Kiên Trì Cầu Nguyện

print

Kiên Trì Cầu Nguyện

Chúa Nhật 29 Thường Niên C 16.10.22

vo ha

I. Kiên là vững bền, vững vàng, chắc chắn. Trì là giữ lại, nắm lấy, giúp đỡ. Còn  Cầu có nghĩa là tìm, xin, mong mõi, nối kết, thu góp. Nguyện đồng nghĩa với Nguyền: cầu xin, mong muốn. 

Cầu nguyện với Chúa dễ lắm, đơn giản như em bé thơ ngay nói chuyện với cha mẹ mọi thứ em muốn và mong ước ngày nầy qua ngày khác. 

Cầu Nguyện đã được quí Cha Thầy và giáo lý viên dạy ngay khi bắt đầu những lớp giáo lý đồng ấu mỗi khi vào lớp và trước khi ra về.

Riêng Thánh Phaolô thì dạy trong thư gởi tín hữu thành Philip: khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên Chúa,  bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ (Pl 4: 4-7). Chúa Giêsu thì dạy cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. 

Lời Chúa trong Phụng Vụ Thánh Chúa nhật 29 Thường Niên C nhắc nhở con cái Chúa phải kiên trì cầu nguyện luôn mãi. Như Ông Môsê trong Bài Đọc 1,  lúc nào giơ tay hướng lên tới Chúa thì dân Israel thắng thế. Nhưng khi để tay xuống  thì bên địch ưu thế. Còn bà goá trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, do kiên nhẫn quấy rầy mãi, làm nhức óc ông quan toà xấc xược, mà ông phải minh xét cho bà ta, cho rồi.  

Tới đây, ta cùng đọc những Bài Lời Chúa bên dưới, cùng xin ơn thêm soi sáng cho biết cách nào hiệu quả  nhất, khi cầu xin khẩn nguyện cùng Thiên Chúa. 

 

II. Lời Chúa

Bài đọc 1: Xh 17, 8-13. Khi nào ông Mô-sê giơ tay lên, thì dân Is-ra-el thắng thế.

Bài trích sách Xuất hành.

8 Hồi đó, quân A-ma-lếch đến đánh Ít-ra-en tại Rơ-phi-đim. 9 Ông Mô-sê bảo ông Giô-suê: “Anh hãy chọn một số người, và ngày mai ra đánh A-ma-lếch. Còn tôi, tôi sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa.” 10 Ông Giô-suê làm như ông Mô-sê đã bảo: ông đã giao chiến với A-ma-lếch, còn các ông Mô-sê, A-ha-ron và Khua thì lên đỉnh đồi. 11 Khi nào ông Mô-sê giơ tay lên, thì dân Ít-ra-en thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì A-ma-lếch thắng thế. 12 Nhưng ông Mô-sê mỏi tay, nên người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông A-ha-ron và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên.

Nhờ vậy, tay ông Mô-sê cứ giơ lên được mãi, cho đến khi mặt trời lặn. 13 Ông Giô-suê đã dùng lưỡi gươm đánh bại A-ma-lếch và dân của ông ta.

 

 Bài đọc 2: 2 Tm 3, 14 – 4, 2 Người của Thiên Chúa nên thập toàn để làm mọi việc lành.

Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-mô-thê.

 

14 Anh thân mến, anh hãy giữ vững những gì anh đã học được và đã tin chắc. Anh biết anh đã học với những ai. 15 Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Ki-tô Giê-su. 16 Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục, để trở nên công chính. 17 Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành.

1 Trước mặt Thiên Chúa và Đức Ki-tô Giê-su, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh: 2 hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.

 

PHÚC ÂM: Lc 18, 1-8 “Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người”.

1 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.

2 Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì.

3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: ‘Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.’

4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: ‘Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc’.”

6 Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!

7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi?

8 Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

 

 III. Đôi Dòng Ghi Chú và Tâm Tình

Trước hết, Bài đọc 1 từ Sách Xuất Hành là cuốn  thứ hai của Thánh Kinh  Cựu Ước, gồm  40 chương, được viết trong những năm 1450-517 TCN, không rõ tác giả, có tài liệu cho là do ông Môsê và nhóm thư ký. 

Sách ghi lại những biến cố trọng đại của Israel, trong đó Chúa giải phóng dân thoát khỏi nô lệ Ai Cập, vượt biển Đỏ, tới Núi Sinai nhận 10 Điều Răn  giao ước với Chúa và những cuộc chiến đấu dành lại đất Ca-na-an mà Chúa đã hứa cho tổ phụ Abraham trước kia. 

Trong trích đoạn của bài đọc 1 trên, cho thấy tình cảnh lúc đó khi dân Israel cấm trại tại Rơphiđim,  lần đầu tiên phải chiến đấu chống dân Amêlếc sống trong miền bắc bán đảo Sinai lâu đời. Đây cũng là lần đầu  tên của ông Gio-suê được nhắc đến.

 Ngày ấy Iseael chỉ là một đám dân quân  ô hợp. Quân thì lưa thưa thuộc dạng giữ an ninh trong trại, cùng  với ông tướng chỉ huy không có kinh nghiệm chiến đấu, khi ra trận sẽ bị tiêu diệt  là chắc chắn.

 Nhưng Giosuê làm theo lời Mosê vì cả hai tin cậy vào Chúa, bằng lời cầu nguyện liên tục xin Chúa trợ lực, qua cử chỉ giơ tay lên của Mosê, giúp Israel thắng thế. 

Tuy nhiên, Ông Môsê cũng là con người bình thường, giơ tay cầu nguyện lâu giờ, cũng mỏi. Khi hạ tay xuống thì A-ma-lếch lại thắng.  Nên cần trợ lực từ hai ông Aaron và ông Khua, giúp nâng tay Môsê lên, cũng như kê tảng đá cho ông ngồi. Đây đúng là “hợp quần gây sức mạnh” từ người cũng như vật, mà Chúa muốn cũng như cho phép. 

Ở trên, nên chú ý đôi tay của ông Môsê – người của Chúa, người được Chúa chọn như hàng tư tế – rất đặc biệt trong hai điều. Một là Chúa chọn đôi tay đó để giải phóng dân ra khỏi Ai Cập. Hai là cũng cùng làm việc chung với đôi tay của ông, để giúp dân chiến thắng.

 Chiến thắng nầy do Chúa giúp cho mà có, trong khi dân và tướng của Israel không có kinh nghiệm chiến trường chút nào, phải nhờ sức mạnh của Chúa, qua lời cầu xin không ngừng  nghỉ của ông Môsê.  

Khi tới trần gian, Chúa Giêsu cũng đã nêu tấm gương cầu nguyện cùng Chúa Cha  “vào một sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Chúa Giêsu đã ra khỏi nhà ông Phêrô để tìm một nơi thanh vắng mà cầu nguyện” (Mc 1,35). 

Tại vườn Cây Dầu, trong cơn cùng cực, Chúa Giêsu cũng đã cậy dựa vào Chúa Cha qua lời cầu nguyện không ngừng: Hãy tĩnh thức  và cầu-nguyện, kẻo các con sa chước cám-dỗ (Mt 26: 41). Như vậy, cầu nguyện là nhu cầu của đời sống tâm linh mang chủ đề của Lời Chúa tuần nầy, mang khung xướng kiên trì, như bà goá kia qua dụ ngôn của  Chúa Giêsu trong bài Phúc Ngôn.

 

Qua tới bài Phúc Âm,  Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà dạy các môn đệ , phải cầu nguyện luôn không ngừng nghỉ, không nản lòng. Câu  truyện trong dụ ngôn nầy cũng không khó hiểu khi Chúa Giêsu đưa ra, làm mẩu gương dạy môn đệ và con dân Chúa sau, phải   kiên tâm khi cầu nguyện. 

Chúa Giêsu chọn hai nhân vật tiêu biểu cho dụ ngôn. Một là ông quan toà không sợ Chúa cũng chẳng  kính người, có vẻ như  chậm trễ  với bổn phận xử án, nếu không phải  là lười biếng   trước lời phàn nàn của bà goá bị bất công nào đó của đối phương gây ra cho bà. 

Cuối cùng, vị quan toà phải chịu xét xử cho rồi, để khỏi bị bà kia cứ đến hoài, làm ông nhức đầu nhức óc. Khi Chúa Giêsu dùng   hình ảnh bà goá, có nghĩa là đại diện cho giai cấp nghèo, người cần được giúp và người bị áp bức, nhưng vì không có thế lực  chống lưng hay kim tiền trong xã hội, nên dễ bị ông toà thời đó quên đi. 

Bài học  căn bản mà Chúa Giêsu muốn dạy  hôm nay là “chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? (c. 7)”. Lẽ nào Thiên Chúa không giúp dân của Người sớm hơn ông quan toà bê bối, khi được kêu cầu thường xuyên liên tục?  

Theo Thánh Kinh, đưới nhãn quan của Chúa, sự công chính sẽ mau đến với dân riêng được Người chọn lựa. Còn với cái nhìn của loài người, sự công chính cần một thời gian dài mới đến. Đo đó dân Chúa phải kiên trì cầu nguyện như bà goá, đến khi công lý được thực hiện. 

Trong đời thường, những người tin tưởng vào Chúa, cũng thường xuyên dâng lời chúc tụng, tạ ơn, xin lỗi, xin ơn.  Nhưng kết quả nhận được thì khác nhau. 

Có người nhận được thiện báo nhãn tiền ngay trong kiếp sống nầy sau một thời gian ngắn cầu nguyện. Có người bị thêm khổ luỵ  với khổ chồng khổ. Có người phải chờ nhiều thời gian dài, có khi mấy thế hệ, hạnh nguyện mới chí thành.  Vì như Thiên Chúa phán: Ý tưởng của Ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường-lối các ngươi chẳng phải đường lối Ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu (Is.  55:8-9).

Như dân Do thái của Chúa, bị Đế Quốc Rôma xoá sổ năm 70, chỉ tái lập quốc gia được vào năm 1948.

Dù kết quả ra sao trong đời mình, như Giáo Sư Đại Học Harvard & Jena,   Lâm Ngữ Đường (1985-1976) nói: bổn phận của con người là vẫn một lòng tôn thờ và thuận theo  Thiên ý. 

Kết bài, Chúa Giêsu hỏi liệu Con Người sẽ còn tìm thấy  niềm tin trên mặt đất khi trở lại. Câu hỏi nầy để dân Chúa kiên trì cầu nguyện và tỉnh thức, vì khi trở lại Người sẽ tìm những ai đang cầu nguyện và tìm kiếm Người. 

Làm sao cầu xin Chúa cho đạt tới trình độ giác ngộ: trong cơn bỉ cực, con vẫn còn luôn kiên trì “Chúc tụng Thiên Chúa vì Ngưòi nhân lành, vì lòng Chúng thương vững bền ngàn thu”. 

 

Trở lại bài đọc 2,  

Thánh Phaolô đang bị cầm tù, biết mình sắp rời trần gian,   viết thư cho môn đệ cộng sự viên  là Timôtê, với lời khuyên giữ vững những gì đã học được từ Sách Thánh, để trở nên hoàn thiện, mà thi hành cho chu toàn những sứ mệnh đã học hỏi và được trao phó cho trước kia. 

 

IV. Xin Dâng Lời Cầu

 Chúng con chạy tới với Chúa mà cầu xin, như em bé thơ ngay   trong lòng cha mẹ xin đủ các thứ mỗi ngày.

Xin cho mọi thành phần dân Chúa là Hội Thánh hôm nay, bắt chước gương tựu họp, dự Nghi Lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng của tín hữu thời sơ khai.

Xin cho chúng con thường xuyên và thêm ý thức khi đọc kinh Lạy Cha và đem ra thực hành Lời Chúa đã dạy . 

 Xin cho chúng con  kiên trì cầu nguyện, để nhìn ra ý Chúa trong mọi hoàn cảnh vui buồn sướng khổ đời nầy. Tất cả  là những phương tiện giúp chúng con  nên thánh. Amen.