Thánh Martinô ở Tours

print

Thánh Martinô ở Tours

Một nhân vật phản kháng viện cớ lương tâm, quyết tâm làm đan sĩ, rồi một đan sĩ lại bị ép làm Giám mục; sau đó lại trở thành một vị Giám mục chiến đấu với nền ngoại giáo nhưng đồng thời lại kêu gọi lòng nhân ái đối với những người theo tà thuyết – đó là Thánh Martinô ở Tours, một trong những vị Thánh đầu tiên không phải là tử đạo.

Ngài sinh trong một gia đình ngoại giáo, tại nơi nay thuộc về nước Hungary và được dưỡng dục tại Ý. Là con của một cựu chiến binh, ngài bị ép buộc phải gia nhập quân đội vào lúc 16 tuổi, và ở trong đoàn quân vệ binh. Cha mẹ ngài hoàn toàn không chấp nhận thứ đạo mới là Kitô giáo. Do đó chính Ngài tự ý đến gõ của một nhà thờ xin theo học lớp dự tòng và được rửa tội lúc 18 tuổi. Người ta kể rằng ngài sống như một đan sĩ hơn là một binh sĩ. Dù cho với tư cách là sĩ quan, ngài được cấp cho một đầy tớ hộ tống. Nhưng ngài thường tráo đổi vai chủ tớ, vui vẻ dọn dẹp và đáng bóng giày cho người đầy tớ.

Năm 23 tuổi, ngài từ chối chia phần thưởng chiến tranh và nói với vị chỉ huy của ngài: “Tôi đã phục vụ ngài như một người lính; bây giờ ngài hãy để tôi phục vụ Ðức Kitô. Xin ngài hãy phần thưởng cho những người lên đường đi đánh trận. Nhưng tôi là một người lính của Ðức Kitô, và tôi không được phép đánh nhau.” Sau nhiều khó khăn, ngài được giải ngũ và trở thành môn đệ của đức Giám mục Hilary ở Poitiers.

Trong khi thi hành nhiệm vụ đóng quân tại Amiens, xảy ra một câu chuyện sau này thường được diễn lại trong các bức tranh. Một ngày giá lạnh nọ, Trung úy Martinô đã gặp một người nhèo khổ, gần như là trần truồng, run rẩy vì giá lạnh và ngửa tay xin những người qua lại tại cổng thành. Martinô không có gì cả, ngoại trừ khí giới và chiếc áo khoác của chàng. Chàng liền lấy gươm ra, cắt chiếc áo khoác thành hai mảnh, trao một mảnh cho người ăn mày, còn mảnh kia thì đắp lên mình. Có những người đứng gần đó cười rộ cái dáng vẻ ngây ngô quen thuộc của chàng, những người khác thì lấy làm thẹn vì họ đã chẳng làm chi để giúp đỡ người ăn mày run rẩy đó. Đêm hôm đó trong giấc ngủ, Martinô thấy Chúa Giêsu mặc nửa chiếc áo choàng mà chàng đã trao cho ngài. Chúa nói với các thiên thần và các thánh quanh Ngài rằng: “Đây là chiếc áo choàng Martinô dẫu mới chỉ là một tân tòng, đã dâng lên cho Ta.” Khi thức dậy, Martinô con ơi, con vẫn còn là một người dự tòng, nhưng con đã che thân cho Thầy bằng một chiếc áo choàng của con.”

Chúng ta không biết nhiều về hai năm tiếp theo việc chịu rửa tội của ngài. Nhưng phép Rửa đã thổi lên trong ngài ước vọng cuồng nhiệt muốn dấn mình cho Chúa Kitô, một sự dấn mình đi ngược lại với nghề binh của Martinô. Cuộc chiến nội tâm này trở thành một cơn khủng hoảng khi những người du canh gốc pháp và Đức xâm chiếm đế quốc Rôma.

Vào thời đó có thói quen trao tiền thưởng cho binh lính trước khi xung trận. Nhằm động viên lòng yêu tổ quốc nơi binh lính trước khi họ xung trận. Vậy khi tường Julianô tập họp binh lính tại Pháp để chia phần thưởng cho họ, Martinô đã từ chối nhận tiền – và từ chối đi giao chiến – khi lên tiếng: “Hãy đặt tôi trên hàng đầu của đội quân, mà không có khí giới hay áo giáp; nhưng tôi sẽ không rút gươm ra một lần nữa đâu. Tôi là binh lính của Chúa Kitô.” Không có dấu chắc rằng Martinô đã từng phải rút vũ khi đánh nhau, nên có lẽ không hề có chuyện Martinô phải hòa giải niềm tin Kitô hữu của mình với việc đánh nhau trong chiến tranh như thế nào. Dẫu sao khi lấy quyết định làm lính của Chúa Giêsu mà chống lại lệnh của chủ tướng trần gian của mình như thế, quả thật là nguy hiểm. Tướng Julianô coi thái độ của Martinô như thế là dấu của sự nhút nhát, liền trả lời cho Martinô là ông sẽ làm cho Martinô được toại nguyện, nhưng trước hết ông sẽ lập tức nhốt tù Martinô đã. May mắn thay, ngược với tất cả mọi sự trông chờ, quân man di đã chấp nhận thương lượng hòa bình với bất cứ giá nào. Martinô liền được thả ra khỏi tù và cho ra khỏi quân đội.

Để tìm hướng đi mới cho cuộc sống, Martinô đến Poitiers, tìm đến thánh Hilary để chịu ngài hướng dẫn. Thánh Hilary đã muốn phong chức linh mục cho một thanh niên tràn trề hy vọng này, nhưng vì khiêm nhường, Martinô từ chối ngay cả việc được tuyển chọn làm phó tế. Sau cùng Martinô chấp nhận Đức cha Hilary phong cho ngài làm người trừ quỷ và hoạt động tích cực chống với bè rối Ariô.

Trên một hành trình trở về thăm cha mẹ của ngài, Martinô đã bị kẻ cướp định bắt ngài, giết người và cướp của. Nhưng ngài đã bình tĩnh nói cho chúng về Thiên Chúa tốt lành. Một trong những kẻ cướp này được ơn hối cải và trở thành một luật sư phục vụ dân làng.

Về tới nhà quê ngài, ngài còn gặp những khó khăn: Mẹ ngài thì bằng lòng theo đạo, nhưng cha thì nhất quyết không. Khi Martinô công khai tố giác những người phe Ariô, thì đám người này vốn nắm rất nhiều quyền thế trong đế quốc, đã xua đuổi ngài khỏi thành phố quê hương.

Thế là ngài xa quê giống như Đức cha Hilary cũng bị đem đi đày khỏi thành phố Poitiers. Ngài đi ẩn lánh và trở thành vị ẩn tu, trước hết sống ở Milan và sau đó sống ở một đảo nhỏ. Khi đức Hilary được phục hồi quyền bính sau thời gian lưu đầy, Martin trở về Pháp và thành lập tu viện có thể nói đầu tiên ở Pháp, gần Poitiers. Ngài sống ở đó trong 10 năm, đào tạo các môn đệ và đi rao giảng khắp nước.

Dân chúng ở Tours đòi hỏi ngài làm Giám mục cho họ. Và ngài bị lừa đến thành phố này và được đưa đến nhà thờ, là nơi ngài lưỡng lự nhận chức Giám mục. Một vài Giám mục tấn phong nghĩ rằng ngài không xứng đáng với chức Giám mục vì cái bề ngoài xuề xòa và mái tóc thiếu chải chuốt của ngài, nhưng rốt cuộc cũng phải chiều theo ý của dân chúng.

Cùng với đức Ambrôsiô, đức Giám mục Martin gạt bỏ nguyên tắc của Giám mục Ithacius là phải xử tử những người lạc giáo cũng như chống lại sự can thiệp vào nội bộ của Hội Thánh liên quan đến vấn đề này. Ngài còn thuyết phục được hoàng đế tha chết cho Priscillianô (người chủ trương những điều sai lạc về nhân tính của Ðức Kitô). Vì những nỗ lực này, đức Giám mục Martin bị cho là cùng phía với bọn lạc giáo, và sau cùng Priscillianô bị xử tử. Sau đó đức Giám mục Martin xin chấm dứt việc bách hại những người ở Tây Ban Nha theo tà thuyết của Priscillianô. Ngài còn muốn cộng tác với đức Giám mục Ithacius về một vài lãnh vực, nhưng sau này lương tâm ngài khiến cho ngài bối rối vì quyết định này.

Khi đến giờ chết, các môn đệ xin ngài đừng bỏ họ. Ngài cầu nguyện, “Lạy Chúa, nếu dân của Ngài vẫn còn cần đến con, con sẽ không từ chối làm việc. Nhưng con xin vâng theo ý Chúa.”

Lời bàn

Ðiều thánh Martin quan tâm về sự cộng tác nhắc nhở cho chúng ta biết hầu như không có gì hoàn toàn trắng hoặc hoàn toàn đen. Các thánh cũng là những tạo vật ở trần gian: Họ cũng phải do dự khi quyết định như chúng ta. Bất cứ quyết định nào của lương tâm đều ít nhiều có sự liều lĩnh. Nếu chúng ta chọn đi hướng Bắc, có thể chúng ta không biết được những gì xảy ra ở hướng Đông, hướng Tây hay hướng Nam. Tuy nhiên, quá thận trọng không dám quyết định thì cũng không phải là nhân đức khôn ngoan, thật vậy, nếu cho rằng “không quyết định là sự quyết định” thì đó là một quyết định sai lầm.