Meaning of the Body and Blood of Christ

print

Meaning of the Body and Blood of Christ

I remember that I received my first Holy Communion on the feast of the body and blood of Christ. Nowadays, almost every parish also celebrates the first communion for children on this feast day. Why do churches usually celebrate first Holy Communion for children on the feast of the Body and blood of Christ? Because it is meaningful for us and it is also meaningful through the word of God in the liturgy today. Jesus loves us so he created the Eucharist for us and by this he lives with us always. How many meanings has the Eucharist? There are many meanings, according to the Bishop of Terrassa and it is also in my opinion that there are some main meanings:

First of all, the Eucharist is love. God loves us so much and He sent his only son into the world to save the world “I am the living bread that came down from heaven. If anyone eats this bread, he will live forever; the flesh, which I give so that the world may live” (Jn 6: 51).

Next, the Eucharist is a sacrifice. The sacrifice of Christ’s immolated body and his blood shed for all of us. This was already anticipated in the Last Supper and, throughout history, it will be renewed with each Eucharist. In the Eucharist we find our nourishment; it is the new nourishment that provides the Christian with life and strength on his way towards the Father.

Moreover, the Eucharist is a mystery of faith. It is the Church’s centre and key of life. It is the source and the deeper roots of the Christian existence. Without the Eucharistic presence the Christian faith would be reduced.

In addition, the Eucharist is a relationship. The relationship between God and people, people and people, as in the Eucharist prayer II “May all of us who share in the body and blood of Christ be brought in unity by the Holy Spirit”. Moreover, when Jesus was preaching he said “Those who eat my flesh and drink my blood live in me, and I live in them” (Jn 6: 56).

The Eucharist is a sharing: Jesus shares everything about himself to us even to the last drop of water in his side, when he was crucified on the cross. So by Jesus we will live with his Father forever as Jesus said “Those who eat my flesh and drink my blood have eternal life, and I will raise them to life on the last day” (Jn 6: 54).

Finally, the Eucharist means Christ’s presence amongst us – Christus Vivit. The resurrected and glorious Christ dwells with us, in a mysterious but real way, in the Eucharist. This presence implies on our side an attitude of worship and an attitude of personal communion with Him. His Eucharistic presence guarantees that He remains with us and is working on his salvation plan for us “And surely I am with you always, to the very end of the age.” (Mt 28: 20)

God loves us and will be with us always so we should love God and be with God as Saint Paul said “So that it is no longer  who I live, but it is Christ who lives in me” (Gl 2: 20). May the body and blood of Christ be with us always and bless us in order that we may be at peace and know happiness in our lives, not only now but also forever. Amen.

Fr. Bien Xanh.

 

Ý Nghĩa L Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô

Tôi luôn nhớ kỷ niệm được rước lễ lần đầu trong ngày lễ trọng kính Mình và Máu Chúa Ki-tô. Ngày nay, hầu hết các họ đạo cũng tổ chức cho các em lễ rước lễ lần đầu trong ngày lễ trọng đại này. Tại sao các nhà thờ thường cho các em rước lễ lần đầu trong ngày lễ Mình và Máu Chúa Kitô? Bởi vì nó rất có ý nghĩa đối với chúng ta và nó cũng có ý nghĩa qua phụng vụ lời Chúa hôm nay. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta nên Người đã lập Bí tích Thánh Thể cho chúng ta và qua Bí Tích Thánh Thể, Người ở cùng chúng ta luôn mãi. Bí tích Thánh Thể có bao nhiêu nghĩa? Theo Giám mục Terrassa có nhiều ý nghĩa và theo tôi, có một số ý nghĩa chính sau:

Trước hết, Bí tích Thánh Thể là tình yêu. Thật vậy, Thiên Chúa yêu thương chúng ta rất nhiều, Ngài sai người con duy nhất đến trần gian để cứu độ chúng ta “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai  ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51).

Tiếp đến, Bí tích Thánh Thể là hy sinh. Thật thế, Chúa Kitô hy sinh Mình và Máu châu báu của Ngài đã đổ ra cho tất cả chúng ta. Điều này đã được minh chứng trong Bữa ăn tiệc ly và trong suốt dòng lịch sử, nó sẽ được lặp lại mỗi khi chúng ta cử hành Bí tích này. Qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta được nuôi dưỡng, trao ban sự sống  và sức mạnh cho mỗi Ki-tô hữu trên con đường về với Chúa Cha.

Hơn nữa, Bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm đức tin. Đây là Bí tích trung tâm của Giáo hội và là chìa khóa của đời sống Ki-tô hữu. Nó là nguồn và cội rễ sâu xa của sự tồn tại các Kitô hữu. Không có sự hiện diện Thánh Thể, đức tin Ki-tô giáo sẽ bị mai một.

Ngoài ra, Bí tích Thánh Thể là sự hiệp thông. Sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người; giữa con người với con người, như trong lời cầu kinh nguyện Thánh Thể II “Xin cho tất cả chúng ta, cùng được chia sẻ trong Mình và Máu của Chúa Kitô và được hiệp thông với Chúa Thánh Thần”. Hơn nữa, khi Chúa Giêsu rao giảng, Ngài nói: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).

Kế tiếp, Bí tích Thánh Thể là sự chia sẻ: Chúa Giêsu chia sẻ mọi sự của Ngài cho chúng ta, đến giọt nước cuối cùng, khi Ngài bị treo trên thập giá. Vì vậy, qua Chúa Giêsu, chúng ta kết hợp với Cha luôn mãi như Chúa Giêsu nói: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”  (Ga 6,54).

Cuối cùng, Bí tích Thánh Thể là sự hiện diện của Chúa Kitô giữa chúng ta – Christus Vivit. Chúa Kitô phục sinh và vinh quang của Ngài luôn ở cùng chúng ta một cách bí ẩn nhưng có thật, trong Bí tích Thánh Thể. Sự hiện diện của Chúa giúp chúng ta có tâm tình thờ phượng và hiệp thông đặc biệt với Ngài. Sự hiện diện của Bí tích Thánh Thể là bảo chứng giúp chúng ta tin rằng Ngài luôn ở với chúng ta và đang thực hiện chương trình cứu rỗi cho chúng ta “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”  (Mt 28, 20).

Thiên Chúa yêu chúng ta và sẽ ở cùng chúng ta luôn mãi, đáp lại chúng ta nên yêu mến Chúa và ở lại trong Chúa như thánh Phaolô đã nói “Tôi sống, nhưng không phải là tôi mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Xin cho Mình và Máu Chúa Kitô ở cùng chúng ta luôn mãi và ban phúc lành cho tất cả, để chúng ta được bình an và cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống, không chỉ hiện tại mà còn mãi tương lai. Amen.

Lm. Biển Xanh.