Cầu Nguyện – Bài 21 – 24: Dấu Hiệu – ĐHY Phanxicô

print

Bài 21: Sức Mạnh Của Dấu Hiệu Là Khác Biệt

Dấu hiệu bắt người ta chú ý. Dấu hiệu rõ ràng, càng sáng càng nổi bật, thì sức mạnh của nó càng lớn.

Giữ đêm tối, dấu hiệu ngoài biển là vọng đăng, là đèn đỏ trên các tháp cao, các trụ đài phát sóng, là đèn xanh vàng đỏ trên các trụ đường giao thông, là tín hiệu rađa trên không trung giữa các phi cơ.

Sức mạnh của dấu hiệu là sự khác biệt.

Khác biệt với mầu sắc, các âm thanh xung quanh.

Nếu không khác biệt thì không thu hút sự chú ý được.

Nếu khác biệt không khác biệt, nếu con sợ khác biệt trần gian. 

Mà trần gian quá vội vã, bận rộn.

Đang lúc ấy Chúa càng cần đến con, làm dấu hiệu để người ta thấy Cha của con trên trời.

Dáu hiệu là một chứng tá.

Nhưng thường dấu hiệu làm việc trong thinh lặng.

Miễn là phải “hiện diện”, trực tại chỗ, kiên trì và can đảm. Không bao giờ rời vị trí của mình.

Bài 22: Thế Gian Cần Dấu Hiệu

Dấu hiệu rất quan trọng, trụ đường càng quan trọng thì dấu hiệu càng nhiều càng rõ.

Hãy thử cất hết dấu hiệu trên các đường phố, xa lộ, trong giây lát, bao nhiêu tai nạn khủng khiếp sẽ xảy ra.

Dù thinh lặng.

Dấu hiệu thay cho con người phải hiện diện.

Dấu hiệu có một ảnh hưởng vĩ đại, trong đời sống của xã hội, kinh tế.

Vì nó có thể thay đổi, chuyển hướng, cả một cuộc hành trình mỗi ngày của từng triệu người.

Thời đại nào cũng có những dấu hiệu, có sức thay đổi những lối sống, những tư tưởng xã hội.

Mỗi lần Chúa muốn gọi con, con cần can đảm để nên một dấu hiệu.

Mặc dù người đời có thể gây rắc rối cho con, thù ghét con.

Điều ấy không có gì lạ, vì dấu hiệu có thể bắt họ dừng lại, thậm chí đi lui, rẽ sang con đường mới.

Chuyển hướng, bỏ đường lối bất công, giả hình, họ theo xưa nay.

Gioan Tẩy giả đã là một dấu hiệu, đã cương quyết bảo Hêrôđê phải dừng lại, đổi hướng.

Gioan đã trả giá bằng mạng sống.

Bài 23:  Dấu Hiệu Đích Thực Là Một Lời Chúa

Qua mỗi thời đại,

Thiên Chúa đã cắm những dấu hiệu trên trần gian, để hướng dẫn cho nhân loại, đó là các thánh.

Họ là dấu hiệu

của trong sáng,

của khó nghèo,

của trung tín,

của dũng cảm,

của đức tin,

của tình thương, v.v…

Cuộc đời của mỗi vị thánh đều nêu cao một dấu hiệu, một lời Chúa.

Như Chúa Giêsu là lời của Đức Chúa Cha,

Uy nghiêm, dũng cảm, sắt đá, lãnh đạo,

Như Maisen, như Êlia,

Khả kính, khôn ngoan, mục vụ.

Như các thánh nữ tử đạo Xêxilia, Anê, Lucia…

Mỗi người mỗi cách,

mỗi thời đại một dấu hiệu.

Các ngài vẫn  la lên cho nhân loại:

“Có Thiên Chúa, Thiên Chúa là tình yêu,

Phúc Âm là đường về nước trời,

hãy ăn năn đền tội.

Hãy đổi mới đời sống”.

Bài 24: Con Dám Làm Một Dấu Hiệu Không?

Ai làm dấu hiệu?

Phải hi sinh, như cụ già Simêon nói về Chúa Giêsu: “Này đây con trẻ này, sẽ nên các dấu hiệu làm bia cho sự đối địch” (Lc 2,34).

Ai làm dấu hiệu,

Phải chung số phận với Mẹ Maria:

“Và với chính mình Bà, lưỡi gươm sẽ rẽ thấu tâm linh” (Lc 2,35).

Bởi vì dấu hiệu phải bên đỗ, dũng cảm, chiếu sáng, tỉnh thức không sợ dư luận.

Dấu hiểu phải bám trụ, bất động tại chỗ.

Dấu hiệu phải đương đầu với phong ba, với đêm trường, với cám dỗ, với đe dọa.

Nếu Chúa chọn con làm dấu hiệu trong giai đoạn này. Con chấp nhận hay từ chối?

Maisen, Êlia đã muốn tháo lui,

nhưng ơn Chúa đã ở với họ.

Quyền lực vua chúa trần gian phải khuất phục.

Thánh Thần Chúa hành động trong họ.