Bài 85: Người Rao Gỉang Phúc Âm Là Một Nhà Thần Bí
Một vị tông đồ, một vị thừa sai truyền bá Phúc Âm là một nhà thần bí.
Phải chăng đây là một đòi hỏi quá đáng?
Phải chăng việc thần bí dành cho những tu sĩ chiêm niệm?
Những ẩn sĩ?
Không, chúng ta hãy lấy gương của thánh Phaolô,
Ngài vừa là một vị tiên tri, một nhà truyền giáo, mấy ai sáng được những hoạt động, lao khổ của ngài?
Nhưng ngài là một nhà thần bí,
Ngài đã nói: “Đối với tôi chết là được lợi” (Pl 1,21).
Nghĩa là ngài phải chinh phục bản thân và chỉ nhằm chạy theo Chúa Giêsu là trọng tâm của ngài.
Nhưng ngài cũng nói: “Đối với tôi sống là Chúa Giêsu” (Pl 1,21).
Vì ngài còn là một nhà truyền giáo, sống đối với ngài là gia tăng kết quả của công việc, sống là vì nhu cầu khẩn trương của tín hữu, sống là rao giảng Phúc Âm.
Một vị truyền giáo đích thực phải giữ thăng bằng giữ hai giả thuyết:
Khao khát nội tâm thần bí, là một thực hiện tại siêu việt, và thao thức truyêng giáo thúc đẩy đốt thiêu ra đi theo một lệnh truyền giáo thúc đẩy đót thiêu ra đi theo một lệnh truyền các linh hồn.
“Dù chúng ta sống, dù chúng ta chết, chúng ta cũng thuộc về Chúa” (Rm 14,8).
Theo Phaolô, một người truyền giáo đích thực thì vui tươi, bình an, vì mang một niềm hy vọng chắc chắn:
“Tôi hy vọng và tôi không bao giờ hổ thẹn” (Pl 1,20).