinh là vì con người đã sử dụng sai lầm tự do của mình, mà bất tuân lệnh truyền vì yêu thương của Thiên Chúa. Nhưng đức tin dạy ta xác tín rằng: Thiên Chúa không cho phép sự dữ xảy ra, nếu Ngài không rút được sự lành từ chính sự dữ, như “Tổ phụ Giu-se đã nói với các anh em: sự dữ mà anh em đã định làm cho tôi, ý của Thiên Chúa đã chuyển thành sự tốt lành…để cứu sống một dân đông đảo” (St 45, 8).  Vì vậy, đừng bao giờ ta bất mãn, kêu trách Thiên Chúa, hoặc ngã lòng trông cậy. Cứ luôn chống lại sự dữ, và chỉ làm những điều tốt lành.

GIÁO HUẤN 20/CN LỄ LÁ/5.4.2020

THIÊN CHÚA TẠO DỰNG TRỜI VÀ ĐẤT

* H. Thiên Chúa tạo dựng những gì? (C. 56, 57 & 58).

  1. Thiên Chúa tạo dựng trời và đất, muôn vật hữu hình và vô hình: – Hữu hình là tất cả các thụ tạo mà chúng ta thấy được, trong đó cao trọng nhất là con người. – Vô hình là các Thiên Thần, là loài thiêng liêng, được dựng nên để phục vụ Thiên Chúa và giúp đỡ loài người.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong sách Sáng thế (1, 24-26):

 “Thiên Chúa phán: Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại …Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. Ngài phán: Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta…”.

* Lời Chúa cho thấy: 1. Thiên Chúa sáng tạo muôn vật: + Vật hữu hình là những vật ta nhìn thấy, đụng chạm, quan sát được, như trời, đất, nước, tinh tú, cây cỏ, loài vật, loài người. Loài người cao cả nhất, vì được tạo dựng riêng biệt (x. St 1, 26). + Vật vô hình các Thiên thần thiêng liêng; là những tôi tớ, sứ giả phục vụ Thiên Chúa, Vd. đóng cửa vườn Địa đàng (St 3, 24), truyền tin cho Đức Mẹ (Lc 1, 26), tập họp muôn dân Phán xét chung (Mt 24. 41). Có các Thiên thần Hộ mệnh để bảo trợ và hướng dẫn mỗi Ki-tô-hữu đến sự sống đời đời (Thánh Ba-si-li-ô).

  1. Thiên Chúa sáng tạo một thế giới trật tự và tốt lành: – Thế giới trật tự vì“Ngài đã an bài mọi sự có mực thước, có số, có lượng” (Kn 11, 20). – Thế giới tốt lành vì “Chính Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1,31).

Thiên Chúa đã trao ban thế giới này như quà tặng, cho con người hưởng dùng, bảo vệ và phát huy. Chúng ta hãy chung lời ca ngợi với Thánh Phan-xi-cô: Lạy Thiên Chúa tối cao, toàn năng và tốt lành, mọi vinh quang và danh dự, lời chúc tụng và ngợi khen, đều thuộc về Chúa, Lạy Chúa với muôn loài tạo vật, con ngợi khen Chúa”.

 

GIÁO HUẤN 21/CN PHỤC SINH/12.4.2020

THIÊN CHÚA TẠO DỰNG CON NGƯỜI

* H.  Con người được Thiên Chúa dựng nên thế nào? (C. 61).

  1. Con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài, nghĩa là có khả năng nhận biết và yêu mến cách tự do Đấng tạo dựng nên mình.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong sách Sáng thế (1, 26-27):

“Thiên Chúa phán: Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh Chúng ta…để con người làm bá chủ tất cả mặt đất…”.

* Lời Chúa cho ta thấy:  1. “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Ngài”, vì chỉ có con người “được ban khả năng hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa”, nhờ đó, chúng ta được nên con cái của Ngài, được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài.

  1. Thiên Chúa sáng tạo con người có hồn xác: Linh hồn thiêng liêng được chính Thiên Chúa tạo dựng, chứ không do cha mẹ. Với linh hồn, con người là hình ảnh Thiên Chúa cách đặc biệt. Linh hồn không bao giờ chết; và sẽ hợp lại với thân xác khi sống lại ngày tận thế. Còn Thân xác thuộc vật chất, nhưng được linh hồn làm cho sinh động. “Ta phải coi thân xác là tốt đẹp, được tôn trọng cách xứng hợp, vì thân xác cũng do Thiên Chúa tạo dựng ban đầu, và sẽ được sống lại ngày sau”.
  2. “Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ”, để trong đời sống hôn nhân-gia đình, họ thành “bạn” trợ giúp nhau, thành “cha mẹ”, cộng tác với Thiên Chúa sinh dưỡng con cái.
  3. Thiên Chúa còn ban cho con người những đặc ân, là được sống như con cái Thiên Chúa, luôn làm chủ chính mình và các tạo vật khác, không phải đau khổ, không phải chết.

Chúng ta hãy chúc tụng hồng ân tạo dựng của Chúa: “Thật con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm ? Cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy!”.

GIÁO HUẤN 22/CN II PHỤC SINH/19.4.2020

CON NGƯỜI SA NGÃ

* H. Tội tổ tông gây nên những hậu quả nào? (Câu 71).

  1. Tội tổ tông làm cho loài người mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất sự hoà hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, hướng chiều về tội lỗi, phải đau khổ và phải chết.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong sách Sáng thế (3, 17-19):

 “Chúa phán: Vì ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi đừng ăn, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi…và là bụi đất, ngươi sẽ trở về với bụi đất”.

* Lời Chúa cho thấy nguyên nhân sinh ra sự xấu, sự dữ là do con người đã “phạm tội”, đã nghe theo ma quỷ cám dỗ, thay vì dùng tự do Chúa ban để ‘tự nguyện’ vâng theo Chúa. Nguyên tổ đã quên mất thân phận mình chỉ là tạo vật, phải luôn  tuỳ thuộc vào Đấng tạo thành, nên đã làm theo ý riêng, đã ăn trái nghịch lại lệnh Chúa cấm. Gây nên tội nguyên tổ:

– làm con người mất ân nghĩa với Thiên Chúa, nên sợ hãi, chạy trốn Thiên Chúa.

– làm con người mất hài hòa với chính mình: nên linh hồn không điều khiển thân xác được nữa, khiến ta dễ nghiêng chiều về đàng tội.

– làm mất sự hài hòa với nhau: nên ông A-đam  đổ lỗi cho bà E-và, Ca-in ghen tức giết chết A-bi-lê (St 4, 3-15)

– Và vì họ đã phản nghịch Đấng Tạo Hóa, nên mọi tạo vật khác cũng  không hài hòa với họ nữa, bởi vậy: “Đất đai sinh gai góc”.

– Cuối cùng, vì đã mất hài hòa với mình, với các tạo vật, với Thiên Chúa, nên con người đã mất hạnh phúc: phải đau khổ, và phải chết: “Là bụi đất, ngươi sẽ trở về bụi đất!”.

Xin Chúa cho chúng con ý thức thân phận ‘con cháu A-đam E-và yếu đuối’ của chúng con, để luôn vững tin vào ơn Chúa trợ giúp chúng con vượt qua mọi yếu hèn tội lỗi !

GIÁO HUẤN 23/CN III PHỤC SINH/26.4.2020

THIÊN CHÚA HỨA BAN ĐẤNG CỨU THẾ

* H.   Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa có bỏ loài người không? (C. 73).

  1. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa không bỏ, mà còn hứa ban Đấng Cứu thế để cứu độ loài người.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong sách Sáng thế (3, 1-19):

“Thiên Chúa phán với con rắn: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người Đàn bà, và Bà sẽ đp đầu mi!”.

* Lời Chúa cho thấy: Dù Tổ tông con người đã phản nghịch, Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót “đã không đành bỏ mặc con người dưới quyền sự chết”[2]. Chính Ngài tìm đến “gọi con người”[3], và ngay trong lời tuyên án con rắn, Ngài đã hứa ban “Đấng Cứu thế”.

“Đấng Cứu thế” đây chính là Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu chuộc loài người. Ngài là “A-đam mới” đã“Vâng phục cho đến chết trên Thánh giá”[4], bù lại sự bất tuân của A-đam cũ.

“Người đàn bà” Lời Chúa nói tới đây chính là Mẹ Ma-ri-a, “E-và mới” đã vâng phục tuyệt đối bằng đức tin qua lời “xin vâng”. Nhờ đó, Mẹ Ma-ri-a đã tham dự cách tuyệt hảo vào công trình cứu chuộc, cùng với Chúa Giê-su, Mẹ đã cứu chúng ta khỏi hình phạt do tội lỗi, và chuộc lại cho chúng ta quyền làm con cái Thiên Chúa. Chúng ta hãy thưa với Mẹ: 

Thân lạy Mẹ, chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà; xin ghé mặt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giê-su, Con lòng Bà gồm phúc lạ…”.

GIÁO HUẤN 24/CN IV PHỤC SINH/3.5.2020

CHÚA GIÊSU KITÔ,

CON MỘT THIÊN CHÚA.

* H. Chúng ta tuyên xưng điều gì về Chúa Giê-su Ki-tô? (C. 74).

  1. Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa, đã xuống thế làm người, chịu chết và sống lại để cứu chuộc nhân loại.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Phúc âm Mát-thêu (16, 15).

“Đức Giêsu hỏi các môn đệ: anh em bảo Thầy là ai ?” Ông Phê-rô thưa:“Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

* Lời Chúa mời gọi ta tuyên xưng 3 điều:

1/Đức Giê-su là Đấng Ki-tô: “Giê-su”có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”. Vì vậy, các lời nguyện trong phụng vụ đều kết thúc bằng câu: “Nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con”– Còn “Ki-tô” có nghĩa là “được xức dầu”, vì theo truyền thống Thánh kinh, những người được chọn làm tư tế, ngôn sứ, làm vua, đều được xức dầu nhân danh Thiên Chúa.

2/ Đức Giêsu là “Con Một Thiên Chúa”: khi Đức Giêsu chịu Phép rửa và Hiển dung, Chúa Cha đã long trọng tuyên bố “Đây là Con yêu dấu của Ta” (Mt 3, 17; 17, 15). Khi thầy thượng tế hỏi: “Ông có phải là Đấng Kitô, Con của Đấng đáng chúc tụng không?” Đức Giêsu xác quyết: “Phải, chính thế!” (Mc 14,61).

3/ Đức Giêsu là Chúa: các sách Tin mừng thường gọi Đức Giê-su là “Chúa”, để tuyên xưng uy quyền tối cao và thần linh của Người. Ước gì chúng ta có thể chung tâm tình với một bạn trẻ: “Tôi muốn la to lên với các bạn rằng: cả trong những cam go, những đêm tối và những tan nát, Đức Giê-su vẫn luôn có mặt, và vì thế, thật đáng bõ công, dù có phải tan nát tâm hồn vì Ngài ! Tôi có thể nói rằng: tôi không có niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn là có thể nói với Chúa Giêsu rằng: Chúa là sức mạnh duy nhất, là tình yêu duy nhất của con (Những Vị Thánh của năm 2000”/D.Ange).

GIÁO HUẤN 25/CN V PHỤC SINH/10.5.2020

CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI

* H. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để làm gì? (C. 79).

  1. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người:

– Một là để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi;

– Hai là để tỏ cho chúng ta nhận biết tình yêu của Thiên Chúa;

– Ba là để làm mẫu mực cho chúng ta sống thánh thiện;

– Bốn là để chúng ta được kết hợp với Ngài, mà trở nên con cái Thiên Chúa.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Phúc âm Gio-an (1, 14).

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm, và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người”.

* Lời Chúa cho thấy: Chúa Cha đã sai Chúa Con xuống thế làm người để thực hiện công trình cứu chuộc.

Để thực hiện công trình cứu chuộc này, Chúa Con đã đi giảng dạy, cho chúng ta nhận ra tình thương của Chúa Cha, Tình Thương đến độ Chúa Cha đã muốn Chúa Con lấy máu mình đổ ra trên Thánh Giá để cứu chúng ta, nghĩa là rửa sạch chúng ta khỏi tội lỗi; và hơn thế nữa, để chuộc lại cho chúng ta ơn làm con cái của Chúa Cha, nghĩa là cho chúng ta: khi biết sống kết hợp với Ngài, bằng việc vâng giữ Lời Ngài, thì sẽ được trở nên con cái Thiên Chúa, được “thông phần bản tính Thiên Chúa”[5],

Như vậy, bài học ‘Con Thiên Chúa làm người’ mời gọi ta “nên đồng hình dạng với Chúa Ki-tô”, nghĩa là luôn sống tốt đẹp, xứng với danh dự là những người con cái Thiên Chúa; đồng thời cũng biết quí trọng kiếp làm người, để biết hòa nhập với gia đình, xã hội, bằng đời sống yêu thương, phục vụ theo gương Chúa Ki-tô.

GIÁO HUẤN 26/CN VI PHỤC SINH/17.5.2020

CUỘC SỐNG TRẦN THẾ CỦA CHÚA GIÊSU

* H.    Cuộc sống trần thế của Chúa Giê-su đã diễn ra thế nào? (C. 90).

  1. Chúa Giê-su đã sinh ra tại Bê-lem, sống ẩn dật tại Na-da-rét nước Do Thái. Khoảng 30 tuổi, Ngài đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa. Sau cùng Ngài chịu chết trên thập giá, rồi sống lại và lên trời.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Thư thánh Phao-lô (Pl 2, 5):

 “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa…nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân. Đã sống như người trần thế”.

* Lời Chúa chứng tỏ: Đức Giêsu là Thiên Chúa thật đã trở nên người thật:

– “Bởi  phép Đức Chúa Thánh Thần, Ngài đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a, nghĩa là Chúa Thánh Thần đã thánh hoá cung lòng Đức Trinh Nữ, làm cho Mẹ thụ thai cách kỳ diệu, vì Thánh Thần  chính là Đấng ban sự sống.

– “Ngài vốn là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang…nên giống người phàm, sống như người trần thế” Pl 2,5-8.

– Ngài chấp nhận cũng “lớn lên”, mỏi mệt, đói khát, rơi lệ cảm thông trước những cảnh khốn cùng… (Pl 2,5-8). Tuy nhiên, Ngài không hề phạm tội, vì trí tuệ và ý chí con người của Ngài luôn tuân phục trí tuệ và ý chí Chúa Cha.

– Bằng trái tim con người, Chúa Giê-su luôn “yêu thương và thí mạng” vì mỗi người chúng ta, vì thế, Hội Thánh mời gọi chúng ta hãy đến với Thánh Tâm Chúa Giê-su: Ngài không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ, khi dang tay chào đón chúng ta, đặc biệt nơi bí tích Hòa giải và Thánh Thể. Chúng ta đừng chạy trốn Lòng thương xót Chúa! Cho dù đời sống chúng ta có ra nông nỗi nào đi chăng nữa! chúng ta đừng bao giờ ngã lòng, để luôn quyết tâm đứng dậy, trở về cùng Cha !” (x. “Niềm Vui Tin Mừng”, s. 3).

GIÁO HUẤN 27/CN VII PHỤC SINH/24.5.2020

MẦU NHIỆM GIÁNG SINH CỦA CHÚA GIÊSU

* H.  Mầu nhiệm Giáng sinh của Chúa Giê-su dạy chúng ta điều gì? (C. 91).

  1. Mầu nhiệm Giáng sinh của Chúa Giê-su dạy chúng ta biết Thiên Chúa đã tỏ lộ vinh quang của Ngài trong thân phận yếu đuối của một hài nhi.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Phúc âm Lu-ca  ( 2, 7):

 “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ”.

* Lời Chúa cho chúng ta thấy:

  • Khung cảnh Giáng sinh: Thiên Chúa Ngôi Hai ẩn mình nơi một bé thơ, sinh ra trong cảnh nghèo hèn, nơi hang đá máng lừa, tại Bê-lem nhỏ bé, các mục đồng chất phác là những chứng nhân đầu tiên (Lc. 2, 1-20).
  • Bài học của mầu nhiệm Giáng sinh: Biến cố Chúa giáng sinh mời gọi chúng ta:

+ Hãy “trở nên trẻ nhỏ”, nghĩa là biết tự hạ để sống yêu thương, phục vụ cách khiêm tốn, bé mọn, hầu được vào Nước Trời.

+ Hãy “sinh ra từ trên cao”, nghĩa là hãy trở nên con cái Thiên Chúa, bằng cách mỗi ngày trở nên “đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô”, làm cho “Chúa Ki-tô được thành hình” trong chúng ta (Gl 4, 19), khiến chúng ta có thể nói như thánh Phao-lô: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi”(Gl 2, 20).

Chúng ta có gương sống của Mẹ Tê-rê-sa Can-cuít-ta: Đức Gioan-Phao-lô II đã giảng trong lễ phong Chân phước (19.10.2003) rằng: “Mẹ đã chọn không chỉ là người bé nhỏ nhất, nhưng là nữ tỳ của những người bé nhỏ nhất…Sự vĩ đại của Mẹ ở nơi khả năng trao tặng mà không tính toán, trao tặng hết mình. Cuộc sống của Mẹ là một cách sống hết mình và là lời loan báo Tin mừng mạnh mẽ”.

GIÁO HUẤN 28/CN CTT HIỆN XUỐNG/31.5.2020

ĐỜI SỐNG ẨN DẬT CỦA CHÚA GIÊSU

* H. Đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu dạy chúng ta điều gì? (C. 92).

  1. Đời sống ẩn dật của Chúa Giê-su dạy ta hai điều:

– Một là sống thánh thiện trong đời sống thường ngày qua cầu nguyện, lao động và yêu thương;

– Hai là sống hiếu thảo với cha mẹ.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Phúc âm Lu-ca  ( 2, 51):

“Trẻ Giê-su trở về Na-da-rét, hằng vâng phục cha mẹ…Ngày càng khôn lớn và được Thiên Chúa và mọi người thương mến”.

* Lời Chúa mời gọi chúng ta chiêm ngắm: 1. Mầu nhiệm thời thơ ấu: Phúc  âm ghi lại một số biến cố: Chúa chịu cắt bì; tỏ mình cho dân ngoại qua ba Đạo sĩ; được dâng vào Đền Thờ; được đem trốn sang Ai cập. Những biến cố trên, cùng với việc tìm lại trong Đền Thờ, cho thấy: Ngài hoàn toàn hiến thân, để thi hành sứ mạng Chúa Cha trao phó.

  1. Mầu nhiệm sống ẩn dật tại Na-da-rét: Cuộc sống ẩn dật này dạy ta những bài học quý giá cho đời sống gia đình:

– Một là bài học hiếu thảo, vâng phục cha mẹ: Tuy là  Thiên Chúa cao quang, Ngài đã sống trong một gia đình đơn nghèo, để dạy cho những người con: hãy quý trọng cha mẹ, gia đình, dù gia đình mình đơn nghèo.

– Hai là bài học “thầm lặng”: Dù là Con Thiên Chúa, Ngài muốn được giáo dục nơi gia đình; Ngài luôn trân trọng cuộc sống thầm lặng suốt 30 năm, vì đó là bầu khí, là khung cảnh tuyệt vời và cần thiết, để được đào tạo và tự đào tạo nên người trưởng thành nơi thể xác lẫn tâm hồn.

– Ba là bài học “quý chuộng lao động”: lao động nhọc nhằn, nhưng đem lại ơn cứu độ, vì giúp ta cộng tác vào việc sáng tạo của Thiên Chúa, phục vụ mọi người, và rèn luyện bản thân.

Nguyện xin cho chúng ta biết noi gương sống trong gia đình như Chúa.

GIÁO HUẤN 29/CN VII PHỤC SINH/24.5.2020

CUỘC SỐNG CÔNG KHAI CỦA CHÚA GIÊSU

* H. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo điều gì?(C. 95).

  1. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo và mời gọi mọi người gia nhập Nước Thiên Chúa (Mc 1,15).

* Giáo huấn này dựa trên Phúc âm thánh Mát-thêu  (4, 23):

“Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền của dân…”.

* Lời Chúa tóm lại những việc Chúa Giê-su đã làm và loan báo:

Khởi đầu, Ngài đến chịu phép rửa tại sông Gio-đan, báo trước “phép rửa bằng máu”, là cuộc khổ nạn và cái chết “hoàn toàn vâng phục Chúa Cha” để cứu chuộc nhân loại. Đây là hình ảnh chỉ về bí tích Rửa tội cho ta được sống lại, trong đời sống mới làm con cái Chúa (x. Rm 6,4).

Rồi “được Thánh Thần thúc đẩy”, Ngài vào hoang  địa ăn chay 40 đêm ngày. Sa-tan đến cám dỗ Ngài 3 lần, nhằm lung lạc thái độ con thảo của Ngài với Chúa Cha. Nhưng là A-đam mới, Ngài đã nêu cao gương trung thành, hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa.

– Sau đó, Ngài lên đường rao giảng rằng: “Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15): Ngài đã khai nguyên Nước Trời nơi trần gian, để chu toàn ý Chúa Cha, là tập họp mọi người, làm thành Hội Thánh. Ngài chọn nhóm Mười Hai:“Sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa…”(Lc 9, 2).

Ngài đã làm “nhiều điềm thiêng dấu lạ” (Cv 2,22) cùng với việc rao giảng. Ngài làm những phép lạ không chỉ để tiêu diệt những đau khổ đời này, mà còn để giải thoát con người khỏi kiếp nô lệ lầm than hơn cả, đó là nô lệ tội lỗi, thứ nô lệ này đã gây ra biết bao hình thức nô lệ, đau khổ khác.

Chúng ta hãy mở lòng để đón nhận Tin mừng về Nước Thiên Chúa.

GIÁO HUẤN 30/CN XI THƯỜNG NIÊN/14.6.2020

MẦU NHIỆM VƯỢT QUA CỦA CHÚA GIÊ-SU

* H. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su quan trọng thế nào? (C. 101)

  1. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trọng tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh và được tôn vinh của Ngài.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Phúc âm thánh Mát-thêu (16, 21):

“Đức Giê-su bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Ngài phải lên Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ…rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại”.

* Mầu nhiệm Vượt Qua (chết và sống lại) của Chúa Giê-su là đỉnh cao trong công trình cứu độ của Thiên Chúa (Lc 24,26).

Vì thế, chúng ta vừa phải quan tâm tìm hiểu và suy niệm về khung cảnh lịch sử đã dẫn đến cái chết của Chúa Giê-su, vừa phải lắng nghe Lời Thiên Chúa, để khám phá ý nghĩa của cái chết đó trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ý nghĩa đó là:

Nhờ lòng yêu mến và vâng phục, Chúa Giêsu đã đền bù tội bất tuân của Tổ tông, giao hòa chúng ta cùng Thiên Chúa, cho chúng ta trở thành con cái của Ngài. Ân phúc và Bình an Thiên Chúa lại đổ xuống tràn đầy trên chúng ta: “Nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Chúa Giê-su Ki-tô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Rm 5,15).

Sự phục sinh của Chúa Giê-su mở ra cho nhân loại niềm hy vọng được sống lại cùng Thiên Chúa trong cuộc sống vĩnh cửu:“Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ cùng sống với Ngài, nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Ngài” (2 Tm 2, 11).

Chúng ta hãy nguyện xin Chúa Thánh Thần củng cố niềm tin của chúng ta nơi Mầu nhiệm Vượt Qua.

 

 

GIÁO HUẤN 31/CN XII TN/21.6.2020

CUỘC KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊSU

* H. Hy tế của Chúa Giêsu trên Thập giá đem lại cho chúng ta điều gì? (Câu 111).

  1. Hy tế của Chúa Giê-su trên Thập giá xóa bỏ tội trần gian, và giao hòa toàn thể nhân loại với Chúa Cha (x. Ga 1, 29).

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Thư Phêrô  (I, 2, 21):

 “Đức Giê-su đã chịu đau khổ vì anh em…Vì Ngài phải mang những vết thương, mà anh em đã được chữa lành”. 

* Lời Chúa cho thấy: Sau khi Tổ Tông phạm tội, Chúa Cha đã tỏ bày ngay ý định cứu độ của Ngài (St 3, 15), như thánh Gioan  viết: “Tình yêu cốt ở điều này, là chính Ngài đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Ngài đến làm của lễ đền tội chúng ta” (1 Ga 4, 10).

Con của Ngài, là Đức Giê-su Ki-tô, đã tự nguyện thực hiện ý định yêu thương của Chúa Cha, chính Ngài đã nói:“Lương thực của Thầy là thi hành ý  muốn của Đấng đã sai Thầy”(Ga 4, 34).

Ngài vâng ý Chúa Cha cách hoàn toàn tự nguyện như Ngài nói: “Mạng sống của Tôi không ai lấy đi được, nhưng chính Tôi hy sinh mạng sống mình”(Ga 10, 18).

Trong Bữa Tiệc Ly, qua Phép Thánh Thể, Ngài diễn tả tột độ việc tự hiến chính mình: “Đây là máu Thầy, Máu sẽ đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26, 28).

Trên Thập giá, Ngài hoàn thành hy lễ tình yêu, Ngài “yêu thương đến cùng” (Ga 13,1): “Tội lỗi chúng ta Ngài đã mang vào thân mà đưa lên cây thập giá” (1 Pr 2, 24), và “Vì Ngài phải mang những vết thương”, mà chúng ta “đã được chữa lành”. 

Chúng ta hãy tôn thờ, yêu mến Thánh giá Chúa, noi gương thánh tử đạo Em-ma-nu-el Lê văn Phụng: tại pháp trường, ngài đeo ảnh Thánh giá vào cổ cô con gái và nói: “Đây là ảnh Chúa Giê-su Ki-tô, quý hơn vàng bạc bội phần. Con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều nha con”.

GIÁO HUẤN 32/CN XIII TN/28.6.2020

CHÚA GIÊSU XUỐNG NGỤC TỔ TÔNG

* H. Sau khi chết, Chúa Giê-su xuống ngục tổ tông để làm gì? (C. 115).

  1. Sau khi chết, Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông để giải thoát những người công chính đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc, và mở cửa trời cho họ.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong sách Khải huyền (1, 17):

“Ngài nói: Đừng sợ!…Ta là Đấng hằng sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn đời; Ta giữ chìa khoá của thần chết và âm phủ”.

* Trước khi Đấng cứu chuộc đến, mọi người đã chết, dù lành hay dữ[6], đều phải vào “Ngục tổ tông”. Chúa Ki-tô xuống ngục tổ tông để giải thoát những người công chính đã chết trước khi Ngài đến[7]; là những người lành thánh “trong lòng Áp-ra-ham” đang chờ đợi Đấng giải thoát[8]. Ngài xuống ngục tổ tông để “kẻ chết được nghe tiếng Con Thiên Chúa, và ai nghe thì được sống”[9], vì “Ngài nắm giữ chìa khóa của thần chết và âm phủ”.

Sách các Giáo phụ viết: “Hôm nay mặt đất hoàn toàn thinh lặng, và cô quạnh, vì Đức Vua an giấc. Trái đất yên tĩnh lại sau khi run rẩy, vì Thiên Chúa đang ngủ trong xác phàm, và Ngài đi đánh thức những kẻ đang ngủ từ bao đời …Ngài đi tìm nguyên tổ A-đam như tìm con chiên lạc. Ngài muốn thăm viếng tất cả những ai đang ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết”[10].

Chúng ta hãy tạ ơn lòng thương xót vô biên của Ngài.

GIÁO HUẤN 33/CN XIV TN/5.7.2020

CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI

* H. Việc Chúa Giê-su phục sinh chứng thực điều gì? (Câu 121).

  1. Việc Chúa Giê-su phục sinh chứng thực những điều này:

– Một là Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật.

– Hai là những lời hứa trong Thánh Kinh nay đã được thực hiện.

– Ba là nguồn mạch cho chúng ta ngày sau được sống lại.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Phúc âm Gio-an  (20,17):

“Đức Giê-su bảo cô Ma-ri-a Ma-đa-lê-na: Đừng giữ Thầy lại…Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em…”.

* Lời Chúa cho thấy: 1. Việc Chúa sống lại là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo, vì Phục sinh hoàn tất những lời hứa của Cựu ước, và hoàn tất những lời Chúa Giê-su đã báo trước (x. Mt 28, 6).

  1. 2. Phục sinh còn xác nhận: Đức Giê-su chính là Thiên Chúa, vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền năng tự mình sống lại từ cõi chết.
  2. Phục sinh đem lại cho chúng ta đời sống mới (Rm 6,4), là đời sống được “nên con cái” của Chúa Cha, nên “anh em” của Chúa Giêsu, như chính Ngài đã nói:“Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em”.

Cuối cùng, Phục sinh bảo đảm cho chúng ta được sống lại sau này, như lời thánh Phao-lô dạy: “Đức Ki-tô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu… cũng được Thiên Chúa cho sống lại”(1 Cr 15, 20-22).

Tin vào điều này, nên trước lời quan đe dọa: Ngươi không sợ bị chém đầu sao? Thánh Phao-lô Đổng (1802 – 1862) vẫn vui vẻ trả lời: Quan cứ chém đi, tôi sẽ phục sinh với đầu của tôi mà!

Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi Ki-tô hữu biết tuyên xưng niềm tin vào Chúa phục sinh, qua đời sống vui tươi mỗi ngày.

GIÁO HUẤN 34/CN XV TN/12.7.2020

CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI

* H. Việc Chúa Giê-su lên trời có ý nghĩa gì? (Câu 124).

  1. Việc Chúa Giêsu lên trời có những ý nghĩa này:

– Một là Ngài được Chúa Cha tôn vinh và không ngừng chuyển cầu cho chúng ta;

– Hai là Ngài cử Thánh Thần đến với chúng ta, và ban cho chúng ta niềm hy vọng được lên trời với Ngài.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong sách Công Vụ  (1, 8-9):

“Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa”.

* Lời Chúa, cùng với lời tuyên xưng trong kinh tin kính: “Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha”, cho chúng ta thấy những ý nghĩa sau đây:

  • “Người lên Trời” nghĩa là, từ đây Người không còn hiện diện hữu hình ở trần gian: Ngài đã đi vào trong vinh quang vĩnh viễn trên Trời.
  • “Ngự bên hữu Chúa Cha” nghĩa là: “Chúa Cha đã tôn vinh Người lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được …”( Ep 1, 21-23).
  • Người ở trên Trời: là “Người đã vào cung thánh cõi trời, để chuyển cầu cho chúng ta” trước mặt Thiên Chúa (Dt 9, 24).
  • Người lên trời để chúng ta vững niềm hy vọng sẽ được lên theo:

Vì vững tin như vậy, nên khi quan nói với thánh Gio-an Cỏn (1805 – 1840): «Nếu ta đưa vợ con ngươi đến đây để chém đầu, ngươi có bỏ đạo không ?

Ngài trả lời: « Nếu vợ con tôi được phúc tử đạo, tôi càng mong về Thiên đàng hơn nữa. Gông cùm, roi vọt của quan chính là đôi cánh cho chúng tôi bay thẳng về Trời». Nhờ lời cầu bầu của các Thánh tử đạo Việt nam, xin Chúa củng cố niềm tin của chúng ta.

 

GIÁO HUẤN 35/CN XVI TN/19.7.2020

ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN

* H. Chúa Thánh Thần là Đấng nào? (Câu 128).

  1. Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Phúc âm Gio-an (3, 5):

“Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô: Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa,  nếu không được sinh ra bởi nước vá Thánh Thần”.

* Lời Chúa cho chúng ta thấy: 1. Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, như Chúa Giê-su đã dạy: “Anh em hãy làm phép rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19).

  1. Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống:

* Một là sự sống tự nhiên: Ngay trong công trình sáng tạo ban đầu, Chúa Thánh Thần là “Thần Khí bay lượn trên mặt nước” (St 1, 2), làm cho vũ trụ vạn vật được thành hình và sống động. Chúa Thánh Thần cũng đã làm cho Đức Giêsu Kitô thành thai trong lòng Trinh nữ Maria (Lc 1, 35; Mt 1, 20).

* Hai là sự sống siêu nhiên: qua Phép Rửa và Hòa giải, Thánh Thần làm cho ta được sống lại trong đời sống mới làm con cái Chúa, như thánh Phao-lô viết: “Dầu thân xác anh em có chết vì tội, Thánh Thần cũng sẽ ban cho anh em được sống” (Rm 8,10. 15).

Mẹ Tê-rê-sa can-cuit-ta kể: “Có 3 người Hồi giáo làm công trong nhà phục vụ của Mẹ…Thấy vắng mất một người. Mẹ quay lại tìm, thì thấy người đó đang khóc. Mẹ hỏi vì sao. Người đó nói: Thưa Mẹ, con vẫn nghĩ  Đức Giê-su cũng chỉ là một vị tiên tri như bao tiên tri khác. Nhưng hôm nay thì con tin rằng: Ngài là Thiên Chua, vì chỉ có một vị Thiên Chúa mới có thể ban cho Mẹ và các Dì, ơn biết chăm sóc những người khốn cùng này cách vui vẻ như vậy!”.

“Ơn” đây chính là ơn tác động của Chúa Thánh Thần, mà chúng ta cùng sốt sắng xin Ngài ban xuống trên cộng đoàn chúng ta.

GIÁO HUẤN 36/CN XVII TN/26.7.2020

HỘI THÁNH

TRONG KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA

* H.  Hội Thánh là gì?

  1. Hội Thánh là dân được Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ, làm thành cộng đoàn gồm những người nhờ đức tin và Bí tích Rửa tội, trở nên con cái của Thiên Chúa, chi thể của Đức Ki-tô và đền thờ của Chúa Thánh Thần.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Thư Ê-phê-sô (2, 22):

“Trong Chúa Ki-tô, anh em được xây dựng cùng với những người khác, thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thánh Thần”.

* Lời Chúa cho chúng ta thấy:

 Hội Thánh được khởi đầu khi Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, cho con người được làm con cái trong Gia Đình Thiên Chúa.

Rồi Hội Thánh được chuẩn bị trong Cựu Ước khi Thiên Chúa tuyển chọn dân Ít-ra-en làm dân riêng.

Hội Thánh được Chúa Ki-tô thiết lập khi Ngài đi rao giảng Tin Mừng, tuyển chọn Nhóm Mười Hai, nhất là khi Ngài tự hiến cho Hội Thánh qua cái chết và cuộc Phục sinh của Ngài.

Hội Thánh được Chúa Thánh Thần giới thiệu cho thế giới trong ngày lễ Hiện Xuống. Ngài tiếp tục thánh hóa Hội Thánh, để Hội Thánh thi hành sứ mạng rao giảng cho đến ngày tận thế, và Hội Thánh sẽ được hoàn tất trên Trời, khi Chúa Ki-tô trở lại trong vinh quang.

Hội Thánh Công Giáo nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa, nên luôn tươi trẻ, mới mẻ. Hoàng đế Na-pô-lê-ôn đã ngạo nghễ tuyên bố: “Trẫm sẽ nghiền nát Giáo Hội Công Giáo”, cuối cùng, trước khi chết, ông cũng đã phải thú nhận rằng: “Trẫm đã xây dựng một nước trên gươm giáo, và nước đó đã sụp đổ. Đức Giê-su đã xây dựng nước Ngài trên Tình Yêu, và nước đó vẫn còn”.

GIÁO HUẤN 37/CN XVIII TN/2.8.2020

HỘI THÁNH: DÂN THIÊN CHÚA

* H.  Vì sao gọi Hội Thánh là Dân Thiên Chúa? (C. 144)

  1. Vì Thiên Chúa muốn thánh hóa và cứu độ mọi người không phải cách riêng rẽ, nhưng quy tụ họ thành một dân duy nhất.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Thư thánh Phê-rô (2, 10):

“Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là Dân của Thiên Chúa”.

* Hội thánh được gọi là Dân Thiên Chúa: Vì tuy phát xuất từ nhiều dân tộc, do ý muốn của Thiên Chúa, đã làm thành “Một giống nòi được tuyển chọn, một dòng tộc chuyên lo tế tự, một Dân thánh” (1Pr 2, 9).

Nhờ tin vào Đức Ki-tô, qua Phép Rửa, chúng ta được gia nhập Dân thánh này, một Dân:

  • Có Thủ lãnh, có Đấng làm đầu là Đức Ki-tô (Cl 1, 18).
  • Có phẩm giá là được làm con cái Thiên Chúa, là anh em của Đức Ki-tô (Ga 20, 17), là Đền thờ Chúa Thánh Thần (Eph 2, 22).
  • Có giới luật là yêu thương (Ga 13, 34; 15, 12).
  • Có sứ mạng làm muối ướp mặn, và làm ánh sáng soi dẫn trần gian (Mt 5, 13-16).

Trong tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (s. 268) Đức thánh cha Phan-xi-cô đã khích lệ chúng ta:“Hãy phát triển hương vị thiêng liêng của việc sống chan hoà với Dân Chúa, để khám phá ra rằng: sống với Dân Chúa là một nguồn vui tuyệt vời”. Chính niềm vui này đã giúp thánh An-tôn Quỳnh (1768-1840) bình tĩnh nói với các con trước giờ tử đạo: “Cha gửi lời chào các quý chức và anh chị em giáo hữu Mỹ Hương. Cầu chúc mọi người bình an, trung thành giữ đạo. Hãy yêu thương nhau và sống đạo đức, các con sẽ gặp lại cha trên Thiên Đàng”.

 

GIÁO HUẤN 38/CN XIX TN/9.8.2020

HỘI THÁNH: THÂN THỂ CHÚA KITÔ.

* H.  Vì sao gọi Hội Thánh là Thân thể Đức Ki-tô? (C. 147)

  1. Vì mọi người trong Hội Thánh được Chúa Thánh Thần liên kết với Đức Ki-tô và với nhau, tạo thành một thân thể duy nhất mà Đức Ki-tô là Đầu.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Thư Cô-lô-sê (1, 18):

“Đức Ki-tô cũng là đầu thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh”.

* Hội thánh được gọi là Thân Thể Chúa Ki-tô:

– Vì như  đầu điều khiển tất cả các thành phần thân thể, Chúa Ki-tô cũng là đầu, điều khiển toàn thể thân mình mầu nhiệm của Ngài là Hội Thánh (x. Cl. 1, 18).

– Vì Hội Thánh hiệp thông với Chúa Ki-tô: . Từ ban đầu, Chúa Giê-su cho các môn đệ tham dự cuộc sống của Ngài: Ngài tỏ bày cho họ các mầu nhiệm Nước Trời, cho các ông tham dự vào sứ vụ của Ngài, chia vui sẻ buồn với Ngài.

. Ngài còn mời gọi chúng ta hiệp thông sâu xa hơn khi Ngài nói: “Thầy là cây nho, anh em là ngành…” (Ga 15,5). Nhất là nhờ bí tích Thánh Thể, Ngài cho chúng ta được thực sự nên một với Thân Mình Ngài:

“Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy…” (x. Ga 15, 4-5; 6, 56).

Chính trong tình hiệp thông này mà Cha thánh Ða-minh Cẩm (1810 – 1859), ngay trong thời gian bị giam cầm, đã được nhiều giáo hữu tới thăm viếng. Nên cha tiếp tục giảng Tin Mừng và khuyên nhủ mọi người trung thành giữ vững đức tin, cậy nơi Chúa. Cũng nhờ các giáo hữu liên lạc, nhiều lần cha đã viết thư cho Đức giám mục giáo phận, bày tỏ lòng trung kiên với Đức Ki-tô. Đức cha cho cha Hương vào giải tội để cha được hiệp thông với Chúa Thánh Thể. Xin Cha thánh cầu bầu cho chúng con càng được hiệp thông với Thân Thể Chúa Ki-tô hơn.  

GIÁO HUẤN 39/CN XX TN/16.8.2020

HỘI THÁNH: ĐỀN THỜ CHÚA THÁNH THẦN

* H.  Vì sao gọi Hội Thánh là Đền thờ của Chúa Thánh Thần? (Câu 149).

  1. Vì Chúa Thánh Thần luôn ngự trong Hội Thánh, và xây dựng Hội Thánh trong đức mến nhờ Lời Chúa và các bí tích, cũng như nhờ các nhân đức và các đặc sủng của Ngài.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Thư Ê-phê-sô (2, 22):

“Anh em được xây dựng cùng với những người khác, thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thánh Thần”.

* Hội thánh cũng được gọi là Đền thờ Chúa Thánh Thần, vì Ngài luôn ở trong Hội Thánh “như linh hồn ở trong thân xác”[11].

Hơn nữa, Thánh Thần luôn xây dựng, thánh hóa và đổi mới Hội Thánh:

Bằng Lời Chúa, các nhân đức, các ân sủng của Ngài.

Bằng các Bí tích: bí tích Thánh tẩy biến ta nên người Kitô-hữu, tạo nên thân thể Chúa Ki-tô; bí tích Thêm sức cho ta được lớn lên; bí tích Hòa giải & Xức dầu chữa lành ta. Đặc biệt, bí tích Thánh Thể nuôi sống và đổi mới ta: Đức Hồng y Px. Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Dù thiếu tất cả, dù mất tất cả, nhưng còn Thánh Thể là con còn tất cả, vì con còn có Chúa Thiên đàng ở dưới đất này với con” (ĐHV, s. 363).

Chính vì luôn được Chúa Thánh Thần thánh hóa, đổi mới…mà thánh Án Khảm (1780-1859) luôn có những sáng kiến phục vụ người nghèo khổ: dân làng kể lại rằng: Người nhà phải kiếm kẻ nghèo khó vào ngồi chung thì cụ mới chịu ăn cơm. Có lần, Cụ cho mõ đi rao khắp làng, mời mọi người ra ruộng tổ chức thi thả diều. Thắng thua không thành vấn đề, miễn là có cớ cho Cụ án đãi mọi người dân làng một bữa no say.  

GIÁO HUẤN 40/CN XXI TN/23.8.2020

HỘI THÁNH DUY NHẤT

* H. Vì sao Hội Thánh có đặc tính duy nhất? (Câu 152)

  1. Vì Hội Thánh có nguồn gốc và khuôn mẫu là Chúa Ba Ngôi; có Đấng sáng lập là Chúa Ki-tô; có Chúa Thánh Thần hợp nhất các tín hữu với Chúa Kitô; có một đức tin, một đức cậy, một đức mến, một đời sống bí tích và có một sự kế nhiệm tông truyền duy nhất.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Thư Ê-phê-sô (4, 4):

 “Chỉ có một thân thể, một Thánh Thần,…một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một Phép Rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người”.

* Hội thánh duy nhất:

Vì Hội thánh được sinh ra từ ý định của Chúa Ba Ngôi vẫn hằng hiệp nhất cùng nhau (GH 4).

Vì Hội thánh được sáng lập do Chúa Giê-su: “Người đã dùng Thập giá để tái lập sự hiệp nhất mọi người thành một dân tộc và một thân thể” (MV 78).

– Vì Hội thánh được Chúa Thánh Thần tác động, để “Tất cả được liên kết mật thiết trong Chúa Ki-tô” (HN 2).

– Vì Hội thánh cũng có chung một niềm tin, cậy, mến; cùng chung những việc thờ phượng Thiên Chúa; và cùng được xây dựng trên nền tảng là các Tông đồ…

Chúng ta hãy hiệp ý với lời cầu của Chúa Giê-su: “Lạy Cha, xin cho tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17, 20-21).

Ý thức tình hiệp thông duy nhất này của Hội Thánh, Cha thánh Khoan, 2 thầy Hiếu và Thành  đã cùng nhau hát 3 lần Al-lê-lu-i-a trước lúc chịu xử…Để mãi mãi các ngài sẽ được hiệp thông nơi quê Trời vinh phúc với Chúa Ba Ngôi và các Thánh.

 

GIÁO HUẤN 41/CN XXII TN/30.8.2020

HỘI THÁNH THÁNH THIỆN

* H. Vì sao Hội Thánh có đặc tính thánh thiện ? (Câu 155)

  1. Vì Hội Thánh bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh; được Đức Kitô thánh hóa và làm cho có khả năng thánh hóa; được Chúa Thánh Thần làm cho sống động và phát sinh nhiều hoa trái thánh thiện.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Thư Êphêsô (4, 23):

“Hãy để Thánh Thần đổi mới tâm trí anh em, và hãy mặc lấy con người mới…để anh em thật sự sống công chính và thánh thiện”.

* Hội thánh thánh thiện:

– Vì Hội thánh được sinh ra từ ý muốn của Chúa Cha, Đấng vô cùng thánh thiện.

– Vì Hội thánh “được Chúa Ki-tô, Đấng Thánh duy nhất, yêu thương, và đã hiến thân để thánh hóa Hội thánh”(GH 39).

– Vì Hội thánh luôn được Chúa Thánh Thần đổi mới và ban dồi dào những phương tiện nên thánh: là Lời Chúa, các bí tích, các nhân đức, lòng hy sinh phục vụ.

– Vì tuy Hội thánh có cả những tội nhân, nhưng vẫn luôn chiếu tỏa sự thánh thiện nơi các vị thánh, nhất là nơi Mẹ Ma-ri-a, mẫu gương “toàn thiện” của Hội thánh.

Vì vậy, mỗi Ki-tô hữu phải phấn đấu để nên thánh: họ phải luôn khiêm tốn nhận mình có tội, để biết vui nhận ơn tha thứ; họ phải nỗ lực không ngừng để hết lòng mến Chúa yêu người. Như lời nói thật cảm động của thánh Si-mon Hòa: “Cha yêu thương mẹ các con và các con vô vàn, nhưng cha phải yêu Chúa trên hết. Vì vậy các con hãy ở lại, vâng lời mẹ và yêu thương nhau. Hãy sẵn lòng để cha hiến dâng mạng sống cho Chúa. Gia đình mình sẽ gặp lại nhau trên Thiên đàng…”.

GIÁO HUẤN 42/CN XXIII TN/6.9.2020

HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

* H. Vì sao Hội thánh có đặc tính công giáo? (Câu 157)

  1. Hội thánh có đặc tính công giáo vì những lẽ này:

– Một là HT loan báo toàn bộ đức tin và đức tin toàn vẹn.

– Hai là Hội thánh gìn giữ và quản lý đầy đủ các phương tiện cứu độ.

– Ba là HT được sai đến với muôn dân thuộc mọi thời đại.

* Giáo huấn này dựa trên Phúc Âm thánh Mát-thêu (28, 19):

Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.

* Hội thánh là Công giáo vì “Nơi Hội thánh hiện diện toàn vẹn Thân thể  Chúa Ki-tô, kết hiệp với Đầu”. Nhờ sự hiện diện này, Hội thánh tiếp nhận “toàn vẹn các phương tiện cứu độ”, là các bí tích, và toàn bộ chân lý đức tin nơi Thánh kinh và Thánh truyền.

Hội thánh còn là công giáo vì Hội thánh được Chúa Ki-tô sai đến với toàn thể nhân loại (Mt 28, 19), như Cha thánh Vê-na đã trả lời cho nhà quan khi quan bảo rằng vua nước Pháp đã sai Cha đi, Cha nói: “Không phải vua đất Pháp gửi tôi đi. Tôi muốn đi, theo lệnh Chúa Ki-tô, rao giảng đạo lành cho mọi người…Nếu gặp quân viễn chinh, tôi sẽ khiển trách việc họ đến gây chiến”.

Để Hội thánh thực sự là Công giáo, là phương tiện cứu độ muôn dân, thì Hội thánh phải truyền giáo. Muốn thực hiện truyền giáo, ta  phải luôn theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần: vì Thánh Thần là Đấng chủ xướng mọi công cuộc truyền giáo (x. Cv 2, 4), và vì chính Chúa Giê-su cũng đã được “Thánh Thần sai đi rao giảng Tin mừng” (x. Lc 4, 18). Hơn nữa, chúng ta còn phải biết sám hối và đổi mới; sống như men trong đấu bột trần gian, làm dậy lên niềm tin, cậy, mến nơi trần gian; phải sống phục vụ, tự hiến cho đến chết, vì “Máu các Vị tử đạo là hạt giống trổ sinh các Ki-tô hữu” (Tê-tu-li-a-nô).

 

GIÁO HUẤN 43/CN XXIV TN/13.9.2020

HỘI THÁNH TÔNG TRUYỀN

* H.Vì sao Hội Thánh có đặc tính tông truyền? (Câu 149)

  1. Hội Thánh có đặc tính tông truyền vì những lẽ này:

– Một là vì Hội Thánh được xây trên nền tảng các Tông đồ.

– Hai là vì Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn của các Tông đồ.

– Ba là vì Hội Thánh vẫn tiếp tục được giáo huấn, thánh hóa và hướng dẫn bởi các đấng kế nhiệm các Tông đồ là các Giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa tong Thư Êphêsô (2, 20):

Anh em là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ”.

* Hội thánh là tông truyền, vì cộng đoàn và giáo huấn của Hội thánh được lưu truyền lại từ các thánh Tông đồ. Giáo huấn này vẫn còn tiếp tục được giảng dạy, qua những vị kế nhiệm của các Tông đồ, đó là các Giáo hòang và các Giám mục, với sự cộng tác của các Linh mục.

Hội thánh còn được gọi là tông truyền, vì mỗi tín hữu đều được sai đi làm việc tông đồ, làm cho “Nước Chúa rộng mở khắp nơi”. Bằng cách nào ? Thưa, bằng việc dâng những hy sinh hãm mình, những lời cầu nguyện cho việc truyền giáo; bằng đời sống gương sáng cho mọi người; bằng  việc đóng góp của cải, công sức; bằng việc đến với nhưng người nghèo khổ để giúp đỡ họ…(x. Tông huấn về truyền giáo, ĐTC Bê-nê-đíc-tô XV).

Chúng ta có gương thánh cai đội Lê đăng Thị (1825-1860): ngay trong tù, Ngài đã dạy đạo cho một tù nhân cùng bị xử. Buổi sáng ngày ra pháp trường, Ngài đã rửa tội cho người tù này. Thế là, Ngài có một người bạn đồng hành cùng về hưởng vinh phúc Nước trời.

GIÁO HUẤN 44/CN XXV TN/20.9.2020

CÁC THÀNH PHẦN
TRONG HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

* H. Hội Thánh Công Giáo gồm có những thành phần nào? (167)

  1. Hội Thánh Công Giáo gồm có hai thành phần là Giáo sĩ và Giáo dân. Trong hai thành phần này, có những người sống đời thánh hiến gọi là tu sĩ.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Thư Rô-ma (12, 5):

 “Tuy nhiều, nhưng chúng ta chỉ là một thân thể trong Đức Ki-tô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể”.

* Thánh Phao-lô mô tả Hội thánh như một thân thể, có nhiều bộ phận, thành phần, với chức vụ khác nhau.

Trong Hội thánh, mọi thành phần đều được gọi chung là Ki-tô hữu hay tín hữu, nhưng “Giữa các tín hữu, có những người được truyền chức thánh, gọi là Giáo sĩ, còn những người khác được gọi là Giáo dân. Trong cả hai thành phần này, có những tín hữu sống đời tận hiến, được gọi là Tu sĩ” (GL 207).

Giáo sĩ gồm có Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, Linh mục và Phó tế.

– Tu sĩ là những Ki-tô hữu muốn bước theo Chúa Ki-tô cách triệt để, với ba lời khấn: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục (GH 43). Chúng ta hãy cầu nguyện cho các thành phần Hội thánh.

– “Giáo dân là tất cả những Ki-tô hữu không thuộc hàng giáo sĩ hay bậc tu sĩ” (x. GL 879). “Ơn gọi của giáo dân là tìm kiếm Nước Thiên Chúa,  bằng cách làm và xếp đặt các việc trần thế theo ý Thiên Chúa” (LG 31), như gương của thánh An-tôn Nguyễn Ðích (1769-1838): Theo lời chứng của con gái ông, thì ông luôn quan tâm đến đời sống của mười người con và của những gia nhân giúp việc nữa. Mỗi ngày, ông chỉ định một hay hai người coi nhà, còn những người khác đi lễ trước khi về lo công việc.

 

GIÁO HUẤN 45/CN XXVI TN/27.9.2020

KI-TÔ HỮU GIÁO DÂN

* H. Giáo dân là ai? Ơn gọi của giáo dân là gì? (Câu 173-174)

  1. Giáo dân là các Ki-tô hữu được dự phần vào sứ vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế của Chúa Ki-tô bằng việc nên thánh, làm chứng cho Chúa Ki-tô và xây dựng Nước Trời theo ơn gọi riêng của mình. Ơn gọi của giáo dân là tìm kiếm Nước Thiên Chúa, và dấn thân làm tông đồ giữa trần gian.

* Giáo huấn này dựa trên Lời Chúa trong Phúc Âm Gio-an (15, 5):

“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”.

* Nhờ phép Rửa tội, người giáo dân được được dự phần vào sứ vụ tư tế, tiên tri và vương đế của Chúa Ki-tô (GH 31).

  • Giáo dân tham dự vào chức vụ tư tế, bằng cách biến mọi hoạt động trần thế mỗi ngày nên hiến lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa (x. GH 34).
  • Giáo dân tham dự vào chức vụ ngôn sứ, bằng đời sống chứng nhân và bằng lời nói. Các giáo dân có khả năng và được huấn luyện còn góp phần vào việc dạy giáo lý, và đi truyền giáo.
  • Giáo dân tham dự vào chức vụ vương đế, nghĩa là chức vụ làm vua của Chúa Ki-tô, khi họ: + Biết hết tình phục vụ, vì Chúa Ki-tô đã dạy: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 26-28). + Biết “chế ngự thân xác và điều khiển hồn mình:  họ không bị khuất phục bởi dục vọng, nhưng biết làm chủ bản thân. Họ có thể được gọi là vua, vì có khả năng cai trị bản thân; tự do và không làm nô lệ cho tội lỗi” (Am-brô-si-ô).  Muốn được vậy, họ cần nắm vững tay Chúa bằng việc liên lỉ cầu nguyện, vì thánh Gio-an Bốt-cô đã nói: “Ai cầu nguyện sẽ bước đi hiên ngang như một vị vua”.

GIÁO HUẤN 46/CN XXVII TN/4.10.2020

CÁC THÁNH THÔNG CÔNG

* H. Ngoài các tín hữu ở trần gian, Hội thánh còn có những ai? Và các tín hữu hiệp thông với nhau thế nào? (Câu 180)

  1. Ngoài các tín hữu ở trần gian, còn có các tín hữu đã qua đời, đang được thanh luyện hay đang hưởng vinh quang Thiên Chúa. Các tín hữu cùng hiệp thông trong Chúa Ki-tô và chia sẻ mọi ơn lành cho nhau. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công.

* Giáo huấn này dựa trên Thánh thư gửi tín hữu Ê-phê-sô (4, 16):

 “Người làm cho toàn thân lớn lên, và được xây dựng trong tình bác ái”.

* Sự hiệp thông trong Hội thánh rất sâu xa và nhiệm mầu:

  1. Hiệp thông giữa các tín hữu của Hội thánh nơi trần gian:

– Hiệp thông trong đức tin: chung niềm tin vào Thiên Chúa.

– Hiệp thông trong đức ái, bằng việc chia sẻ cho nhau:                + Những của cải vật chất (Cv 4, 34). + Những của cải thiêng liêng như: ơn Chúa, công phúc, lời cầu nguyện, tình thương (Rm 14, 7), sự liên đới: sự thánh thiện hay tội lỗi của mỗi người đều ảnh hưởng đến cả cộng đoàn (1 Cr 12, 26-27).

– Hiệp thông nhờ các Bí tích: bí tích Thánh tẩy cho chúng ta nên con cái Chúa, nên anh em với nhau. Bí tích Thánh Thể cho ta hiệp thông trọn vẹn với Chúa Ki-tô, và nên một với nhau (1 Cr 10, 17).

  1. Hiệp thông với Hội Thánh trên Trời: Với Mẹ Maria, thánh cả Giu-se, các Thánh, để noi gương, để xin các Ngài cầu bầu.
  2. Hiệp thông với các linh hồn trong Luyện ngục: Bằng làm các việc lãnh ân xá, bác ái, hy sinh hãm mình, dâng Thánh Lễ…để chuyển thông công phúc, giúp các linh hồn được sớm hưởng hạnh phúc Thiên đàng (x. Mcb 12, 45-46). Hơn nữa, chúng ta cũng sẽ được hưởng nhờ lời các Ngài chuyển cầu khi các Ngài về Quê trời.

 

GIÁO HUẤN 47/CN XXVIII TN/11.10.2020

ĐỨC MARIA
MẸ CHÚA KITÔ, MẸ HỘI THÁNH.

* H. Vì sao gọi Đức Ma-ri-a là Mẹ Hội thánh? (Câu 186).

  1. Vì Đức Ma-ri-a đã sinh ra Chúa Giê-su là Đầu của Hội Thánh, và vì trên Thánh giá, Chúa Giê-su đã trối Đức Ma-ri-a làm Mẹ Hội thánh qua thánh Gio-an Tông đồ.

* Giáo huấn này dựa trên Phúc Âm Gio-an (19, 26):

“Đức Giê-su nói với Môn đệ: ‘Đây là Mẹ của con. Kể từ giờ đó, người Môn đệ rước Bà về nhà mình”.

* Đức Ma-ri-a “là Mẹ Chúa Ki-tô  và là Mẹ Hội Thánh”:

1/ Là Mẹ Chúa Ki-tô, vì Mẹ đã được Thiên Chúa chọn gọi, và Mẹ đã “Xin Vâng (X. Gl 4,4; Lc 1, 31-33; Mt 1, 16).

2/ Là Mẹ Hội Thánh: vì Mẹ luôn kết hợp mật thiết với Chúa Ki-tô là Đầu Hội thánh; vì chính Đức Giê-su đã trối Mẹ làm mẹ môn đệ Gio-an, thay mặt cho Hội thánh.

Vì Mẹ đã hiện diện bên các Tông đồ, trợ giúp Hội Thánh sơ khai (X. Cv.1, 14).

Mẹ còn thực sự là Mẹ Hội thánh vì Mẹ là niềm cậy trông và an ủi cho Dân Chúa: giờ đây, ở trên trời, Mẹ luôn là trạng sư, vị bảo trợ, Đấng phù hộ, Đấng trung gian cho chúng ta.

Chúng ta hãy noi gương sùng kính Đức Mẹ của các thánh tử đạo Việt Nam: Ngay trong tù, các Ngài vẫn chia thành hai bên lần chuỗi mân côi. Cha Thánh Hạnh đã hôn kính ảnh Mẹ dù bị đánh 100 roi. Cha Thánh Phêrô Quý (1826-1859) và Thánh Em-ma-nu-en Phụng (1796 – 1859) vừa đi đến pháp trường vừa lớn tiếng lần chuỗi. Cha Thánh Tân (1809-1837) khi bị giam trong cũi, vẫn cất tiếng hát. Thế là quan bắt phải hát mới cho ăn. Ngài viết lại trong thư: “Mỗi bữa ăn, tôi lại có dịp hát chúc tụng Mẹ”.

GIÁO HUẤN 48/CN XXIX TN/18.10.2020

TÔI TIN PHÉP THA TỘI

* H. Chúng ta được tha tội qua những bí tích nào? (Câu 190).

  1. Chúng ta được tha tội qua hai bí tích này:

– Một là Bí tích Rửa Tội, tha tội tổ tông và các tội riêng;

– Hai là Bí tích Thống Hối, tha các tội riêng chúng ta đã phạm sau khi được rửa tội.

* Giáo huấn này dựa trên Phúc Âm thánh Gio-an (20, 23):

 “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha”.

* Qua Tông đồ Phê-rô, Hội Thánh đã nhận chìa khóa Nước Trời” (Mt, 16, 19) để ban ơn tha tội, nhờ máu Đức Ki-tô và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Vì thế, không có tội nào quá nặng đến độ Hội thánh không thể tha thứ được: “Dù có ai gian ác và xấu xa đến đâu…vẫn có thể tin chắc được tha thứ, miễn là có lòng chân thành sám hối” (Giáo lý Rô-ma).

Chúa Ki-tô, Đấng đã chết cho mọi người, muốn rằng: trong Hội thánh của Ngài, các cửa của ơn tha thứ phải luôn rộng mở cho bất cứ ai ăn năn trở lại (x. Mt 18, 21-22).

Với quyền uy của lòng thương xót, Ngài dịu dàng và không bao giờ gây thất vọng, nhưng luôn có sức phục hồi niềm vui của chúng ta. Chúng ta đừng chạy trốn Lòng thương xót Ngài! Cho dù tâm hồn chúng ta có ra nông nỗi nào đi chăng nữa! chúng ta đừng bao giờ ngã lòng. Chúng ta đừng để sự gì khác thúc đẩy chúng ta, hơn là sự sống, là  Lòng thương xót của Ngài, một sự sống vẫn thúc bách chúng ta tiến bước…để quyết tâm đứng dậy, trở về cùng Cha!” x. “Niềm Vui Tin Mừng”, s. 3.

Chúng  ta hãy cảm tạ Chúa và hãy năng đến với bí tích Sám hối, theo gương các Thánh tử đạo Việt nam: dù trong cảnh tù ngục, trước khi lãnh phúc tử đạo, các ngài luôn tìm cách gặp linh mục, để được lãnh nhận bí tích Hòa giải.

GIÁO HUẤN 49/CN XXX TN/25.10.2020

TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI

* H. Khi chết con người sẽ ra sao? (Câu 190).

  1. Khi chết, linh hồn và thân xác con người sẽ tách rời nhau, thân xác sẽ chịu cảnh hư nát, còn linh hồn sẽ chịu sự phán xét của Thiên Chúa và chờ ngày kết hợp lại với thân xác được biến đổi, khi Chúa lại đến trong vinh quang.

* Giáo huấn này dựa trên Thư 1 Cô-rin-tô (15, 51):

“Những kẻ chết sẽ chỗi dậy mà không còn hư nát...cái thân xác hư nát này sẽ nhận lấy sự bất diệt, và cái thân xác phải chết sẽ mặc lấy sự bất tử”.

* Chúa Ki-tô đã đến trần gian, chấp nhận chết vì vâng phục Chúa Cha, rồi sống lại và về Trời…Do đó, “Ai tin Chúa Ki-tô thì khi chết, sự sống không bị tiêu hủy, mà được biến đổi để họ về hưởng hạnh phúc trên trời” (Tiền tụng I Lễ cầu hồn). Các Ki-tô hữu được dự phần vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Ki-tô qua bí tích Thánh tẩy: họ được “mai táng và sống lại với Chúa Ki-tô trong đời sống mới” (Cl 2,12).

Chúa Giê-su còn mạnh mẽ tuyên bố: “Thầy là sự sống lại và là sự sống…ai tin…ai ăn thịt và uống máu Thầy…Thầy sẽ cho họ sống lại ngày sau hết” (Ga 11, 25; 6, 54). Chúng ta sẽ sống lại như Người, với Người và nhờ Người. Những người lành sống lại để được hưởng hạnh phúc muôn đời (x. Ga 5, 29; Đn 12, 2).

Thân xác con người sẽ sống lại thế nào? Đây là điều vượt sức hiểu biết và tưởng tượng của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng: Chúng ta đã được nuôi dưỡng bằng Mình Máu Chúa Ki-tô, và như vậy “thân xác ta đã mang trong mình hạt giống phục sinh” (Thánh I-rê-nê), nên như Chúa Ki-tô đã sống lại với thân xác của Ngài  (Lc 24,39), chắc chắn mọi người cũng sẽ sống lại với thân xác của mình hiện nay, nhưng thân xác đó “sẽ biến đổi thành thân xác vinh hiển” (Pl 3, 21).

GIÁO HUẤN 50/CN XXXI TN/1.11.2020

TÔI TIN HẰNG SỐNG VẬY

* H. Đời sống vĩnh cửu là gì? (Câu 195).

  1. Đời sống vĩnh cửu là đời sống không có kết thúc, được bắt đầu ngay sau khi chết. Để bước vào đời sống này, mỗi người phải qua một cuộc phán xét riêng.

* Giáo huấn này dựa trên Phúc Âm thánh Gio-an (5, 24):

“Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời”.

* Khi kết hợp cái chết của mình với cái chết của Chúa Giê-su, thì đối với người Ki-tô hữu, chết là về với Chúa và bước vào cuộc sống muôn đời.

Như lời Hội Thánh dịu dàng trấn an những Ki-tô hữu hấp hối:

“Nhân danh Chúa Cha toàn năng, Đấng tạo thành nên con, nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng chịu khổ hình vì con, nhân danh Chúa Thánh Thần, Đấng được ban xuống trong con : Hỡi con, hãy rời khỏi thế gian này. Hôm nay, con sẽ vào nơi bình an và ở bên Chúa trên núi thánh Xi-on, cùng với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, với thánh Giu-se, toàn thể thiên thần và các thánh của Chúa … Con trở về cùng Đấng sáng tạo đã lấy bùn đất dựng nên con. Khi con lìa bỏ đời này, xin Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, các thiên thần và toàn thể các thánh ra đón tiếp con… Xin cho con được nhìn thấy tận mắt Đấng Cứu Chuộc con…” (Kinh hối tử).

Các Thánh tử đạo VN luôn vững tin vào cuộc sống vĩnh cửu, vì vậy, sách sử kể lại về giờ tử đạo của cha thánh Tự và thánh Lang Cảnh: “Đường ra pháp trường nô nức như ngày hội. Cha Tự (1796-1838) thong thả vừa đi vừa xướng kinh Cầu các Thánh, cụ Lang Cảnh (1763-1838) bước đi vất vả hơn vì yếu sức, nhưng vẫn đều đặn thưa đáp: “Cầu cho chúng con”. Hai vị thấy lòng mình ấm lại, vì thấy tòan thể các thánh đều hiện diện đâu đây sẵn sàng đón mình về Trời cao”.

 

GIÁO HUẤN 51/CN XXXII TN/8.11.2020

PHÁN XÉT RIÊNG

* H.  Phán xét riêng là gì ? (Câu 196).

  1. Là cuộc phán xét ngay sau khi chết, tùy theo đức tin và các việc làm, mà được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục hoặc vào luyện ngục.

* Giáo huấn này dựa trên Phúc Âm thánh Lu-ca (23, 43):

“Hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên đàng”.

* Cái chết chấm dứt thời gian đón nhận hay chối bỏ ân sủng của Chúa, được biểu lộ trong Chúa Ki-tô (x. 2 Tm 1, 9-10).

Khi đề cập đến phán xét, Tân ước nhiều lần khẳng định có sự thưởng phạt tức khắc ngay sau khi chết, tùy theo công việc và đức tin của mỗi người:

. Dụ ngôn về người nghèo khó La-da-rô (x. Lc 16, 22) cho thấy: La-da-rô thì được ở trong lòng Áp-ra-ham, con kẻ giàu có thì ở dưới chốn khổ hình.

. Lời Chúa Ki-tô trên thập giá thì nói rõ với người trộm lành “Hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên đàng”(x.Lc 23, 43).

. Nhiều đoạn khác của Tân ước nói đến số phận rất khác nhau của từng người: hoặc được ở bên Chúa, như thánh Phao-lô viết: “Chúng tôi luôn mạnh dạn, và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa” (x. 2 Cr 5, 8; Pl 1, 23; Dt 9, 27;12, 23); hoặc bị thiệt cả mạng sống, như Phúc âm ghi lại:“Nếu người ta được cả thế giới, mà phải thiệt mạng sống mình, thì nào có lợi gì ? (x. Mt 16, 26).

Các thánh tử đạo Việt Nam luôn tin vào cuộc sống vĩnh phúc sau cuộc phán xét riêng: Cha Bô-na Hương (1824 –1852) viết thư cho cha mẹ rằng: “Cha mẹ đừng buồn khi hay tin con bị bắt giam và đổ máu vì Đức Ki-tô. Cha mẹ hãy vui mừng vì con được phúc trọng ấy… sẽ có ngày cha mẹ và con đoàn tụ trên Thiên Đàng”.

GIÁO HUẤN 52/CN XXXIII TN/15.11.2020

THIÊN ĐÀNG – LUYỆN NGỤC – HOẢ NGỤC

* H. Thiên đàng, Luyện ngục, Hỏa ngục là gì? (C.197,198,200).

  1. Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tràn đầy và vĩnh viễn, vì được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa Ba Ngôi và cộng đoàn các thánh.

Luyện ngục là tình trạng của những người chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng cần được thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc thiên đàng.

Hỏa ngục là án phạt đời đời bị tách khỏi Thiên Chúa, dành cho những ai chết trong tình trạng mắc tội trọng.

* Giáo huấn này dựa trên Phúc Âm Mát-thêu (13, 14):

“Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng đưa tới diệt vong…; còn cửa hẹp thì đưa đến sự sống…”.

* – Thiên đàng dành cho những người chết trong ân nghĩa Chúa và những người  đã trải qua thanh luyện. Ta sẽ được hạnh phúc tuyệt vời, vĩnh cửu “với Chúa Ba Ngôi, Mẹ Ma-ri-a, các Thiên Thần và các Thánh”. Thiên Chúa thế nào ta sẽ được “thấy Ngài như vậy” (1 Ga 3,2).

– Ta cần giúp cho các linh hồn nơi luyện ngục được mau về Thiên đàng, bằng việc nhường cho họ những ân xá, những công nghiệp mà ta lập được qua những việc bác ái, hãm mình, cầu nguyện, nhất là Thánh Lễ…Hãy siêng năng lần Chuỗi với lời nguyện mà Đức Mẹ đã dạy cho 3 trẻ tại Pha-ti-ma: “Lạy Chúa Giê-su, xin tha tội lỗi chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng….”.

– Còn những ai chết khi mắc tội trọng mà không chút ăn năn, hoặc cố tình không muốn hiệp thông với Chúa Ki-tô, thì linh hồn họ sẽ phải lìa xa Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc vô biên! Chúng ta hãy cầu nguyện cho chúng ta biết kiên trì bước qua cửa hẹp!

GIÁO HUẤN 53/CN XXXIV TN/22.11.2020

PHÁN XÉT CHUNG

* H.  Phán xét chung là gì ? (Câu 202).

  1. Phán xét chung là sự phán quyết cuối cùng về hạnh phúc hay án phạt đời đời, mà Chúa Giê-su công bố cho mọi người, khi Ngài trở lại trong vinh quang.

* Giáo huấn này dựa trên Phúc Âm thánh Mát-thêu (25, 32):

 “Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ, như mục tử tách chiên khỏi dê”.

* Đến ngày tận thế, ngày Đức Ki-tô quang lâm, sẽ có Phán xét chung, để nhân loại thấy được sự công chính và vinh quang của Thiên Chúa.

Ngày ấy, Nước Thiên Chúa sẽ đạt tới hoàn hảo, trong cảnh “Trời mới đất mới” (2 Pr 3, 13); “Muôn loài trên trời dưới đất được quy tụ dưới quyền một thủ lãnh là Chúa Ki-tô” (Eph 1, 10). Cộng đoàn những người được cứu chuộc sẽ được hưởng nhan thánh Chúa là nguồn hạnh phúc, và bình an vĩnh cửu:

Sẽ không còn chết chóc, khóc than, đau khổ nữa!” (Kh 21, 4).

Thực ra, chúng ta không biết bao giờ thì trời mới đất mới sẽ xuất hiện (Kh 21,1). Nhưng chúng ta tin chắc một điều là Thiên Chúa đã sửa soạn cho chúng ta một ngôi nhà mới, nơi công lý và hạnh phúc sẽ làm thỏa mãn mọi khát vọng chân chính của loài người (MV39). Niềm xác tín ấy thúc bách ta hoạt động tích cực để xây dựng thế giới này, với muôn loài tạo vật, mỗi ngày tốt đẹp, hoàn hảo hơn. Đó là cách thức góp phần vào việc xây dựng “Trời mới đất mới”.

Lần kia, thánh trẻ Sa-vi-ô đang đá banh, cha bề trên đến hỏi: Nếu 5 phút nữa con chết, con sẽ làm gì? Sa-vi-ô vui vẻ trả lời: Thưa Cha, con xin tiếp tục đá banh. Quả thực, “Trời mới đất mới” đã bắt đầu từ hôm nay, khi chúng ta biết liên lỉ sống giây phút hiện tại theo thánh ý Chúa:“Sao cho Ngài thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3,16).

[1] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo – Bản Hỏi Thưa – UBGLĐT/HĐGMVN/ 2017.

[2] X. Kinh nguyện Thánh thể IV.

[3] St 3, 9.

[4] Pl 2, 8.

[5] 2Pr 1,4.

[6] x. Tv 89,49;Is 28,19; Ed 32,l7-32

[7] x. Cđ Tô-lê- đô IV năm 625: DS 485; Mt 27,52-53.

[8] x .Giáo lý Rôma l.6,9

[9] Ga 5,25.

[10] x. GLHTCG s.635: Giáo phụ Hy lạp: 43. 440.452.461.

[11] Thánh Au-gu-ti-nô.