Những Điều Kiện Làm Tông Đồ

print

NHỮNG ĐIỀU KIỆN LÀM TÔNG ĐỒ (9,51-52)

            Đoạn này mở đầu phần thứ III của Tin Mừng Lc (9,51-19,28): cuộc hành trình của Đức Giêsu lên Giêrusalem để chịu tử nạn, chịu chết, sống lại và lên trời.

            Đoạn này gồm hai chuyện: một làng Samaria không tiếp đón Đức Giêsu và những điều kiện đặt ra cho những ai muốn làm môn đệ Ngài. Nhưng câu nhập đề (c 51) có tầm quan trọng đặc biệt nên cần được nghiên cứu kỹ.

I- NHẬP ĐỀ:

c 51 “Khi tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời”: dịch sát nguyên văn là ‘Đến lúc hoàn thành những ngày của cuộc cất lên của Ngài’:

     * ‘Lúc hoàn thành’: kiểu nói này được Lc dùng đến 7 lần trong phân đoạn chương 1-2, với ý nghĩa việc thực hiện những lời Thiên Chúa hứa. Do đó kiểu nói này không phải đơn thuần là một chỉ dẫn về thời gian, mà còn mang tính chất thần học.

     * ‘Cuộc cất lên của Ngài’: tiếng Hy lạp là analempsisb. Đây là chữ đặc biệt Lc dùng để chỉ việc Đức Giêsu ‘thăng thiên’. Nghĩa là trở lên với Chúa Cha (Cv 1,2.11.22  10,16). Đây cũng là chữ mà bản LXX dùng để dịch sự cất lên trời của ngôn sứ Êlia (2V 2,9-11). Lc dùng kiểu nói này.

     – “Ngài nhất quyết đi lên Giêrusalem”: dịch sát nguyên bản là ‘Ngài làm cứng mặt mình lại’ (Il durcit sa face hoặc Il affermit son visage). Trong ngôn ngữ Hy Bá Lai ‘mặt’ là một cách nói để chỉ ‘con người’. Đức Giêsu ‘làm cứng mặt mình lại’ nghĩa là Ngài rất cương quyết. Hơn nữa, kiểu nói này cũng gợi nhớ Is 50,7 nói về ‘Người Tôi Rớ cương quyết chịu khổ’ lên thành Giêrusalem là nơi các người công chính thường bị hành hạ và giết chết.

     * Thay vì viết cách đơn giản ‘Khi đó Đức Giêsu quyết định lên Giêrusalem’, Lc đã dùng một câu trịnh trọng như trên. Kiểu nói trịnh trọng này có ba ý nghĩa.

  1. a) Thời giờ Chúa Cha ban cho Đức Giêsu để thực hiện sứ mạng ở trần gian đã đến lúc sắp kết thúc.
  2. b) Đức Giêsu sắp bước vào một giai đoạn quan trọng nhất của đời Ngài là đi vào sự chết, sống lại và lên trời.
  3. c) Ngài làm việc này trong tư cách một ngôn sứ bị bách hại như Êlia và như Người Tôi Tớ mà Isaia đã tiên báo.

II- MỘT LÀNG SAMARIA KHÔNG TIẾP (51-56)

c 52 “Ngài phái mấy anh em đi báo tin trước”: đây cũng là một kiểu nói trịnh trọng mang âm hưởng của Mt 3,1 nói về việc Yavê sai Sứ giả đi trước để dọn đường. Nhưng ở đây Lc đã thay đổi ý nghĩa: Đức Giêsu chính là Yavê, các người dọn đường chính là vài môn đệ.

     – “Hầu sửa soạn cho Ngài”: ngoài ý nghĩa thần học vừa nói trên, việc vài môn đệ được sai đi trước cũng có ý nghĩa thực dụng là chuẩn bị những nhu cầu cần thiết cho Đức Giêsu và đoàn tùy tùng.

     – “Một làng đất Samaria”: có một sự căng thẳng thường xuyên giữa người Do thái và người Samaria.

c 53 “Nhưng dân làng không tiếp rước, bởi vì Ngài muốn đi Giêrusalem”: do sự căng thẳng đó nên đương nhiên dân làng này không tiếp rước Đức Giêsu, nhất là họ biết Ngài muốn đi lên Giêrusalem, bởi vì họ không công nhận tư cách của Đền thờ Giêrusalem và do đó không muốn người ta hành hương lên Giêrusalem.

     Lc đã mở màn cho phân đoạn sứ vụ tại Galilê với chuyện dân Nagiarét từ chổi Đức Giêsu vì lý do Ngài rao giảng một chương trình cứu độ phổ quát (4,14-30). Bây giờ, để mở màn cho phân đoạn hành trình lên Giêrusalem. Lc ghi chuyện một làng Samaria không tiếp rước Ngài. Lý do không phải là họ từ chối bản thân Ngài, mà là vì Ngài muốn lên Giêrusalem, thủ đô của dân Do thái mà họ không thích. Tức là cũng cái tính toán chia rẽ và cục bộ đó.

c 54 – Tinh thần cục bộ cũng ăn sâu trong chính các môn đệ của Đức Giêsu, ngay cả trong Giacôbê và Gioan, 2 trong số 3 môn đệ thân tín nhất của Ngài. Hai ông này xin cho lửa từ trời xuống thiêu đốt chúng: phản ứng này rất đúng tình cảm của hai ông này, những người mà Mc 3,17 đã gọi là ‘con của sấm sét’. Phần Lc thì dùng chi tiết chi tiết này để một lần nữa liên kết Đức Giêsu với mô hình ngôn sứ Êlia (2V 1,9-12): Lửa từ trời đã xuống thiêu đốt các sứ giả của vua Ochozias.

c 55-56 – Nhưng Đức Giêsu không phải là một Messia thẩm phán (như Gioan Tẩy Giả từng hình dung: 3,16-18). Ngài là Đấng nhân từ không muốn trừng phạt ai trước khi tới thời hạn mà Thiên Chúa ấn định.

     – “Đức Giêsu quay lai quở mắng các ông”: Lc cũng dùng động từ ‘quở mắng’ này cho ma quỷ (4,35). Sở dĩ Ngài cứng rắn như thế với các môn đệ, là vì họ tỏ ra không hiểu giáo huấn của Ngài về lòng yêu thương kẻ thù (6,29) và về thân phận bị người ta từ chối (9,22).

     – và cũng như sau chuyện bị từ chối ở Nagiarét, Đức Giêsu lại tiếp tục con đường của mình.

III- MÔN ĐỆ PHẢI TỪ BỎ (57-62)

            Tiểu đoạn này gồm ba chuyện nhỏ. Hai chuyện đầu cũng có trong các Tin Mừng Nhất lãm khác, chuyện thứ ba là riêng của Lc. Điều quan trọng trong những chuyện này không phải là những nhân vật (vì không chi tiết nào mô tả các nhân vật ra sao), mà là giáo huấn của Đức Giêsu nhân những dịp này.

c 57-58 – Người thứ nhất muốn đi theo Đức Giêsu đến bất cứ nơi nào. Trường hợp này thường xảy ra trong xã hội thời đó: có những người vì ngưỡng mộ một rabbi nào đó nên bỏ gia đình và xin theo ở với rabbi đó trong một thời gian vài ba năm (Ga 1,37-49).

     – Câu trả lời của Đức Giêsu cho thấy Ngài không giống như các rabbi, cuộc sống của gài là cuộc sống lang thang rày đây mai đó, mà Ngài là một con người bị từ chối (xem chuyện trên, mộ làng Samaria không tiếp rước Ngài).

      “Không có chỗ gối đầu”: khác với Mt và Mc, Lc không bao giờ cho thấy Đức Giêsu có một chỗ trọ nào cả, nghĩa lý nếp sống của Ngài là không dựa vào những bảo đảm vật chất.

     – Chú ý: ở đây Đức Giêsu tự xưng bằng tước hiệu ‘Con Người’. Hiểu theo cách dùng tước hiệu này ở hai chỗ 9,22 và 9,44. ‘Con Người’ chính là kẻ bị từ chối và thậm chí bị giết chết nhưng không có gì để tự bảo vệ.

     – Vậy điều kiện thứ nhất để làm môn đệ Đức Giêsu là phải giống như Ngài ở chỗ chấp nhận một cuộc sống vật chất không ổn định, có thể bị từ chối và còn có thể bị giết chết nữa.

c 59-60 “Hãy theo Ta”: {r Mt 8,21-22 chính người này xin theo Đức Giêsu, còn ở đây lời kêu gọi xuất phát từ chính Đức Giêsu. Chính Ngài là người đưa ra sáng kiến.

     – “Xin cho con về chôn cất cha con trước đã”: không phải cha người này vừa chết, nhưng ông ta vẫn còn sống. Ý người này là tuy cũng muốn theo Đức Giêsu, nhưng xin một thời gian chờ cho tới khi cha anh chết và được chôn cất xong xuôi rồi anh mới theo Ngài. Trong đầu anh đã có sẵn một ưu tiên: ưu tiên cho bổn phận hiếu thảo.

     – “Mặc cho kẻ chết chôn người chết”: Tiếng Pháp rõ nghĩa hơn “mặc cho les mortels chôn les morts”.

     – Điều kiện thứ hai là phải dành ưu tiên cho bổn phận đối với Nước Thiên Chúa, trên cr những bổn phận đối với thân nhân. Không phải Đức Giêsu coi nhẹ những bổn phận đối với gia đình (Mt 15,3-9) nhưng Ngài dạy rằng trong trường hợp có xung đột giữa hai bên thì môn đệ phải coi trọng Nước Thiên Chúa hơn.

c 61-62 – Lời xin của người thứ ba cũng giống lời xin của Êlisê (1V 19,19-21). Lời đáp của Đức Giêsu cũng khiến ta nhớ lúc đó Êlisê đang kéo cày ‘đầu ngoái lại sau’: còn luyến tiếc quá khứ.

     – Như vậy điều kiện thứ ba là phải dứt khoát với quá khứ (của cải, địa vị…), hơn nữa phải có một con tim không san sẻ để chỉcòn lo cho Nước Thiên Chúa mà thôi.

     – Nếu so sánh với chuyện Êlisêvà Êlia thì chuyện này cho thấy Đức Giêsu đòi hỏi nhiều hơn Êlia (Êlia cho phép Êlisê về).

KẾT LUẬN CHUNG

            Đức Giêsu sắp đi vào giai đoạn quyết liệt là chịu chết, sống lại và lên trời. Ngài muốn các môn đệ mình cũng phải đi cùng một hành trình như Ngài.

            Thế nhưng người ta có thể từ chối lời mời gọi của Ngài bằng nhiều cách: hoặc vì những thành kiến tôn giáo như dân làng Samaria: hoặc vì quá cậy dựa vào những bảo đảm vật chất, những quyến luyến gia đình và quyến luyến quá khứ.