Nhân đức trong gia đình: Sự công bằng

print

Nhân đức trong gia đình: Sự công bằng

“Người không phân biệt đối xử, họ trở nên công bằng khi nói lên sự thật, làm tròn bổn phận của mình,  người như thế sẽ biến thế giới sẽ trở nên chốn đáng yêu hơn.”

DHAMMAPADA 217

1. Thế nào là sự công bằng?

Sống sự công bằng là đối xử bình đẳng trong mọi lúc. Đó là cách bạn nhìn nhận thế giới khách quan nhưng không xét đoán một sự việc hay con người chỉ bằng những gì nghe được từ người khác.

Nơi con người, sự công bằng là việc nhận được những gì xứng đáng thuộc về họ. Đó cũng là cách sẵn sàng nhận một sự trừng phạt khi làm điều gì sai trái để ghi nhớ và hành động khác đi trong những lần sau tiếp đó. Cũng là sự công bằng khi con người làm những việc đúng đắn, góp phần phát triển và được mọi người công nhận.

Sống sự công bằng là dám đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình và của người khác. Nếu ai đó đang lợi dụng bạn, thì sự công bằng trong bạn lên tiếng không cho phép người đó tiếp tục. Nếu ai đó làm bạn bị tổn thương thì phải ngăn chặn họ. Sẽ không bao giờ có sự công bằng khi một người mạnh ăn hiếp một người yếu.

Khi bạn sống sự công bằng, bạn đối xử với mỗi một người như một hữu thể đặc biệt. Bạn không xét đoán người khác hay phân loại họ. Bạn chỉ nhìn họ như họ là.

2. Tại sao cần thực hành sự công bằng?

Nếu không có sự công bằng, con người sẽ làm tổn thương nhau hoặc lợi dụng nhau. Kết cục là thế giới trở nên một nơi ác nghiệt và nguy hiểm. Con người sẽ bị đối xử hoặc phân biệt vì giới tình, vì chủng tộc, hoặc tôn giáo. Những người thật thà, ví dụ như trẻ em sẽ phải chịu đựng bất công vô lý. Những người giàu và có quyền lực nắm hết mọi thứ của người nghèo.

Ngược lại, chúng ta sống công bằng để bảo vệ quyền lợi của mọi người. Khi cuộc sống có sự công bằng con người có thể mong muốn mình được nhận những gì mình xứng đáng. Nếu họ làm việc để kiếm tiền thì họ xứng đáng được nhận tiền công của mình.

Nếu họ làm tốt công việc của mình, họ đáng được chân nhận và tưởng thưởng. Nếu họ bị buộc tội, họ có cơ hội để nói lên sự thật và được nghe phán quyết công minh.

Khi con người sống công bằng, sở dĩ họ không tự tách mình ra khỏi cộng đồng vì thấy mình khác biệt bởi vì họ ý thức rằng mọi người đều có cơ hội như nhau để khẳng định mình là ai.

Khi có sự công bằng, mọi người được nhận phần mình đáng được hưởng.

3. Cách thực hành

Trở nên công bằng là cách bạn tìm hiểu về chính con người thật của mình và chấp nhận ý kiến của người khác vì đó là ý tưởng của họ. Bạn nhìn sự thật một cách khách quan nhưng cũng những suy nghĩ của riêng mình.

Khi sống công bằng, bạn hành động mà không để ý tới những định kiến vì bạn xem mỗi người như một cá thể. Bạn không đưa ra những quyết định dựa trên chủng tộc, màu da, quốc gia, tôn giáo, giới tính, cho dù họ mập hay gầy, họ giàu hay nghèo.

Sống công bằng là cách bạn thừa nhận sai lỗi của mình và chấp nhận hậu quả. Bạn chia sẻ với người khác để mỗi người có một phần trách nhiệm đồng đều.

Tập sống công bằng giúp bạn không ngồi lê hay nói xấu sau lưng người khác. Làm như vậy là không công bằng vì họ không có mặt ở đó để nói lên ý kiến của mình. Nếu bạn có vấn đề với ai đó hãy gặp họ trước tiếp và giải quyết vấn đề.

Khi bạn đang sống cho sự công bằng, bạn sẽ bênh vực cho chính mình và cho người khác. Bạn không chấp nhận khi có người đang bạo hành, đang dối lừa, đang gian lận. Trở thành một chiến sĩ đấu tranh cho sự công bằng sẽ cho bạn sự can đảm. Có những khi đứng về phía sự thật, bạn phải chiến đấu một mình.

Một người sống công bằng phản ứng thế nào?

  • Bạn chơi với một nhóm bạn và họ đang bắt đầu nói chuyện tầm phào?
  • Mọi người đang trọc ghẹo đứa trẻ nhìn có vẻ khác biệt?
  • Ai đó đưa ra lời phê bình về những người khác chủng tộc với bạn?
  • Một đứa trẻ lớn hơn bắt đầu hung dữ với bạn?
  • Phòng bạn bị mất đồ và bạn nghĩ anh mình đã lấy nó?
  • Bạn đang cắt bánh trong bữa tiệc sinh nhật?

4. Dấu hiệu sự thành công

Chúc mừng bạn! Bạn đã thực hành sự công bằng khi:

  • Nghĩ cho chính mình
  • Tìm kiếm sự thật bằng cách tìm hiểu về chính mình
  • Tránh những cuộc ngồi lê và nói xấu sau lưng
  • Tránh định kiến về người khác. Xem xét mỗi người như một hữu thể
  • Thú nhận lỗi lầm và chấp nhận hậu quả
  • Chia sẻ bình đẳng với người khác
  • Bênh vực quyền con người và cho chính mình

Hãy cố gắng khi:

  • Theo cách suy nghĩ hay niềm tin của người khác
  • Ngồi lê, nói xấu thay vì giải quyết vấn đề cách trực tiếp
  • Dựa vào niềm tin đầy định kiến của bạn về người khác
  • Tránh xa khi thấy ai đó đang bị lạm dụng
  • Tránh xa khi thấy sự việc biết rằng nó sai
  • Đối xử với người khác dựa vào vẻ bề ngoài của họ

Khẳng định:

Tôi sống công bằng. Tôi tìm hiểu sự thật về chính mình và hình thành ý tưởng của riêng tôi. Tôi không ngồi lê và nói xấu người khác. Tôi bênh vực quyền lợi của họ và của mình.