Tất Cả Cho Một Tình Yêu

print

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A 2020

Tất Cả Cho Một Tình Yêu

Lm. Giuse Nguyễn

Người ta chỉ biết Họa sĩ Trịnh Cung là một trong những tên tuổi hàng đầu của làng mỹ thuật Việt Nam trước năm 1975, ít ai biết ông còn là một thi sĩ tài ba. Ông chính là tác giả của ca khúc nổi tiếng “Cuối cùng cho một cuộc tình” được Trịnh Công Sơn phổ nhạc. Hoàn cảnh ra đời của ca khúc đã làm cho nhiều danh ca trở thành bất hủ thật đặc biệt. Một lần đến thăm bạn trong một căn phòng chật hẹp chỉ vừa cho 3 người nằm trên một chiếc chiếu, Trịnh Công Sơn nghe Trịnh Cung khóᴄ mới bật dậy, thấy bạn đốt tập thơ mới ᴄhụp lại ᴠà giữ đượᴄ 1 bài thơ, đó là bài Cuối Cùng Chᴏ Một Tình Yêu, Trịnh Công Sơn đã phổ nhạᴄ bài thơ đó. Trịnh Cung đã bộc bạch: Sự iệ tôi đốt tập thơ là ó thật bởi ì đó là một thái độ mà tôi ần ó để tôi tập trung h hội họa, tôi không muốn dính líu đến thơ a, ì ó một quan niệm là làm ái gì làm h tới nơi, hai ba thứ nó lôi thôi lắm, h nên tôi quyết định hủy bỏ làm thơ để tập trung h hội họa. Thơ là tình của Trịnh Cung, nhưng ông đã hy sinh mối tình đó trong đau đớn và nước mắt để toàn tâm toàn ý cho hội họa, nên ông đã trở thành tên tuổi hàng đầu của làng mỹ thuật Việt Nam.  

Khởi đi từ câu chuyện đó để chúng ta đi vào sứ điệp lời Chúa hôm nay, cũng là lời mời gọi mãnh liệt cho sự từ bỏ để trở thành môn đệ Đức Kitô.

Nhưng trước hết chúng ta cần nhận biết chính Đức Giêsu đã từ bỏ địa vị Con Thiên Chúa của mình để đến trần gian sống với nhân loại hầu đem đến ơn cứu độ cho con người. Thánh Phaolô đã viết: Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá.” (Pl 2, 6-8). Ngài đã làm tất cả cho một cuộc tình, Ngài đã hy sinh mọi sự để Sống Cho Tình Yêu (ca khúc của Lm. Thái Nguyên) Vì thế mà “Chúa gọi con vào đời, không phải để làm điều chi, nhưng là để sống tình yêu”. Tất cả cho một tình yêu!

Tình yêu đó “là tình yêu Chúa đã một chiều, thương con nên liều mạng sống, để cho con mối tình sắt son”. Tình yêu đó là ơn cứu độ, là hạnh phúc đời đời, là Thiên Đàng, Nước Trời của chúng ta.

Để có được Tình Yêu đó, Thầy Giêsu đòi buộc các môn đệ của mình phải có sự từ bỏ và sự quyết liệt. Từ ngữ cụ thể trong Tin Mừng Matthêu là: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10, 37). Như vậy có phải cha mẹ là xấu, con trai con gái là xấu nên Đức Giêsu đòi buộc phải bỏ? Thưa không, ngược lại còn rất tốt; giống như nàng thơ của Trịnh Cung không phải là xấu, nhưng ông phải bỏ đi dù đau đớn để toàn tâm toàn ý cho nét vẽ của mình.

Những tình cảm ở trần gian này là tốt, nhưng để sống cho một Tình Yêu trọn vẹn, Đức Giêsu muốn các môn đệ của mình phải chọn Chúa là số một. Đó chính là điều răn thứ nhất mà Thiên Chúa đã truyền cho Môsê: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự. Nghĩa là vì Chúa, vì Nước Trời, vì Tình Yêu thực sự mà ta sẵn sàng hy sinh, từ bỏ tất cả.

Thánh Phanxicô Assisi đã cởi cả áo choàng trả cho cha ngài để bước đi theo Chúa với một sự dứt khoát, không quyến luyến.

Nhiều những linh mục, tu sĩ đã hy sinh tình cảm riêng tư của mình để sống cho một tình yêu với Thầy Giêsu. Như câu chuyện cảm động của 3 chị em quê ở Hậu Giang giữa đêm khuya, chèo ghe vượt đồng, trốn nhà, vượt qua sự ngăn cản của cha mẹ, đi theo tiếng gọi của Thầy Giêsu để dâng mình cho Chúa trong ơn gọi tu trì, sau này cả 3 đều trở thành những nữ tu tốt lành.

Và cũng không thiếu những Kitô hữu tốt lành đã dám hy sinh nghề nghiệp không phù hợp vì tôi là người Công giáo ; Không thiếu những Kitô hữu trẻ từ bỏ những cám dỗ của đồng tiền để sống trọn vẹn theo điều răn của Chúa ; vẫn còn những người dù làm ăn bận rộn nhưng luôn luôn dành ưu tiên ngày Chúa Nhật để đến nhà thờ với Chúa ; và rất nhiều người hy sinh tiền bạc, vật chất, thời giờ, cả những ưu tư… cho Giáo hội.

Thực ra tất cả đều là cuộc chiến sinh tử, nhưng nếu người nào nhận ra được giá trị sâu xa hơn, họ sẽ chiến thắng. Và để chiến thắng thì đòi hỏi phải chọn lựa ; và chọn lựa hệ tại ở chỗ nhận ra điều nào quan trọng hơn.

Ngoài sự từ bỏ, đòi hỏi của Tin Mừng còn là sự quyết liệt: “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10, 38). “Thập giá mình” là chính con người bất toàn của chúng ta. Vì thế phải luôn luôn ý thức mỗi người đều có những bất toàn của mình để lo sửa đổi, chỉnh đốn làm cho nó trơn tru, tốt đẹp hơn. Khi ý thức những bất toàn của chính mình, người ta sẽ khiêm tốn hơn để học hỏi chứ không phải dạy đời, thông cảm cho những thiếu sót của người khác chứ không phải chua cay gắt gỏng… Vác thập giá mình là chấp nhận những giới hạn của mình và của người khác để dìu dắt nhau, nâng đỡ nhau đi trên đường đời, như ông Simon vác đỡ thập giá Đức Giêsu lên đỉnh đồi Golgotha.

Thánh Phaolô đã dạy cho các tín hữu của mình: Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe... Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô. (Ep 4, 29-32)  Những ai biết “vác thập giá mình”, thì sẽ luôn luôn có những tâm tình như thế.

Xin Chúa cho con biết từ bỏ những gì không phù hợp, hoặc phù hợp mà không xứng, không vừa tầm với Nước để sống cho một Tình Yêu; và cũng xin cho con biết vác thập giá mình hằng ngày để biết sửa đổi bản thân và thông cảm với người khác.