Gia Đình Là Mái Trường Chủng Viện Đầu Tiên

Gia Đình Là Mái Trường Chủng Viện Đầu Tiên

Tác phẩm Truyện ngắn đoạt giải Khuyến Khích – Cuộc thi Sáng tác Văn Hóa – Nghệ Thuật Đất Mới 2017 của Tác giả Cao Dương Cảnh

 

CHƯƠNG 1: THUỞ ẤU THƠ

Phanxico Cao Khát Vọng được sinh ra trong gia đình dường như đầy khó khăn và bất trắc, khi đến 1 tuổi cậu đã phải ở với ngoại vì hoàn cảnh gia đình đầy thử thách và khó khăn. Ba mẹ em lúc bấy giờ đang trong tình trạng rối đạo (không có phép hôn phối). Người mẹ là bà Nguyễn Thị Của, bà buôn bán đầy gian khổ, và ba của em là Ông Cao Văn Con, ông làm nghề nông. Nguyên nhân dẫn đến gia đình em đày sống gió là do mâu thuẫn giữa hai bên gia đình.

Thuở nhỏ sáng nào cũng vậy, độ 03h sáng khi cậu đang say sưa giấc ngủ hồn nhiên của mình bên cánh tay của người mẹ của mình, thì cậu phải tĩnh giấc, vì mẹ phải bế cậu sang cho bà ngoại trông dùm, vì bà mẹ phải đi buôn bán ở xa, bà phải chèo hàng chục cây số để buôn bán. Cậu bé vẫn say sưa giấc ngủ, chưa biết tương lai của mình nó sẽ ra thế nào. Trong kí ức tuổi thơ của Phanxico dường như hình ảnh của người cha và bên nội không có một chút gì lưu luyến. Nhưng bên ngoại đầy những ký ức, cậu còn nhớ sáng nào cũng vậy, bà hoặc ông ngoại đều cõng cậu sang những chiếc cầu khỉ để đưa cậu Phanxico đi uống cafe. Có lần cậu hỏi ông ngoại:

– Ngoại ơi, ngoại có mệt không? Người ông trả lời:

– Đâu có, cháu của ông mà!

Cậu Phanxico cười lên vì hạnh phúc, đầu cậu nghiêng lên vai gầy của ông, quay sang phía sau cười với bà và nói với bà cầm dép chắc dùm con nhé, vì thuở nhỏ cậu Phanxico chỉ có một đôi dép, nên cậu rất quý.

Cậu có thói quen không bao giờ chịu ngủ trên giường hay trên võng, cứ chui xuống gầm giường ngủ, lắm khi nhà không thấy đâu lại tìm trong cơn hoảng hốt, ai ngờ cậu ngủ dưới gầm giường. Hình ảnh đó cũng nói lên sự cơ cực bần cùng của cậu.

Thời gian trôi qua, cậu lớn lên trong sự tần tảo của người mẹ, sự ân cần chăm lo của ông bà ngoại. Điều mà cậu nhớ nhiều nhất trong ký ức tuổi thơ của mình, là hằng đêm trước khi ngủ, mẹ cậu đều dạy cậu những lời kinh, kinh cậu thích nhất đó là Kinh Nữ Vương Gia Đình. Cũng như điều mà cậu khát vọng nhất là được Rửa tội.

Khi cậu hiểu biết được chút ít, thì một biến cố xảy ra trong gia đình cậu, đó là ba cậu lật ngang ván cờ không chịu vào đạo, dù đã được sự chuẩn bị của giáo xứ cho việc hôn phối. Ba cậu tranh cãi với mẹ cậu:

– Đi hôm nay thôi, mai mốt không có đi nhà thờ nữa, đi có ích gì?

Mẹ cậu khóc nức nở, nghẹn ngào trả lời:

– Vậy thôi, hôm nay khỏi cần, ông cứ ở nhà tôi sẽ liên hệ với cha để xin lỗi.

Thế rồi mẹ cậu ôm cậu vào lòng, lúc đó chỉ biết khóc. Lúc đó cậu tự nhiên đọc lên lời Kinh Nữ Vương Gia Đình. Nếu nói bạo lực gia đình là bị trừng phạt thì chắc có lẽ ba cậu Phanxico là người bị bắt đầu tiên. Vì ba cậu không ngừng đánh đập mẹ cậu, nào là đánh vào mặt, đập ấm nước vào đầu, và tung từng cú đá nặng vào thân thể yếu hèn của mẹ cậu…
Với sự vũ phu đó mẹ cậu không thể nào chịu đựng được nữa, gia đình Phanxico đành phải ly thân nhau, hai người ở hai nơi. Còn cậu thì ở giữa của sự hận thù này, nếu chọn mẹ thì mất ba và ngược lại chọn ba thì mất mẹ.

CHƯƠNG 2: THUỞ THIẾU NIÊN

Thế rồi năm 14 tuổi cậu cũng chứng kiến ba cậu gia nhập đạo và chịu phép hôn phối với mẹ cậu. Một tháng sau đó Cha cố Phêrô cũng rửa tội cho cậu, nhưng hôm đó chỉ có sự hiện diện của mẹ cậu và người đỡ đầu. Hình ảnh chiếc ghe nhỏ mẹ cậu chèo chống độ khoảng 30 cây số, để đưa cậu ra nhà thờ để rửa tội, càng làm cho cậu thấy tủi thân hơn và thương mẹ hơn. Tủi thân vì không có ba, thương vì sự tần tảo của mẹ. Cậu được nhận vào học lớp giáo lí. Cậu học rất giỏi giáo lí, cậu biết được Chúa, hiểu Chúa và yêu Chúa. Hình ảnh Cha cố Phêrô làm đánh động khác vọng dâng hiến của cậu, bởi sự giản dị và gần gũi của ngài, qua mảnh áo lễ đã cũ và thâm kim thế mà Cha cố vẫn không bỏ. Cậu hỏi Cha cố:

– Ông ngoại ơi! Sao áo cũ rồi không bỏ đi

Cha cố trả lời:

– Tuy áo cũ nhưng vẫn còn xài được, tuy thâm kim nhưng những hạt thâm kim này như những kí ức in lên đời linh mục của ông ngoại.

Cậu Phanxico ngơ ngác không hiểu Cha cố nói gì. Cha cố cười và nói:

– Có những việc con muốn buông bỏ và vứt đi nhưng không thể được, vì nó đã gắn liền với con.

Cậu trả lời:

– Dạ con hiểu rồi

Quả thế những việc xảy ra trong ký ức tuổi thơ không thể làm sao xóa bỏ được trong ký ức của cậu.

Sáng hôm đó cậu đang ngu trong mùng, mẹ cậu vội vàng gọi cậu dậy và nói:

– Ông ngoại (Cha cố) mất rồi con ơi!

Lúc đó cậu không đứng lên nổi, vì điều vừa nghe quá sốc với cậu, hình ảnh đời linh mục cậu xem là mẫu gương giờ vụt mất. Cậu chơi vơi. Không chờ gì nữa cậu soạn đồ để chạy ra nhà thờ liền, hình ảnh cha cố nằm im đó, cũng với áo lễ thâm kim cũ kĩ đó lại càng làm cho cậu khát vọng đời dâng hiến hơn.

Mùa đông năm ấy khi Cha mới Giuse về nhận xứ, sau bao ngày tháng trống vắng vị chủ chăn. Cha có tổ chức tập hoạt cảnh Giáng sinh. Thế thì cậu và đám bạn vui tươi cùng nhau đạp xe đạp đến nhà thờ để tập văn nghệ. Điều mà ai cũng nhận ra cậu là cậu có chỉ một bộ đồ. Tuần nào cậu cũng mặc bộ đồ đó ra nhà thờ. Hôm đó có thằng em của cậu hỏi:

– Sao anh mặc đồ này không vậy?

Cậu ngượng người trả lời:

– Tại anh có 1 bộ.

Một câu nói của Cha Giuse làm cho cậu thấy ấm lòng hơn khi Ngài vỗ vai cậu và nói:

– Đi tu nhé con

Lúc đó cậu chỉ biết cười cho qua, nhưng thực chất trong lòng cậu rất muốn. Sáng hôm đó có một cuộc gọi đến với mẹ cậu, mẹ cậu bắt máy, thì có một giọng nói phát ra từ cuộc gọi phía bên kia:

– Cho hỏi đây có phải là số điện thoại của chị Của không ạ? Mẹ cậu trả lời:

– Dạ đúng ạ.

Người đó chính là Cha mới Giuse. Không biết cha có số điện thoại mẹ cậu từ đâu. Cha nói tiếp:

– Có Vọng ở nhà không chị?

Mẹ cậu trả lời:

– Dạ có

Mẹ cậu đưa chiếc điện thoại cho cậu, cậu phản hồi lại:

– Dạ con nghe.

Cha Giuse nói:

– Tuần này con rảnh không, ra chừng nhà dùm cha một tuần cha đi vắng.

Lúc đó cậu chỉ mới là học sinh sắp bước vào lớp 10, chẳng biết gì. Nhưng không hiểu tại sao cậu tự nhiên nhận lời. Thế thì cậu chuẩn bị đồ đạp xe đạp ra nhà thờ. Khi đến cổng thì có chú Tuấn kêu lại và nói:

– Cha gửi cho con 200.000 để ăn cả tuần và đây là chìa khóa phòng.

Cậu cầm trên tay 200.000 và chìa khóa với vẻ mặt ngây ngơ. Bàn chân của cậu bắt đầu bước vào sân nhà thờ, xung quanh chẳng có ai, chỉ có mấy con chim đậu trên các tán cây đang đua nhau hót líu lo. Thế rồi cậu mở căn phòng ra, dòng chữ xuất hiện trước mặt cậu là: “Bạn đang tìm gì?”, với một cái gối, một cái chăn cậu đã bên cậu suốt một tuần, điều đặc biệt cậu ngủ một mình khi xa nhà và một mình tại nhà xứ.

Thế thì thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, cha Giuse cũng về tới. Cậu ra bê đồ vào cho cha. Cha nhìn cậu hỏi:

– Ở nhà buồn không con? 

Cậu trả lời:

– Dạ không, vì con có Chúa.

Đúng lúc đó, giáo dân nghe biết cha về, họ có làm một ly sinh tố đu đủ cho Cha, thế thì Cha kêu cậu vào, cha xớt cho cậu nửa ly và đó chính là nửa ly sinh tố đu đủ lần đầu tiên cậu được uống. Cảm giác ngon lạ lùng. 
Điều gì đến nó cũng đến cha Giuse đã về thì đồng nghĩa cậu cũng phải về lại với nhà mình, nhưng không hiểu sao cậu có vẻ như không muốn chút nào, tại vì sao thế? Thưa vì trong suốt thời gian đó cậu thấy rất bình an, không nghe những tiếng cãi vã của gia đình hay các lời thị phi từ các người hàng xóm, cuộc sống chỉ đọc kinh và cầu nguyện, mọi sự rất vui tươi và bình an vì có sự hiện diện của Chúa.

Tối hôm đó là bữa cơm cuối cùng giữa cha Giuse và cậu, cha hỏi cậu:

– ở nhà có xảy ra chuyện gì không con? Cậu trả lời:

– dạ không.

Cha Giuse nói tiếp:

– Con nè! Hay bây giờ con ở đây 1 tuần, rồi 1 tuần con về nhà, cứ như thế chịu không?

Cậu đáp lời:

– Dạ thưa cha, vì con phải học, mà đồ đạc, sách vở, con đâu có thể cứ đưa ra rồi đưa về. – vì từ nhà thờ đến nhà cậu phải cách 20km mà cậu phải đạp xe đạp để đi.

Thế thì Cha nói tiếp:

– Vậy có muốn ở đây luôn không?

Cậu không ngần ngại đáp trả trong tâm trạng đầy phấn khởi vui tươi:

– Dạ muốn.

Cha Giuse nói:

– Vậy con phải nói với ba mẹ con.

Thế rồi cậu cũng đã được ở với cha Giuse, với những ngày đầu điều gì cũng mới với cậu, cậu lớn lên và tập nhận thức trong sự hướng dẫn của Cha Giuse. Tuy vậy nhưng chặng đường của cậu cũng đầy khó khăn, khi hằng ngày cậu phải đạp xe 40 cây số để đi học, vì nhà trường ở quê cậu, mà nhà thờ lại xa nhà. Không hiểu động lực nào cậu có thể đạp hằng ngày như thế, chiếc xe lăn bánh với sự điều khiển của đôi chân cậu, mắt cậu vẫn hướng về phía trước. Có lẽ động lực chính là sự yêu thương của cha Giuse, nếu việc ở với cha cậu không cảm thấy bình an và hạnh phúc, chắc hẳn cậu ấy đã không hy sinh như thế. Ngoài việc học ra cậu cũng có nấu cơm, tuy nấu không ngon nhưng chỉ có hai cha con, cũng chẳng sao và lắm khi đến mùa thi cậu say sưa học bài, ngủ thiếp đi thì cha Giuse lặn lẽ đi nấu cơm rồi đánh thức cậu dậy để dùng cơm. 

Sáng nào cũng thế, cậu giúp lễ cho cha có điều rất vui. Cậu rất thích mặc áo lễ rồi ngồi vào tòa giải tội. Hôm đó cậu ngồi đầu tựa vào tòa, nên không thấy cha Giuse bước vào khi nào, thế thì cha Giuse bước vào thấy cậu như vậy, Cha Giuse cười và nói:

– Con không được ngồi ở đây, vì sẽ phạm thánh.

Lúc đó cậu mới biết, thế thì cậu đứng lên. Cậu quay sang thấy cha mặc áo lễ cậu cũng ước một ngày nào đó cậu cũng sẽ được mặc chiếc áo đó.

Cũng trước mùa Giáng sinh năm kế tiếp. Cậu được cha Giuse gọi lại và nói:

– Giờ con tạm về nhà, lo việc gia đình. Nếu ba mẹ con không giao hòa với nhau, thì cha và con chia tay nhau. Hãy cố gắng nối kết đất trời trong dịp lễ Giáng sinh, cha sẽ cầu nguyện cho con.

Lúc đó cậu như muốn chết đi, thời gian trước kia đâu rồi, hạnh phúc và bình an của ngày hôm qua đâu rồi, mà giờ đây thử thách đang đặt trước mắt cậu. Thế rồi cậu đưa đồ về nhà với vẻ mặt đầy thất vọng và đầu óc nhụt chí. Trong thời gian về nhà cậu cũng chẵng dám nói gì, vì cậu hiểu rằng ba mẹ đang trong thời gian căng thẳng. Lúc đó cậu chỉ còn có một cách cầu nguyện với lòng Chúa Thương Xót, xin Chúa cho gia đình cậu được trở lại với nhau. 

Cậu nói với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho gia đình con được trở lại với nhau, đặc biệt xin cho con được làm linh mục của Chúa, con sẵn sàng chấp nhận hết mọi khó khăn thử thách, nhưng chỉ xin một điều đó là được làm linh mục của Chúa”.

Hôm đó không biết sao, cậu đang đi trên đường tình cờ gặp ba cậu, ba cậu hỏi:

– Ba không hiểu tại sao con cứ thích đi tu, ở bên ngoài không sướng sao?

Lúc đó cậu không nói gì, nếu lúc trước ai nói gì cậu cũng cười với nụ cười hồn nhiên, thì giờ đây không phải, mà nó là những giọt nước mắt của tâm tư, nước mắt của khát vọng sáp vụt mắt. Cậu cứ khóc và lặn lẽ bước đi, vừa đi cậu vừa đọc lời kinh Nữ vương gia đình.

Sau thời gian cho phép, đã xảy ra nhiều biến cố, khiến cậu cũng không ngờ nào là ba cậu ngoại tình, mẹ cậu cờ bạc, còn cậu thì chơi vơi. Nhưng có điều cậu cứ bám vào Chúa và Chúa đã ra tay. Giáng sinh năm đó ba mẹ cậu đưa nhau ra nhà thờ, vào gặp trực tiếp, cuộc trò chuyện như thế nào thì cậu không biết, chỉ biết việc cậu sẽ được ở tiếp tục ở nhà thờ. Cậu càng lớn càng được mọi người yêu mến, vì sự gần gũi của cậu, từ những con người cậu tiếp xúc cậu luôn trân trọng.

CHƯƠNG 3: THỜI THANH NIÊN

Năm lớp 12 cũng kết thúc, suốt 4 năm cậu đạp xe đi học, đối diện với những khó khăn mà đối với lứa tuổi của cậu chưa nghĩ tới. Chính lúc này cậu phải chọn ra một con đường để đi, một là đi tu hay học đại học, cậu đã chọn đi tu. Nhưng mọi sự không được theo ý cậu. Cậu không được sự đồng ý của Cha, vì một lí do, gia đình cậu. Tối hôm đó cậu ăn cơm với Cha, cậu nói với Cha:

– Cha ơi, con đăng kí đi tu? 

Cha bảo cậu:

– Hiện tại Đại chủng viện yêu cầu, có nền tảng đạo đức gia đình. Cha thấy gia đình con chưa đạt chuẩn. Nên tạm thời con đi học đại học, rồi nữa tính.

Vì Cha cũng sợ ý hướng ơn gọi của cậu chỉ là cảm xúc nhất thời, vì gia đình như thế, có vẻ cậu chán gia đình, nên mới đòi đi tu.

Đúng là số của cậu làm gì cũng một mình, tự mình đi lên. Ngày cậu chuẩn bị đi thi đại học, cậu cũng tự lo chổ ở, tự mình lên thành phố để thi và tự mình kiếm chổ trú thân cũng một mình. Với những đứa bé ở độ tuổi đó thì khó chấp nhận và hành động được như cậu. Kết quả thì cậu cũng đậu đại học, cậu được từ hỗ trợ từ cha sở lo phần học phí, còn gia đình lo ăn uống. 

Đêm nào cũng thế cậu cứ xin: “Lạy Chúa nếu Chúa không cho con làm Linh mục của Chúa, thì xin cho con chết đi”. Cứ tưởng sau thời gian ba mẹ cậu gặp cha sẽ thay đổi, nhưng không thay đổi được bao nhiêu, vẫn cãi nhau, khiến cậu không lo học được. Đặc biệt khi chứng cảnh khốn cùng như thế cậu bắt đầu bị lệnh hướng lý tưởng của mình, cậu nghĩ: “Mình là con một mình đi tu rồi, ai sẽ lo cho ba mẹ, dù lắm lúc cậu muốn từ họ, vì ba mẹ cậu không biết sống cho cậu”.

Rất may vào thời sinh viên của cậu, cậu có tham gia một khóa linh thao dành cho sinh viên hằng năm, do các cha Dòng Tên tổ chức. Với bâng khuâng đó, cậu được Chúa Thánh Thần soi dẫn, khi cậu quảng đại chia sẻ với các cha linh hướng, cậu rút ra được: Bổn phận lo cho ba mẹ ai cũng có và cậu không ngoài vấn đề này. 

Cậu suy nghĩ lại hành trình của mình, nếu lúc trước cậu không được sự dẫn dắt và quan phòng của Chúa qua cha sở, thì ngày hôm nay cậu có được như vậy không? Ba mẹ cậu có ở lại với nhau vì cậu không, hay đã ly dị nhau, thế thì lúc đó cậu như thế nào so với ngày hôm nay. Vả lại cậu ở nhà cậu có lo được cho ba mẹ cậu hay không? Hay lỡ gặp một chuyện nào đó, ba mẹ cậu lại tiếp tục lo cho cậu? Với lại ba mẹ có cần cậu lo lại không?

Từ đó cậu thuộc lòng câu thánh vịnh: 
“Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt… 
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, con kêu lên cùng Chúa và Ngài đã cho con bình phục. 
Từ âm phủ Ngài đã kéo con lên, tưởng đã xuống mồ mà Ngài thương cứu sống. 
Lạy Chúa, vì yêu thương Chúa đã đặt con trên núi an toàn. 
Xin tạ ơn Ngài mãi mãi ngàn thu” (Tv 30,2-4).

Có thể nói đời của cậu không tránh được chữ khổ. Cậu phải mang ba cái tang trong vòng một năm: một cái tang đầu tiên là tang của bà nội, 10 ngày sau đó là tang ông nội rồi cuối năm lại là cái tang của ông ngoại. 

Những đám tang diễn ra cậu không rớt giọt nước mắt nào, cậu rất bình tĩnh để lo tiếp mọi sự. Lúc lâm chung của ông bà nội và ông ngoại cậu không chứng kiến vì xa gia đình. Nhưng một cử chỉ khiến cậu nhớ mãi, đó là cử chỉ không ai khác ngoài ông ngoại của cậu. 

Trước khi mất, ông ôm cậu vào vai ông, làm cho ông nhớ lại lúc nhớ cậu được đôi vai gầy này cõng hằng sáng và ông đưa cho cậu một món, món này không phải là vàng hay thứ gì khác, mà đó chính là cây Thánh Giá, cây thập tự của Chúa. Thế thì đám tang của xong, những ai khóc cũng hết khóc, riêng cậu tuy không khóc, nhưng hình ảnh của ông ngoại luôn theo cậu. 

Miễn ông cụ nào gia già là đủ cậu nhớ tới ông, cậu chỉ còn một cách để làm để trả lại cho ông là cậu cầu nguyện cho ông, mong ông được sơm hưởng vinh phúc quê trời.

Thời gian học đại học cũng xong, cậu lại đối diện với ơn gọi của mình, lần này cậu chín chắn hơn, cậu hỏi cha:

– Cha ơi! Cha gửi con đi tu nhé!

Lần này Cha không từ chối, nhưng Cha muốn cậu ra ngoài đi làm, để biết đời như thế nào hơn và có nếu thật sự muốn đi tu thì nên đi dòng, vì cha thấy cậu hợp dòng hơn. Nhưng khi cậu hỏi tại sao cha lại muốn con như thế, thì cha không nói. Vì cậu biết rằng không phải vì lí do hợp hay không hợp mà là vì lí do gia đình của cậu, chưa đủ đạo đức để giáo phận chấp nhận. Có lẽ cha ngại khi nói lại lời này lần hai với cậu, vì cha biết sẽ làm cho cậu đau lòng.

CHƯƠNG 4: THỜI TRƯỞNG THÀNH

Sao khi tham khảo ý kiên của cha cậu quyết định sẽ đi học tiếp và đi làm, với số tiền cậu tìm được, cậu đầu tư cho việc học. Năm 27 tuổi cậu nhận bằng tiến sĩ với chuyên ngành Tôn Giáo Học. 

Trong thời gian đó ba cậu có chiều hướng thay đổi rất nhiều, từ việc bê trễ trong việc đạo đức, thì nay siêng năng hơn. Từ đó cũng làm cho cậu an tâm hơn trong việc học của mình, không chỉ thế nó còn làm cho cậu khát khao đời dâng hiến của mình. Ngày cậu nhận bằng tiến sĩ cả nhà đều vui và hãnh diện vì cậu, nhất là bà ngoại của cậu, bà vui đến nổi không cầm được nước mắt. Bà nói với cậu:

– Ôi cháu của tui! Một đứa cháu bà tưởng sẽ khổ nhất trong các cháu của bà, bà rất lo cho cháu, nhưng giờ đây bà rất vui, vì cháu được như thế.

Lúc đó cậu không nói gì được nữa, cậu quỳ xuống hôn đôi tay của bà, chính tôi tay này đã vì cậu mà khô khằn, lúc đó mọi người ôm cậu mà khóc, cả sân trường cũng lặng xuống vì cậu. Sau khi ra trường, cậu được Hiệu trưởng mời ở lại để dạy, lúc này xảy ra sự chọn lựa. Liệu cậu có cho đi dạy rồi lãng quên giấc mơ dâng hiến, mà đêm nào cậu cũng thì thầm nói với Chúa không?

Ai ai cũng nghĩ rồi cậu sẽ không đi tu nữa, vì lợi lộc sẽ kéo cậu, vã lại cậu là con một , nếu cậu thật sự đi tu thì ai sẽ lo cho gia đình. Nhưng tất cả những lời nói và suy nghĩ đó đã sai đối với cậu. Cậu quyết tâm đi tu, một sự việc thật bất ngờ nữa khi cậu chọn cho mình đi tu theo Dòng Truyền Giáo Phi Châu. Khi cậu đã quyết định như vậy, thì cha sở hỏi cậu:

– Tại sao con quyết định như thế?

Cậu trả lời:

– Thưa cha, có thể nói chuỗi ngày tháng vừa qua, cuộc đời của con gặp biết bao nhiều thư thách. Con không dám nói thử thách của con quá nhiều, nhưng con cảm nghiệm được nó qua sức con, với ơn Chúa con đã vượt qua được. Lí do con quyết định như thế, vì con thấy những đứa bé Phi Châu giống con quá. Con thấy các em đói như con ngày xưa, không có đồ mặc giống con hồi nhỏ, míu khóc nức nở giống con sơ sinh, đặc biệt nổi khổ mất cha mất mẹ…con muốn trở nên một chổ tựa nương cho các em, dù con chưa biết con sẽ đi tới đâu, nhưng con sẽ cố gắng.

Lúc đó cha hỏi tiếp:

– Thế thì ba mẹ con có một mình con, rồi ai sẽ lo.

Cậu trả lời:

– Thưa Cha, nếu Chúa muốn mọi sự sẽ được, vì ba mẹ con sẽ không cô đơn, khi xóm đạo để ý đến ba mẹ con. Con tin rằng con hy sinh vì Chúa vì tha nhân, Chúa sẽ không để ba mẹ con bị thiệt đâu. Vì chẳng phải lời Chúa đã nói ai theo ta sẽ được gấp bội đời này và đời sau.

Thế thì Cha đứng lên, hai tay áp xát chân, cúi mình xuống trước mặt cậu, vì sự quảng đại của cậu. Cậu về nhà, một vị trí đồ vật trong căn nhà cũng thế, không có gì thay đổi. Chỉ có một việc thay đổi là ba cậu. Ông không còn khô khan nguôi lạnh như xưa. Ông vui tươi đón cậu cộng với sự hối hận. Ông vừa tính nói với cậu mở lời trước:

– Thôi ba, con hiểu rồi, ba khỏe không?

Mẹ cậu thì đứng đó không kiềm được nước mắt hạnh phúc, khi ba cậu được hoán cải nhờ lời cầu nguyện của cậu và mẹ cậu. Bà còn hạnh phúc hơn khi có người con dân hiến cho Chúa. Lúc đó cả nhà cùng nhau hướng lên bà thờ Chúa dâng lời cảm tạ.

Sáng hôm đó với tiếng hót reo vui, Thánh Lễ diễn ra để tiễn cậu lên đường. Cha sở vui mừng vì có đứa con đầu tiên trong giáo xứ quyết định đi tu, cả giáo xứ đều cậu nguyện cho cậu, lúc đó cả thân nhân cậu không ai mà không rơi lệ, vì họ không muốn chút nào, nhưng cậu đã chọn lựa, thì mọi người cũng phải chấp nhận. Sau Thánh Lễ cậu chia sẻ:

– Dạ kính thưa cộng đoàn! Con là đứa con của giáo xứ, tất cả đều là ông bà cha mẹ và anh chị em với con. Con có ngày hôm nay đều nhờ giáo xứ cầu nguyện cho con, đặc biệt là gia đình và cha sở. Ngày hôm nay con quyết định đi tu, không phải con tài cán gì, nhưng con biết rằng Chúa muốn con, xin cộng đòng cầu nguyện cho con.

Thế rồi với câu nói tiếp theo cậu không đứng nữa, mà là quỳ xuống mà nói với giọng đầy nghẹn ngào:

– Còn một điều con mà con nài xin cộng đoàn giúp giùm con, vì con không còn khả năng làm được nữa, đó là: xin cộng đoàn quan tâm động viên ba mẹ con, xin để ý giúp đỡ ba mẹ con lúc tuổi già sức yếu, vì con không còn bên cạnh các ngài nữa.

Nói tới đây cậu không nói được nữa, nước mắt nghẹn ngào chảy ra, vì mối bận tâm ba mẹ. Lúc đó cậu gụt mặt xuống, thì có một đôi tay đỡ cậu lên và nói:

– Chính Cha sẽ làm điều đó

Người đó chính là Cha sở của cậu, từ ngày đó cậu gọi Ngài là bố.

Ngày cậu bay sang Phi Châu để gia nhập dòng, tất cả gia đinh cậu, và bố linh thiêng của cậu đều có mặt. Họ không dám khóc trước mặt cậu, vì sợ cậu lo lắng. Thời gian thắm thoát không bao lâu, cậu sống trong nhà dòng, niềm vui của cậu là mục vụ các trẻ em di dân tị nạn, đói khổ.

Tối hôm đó, cậu nhận một cuộc gọi từ gia đình, ba cậu bị bệnh hấp hối và ba cậu muốn gặp cậu. Sau khi trình bày với bề trên, bề trên không cho cậu về, bề trên không nói lí do. Vẻ mặt cậu xuống tinh thần, cậu chỉ biết lặng lẽ bước đi với tinh thần vâng phục. Nhưng cậu đâu biết ngay sau đó bề trên đã nhanh chóng sắp xếp cho cậu về thăm ba lần cuối. Cậu bước vào phòng, chân đi không nổi, cậu hồi tưởng lại kỷ niệm với ba cậu, tuy không nhiều, nhưng đủ cho cậu đau lòng. 

Cậu quỳ phục trước cây thánh giá mà ông ngoại đã trao cho cậu, cậu chỉ biết ôm thánh giá mà khóc, khẩn cầu cho ba cậu. Ngay lúc đó, có tiếng rõ cửa, cậu bước ra mở cửa, cha bề trên nói:

– Thầy sắp xếp đồ, sáng mai về nước gặp mặt ba lần cuối.

Lúc đó cậu không nói gì thêm nữa, cậu nhanh chóng vào phòng sắp xếp đồ đạc, đêm đó cậu không ngủ được vì lo cho ba.

Thế thì cậu cũng về kịp, ba cậu nàm trong tình trạng suy sụp, cậu về tới cậu xông tới ôm ba, khóc không ngớt. Lúc đó ba cậu đưa cho cậu một món quà, và dặn rằng sau khi ba mất mới được mở, ngay lúc đó ba cậu trút hơi thuở cuối cùng. 

Sau khi lo hậu sự xong, cậu mở hộp quà đó ra, đó là một tấm hình đứa bé Phi châu đang nằm chết. Cậu không kiềm nước mắt, vì cậu hiểu ra rằng ba cậu luôn nhớ cậu và ủng hộ việc cậu đi tu với mục vụ di dân. Sau khi xong mọi việc thì đồng nghĩa cậu sẽ về lại nhà dòng, giờ đây chỉ con mình mẹ cậu và ngoại, mà ngoại giờ đây cũng đã lẩn rất nhiều.

Vào ngày lễ Mẹ Têrêsa thành Carusta, cậu được phong chức Linh mục, không chỉ dòng vui mừng, mà cả giáo xứ, đặc biệt là mẹ và ngoại cậu vui mừng khôn xiết. Giáo xứ tổ chức lễ tạ ơn mở tay cho cậu, giờ đây không phải là cậu của khổ đau nữa mà là vị linh mục của Chúa. 

Thánh lễ diễn ra trong niềm vui linh thánh, cậu vui mừng khôn xiết, rồi cậu nhìn ra cửa sổ cậu thấy một chồi non trên cành đang trổ sinh.

Cao Dương Cảnh

 

print