Học Kinh Thánh của Cha Carôlô Hồ Bạc Xái: Luca Chương 12

print

Học Kinh Thánh của Cha Carôlô Hồ Bạc Xái: Luca Chương 12

BÀI 54: KHÔNG NGẠI TUYÊN XƯNG (12,1-12)

BÀI 55: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CỦA CẢI (12,13-34)

BÀI 56: CÁC DỤ NGÔN VỀ SỰ TỈNH THỨC (12,35-48)

BÀI 57: TẠI SAO ĐỨC GIÊSU ĐẾN (12,49-53)

BÀI 58: THỜI ĐIỂM (12,54-59)

BÀI 54: KHÔNG NGẠI TUYÊN XƯNG (12,1-12)

          Trong phân đoạn này Lc gom lại hiều lời của Đức Giêsu mà Mt ghi rải rác ở nhiều nơi. Cho nên các ý tưởng không được mạch lạc lắm. Dù sao cũng có một chủ đề chung: đừng sợ trước sứ mạng loan báo Tin Mừng.

c 1-3 Đoạn trước (11,37-54) đã cho ta thấy Đức Giêsu bị nhóm pharisêu và nhóm luật sĩ bắt lỗi trong một bữa ăn. Câu chuyện đó khiến Ngài muốn cảnh giác các môn đệ mình hai điều. Điều thứ nhất là hãy coi chừng thói giả hình của người pharisêu: một mặt là đừng giả hình như họ, mặt khác các môn đệ hãy đặt mình vào hang ‘các ngôn sứ và các tông đồ’ (c 49) để lo rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa và sẵn sàng chịu bách hại vì sứ mạng đó.

    – “Men pharisêu”: chữ ‘men’ được Đức Giêsu dùng ở đây muốn nói lên một thứ ẩn giấu trong bột để từ từ làm cho bột bị hư đi không còn là bột tinh tuyền nữa. Thái độ giả hình của người biệt phái cũng giống như vậy vì nó có thể lây lan làm hại nhiều người khác. Các môn đệ hãy coi chừng đừng để mình bị lây nhiễm thói xấu đó vì nếu bị nhiễm thì đến phiên họ cũng sẽ lây nhiễm sang nhiều người khác trong GH.

    – Không giả hình tức là ta như thế nào thì tỏ ra thế ấy, bởi vì ‘Không có gì che dấu mà không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết’. Chú ý, câu này cũng được Mt ghi lại (Mt 10,27) nhưng trong một văn mạch khác nên mang ý nghĩa khác: Trong Mt nó muốn nói đến việc rao giảng Tin Mừng.

    – Đức Giêsu quảng diễn thêm ý tưởng trên bằng hai kiểu nói nữa: “Tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày; và điều anh em rỉ tai trong buồng kín sẽ được công bố trên mái nhà”. Nên nhớ mài nhà ở do thái là nóc bằng nên cũng là nơi người ta thường lên để trò chuyện và thông báo tin tức cho nhau.

c 4-7 – Điều thứ hai Ngài khuyên là đừng sợ sự thù địch của thế gian đối với người tông đồ của Chúa. Ngài đưa ra nhiều lý do để thuyết phục các môn đệ:

    – Lý do thứ nhất là các quan quyền thế gian cùng lắm chỉ giết được thân xác của ta chứ không giết được sự sống thật của ta là điều thuộc về quyền độc hữu của Thiên Chúa. ới vây nên sợ Thiên húa hơn.

    – Không những đừng sợ các quan quyền thế gian, mà còn phái phó thác vào Thiên Chúa quan phòng: Đấng luôn chăm sóc từng con chim sẻ và từng sợi tóc trên đầu chúng ta lẽ nào lại không chăm sóc những người làm sứ mạng Ngài giao hay sao! (Về chi tiết chim sẻ: Mt 10,29 ghi hai con chim sẻ bán được một xu. Ở đây Lc ghi năm con bán một xu, Lc muốn nhấn mạnh hơn nữa ý tưởng Thiên Chúa chăm sóc những vật rất tầm thường).

c 8-10 – Lý do thứ hai để đừng sợ là trong ngày phán xét chính Đức Giêsu sẽ tuyên bố nhận kẻ can đảm làm chứng cho Ngài. Lời trấn an này đi kèm với lời đe dọa: Đức Giêsu sẽ không nhìn nhận kẻ nào vì sợ mà chối Ngài.

    – Ý tưởng ‘chối’ ở c 9 kéo theo ý tưởng ‘nói phạm’ ở c 10: “Ai nói phạm đến Con Người thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì sẽ chẳng được tha”. Câu này gây khá nhiều khó khan. Ta cần tìm hiểu kỹ.

    Phần sau của tác phẩm Lc cho thấy nhiều kẻ đã ‘chối’ Đức Giêsu: Phêrô (22,34.57.61), dân thành Giêrusalem (Cv 3,13-14). Cũng có các Kitô hữu bị Phaolô cưỡng ép ‘nói phạm’ (Cv 26,11). Tại sao họ được tha? Thưa vì họ đã làm chỉ vì yếu đuối và sau đó đã hối hận (Phêrô: 22,62), vì không biết (dân Giêrusalem: Cv 3,17-19), hoặc vì bị ép (các Kitô hữu: Cv 26,11). Cònkẻ cố tình cứng lòng nghĩa  là không ăn năn, không đón nhận ơn tác động của Thánh Thần (Cv 7,51: ‘Chống lại Thánh Thần’) thì không gì cứu vãn được. Họ không được tha là như thế.

c 11-12 – Lý do thứ ba để đừng sợ sẽ có Thánh Thần soi sáng cách ăn nói và ứng phó khi người môn đệ bị đưa ra trước những nhà cầm quyền thế gian. Chú ý: Mt 10,20 và Mc 13,11 ghi: “Chính Thánh Thần sẽ nói”. Còn ở đây Lc ghi: “Thánh Thần sẽ dạy anh em biết những điều phải nói”. Lc muốn cho thấy vai trò chủ động hơn của các tông đồ sau khi đã được Thánh Thần dạy dỗ.

BÀI 55: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CỦA CẢI (12,13-34)

          Trong đoạn này, Đức Giêsu dạy về thái độ phải có đỗi với của cải vật chất. Có hai bài học: bài học cho mọi người là ‘đừng thu tích của cải cho mình’ (cc 1-21); bài học cho các môn đệ là ‘tin tưởng vào Chúa quan phòng’. Như thế đoạn này gồm hai phần:

I- ĐỪNG TÍCH TRỮ

c 13– Người ta thường chạy đến các lãnh đâọ tôn giáo xin giúp giải quyết những vụ tranh chấp cho dù việc đó thuộc phạm vi dân sự hoặc tôn giáo. Người trong dụ ngôn này đã chạy đến Đức Giêsu vì ông coi Ngài cũng là một lãnh đạo tôn giáo.

    Vấn đề tranh chấp đây là về quyền thừa kế. Theo Đnl 21,17 người trưởng nam được phần thừa kế gấp đôi các em trai khác. Trong vụ này có lẽ người trưởng nam đã chiếm trọn tài sản cha mẹ mà không chia gì cả cho các em.

c 14 – Khi người ta đến xin Đức Giêsu giúp đỡ lúc họ gặp khó khan về bệnh tật phần xác hoặc về tội lỗi phần hồn thì Ngài sẵn sàng. Tại sao trong trường hợp này Ngài lại từ chối? Cần phân biệt rõ hai lĩnh vực: việc giải quyết những bất công xã hội là trách nhiệm của các viên chức thế quyền, phần Đức Giêsu thì lo hướng dẫn tinh thần người ta dựa theo tinh thần của Nước Chúa. Thế quyền có thể cưỡng chế người ta làm theo luật, nhưng không thể làm cho người ta nên tốt, và một khi người ta đã nên tốt rồi thì không cần đến sức cưỡng chế của luật thế quyền nữa. Vả lại Ngài cũng không muốn lên án ai cả, mà chỉ muốn giúp cho người ta tự thấy được sai lầm của mình mà sửa chữa, cho nên dụ ngôn sau đây không phải là một lời phán quyết, mà đúng hơn là một lời khuyên.

c 15 – Đức Giêsu đã khuyên gì?

  1. a) Ở câu 15 này Ngài khuyên người ta chớ lầm tướng rằng hạnh phúc đời mình là tùy thuộc vào của cải vật chất.
  2. b) Ở câu 21, Ngài lại khuyên những người có của cải vật chất chớ chỉ dùng nó cho lợi ích bản thân mà phải dùng nó để “Làm giàu nơi Thiên Chúa”.

c 17“Suy tính trong lòng”: trong các dụ ngôn của Lc, các nhân vật thường tự nói những suy nghĩ của mình. (Xem thêm 15,17-19  16,13  18,14  20,13).

c 19 “và tôi sẽ nói với linh hồn tôi”: chữ linh hồn có nghĩa là đại diện cho cả con người. Như thế ‘nói với linh hồn’ nghĩa là ‘nói với chính mình’.

c 20 “Đồ ngu dại”: trong Cựu Ước chữ ‘ngu dại’ thường áp dụng cho những kẻ không nhìn nhận có Thiên Chúa (Tv 13,1: ‘đứa ngu dại tự nhủ rằng chẳng có Thiên Chúa’). Người giàu của dụ ngôn này không hề nghĩ đến Thiên Chúa mà chỉ nghĩ đến của cải, cho nên rất đáng gọi là ‘ngu dại’.

    – “Đêm nay họ sẽ đòi linh hồn ngươi”: chữ ‘họ’ (ils) đại từ ngôi thứ ba số nhiều ở đây là một cách nói của người do thái để chỉ tới Thiên Chúa (6,30 và 16,9) ‘đòi linh hồn’ nghĩa là ‘bắt phải chết’.

c 21 Trong Tân Ước, động từ ‘làm giàu’ được sử dụng 12 lần, trong đó 9 lần có nghĩa là lo cho bản thân một cách ích kỷ. Trong Rm 10,12 thì chính Thiên Chúa làm giàu, những không phải ích kỷ cho Ngài, những là để ban phát cho kẻ khác. Như thế có hai cách làm giàu:

          Một là để sống ích kỷ cho mình

          Hai là để ban phát cho kẻ khác.

    Trong 1Tm ‘làm giàu nơi Thiên Chúa’ có nghĩa là dùng của cải để chia sẻ cho người khác. Nhờ thế ta được kho tàng không hư nát là chính cuộc sống muôn đời.

    Như thế c 21 này là lời khuyên thứ hai của Đức Giêsu: những ai có của cải thì đừng chỉ lo cho bản thân mình vì đến lúc chết thì bao nhiêu của cải cũng phải để lại. Tốt hơn là nên chia sẻ với người khác để sau khi chết đi ta lại được hưởng một cuộc sống muôn đời.

II- TIN TƯỞNG CHÚA QUAN PHÒNG

          Việc thu tích của cải là một cách tự lo cho ngày mai. Đức Giêsu dạy những ai muốn làm môn đệ Ngài hãy để Thiên Chúa lo cho ngày mai của họ. Ở đây Đức Giêsu chỉ tiếp nối giáo huấn của Cựu Ước về Năm Sabbat(Lv 25,2-7). Trong năm thứ bảy người ta phải để cho đất nghỉ ngơi và phó thác cho Thiên Chúa lo cho cuộc sống mình. Đối với kẻ thắc mắc ‘Năm thứ bảy chúng tôi sẽ ăn gì nếu chúng tôi không gieo không gặt?’ Thiên Chúa trả lời rằng Ngài ‘sẽ chúc lành cho năm thứ sáu khiến đất đai sản xuất cho cả 3 năm (Lv 25,18-24).

c 22-23 Trước tiên Đức Giêsu nói đến những nhu cầu vật chất sơ đẳng là cái ăn và cái mặc; Ngài dạy khỏi cần lo những thứ đó, vì: mạng sống là thứ thiết yếu hơn nhiều mà Thiên Chúa cũng đã ban, huống chi những thứ sơ đẳng kia!

c 24-30 Và Đức Giêsu lý luận cho thấy Thiên Chúa sham sóc cái ăn (cc 24-26) và cái mặc (cc 27-28) cho các rgụ tạo của Ngài. Thụ tạo dù có tự lo bao nhiêu đi nữa cũng không thể kéo dài đời mình ra được (ngược lại càng lo thì càng giảm thọ!). Kẻ quá lo những chuyện đó cũng giống dân ngoại, vì họ không biết Thiên Chúa.

c 31 Và Đức Giêsu đúc kết lại: điều duy nhất cần lo tìm Nước Thiên Chúa, đó mới chính là điều quan trọng nhất, là giá trị tối thượng

c 32 Tiếp theo là những lời khích lệ

    – “Hỡi đán chiên nhỏ bé”: hình ảnh thường gặp trong Cựu Ước, có khi áp dingj cho dân Thiên Chúa (St 48,15; Hs 4,16  13,46; Mk 2,12-13  4,6-7  7,14; Sp 3,19; Gr 31,10  50,19; Ed 34; Is 40,11 49,9-10) có khi áp dụng cho tội nhân Do thái (Mt 10,6  15,24; Lc 15,4-6  19,10) còn ở đây là áp dụng cho các môn đệ (Mt 16,31; Mc 14,27; Ga 10,1-16  21,15-17).

    “Các con đừng sợ”: Đức Giêsu hiểu các môn đệ mình dù đã đi theo Ngài, những cũng còn e sợ vì một mặt sự chia sẻ công việc với Ngài có khó khan, và mặt khác hy vọng chiến thắng còn xa vời. Do đó, Đức Giêsu trấn an họ: Đừng xem Nước Thiên Chúa như một thế giới khác đang còn trong mơ, những hãy xem Nước ấy là hiện thực đã được Thiên Chúa ban cho họ rồi. Không phải là do công việc họ làm mà chỉ là ơn ban của Thiên Chúa.

c 33 Điều các môn đệ cần lo là hãy bán của cải mà đem bố thí cho người nghèo, đây là điều mà Lc thường xuyên nhấn mạnh (12,33  16,9  19,8; Cv 9,36  10,2.4.31  11,23  24.17)

    Tóm ý: các môn đệ đừng lo lắng gì cả, bởi vì Thiên Chúa đã ban Nước Trời cho họ rồi, đừng vương vấn của cải trần gian nữa, hãy bán đi mà bố thí cho người nghèo để rồi sắm được kho tàng không hư nát trên trời.

BÀI 56: CÁC DỤ NGÔN VỀ SỰ TỈNH THỨC (12,35-48)

          Tiếp tục bài giáo huấn các môn đệ. Đức Giêsu sang một đề tài khác: tỉnh thức và trung thành, Ngài và họ đang trên đường đi Giêrusalem để hoàn tất cuộc ‘xuất hành’ của Ngài. Do đó Ngài thấy cần chuẩn bị tâm lý cho họ tước tình huống sẽ xảy đến sau khi Ngài phục sinh: khi đó Ngài sẽ vắng mặt, nhưng họ phải biết chờ đợi trong tỉnh thức và trung thành.

          Đức Giêsu dạy điều này bằng 3 dụ ngôn:

I- DỤ NGÔN TÔI TỚ TỈNH THỨC (35-48)

c 35“Áo xắn đai lưng”: cách ăn mặc gọn gang của người đấy tớ để tiện làm việc, đây cũng là cách ăn mặc của người Do thái khi ăn tiệc Vượt qua, vừa chờ Thiên Chúa đến giải phóng.

    –“Chong đèn cháy sáng”: lý do thứ nhất là vì ban đêm. Lý do thứ hai là vì đang chờ chủ về, soi đèn cho ông chủ thấy đường-vào nhà.

c 36 – Ông chủ đi ăn cưới: đám cưới Do thái thường tổ chức về đêm và không biết kéo dài bao lâu. Do đó khi đi ăn cưới thì không biết trước lúc nào trở về.

c 38 “Canh hai hoặc canh ba”: người Rôma chia một đêm thành 4 canh (Mc 13,35; Mt 14,25), còn người Do thái thì chia một đêm thành 3 canh. Trong dụ ngôn này các tôi tớ sẵn sàng tỉnh thức cho tới canh hai hoặc canh ba, nghĩa là hầu như suốt đêm.

     Vấn đề: c 37b làm câu chuyện ra khó hiểu

    a/ Nếu chỉ chờ chủ về thì chỉ cần một người đầy tớ thức cũng đủ (cho nên cùng dụ ngôn này Mc 13,33-37 ghi chỉ một người đầy tớ), cần gì huy động tất cả đầy tớ?

    b/ Khi chủ đã về thì cả ông và đầy tớ đi ngủ là xong, tại sao đích thân ông chủ là ‘áo xắn, đai lưng’ và phục vụ cho các đầy tớ?

    Chính vì hai điểm khó hiểu đó nên ta phải giải thích dụ ngôn này theo hướng ngụ ngôn:

    1- Ông chủ đây chính là Đức Giêsu. Lúc ông trở về là ngày Quang Lâm, tất cả mọi người đều phải tỉnh thức chờ ngày Quang lâm ấy.

    2/ Đức Giêsu chính là kẻ phục vụ (Lc 22,2) đối với những ai tỉnh thức đón Ngài trong ngày Quang lâm thì sẽ được dự tiệc Messia (Mt 8,11).

II- DỤ NGÔN CHỦ NHÀ TỈNH THỨC (39-40)

    Dụ ngôn này không so sánh Thiên Chúa với tên trộm, mà so sánh việc Thiên Chúa và tên trộm đến cũng bất ngờ như nhau. Vì bất ngờ nên phải tỉnh thức.

c 39 “Đào ngạch”: vách nhà Do thái làm bằng đất trộn với vài vật liệu khác và rất mỏng nên dễ đào.

III- DỤ NGÔN QUẢN GIA TRUNG THÀNH (41-48)

c 41 Câu hỏi của Phêrô “Dụ ngôn này Chúa nói cho chúng con hay là cho mọi người?” đánh dấu một sự thay đổi thính giả. Phần trên là Đức Giêsu nói với tất cả các môn đệ, phần này là nói riêng cho những người có trách nhiệm lãnh đạo.

c 42 – “Quản lý”: Lc dùng danh từ này để chỉ một nhân vật quan trọng (16,1.3.8) nên ở đây nó chỉ các Tông đồ.

    – Người lãnh đạo được Thiên Chúa giao coi sóc giáo đoàn phải trung thành phục vụ mọi người cho tới khi Chúa Quang lâm. Khi đó người đó sẽ được trọng thưởng. Trái lại nếu nghĩ rằng Chúa chậm Quang lâm để rồi lạm dụng chức vụ để lo cho bản thân (ăn uống lu bù) và ngược đãi kẻ khác (đánh đập tôi trai tớ gái) thì khi đến ngày Quang lâm sẽ bị trừng phạt nặng. Chức vụ càng cao thì hình phạt càng nặng.

KẾT LUẬN

    Trong khi chờ ngày Chúa Quang lâm, thái độ căn bản của tín hữu phải là tỉnh thức và trung thành

BÀI 57: TẠI SAO ĐỨC GIÊSU ĐẾN (12,49-53)

          Qua bài 55, chúng ta đã thấy Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ Ngài đừng tích trữ của cải (12,13-21), nhưng phải tuyệt đối phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa ngay cả trong những tình huống rất khó khan (12,22-32). Bài này sẽ cho ta hiểu tại sao Ngài đòi hỏi như thế: vì Ngài có sứ mạng đặc biệt. Sứ mạng ấy là gì?

I- GIẢI THÍCH

c 49 Đức Giêsu dùng 2 hình ảnh để mô tả sứ mạng của mình: Lửa và phép rửa.

    * Ta còn nhớ Gioan Tẩy Giả đã nghi rằng Đức Giêsu là một Đấng Messia ‘làm phép rửa trong Thánh Thần và Lửa’. Trong suy nghĩ của Gioan, làm phép rửa bằng lửa có nghĩa Đức Giêsu là một Messia Thẩm Phán. Bây giờ chính Đức Giêsu dùng lại 2 hình ảnh này. Phải chăng quan niệm của Đức Giêsu về sứ mạng Messia của mình cũng giống quan niệm của Gioan?

    Ta hãy tìm hiểu kỹ ý Đức Giêsu qua 2 hình ảnh này:

    – “Lửa”: Hình ảnh này có nhiều nghĩa:

  1. a) Sự trừng phạt (Lc 3,9.16-17 17,29): ở đây không phải nghĩa này, vì Đức Giêsu đã khiển trách Giacôbê và Gioan muốn dùng lửa để trừng phạt một làng Samaria (9,54-56).
  2. b) Sự thanh luyện (Lửa thử vàng, gian nan thử đức)
  3. c) Những gian truân đang chờ sẵn các môn đệ, tuy khổ nhưng có ích vì thánh hóa họ. Ở đây không phải nghĩa này, vì không lẽ Đức Giêsu ‘mong muốn xiết bao’ cho các môn đệ mình gặp gian truân.
  4. d) Thánh Thần: cũng hợp với văn mạch.

    Vậy ý nghĩa câu này là: Thầy đến thế gian này với mục đích là thanh luyện thế gian, và Thầy rất mong cho công việc thanh luyện này sớm hoàn thành để cho Thánh Thần đến (dưới hình dáng ngọn lửa Cv 2,3).

c 50 Hình ảnh thứ hai Đức Giêsu dùng là “Phép rửa” (phép dìm). Mc 10,37-38 cho thấy từ này có nghĩa là dìm mình trọn vẹn trong đau khổ.

    – “Nhưng”: chữ này diễn tả một ý nghịch với ý phía trước. Nối kết hai ý lại như sau: Thầy rất mong cho việc thanh luyện thế gian sớm hoàn thành,nhưng chỉ khi nào Thầy làm xong công việc thụ nạn và Phục sinh thì việc thanh luyện ấy mới hoàn thành được.

    – “Bồi hồi khắc khoải”: nguyên ngữ Hy lạp là sunechomai. Chữ này có thể hiểu theo hai nghĩa:

  1. a) Lo âu khắc khoải
  2. b) Bồn chồn ao ước

    Trong câu này ta có thể hiểu theo bat hai nghĩa đó: khi Đức Giêsu nói tới cuộc thụ nạn và Phục sinh. Ngài vừa cảm thấy lo lắng vừa cảm thấy nôn nóng cho việc đó mau hoàn thành.

    *Hình ảnh ‘phép rửa’ bổ túc ý nghĩa hình ảnh lửa: sứ mạng của Đức Giêsu là thanh luyện thế gian. Nhưng Ngài thanh luyện bằng cách chính bản thân Ngài phải chìm ngập trong đau khổ. Nghĩ đến sứ mạng ấy, một mặt Ngài lo lắng nhưng mặt khác Ngài lại nôn nóng cho sứ mạng chóng hoàn thành, vì nếu sứ mạng Ngài hoàn thành thì Thánh Thần mới đến khai mạc giai đoạn sứ mạng của GH.

    Khi mô tả sứ mạng của mình là một sứ mạng của một Messia đau khổ, Đức Giêsu cũng nghĩ đến quan niệm của nhiều người về một Đấng Messia Hòa Bình (Is 9,5). Cho nên Đức Giêsu thấy cần giải thích them. Đúng thực, sứ mạng của Đấng Messia là một sứ mạng Hòa bình (Is 9,5tt; Dcr 9,10; Lc 2,14; Ep 2,14-15). Hơn nữa, hòa bình chính là ơn ban tuyệt hảo trong thời cánh chung (2,14.29  7,50  8,48  10,5-6  11,21  19,38.42  24,36). Nhưng chữ ‘hòa bình’ có nhiều nghĩa: hòa bình kiểu thế gian và hòa bình của Thiên Chúa. Đức Giêsu nói rằng Ngài đến thế gian không phải để đem hòa bình kiểu thế gian, mà là thứ hòa bình của Thiên Chúa.

    – Thứ hòa bình của Thiên Chúa mà Đức Giêsu mang đến, người ta chỉ sẽ nhận được sau khi người ta đã cố gắng chiến đâu để sống theo Tin Mừng của Ngài. Thực tế cho thấy là sứ vụ của Đức Giêsu đã gặp chống đối, và lời rao giảng của Ngài đã gây ra chia rẽ giữa những người tin và những người không tin, chia rẽ xảy ra ngay trong lòng một gia đình (Lc 2,35: có chia rẽ, thì tâm tư người ta mới lộ ra)

KẾT LUẬN

          Lời Đức Giêsu nói về sứ mạng của Ngài cũng là một lời khuyên các môn đệ (và cũng khuyến cáo GH): Sự kiện Nước Thiên Chúa đến không phải để các môn đệ (và GH) hưởng thụ một cuộc sống bình an một cách thụ động. Họ sẽ hưởng bình an đấy, nhưng là thứ bình an mà họ phải cố gắng chiến đấu mới đạt được, chiến đấu trong gian truân thử thách, chiến đấu với cả những người thân nhưng không cùng niềm tin với mình.

          Phaolô và Barnabê đãz hiểu như thế, nên đã khuyên các tín hữu rằng: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” (Cv 14,22).

BÀI 58: THỜI ĐIỂM (12,54-59)

          Sau khi nói riêng với các môn đệ (12,1-12.22-53), bây giờ Đức Giêsu nói với đám đông dân chúng. Khác với các môn đệ, đám đông dân chúng chưa hiểu được rằng, với sự kiện Đức Giêsu xuất hiện, thời gian đã hoàn toàn thay đổi màu sắc; họ cũng chưa hiểu rằng, với Đức Giêsu, người ta đã đi vào thời kỳ cuối cùng của lịch sử.

c 54-55 Đức Giêsu khởi sự bằng một kinh nghiệm dân gian: khi thấy mây kéo đến  dày đặc ở phía Tây thì người ta hiểu là trời sắp mưa; và khi thấy gió nồm thổi, người ta cũng biết là trời sắp oi bức.

c 56 và Ngài áp dụng vào dân chúng: Họ giỏi giải thích dấu chỉ thiên nhiên để biết thời tiết, thì tại sao lại không biết giải thích dấu chỉ việc Ngài xuất hiện để hiểu đây là thời kỳ cuối cùng để mà lo ăn năn sám hối?

    – “Hỡi những kẻ giả hình”: chữ ‘giả hình’ ở đây được áp dụng cho dân chúng theo nghĩa họ cũng giống các người pharisêu ở chỗ chỉ lo những chuyện vặt vãnh đâu đâu mà không lo điều quan trọng.

c 57 – Điều quan trọng ấy là phải nhận ra ý nghĩa việc Đức Giêsu đến, để rồi tự vấn xem mình phải làm gì. Và Ngài cũng ngầm cho biết là phải nhanh chóng ăn năn sám hối. Điều này Ngài nói bằng một dụ ngôn.

c 58-59 Dụ ngôn này Mt cũng dùng (Mt 5,25-26) nhưng nhấn mạnh đến tính huynh đệ trong nếp sống cộng đoàn. Còn ở đây Lc dùng để nhấn mạnh đến sự cấp bách phải ăn năn hoán cải để lo hòa giải với đối phương trước khi ra tòa chịu xét xử.