BG Tĩnh Tâm: Bài 2 -Xin Cho Con Một Con Tim Biết Lắng Nghe

Xin cho con một trái tim biết lắng nghe bài 2

John Toai MI

Eccles 3:1 (Sách Giảng viên 3:1)

Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời : một thời để chào đời, một thời để lìa thế ; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây ; một thời để giết chết, một thời để chữa lành ; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng ; một thời để khóc lóc, một thời để vui cười ; một thời để than van, một thời để múa nhảy ; một thời để quăng đá, một thời để lượm đá ; một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn ; một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất ; một thời để giữ lại, một thời để vất đi ; một thời để xé rách, một thời để vá khâu ; một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng ; một thời để yêu thương, một thời để thù ghét ;       một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.

 

Lắng Nghe : đồng thuận

vâng phục nghĩa là đồng thuận – Consent

  • Gốc từ Latin :
  • Con – với
  • Sentire- cảm được/ nghe được/ cảm thấy

Consent – Sự ưng thuận và đồng thuận

Đối với cha Thomas Keating

  • Trong hành trình thiêng liêng của cuộc đời môn đệ của Chúa – có thể được hiểu qua 4 cuộc chiến để chúng ta phải vâng phục (đồng thuận với Chúa)

1) Cuộc chiến để vâng phục và  Đồng thuận với những điều tốt đẹp cơ bản của một thụ tạo mà Chúa ban cho

2)       Cuộc chiến để chấp nhận hoàn toàn những năng lượng, sự phát triển  tài năng, khả năng của chính mình

3)       Cuộc chiến để chấp nhận cho đi chính mình, sự mất đi chính mình

4)       Cuộc chiến để chấp nhận cho Chúa biến đổi mình (Cho đi cái chết của mình )

Nửa đầu của cuộc đời: hình thành căn tính và chấp nhận chính mình

1) Cuộc chiến để vâng phục và  Đồng thuận với những điều tốt đẹp cơ bản của một thụ tạo mà Chúa ban cho

2) Cuộc chiến để chấp nhận hoàn toàn những năng lượng, sự phát triển  tài năng, khả năng của chính mình

Đời sống thiêng liêng như là hành trình qua từng giaiđoạn (cuộc chiến của việc đồng thuận với những gì Chúa ban cho – và chấp nhận để cho mình được lớn lên)

Giai đoạn hình thành/ xây dựng căn tính của mình

Đối với Cha Richard Rohr, OFM (Falling Upward) – cha nói đến cuộc đời chúng ta gồm hai phần

– Phần nửa đầu cuộc đời – lúc chúng ta tìm cách xây dựng căn tính và hình ảnh của mình – có khi nó liên quan đến tuổi : 20-40 tuổi. (có khi chúng ta chỉ dừng lại ở nửa đầu của cuộc đời) :

Thời gian mình rời gia đình/ rời chủng viện để bước vào một hành trình mới thiết lập hình ảnh bản thân mình

Nhưng đây cũng là thời gian thách đố nhất vì nó bao gồm một cuộc chiến của tuổi thanh niên

Tuổi thanh niên 20-40

  • Thời rời xa nhà – bất kể chúng ta ở độ tuổi nào, chúng ta thậm chí có thể rời khỏi nhà rất lâu trước khi chúng ta ra đi
  • Thời để lựa chọn) Chúng ta phải đưa ra quyết định trong thời này về tình yêu cuộc sống. Về tình yêu và tôi sẽ ở bên ai? Về công việc – tôi sẽ làm gì?
  • Thời để mạo hiểm. Thời gian cho sự mơ mộng đã qua và chúng ta phải lựa chọn và mạo hiểm. Lý tưởng của chúng ta được thử thách để thành hiện thực

Thời để dừng lại buông bỏ – khi mọi thứ đổ vỡ, khi đối diện với thất bại trong tình yêu, sự mật thiết, công việc… Chúng ta đau khổ, và nhận ra sự thật về chính những đam mê của riêng mình va chạm phải những nếp nhăn của cuộc đời

Đón nhận và xây dựng (nửa đầu của cuộc đời)

  • Đón nhận những gì mình được trao ban (Consent to the basic goodness of our beings) – đón nhận chính mình:

Đứa trẻ mới sinh ra, tất cả những gì nó cần là giang tay nhận lấy những gì người lớn ban cho nó (tình thương, sự chăm sóc, lời khen ngợi, và sự bảo bọc)

Đứa trẻ có khuynh hướng nghĩ rằng mình là duy nhất, thế giới quan của mình là tốt nhất.

Nhưng khi thiếu tình thương và sự quan tâm ban đầu đó: đứa trẻ trở nên không thể chấp nhận mình và tìm kiếm một sự bù đắp nào đó để khẳng định mình

Phải chăng căn tính linh mục của chúng ta đặc biệt ở người linh mục  trẻ đang ở đây?

Tìm cách khẳng định hình ảnh bản thân mình ngang qua những gì mình làm được:

  • Ở tuổi thanh niên: Chúng ta bước ra khỏi mái ấm gia đình/ tìm kiếm sự đón nhận của bạn bè và xã hội
  • Chúng ta muốn tự tay xây dựng hình ảnh của mình… đôi khi muốn nó khác đi với những gì là cha mẹ mình ở quê nhà.
  • Như người con hoang đàn trong dụ ngôn Người Cha nhân hậu (Lc, 15:11-31)

Giai đoạn này cha Ron Rolheiser (2014) mô tả trong Sacred Fire

Là giai đoạn chiến đấu để hình thành cuộc sống của mình: Trở thành người môn đệ thiết yếu – Essential Discipleship

  • Thường đánh dấu bởi sự nhiệt thành trong mục vụ – nhiệt huyết để chứng tỏ chính mình
  • Tìm một ngôi nhà mới cho chính mình (đối với người trẻ là xây dựng tổ ấm)

Chúng ta quanh quẩn với việc trả lời những câu hỏi trong vô thức:

  • Tôi là ai? Tôi tìm thấy ý nghĩa ở đâu? Ai sẽ yêu tôi? Chúa có yêu tôi qua những gì tôi làm được ?

Những gì sẽ không mất đi khi chúng ta làm linh mục?

  • Đối với chúng ta, Chúa trở nên kho báu duy nhất mà làm cho chúng ta sẵn sàng bán tất cả những gì mình có… để yêu Chúa một cách tự do và trọn vẹn. Nhưng nếu mình từ bỏ tất cả, thì những gì còn lại trong mình:
  • Thưa là nhu cầu tâm lý của tình yêu! – Bởi lẽ cũng vì yêu mà chúng ta đi theo Chúa :

Nhu cầu được chú ý/ quan tâm

Nhu cầu được chấp nhận

Nhu cầu sinh lý/ cảm xúc của tình yêu

Nhu cầu được cho phép – là chính mình

Những dấu hiệu cho thấy mình đang chiến đấu với sự đồng thuận của thời này:

  • Tìm cách thoả mãn nhu cầu bản thân: thèm muốn có nhiều trải nghiệm sống ( du lịch khám phá), có nhiều cơ hội có những cảm xúc cao: từ tính dục cho đến các thú vui bên ngoài
  • Được có nhiều mối quan hệ xã hội, được ghi nhận bởi những lời ca ngợi vì thành tích của mình
  • Được cảm thấy mình vĩ đại, mình là hiện thân của đấng cứu thế Mesianic complex – tôi có thể cứu hết mọi người
  • Thấy mình “restless”và đầy khát vọng – chạy hết hoạt động này đến hoạt động khác

Cảm giác cô đơn trong ơn gọi

  • Khi mình không làm gì!
  • Khi không có gì để cho
  • Khi sợ rằng người ta sẽ không còn yêu mến mình nếu mình từ chối họ
  • Chúng ta bắt đầu thấy mình phải nổ lực để tìm ra ý nghĩa của những gì mình làm. Hoặc sau khi mình làm cái gì đó mình thấy trống rỗng

Chúng ta trở nên “moralistic”- Vịn vào luân lý để khẳng định mình

Nói như thánh Gioan Thánh Giá – trong đêm tối trong tâm hồn: chúng ta bắt đầu so sánh nhân đức của mình với người khác: • Cho rằng cách sống của mình tốt hơn người khác

  • Phụng vụ của mình chuẩn hơn người khác/ cha khác Vd: Có cha chỉ đi lên mạng chỉ trích các cha khác !!!

Thậm chí bay từ nước ngoài về làm cái gì đó – rồi chỉ trích các đức cha Việt Nam …

Lúc này cơn cám dỗ của ban trưa ngày càng thể hiện rõ – hay còn gọi là say nắng trong đời tu

Cám dỗ làm cho chúng ta dễ gục ngã trong giai đoạn này :

  • Khao khát được thoả mãn dục vọng (tò mò, tìm tòi, thử, nghiện)
  • Quyền lực và tự do
  • Như đứa con hoang đàn tìm cách thoát khỏi “nhà của cha”một cách vô thức
  • Nhưng đa số linh mục chúng ta những thời gian này gần như có thể kiểm soát được chính mình .Tuy nhiên những cảm dỗ và khủng hoảng gần như có thể thấy được nơi người trẻ / linh mục trẻ cũng rất gần với chúng ta
  • Sự trung tín và bền đỗ: đây là thách đố lớn nhất với các bạn trẻ, tu sĩ linh mục trẻ ngày nay! làm sao để có thể ở lâu trong ơn gọi?
  • Ở các công ty, các bạn trẻ đổi việc nhanh chóng, mau bỏ cuộc chán nản, vì cho rằng công việc không có sự thú vị
  • Ở nhà đào tạo dòng tu: tu sĩ trẻ bỏ cuộc dễ dàng, thích tìm chạy theo cảm xúc nhất thời
  • để ở lại , và tập trung vào một việc duy nhất dường như là rất khó!

Một cám dỗ mới ảnh hưởng đến người trẻ

  • Hội chứng Puer – Puella-syndrome (puella, puer) – enternal girl or boy . Hội chứng mãi mãi tuổi thanh xuân!
  • Nhìn thấy khi ngày càng nhiều người trẻ muốn sống không phải cam kết hay gắn bó với ai: không lập gia đình, không đi tu…
  • Không bao giờ mập ra, không bao giờ già đi: qua việc dùng mỹ phẩm, trang sức, giải phẫu thẩm mỹ
  • Nhưng ẩn đàng sau đó là sự từ chối nhận lãnh trách nhiệm, từ chối trưởng thành và lớn lên

Đây là giai đoạn đồng thuận để có được chính mình – Sự trưởng thành trong giai đoạn đầu cùa đời sống thiêng liêng (Giai đoạn thách đố của người môn đệ thiết yếu)

Bao gồm chấp nhận chính mình qua việc :

  • Chấp nhận ranh giới mà mình đã lựa chọn: tôi chỉ có thể đến đây vì là bổn phận và căn tính của tôi vs đồng thuận với mọi sự để được yêu thương
  • Chấp nhận rằng năng lượng tính dục của mình mạnh hơn những gì mình nghĩ và kiểm soát nó và tìm cách đè nén và chối bỏ làm cho nó trở thành những năng lượng đáng sợ khác (có thể huỷ hoại chính mình)
  • Quay trở về ”nhà”của mình: là Giáo hội, là giáo phận, cộng đoàn… và chúng ta là người cộng tác

 

 5 Lời khuyên của thánh Gioan Thánhh Giá

(The Ascent of Mount Carmel)

  1. Liên lỉ học hỏi , nghiền ngẫm về cuộc đời của Chúa Giêsu và làm cho đời mình trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa.

Thử hỏi chúng ta ghi nhớ Lời Chúa đến đâu?

  1. Cố gắng bắt chước Chúa qua việc bắt chước động cơ của Chúa Ki-tô. Hành động của chúng ta không quan trọng bằng lý do mà mình làm điều đó. Chúa Ki-tô không hành động vì mình thích, hay vì nó đem lại niềm vui, hoặc vì đem lại sự thành công trong sứ vụ. Ngài hành động vì Ngài muốn thực thi thánh ý của Chúa Cha, Ngài muốn đem lại sự sống cho tha nhân – và đây cũng phải là động cơ của chúng ta

3) Sau khi đã bắt chước động cơ của Chúa Ki-tô, lời khuyên thứ 3 đó là chúng ta có biện minh hay không trong việc nhìn thấy mình có cùng những khó khăn, đau khổ và thập giá như Chúa Ki-tô. Nghĩa là những gì Đức Ki-tô hứng chịu vì làm theo Lời của Chúa Cha – giờ đây chính thập giá đó cũng đến với chúng ta. Theo thánh Gioan, chúng ta phải đặt câu hỏi với chính mình: tại sao thập giá của Chúa Ki-tô vẫn chưa bắt đầu tìm mình (chạm đến mình)

4)       Thánh Gioan mời gọi chúng ta bắt đầu dịch chuyển từ việc tìm kiếm sự chú ý, khẳng định mình, tìm cách được lắng nghe – sang người biết lắng nghe.

Chúng ta bắt đầu hướng sự quan tâm đến người khác thay vì tìm cách là tâm điểm của sự chú ý.

Cố gắng là người chúc lành hơn là người tìm cách được các phép lành của tha nhân

5)       Theo gương thánh Phanxico : qua lời kinh Hoà Bình – nhìn thấy mình là khí cụ của Chúa

 

Để Có Thể Trở Thành Người Môn Đệ Thiết Yếu ( Essential Discipleship)

Cha Ron Rolheiser gợi ý chúng ta phải “Vâng Nghe Lời””Thầy Giêsu:

  1. Cầu nguyện liên lỉ – và cầu nguyện đồng thời sống công chính một cách âm thầm nhất ! (Private prayer & private morality )

Chúng ta dẫn dắt cộng đoàn rất nhiều trong kinh nguyện – nhưng một cách nào đó, chúng ta cũng còn rất yếu (đặt biệt với linh mục trẻ) trong việc cầu nguyện riêng, trong thầm lặng, và giúp giáo dân cầu nguyện riêng tư.

Đa phần chúng ta đọc kinh – nhiều hơn

Để ý đến việc giáo dân chúng ta – chạy theo thiền để được tĩnh tâm!

Yếu

  1. Bác ái và công lý

Có lẽ không ai bằng chúng ta trong việc bác ái… anh em chúng ta mở lòng ra với người nghèo hết mình. Ngay cả khi phải đối diện với gian nan. Tuy nhiên dường như trong xã hội này, chúng ta bị khựng lại với từ công lý –Chúng ta chưa đủ mạnh, đủ tự do để thay đổi cơ cấu đẩy con người đến nghèo đói và bất công.

Vẫn còn nhiều con em chúng ta bị bán sang Campuchia, Trung Quốc – làm nô lệ theo kiểu mới, và mình bất lực

Và gần đây nhất là thông tin về việc Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể bị biến mất sau vài chục năm nữa do biến đổi khí hậu … và anh em linh mục chúng ta chỉ có thể lắc đầu

  • Tuy chúng ta hành động cho người nghèo rất nhiều, nhưng có lẽ vị trí của họ, tiếng nói của họ vẫn còn rất ít ảnh hưởng lên chúng ta
  • Do đó thách đố của chúng ta vẫn là nghe được những âm hưởng – vang lên từ người nghèo – và hành động để thay đổi.

3) Sống tình huynh đệ cộng đoàn (linh mục đoàn) và vâng phục đấng bản quyền

Vẫn còn đó sự cạnh tranh của ảnh hưởng, của cái tôi – làm cho chính chúng ta khó có hiệp nhất với nhau. Thậm chí không còn có khả năng lắng nghe nhau.

Tình huynh đệ, và linh mục đoàn – là nơi duy nhất bảo vệ chúng ta giúp chúng ta lớn lên.

Đức vâng phục bảo vệ chúng ta khỏi những quyết định bồng bột sau này chính chúng ta sẽ hối hận

 

  1. Tha thứ và một trái tim ngoan hiền (Docibilitas)

‘Cám dỗ cuối cùng là sự phản bội lớn nhất với chính bản thân mình, đó là làm điều đúng cho một mục đích sai trái!” T.S Eliot.

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy, nhiều khi anh em linh mục chúng ta làm những điều đúng với những động cơ sai.

–         Con có thể chữa bệnh cho người bệnh – vì yêu mến họ, nhưng con cũng có thể làm vậy để chứng minh với mọi người là bề trên đã sai khi đuổi con.

–         Con có thể dẹp một ca đoàn, giải tán họ vì họ không vâng lời nhưng cũng có thể ẩn đàng sau đó là con muốn chứng tỏ quyền hành của con… và con không có một chút gì là tha thứ!

  • Tha thứ với một trái tim ngoan hiền

Nói đến việc người linh mục trẻ chúng ta hiểu được rằng – chúng ta không phải là người hoàn hảo.

Chúng ta cũng không thể mong đợi anh em linh mục mình hoàn hảo – ai cũng có thách đố, ai cũng có sự bất toàn và mỏng dòn.

Tha thứ giúp chúng ta cảm thông cho sự mỏng dòn của anh em, của người giáo dân. Với trái tim ngoan hiền chúng ta để cho mình tiếp tục được uốn nắn qua những giới hạn của anh em và chính mình.

Loading...
print