Suy niệm Tuần 17 Thường niên 2018 – Anthony Đinh Minh Tiên, OP

print

Suy niệm Tuần 17 Thường niên 2018 – Anthony Đinh Minh Tiên, OP

http://loinhapthe.com/

Chủ Nhật 17 Thường Niên, Năm B..

Thứ Hai Tuần 17 TN2. 6

Thứ Ba Tuần 17 TN2, Năm Chẵn.

Thứ Tư Tuần 17 TN2, Năm Chẵn.

Thứ Năm Tuần 17 TN2, Năm Chẵn.

Thứ Sáu Tuần 17 TN2, Năm Chẵn.

Thứ Bảy Tuần 17 TN2, Năm Chẵn.

Chủ Nhật 17 Thường Niên, Năm B

 Bài đọcII Kgs 4:42-44; Eph 4:1-6; Jn 6:1-15.

1/ Bài đọc I42 Có một người từ Ba-an Sa-li-sa đến, đem bánh đầu mùa biếu người của Thiên Chúa: hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị. Ông Ê-li-sa nói: “Phát cho người ta ăn.”

43 Nhưng tiểu đồng hỏi ông: “Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được? ” Ông bảo: “Cứ phát cho người ta ăn! Vì ĐỨC CHÚA phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư.”

44 Tiểu đồng phát cho người ta. Họ đã ăn, mà vẫn còn dư, như lời ĐỨC CHÚA phán.

 2/ Bài đọc II1 Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.2 Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.3 Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.4 Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. 5 Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.6 Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người. 

3/ Phúc Âm1 Sau đó, Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a.2 Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. 3 Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ.4 Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái.5 Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây? “6 Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi.7 Ông Phi-líp-phê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.” 8 Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người:

9 “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” 10 Đức Giê-su nói: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn.

11 Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.

12 Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.”

13 Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng.

14 Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” 15 Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải tin tưởng quyền năng Thiên Chúa và rộng lượng san sẻ cho mọi người.

            Ca dao Việt-nam có câu: “Ở đời muôn sự của chung. Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.” Tư tưởng này rất gần với quan niệm của người Công Giáo: Thiên Chúa, Đấng dựng nên trời đất và ban cho mọi người cùng hưởng. Ngài muốn con người san sẻ cho nhau để đừng có cảnh người quá giàu trong khi người khác không có của ăn. Để làm được điều này, ca dao Việt-nam đòi con người phải có nhân đức anh hùng; Thiên Chúa đòi con người phải tin tưởng hoàn toàn vào sự quan phòng của Ngài. Con người không dám chia sẻ cho tha nhân những gì mình có, vì sợ sẽ không đủ cho mình; nhưng nếu con nguời biết rộng lượng cho đi, Thiên Chúa sẽ cho lại dư đầy. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ: “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa. Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy mất” (Mk 4:24-25).

            Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong hai tư tưởng này. Trong Bài Đọc I, tiên tri Elisha truyền tiểu đồng phát quà tặng dân chúng mang đến cho ông, mặc dù chẳng thấm vào đâu; nhưng Đức Chúa đã cho toàn dân ăn no. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu bảo vệ sự hiệp nhất mà họ đã được kêu gọi bằng cách ăn ở khiêm tốn, hiền từ, nhẫn nại, và bác ái. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu làm phép lạ nuôi năm ngàn người đàn ông ăn và còn dư thừa 12 thúng, từ năm chiếc bánh và hai con cá.

 KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC: 

1/ Bài đọc I: Đức Chúa phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư.

1.1/ Phải có lòng rộng lượng để chia sẻ cho tha nhân: “Có một người từ Baal-Shalisha đến, đem bánh đầu mùa biếu người của Thiên Chúa: hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị. Ông Elisha nói: “Phát cho người ta ăn.””

            Trình thuật hôm nay nằm trong phần cuối của chương 4 trong Sách Các Vua II. Trong suốt chương 4, tác giả tường thuật sự kiện: Vì hành động tử tế của người đàn bà thành Shunem, tiên-tri Elisha đáp lại bằng cách cho bà có đứa con trai và cứu sống đứa bé khi nó chết vì nhức đầu (II Kgs 4:1-44).

1.2/ Phải tin tưởng nơi quyền năng Thiên Chúa: Nhưng tiểu đồng hỏi ông: “Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được?” Ông bảo: “Cứ phát cho người ta ăn! Vì Đức Chúa phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư.” Tiểu đồng phát cho người ta. Họ đã ăn, mà vẫn còn dư, như lời Đức Chúa phán. Chúng ta còn nhớ trình thuật: Vì hành động tử tế của bà góa thành Zarephath mà tiên-tri Elijah đã làm phép lạ cho hũ bột và chai dầu olive của bà không bao giờ vơi và còn cứu sống con trai của Bà (I Kgs 17:1-18).

2/ Bài đọc II: Hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.

2.1/ Ơn gọi hiệp nhất của người Kitô hữu: Thánh Phaolô viết lá thư này cho các tín hữu Ephesô, khi người đang bị tù tại Rôma. Ngài khuyên các tín hữu như sau: “Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.”

            Để hiệp nhất, con người cần biết những lý do tại sao họ phải hiệp nhất. Thánh Phaolô đưa ra 7 lý do quan trọng:

            (1) Chỉ có một thân thể: Tất cả các tín hữu là chi thể của một thân thể là Hội Thánh với Đức Kitô là Đầu. Thân thể của Đức Kitô lành mạnh khi tất cả chi thể lành mạnh. Chi thể nào tách rời khỏi thân thể sẽ không thể tồn tại.

            (2) Một Thánh Thần: Có nhiều quà tặng khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần, Đấng ban mọi quà tặng cho việc xây dựng Nhiệm Thể của Đức Kitô.

            (3) Một niềm hy vọng: Tất cả các tín hữu đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng là cuộc sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa và với nhau.

            (4) Chỉ có một Chúa: là Đức Kitô.

            (5) Một niềm tin: là tin vào Đức Kitô.

            (6) Một phép rửa: bởi Nước và bởi Thánh Thần.

            (7) Chỉ có một Thiên Chúa: Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người, và trong mọi người.

2.2/ Những đức tính cần thiết của người Kitô hữu: “Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.” Đây là những đức tính tối quan trọng không chỉ cho người Kitô hữu, mà còn cho tất cả những ai muốn thành công và sống bình an với mọi người.

            + Khiêm tốn (tapeinofrosu,nh): Con người khiêm tốn nhận ra chỗ đứng thực sự của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Những người kiêu ngạo không nhận ra điều này, họ tự cho mình đã biết quá nhiều, quá hay, quá đủ; nên bỏ qua những gì Chúa dạy, và lấy mình như tiêu chuẩn để phán xét tha nhân. Họ quên đi một sự thật là sự khôn ngoan của họ chỉ là một giọt nước trong biển khôn ngoan của nhân loại, và chẳng là gì so với sự khôn quan của Thiên Chúa. Người khiêm tốn sẽ được Thiên Chúa đoái thương nhìn tới và được mọi người quí mến; trong khi kẻ kiêu căng sẽ bị Thiên Chúa và tha nhân khai trừ.

            + Hiền từ (prau<thj): Con người hiền từ luôn biết cách cư xử nhã nhặn với tất cả mọi người; họ không để cho tính nóng giận làm chủ con người họ. Ngược lại, người dữ dằn để cho tính nóng giận làm chủ con người, họ nói những lời cộc cằn thô lỗ, và sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề.

            + Nhẫn nại (makroqumi,a): Con người nhẫn nại luôn biết kiên trì và tìm mọi cách để vượt qua những khó khăn và gian khổ trong cuộc đời. Họ không dễ nản lòng, ta thán, và bỏ cuộc.

            + Bác ái (avga,ph): Thánh Phaolô nêu bật tầm quan trọng của nhân đức này: “Trên hết mọi sự, anh em hãy có nhân đức yêu thương, vì đó là sợi giây ràng buộc mọi điều toàn thiện.” Chúng ta đã nói nhiều lần về nhân đức này, nó chỉ tìm thấy trong khuôn khổ của Kitô Giáo, vì nhân đức này đến từ Thiên Chúa qua Đức Kitô. Chỉ khi nào một người có nhân đức này, họ mới có thể thi hành những điều khó khăn Đức Kitô dạy: phải cầu nguyện, tha thứ, và làm ơn cho kẻ thù; họ mới có thể sẵn sàng hy sinh chết để làm chứng cho Thiên Chúa và bảo vệ tha nhân.

3/ Phúc Âm: Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi.

3.1/ Con người phải tin nơi quyền năng của Thiên Chúa: “Sau đó, Đức Giêsu sang bên kia Biển Hồ Galilee, cũng gọi là Biển Hồ Tiberia. Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. Đức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái. Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philíp: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?””

            (1) Uy quyền của Thiên Chúa trong biến cố Vượt Qua: Sự kiện Gioan đề cập đến Lễ Vượt Qua không phải là chuyện tình cờ, nhưng mang ý nghĩa thần học. Ngài có ý nhắc cho dân Do-thái nhớ lại uy quyền lớn lao của Thiên Chúa đã mang dân vượt Biển Đỏ an toàn; trong khi quân đội của vua Pharao bị nhận chìm giữa lòng đại dương. Nếu một Thiên Chúa có quyền năng đưa dân Do-thái vượt qua Biển Đỏ, Ngài cũng có thể làm cho dân có bánh ăn no nê trong sa mạc, điều bị coi là không thể đối với con người.

            (2) Uy quyền của Chúa Giêsu khi nuôi năm ngàn người ăn: Đức Giêsu nói: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Vậy, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng.

            (3) Hình bóng của Bí-tích Thánh Thể: Chúa Giêsu dư biết sự cứng lòng của con người, nên Ngài chuẩn bị cho họ bằng phép lạ “Bánh hóa nhiều.” Nếu Chúa Giêsu có thể làm phép lạ “Bánh hóa nhiều” để nuôi năm ngàn người đàn ông ăn no nê, Ngài cũng có thể hiến thân mình để trở nên của ăn nuôi dân hàng ngày. Hơn nữa trong Tin Mừng Gioan, chúng ta không thấy tường thuật sự kiện Chúa Giêsu lập BT Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, chúng ta chỉ có công thức truyền phép “Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó,” và diễn từ về Thánh Thể trong phần kế tiếp của chương 6.

3.2/ Thiên Chúa đòi hỏi sự cộng tác của con người.

            (1) Con người chỉ quan tâm đến mình: Hai lý do làm con người sợ không dám chia sẻ:

            + Sợ tốn tiền: Ông Philíp đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.” Các môn đệ không muốn bỏ tiền của mình để mua bánh cho người khác, nhất là với một số dân đông đảo như thế. Trong Tin Mừng Nhất Lãm, các môn đệ khuyên Chúa Giêsu giải tán dân để họ vào các thành mà mua lương thực. Ngược lại, Chúa Giêsu truyền: “Chính anh em hãy cho họ ăn.”

            + Sợ không đủ cho mình: Một trong các môn đệ, là ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” Phản ứng của con người là lo đầu cơ tích trữ, nhất là trong những lúc khan hiếm lương thực và mạng sống bị đe dọa.

            (2) Thiên Chúa muốn sự cộng tác của con người: Thiên Chúa làm được mọi sự, nhưng Ngài muốn con người biểu lộ niềm tin giống như em bé sẵn sàng đưa cho Chúa 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá để chia sẻ với mọi người. Trong Kinh Tiền Tụng, chúng ta cũng dâng bánh và rượu là hoa mầu ruộng đất và lao công của con người lên Thiên Chúa, để xin Ngài làm cho trở thành Bánh Trường Sinh và của uống thiêng liêng cho chúng ta.

            Khi linh mục dâng bánh và rượu lên cho Thiên Chúa, người linh mục cũng dâng những đau khổ của chính mình và của dân chúng, cộng với lễ hy sinh đau khổ của Đức Kitô. Tất cả những điều này có sức mạnh để Thiên Chúa chấp nhận và sinh ích cho con người.

             (3) Thiên Chúa không muốn con người chỉ quan tâm đến nhu cầu vật chất: Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” Con người chỉ quan tâm đến những nhu cầu vật chất. Họ muốn tôn Chúa Giêsu làm vua để Ngài cung cấp bánh ăn cho họ, như ma quỉ đã từng cám dỗ Chúa trong sa mạc để biến đá thành bánh. Chúa Giêsu từ chối việc dân tôn Ngài làm vua để có bánh ăn nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình. Ngài muốn họ yêu mến Ngài và thực sự muốn mời Ngài làm vua trong lòng của họ. 

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

            – Chúng ta có dám rộng lượng cho đi để được Thiên Chúa cho lại dư thừa không? Nếu không dám cho đi, ngay cả cái chúng ta đang có cũng sẽ dần dần hao hụt dần.

            – Thiên Chúa vì yêu thương đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể để gia tăng nghị lực cho tâm hồn chúng ta. Sau khi đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, chúng ta cũng phải trở nên tấm bánh để nuôi sống anh em về phần hồn cũng như về phần xác. 

 

Thứ Hai Tuần 17 TN2

Bài đọcJer 13:1-11; Mt 13:31-35

1/ Bài đọc I1 ĐỨC CHÚA phán với tôi thế này: “Ngươi hãy đi mua một chiếc đai lưng bằng vải gai và thắt vào lưng. Nhưng đừng ngâm nước.”

2 Tôi đã mua chiếc đai lưng như ĐỨC CHÚA truyền và thắt vào lưng.

3 Có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi lần thứ hai rằng:

4 “Ngươi hãy cầm lấy chiếc đai ngươi đã mua và đang thắt ở lưng. Hãy đứng dậy, đi đến Êu-phơ-rát và đem giấu trong một kẽ đá.”

5 Tôi đi giấu đai lưng ấy ở Êu-phơ-rát, như ĐỨC CHÚA đã truyền cho tôi.

6 Sau nhiều ngày, ĐỨC CHÚA lại phán với tôi: “Đứng dậy đi Êu-phơ-rát, lấy chiếc đai lưng Ta đã truyền cho ngươi giấu ở đó về.”

7 Vậy tôi đi Êu-phơ-rát, tìm và đem chiếc đai lưng từ nơi tôi đã giấu về; nhưng này, chiếc đai lưng đã hư, không dùng vào việc gì được nữa.

8 Bấy giờ có lời ĐỨC CHÚA phán cùng tôi rằng:

9 “ĐỨC CHÚA phán thế này: Ta sẽ huỷ diệt thói kiêu hãnh của Giu-đa và thói kiêu hãnh lớn lao của Giê-ru-sa-lem như vậy.

10 Dân xấu xa này không chịu nghe lời Ta, cứ ngoan cố cứng lòng, chạy theo các thần khác mà làm tôi và sụp lạy chúng; nó sẽ nên như chiếc đai lưng hoàn toàn vô dụng kia.

11 Vì, cũng như chiếc đai lưng người ta thắt ở lưng, Ta cũng thắt chặt cả nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa vào Ta như vậy, để chúng trở thành dân của Ta, dân đem lại cho Ta tiếng tăm, danh dự và vinh quang. Nhưng chúng đã chẳng chịu nghe. Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.

2/ Phúc Âm31 Đức Giê-su còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình.

32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được.”

33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”

34 Tất cả các điều ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn,

35 hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa. 

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đức tin phải được tăng trưởng, nếu không sẽ tàn lụi vô dụng.

Đức tin là món quà vô giá Thiên Chúa ban cho con người qua lời rao giảng của các nhà truyền giáo. Bổn phận của con người là làm sao để cho đức tin ấy tăng trưởng mỗi ngày một mạnh hơn. Để đức tin được tăng trưởng, gian nan thử thách là điều cần thiết; nếu không có gian nan thử thách, con người sẽ không có cơ hội chứng tỏ đức tin của họ vào Thiên Chúa.

Các bài đọc hôm nay dùng ba hình ảnh khác nhau để nói lên sự cần thiết phải bám víu lấy Chúa nếu không muốn bị tàn lụi và trở nên vô dụng. Trong bài đọc I, Đức Chúa truyền cho Jeremiah mua một chiếc đai lưng bằng vải gai và đem giấu trong một kẽ đá tại vùng Euphrates; ít lâu sau Ngài lại truyền cho ông đi lấy chiếc đai lưng về, nhưng nó đã mục nát cả. Hành động biểu tượng này ám chỉ con cái Israel giống như chiếc đai lưng, nếu họ không quấn chặt quanh chủ của nó là Đức Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cho khán giả hai ví dụ về niềm tin: Niềm tin được ví như hạt cải, tuy nhỏ nhất trong các hạt; nhưng khi tăng trưởng, nó lớn lên và thành cây đến nỗi chim trời kéo đến nương náu. Niềm tin cũng có thể ví như nắm men đem dùi trong bột cho đến khi dậy men, nó có thể làm dậy ba thúng bột trước khi trở thành những ổ bánh cho con người dùng.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Israel được ví như chiếc khăn bằng lụa.

Người xưa không mặc quần như chúng ta ngày nay, họ dùng một tấm vải dài để quấn chung quanh phần hạ bộ của người đàn ông. Nhìn lên Thập Giá, chúng ta thấy Chúa Giêsu quấn một chiếc khăn theo như truyền thống của Do-thái. Mục đích của trình thuật có ý muốn nói: chiếc khăn quí phải gắn liền với chủ nhân của nó như Israel phải gắn liền với Thiên Chúa.

1.1/ Euphrates (600 miles) hay Pharan (4 miles)? Sau khi Jeremiah đã mua chiếc khăn và quấn chung quanh hạ bộ, Chúa truyền cho ông tháo khăn ra và đi đến sông Euphrates (Babylon ngày xưa và Iraq ngày nay) và giấu chiếc khăn vào một hốc đá ở đó. Chiếc khăn bị đem giấu đi là chiếc khăn không còn công dụng của nó. Hình ảnh này được dùng để báo trước cuộc lưu đày của Jerusalem và Judah vào năm 587 BC sang Babylon.

Có hai ý kiến về nơi giấu chiếc khăn: Một ý kiến cho nơi giấu là Pharan, chỉ cách Anathoth có 4 dặm về phía Đông Bắc. Aquila ủng hộ ý kiến này, vì Euphates bên Babylon quá xa để đi bộ. Ngôn sứ phải đi bộ 600 miles để đi giấu và 600 miles nữa để đi lấy về. Bản Bảy Mươi cho nơi giấu là Euphrates vì đây là địa danh mà con cái Israel phải đi lưu đày. Ý kiến của bản Bảy Mươi có cơ sở hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là một hành động biểu tượng, nó có thể hiểu như một dụ ngôn.

1.2/ Ý nghĩa của câu truyện: Sau cùng, Chúa truyền cho ông đi qua đó lấy chiếc khăn về: Chiếc khăn đã mục nát vì thời tiết nắng mưa và không còn dùng được nữa: Đây là bài học cho dân Do Thái, họ giống như chiếc khăn phải được cuốn chung quanh người của chủ họ là Thiên Chúa. Nhưng nếu họ kiêu hãnh từ chối không ở gần Chúa, họ sẽ bị đi lưu đầy nơi đất khách quê người và sẽ bị tàn tạ như chiếc khăn rách nát vô dụng.

Vì kiêu hãnh, Israel đã từ chối không nghe lời Thiên Chúa; họ muốn làm theo ý riêng họ chứ không theo ý Thiên Chúa; và đã đi theo các thần ngoại để thờ phượng và phục vụ chúng. Nếu muốn trở nên một dân tộc, một tên tuổi, một lời ca tụng, một vinh quang, họ phải gắn liền với Chúa, nhưng họ đã từ chối không nghe lời Thiên Chúa.

Vì thế, Đức Chúa phán thế này: “Ta sẽ huỷ diệt thói kiêu hãnh của Judah và thói kiêu hãnh lớn lao của Jerusalem như vậy. Dân xấu xa này không chịu nghe lời Ta, cứ ngoan cố cứng lòng, chạy theo các thần khác mà làm tôi và sụp lạy chúng; nó sẽ nên như chiếc đai lưng hoàn toàn vô dụng kia. Vì, cũng như chiếc đai lưng người ta thắt ở lưng, Ta cũng thắt chặt cả nhà Israel và nhà Judah vào Ta như vậy, để chúng trở thành dân của Ta, dân đem lại cho Ta tiếng tăm, danh dự và vinh quang. Nhưng chúng đã chẳng chịu nghe. Sấm ngôn của Đức Chúa.”

2/ Phúc Âm: Nước Trời được ví như:

2.1/ Hạt Cải: Ở Palestine, hạt cải có thể trở thành cây khoảng 3,4 thước khác với hạt cải ở vùng Đông Nam Á chỉ có thể trở thành rau. Điểm chính Chúa muốn nhấn mạnh ở đây là hạt cải tuy nhỏ bé nhất trong các hạt, nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn đến nỗi chim trời có thể làm tổ trên cành của nó.

Đức tin của chúng ta cũng được Chúa ví như hạt cải (Mt 17:20), tuy nhỏ bé nhưng nhờ sức mạnh của Chúa có thể dời được núi non. Không có gì là không thể đối với những người có đức tin vững mạnh vào Chúa. Nước Trời được xây dựng trên đức tin của nhiều hạt cải nhỏ bé, nhưng nếu các hạt cải này tăng triển thành cây; rồi từ các cây này lấy hạt trồng thêm nhiều cây khác nữa… Sẽ có ngày cả trái đất sẽ đầy tràn các cây cải. Nước Trời cũng bắt đầu bằng đức tin của một người rồi cứ thế lan tràn ra cho đến khi trái đất đầy tràn những người tin vào Chúa.

2.2/ Men trong bột: Ba đấu bột là số lượng thường dùng để làm bánh cho một gia đình.

Đối với những người làm bánh, họ có thể nhận ra sự khác biệt lạ thường của men. Cùng một loại bột, nhưng bột không dùng men khi nướng lên chỉ thành cái bánh qui nhỏ hay như cái bánh “fortune cookie” chỉ đủ cho một người ăn; nhưng nếu dùng men và để cho dậy tối đa trước khi nướng sẽ trở thành một ổ bánh có thể cả gia đình cùng ăn.

Giống như dụ ngôn hạt cải ở trên, Nước Trời được ví như nắm men tuy bắt đầu rất nhỏ bé, nhưng một khi đã lan tràn thì sẽ lớn mạnh đến nỗi không ai có thể đo lường được.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Cuộc đời con người chỉ có ý nghĩa khi sống kết hiệp với Thiên Chúa, càng xa Thiên Chúa bao nhiêu, cuộc đời con người sẽ trở thành vô nghĩa bấy nhiêu.

– Đức tin con người có được là nhờ đức tin của các tiền nhân đi trước cũng như hạt cải có được là nhờ các cây cải có trước. Bổn phận mỗi người là phải tiếp tục làm cho đức tin đó lan rộng cho đến tận cùng trái đất.

– Đức tin cần phải được vun trồng mỗi ngày bằng Lời Chúa và các bí tích; nếu không sẽ trở nên yếu dần và tàn lụi đi. Một đức tin vững mạnh có thể làm được mọi sự.

– Đức tin mỗi người cần được sự nâng đỡ và trợ giúp của giáo hội địa phương và Giáo hội toàn cầu mới có thể đứng vững trước những phong ba bão táp của cuộc đời. 

Thứ Ba Tuần 17 TN2, Năm Chẵn

Bài đọcJer 14:17-22; Mt 13:36-43.

1/ Bài đọc I17 Mắt tôi hãy tuôn trào suối lệ cả ngày đêm không ngớt,
vì trinh nữ cô gái dân tôi đã bị đánh nhừ đòn,
vết trọng thương hết đường cứu chữa.

18 Tôi bước ra đồng nội: này kẻ chết vì gươm,
quay trở lại đô thành: nọ bao người đói lả.

19 Lạy Chúa, phải chăng Ngài đã quyết từ bỏ Giu-đa?
Phải chăng Xi-on khiến lòng Ngài ghê tởm?
Vậy cớ sao Ngài đánh phạt chúng con
đến vô phương chữa chạy?
Chúng con đợi hoà bình nhưng chẳng được may lành chi hết!
Mong đến thời bình phục,
mà chỉ thấy rùng rợn khiếp kinh!

20 Lạy CHÚA, chúng con nhận rằng mình gian ác
và cha ông sai lỗi đã nhiều.
Quả chúng con đều đắc tội với Chúa!

21 Vì Danh Thánh, xin Chúa đừng chê bỏ chúng con,
đừng rẻ rúng toà vinh hiển của Ngài.
Dám xin Ngài nhớ lại, đừng huỷ bỏ giao ước
giữa Ngài với chúng con.

22 Trong số chư thần của các dân tộc,
có thần nào làm được mưa chăng?
Có phải trời đổ được mưa rào,
hay chính Ngài, lạy ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng con?
Chúng con trông cậy nơi Ngài,
vì chính Ngài đã làm ra tất cả những điều đó!

2/ Phúc Âm36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.”

37 Người đáp: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người.

38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần.

39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần.

40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.

41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người,

42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về những hành động mình làm.

Không có một hành động nào con người làm mà không gây ra hậu quả cho cá nhân người đó, cho gia đình, và cho xã hội. Nhiều khi con người nghĩ hành động đó có đáng gì đâu, nhưng nếu họ có thể nhìn thấu suốt tương lai, họ sẽ rùng mình về những hậu quả do hành động đó gây ra. Vì thế, mỗi khi quyết định làm một việc gì, con người cần suy nghĩ khôn ngoan và chín chắn, để đừng gây ra những thiệt hại cho bản thân và cho tha nhân.

Các bài đọc hôm nay muốn cho con người nhìn thấy những thiệt hại do những hành động quá khứ của con người gây ra. Trong bài đọc I, ngôn sứ Jeremiah muốn cho chúng ta học bài học lịch sử. Vì con cái Israel khinh thường Lề Luật và Lời Chúa được phán qua các ngôn sứ, họ đã phải chịu hậu quả là nước mất, nhà tan, Đền Thờ bị phá hủy, và toàn dân bị đem đi lưu đày. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cắt nghĩa dụ ngôn cỏ lùng cho các môn đệ. Thiên Chúa luôn gieo những sự thiện vào lòng con người để hướng dẫn họ làm điều tốt. Ma quỉ, ngược lại, luôn gieo những sự ác vào lòng con người để thúc đẩy họ làm điều dối trá sai lầm. Con người có tự do chọn lựa để làm theo những gì Thiên Chúa dạy hoặc ma quỉ thúc giục; nhưng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ trong Ngày Phán Xét.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Con cái Israel nhận ra tội lỗi của họ khi phải chịu đau khổ.

1.1/ Chúng con đợi hoà bình nhưng chẳng được may lành chi hết!

Trình thuật hôm nay giả sử chiến tranh đã bùng nổ trên toàn cõi Judah đúng như lời các ngôn sứ Micah và Isaiah loan báo. Ngôn sứ Jeremiah được coi là ngôn sứ của thời lưu đày. Ông đã chứng kiến mọi sự xảy ra như một ứng nghiệm lời Đức Chúa đã tuyên phán qua các ngôn sứ. Toàn thể Judah được ông nhân cách hóa như một cô gái bị đánh nhừ đòn, chỉ còn thoi thóp chờ chết.

Họ phải đương đầu một lúc với hai tai họa kinh khủng là chiến tranh và đói khát: “Tôi bước ra đồng nội: này kẻ chết vì gươm, quay trở lại đô thành: nọ bao người đói lả.” Khi phải đương đầu với những đau khổ, họ nhận ra Thiên Chúa đã thực sự lìa bỏ họ. Trước đây, họ không nghĩ là Thiên Chúa sẽ bỏ họ, sẽ để cho quân thù phương Bắc tới hủy diệt Đền Thờ là nơi cực thánh Ngài cư ngụ; nhưng nay mọi lời các ngôn sứ loan báo đã thành sự thật. Những lời của ngôn sứ Jeremiah trong trình thuật hôm nay chỉ nhắc lại những gì Thiên Chúa đã nói trước qua các ngôn sứ: “Lạy Chúa, phải chăng Ngài đã quyết từ bỏ Judah? Phải chăng Sion khiến lòng Ngài ghê tởm? Vậy cớ sao Ngài đánh phạt chúng con đến vô phương chữa chạy? Chúng con đợi hoà bình nhưng chẳng được may lành chi hết! Mong đến thời bình phục, mà chỉ thấy rùng rợn khiếp kinh!”

1.2/ Con cái Israel bắt đầu nhận ra sự thật.

(1) Họ nhận ra tội lỗi của mình: Trước đây, họ nghĩ Thiên Chúa chỉ dọa chứ không làm, họ nghĩ họ sẽ không phải gánh chịu những thiệt hại của những hành động thất nhân ác đức của họ; nhưng giờ đây họ cảm nghiệm thấy hậu quả của mọi tội lỗi, và của những lời Thiên Chúa phán. Họ nhận tội với Ngài: “Lạy Chúa, chúng con nhận rằng mình gian ác, và cha ông sai lỗi đã nhiều. Quả chúng con đều đắc tội với Chúa!”

Tuy nhiên, họ nhận ra họ vẫn còn hy vọng vào lời Thiên Chúa hứa với các tổ phụ và các ngôn sứ: Thiên Chúa sẽ bảo vệ và chúc lành, nếu họ biết ăn năn trở lại. Vì thế, họ kêu cầu lên Thiên Chúa: “Vì Danh Thánh, xin Chúa đừng chê bỏ chúng con, đừng rẻ rúng toà vinh hiển của Ngài. Dám xin Ngài nhớ lại, đừng huỷ bỏ giao ước giữa Ngài với chúng con.”

(2) Nhận ra quyền năng của Thiên Chúa: Câu này giả sử vương quốc Judah bị hạn hán. Giống như thời ngôn sứ Elijah, khi con cái Israel giàu có và sung túc vì được mủa, họ không nghĩ tới Thiên Chúa đã chúc lành bằng cách ban mưa thuận gió hòa cho mùa màng của họ. Họ nghĩ là thần Baal đã ban cho hay nhờ sức lực cố gắng mà họ được như thế. Để mở mắt cho con cái Israel, Elijah truyền lệnh đóng cửa trời trong 3 năm, không mưa và cũng chẳng có sương rơi xuống. Hậu quả là mùa màng thất thoát, súc vật lăn ra chết vì không có cỏ, con người cũng bị chết vì đói và khát. Jeremiah cũng tuyên nhận quyền năng của Thiên Chúa khi dân chúng phải đương đầu với đói khát, họ phải nhận ra: “Trong số chư thần của các dân tộc, có thần nào làm được mưa chăng?

Có phải trời đổ được mưa rào, hay chính Ngài, lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng con? Chúng con trông cậy nơi Ngài, vì chính Ngài đã làm ra tất cả những điều đó!”

2/ Phúc Âm: Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ.

2.1/ Nghĩa biểu tượng (allegorical) của dụ ngôn cỏ lùng:

Bấy giờ, Đức Giêsu bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.” Rất ít dụ ngôn có nhiều những nghĩa biểu tượng như Chúa Giêsu cắt nghĩa về dụ ngôn cỏ lùng:

+ Kẻ gieo hạt giống tốt: là Con Người, chính Đức Kitô.

+ Kẻ thù đã gieo cỏ lùng: là quỷ thần, những kẻ đối nghịch với Thiên Chúa.

+ Ruộng: là thế gian. Nhiều người ví thế gian như một bãi chiến trường giữa thiện và ác.

+ Hạt giống tốt: là con cái Nước Trời, những người muốn sống theo sự thật và sự tốt lành.

+ Cỏ lùng: là con cái Ác Thần, những người từ chối sống theo đường lối của Thiên Chúa.

+ Mùa gặt: Như mùa gặt phải đến với nhà nông, Ngày Tận Thế chắc chắn sẽ đến với con người. Thợ gặt là các thiên thần.

2.2/ Ngày Tận Thế sẽ xảy đến:

Mục đích của dụ ngôn thường chỉ muốn nói lên một điều chính yếu. Điều chính yếu trong dụ ngôn cỏ lùng là sự hiện diện của quỉ thần trong cuộc sống con người. Chúng cạnh tranh với Thiên Chúa để lôi kéo con người theo chúng; nhưng chúng chỉ có quyền hạn trên con người cho tới Ngày Tận Thế. Trong ngày đó, quỉ thần và con cái của chúng sẽ bị tiêu diệt muôn đời, như lời Chúa Giêsu tuyên bố hôm nay: “Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến Ngày Tận Thế cũng sẽ xảy ra như vậy.”

(1) Số phận của ma quỉ và con cái của chúng: “Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”

(2) Số phận của con cái Nước Trời: “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.”

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho mọi hành động chúng ta làm. Đừng khinh thường bất kỳ một hành động nào, dù nhỏ mọn đến đâu chăng nữa.

– Nhìn lại lịch sử của nhân loại, của gia đình, và của mỗi người thường xuyên, sẽ giúp chúng ta biết cẩn thận trong việc làm những quyết định. Đừng bao giờ quyết định cách mù quáng.

Thứ Tư Tuần 17 TN2, Năm Chẵn.

Bài đọcJer 15:10, 16-21; Mt 13:44-46

1/ Bài đọc I10 Con vô phúc quá, mẹ ơi, mẹ sinh con ra làm gì,
để cho người ta chống đối, cho cả nước gây gổ với con?
Con chẳng cho ai vay, cũng không mượn của người,
thế mà vẫn cứ bị nguyền rủa.

16 Gặp được lời Chúa, con đã nuốt vào,
lời Ngài làm cho con hoan hỷ,
làm vui thoả lòng con, vì con được mang danh Ngài,
lạy ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các đạo binh.

17 Con không ngồi chung vui với phường giễu cợt,
tay Ngài đè nặng khiến con phải ngồi riêng một mình.
Quả thật, Ngài đã làm cho con đầy bực tức.

18 Tại sao con cứ phải đau khổ hoài,
mang vết trọng thương hết đường cứu chữa?
Phải chăng đối với con, Ngài chỉ là ngọn suối trong ảo mộng,
là dòng nước mơ hồ?

19 Vì thế, ĐỨC CHÚA phán như sau:
“Nếu Ta đưa ngươi về mà ngươi chịu trở về,
thì ngươi sẽ được đứng trước nhan Ta.
Nếu ngươi nói điều cao quý thay vì điều hèn hạ,
thì ngươi sẽ nên như miệng Ta.
Chúng sẽ trở lại với ngươi,
chứ không phải ngươi trở lại với chúng.

20 Ta sẽ làm cho ngươi nên thành đồng kiên cố đối với dân này.
Chúng có chống lại ngươi cũng chẳng làm chi được,
vì Ta ở với ngươi để cứu sống và giải thoát ngươi,
– sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.

21 Ta sẽ giải thoát ngươi khỏi tay kẻ dữ,
sẽ cứu chuộc ngươi khỏi bàn tay hung tàn.

2/ Phúc Âm44 “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

45 “Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.

46 Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Làm mọi sự để đạt tới Nước Trời.

Để biết quí trọng điều gì, một người trước tiên cần biết điều đó làm gì cho mình. Nếu không biết giá trị của nó, người đó sẽ không quí trọng và không bỏ thời giờ cũng như công sức để tìm điều đó. Ví dụ, ngọc quí đặt trước miệng con heo, hay những khám phá về các văn bản cổ của Kinh Thánh đặt trước kẻ vô thần.

Các bài đọc hôm nay muốn nhấn mạnh tới việc con người phải có cặp mắt tinh đời để nhận ra sự quí trọng của Lời Chúa và của Nước Trời. Hai điều này có liên hệ mật thiết với nhau: Lời Chúa soi dẫn cho con người đạt tới Nước Trời. Trong bài đọc I, khi ngôn sứ Jeremiah gặp được Lời Chúa, ông đã vui mừng “nuốt” vào; nhưng cũng vì Lời Chúa, ông bị mọi người chống đối và chê bỏ đến nỗi ông nghi ngờ ngay cả về sự hiện hữu của mình trong cuộc đời. Thiên Chúa đã đến để củng cố tinh thần cho ông. Ngài hứa nếu ông trung thành với sứ vụ ngôn sứ, Ngài sẽ làm cho ông trở nên như một thành đồng vững chắc, sẽ giải thoát ông khỏi tay mọi kẻ thù hung ác, và sẽ ban ơn cứu độ cho ông. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu ví Nước Trời như một kho tàng giấu trong ruộng hay như một viên ngọc quí đến nỗi khi một người tìm được, người đó sẽ vui mừng về nhà bán hết mọi sự ông có để mua cho được.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Thiên Chúa cung cấp hy vọng cho ngôn sứ Jeremiah khi ông chịu đau khổ.

1.1/ Sự nghịch lý của Lời Chúa: Đối với ngôn sứ, Lời Chúa là lý do cho sứ vụ của ông. Nếu không nói Lời Chúa, ông không còn là ngôn sứ của Thiên Chúa. Người ngôn sứ vui mừng khi nhận được Lời Chúa như Jeremiah xác tín trong trình thuật hôm nay: “Gặp được Lời Chúa, con đã nuốt vào, Lời Ngài làm cho con hoan hỷ, làm vui thoả lòng con, vì con được mang danh Ngài, lạy Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh.” Tác giả Sách Khải Huyền diễn tả cách khác: “Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. Trong miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, thì bụng dạ tôi cay đắng” (Rev 10:10).

Ngôn sứ Jeremiah cũng cảm thấy sự cay đắng của Lời Chúa khi ông thi hành sứ vụ, đến nỗi đã phải thốt lên: “Con vô phúc quá, mẹ ơi, mẹ sinh con ra làm gì, để cho người ta chống đối, cho cả nước gây gổ với con? Con chẳng cho ai vay, cũng không mượn của người, thế mà vẫn cứ bị nguyền rủa.” Ông bị chống đối và nguyền rủa vì ông nói những lời mà thiên hạ không thích nghe. Họ muốn hòa bình trong khi ông cứ tiên đoán chiến tranh, họ muốn thịnh vượng mà ông cứ tiên đoán điêu tàn đổ vỡ…

Ngôn sứ phải nói và sống theo sự thật trong khi dân chúng ưa chuộng sự hời hợt và giả dối bên ngoài. Đó là lý do nhiều khi ngôn sứ thấy mình sống cách biệt khỏi mọi người, ông “không ngồi chung vui với phường giễu cợt… phải ngồi riêng một mình.” Không những thế, ông còn bị mọi người xa lánh như tránh một điều gì ghê tởm. Chính Jeremiah cũng bị người ta ném xuống giếng. Ngồi trên bùn, ông băn khoăn tự hỏi hiệu quả của Lời Chúa cho con người!

1.2/ Thiên Chúa củng cố niềm tin cho ngôn sứ Jeremiah.

Trước tiên, Thiên Chúa muốn Jeremiah hiểu ngôn sứ là “miệng” của Thiên Chúa, ông không thể nói khác hơn những gì Thiên Chúa muốn ông nói. Nếu ông không chịu nói hay nói những gì khác với những điều Thiên Chúa truyền, ông không còn là ngôn sứ của Ngài.

Thứ đến, dân chúng phải lắng nghe và thi hành Lời Chúa nói qua các ngôn sứ; chứ không phải ngôn sứ thay đổi Lời Chúa cho phù hợp với lối sống và nguyện vọng của dân. Ngài nhắc nhở Jeremiah: “Chính họ sẽ quay về với ngươi chứ không phải ngươi quay về với họ.”

Tiếp đến, chống đối và đau khổ không thể nào tránh được trên bước đường thi hành sứ vụ của ngôn sứ, vì tự bản chất sứ vụ của ngôn sứ bao gồm điều này. Vì dân chúng lạc hướng xa Thiên Chúa, nên ông phải chiến đấu chống lại ma quỉ, thế gian, và yếu đuối xác thịt để đưa họ trở về. Chống lại ba thù là điều không dễ dàng; nhưng với sức mạnh của Thiên Chúa, ông có thể làm được. Thiên Chúa hứa với Jeremiah: “Ta sẽ làm cho ngươi nên thành đồng kiên cố đối với dân này. Chúng có chống lại ngươi cũng chẳng làm chi được.”

Sau cùng, ngôn sứ sẽ chiến thắng mọi trở ngại và được lãnh phần thưởng vinh quang. Ngôn sứ của Thiên Chúa không thể thất bại vì ông không chiến đấu một mình, nhưng chiến đấu cùng với Thiên Chúa các đạo binh. Ngài sẽ ban phần thưởng chiến thắng sau cùng cho ông.

2/ Phúc Âm: Ông vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

2.1/ Cần biết giá trị của Nước Trời: Chúa Giêsu mặc khải rõ ràng ý định của Thiên Chúa cho con người là Ngài muốn cho con người về hưởng hạnh phúc với Ngài trên trời (Jn 6:39-40). Như vậy,

mục đích của cuộc đời là chiếm cho được Nước Trời, chứ không phải bất cứ điều gì khác, như: làm nhiều tiền, có quyền cao chức trọng, có vợ đẹp con khôn…

Tại sao Nước Trời quan trọng hơn mọi giá trị của trần thế? Có rất nhiều so sánh về hai giá trị của Nước Trời và của trần thế, chúng ta chỉ vắn tắt ở đây. Giá trị của Nước Trời vĩnh cửu, hoàn hảo, mang lại hạnh phúc, không ai có thể tước đoạt; trong khi giá trị của trần thế chỉ tạm thời, bất toàn, không đem lại hạnh phúc đích thực, và có thể bị mất dễ dàng.

2.2/ Dám hy sinh mọi sự để đạt tới Nước Trời: Làm sao để đạt được Nước Trời? Chúa Giêsu trả lời: phải về nhà gom góp mọi sự và bán hết!

Trước tiên, cám dỗ của con người là muốn cả hai: vừa muốn Nước Trời vừa muốn hưởng thụ theo tiêu chuẩn của người đời. Nguy hiểm của việc bắt cá hai tay: nếu không bán hết, những gì chúng ta giữ lại sẽ làm cho chúng ta chia trí; rồi thay vì mua lấy Nước Trời, chúng ta lại bằng lòng với cuộc sống của nước trần thế này.

Nếu muốn đạt được Nước Trời, Chúa Giêsu đòi chúng ta phải lằng nghe và thi hành Lời Chúa dạy. Những điều này không dễ dàng thi hành vì tư tưởng và đường lối của Thiên Chúa rất khác với tư tưởng và đường lối của con người. Sống theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa, chúng ta phải chấp nhận thiệt thòi, đau khổ, chống đối, và ngay cả cái chết.

Nhưng chúng ta không chiến đấu một mình, Thiên Chúa sẽ chiến đấu với chúng ta qua sức mạnh của ơn thánh. Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại, và hứa ban chiến thắng cho những người trung thành bước theo Ngài. Kinh nghiệm cho thấy: sống theo tiêu chuẩn Nước Trời không chỉ mang lại cho chúng ta nguồn vui vĩnh cửu mai sau mà còn đem lại niềm vui và bình an trong cuộc sống hiện tại.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Chúng ta phải hiểu rõ và xác tín sự quan trọng của Nước Trời; nếu không, chúng ta sẽ không dám hy sinh những gì mình đang có.

– Bán của cải vật chất đã khó, nhưng khi phải hy sinh từ bỏ ý riêng và vác thánh giá theo Chúa còn khó hơn bội phần. Chúng ta cần cầu xin sức mạnh của Thiên Chúa.

– Những gì khó với con người, nhưng mọi sự đều có thể và không khó với Thiên Chúa. Chúng ta cần tin tưởng những lời Người hứa với tiên tri Jeremiah: Ta sẽ ở với ngươi để cứu độ và giải thoát ngươi khỏi tay kẻ thù.

Thứ Năm Tuần 17 TN2, Năm Chẵn

Bài đọcJer 18:1-6; Mt 13:47-52

1/ Bài đọc I1 Có lời ĐỨC CHÚA phán với ông Giê-rê-mi-a rằng:

2 “Ngươi hãy trỗi dậy và xuống nhà thợ gốm, ở đó Ta sẽ cho ngươi nghe lời Ta.”

3 Tôi xuống nhà thợ gốm, và này anh ta đang sử dụng chiếc bàn xoay hai bánh.

4 Nhưng chiếc bình anh đang nắn bị hỏng, như có lúc xảy ra khi thợ gốm nặn đất sét. Anh làm lại một chiếc khác đúng như anh thấy cần phải làm.

5 Bấy giờ có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi rằng:

6 “Hỡi nhà Ít-ra-en, đối với các ngươi, Ta lại không thể làm được như người thợ gốm này hay sao? Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Này hỡi nhà Ít-ra-en, đất sét ở trong tay người thợ gốm thế nào, các ngươi ở trong tay Ta cũng như vậy.

2/ Phúc Âm47 “Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá.

48 Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài.

49 Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính,

50 rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

51 “Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không? ” Họ đáp: “Thưa hiểu.”

52 Người bảo họ: “Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ.”

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần biết mình trong mối tương quan với Thiên Chúa.

Khi con người càng giàu có và tiến bộ văn minh, con người càng xa Thiên Chúa; ngược lại, ở những nước nghèo khổ và chậm phát triển, con người dễ tin tưởng vào Thiên Chúa hơn. Một ví dụ dẫn chứng: Đức Giáo Hoàng Benedict đã hơn một lần cảnh cáo các nước Âu Châu đang mất dần đi đức tin, gia sản Kitô giáo của mình; đang khi đó ở Phi Châu và Á Châu, số tín hữu và linh mục lại gia tăng rất nhiều. Lý do nào đã đưa con người xa Thiên Chúa khi họ trở nên giàu có và thụ hưởng một nếp sống văn minh hơn? Có phải khi con người giàu có và tiến bộ, Thiên Chúa không còn chỗ đứng trong cuộc đời của họ nữa?

Các bài đọc hôm nay cho chúng ta một cái nhìn xác thực về vấn đề này. Trong bài đọc I, ngôn sứ Jeremiah được Thiên Chúa mặc khải sự khôn ngoan khi ông chứng kiến người thợ gốm làm việc. Như nắm đất sét trong tay thợ gốm, ông có thể nặn ra những chiếc bình khác nhau; nếu có chiếc bình nào không đúng ý, ông có thể loại bỏ hoặc sửa lại cho vừa ý. Thiên Chúa cũng thế, Ngài có thể sáng tạo nên những con người khác nhau; nếu một người trở nên không đúng ý Thiên Chúa, Ngài có thể loại bỏ hay sửa chữa cho hợp với thánh ý của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đưa ra hai hình ảnh để mời gọi con người suy nghĩ. Thứ nhất, như chiếc lưới thả xuống biển và bắt lên mọi cá tốt cũng như cá xấu, người ngư phủ ngồi lựa cá tốt cho vào giỏ, cá xấu quăng đi; thiên thần của Thiên Chúa cũng gom nhặt tất cả mọi người, người công chính cho vào Nước Trời, trong khi những người xấu nết bị quăng ra ngoài. Thứ hai, như một quản gia tích trữ trong kho cả những cái cũ lẫn cái mới, Nước Trời cũng bao gồm cả cái cũ lẫn cái mới, chứ không phải chỉ có những cái mới mà thôi.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Đất sét ở trong tay người thợ gốm thế nào, các ngươi ở trong tay Ta cũng như vậy.

Mặc khải của Thiên Chúa cho con người không chỉ bằng lời nói, nhưng còn bằng hình ảnh, vì chúng giúp con người dễ cảm nhận hơn. Những thị kiến các ngôn sứ nhìn thấy, không nhất thiết phải từ trời; nhưng có thể từ những kinh nghiệm nhìn thấy hằng ngày. Thiên Chúa ban ơn linh hứng cho các ngôn sứ, để ông có thể hiểu một chân lý cao sâu đàng sau những gì đang thấy, trước khi loan truyền lại cho dân chúng.

1.1/ Hình ảnh đất sét ở trong tay người thợ gốm: Trình thuật hôm nay muốn diễn tả: Đất sét chỉ là chất liệu. Nó không thể đòi người thợ gốm tạo thành chiếc bình thay vì cái nồi. Óc sáng tạo là ở nơi người thợ gốm, ông có thể nặn lên bất cứ hình ảnh nào ông muốn. Khi nặn một đồ vật bị hỏng, ông có thể vứt đi, hoặc nhồi đất sét để nặn lại. Đất sét không có một chút uy quyền gì đối với người thợ gốm.

Bàn xoay (obnayim) chỉ tìm thấy ở đây, là hai cối đá được nối kết với nhau bằng một trục đứng. Cối đá ở dưới được điều khiển bằng chân; trong khi cối đá ở trên được điều khiển bằng tay (Sir 38:29-30). Chiếc bình bị hỏng vì nhiều lý do, nhưng lý do chính yếu là nó không theo đúng ý của người thợ gốm. Khi thấy không hợp ý, người thợ gốm có quyền vứt đi để nặn chiếc bình khác hay sửa chữa cho đúng ý. Đây chính là ý chính của thị kiến.

1.2/ Con người ở trong tay Thiên Chúa.

Trình thuật hôm nay có ý muốn nói: Thiên Chúa chính là người thợ gốm. Israel chính là đất sét trong tay Ngài. Thiên Chúa có thể (yasar), có nghĩa “nặn” hay “sáng tạo” nên những con người khác nhau. Ý tưởng con người là đất sét rất phổ thông trong vùng Cận Đông, và nguồn gốc của nó liên quan với thợ gốm.

Ý chính của trình thuật là con người hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa cho sự hiện hữu của họ. Thiên Chúa có thể làm cho con người trở thành một thọ tạo tốt đẹp nhất, như người thợ gốm làm một chiếc bình đẹp nhất. Chiếc bình không thể nói với thợ gốm: Tự tôi làm ra chiếc bình đẹp này. Như đất sét không thể truyền cho người thợ gốm nặn mình thành cái gì mình muốn hay đừng nặn những gì mình không muốn; con người cũng không thể yêu cầu Thiên Chúa tạo họ thành những gì họ muốn, và họ cũng không thể trở thành những gì mà Thiên Chúa không muốn.

Trong thực tế, khi vật chất tương đối đầy đủ hay hưởng thụ các văn minh tiến bộ, con người thường có khuynh hướng kiêu hãnh: coi như tất cả những gì mình sở hữu là do chính mình tạo nên. Vì quên nguồn gốc nên họ coi họ như chủ nhân và làm bất cứ điều gì họ muốn. Họ khinh thường những điều răn Chúa dạy và coi những điều này như là dây xích giới hạn sự tự do của họ.

2/ Phúc Âm: Nước Trời giống như lưới cá thả xuống biển gom được đủ thứ cá.

2.1/ Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính.

Chúa Giêsu dùng hình ảnh người ngư phủ ngồi lựa cá để nhắc nhở cho dân chân lý này: Chẳng có ngư phủ nào dại dột bỏ chung cá tốt với cá xấu. Trái lại, ông sẽ ngồi chọn lựa: cá tốt bỏ vào giỏ, cá xấu quăng ra ngoài. Cũng vậy, trong Ngày Phán Xét, Chúa sẽ sai các thiên thần của Ngài lựa những người tội lỗi ra khỏi những người công chính, và quăng họ vào lò lửa, ở đó họ sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! Nếu con người biết họ sẽ không thể vào Nước Trời nếu cứ mang trong mình đủ mọi tội lỗi, họ phải biết ăn năn trở lại và tập sống thành người tốt hơn.

2.2/ Nước Trời giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ.

Chúa dùng hình ảnh của người luật sĩ đã được học hỏi thông thạo về Nước Trời: Ông giống như người quản gia, mang ra từ kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ. Qua hình ảnh này, Chúa cho dân chúng thấy Nước Trời không chỉ toàn cái cũ, cũng không chỉ toàn cái mới; mà là cả cũ lẫn mới. Nếu hiểu Nước Trời là chính Chúa Giêsu, từ nơi Ngài tập trung cả cái cũ lẫn cái mới, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Ngài đến để làm trọn những gì Cựu Ước đã nói về Ngài.

Một trong những thái độ vô cùng nguy hiểm của con người thời đại là thái độ “có mới nới cũ.” Những người này chủ trương phải đạp đổ hay ít nhất xét lại tất cả quá khứ và xây dựng lại từ đầu. Họ quên đi rằng không phải tất cả những gì cũ là dở và những gì mới đều hay; chưa chắc cái mới đã tốt bằng cái cũ, và rất nhiều lần cái mới là kiện toàn của cái cũ. Những tiến bộ của khoa học không nên làm con người xa Thiên Chúa; nhưng phải là lý do để con người tiến gần Chúa hơn, vì Thiên Chúa đã cho con người có khôn ngoan để khám phá ra những trật tự mà Thiên Chúa đã cho tiềm ẩn trong thế giới.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Con người do Thiên Chúa tạo dựng và điều khiển. Chúng ta không bao giờ được kiêu hãnh coi mình trên Thiên Chúa hay không cần đến Ngài. Trái lại, chúng ta cần khiêm nhường nhìn nhận mình chỉ là loài thụ tạo trước mặt Chúa và không thể sống thiếu Ngài.

– Chúng ta sẽ chết và bị phán xét trong Ngày Tận Thế. Ngày Tận Thế không phải do trí tưởng tượng nhưng do chính Con Thiên Chúa đã mạc khải. Trong ngày này, chúng ta sẽ phải trả giá tất cả các việc mình đã làm khi còn sống nơi thế gian, và sẽ được vào Nước Trời hay bị quăng ra ngoài là do hậu quả của các việc làm này.

– Vì những chân lý này mà chúng ta phải sống rất khôn ngoan đang khi còn sống trên thế gian. Chúng ta phải cẩn thận tuân giữ luật Chúa, càng văn minh bao nhiêu càng cần giữ luật nghiệm nhặt bấy nhiêu. Chúng ta đừng sống như không có nguồn gốc và cũng đừng sống như không có ngày mai.

Thứ Sáu Tuần 17 TN2, Năm Chẵn

Bài đọcJer 26:1-9; Mt 13:54-58

1/ Bài đọc I1 Vào đầu triều Giơ-hô-gia-kim, con vua Giô-si-gia-hu, làm vua Giu-đa, có lời sau đây từ ĐỨC CHÚA gửi đến:

2 ĐỨC CHÚA phán như sau: Ngươi hãy đứng ở tiền đình Nhà ĐỨC CHÚA và công bố để lên án mọi người thuộc các thành Giu-đa đang đến thờ lạy trong Nhà ĐỨC CHÚA. Ngươi hãy công bố cho chúng mọi lời Ta truyền cho ngươi, đừng bớt lời nào.

3 May ra chúng sẽ nghe và mỗi người sẽ bỏ con đường xấu xa của mình mà trở lại, bấy giờ Ta sẽ hối tiếc về tai hoạ chính Ta đang định giáng trên chúng vì những hành vi gian ác của chúng.

4 Ngươi hãy bảo chúng: ĐỨC CHÚA phán như sau: Nếu các ngươi không chịu nghe Ta mà sống theo Lề Luật Ta đã đưa ra trước mặt các ngươi,

5 nếu các ngươi không chịu nghe lời các ngôn sứ, tôi tớ của Ta, những người chính Ta không ngừng sai đến với các ngươi, – nhưng các ngươi đã chẳng chịu nghe -,

6 Ta sẽ xử với Nhà này như với Si-lô; còn thành này, Ta sẽ cho mọi dân tộc trên cõi đất dùng làm lời nguyền rủa.

7 Các tư tế, các ngôn sứ và toàn dân đã nghe ông Giê-rê-mi-a công bố những lời trên đây trong nhà ĐỨC CHÚA.

8 Sau khi ông Giê-rê-mi-a đã nói mọi điều ĐỨC CHÚA truyền cho ông phải công bố cho toàn dân, thì các tư tế, các ngôn sứ và toàn dân túm lấy ông mà bảo: “Thế nào ông cũng phải chết!

9 Tại sao ông lại dám nhân danh ĐỨC CHÚA mà tuyên sấm rằng: Nhà này sẽ nên như Si-lô, còn thành này sẽ ra điêu tàn, không ai cư ngụ?” Toàn dân đã tụ tập quanh ông Giê-rê-mi-a, trong nhà ĐỨC CHÚA.

2/ Phúc Âm54 Người về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?

55 Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao?

56 Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?”

57 Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giê-su bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi.”

58 Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự Thật thường bị bóp méo!

Con người thường không muốn nghe và chấp nhận sự thật vì “sự thật mất lòng!” Chẳng hạn, các dân biểu sẽ không muốn nghe các linh mục nói tới công bằng khi họ đang đối xử bất công để tước đoạt quyền lợi của dân nghèo. Để che đậy tội lỗi của mình, con người thường bóp méo sự thật bằng cách thêm vào hay bớt đi những lời dạy của Thiên Chúa, của các ngôn sứ, hay của các đối thủ của họ.

Các bài đọc hôm nay nêu bật những lý do làm con người không muốn chấp nhận sự thật. Trong bài đọc I, Đức Chúa truyền cho ngôn sứ Jeremiah phải cẩn thận loan báo cho nhà Judah tất cả những gì Ngài truyền và ông đã làm như thế; nhưng họ không những không muốn nghe những lời ông loan báo, mà còn xúm lại bắt ông vì dám tuyên bố những thiệt hại sẽ xảy đến cho Đền Thờ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu về Nazareth để dạy dỗ dân chúng những sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Dân chúng tuy nhận ra sự khôn ngoan tiềm ẩn nơi Ngài; nhưng vì kiêu ngạo và thành kiến, họ đã chối bỏ những gì Ngài dạy dỗ.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Hãy tìm hiểu Sự Thật

1.1/ Sự thật đến từ Đức Chúa qua tiên tri Jeremiah: Để tìm hiểu đâu là sự thật, chúng ta hãy cẩn thận xem xét những gì Chúa truyền cho tiên tri Jeremiah nói và những gì tiên tri đã loan báo:

– Lời Chúa phán: “Hãy đứng ở tiền đình Nhà Đức Chúa và ngươi sẽ loan báo cho mọi người của Judah và những người đang đến cầu nguyện trong Nhà Đức Chúa.Hãy loan báo cho chúng mọi lời Ta truyền cho ngươi, đừng bớt lời nào. Có lẽ chúng sẽ nghe và quay trở lại, mỗi người từ con đường xấu xa của mình, và Ta sẽ ngưng những tai hoạ mà Ta đang định giáng trên chúng vì những hành vi gian ác của chúng đã làm.” Ngươi hãy bảo chúng: “Đức Chúa phán như sau: Trừ phi các ngươi chịu nghe Ta mà sống theo Lề Luật Ta đã thiết lập trước các ngươi, và vâng nghe những lời dạy bảo của các ngôn sứ, tôi tớ của Ta, những người Ta sai đến với các ngươi mỗi sáng sớm, Ta đã sai nhưng các ngươi đã chẳng chịu nghe Ta; Ta sẽ đối xử với nhà này như với Shiloh, còn thành này Ta sẽ cho trở nên lời nguyền rủa cho mọi Dân Ngoại khắp nơi trên trái đất.”

– Sau đó, bài đọc I tường thuật: “Các tư tế, các ngôn sứ giả và toàn dân đã nghe ông Jeremiah loan báo những lời này trong nhà Đức Chúa.” Điểm đáng chú ý ở đây là Chúa đã cẩn thận dặn Jeremiah: “Hãy loan báo cho chúng mọi lời Ta truyền cho ngươi, đừng bớt lời nào.”

1.2/ Sự thật Shiloh: Trước khi hòm bia của Thiên Chúa được Vua David di chuyển về Jerusalem, hòm bia của Thiên Chúa được giữ lâu năm ở Shiloh. Trong sách I Samuel, từ chương 4 đến chương 6 có thuật lại lịch sử tại sao hòm bia Thiên Chúa bị di chuyển khỏi Shiloh: Khi quân Israel bị quân Philistine đánh bại ở Êben-ha-Ezer, các kỳ mục của Israel cố vấn cho dân chúng: “Hãy đi lấy hòm bia Thiên Chúa ở Shiloh đặt ở giữa ta để cứu ta khỏi tay quân thù,” và họ đã đi lấy hòm bia. Tuy nhiên, họ đã bị bại trận ngày hôm đó và hòm bia của Thiên Chúa đã rơi vào tay quân thù. Quân Philistines mang hòm bia về Ashdod về đặt bên cạnh đền thờ của họ là Dagon. Cứ mỗi sáng họ thấy thần Dagon nằm xấp mặt trước hòm bia Thiên Chúa của Israel, còn đầu và hai tay của Dagon bị quăng nơi thềm cửa. Chúa còn giáng hoạ trên dân chúng Ashdod bị sưng hạch khiến họ sợ phải gọi người Israel để trả lại hòm bia. Từ Ashdod hòm bia được di chuyển tới Bet-Shemesh, và ở lại Kiriat-Yearim một thời gian lâu trước khi được Vua David di chuyển hòm bia về Jerusalem.

1.3/ Sự thật bị bóp méo bởi người nghe: Sau khi ông Jeremiah đã nói mọi điều Đức Chúa đã truyền cho ông phải loan báo cho mọi người, thì các tư tế, các ngôn sứ giả, và toàn dân túm lấy ông mà bảo: ‘Ông sẽ phải chết!’ vì ông đã dám nhân danh Đức Chúa mà tuyên sấm rằng: ‘Nhà này sẽ nên như Shiloh, còn thành này sẽ ra điêu tàn, không ai cư ngụ!’

Nếu chúng ta cẩn thận đối chiếu những gì Chúa đã truyền cho tiên tri Jeremiah phải nói và những gì toàn dân đã tố cáo ông, chúng ta nhận ra những điều sau:

– Họ đã không đá động gì đến vế đầu của sấm ngôn: “Trừ phi các ngươi chịu nghe Ta mà sống theo Lề Luật Ta đã thiết lập trước các ngươi, và vâng nghe những lời dạy bảo của các ngôn sứ, tôi tớ của Ta, những người Ta sai đến với các ngươi mỗi sáng sớm, Ta đã sai nhưng các ngươi đã chẳng chịu nghe Ta;” mà chỉ chú trọng đến hậu quả của sấm ngôn, “Ta sẽ đối xử với nhà này như với Shiloh, còn thành này Ta sẽ cho trở nên lời nguyền rủa cho mọi Dân Ngoại khắp nơi trên trái đất.”

– Ngay cả việc lặp lại các hậu quả họ cũng đã bóp méo sự thật. Chúa nói: “thành này Ta sẽ cho trở nên lời nguyền rủa cho mọi Dân Ngoại khắp nơi trên trái đất,” trong khi họ nói “thành này sẽ ra điêu tàn, không ai cư ngụ!”

– Tại sao họ không chịu đá động gì đến vế đầu của lời sấm ngôn? Có thể vì họ không nhận ra tội lỗi của họ hay không muốn ai tố cáo tội lỗi của họ. Có thể vì họ ghét Jeremiah đến độ chỉ muốn tìm sơ hở của những gì ông nói để có cớ kết tội ông!

2/ Phúc Âm: Sự Thật bị chết ngạt vì thành kiến và kiêu ngạo

2.1/ Tại sao người đồng hương của Chúa Giêsu không nhận ra sự thật?

(1) Sự thật được hiểu bởi người cùng quê hương Chúa: Chính những người cùng quê hương với Chúa đã nhận ra ngay từ đầu sự khôn ngoan và uy quyền của Chúa khi họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và uy quyền như thế?” Điều họ muốn tìm ra là “bởi đâu” Chúa học được khôn ngoan và uy quyền như vậy?

(2) Sự thật bị gạt bỏ vì kiêu ngạo và thành kiến: Thay vì tìm cho ra nguồn gốc “bởi đâu” để tin vào Chúa họ lại bị kiêu ngạo và thành kiến che khuất để không còn nhìn ra sự thật. Họ kiêu ngạo vì họ không muốn ai hơn mình, và thành kiến vì thói quen khinh thường những người họ đã từng biết và chung sống với. Họ nói: “Ông không phải là con bác thợ mộc sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria, anh em của ông không phải là các ông James, Joseph, Simon và Judah sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao?”

2.2/ Hậu quả của việc chống lại sự thật:

Thay vì tìm hiểu bằng cách hỏi Chúa để được Ngài cho biết lý do bởi đâu Ngài có được khôn ngoan và uy quyền như thế, họ đã để kiêu ngạo và thành kiến che khuất sự thật; và phải lãnh nhận hậu quả do chính họ gây nên. Thay vì “một người làm quan trăm họ được nhờ,” họ đã vấp ngã vì Người. Chúa Giêsu đã nói với họ: “Không có tiên tri nào được hưởng danh dự ở quê hương và trong gia đình mình.” Và Chúa Giêsu rời họ đi chỗ khác vì họ cứng lòng tin.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Chúng ta hãy luôn khiêm nhường đi tìm sự thật trước hết. Chúng ta đừng bóp méo sự thật vì bất cứ lý do gì; nếu không, chúng ta phải lãnh nhận những hậu quả tai hại

– Chúng ta đừng để bất cứ thành kiến nào che lấp sự thật. Hãy can đảm bênh vực và sống cho sự thật, vì sự thật sẽ giải thoát.

Thứ Bảy Tuần 17 TN2, Năm Chẵn

Bài đọcJer 26:11-16, 24; Mt 14:1-12

1/ Bài đọc I11 Bấy giờ, các tư tế và ngôn sứ nói với các thủ lãnh và toàn dân rằng: “Con người này đáng lãnh án tử, vì ông ta đã tuyên sấm chống lại thành này, như chính tai các ông đã nghe!”

12 Nhưng ông Giê-rê-mi-a đã trả lời tất cả các thủ lãnh và toàn dân như sau: “Chính ĐỨC CHÚA đã sai tôi tuyên sấm mọi lời liên quan đến Nhà này cũng như thành này mà các người đã nghe.

13 Vậy giờ đây, các người hãy cải thiện đường lối và hành vi của các người và hãy nghe tiếng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các người; bấy giờ ĐỨC CHÚA sẽ hối tiếc về tai hoạ Người đã quyết định để lên án các người.

14 Còn tôi, này tôi ở trong tay các người, các người cứ xử với tôi thế nào như các người coi là tốt đẹp và chính đáng.

15 Có điều xin các người biết rõ cho rằng: Nếu các người giết tôi, thì chính các người sẽ phải chuốc lấy máu vô tội cho mình, cho thành này và dân cư trong thành. Vì quả thật là ĐỨC CHÚA đã sai tôi đến với các người để công bố cho các người nghe tất cả những điều trên đây.”

16 Bấy giờ, các thủ lãnh và toàn dân nói với các tư tế và ngôn sứ: “Con người này không đáng lãnh án tử, vì ông ta đã nói với chúng ta nhân danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta.”

24 Còn ông Giê-rê-mi-a thì được ông A-khi-cam con ông Sa-phan ra tay che chở cho khỏi rơi vào tay dân mà bị giết.

2/ Phúc Âm1 Thời ấy, tiểu vương Hê-rô-đê nghe danh tiếng Đức Giê-su,

2 thì nói với những kẻ hầu cận rằng: “Đó chính là ông Gio-an Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.”

3 Số là vua Hê-rô-đê đã bắt trói ông Gio-an và tống ngục vì bà Hê-rô-đi-a, vợ ông Phi-líp-phê, anh của nhà vua.

4 Ông Gio-an có nói với vua: “Ngài không được phép lấy bà ấy.”

5 Vua muốn giết ông Gio-an, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ.

6 Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hê-rô-đi-a đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích.

7 Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho.

8 Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: “Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả đặt trên mâm.”

9 Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô.

10 Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gio-an.

11 Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ.

12 Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo cho Đức Giê-su.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Những thái độ của con người khi phải đương đầu với sự thật

Đứng trước sự thật, con người có thể có hai thái độ chính: (1) Họ chấp nhận sự thật và tìm cách sửa đổi sai lầm họ gây ra để cuộc đời của họ sẽ tốt đẹp hơn. (2) Họ từ chối sự thật vì nhiều lý do: tự ái, kiêu ngạo, sợ mất lợi nhuận… Vì thế, họ sẽ phớt lờ, bóp méo, và tìm cách tiêu diệt sự thật.

Hai bài đọc hôm nay thuật lại hai thái độ chính khi con người phải đương đầu với sự thật.

Bài đọc I thuật lại phiên xử của Jeremiah và kết quả là ông đã trắng án. Các nhà lãnh đạo và dân chúng nhận ra ngôn sứ Jeremiah chỉ lặp lại những gì Thiên Chúa tuyên sấm. Vì thế, truy tố Jeremiah không làm cho những lời tuyên sấm của Thiên Chúa ra vô hiệu, mà còn làm cơn giận của Thiên Chúa mau đến, vì họ dám làm đổ máu người vô tội. Trong Phúc Âm, thánh Matthew thuật lại việc tiểu vương Herode đã bắt bỏ tù và chém đầu ông Gioan Tẩy Giả, vì ông đã ngăn cản việc tiểu vương muốn lấy bà Herodia, vợ của Philip, anh của tiểu vương, làm vợ.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Sự Thật giải thoát

Có ba thành phần chính trong phiên xử của Jeremiah:

1.1/ Tuyên cáo là các tư tế và các tiên tri giả.

Họ cáo buộc Jeremiah: “Con người này đáng lãnh án tử, vì ông ta đã tuyên sấm chống lại thành này, như chính tai các ông đã nghe!” Hôm qua chúng ta đã nói, họ không đá động gì đến vế trước của lời tuyên sấm, mà chỉ chú trọng đến vế sau tức là hậu quả sẽ xảy ra nếu không chịu thi hành những đòi hỏi của vế đầu. Ngay cả khi chưng dẫn vế sau, họ cũng không chưng dẫn đúng; nhưng chỉ giữ lại những gì có lợi cho việc họ buộc tội Jeremiah. Họ cũng không thèm chú ý đến ai là tác giả của lời tuyên sấm, nhưng đã gán những lời này cho Jeremiah.

Các tư tế buộc tội Jeremiah vì ông nói đến sự sụp đổ của Đền Thờ; nếu Đền Thờ bị sụp đổ, họ sẽ thất nghiệp, vì đâu còn Đền Thờ nữa để họ phục vụ. Các tiên tri giả buộc tội Jeremiah vì ông nói ngược lại những gì họ nói. Họ không nói những lời Thiên Chúa truyền, mà chỉ nói những gì vua chúa và toàn dân thích nghe.

1.2/ Bị cáo là tiên tri Jeremiah. Ông kháng cáo hai điểm:

(1) Ông nhắc lại toàn bộ lời tuyên sấm và tác giả của nó. Ông nói với tất cả các thủ lãnh và toàn dân như sau: “Chính Đức Chúa đã sai tôi tuyên sấm mọi lời liên quan đến Nhà này cũng như thành này mà các ngươi đã nghe. Vậy giờ đây, các ngươi hãy cải thiện đường lối và hành vi của các ngươi và hãy nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi; bấy giờ Đức Chúa sẽ đình chỉ những tai hoạ Người đã quyết định để lên án các ngươi.” Ông muốn nói: Đức Chúa là Người tuyên sấm, ông chỉ là người lặp lại lời tuyên sấm. Khi Đức Chúa tuyên sấm, Người chắc chắn sẽ giữ lời.

(2) Họ phải chịu trách nhiệm về việc đổ máu người vô tội. Ông nói: “Còn tôi, tôi ở trong tay các ngươi, các ngươi cứ xử với tôi thế nào như các ngươi coi là tốt đẹp và chính đáng. Có điều xin các ngươi biết rõ cho rằng: Nếu các người giết tôi, thì chính các ngươi sẽ phải chuốc lấy máu vô tội cho mình, cho thành này và dân cư trong thành. Vì quả thật là Đức Chúa đã sai tôi đến với các ngươi để công bố cho các ngươi nghe tất cả những điều trên đây.” Truy tố Jeremiah chẳng những không làm cho lời tuyên sấm ra vô hiệu, mà còn đổ thêm dầu vào cơn thịnh nộ của Thiên Chúa; vì họ đã làm đổ máu người vô tội; và nhất là người đó lại là ngôn sứ của Thiên Chúa.

1.3/ Quan tòa là các thủ lãnh và toàn dân.

Sau khi đã nghe những lời tuyên cáo của các tư tế và các ngôn sứ giả, đồng thời cũng được nghe những lời kháng cáo của Jeremiah, các thủ lãnh và toàn dân phải dùng trí khôn ngoan suy xét để nhận ra đâu là sự thật. Sau cùng, họ nói với các tư tế và các ngôn sứ giả: “Con người này không đáng lãnh án tử, vì ông ta đã nói với chúng ta nhân danh Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta.” Kết quả là Jeremiah được trắng án, tiên tri được ông Akhicam, con ông Saphan ra tay che chở cho khỏi rơi vào tay dân mà bị giết.

2/ Phúc Âm: Vua Herode dùng uy quyền giết chết Gioan Tẩy Giả mà không thèm xử án.

Khi tiểu vương Herode nghe danh tiếng Đức Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: “Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.” Tiểu vương biết rành rẽ về Gioan Tẩy Giả vì chính ngài đã giết chết ông.

2.1/ Lý do tại sao Gioan Tẩy Giả bị tù: Khi vua Herode Cả băng hà, ông phân chia lãnh thổ cho ba con trai: Herode Antipas cai trị vùng tả ngạn của Galilee, Philip cai trị vùng bên kia sông Jordan, và Herode thứ cai trị vùng Jerusalem và Judah. Tiểu vương Herode Antipas muốn lấy bà Herodia, vợ ông Philíp, anh của nhà vua. Ông Gioan Tẩy Giả đã phản đối tiểu vương: “Ngài không được phép lấy bà ấy!” Luật pháp quốc gia ngăn cản không cho một người lấy vợ của anh em mình khi người anh em ấy còn sống. Luật Do-thái chỉ cho phép lấy vợ của anh em khi anh em mình đã chết mà không có con nối dòng. Herode Antipas đã phạm hai tội: (1) tội rẫy người vợ trước của mình là con vua Nabatean Arabs; và (2), tội loạn luân, lấy chị dâu của anh mình là Philip.

2.2/ Lý do tại sao ông không dám giết Gioan Tẩy Giả

Trình thuật Matthew nêu lý do “vì ông sợ người Do-thái.” Họ coi Gioan như tiên tri của Chúa và tiểu vương sợ dân chúng sẽ nổi loạn nếu ông bị giết. Tiểu vương Herode cho giam Gioan Tẩy Giả trong ngục để chờ thời cơ.

Sử gia Josephus cho lý do chính để Herode giết Gioan Tẩy Giả, vì ông sợ ảnh hưởng của Gioan Tẩy Giả trên dân chúng (Ant 18, 5, 2). Là tiểu vương của Galilee, ông không muốn có bất kỳ sự đối nghịch nào.

2.3/ Lý do tại sao sau cùng Gioan Tẩy Giả bị chém đầu: Nhân ngày sinh nhật của vua Herode, con gái bà Herodia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: “Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm.” Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gioan. Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ.

Tất cả những sự kiện này chứng minh Herode không phải là một vua công chính: Ông ly dị vợ, lấy vợ của anh, thề hứa vô lối, giữ lời thề cách không công bằng, và vi phạm đến sự sống của người công chính.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Chúng ta phải tôn trọng sự thật bằng cách lắng nghe cẩn thận khi người khác trình bày ý kiến của họ, và hãy biết xét xem điều đó có đúng hay không; chứ đừng bao giờ dùng uy quyền để bóp chết sự thật.

– Nếu xét thấy điều đó là đúng, chúng ta hãy có can đảm để sửa sai để cuộc đời chúng ta mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn. Chúng ta cũng phải sẵn sàng nói và làm chứng cho sự thật.