Qùa Tặng Phép Giao Hòa

Qùa Tặng Phép Giao Hòa

Tác giả: Robin Seelan, S.J.

Thiên Chúa, Đấng giao hòa

Món quà ơn hòa giải

Tôi, tội nhân, kẻ được tha

Hòa giải cũng là một món quà tuyệt hảo nữa Thiên Chúa dành cho ta. Điều đang được hiển lộ ở đây là một CUỘC GẶP GỠ KHÔNG CÂN BẰNG. Thiên Chúa và tôi vốn không cân bằng, nhưng Ngài đã san bằng hố sâu ngăn cách, và Ngài muốn làm bạn với tôi, MỘT LẦN, HAI LẦN, VÀ MUÔN VÀN LẦN như thế! Ngài tìm kiếm để ÔM LẤY tôi trong tâm tình tha thứ.

Điều cũng đang được hiển lộ ở đây đó là LÒNG THƯƠNG CẢM CỦA THIÊN CHÚA. Lòng thương cảm phát sinh từ tình yêu nguyên tuyền Ngài dành cho con cái, để qua đó, Ngài chữa lành đoàn con. Vì thế, Henry Ward Beecher đã nhận xét rằng, “Lòng thương cảm sẽ cứu chữa các tội nhân hơn là lên án.”

Nơi phép hòa giải, một yếu tố khác nữa cũng hiển lộ, đó là NIỀM VUI TINH TUYỀN – niềm vui của cám giác được tìm thấy! Niềm vui khi được TRAO THÊM MỘT CƠ HỘI NỮA.

Một yếu tố tế vi nhưng cũng là chìa khóa của phép hòa giải, đó là SỰ MINH BẠCH. Chúng ta trong suốt với Chúa, cách toàn vẹn – không giữ lại điều gì và chấp nhận sự thật rõ ràng rằng “Con đã phạm tội.” Và Thiên Chúa cũng hoàn toàn trong suốt với ta – không giữ lại điều gì để chống lại ta – HOÀN TOÀN THA THỨ.

Chúng ta vui mừng với món quà ấy, một món quà đích thực, mà không có nó, đời sống thiêng liêng của ta không bao giờ tăng tiến được. Phép hòa giải mang lại cho chúng ta ít nhất hai điều:

  • Mang lại tự do cho chúng ta

Hành động tha thứ trong phép hòa giải làm cho cả người tha thứ và người được tha sự tự do. Tự do chỉ được hiểu với lòng vị tha và cho qua tất cả. Sự tự do không thể được hiểu đối với những người KHÔNG CHÂN THỰC! Người không chân thực là người sử dụng tiêu chuẩn kép!

Trong dụ ngôn tên mắc nợ không biết xót thương (Mt 18, 2-35), Chúa Giêsu chỉ ra thứ tiêu chuẩn kép mà kẻ ấy sử dụng. Tên mắc nợ được ông chủ tha cho, nhưng nhất quyết không tha cho người đồng loại đang mắc nợ hắn. Tên ấy là người không chân thực và không có lòng tốt đối với thuộc cấp của mình.

Rất nhiều lần, chúng ta đã không tha thứ cho người khác, và chúng ta tống họ vào lao ngục. Chúng ta thường nghe thấy điều này: “Hãy phóng thích tù nhân – và tên tù nhân đó chính là TÔI.” (Set the prisoner free – this prisoner is ME). Nếu chúng ta là người chân thực, chúng ta phải tha thứ nhiều hơn và sẽ bỏ qua những lỗi lầm người khác làm cho chúng ta.

Khi được tự do, chúng ta sẽ trở nên siêu vượt – siêu vượt là một chiều kích quan trọng trong đời sống con người.

Cũng trong dụ ngôn ấy, chúng ta tìm thấy một tên đầy tớ không được tự do, vì thế hắn không thể thực sự siêu vượt được, và thật đáng buồn, một lần nữa hắn lại bị bỏ tù cho đến khi trả hết đồng nợ cuối cùng!

Phép giao hòa giải phóng ta khỏi điều tiêu cực – khi mọi thứ xung quanh bao gồm những điều tiêu cực, vị vua tối cao đã mang đến một “câu thần chú” mới mẻ, đó là tích cực – nếu tôi là người tích cực, tôi có thể trở nên tự do đối với cái bẫy của sự cố chấp không tha thứ. Thái độ tích cực cũng giải phóng ta khỏi những ký tức tồi tệ – ta không còn mang những ký ức đó trở lại sau vài ngày, vài tháng, vài năm nữa.

  • Chữa lành chúng ta

Chữa lành là làm cho hồi phục, lành mạnh về thể xác, tâm hồn, và mối tương quan. Được chữa lành cũng là cảm giác được làm tươi mới. Chúng ta được làm TƯƠI MỚI trở lại nhờ phép hòa giải. Những ký ức hạnh phúc ùa về và chúng ta hồi tưởng cảm nghiệm – Chúa là Đấng chăn dắt tôi! Ngài làm cho tôi trở nên tươi mới trong đồng cỏ xanh rì. Tâm hồn cũng được làm mới lại, để rồi những gánh nặng cũng được cất đi!

Chúng ta cũng được hồi phục nơi những mối tương quan. Ta được kết giao trở lại với chính mình, với tha nhân, và với Thiên Chúa. Trong những kinh nghiệm đầy giới hạn của chính mình, ta thấy rằng những đứa trẻ rất dễ dàng trong việc tái kết giao với nhau [sau cơn mưa trời lại sáng]. Với nhiều người trong chúng ta, việc khôi phục tương quan với Chúa là điều dễ dàng, vì Ngài là Thiên Chúa, nhưng với tha nhân thì? Khi được hồi phục – ngay cả thân xác chúng ta cũng cảm thấy được sự hồi phục đó – chúng ta cảm thấy ánh quang bừng sáng trở lại trong cuộc sống của chúng ta. Khi tha thứ ‘tự đáy lòng,’ ta lại một lần nữa được chữa lành. Nhớ rằng khi Chúa Giêsu tha thứ, người bại liệt đã đứng dậy và đi được về nhà!

Kinh Thánh nói

  • Lu-ca 15:11-32

Dụ ngôn Người Con Đã Mất

  • Rô-ma 5:10

Thật vậy, ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hòa giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hòa giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con.

  • Mát-thêu 5, 9

Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ đợc gọi là con cái Thiên Chúa.

  • Ê-phê-xô 4, 32

Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô.

 Người ta nói

  • “Giáo Hội không phải là một lớp học thần học. Đó là nơi để được biến đổi, để thú tội, là nơi sám hối ăn năn, cử hành phép hòa giải, là nơi tha thứ và dâng lễ toàn thiêu, là nơi những con người thiếu sót bất toàn đặt niềm tin tưởng mình vào Chúa Kitô quy tụ để học biết và yêu Ngài hơn và học để yêu mến tha nhân hơn theo chỉ thị của Ngài.” – Paul David Tripp, Khí Cụ Trong Tay Đấng Cứu Độ: Người Cần Thay Đổi Giúp Đỡ Ngường Cần Đổi Thay
  • “Cầu nguyện, cầu nguyện với lòng khao khát mạnh mẽ, dường như rất đơn giản, nhưng nó là một bước hiếm khi được thực hiện nơi những người sống trong gia đình bất hòa.” – Erwin W. Lutzer, Khi Bạn Bị Xúc Phạm: Chuyển Dịch từ Cay Đắng sang Tha Thứ.
  • “Chân lý có thể được nói ngay tức khắc, sự tha thứ có thể được trao ban cách tự nhiên, nhưng hòa giải là công việc cả đời và qua nhiều thế hệ.” – Krista Tippett, Phát Biểu về Đức Tin
  • “Tình bạn được đặt để ở tâm điểm của sứ mạng bao gồm những giả thiết nhất định – rằng việc giao hòa với Thiên Chúa là điều mà bởi đó con người được dựng nên và các mối giao hảo thì mang tính thuận nghịch, đảo chiều.” – Christopher Heuert

Chuyển ngữ: Đaminh Phan Quỳnh, S.J.

Hình ảnh minh họa: Internet

Nguồn: Robin Seelan, S.J., The Gifts, (Banglore, India: Asian Trading Corporation, 2016), 60-65.

print