Ba Anh Em Linh mục Keller

print

Ba Anh Em Linh mục Keller

WGPCT: Có một gia đình đã dâng cho Hội Truyền Giáo Paris ba con trai là: Charles, Adolphe, và Robert. Cả 3 đều làm Lm và đến phục vụ cho Giáo Hội Việt Nam, trong đó người con cả chính là Cha Charles Keller, cha sở thứ ba của Họ Đạo Sóc Trăng,GPCT. Trong tâm tình tri ân các vị thừa sai, Ban Biên Tập WGPCT xin sưu tầm tiểu sử của 3 vị để giời thiệu với quý độc giả.

1. Cha Charles Keller:

Cha sinh ngày 03/10/1876, thụ phong linh mục ngày 24/06/1900, đi Cambốt ngày 25/07/1900. Năm 1902, về Cổ cò, Sóc Trăng. Năm 1921, quản trị Sóc Trăng, qua đời tại Sóc Trăng ngày 22/10/1953, thọ 77 tuổi.

Cha sở thứ ba CHARLES KELLER (1921- 1953.).

(Trích kỷ yếu 125 năm Họ Đạo Sóc Trăng)

Ngay khi cha Brun lâm bệnh  thì từ năm 1921, Cha Charles Keller đã được Đức Giám Mục Nam vang Jaen Claude Bouchut bổ nhiệm làm cha sở Họ đạo Sóc Trăng .

Ảnh chụp từ kỷ yếu 125 năm Họ Đạo Sóc Trăng 

Cha Charles Keller sinh ngày 03-10-1876 tại Soultz thuộc vùng thượng sông Rhin thụ phong linh mục ngày 24-06-1900. từ năm 1902 cha đến Việt nam phục vụ họ đạo Cổ cò đến năm 1921. Cha được phái đến họ đạo Sóc Trăng  và đã liên tục gắn bó với họ đạo  cho đến hết cuộc đời của cha.

Việc trước tiên là vị linh mục người Pháp gốc Đức này thực hiện là tổ chức thật nề nếp các sinh hoạt của họ đạo. Ngài sắp xếp việc học cho các em. Nữ sinh  học tại hai lớp trường họ do hai nữ tu Raymond và Suzanne dòng Chúa quan phòng phụ trách (thời đó trường họ này nằm tại địa điểm của dòng Mến Thánh Giá hiện nay). Các nam sinh thì được các  sư huynh Lasan giảng dạy tại trường Phanxico Xavier, về sau đổi tên là trường  Lasan  Khánh Hưng, tất cả đều được học miễn phí. Hiện nay một số các em vẫn còn sống. Họ là những vị cao niên trong họ đạo và vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ niệm hồi ức về cha sở Keller. (Giáo dân thường quen miệng  gọi là cha sở “KA-LE”).

Hình cha Charles Keller chụp với một  gia đình

(do một giáo dân gốc Sóc Trăng cung cấp)

Cha Keller  cũng rất nhiệt thành mở mang nước Chúa. Nhiều ông bà cao tuổi kể lại rằng: cha có một chiếc xe môtô dùng làm phương tiện đi thăm viếng các họ đạo nhánh. Sau này khi đã lớn tuổi cha cũng không bỏ thói quen  tốt lành này. Đôi lúc sức khỏe suy yếu, cha phải ngồi kiệu mới đến được những vùng xa xôi.

Đặc biệt cha Keller rất nghiêm túc  trong việc dạy giáo lý  và trong các sinh hoạt phượng tự. Sáng  thánh lễ, chiều phép lành. Trước giờ chầu lần một chuỗi, đó là những sinh hoạt phượng tự  thường nhật trong họ đạo. Đích thân cha khảo bài giáo lý. Hình ảnh cha keller với “ cây roi” trong tay vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều người. Cha vẫn thường “giơ cao đánh khẽ”  hoặc chỉ đánh “vút vút” vào tà áo dòng của mình  cốt chỉ để cho các trò  siêng năng học giáo lý mà thôi.

Suốt 32 năm gắn bó với họ đạo. ngày 22-10-1953, cha sở Keller vĩnh viễn nằm tại họ đạo Sóc Trăng , nơi mà cha xem là quê hương thứ hai của mình . Cha thọ 77 tuổi.

 

2. Cha Adolphe Keller:

Ảnh chụp tại Nhà Xứ Gx Cái Bè, Gp Mỹ Tho

Cha sinh ngày 24/12/1877, thụ phong linh mục ngày 22/06/1902, đến Việt Nam 30/07/1902. Sau khi học tiếng Việt, cha được nhận nhiệm sở Cái Bè. Năm 1930, bắt đầu xây nhà thờ.

Cha Adolphe đã xây một nhà thờ đẹp nhất Nam Kỳ lúc đó. Cha mất ngày 02/01/1946, thọ 69 tuổi.

Nhà thờ Cái Bè

Nguồn: http://conggiao.info/

Nguồn ảnh: htps://didauchoigi.com

Nhà thờ Cái Bè hiện nay là một trong những nhà thờ đẹp và nổi tiếng nhất Miền Tây Nam Bộ, với kiểu kiến trúc Roman cổ kính có những đường nét trang trí cầu kỳ; hơn nữa, địa thế và phong cảnh của nhà thờ nằm ngay ngã ba Sông Cái càng tôn thêm nét đẹp và sự uy nghi. Nhà thờ được linh mục Adolphe Keller xây dựng vào năm 1929-1932 bằng bê-tông cốt thép đúc đá sạn. Mặt bằng nhà thờ có hình Thánh giá với một lòng chính và hai lòng phụ, hai cánh Thánh giá rất cân đối với phần thân Thánh giá. Mái vòm nhà thờ được chia múi rất đều và đẹp. Xung quanh nhà thờ có ruộng lúa và cây cối chung quang tạo nên một phong cảnh tiêu biểu của làng quê sông nước Nam Bộ.

Nguồn Youtube

Tháp chuông nhà thờ cao vút, nổi bật và uy nghiêm bên dòng Sông Tiền. Tháp chuông có bộ chuông rất lớn gồm 5 chiếc, những ngày lễ lớn nhà thờ cho đổ 5 chiếc chuông cùng một lúc vào 12h trưa. Chiếc chuông lớn nhất có đường kính 1m35 với trọng lượng 2000kg. Bộ chuông này được đúc tại Pháp vào năm 1931 và được đúc cùng một hãng đúc chuông với những bộ chuông của nhà thờ Vĩnh Long, Cần Thơ, Huyện Sĩ (Saigon), Hạnh Thông Tây (Saigon). Hãng đúc chuông này là hãng có kỹ thuật thiết kế quả lắc chuông, thanh treo chuông với kỹ thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ. Đỉnh tháp chuông có đặt một tượng Đức Mẹ bằng đất nung cao khoảng 2m30. Dưới chân tháp chuông có bậc thang tam cấp bước lên nhà thờ, và ngay dưới bậc thang có một hồ chứa nước rất lớn trong lòng đất có tác dụng làm tiếng chuông vang xa và ngân rất lâu.

Xem thêm:

CHIÊM NGƯỠNG KIẾN TRÚC TUYỆT ĐẸP CỦA NHÀ THỜ CÁI BÈ

 

3. Robert, Jacques Keller

Cha Robert, Jacques KELLER sinh ngày 18 tháng 02 năm 1885 ở Soultz (Sulz) giáo phận Strasbourg, trong một gia đình công giáo đạo đức. Gia đình này đã dâng cho Hội Truyền Giáo Paris ba con trai là :Charles, Adolphe, và Robert.

Robert học tiểu học ở Soultz. Tháng 10/1899, Ngài bắt đầu học cấp hai ở học việc Thánh Maria, ở Belfort, và đã hoàn tất việc học ở đó vào tháng 07/1906.

Ngày 08/09/1906, Ngài vào chủng việc của Hội Truyền Giáo, ngày 20/09/1907, chịu chức cắt tóc. Ngày 27/09/1908, các chức nhỏ. Ngày 18/12/1909, chịu chức phụ phó tế. Ngày 12/03/1910 chịu chức phó tế. Ngày 24/09/1910, thụ phong linh mục (lúc 25 tuổi). Nhận nhiệm vụ ở Sài Gòn, Ngài đã đến vào ngày 11/12/1910. (sau 3 tháng lãnh chức linh mục).

Khi đến Đông Dương, Ngài gặp lại 2 người anh : Cha Charles, người anh cả đang làm việc trước đó một vài năm ở Cambốt. Còn cha Adolphe, anh kế thì trước đó 3 năm đã làm việc ở Sài Gòn. Người anh này: cha Adolphe đã xây một nhà thờ Cái Bè một nhà thờ đẹp nhất Nam Kỳ lúc đó.

  • Đức Giám Mục Mossard đưa nhà truyền giáo R.Keller đến Cái Mơn, họ đạo này có hơn 5000 tín hữu , để Ngài học tiếng Việt, và làm quen với phong tục tập quán xứ sở. Cha Robert đã sống ở đó năm 1911 và 1912.
  • Năm 1912 – 1913 Ngài ở Phú Hiệp gần Cái Mơn
  • Năm 1913 – 1914 Ngài đi đến Cấp St.Jacques (Vũng Tàu).
  • Từ 12/1914 – 09/1916: Ngài phục vụ Cau – Ngan (Cầu Ngang, Trà Vinh)
  • Năm 1916 – 1919 Ngài phục vụ Mai Phốp, gần Bãi San. ở đó giáo dân gọi Ngài là cha Keller Cảnh.
  • Năm 1919 – 1922 Ngài ở Cái Bè
  • Năm 1921 lúc 36 tuổi Ngài bị đau nặng, và đầu năm 1922 Ngài buộc phải trở về nước Pháp và ở đó hai năm. Ngày 31/12/1924, khi trở lại xứ truyền giáo, Ngài được chọn làm cha quản hạt và là cha sở họ Búng, lúc đó Ngài 39 tuổi. Họ đạo Búng là một họ tốt với 2000 tín hữu, cách Sài Gòn 24 km và Ngài ở lại Búng cho đến chết ngày 17/06/1963, thọ 78 tuổi.
  • An táng tại: Khuôn viên Nhà thờ họ đạo Búng

Theo https://xubung.blogspot.com/