The Love Of The Trinity
Deuteronomy 4:32-34.39-40; Romans 8:14-17; Mathew 28:16-20
Dear brothers and sisters,
One day when I was gathered with some fellow priests we shared our experiences of pastoral work with each other; this included us talking about sermons. I can share with you that most priests are happy to preach but the subject matter of exception would be some specific solemnities, particularly the Trinity. It is hard to explain; it is also hard to give images or examples because it is a mystery. It is also hard to explain issues of theology and doctrine. From this precious experience I would like to share something about the Trinity that the Church solemnly celebrates today from the Scriptures, St Paul and St Augustine.
First of all, according to the synoptic Gospels (Matthew, Mark and Luke) what we are told about the Baptism of the Lord. After Jesus was baptized from John the Baptist, Jesus came up out of the water from this we can recognize the image of the Holy Trinity because this is when the Heaven was opened, and we envisage the Spirit of God coming down like a dove and alighting on Jesus. Then a voice said form heaven ‘This is my own dear Son, listen to Him’ (Matthew 3:13-17). Moreover, In John’s Gospel Jesus said to his disciples ‘My Father and I are one” (John 10:30) “I have much more to tell you, but now it would be too much for you to bear. When, however, the Spirit comes, who reveals the truth about God; he will lead you into all the truth. He will not speak on his own authority, but he will speak of what he hears, and will tell you of things to come’ (John 16: 12-14). Especially through the Gospel today, after Jesus’ resurrection he appeared to His disciples at Galilee and said to them ‘I have been given all authority in heaven and on earth. Go then, to all peoples everywhere and make them my disciples: baptize them in the name of the Father, the Son and the Holy Spirit and teach them to obey everything I have commanded you.’ (Matthew 28: 18-20).
Secondly, according to experiences of St Paul who said to the Corinthians regarding the Trinity when he greeted them ‘The grace of the Lord Jesus Christ and the love of God and the fellowship of the Holy Spirit be with you all.’ (2 Corinthians 13:14). Another situation St Paul explained to the Corinthians: ‘There are diversities of gifts, but the same Spirit. There are differences of ministries, but the same Lord. And there are diversities of activities, but it is the same God who works all in all.’ (1 Corinthians 12: 4-6). Moreover, St Paul explained the Trinity to the Romans in the second reading: ‘We are children of God and everyone moved by the Spirit to cry out “Abba, Father”’ (Romans 8:14-17)
Finally, St Augustine is a great saint and mystic who had experienced much about the Trinity: these three then, memory, understanding, and will, are not three lives but one life, nor three minds but one mind. So it follows, of course that they are not three substances but one substance… In fact, though they are not only each contained by each, they are all contained by each as well. After all, I remember that I have memory and understanding and will, and I understand that understand and will and remember, and I will that I will and remember and understand, and I remember my whole memory and understanding and will all together (The Trinity X.4.18). Here we are then with the mind remembering itself, understanding itself, loving itself; if we see this, we see a trinity, not yet God, of course, but already the image of God (The Trinity XIV.4.15).
Dear brothers and sisters, celebrating the Trinity today may God help us to believe, to trust and to live with the love of God as St Paul and St Augustine did. The mystery of the Trinity is the mystery of love. Indeed, Father, Son and Holy Spirit love each other, take care of each other and offer sacrifices for each other. My God help us to imitate the Trinity, to love, look after and make sacrifices to each other in our family, and in our community so that our families and communities will be at peace, and experience total happiness and joyfulness.
Fr. Bien Xanh.
Tình Yêu Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi
Đn 4:32-34.39-40; Rm 8:14-17; Mt 28:16-20
Kính thưa ông bà anh chị em,
Một hôm tôi cùng với một số linh mục bạn tập trung lại để chia sẻ sẻ kinh nghiệm việc mục vụ với nhau; kể cả việc giảng dạy. Tôi có thể chia sẻ với mọi người rằng hầu hết các linh mục đều hạnh phúc về việc rao giảng, ngoại trừ một số chủ đề đặc biệt, cụ thể như là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Thật khó để giải thích; cũng thật khó để đưa ra hình ảnh hoặc ví dụ thuyết phục vì đây là một mầu nhiệm. Cũng rất khó để giải thích các vấn đề này về thần học và giáo lý. Từ những kinh nghiệm quý giá này, tôi muốn chia sẻ đôi điều về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà Giáo hội long trọng mừng kính hôm nay từ Kinh thánh, Thánh Phaolô và Thánh Augustinô.
Trước hết, theo các Tin Mừng nhất lãm (Matthêu, Marcô và Luca) tường thuật việc phép rửa của Chúa Giêsu. Sau khi chịu phép phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả, Ngài bước từ dưới nước lên, lúc đó chúng ta có thể nhận ra hình ảnh của Chúa Ba Ngôi qua việc cửa thiên đàng mở, và chúng ta nhìn thấy Thần khí của Thiên Chúa như chim bồ câu ngự xuống trên Chúa Giêsu. Và có tiếng nói từ trời “Đây là Con ta yêu dấu hãy vâng nghe lời Người” (Mt 3, 13-17). Hơn nữa, trong Phúc âm của thánh Gioan, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ “Cha tôi với tôi là một” (Ga 10, 30); “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vện, người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến” (Ga 16, 12-14). Đặc biệt qua bài Tin mừng hôm nay, sau khi Chúa Giêsu phục sinh, Ngài hiện ra với các môn đệ tại Galilê và nói với các ông “Thầy đã được trao tòan quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần.” (Mt 28, 18-20).
Tiếp đến, theo kinh nghiệm của Thánh Phaolô khi ngài gởi lời chào đến cộng đoàn Corintô bằng công thức tuyên xưng mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi: “Nguyện xin ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, tình yêu của Thiên Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.” (2 Cr 13, 14) Trong ngữ cảnh khác, Thánh Phaolô giải thích cho cộng đòan Côrintô rằng: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mỗi người.” (1Cr 12, 4-6) Hơn nữa, Thánh Phaolô chia sẻ mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi cho giáo đoàn Rôma trong bài đọc hai: “Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa… nhờ đó chúng ta được kêu lên ‘Áp-ba’ Cha ơi !” (Rm 8, 14-17)
Cuối cùng, Augustino là một vị thánh vĩ đại và huyền bí giải thích cho chúng về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: Có ba sự việc trong cùng một lúc như nhận thức, hiểu biết và ý muốn, không phải là ba sự sống mà là một, cũng không phải là ba tâm trí mà là một tâm trí. Vì vậy, theo sau, tất nhiên cũng không phải là ba bản chất mà là một bản chất. Rốt cuộc, tôi nhớ rằng tôi có trí nhớ, hiểu và nhận thức, và tôi hiểu rằng tôi hiểu, nhận thức và nhớ, và tôi sẽ tôi sẽ nhớ và hiểu, nhận thức và tôi nhớ toàn bộ trí nhớ và sự hiểu biết của tôi và nhận thức cùng chung với nhau (Chúa Ba Ngôi X.4.18) Điểm quan trọng, chúng ta cùng có ý thức, ghi nhớ chính nó, hiểu chính nó, yêu thương chính nó; dĩ nhiên, nếu chúng ta thấy điều này, chúng ta sẽ thấy mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, nhưng chưa phải là Thiên Chúa, mà chỉ là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi mà thôi (Chúa Ba Ngôi XIV.4.15).
Anh chị em thân mến, mừng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi hôm nay, xin Chúa Chúa giúp chúng ta tin tưởng, cậy trông và sống với tình yêu của Chúa như thánh Phaolô và thánh Augustinô đã sống. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm tình yêu. Thật vậy, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần yêu thương nhau, quan tâm lẫn nhau và hy sinh cho nhau. Xin Chúa giúp chúng ta bắt chước Chúa Ba Ngôi, yêu thương, chăm sóc và hy sinh cho nhau trong gia đình và trong cộng đồng của chúng ta, để gia đình và cộng đồng của chúng ta được bình an, tràn đầy hạnh phúc và niềm vui được trọn vẹn.
Lm. Biển Xanh.