Chỉ Có Một Điều Cần – Chương 7tt: Thiết lập những ranh giới

print

Thiết lập những ranh giới chung quanh cuộc gặp gỡ của ta với Thiên Chúa

Cách đơn giản, ta chỉ cần có giờ thinh lặng trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Tuy ta muôn biến mọi thời giờ của ta, thành thời giờ của Thiên Chúa, nhưng ta sẽ không bao giờ thành công được nếu ta không dành ra một phút, một giờ, một buổi sáng, một tuần, một tháng hoặc bất cứ một thời gian nào đó cho Thiên Chúa và chỉ cho một mình Ngài thôi. Điều này đòi hỏi nhiều kỷ luật và liều lĩnh, vì dường như lúc nào ta cững có một cái gì đó khẩn cấp hơn phái làm và việc “chỉ ngồi ở đó thôi” thường sẽ chẳng có lợi gì cho ta mà chỉ gây phiền toái. Nhưng chẳng còn cách nào.khác cả. Trở nên vô dụng và thỉnh lặng trong sự hiện diện của Thiên Chúa chúng ta thuộc về bản chất cửa mọi việc cầu nguyện. Lúc đầu, ta thường nghe những tiếng ồn ào không kiểm soát được bên trong át hẳn liếng nói của Thiên Chúa. Đó là điều bao giờ cũng rất khó chịu. Nhưng từ từ, ta sẽ khám phá ra rằng thời gian thinh lặng ấy làm cho ta trầm tĩnh hơn và giúp ta đào sâu ý thức về chính bản thân minh và về Thiên Chứa. Rồi, rất nhanh sau đó, ta bắt đầu nhớ những lúc ấy, khi chúng không còn nữa, và trước khi ta ý thức đầy đủ về điều ấy, thl một đà trớn nội tâm đã phát triển rồi, đang lôi kéo ta ngày một đi sâu hơn vào trong thinh lặng và tiến gần hơn đến điểm thinh lặng Thiên Chúa thường sử dụng để nói với ta.

Việc đọc và suy gẫm Kinh Thánh và thời gian thinh lặng trong sự hiện diện của Thiên Chúa có ảnh hưởng lẫn nhau. Lời Thiên Chúa kéo ta vào thinh lặng ; thinh lặng lại làm cho ta để tâm đến Lời Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa xuyên thủng thói quen dài dòng của con người đẩy ta vào trong trung tâm thinh lặng của lòng ta ; thinh lặng mở ra trong ta một không gian, ở đó ta có thể nghe được lời Thiên Chúa. Không đọc lời Chúa, thinh lặng sẽ trở thành nhàm chán, và không thinh lặng, lời sẽ mất đi sức mạnh tái tạo. Lời dẫn tới thinh lặng và thinh lặng dẩn tới lời. Lời được sinh ra trong thinh lặng và thinh lặng là việc đáp trả lời câch sâu sắc nhất.

Reachìng Out.

Đó là lý do vì sao cầu nguyện đòi phải có kỷ luật. Kỷ luật ở đây chỉ muốn nói là phải tạo nên những rào cản chung quanh việc ta gặp gỡ Thiên Chúa, Không thể để cho thời gian và không gian của ta bị choán hết đến độ không còn cách nào để gặp gỡ Thiên Chúa. Vì thế, ta phải cố gắng nhiều để có thể nói rằng đây là thời gian tôi ở với Thiên Chúa, bất kể tôi có thích hay không, bất kể tôi có thấy thích ở với Thiên Chúa, hay việc ở với Thiên Chúa ấy có thỏa mãn tôi hay không. Thật thú vị là có những người theo đuổi kỷ luật cầu nguyện mỗi ngày mười phút hay hơn mười phút, và khi đã quen, họ không sao có thể bỏ cầu nguyện được nữa – dẫu ở mức độ xác thịt, việc cầu nguyện ấy không thỏa mãn ngay tức khắc. Họ có thể bị lo ra trong suốt mười phút ấy, nhưng họ vẫn cứ trở về với việc cầu nguyện. Họ bảo : “Có một cái gì đó đang xảy ra trong tôi ở mức độ sâu hơn tôi nghĩ. Tôi không có được một ý tưởng tuyệt vời nào cả khi cầu nguyện, tôi cũng chẳng có được một tình cảm tuyệt vời nào cả khi cầu nguyện, nhưng Thiên Chúa lớn hơn cõi lòng và tâm trí tôi”.

 

Mầu nhiệm cùa việc cầu nguyện luôn lớn hơn những gì tôi có thể nắm bắt bằng các giác quan hoặc khả năng trí thức của tôi. Tôi tin rằng Thiên Chúa lớn hơn tôi khi tôi – để cho Thiên Chúa cầm giữ tôi — trong nơi cầu nguyện.

Parting Words