Chúa Muốn Người Giàu Chia Sẻ  Cho Người Nghèo 

print
Chúa Muốn Người Giàu Chia Sẻ  Cho Người Nghèo 
Chúa  Nhật 26 Thường Niên C 25.09.22
 
vo ha

I.   Theo Thánh Kinh, con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1: 26-27) trong sự khôn ngoan và yêu thương đồng đều cho mọi người không phân biệt,  thiêng dị. 

Hầu như ai cũng người đồng ý và chấp nhận “con người được sinh ra bình bình đẳng” như Lời Nói Đầu của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế và sử sách xưa nay cho biết “giàu nghèo” trong xã hội loài người là vấn đề  lâu dài và có vẻ muôn thưở. Như Chúa Giêsu cũng đã nói:  “người nghèo lúc nào cũng có bên cạnh các con” (Ga 12: 8).

Cách riêng thời đại hôm nay, Ông  François Bal, hơn 70 tuổi, Giám Đốc Văn phòng Kitô Giáo lo cho người khuyết tật (OCH) cũng là tác giả quyển Tin Vui Về Việc Chia Sẻ Của Cải. Sách bằng tiếng Pháp: L’Évangile du partage des biens, nxb. Fidélité.  Trong Thư gởi  Kitô Hữu có tài sản, ông nhắc “2% người có hơn 50% của cải trên hành tinh nầy, nhưng tài sản trên lại do Thượng Đế từ nhân ban cho mọi người”.

Hơn nữa, ngày 21/08/22, Ngân Hàng Đầu Tư Bank Credit Suisse báo cáo  về số người có 50 triệu Mỹ Kim trở lên, gia tăng 46,000  trong năm Đại Dịch Corona 2021, thêm vào tổng số triệu phú Mỹ Kim trên thế giới là  218,200 người.  Chỉ là dưới .5 % dân số, nhưng chiếm hữu 46%  của cải  địa cầu.

Giàu nghèo hay phước họa của con người do con người mà ra. Người giàu-có nhờ lao động chân chính lúc đầu,  biết dùng chất xám tích lũy của cải và thêm tổ chức lao động  hợp lý, mà có. Cũng giúp kinh tế phát triển, đó là phước. 

Nhưng trên thực tế nhiều thời, cũng có khi  là họa, tại sao? – Xin thưa, tai họa xảy ra cho con người nghèo khó và cả trái đất vật chất, vì thiếu công bằng bác ái trong việc phân phối của cải hợp lý. 

Ông François Bal kết luận: tội lỗi lớn của xã hội là phân phối của cải không công bằng. Cũng thêm, tháng 3 năm 2022, Giáo Hoàng Phanxicô, khi tiếp kiến các đại diện của Hiệp Hội Lazare, cũng đã  đề cập việc phân phối của cải không đúng trong các xã hội chúng ta. VATICAN MEDIA/CPP/IP/SIPA

 Vậy ta cùng đọc những dòng Lời Chúa bên dưới, cùng xin ơn Chúa soi sáng thêm cho biết  phải hiểu vấn đề sau đây thế nào cùng thực hiện làm sao cho đúng ý Chúa, được bao nhiêu quí bấy nhiêu.

 

II. Lời Chúa

BÀI ĐỌC I: Am 6, 1a. 4-7 “Các ngươi đã mê đắm và ca hát, giờ đây các ngươi bị lưu đày.

Bài trích sách Tiên tri Amos.

Đây Chúa toàn năng phán: “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, và tự kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn; và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ. 

Người ta nghĩ mình như Đavit, có những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên mình, và chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse.

 Vì thế, giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày; những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không còn nữa”.

 

 BÀI ĐỌC II: 1 Tm 6, 11-16 “Con hãy gìn giữ huấn lệnh cho tới ngày Chúa lại đến”.

Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.

Hỡi người của Thiên Chúa, hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành. Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và cũng vì đó, con đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin trước mặt nhiều nhân chứng. 

Cha chỉ thị cho con trước mặt Thiên Chúa, Đấng làm cho muôn vật được sống, và trước mặt Đức Giêsu Kitô, Đấng đã làm trước mặt Phongxiô Philatô, lời tuyên xưng thẳng thắn, con hãy giữ gìn huấn lệnh đó cho tinh tuyền và không thể trách được, cho tới ngày Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô lại đến, mà đến thời đã định, Đấng phúc lộc và quyền năng duy nhất sẽ tỏ ra.

 Người là Thiên Chúa, Vua các vua và Chúa các chúa, Đấng độc nhất trường sinh bất tử, Người ngự trong ánh sáng siêu phàm, không một ai trong loài người đã xem thấy hay có thể xem thấy: (kính chúc) vinh dự và quyền năng cho Người muôn đời. Amen!

 

PHÚC ÂM: Lc 16, 19-31 “Ngươi đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy.

 Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:

–  “Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này’.

 Abraham nói lại: ‘Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được’. 

Người đó lại nói: ‘Đã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này’. 

Abraham đáp rằng: ‘Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài’. 

Người đó thưa: ‘Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải’. 

Nhưng Abraham bảo người ấy: ‘Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu’”….

 

III. Đôi Dòng Ghi Chúa và Tâm Tình

Bài đọc 1 Chúa Nhật 26  Thường Niên C tuần nầy,  như  trong bài đọc  8: 4-7 tuần 25 trước,  Ngôn Sứ  Amos gốc gác Miền Nam nước Giuđa, tiếp tục lên án cảnh người giàu-có đầy  thế-lực chỉ lo ăn chơi hưởng thụ (hiểu ngầm là tiền của do bốc lột dân nghèo)   tại cả hai miền, hai nước Bắc Israel và Si-on là tên của ngọn đồi xây dựng thủ đô Giêrusalem, tượng trưng cho  cả nước Giuđa phía nam. 

Những kẻ giàu sụ nầy phần lớn là những nhà lãnh đạo trong dân (6:1) và những phe nhóm quyền lợi cấu kết, ăn chơi như vua chúa Davit. Họ nằm  trên ghế dài bằng ngà, ăn chiên non và bê béo nhất, đàn hát như vua chúa, uống rượu cả bầu, xức dầu hảo hạng, không biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse xụp độ. 

 Ông Giuse được nhắc tên trên đây là con Ông Gia cóp, cũng   là cha của  Ephraim và Manassê. Hai ông con nầy là hai chi tộc chính của vương quốc Israel, đại diện cho cả nước. 
Ngôn Sứ Amos  đã báo trước bằng lời lẽ xui rủi khó ưa rằng chúng sẽ bị lưu đày – Thực vậy, Miền bắc bị nô lệ cho Assyria năm 721 TCN, còn Miền Nam bị làm tôi mọi qua Babylon năm 386 TCN. Thế là tan tác cả đám ăn chơi phè phỡn, không tha thiết gì đến nỗi đau khổ của dân chúng nghèo đói. 
Những cảnh ăn chơi trác táng của kẻ thế lực giàu có xa xưa trong hai xứ Bắc Nam Do Thái, mà không nghĩ gì tới dân nghèo, đã  qua đi với hai tai họa lưu đày trên. Nhưng lại xảy ra sau khi được hồi hương  năm 538 TCN. 
Phung phí tiền bạc vô lý và ăn chơi sa sỉ, trở thành một đầu mối nguy cơ cản trở con đường Nước Trời. Nên Chúa Giêsu phán thẳng những người Biệt Phái dụ ngôn sau nầy.
Qua Bài Phúc Âm hôm nay, người giàu không bị hận thù  gắt gao hay bị  lật đổ như  lý thuyết của Karl Max thế kỷ 19, và phong trào nầy còn  kéo dài tới hôm nay tại một số nước,  số nơi. 
Nhưng 2000 năm trước, Chúa Giêsu dạy cách sống đời sống đạo qua dụ ngôn người phú hộ sở hữu của cải quá dư thừa, mà khép kín lòng dạ với người nghèo khó cơ hàn Ladarô. Ông nầy là người duy nhất được có tên trong các dụ ngôn của Chúa. 
Ông nhà giàu bên trên  bị  Chúa Giêsu đưa vào câu truyện,  với hậu quả tất nhiên phải tới, là luận phạt, do việc ông tự do làm ra. Ông phải bị lãnh kiếp nạn  đã được định rõ trong đời sau, vì đời nầy vô cảm, do chỉ lo thờ cái bụng (Pl 3:19)  mà không biết chia sẻ bất cứ thứ gì trên bàn ăn rơi xuống, như mụn bánh,   cho Ladarô  – đại diện người nghèo khó cơ hàn – đang đói khát nheo nhóc dưới chân bàn. 
Không có chỉ dấu nào từ  ông phú hộ cho người hành khất bất cứ món gì, trừ ra để cho  chó là con vật ghê tởm hung dữ, liếm chổ đau của anh nầy.
Ông Ladarô được vinh dự, theo quan niệm Do Thái, trong bữa tiệc do Abraham chủ toạ,  không phải do bản chất hay cốt cách nghèo hèn hoặc  do ông cố ý núp lại trong tình cảnh   nghèo khó, mà vì ông đã chịu những bất hạnh theo cách không phàn nàn. Coi như cam lòng vác thập giá của mình. 
Khi chết rồi, thì số phận đã định đoạt và không thể thay đổi cho cả kẻ lành người dữ.  Không thể chuyển đổi lên xuống hay van nài bên nầy sang bên kia được. Nên phải sám hối, có lòng tin và thay đổi cách sống ngay đời nầy để khỏi bị khổ sở đời sau. 
Trở lại Bài Đọc 2, Phaolô  trong thư gởi cho người bạn cộng sự viên thân ái, nhấn mạnh đến việc trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin, lòng mến trong  nhẫn nại và hiền hòa.
Cũng thêm tuân giữa điều răn của Chúa mà sống tinh truyền, không đáng trách cho đến khi Chúa Giêsu xuất hiện.

Tóm lại, thời Cựu Ước, Sách Tobia  chừng 300 năm TCN, đã chỉ ra khá rõ  phải chia sẻ của cải  cho người nghèo khó làm sao. Mấy dòng được ghi ra sau đây thuộc chương 4: 7-11, 21  tuy ngắn, nhưng phải xin Chúa trợ lực và gắng sức thực hiện, làm được bấy nhiêu quí bấy nhiêu. 

 7 Con hãy dùng của cải bố thí cho tất cả những ai thực thi công chính, và khi bố thí, mắt con đừng có so đo. 

Ðối với ai nghèo khổ, con đừng ngoảnh mặt làm ngơ, để rồi đối với con, Thiên Chúa cũng sẽ không ngoảnh mặt làm ngơ.

 8 Tuỳ con có bao nhiêu, hãy cho bấy nhiêu; có nhiều thì cho nhiều, có ít thì đừng ngại cho ít. 9 Như thế là con tích trữ một vốn liếng vững chắc cho những ngày gian nan. 

10 Thật vậy, việc bố thí cứu cho khỏi chết và không để rơi vào cõi âm ty. 11 Vì trước nhan Ðấng Tối Cao, của bố thí là một lễ vật quý giá cho những ai làm việc bố thí.  

    21 Hỡi Con! Ðừng sợ, vì chúng ta đã lâm cảnh nghèo túng. Con sẽ nắm trong tay nhiều của cải, nếu con kính sợ Thiên Chúa, tránh xa mọi tội lỗi và làm điều lành trước mặt Chúa, Thiên Chúa của con.”

 

IV. Xin Dâng Lời Cầu

Chúa là Đấng sung túc giàu có, là  “Cha của người nghèo khó”. Chúng con luôn tin tưởng vào cánh tay quan phòng và quyền năng của Ngài.

Xin cho uy tín và tiếng nói của những Vị Lãnh Đạo Tinh Thần trong Hội Thánh được mọi người lắng nghe và chung tay vào việc giúp đỡ những người nghèo khó nhiều nơi trên thế giới

Xin cho các  Quyền Lực trên thế gian dẹp bỏ chiến tranh, cùng chung sức ‘đúc gươm đao thành cuốc cày, rèn giáo mác nên liềm hái (Is 2, 4) cho những những quốc gia yếu kém thoát cảnh đao binh đói nghèo.
 
Xin cho mọi  Kitô hữu trên thế gian thêm ý thức lời dạy của Chúa là thương người như chính mình, mà  chia sẻ  cơm áo cho những người nghèo khó bần hàn.
 
Xin cho mọi thành viên trong Họ Đạo chúng con   biết cố gắng sống theo lời dạy của Thánh Phaolô … cùng khóc với người khóc (Rm 12:14) mà nâng đỡ nhau trong những lúc đói khổ.
 

Xin cho chúng con biết quan tâm theo khả năng, tới nhu cầu ăn ở mặc cũng như tinh thần tới người thân cận, như chính Chúa đã rộng lượng với  chúng con. 

 Xin cho chúng con thêm ý thức hậu quả tệ hại qua hình ảnh người phú hộ ích kỷ, để biết lo cho chính mình  trong việc sử dụng của cải chóng qua của đời mầy mà mua được bạn hữu đón tiếp và hạnh phúc đời sau như Chúa hứa ban. Amen.