Ngày 4-11: Thánh Carôlô Borrômêô, Giám mục

Ngày 4-11: Thánh Carôlô Borrômêô, Giám mục

Xuất thân từ dòng họ quí phái Lombardo, thánh Carôlô Borrômêô sinh tại Arôna ngày 2 tháng 10 năm 1538, là con thứ trong gia đình, tuổi trẻ đạo đức đã sớm định hướng cuộc đời Ngài để phục vụ Giáo Hội, Ngài đạt bằng tiến sĩ luật ở Paris năm 1559, nhưng tháng giêng năm sau đã triệu vời về Rôma. Ở đó Ngài được đặt ngay làm Hồng Y với những trách và cao trọng trong Giáo Hội gồm cả chức vụ Tổng Giám mục Milan, và dù còn trẻ cũng đã được trao cho trách nhiệm làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong quyền hạn này, Ngài kiểm soát mọi giao dịch chính thức của Đức Giáo Hoàng, bao gồm nhiều cuộc đám phán khó khăn liên quan đến việc hoàn thành công đồng Tridentinô từ năm 1560 – 1564.

Công đồng kết thúc, Ngài còn phải lo lắng tới những công chuyện còn sót lại và mãi tới tháng 9 năm 1565 Ngài mới được Đức Giáo Hoàng cho phép về ở tại nhiệm sở của mình. Khó khăn lắm mới được trở về Milan, Ngài lại bị triệu hồi để giúp cậu Ngài bên giường bệnh, và sau đó góp phần chọn lựa đấng kế vị là Đức Giáo Hoàng Piô V. Ngài trở lại Milan vào tháng 4/1566.

Kể từ lúc đó cho đến khi qua đời, ngày 3.10. 1584, cuộc đời của thánh Carôlo được dành trọn cho giáo phận với tư cách của một Tổng Giám mục. Việc canh tân khẩn thiết nhất trong mục vụ của vị Giám mục tập chú vào sơ đồ canh tân công đồng Tridentinô để ra. Thánh Carôlô đã trở thành Giám mục “kiểu mới” của công đồng Tridentinô, Ngài đã thành công đến nỗi trở thành gương mẫu và gợi hứng cho toàn thể Giáo Hội. Có lẽ hơn bất cứ một cá nhân nào khác Ngài đã chuyển các sắc lệnh của cộng đồng ra hành động trong Giáo Hội Công giáo, Ngài đã thực hiện cuộc canh tân, tổ chức lại hàng giáo sĩ và đời sống thiêng liêng trong cả địa phận lẫn tỉnh Milan. Nhưng nỗ lực này được ghi lại đầy đủ chi tiết qua một số qui luật do sáu hội nghị giáo tỉnh và mười một hội nghị giáo nhận.

Ngài kiên trì viếng thăm toàn giáo phận rộng rãi bao la được giảng dạy, ban các phép bí tích tới những làng mạc xa xôi nhất và những vùng thung lũng núi Alpels. Cuộc hồi sinh đạo Công giáo tại Thụy sĩ mà nhiều phần nằm trong quyền hạn của Ngài đã là ảnh hưởng quyết định của Ngài, Ngài đã thiết lập nhiều học viện và chủng viện, Ngài là người bạn của dòng tên, dòng thánh Barnaba và nhiều dòng mới thời đó. Chính Ngài cũng đã thiết lập dòng cho những tu sĩ thánh Ambrôsiô (bây giờ là thánh Carôlô) để đặc biệt giúp đỡ Ngài. Ngài còn liên hệ một cách chủ động tới cuộc canh tân dòng cổ. Có một nhóm bất mãn dòng Umiliati là Ngài muốn canh tân và sau này đã biến mất, đã tìm cách sát hại khi Ngài đang cầu nguyện năm 1569. Ngài đã khích lệ những hội đạo đức và tổ chức lại các trường Công giáo. Ngài cố gắng bảo tồn nghi thức thánh Ambrôsiô cho Milan khi nghi thức này bị đe dọa và cố gắng theo gương thánh Ambrôsiô. Nhưng sự cương quyết không chịu thoả hiệp và sự nghiêm khắc về những nguyên tắc luân lý đã không khỏi gây nên những chống đối. Sự chống đối không chỉ từ vài nhóm giáo sĩ và còn từ phía uy quyền thế tục đại diện bởi những nhà cầm quyền Tây Ban Nha và nghị viện thành phố nữa.

Dầu vậy, như một thánh nhân và một nhà canh tân, thánh Carôlô không đòi những người khác điều gì mà chính Ngài đã thi hành. Đời sống cầu nguyện và bỏ mình của Ngài còn tân tiến với những nỗ lực mục vụ. Tai họa dịch hạch năm 1576 đến 1578 cho thấy sự hy sinh xả kỷ tột cùng của Ngài, Ngài đã hiến mình làm hiến tế, bô thí tất cả những gì Ngài có như động sản, áo quần; lột bỏ những màn trướng để phủ che những người bất hạnh, chính Ngài cũng ngủ trên sàn nhà, Ngài gọi các linh mục và tu sĩ đến, chỉ định cho họ những ngả đường để giải tội cho nhưng bênh nhân, an ủi và chuẩn bị cho họ chết lành. Để những người hấp hối có thể tham dự thánh lễ, Ngài cho dựng những bàn thờ nơi các ngã tư. Thánh giá mọc lên khắp nơi cho mọi người nhìn thấy. Chuông nhà thờ reo vang, những bản thánh ca được hát lớn trong mỗi gia đình vào giờ nhất định. Như thế, bệnh nhân được tham dự vào đời sống cộng đoàn, thành phố thoát khỏi cảnh tang thương vô vọng để sống như trong một tu viện. Đức tổng giám mục đến với người bị dịch hạch, những trẻ em lăn lóc bên xác mẹ, Ngài cuốn áo choàng mang về nhà. Người ta tổ chức những cuộc đi chân không theo đám rước tay cầm chặt Thánh Giá. Cuối cùng khi tai họa chấm dứt, Đức Hồng Y đã xác tín rằng: dù cho có bao nhiêu nạn nhân, đoàn chiên Ngài phải cảm ơn Thiên Chúa vì cơn thử thách đã đổi mới các tâm hồn.

Nhiều dịp khác cũng cho thấy sáng kiến và lòng tận tâm của thánh nhân, Milan nhiều lần bị nạn đói, thánh Carôlô cho trồng bắp, tổ chức những bữa cháo nghèo, lập các nhà từ thiện. Nhờ Ngài, những người giàu có nên quảng đại hơn. Thánh nhân đã không tìm nghĩ ngơi sau những nỗ lực không ngừng cho công việc bác ái và mục vụ. Mỗi lúc đêm về người ta còn thấy Ngài tiến vào nhà nguyện để đọc kinh suy gẫm. Tới cuối đời, Ngài còn tìm tòi học hỏi, không lãng quên sách thánh, Ngài thích đọc sách cổ, sách thuốc và sách chiêm tinh Ả Rập. Ngài rất ưa thích nghệ thuật và nếu phải bán bộ sưu tầm của Ngài đi, thì đây là một hy sinh lớn lao cho Ngài.

Không nghỉ ngơi, thánh Carôlô Borrômêô giống như một người nghèo không bao giờ biết đến nghỉ ngơi. Cơn bệnh đến, thánh nhân bất động, mắt nhắm nghiền. Vài người nói: “Kìa cơn mê của Giám mục thánh Modène”. Vào những ngày cuối đời, nhắm mắt lại để người ta tưởng Ngài ngủ và như thế có thể hồi tâm cầu nguyện mà không bị lo ra, Ngài cười khi người ta khuyên Ngài đừng sợ chết. Rồi sau khi lãnh nhận các bí tích sau hết, Ngài lịm vào trong sự tôn thờ.

Tin loan báo cái chết của thánh Carôlô Borrômêô đã làm cho cả Milan đau đớn. Sử gia viết truyện đời Ngài nói: “Đêm ấy, ít có ai ngủ được” . Đức Giáo HoànPhaolô V đã phong thánh cho Ngài ngày 10 tháng 11 năm 1610.

https://tgpsaigon.net/

print