Phần IV: Sứ Vụ Tại Galilê

Phần IV: Sứ Vụ Tại Galilê

BÀI 14: TẠI HỘI ĐƯỜNG NAGIARÉT (4,14-21)

I- GIẢI THÍCH

c 14 – “Danh tiếng Ngài đồn thổi khắp nơi”: một kiểu nói quen thuộc của Lc (4,37  5,15  7,17;   Cv 2,41  6,7) ngụ ý rằng Tin Mừng càng ngày càng lan rộng.

c 15 – “Mọi người ca tụng tán dương”: cũng là một kiểu nói quen thuộc của Lc (4,22  8,25  9,43  11,27  13,17  19,48). Lc thường nói tới tâm trạng tốt của quần chúng đối với Chúa Giêsu.

c 16 – “Nagiarét, nơi nuôi sống Ngài”: Lc tránh không nói ‘quê hương Ngài’ vì Đức Giêsu không sinh ra tại đó (2,4-7) và nhất là theo Lc, quê hương của Đức Giêsu chính là toàn thể đất Israel (cc 24-47).

     – “Ngài vào Hội đường”: Các Hội đường rải rác khắp các địa phương trong xứ Palestine và ở các diaspora. Đây là nơi người Do thái tụ họp vào ngày Sabbat. Buổi họp gồm một bài đọc Sách Thánh (luật và các ngôn sứ), tiếp đến là một bài giảng. Theo nguyên tắc, mọi người Do thái trưởng thành đều có quyền lên tiếng, nhưng trên thực tế, các người quản lý Hội đường thường mời những kẻ am hiểu Sách Thánh (Cv 13,15), Đức Giêsu đã đi rao giảng một thời gian trước khi trở lại Nagiarét nên người ta tin Ngài am hiểu Sách Thánh và đã mời Ngài. Cũng theo thông lệ, người được mời phải đứng khi đọc Sách Thánh, sau đó ngồi xuống để giảng (c 20).

c 17– “Mở sách ra Ngài gặp nơi viết rằng”: không phải Đức Giêsu tình cờ mở đúng Is 61,1-2. Người quản lý Hội đường trao cho Ngài quyển Isaia (c 17a) và đề nghị Ngài chọn một đoạn và giảng theo đoạn đó. Một người rành Sách Thánh như Đức Giêsu đương nhien cũng rành bố cục của sách Isaia. Đức Giêsu đã tìm một lúc rồi gặp đoạn đúng chủ ý của Ngài để trình bày về sứ mạng của Ngài.

c 18 Đoạn sách mà Đức Giêsu chọn là nói về Người Tôi Tớ của Yavê được Thánh Thần xức dầu và sai đi loan Tin Mừng cho những người khốn khổ.

c 19 – “Năm hồng ân”: Lv 25,10-13, năm ân xá, xóa nợ, trả lại tài sản. Đức Giêsu tuyên bố rằng Ngài chính là kẻ được sai đến laon báo tin mừng về năm hồng ân này.

     Điểm đáng chú ý: Đoạn sách Isaia chẳng những nói về năm hồng ân mà còn nói về ngày báo oán. Nhưng Đức Giêsu dừng lại, không đọc khúc nói về ngày báo oán. Không phải vì Ngài không thích đề tài này, vì thực ra sau này Ngài cũng nói nhiều về nó (6,20-26  9,26  10,12-15  11,30-32  12,8  9,35-48.59  13,23-30  16,1-8  17,1-2  22,37  18,8  19,11-27), nhưng hôm nay Ngài chưa muốn nói tới bởi vì trong bài giảng hôm nay Ngài chỉ nói tới sứ mạng trần thế, tức thời ian cứu độ (khi khác Ngài sẽ nói tới thời gian xét xử).

c 21 – “Hôm nay đã ứng nghiệm”: Lc nhiều lần dùng chữ ‘hôm nay’ để diến tả một thời gian đặc biệt của ân sủng (2,11  3,22 5,26  13,32-33  19,5.9  23,43)

II-KẾT LUẬN

     Bài giảng – này là diễn văn –  chương trình của Đức Giêsu trong Lc, vừa cho biết Ngài chính là Messia-Tôi-Tớ, vừa cho thấy chương trình của Ngài.

 

BÀI 15: THẤT BẠI TẠI NAGIARÉT (4,22-30)

I- VẤN ĐỀ CHÚ GIẢI

1/ A. George đã nhận xét rằng đoạn Tin Mừng này có nhiều điểm không mạch lạc, nhưng điểm khôgn mạch lạc ‘rất lạ đối với một tác giả kỹ lưỡng như Lc’

     – Không mạch lạc trong thái độ của dân Nagiarét, vừa mới thán phục Đức Giêsu đó, nhưng ngay sau đó lại mỉa mai Ngài “Há ông này chẳng phải là con bác thợ mộc Giuse sao?” (c 22).

     – Không mạch lạc trong lời nói của Đức Giêsu, Ngài nói “Không một ngôn sứ nào được hoan nghênh nơi quê hương mình” (c 24), sau đó dẫn chứng trường hợp Êlia và Êlisê: hai vị này không phải bị ngược đãi nơi quê hương, nhưng trái lại ưu đãi người ngoài quê hương.

2/ Sở dĩ người ta nói đoạn Tin Mừng này không mạch lạc là vì cách chú giải một từ then chốt, dektos, ở câu 24b theo nghĩa thụ động: được hoan nghênh. Nếu chú giải từ đó theo một nghĩa chủ động: hoan nghênh thì câu chuyện sẽ hoàn toàn mạch lạc.

Đây là một cách chú giải độc đáo giúp cho câu chuyện được mạch lạc nên chung ta sẽ theo.

II- GIẢI THÍCH

c 22 “Ai cũng làm chứng cho Ngài”: động từ này nơi Lc chỉ thiện chí của những người sẵn sàng ủng hộ (Cv 6,3  10,22  16,2  22,12).

     – “Ngạc nhiên trước những lời ân phúc”: có khi là một sự ngạc nhiên vì khó chịu (Mc 6,6; Lc 11,38), nhưng có khi là một sự ngạc nhiên thán phục (1,63  2,18  2,33  7,9  8,25  9,43  11,14  20,26; Cv 3,12  4,13). Nếu muốn cho đoạn Tin Mừng này có mạch lạc, phải hiểu sự ngạc nhiên ở đây theo nghĩa thán phục.

     – “Ông này há không phải là con bác Giuse ư?” Câu này có thể là mỉa mai (khinh chê nguồn ốc nghèo nàn của Đức Giêsu), mà cũng có thể là hãnh diện (ông này là con của một người thuộc làng của chúng ta mà nay đã giỏi giang như thế). Muốn cho đoạn Tin Mừng này mạch lạc, phát biểu câu này là hãnh diện.

     * Tóm ý: Sau khi Đức Giêsu đọc và giảng đoạn sách Isaia, những người đồng hương Nagiarét của Ngài vui mừng, thán phục và hãnh diện vì có một người đồng hương giỏi giang như Ngài.

c 23 “Thầy lang ơi hãy cứu chính mình”: phải sử dụng khả năng mình để lo cho bản thân mình trước.

     – “Hết mọi sự chúng tôi nghe nói ở Capharnaum, xin thử làm ở đây, nơi quê hương của Thầy”: hãy làm những phép lạ (đã làm ở Capharnaum) tại chính Nagiarét này.

     * Tóm ý: Đức Giêsu đoán được tâm trạng của dân Nagiarét, họ đang nuôi hy vọng rằng Ngài vì là đồng hương với họ nên sẽ ưu tiên làm nhiều phép lạ cho họ hưởng.

c 24 “Rồi Ngài tiếp”: nguyên ngữ Hy lạp là chữ de. Chữ này có nghĩa là đối nghịch lại. Nên dịch ‘rồi’ không đúng, phải dịch là ‘nhưng’. Đức Giêsu sắp nói một điều ngược lại với mong ước của họ.

     – “Được hoan nghênh nơi xứ sở mình”: nguyên ngữ Hy lạp là dektos. Chữ này có thể mang nghĩa thụ động (‘được hoan nghênh’). Nhưng cũng có thể mang nghĩa chủ động (‘hoan nghênh’). Nếu muốn cho đoạn Tin Mừng này mạch lạc thì phải hiểu theo nghĩa chủ động.

     * Tóm ý: Đức Giêsu nõi ngược lại với mong ước của Nagiarét, họ mong ước Đức Giêsu ưu tiên làm phép lạ tại quê hương mình, nhưng Ngài trích một câu ngạn ngữ để từ chối điều đó. Ngôn sứ không được vì liên hệ quê hương mà dành ưu tiên cho quê hương mình.

c 25-27 Rồi Đức Giêsu kể chuyện hai ngôn sứ Êlia và Êlisê: hai vị này đã làm phép lạ để cứu giúp những người ngoại. Như thế, Đức Giêsu từ chối thỏa mãn ước muốn có tính cách thiên vị của dân Israel, đồng thời cho thấy tính cách phổ quát của sứ mạng Ngài.

c 28 Dân Nagiarét phừng phừng giận dữ: vì Đức Giêsu không làm theo ý họ.

c 29 – Họ định ném đá Ngài: Lv 24 dành hình phạt ném đá cho tội phạm thượng. Ở đây dân Nagiarét coi Đức Giêsu đã phạm thượng, vì Ngài đã không công nhận một “tín điều” của họ là ơn cứu độ chỉ dành riêng cho dân Israel. Thực ra chung quanh Nagiarét chẳng có nơi nào họ định xây thành, Lc nói hơi quá đi, vì ông nghĩ đến việc Israel sẽ từ chối và giết Đức Giêsu.

c 30 “Nhưng Ngài rẽ qua giữa họ mà đi”: không biết đây có phải là một phép lạ hay chăng. Nhưng điều quan trọng nên chú ý là “con đường đi” của Đức Giêsu. Lc hay nói về con đường ấy (9,51  13,22-23  17,11  19,28). Con đường Đức Giêsu sẽ hướng về Giêrusalem vè kết thúc ở đây. Như thế câu này có thêm hai nghĩa:

     – Một là: dù dân Nagiarét phản đối kế hoạch phổ quát của Đức Giêsu, nhưng Ngài không vì thế mà từ bỏ chương trình đã vạch ra.

     – Hai là: Ngài phải đi trọn con đường của mình đến Giêrusalem, chừng nào chưa hoàn thành nó thì không có gì có thể cản trở Ngài (Ga 7,30  7,44  8,59  10,39).

II- KẾT LUẬN

     Ơn cứu độ là một ơn hoàn toàn miễn phí mà Thiên Chúa ban chỉ vì thương chứ không phải do công lao của loài người. Hơn nữa, Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người chứ không dành riêng cho một giới người ưu đãi nào.

     Đó là điều mà Đức Giêsu muốn cho dân Nagiarét biết, và qua dân Nagiarét, Ngài cũng muốn cho mọi người biết. Thế nhưng dân Nagiarét và sau này, cả dân Israel cũng không chấp nhận, họ đã từ chối Đức Giêsu.

 

BÀI 16: TẠI CAPHARNAUM (4,31-44)

     Đến đây Lc mô tả quyền năng làm phép lạ của Đức Giêsu. Đơn vị văn chương này gồm một phần dẫn nhập, tiếp theo là 3 phép lạ và phần kết thúc.

I- DẪN NHẬP: 31-32

c 31 Capharnaum: đây là nơi Đức Giêsu giảng dạy và làm phép lạ nhiều nhất, do đó có thể nói Capharnaum là ‘thành của Đức Giêsu’.

     – “Ngày sabbat Ngài giảng dạy họ”: Lc ghi nhận việc giảng dạy trong ngày sabbat là thói quen của Đức Giêsu.

c 32 Trước khi mô tả các phép lạ mà Đức Giêsu dùng quyền năng để làm, Lc muốn khẳng định rằng ngay cả lời nói của Ngài cũng đầy quyền năng khiến thính giả phải sửng sốt. Như thế chính bản thân Đức Giêsu là kẻ đầy quyền năng, lời nói và việc làm của Ngài chỉ là những cách biểu lộ quyền năng ấy thôi.

II- CHỮA MỘT NGƯỜI BỊ QUỶ ÁM: 33-37

c 33 – Hành vi quyền năng đầu tiên được Đức Giêsu chọn làm là chữa một người bị “quỷ thần ô uế nhập”. Sự chọn lựa này rất ý nghĩa: người Do thái quen nghĩ bệnh tật là do ma quỷ gây nên. Do đó khi chọn chữa người bị quỷ ám để làm phép lạ đầu tiên. Đức Giêsu muốn chứng tỏ Ngài có khả năng trị tận gốc những sự dữ làm hại con người.

     – trong khi người Hy lạp nói thẳng là ‘ma quỷ’, người Do thái lại nói là ‘thần ô uế’. Kiểu nói này cho thấy sự đối lập giữa Satan (thần ô uế) với Thánh Thần của Thiên Chúa. Kẻ bị ‘thần ô uế’ nhập là kẻ bị trói buộc, tự mình không có khả năng thoát khỏi, nên phải nhờ Đấng có quyền năng Thiên Chúa giải thoát.

     Lc mô tả việc trừ quỷ theo cái khung thông dụng của văn chương thời đó, gồm 4 phần:

c 33a-34 Phần thứ nhất: ma quỷ nhận ra kẻ muốn trừ nó,. Và nó tấn công trước, thường tấn công bằng cách gọi tên đối thủ, bởi vì biết tên ai có nghĩa là có quyền lực trên người đó. Trong chuyện này, ma quỷ tấn công trước bằng cách gọi tên “Giêsu Nagiarét… tôi biết ông là ai rồi”. Tuy nhiên liền sau đó nó phải thú nhận thế yếu của nó “ông đến tiêu diệt chúng tôi, ông là Đấng thánh của Thiên Chúa”. Ma quỷ cũng khiếu nại “Chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi”: nó tự hỏi không lẽ giờ tận cùng của chúng đã điểm rồi sao (10,18).

c 35a Phần thứ hai: kẻ trừ quỷ lên tiếng đe dọa và đuổi quỷ. Đức Giêsu không cần nêu tên quỷ ra như các pháp sư cần phải làm. Ngài chỉ ra lệnh ngắn gọn: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này”. Các bài tường thuật trừ quỷ trong văn chương dân gian thường rất dài dòng với nhiều chi tiết ly kỳ. Ở đây Lc chỉ dùng nửa câu, điều này càng cho thấy quyền năng ưu việt của Đức Giêsu.

c 35b Phần thứ ba: hiệu quả. Ở đây cũng vậy, Lc không cần dài dòng, cũng chỉ cần nửa câu. Để chứng minh quỷ đã xuất, Lc ghi chi tiết nó “vật người ấy xuống giữa hội đường rồi xuất khỏi anh ta”, nhưng Lc cẩn thận ghi thêm “nhưng không làm hại gì được anh ta”: anh đã được quyền phép Đức Giêsu che chở bảo vệ hoàn toàn.

c 36-37 Phần thứ tư: phản ứng của khan giả “Mọi người kính sợ”. Đây là nỗi ‘sợ thánh’ khi biết quyền năng Thiên Chúa đang hoạt động.

III- CHỮA BỆNH NHẠC MẪU SIMON: 38-39

c 38a Sau một phép lạ trừ quỷ tại một cơ sở tôn giáo (hội đường), bây giờ là một phép lạ chữa cho một phụ nữ trong một ngôi nhà bình thường.

     – Ở đây Simon xuât hiện lần đầu tiên trong Tin Mừng Lc, Chi tiết này chuẩn bị cho đoạn 5,1-11 Simon sẽ đi theo làm môn đệ Đức Giêsu và từ đó gắn bó luôn với Ngài.

     – “Bà mẹ vợ ông Simon”: Simon là người đã có gia dình.

     – “Bị sốt nặng”: theo người Do thái, mọi bệnh tật cách chung và bệnh sốt cách riêng là do ma quỷ gây ra. Do đó khi trị bệnh cho bà, Đức Giêsu cũng ‘hăm đe’ cơn sốt y như trong trường hợp trừ quỷ trước đó.

c 39 Lc ghi nhận hiệu quả nhanh chóng”cơn sốt rời khỏi bà tức khắc, bà chỗi dậy phục vụ các ngài”.

     – Động từ ‘chỗi dậy’ cũng được dùng để nói về việc sống lại; động từ ‘phục vụ’ cũng được dùng để mô tả thái độ của người môn đệ đối với thầy, của người tín hữu đối với Thiên Chúa. Như thế qua cách dùng chữ, Lc cũng muốn nói Đức Giêsu là Đấng có quyền năng làm cho người ta sống lại để làm môn đệ Ngài và để phụng thờ Thiên Chúa.

IV- TOÁT YẾU 40-41

     Sau đó Lc tóm lược những việc chữa bênh của Đức Giêsu:

     – Ngài chữa “tất cả những người đau yếu”.

     – “mắc đủ thứ bệnh hoạn”.

     – Ngài cũng trừ quỷ: Quỷ cũng nhận ra căn tính của Ngài “Ông là Con Thiên Chúa”.

     – Nhưng, cũng như Mc, Lc bảo vệ ‘bí mật Messia’ vì chưa tới lúc thuận tiện để cho người ta biết Ngài là Messia (Kitô).

V- PHẦN KẾT 42-44

     Sau những thành công ở Capharnaum, Đức Giêsu rời đó đi nơi khác, Có mấy chi tiết đáng lưu ý:

     – Khác với dân làng Nagiarét xua đuổi Ngài, dân thành Capharnaum “tìm Ngài, đến tận nơi Ngài đang ở và muốn giữ Ngài lại”.

     – Lý do khiến Đức Giêsu ra đi là vì muốn ‘loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa’, và Ngài còn nói đó là việc Ngài “phải” làm: Tin Mừng Lc là một quyển Tin Mừng về truyền giáo.

 

BÀI 17: MẺ CÁ LẠ-GỌI NHỮNG MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN (5,1-11)

I- GIẢI THÍCH CHI TIẾT

c 2 – “Bờ hồ Ghenêzarét”: Lc thuộc về thế giới Địa Trung Hải nên gọi Ghenêzarét một cách đúng đắn là “hồ” chứ không gọi là “biển” như Mt và Mc (Mt 4,18; Mc 1,16).

     “Có hai chiếc thuyền”: một chiếc là của Simon (và Anrê em ông), chiếc kia là của Giacôbê và Gioan (c 10)

c 3 Có một chuyện tương tự ở Mt 13,2-3 và Mc 4,1-2. Lc đã sử dụng chất liệu này chen vào câu chuyện ở đây, nhằm nói lên một ý tưởng thần học khác.

c 5 “Lạy Thầy”: Lc dùng danh từ Épistatès (chứ không phải danh từ Didaskalos mà các tác giả Tin Mừng khác quen dùng). Danh từ này là đặc biệt của Lc (xem thêm 8,24.45  9,33.49) và diến tả một niềm tin sâu sa vào uy quyền của Đức Giêsu hơn.

     * Sự kiện Simon gọi Đức Giêsu là Épistatès cùng với sự kiện ông vâng lời Ngài mà thả lưới, mặc dù kinh nghiệm nghề nghiệp cho ông biết sẽ không có kết quả, chứng tỏ ông có một chút niềm tin ban đầu vào Đức Giêsu.

c 8 – “Simon Phêrô”: Thực ra sau này ở 6,14, Đức Giêsu mới đổi tên Simon thành Phêrô. Ở đây Lc dùng trước tên gọi mới ấy (lý do chút nữa ta sẽ rõ).

     – “Lạy Chúa”: Sau khi gọi Đức Giêsu là Épistatès. Bây giờ Simon lại gọi Ngài là “Chúa”, tức là nhìn nhận phần nào thiên tính của Ngài. Lý do là mẻ cá lạ chứng tỏ Ngài không phải là người phàm.

     – “Xin lánh xa con vì con là người tội lỗi”: đây là phản ứng tự phát của một người phàm khi biết mình ở trước mặt Thiên Chúa (Is 6,5).

c 9 “Sửng sốt kinh hoàng”: đây cũng là phản ứng của người phàm trước quyền năng Thiên Chúa.

c 10 “”Đừng sợ”: đây là công thức thường gặp trong Cựu Ước khi mô tả những cuộc thần hiện. Lc cũng thường dùng công thức này (1,13-30  2,10  8,50  12,7.32; Cv 18,9  27,24).

     – “Từ nay con sẽ bắt người ta như là bắt cá”: bản dịch tiếng Pháp là ‘Désormais, ce sont des homes que tu prendras’. So sánh với câu nói đó trong Mc 1,17 ‘Je ferais de vous des pecheurs d’hommes’, nghĩa là Mc nhấn mạnh đến thân phận của người môn đệ. Trong Lc, sự đối chọi là giữa “bắt cá” và “bắt người”, nghĩa là Lc nhấn mạnh tới đối tượng hoạt động của người môn đệ: từ nay họ không còn lo làm ăn nữa mà lo làm việc tông đồ.

     Ngoài ra còn một lý do nữa đã khiến Lc sửa đổi câu nói trong Mc: trong Cựu Ước, chữ pêcheur gán cho Thiên Chúa hàm ý đe dọa, trừng phạt (Kb 1,15.17; Gr 16,16…). Lc tránh chữ đó và dùng động từ”bắt” (prendre, Hy lạp là zôgrêô) mà bản LXX thường dùng với sự nhấn mạnh đến khía cạnh ‘tha mạng’ (zôgrêô xuất phát từ danh zôê nghĩa là sự sống, x. Ds 31,15.18; Đnl 20,16; Gs 2,13  6,25  9,20; 2Sam 8,2; 2Sb 25,12).

c 11 “Bỏ mọi sự”: trong ba đoạn văn song song với Mc và Mt, Lc luôn thêm chữ ‘mọi sự’ để cho thấy người môn đệ phải từ bỏ tất cả mà theo Đức Giêsu (Lc 18,22 ss Mc 10,21 và Mt 19,21; Lc 5,28 ss Mc 2,14 và Mt 9,9; Lc 5,11 ss Mc 1,20 và Mt 4,22).

     – “Theo Ngài”: động từ này dành riêng đối với Đức Giêsu: dân chúng ‘theo Ngài’ với nghĩa rộng, các môn đệ ‘theo Ngài’ với nghĩa hẹp. “Theo” đòi hỏi cắt bỏ mọi dính bén để trọn vẹn hiến thân cho Ngài.

II- VAI CHÍNH TRONG TRUYỆN NÀY

     Rất nhiều chi tiết chi thấy Lc đã cố ý làm nổi bật vai trò của Simon trong truyện này:

1/ Quy chiếu mọi chú ý vào Simon (và Đức Giêsu)

     – Đức Giêsu gọi ông là Simon-Phêrô (c 8) nghĩa là gọi trước bằng tên mà sau này Ngài mới đặt cho ông (6,14).

     – Theo Mt 4,18-22 và Mc 1,16-20 thì cả hai anh em Simon và Anrê đều có mặt trong mẻ cá đó. Còn trong đoạn văn này của Lc, tuy cũng hiểu ngầm là có Anrê (đại từ số nhiều ở các câu 4,5,6,7), nhưng trong Lc không nêu rõ tên Anrê ra.

     – Trong Mt và Mc, lời Đức Giêsu nói về việc đánh lưới người ta áp dụng cho cả Simon và Anrê, nhưng ở đây nó chỉ áp dụng cho một mình Simon.

2/ Các chi tiết khác trong truyện cũng tập chú vào Simon

     – Chiếc thuyền là ‘của Simon’ (c 3).

     – Lời Đức Giêsu bảo “hãy ra khơi thả lưới” là nói với Simon (c 4)

     – Chính Simon lên tiếng đáp lại (c 5).

     – Cũng chính ông kêu lên “xin hãy xa lánh con” (c 8).

     – Tất cả những gì được làm cho Đức Giêsu (do lòng hiếu khách) thì được làm bởi Simon.

     – Tất cả những gì Đức Giêsu làm (mẻ cá lạ) là làm cho Simon.

     – Tất cả những lời nói trong truyện này ngoài những lời của Đức Giêsu đều là những lời của Simon.

3/ Trong truyện cũng có hau người con của Giêbêđê, nhưng họ bị lấn át bởi hình ảnh của Simon

     – c 2 chỉ nói sơ về họ mà không kể rõ tên.

     – c7 chỉ nói họ là ‘những bạn chài’.

     – c 10 nói tên họ ra, những là để chứng tỏ họ cũng kinh ngạc như Simon. Và sở dĩ cuối cùng Lc phải nêu tên họ ra có lẽ cũng vì họ cùng với Simon là ba người được Đức Giêsu đem riêng theo trong những trường hợp đặc biệt (cứu song con gái ông Giairô 8,51; biến hình 9,28).

III- CHỦ Ý CỦA TÁC GIẢ

1/ Tác giả ghi lại câu chuyện này để giải thích lý do tại sao các môn đệ đầu tiên đã nhanh chóng đáp lời kêu gọi của Đức Giêsu, bởi vì họ đã được chứng kiến quyền phép phi thường của Ngài. Nhưng đây chỉ là ý phụ của Lc mà thôi.

2/ Ý chính của tác giả là đưa ra một hình ảnh GH: lệnh truyền ra khơi thả lưới và mẻ cá rất nhiều sau đó là tiên báo cho lệnh truyền cho các thừa sai đi khắp thế giới và kết quả phong phú mà họ sẽ gặp được. Nhiều lý luận củng cố giải thích này.

     – Lc đã nối kết chuyện mẻ cá với chuyện kêu gọi các môn đệ.

     – Lc thường quan tâm tới truyền giáo và tính phổ quát của ơn cứu độ.

     – Sau này Gioan (Ga 21) cũng mượn lại chuyện mẻ cá lạ để trình bày việc Đức Giêsu đặt Phêrô lên vai trò lãnh đạo GH.

     – Chính Đức Giêsu cũng liên kết việc ‘chài cá’ với việc ‘chài người’.

 

BÀI 18: CHỮA MỘT NGƯỜI PHONG CÙI (5,12-16)

     Đấng ‘Con Thiên Chúa’ và cũng là Messia tiếp tục rao giảng Tin Mừng và làm những dấu chỉ cho người ta nhận biết Ngài. Dấu chỉ Ngài làm lần này đặc biệt là cứu chữa một chứng bệnh vốn được coi là khó chữa: bệnh phong hủi.

I- GIẢI THÍCH

c 12 “Một người đầy phong hủi”: thời nay người ta đã xác định phong hủi là thứ bệnh do vi trùng Hansen gây ra, nhưng thời đó người do thái gọi là phong hủi tất cả những bệnh ngoài da (da liễu). Do đó mọi người mắc bệnh ngoài da đều bị người khác ghê tởm. Lv 13,45-46 còn khai trừ họ ra khỏi cuộc sống cộng đoàn, người phong hủi chỉ là một cái xác còn biết đi. Bởi hế, người phong hủi đúng là tiêu biểu cho một sự nghèo khốn tột cùng.

     – Trong bài ‘diễn văn chương trình’ ở hội đường Nagiarét (4,16-30), Đức Giêsu có nhắc tới chuyện ông Naaman được ngôn sứ Êlisê chữa khỏi phong hủi, ngầm cho thấy việc chữa bệnh này cũng nằm trong chương trình hoạt động của Ngài. Chuyện Naaman cũng cho thấy việc chữa bệnh là dấu chỉ quyền phép Thiên Chúa: khi vua xứ Aram gởi tướng Naaman tới xin vủa Israel chữa phong hủi, ông này đã la lên: “Bộ tôi là thần thánh có quyền làm cho sống hay chết tùy ý hay sao mà ông ta lại gửi người phong hủi này đến với tôi?” (2V 5,7).

     – Người phong hủi trong đoạn Tin Mừng này có lẽ bấy lâu nay đã thất vọng về chứng bệnh bất trị của mình, nhưng nay nghe danh Đức Giêsu, anh tin vào quyền năng của Ngài nên đến xin Ngài cứu. Cử chỉ ‘sấp mình’ và lời anh ta nói ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch’ chứng tỏ đức tin ấy của anh.

c 13 “Ngài giơ tay đụng vào anh”: không ai dám có cử chỉ này, vì sợ bị lây ô uế. Nhưng Đức Giêsu đã dám làm như thế, một mặt Ngài tỏ ra mạnh hơn sức lây nhiễm của ô uế, mặt khác Ngài cũng muốn biểu lộ lòng ưu ái với người bệnh.

c 14 – “Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh”: hiệu quả tức khắc.

     – Lệnh truyền anh phải đến trình diện với tư tế chẳng những được công nhận là đã sạch và do đó có thể tái hội nhập cộng đoàn, còn có mục đích ‘để làm chứng cho người ta biết’. Biết gì? Biết quyền năng của Ngài, đống thời cũng biết Ngài là kẻ tuân giữ lề luật (luật trong Lv 14).

c 15Trường hợp phép lạ đặc biệt này làm cho danh tiếng Đức Giêsu càng lan rộng.

     – Nhưng như thường lệ, Đức Giêsu ‘lui vào nơi hoang vắng’ ‘cầu nguyện’. Thái độ này cho thấy nguồn lực của những lời giảng và việc làm quyền năng của Ngài xuất phát từ sự thân thiết với Thiên Chúa, trong lúc cầu nguyện.

II- Ý NGHĨA

     Bằng cách chữa sạch một người bị phong hủi, Đức Giêsu chiến thắng một chứng ô uế lây truyền, bị coi là hình phạt điển hình nhất Thiên Chúa gửi đến (Đnl 28,27-35), dấu chứng tội lỗi làm cho người bệnh bị loại ra khỏi cộng đoàn (Lv 13,14). Bằng cách phá hàng rào ngăn cách thanh sạch và ô uế, Đức Giêsu cho thấy một dấu chứng về sứ mệnh của Ngài (Mt 11,5, x. 10,8).

 

BÀI 19: CHỮA MỘT NGƯỜI BẠI LIỆT (5,17-26)

I- VĂN THỂ

            Văn thể của đoạn này là ‘câu nói trong khung’, nghĩa là tác giả tuy kể một câu chuyện nhưng chuyện đó chỉ là một cái khung để làm nổi bật một câu nói của Đức Giêsu. Câu nói quan trọng đó là c 20 “Này anh, anh đã được tha tội rồi”. Chính câu nói này và cuộc tranh luận về nó mới là trọng tâm. Chuyện chữa người bất toại chỉ là một cơ hội, một cáikhung.

II- GIẢI THÍCH

c 17 So sánh với Mt (9,1-8) và Mc (2,1-12) thính giả ở đây đông hơn. Lc muốn cho tháy những lời chút nữa đây Đức Giêsu tuyên bố có một tầm quan trọng đặc biệt.

c 18 Khi ấy xuất hiện một người bất toại. Vì đông người quá nên thân nhân không thể khiêng anh vào được. Như thế là người bất toại này bị ‘khai trừ’ vè cả hai mặt: về thể xác, anh không hể đi đến với Đức Giêsu được; về xã hội, người ta ngăn cản anh khiến anh không đến được.

     – Lúc ấy thân nhân anh nghĩ ra một diệu kế là dỡ mái nhà. Nhà Do thái có nóc bằng, được làm bằng cây và đất sét nên rất dễ dỡ ra.

c 20 Đức Giêsu thấy cố gắng của họ là biểu lộ một niềm tin. Ngài lên tiếng. Câu Ngài nói ở đây chính là ‘câu nói trong khung’ của truyện này. Đáng ngạcnhiên là Ngài không bảo anh đứng dậy mà lại bảo “Này anh, anh đã được tha tội rồi”. Hai chi tiết văn phạm đáng chú ý:

     1/ động từ ở thể thụ động (được tha), hiểu ngầm kẻ tha tội là Thiên Chúa, Đức Giêsu chính là Thiên Chúa.

     2/ động từ còn ở thì quá khứ (đã) nghĩa là Thiên Chúa đã tha tội rồi, trước khi anh này phải dâng lễ theo luật buộc (Lv 6,17-23).

c 21 Quyền tha tội là độc quyền của Thiên Chúa. Bởi vậy các thông giáo phản ứng ngay “Ông này phạm thượng”. Chú ý họ dùng động từ ‘phạm thượng’ y như lời cáo trạng trước Thượng Hội Đồng Do thái (14,63-64).

c 22-24 Đức Giêsu đoán được ý nghĩ của họ và trả lời ngay. Thực ra nói một lời tha tội mà kết quả không ai kiểm nghiệm được thì dễ hơn làm một việc cụ thể cho người bất toại đi được. Ngài sẽ làm cho anh này cũng đi được nữa để chứng tỏ Ngài cũng có quyền tha tội. Chú ý ở đây Đức Giêsu tự xưng là Con Người. Trong ngôn ngữ Do thái ‘con người’ chỉ có nghĩa là ‘người ta’. Nhưng từ khi kiểu nói “Con Người” xuất hiện trong sách Danien thì danh hiệu này được hiểu về Đấng Messia, kẻ được Thiên Chúa trao cho toàn quyền (Đn 7,13-14).

c 25 Phép lạ diễn ra tức thì sau lời Đức Giêsu nói ‘hãy đứng dậy’. Cũng hãy chú ý: động từ này cũng là động từ diễn tả sự sống lại. Đây là bằng chứng Lc đã nhìn lại chuyện này dưới ánh sáng phục sinh. Việc làm cho người bất toại đứng dậy chứng tỏ nhiều điều: chứng tỏ Đức Giêsu là người có quyền phục sinh người chết, chứng tỏ Ngài có quyền tha tội. Mà những quyền đó đều là của Thiên Chúa, nên nó cũng chứng tỏ Đức Giêsu là Messia của Thiên Chúa.

c 26 Phép lạ lại khiến khán giả sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ nhận ra rằng họ đang được sống trong ngày ‘hôm nay’ của thời cứu độ.

III- KẾT LUẬN

     Chuyện này có nhiều chi tiết lạ thường: Đức Giêsu thi hành quyền của Thiên Chúa, Ngài dùng động từ “đứng dậy”, Ngài tự xưng là “Con Người”. Đó là những dấu chỉ mới nữa giúp người ta khám phá Đức Giêsu là ai.

 

BÀI 20: ÔNG LÊVI (5,27-39)

     Đoạn Tin Mừng này gồm 3 phần:

     a/ Đức Giêsu kêu gọi Lêvi đi theo Ngài

     b/ Tiếp đó Lêvi dọn tiệc đãi Ngài.

     c/ Bữa tiệc gây ra một cuộc tranh luận về vấn đề ‘cũ và mới’.

I- KÊU GỌI LÊVI: 27-28

     Phần này được viết theo văn thể kêu gọi: viết rất ngắn gọn và không chú ý tới những chi tiết phụ thuộc, chỉ tập trung vào những ý chính yếu nhất.

c 27 “Đức Giêsu đi ra và trông thấy”: sang kiến kêu gọi luôn xuất phát từ Thiên Chúa.

     – “Một người thu thuế”: Cựu Ước coi hạng người này là ‘trộm cướp’; còn Tân Ước coi họ là ‘tội lỗi’, vì họ thường gian lận. Xã hội Do thái coi họ là những người tội lỗi công khai và cấm giao tiếp với họ.

     – “tên là Lêvi”: Trong Mt 9,9 ông mang tên là Matthêu.

     – “đang ngồi”: chú ý chút nữa đây (câu sau) ông sẽ ‘đứng dậy’.

     – “Hãy theo tôi”: Trong ngôn ngữ Thánh Kinh. ‘đi theo’ nghĩa là làm môn đệ. Như vậy Đức Giêsu gọi Lêvi làm môn đệ Ngài. Ơn gọi này rất đặc biệt vì Đức Giêsu đã gọi một người tội lỗi, công khai làm môn đệ mình.

c 28 “Ông bỏ tất cả”: bỏ ‘tất cả’ là điều Lc thường nhấn mạnh coi như điều kiện để làm môn đệ Đức Giêsu.

     – “Đứng dậy”: một thái độ dứt khoát, một thái độ vươn lên.

     – “Đi theo”: động từ ở thì imparfait. Không phải Lc mô tả một phản ứng ban đầu, mà là một cung cách lâu bền: từ nay người thu thuế tội lỗi này sẽ luôn luôn đi theo Đức Giêsu.

II- DỰ TIỆC TẠI NHÀ LÊVI: 29-32

c 29 “Ông Lêvi làm tiệc lớn đãi Ngài”: Lêvi rất vui mừng vì Đức Giêsu đã gọi ông làm môn đệ mặc dù ông là hạng tội lỗi.

     – “Có đông đảo người thu thuế và những người khác cùng ăn với Ngài”: Lc viết ‘những người khác’ vì tế nhị, không dám viết ‘những người tội lỗi’ như Mt và Mc. Sự kiện những người này có mặt đông đảo chứng tỏ họ cũng vui mừng vì một nhân vật đạo đức như Đức Giêsu đã không chê mà còn gọi một người trong bọn họ làm môn đệ Ngài.

c 30 Chắc chắn những người pharisêu không có mặt trong bàn tiệc với những người thu thuế hôm đó vì họ coi vào nhà người tội lỗivà nhất là ăn cùng bàn với họ thì sẽ bị lây ô uế và đồng thời tỏ ra thông đồng với những kẻ tội lỗi. Dù vậy họ đứng ngoài để nhìn và phê phán. Họ không dámphê phán trực tiếp Đức Giêsu, nhưng phê phán Ngài cách gián tiếp bằng cách noi với các môn đệ Ngài.

c 31-32 Đức Giêsu dùng một ngạn ngữ quen thuộc “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần”. Ngài coi kẻ tội lỗi như một người đau ốm, và coi mình là Thầy thuốc cứu chữa những người đau ốm vì tội lỗi.

III- TRANH LUẬN: 33-39

c 33 Nhóm pharisêu đuối lý trước câu trả lời của Đức Giêsu về việc Ngài dự tiệc với kẻ tội lỗi. Họ chuyển sang một khía cạnh khác để công kích: Đức Giêsu và môn đệ Ngài không lo ăn chay và cầu nguyện mà chỉ lo ăn uống! Cũng nên biết những người biệt phái rất siêng ăn chay: ngoài lần ăn chay theo luật buộc mỗi năm một lần vào ngày lễ Đền tội, họ còn ăn chay thêm nhiều ngày khác nữa (Lc 18,12: ăn chay mỗi tuần 2 lần); những nhóm tẩy giả ngoài việc cầu nguyện theo luật quy định, cũng thêm những kinh và những lúc cầu nguyện riêng (Lc 11,1).

c 34 Đức Giêsu phân biệt 2 thời kỳ:

     a/ Thời kỳ chàng rể đang mở tiệc cưới là thời kỳ vui, không ăn chay. Nói như vậy là Đức Giêsu nói đúng theo giáo huấn của giới Rabbi không cho phép ăn chay trong những ngày lễ vui. Nói như vậy, Đức Giêsu cũng cho thấy Ngài chính là chàng rể, một hình ảnh quen thuộc, chỉ Đấng Messia.

     b/ Thời kỳ chàng rể bị đem đi ám chỉ thời gian của GH, thời kỳ Đức Giêsu vắng mặt. Khi đó GH sẽ ăn chay (Cv 13,2).

c 36-38 Đến đây Lc viết xen vào 2 câu châm ngôn về áo mới áo cũ, rượu mới bầu da cũ. Ý muốn nói Đức Giêsu đến khai mạc một thời kỳ mới. Người ta phải sống thời kỳ mới với một tinh thần mới. Sống thời Tân Ước mà vẫn với tinh thần Cựu Ước thì hoàn toàn không hợp.

c 39 “Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói rượu cũ ngon hơn”: Câu này chen vào đây không mạch lạc, vì phía trên đang so sánh thời Đức Giêsu như rượu mới, nay đột ngột lại nói “Rượu cũ ngon hơn”!. Có 2 cách giải thích:

     a/ Câu này cắt nghĩa tại sao người do thái không theo tinh thần nới của Đức Giêsu: vì họ bám víu vào lề thói cũ của họ. Vậy ‘người ta’ trong câu này là người do thái

     b/ Câu này nhắm đến các Kitô hữu thời Lc soạn Tin Mừng và là một lời khuyến cáo họ: đừng để mình bị mê hoặc bởi những điều mới lạ (thời Lc chẳng hạn các lạc thuyết), trái lại hãy trung thành với Tin Mừng của Đức Giêsu. Như vậy những chữ ‘rượu cũ thì ngon hơn’ ám chỉ Tin Mừng Đức Giêsu.

 

BÀI 21: TRANH LUẬN VỀ NGÀY SABBAT (6,1-11)

     Đây là 2 cuộc tranh luận cuối cùng trong một cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu và phái Pharisêu mà Lc ghi lại trong 5,17-6,11. Hai cuộc tranh luận này liên quan tới luật về ngày sabbat.

I- VIỆC BỨT LÚA cc 1-5

c 1 “Vào một ngày sabbat”: có dị bản khác ghi “Ngày sabbat thứ hai trong tháng thứ nhất”, càng cho thấy rõ lúc đó gần tới ngày mùa, và như thế có liên quan tới luật cấm không cho ăn giẻ lúa đầu mùa. (Câu 6 còn ghi ’vào một ngày sabbat khác;, hình như ngụ ý cứ mỗi ngày sabbat là Đức Giêsu gặp phải một cuộc tranh luận vớ các đối thủ của Ngài).

     – “Các môn đệ bứt lúa, vò trong tay và ăn”: các người pharisêu coi ‘bứt lúa’ đồng nghĩa với làm ruộng, và ‘vò trong tay’ đồng nghĩa với việc chuẩn bị bữa ăn, là hai việc bị luật cấm (Ds 15,32 cấm kiếm củi để nhóm lửa nấu ăn).

c 3-4 Câu trả lời của Đức Giêsu gồm hai phần: Phần đầu là một cách giải thích Thánh Kinh, Đức Giêsu viện dẫn 2 đoạn Cựu Ước; 1Sm 21,2-7 kể chuyện Đavít và thuộc hạ vào Đền thờ ăn bánh tiến; Lv 24,5-9 cho phép các tư tế ăn bánh tiến ấy. Lý luận của Ngài như sau: Luật có thể được miễn cho người đang ở trong tình trạng cấp bách (bởi vì, như Mc 2,25-27 luật để phục vụ con người). Còn một ý nữa mà Đức Giêsu còn không nói rõ ra: Sở dĩ Đavít và các thuộc hạ của ông có thể ăn bánh tiến là vì các ông đang ở trong tình trạng trong sạch (không làm việc tính dục), đúng đòi hỏi của luật về thánh chiến. Đức Giêsu và các môn đệ Ngài cũng là những người trong sạch như thế nên có thể ăn bánh ấy.

     – Lc không ghi ra lý luận ‘Luật để phục vụ con người’, và lý luận ‘người trong sạch có quyền ăn bánh tiến’, để tập chú vào lý luận ‘hoàn cảnh bức bách có thể miễn luật’.

c 5b – Sang phần thứ hai, Ngài tuyên bố ‘Con Người làm chủ ngày sabbat’. Đến đây vấn đề đi đến chỗ chủ yếu hơn: không phải là việc chuẩn miễn luật vì lý do này nọ, mà là ai làm chủ của luật chính alf ‘Con Người’, tức là Đức Giêsu! Từ nay tín hữu Đức Kitô được hưởng tự do nội tam do liên kết với Thầy mình.

II- CHỮA NGƯỜI BẠI TAY cc 6-11

c 6 Cuộc tranh luận thứ hai có tầm vóc quan trọng hơn cuộc thứ nhất:

     a/ Sự việc diễn ra ‘trong hội đường’ và lúc Đức Giêsu ‘giảng dạy’, nghĩa là bầu khí trang trọng, chính thức hơn.

     b/ “Các kinh sư và những người pharisêu rình” để tìm cách tố cáo Ngài.

     c/ Sauk hi bị Đức Giêsu làm đuối lý, họ ‘giận điên lên và bàn nhau xem có làm gì được Đức Giêsu không’.

     – “Một người bị khô tay phải”: nghĩa là mất khả năng làm việc để sinh nhai.

c 8 “Đứng ra giữa đây”: Đức Giêsu muốn công khai hóa và chính thức hóa việc Ngài sắp làm. Ngài muốn dùng việc này để tranh luận với các đối thủ.

c 9 Câu hỏi của Ngài chứa đựng nhiều ý tế nhị:

     – “Ngày sabbat được phép làm điều lành hay điều dữ”: Khi chống đối Đức Giêsu các đối thủ đã dựa vào chủ trương ‘không làm gì cả’ trong ngày sabbat. Phần Đức Giêsu thì đặt vấn đề ‘làm điều lành’ hay ‘(làm) điều dữ’.

     – Thực ra chủ trương của pharisêu không hẳn là hoàn toàn không làm gì cả. Họ cũng chấp thuận được cứu người nguy tử trong ngày đó (Mishna Yonna VIII,6). Nhưng họ phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để cho phép làm như vậy. Còn Đức Giêsu, thái độ của Ngài trong trường hợp này cho thấy rõ: luật ngày sabbat phải lệ thuộc luật yêu thương và giúp đỡ kẻ khác. Ở chỗ này Đức Giêsu nêu rõ khía cạnh thứ hai của luật ngày sabbat mà các người pharisêu đã quên: đó là ngày giải phóng.

 

BÀI 22: CHỌN 12 TÔNG ĐỒ (6,12-15)

     Chuyện này đánh dấu một bước ngoặt: sau một thời gian thi hành sứ vụ. Đức Giêsu đã được nhiều người biết đến, trong số đó có kẻ ngưỡng mộ, có kẻ nghịch thù. Chung quanh Ngài cũng có nhiều môn đệ 95,30.33  6,1). Bây giờ đến lúc Ngài tuyển chọn một nhóm nòng cốt để lãnh nhận trách nhiệm phổ biến lời Ngài.

c 12 – Trước khi tuyển chọn, Đức Giêsu đi lên một “ngọn núi”: Từ thời Môsê và Êlia, núi là nơi các ngôn sứ đến gặp Thiên Chúa để thỉnh ý Ngài.

     – Và Đức Giêsu “cầu nguyện”: Đức Giêsu trong Lc là một người thường xuyên cầu nguyện (5,16  6,12  9,18.28.29  10,21  11,1.22.32.40-46  23,34.46). Ngài cầu nguyện tha thiết trong những lúc quan trọng(3,21  9.28-29  22,41). Lần này Ngài cầu nguyện ‘suốt đêm’, chứng tỏ việc Ngài sắp làm là hết sức quan trọng, quan trọng đối với sứ vụ của Ngài mà cũng quan trọng đối với toàn thể lịch sử cứu độ

c 13 Đó là việc gì? Là việc tuyển chọn từ số đông môn đệ ra 12 người mà Ngài gọi là tông đồ.

     – Khi ghi nhận các tông đồ được tuyển chọn khỏi hàng ngũ môn đệ, Lc tỏ ra quan tâm tới các tác vụ trong GH. Quan tâm này sẽ được khai triển nhiuề hơn nữa trong quyển Công vụ (Cv 6,1-7). Môn đệ là tất cả những ai ‘đi theo’ Đức Giêsu, còn tông đồ là những môn đệ được tuyển lựa kỹ để làm ‘cán bộ’. Điều kiện để được tuyển là:

     a/ Đã từng sống với Đức Giêsu và chứng kiến việc Ngài chết và sống lại.

     b/ Được ‘sai đi’ (đây là ý nghĩa của chữ ‘tông đồ’ aposiolos) để loan bao tin mừng sống lại ấy. Lc dành riêng danh hiệu ‘tông đồ’ cho nhóm 12 vị vì chỉ có họ mới hội đủ 2 điều kiện này. Ngay cả với Phaolô, Lc cũng không gọi ông này là ‘tông đồ’, vì Phaolô là tông đồ theo một nghĩa khác hơn.

     – Con số 12: đây là con số các chi tộc Israel bị tản lạc khắp nơi sau biến cố lưu đày. Vậy khi Đức Giêsu chọn con số 12. Ý Ngài muốn cho biết là đã đến lúc Ngài quy tụ một dân Israel mới.

c 14-16 Trong số 12 tông đồ, có vài tên nổi bật:

     – “Simonmà Ngài gọi là Phêrô”: Trong Thánh Kinh, ai đặt tên mới cho một người nào đó thì có quyền hành trên người đó (2V 23,34  24,17); người đặt tên cũng xác định một định mệnh mới cho kẻ mang tên mới. Cái tên như trở thành linh nghiệm, nếu là do chính Thiên Chúa đặt cho (St 17,5.15.32.29).

     – Bộ ba Phêrô, Giacôbê và Gioan lại là một nhóm nhỏ đặc biệt hơn nữa trong nhóm lớn 12 (8,51  9,28). Họ sẽ đóng những vai trò quan trọng trong quyển Công vụ.

 

BÀI 23: PHÚC THAY VÀ KHỐN THAY (6,17-26)

     Sauk hi đã tuyển chọn nhóm 12, Đức Giêsu cùng họ xuống núi và đến một cánh đồng, rồi trước mặt một đám đông đảo gồm các môn đệ và dân chúng, Ngài giảng một bài quan trọng.

I- SO SÁNH VỚI MATTHÊU

     Song song với đoạn văn này trong Lc và Mt 5,3-12. Giữa hai bên có nhiều điểm không giống nhau:

     1/ Mt định vị trí bài giảng này của Đức Giêsu ‘trên núi’ (Mt 5,1). Lc định vị trí “trên một nơi bằng phẳng” (c 17). Ta nên biết Mt có đặt nó ‘trên núi’ vì muốn so sánh Đức Giêsu với Môsê và bài giảng của Ngài là Luật mới hoàn chỉnh Luật Môsê. Phần Lc không hề quan tâm so sánh huấn dụ của Đức Giêsu với huấn dụ của các luật sĩ và biệt phái. Lc chỉ quan tâm so sánh tinh thần của Đức Giêsu với tinh thần của người đời.

     2/ Bản văn của Lc ngắn hơn của Mt, số câu chỉ bằng 1/3.

     3/ Trong Mr, bài giảng này bắt đầu sứ vụ của Đức Giêsu, còn trong Lc đã bắt đầu sứ vụ trước đó rồi.

     4/ Mt ghi tất cả 8 lời “phúc thay”, cón Lc ghi 4 lời “phúc thay”, cộng lên 4 lời “khốn thay” tương ứng.

     5/ Về lời “phúc thay” thứ nhất, Mt ghi “tân hồn nghèo khó”, còn Lc ghi “nghèo khổ” đơn giản.

     6/ Trong lời “phúc thay” thứ hai và ba, và trong lời “khốn thay” thứ hai và ba, Lc ghi thêm chữ “bây giờ”. Nghĩa là Lc thêm 4 chữ “bay giờ”.

     Chắc chắn những khác biệt đó thể hiện những quan điểm giáo lý khác nhau giữa hai tác giả. Chúng ta sẽ hiểu tuần tự dưới đây:

II- MỐI PHÚC THỨ NHẤT VÀ MỐI KHỐN THỨ NHẤT: NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO.

1/ Bối cảnh Thánh Kinh:

a/ Cựu Ước: một chủ đề quen thuộc của Cựu Ước là cảnh cáo nguy hiểm của sự giàu sang.

            Amos 4,1-3  6,1-14   8,4-14.

            Mikha 3,1-4.

            Gióp 31,24.

            Dân số 49,7-8  52,9.

            Huấn ca 11,16t  40,13.

b/ Tân Ước:   Thư Giacôbê 1,9-11  2,2-6  5,1-6.

                        Khải huyền 2,9  3,17-18.

                        Lc 8,14 ss Mt 13,22; Mc 4,19 (dụ ngôn người gieo giống).

                        Lc 18,18-30 ss Mt 19,16-30; Mc 10,17-31 (Đức Giêsu kêu gọi một người giàu).

     Nội dung của những đoạn Thánh Kinh ấy:

     – Cựu Ước và thư Giacôbê cảnh cáo sự lạm dụng của cải vật chất.

     – Những lời dạy của Đức Giêsu cho thấy sự nguy hiểm của giàu sang, khiến cho người giàu rất khó vào Nước Trời (họ cũng có thể vào, nhưng khó hầu như một phép lạ).

2/ Khuynh hướng chung của Lc:

a/ Khuyến khích sự từ bỏ hoàn toàn

     – Tường thuật việc chọn các môn đệ đầu tiên. Lc nhấn mạnh (hơn Mt và Mc) về sự cần thiết phải từ bỏ ‘mọi sự’ (panta) (5,11).

     – ở 3 đoạn khác cũng song song với Mt và Mc (Lc 18,22; Mc 10,21; Mt 19,21; Lc 5,11; Mc 1,20; Mt 4,22; Lc 5,28; Mc 2,14; Mt 9,9), Lc cũng nhấn mạnh tới chữ ‘panta’.

     – Lc 6,30 đã sửa đổi Mt 5,42: phải xem bản dịch Pháp văn của TOB:

            Mt: À qui demande, donne.

            Lc: À quiconque te demande, donne.

     – Lc 14,26 đòi hỏi nhiều hơn Mt 10,37: bản văn Lc “Ai theo Ta mà không ghét cha mẹ…”

     – Lc 9,23 “Phải vác thập giá mình mỗi ngày…” cũng gắt gao hơn Mt 16,24; Mc 8,34.

     – Lc 14,33 sau khi kể dụ ngôn về một người xây tháp và một ông vua đi giao chiến đã thêm kết luận “hễ ai không từ bỏ mọi của cái mình thì không thể làm môn đệ Ta đâu”.

     – Những bản toát yếu về nếp sống của cộng đoàn Kitô sơ khai trong sách Công vụ Tông đồ cũng đề cao (có phần lý tưởng) về thái độ không dính bén của cái, để tất cả làm của chung: Cv 1,44-45  4,32.34.35.

b/ Khuyến khích sử dụng của cải cho tốt:

     Theo Lc, sử dụng tốt của cải tức là phân phát chúng:

     – Lc 14,12-14 (đoạn riêng của Lc): phải biết cho đi mà không chờ đáp trả.

     – So sánh Lc 6,30.34-35 với Mt 5,42: Lc đã chen vào thêm một số chi tiết.

            Mt: À qui te demande, donne; à qui veut l’emprunter, ne tourney pas le dos.

            Lc: À quiconque te demande, donne; à qui te prend ton bien, nela réciame pas.

                        Et si vous prêtez à ceux don’t vous en a-t-on?

                        Prêtez sans rien espérer en retour.

     – So sánh Lc 12,33 với Mt 6,19-20.

     Mt: Các con đừng tích trữ kho tang dưới đất, nơi mối mọt gặm hư và trộm cắp đào tường cướp mất. Nhưng nên tích trữ kho báu trên trời, nơi môi mọt không hề gặm hư và trộm cắp cũng không đào tường cướp mất.

     Lc: Hãy lo bán của riêng mà chia cho người nghèo. Hãy sắm lấy ví tiền không hề hư nát, tức là kho vô tận trên trời nơi kẻ trộm không sao mò tới và mối mọt cũng không thể nào gặm hư.

     Ta thấy Mt nói tới các ý hướng tích trữ (phải khôn ngoan tích trữ thứ kho tành đời sau không hư mất). Còn Lc nói tới một sự trao đổi cụ thể (bỏ kho báu đời này để có được kho báu đời sau).

     – Sau dụ ngôn về người quản lý khôn ngoan, Lc 18,9 suy nghĩ: “Hãy dùng tiền của khôn ngoan gây tình bạn hữu, để khi nào các con hết tiền hết của thì họ rước các con vào trong nhà ở muôn đời”. Nói cách khác: sử dụng tốt tiền của là biết phân phát chúng cho người nghèo.

     – Lc là tác giả duy nhất ghi lại những lời Gioan Tẩy Giả khuyên những kẻ sám hối: Hãy biết sử dụng tốt của cải đời này bằng cách cho đi.

* Tóm lại: Người giàu muốn được hưởng phúc đời sau thì phải từ bỏ của cải đời này, hoặc quảng đại phân phát chúng cho người nghèo.

c/ Bất hạnh của người giàu

     – Dụ ngôn người phú hộ và Ladarô (Lc 16,19-31): giàu mà ích kỷ thì sẽ bị chúc dữ vì đã sử dụng không tốt của cải mình giữ.

     – Dụ ngôn phú hộ không khôn (Lc 12,16-21): ông này không khôn bởi vì không nghĩ tới cách nào khác sử dụng của cải ngoài việc chỉ lo thụ hưởng chúng.

     – Kinh Magnificat (Lc 1,51-53): sự thay đổi tình cảnh để kẻ nghèo được nâng lên và người giàu bị hạ xuống.

3/ “Bấy giờ”:

     Bản văn Lc đã thêm vào 4 chữ ‘bây giờ’, mói lên sự đối lập giữa cảnh nghèo khổ hiện tại với cảnh hạnh phúc sau này tiếp theo cái chết. Tư tưởng này cũng có trong một số bản văn khác của Lc.

            – Dụ ngôn phú hộ và Ladarô

            – Dụ ngôn phú hộ hả hê tích trữ của cải.

            – Dụ ngôn người quản lý bất trung (Lc 16,9)

            – Lc 12,33: Phải dùng của cải đời này để sắm của cải đời sau.

            – Lc 23,43: Lời  Đức Giêsu hứa với người trộm lành.

4/ Ý nghĩa mối phúc thứ nhất và mối khôn thứ nhất:

     Dựa trên những phân tích ở trên về bối cảnh Thánh Kinh và hướng tư tưởng của Lc, ta có thể giải thích mối phúc (và mối khốn tương ứng) thứ nhất như sau:

     – Lc không lên án rằng sự giàu sang tự nó là xấu.

     – Lc khai triển một đề tài có sẵn là: đối lập sự giàu sang hiện tại với sự giàu sang đời sau. Lời khuyên của Lc là phải chọn lựa dứt khoát: thà chọn sự giàu sang đời sau, đừng để của cải đời này trói buộc khiến ta quên đời sau: những người giàu có phần nguy hiểm hơn vì dễ bị trói buộc như thế; những người nghèo có phúc hơn vì ít bị trói buộc như thế.

III- MỐI PHÚC VÀ MỐI KHỐN THỨ HAI – ĐÓI KHÁT VÀ NO ĐỦ

1/ Trong suy nghĩ của Lc, giàu lôn luôn đi đôi với no và nghèo luôn đi đôi với đói. Những bản văn khác của Lc khi mô tả người giàu và người nghèo cho thấy rõ điều này.

2/ Vì thế, ý nghĩa của cặp thứ hai này cũng tương tự với cặp thứ nhất: những người đói khát co phúc vì họ dễ hướng tới hạnh phúc đời sau, trái lai những người no vô phúc, vì họ dễ bị trói buộc vào đời này và quên lãng hạnh phúc đời sau.

IV- MỐI PHÚC VÀ MỐI KHỐN THỨ BA – KHÓC VÀ CƯỜI

1/ Thư Gc 4,4-10 và Kh 18 gán ‘vui cười’ cho người giàu. Họ cười vì họ thỏa mãn với sự giàu sang đời này của họ; còn ‘khóc’ là khi của cải đời này bị sụp đổ.

2/ Như thế ý nghĩa của cặp thứ ba này cũng tương tự với hai cặp trên: sự vui cười tự mãn của người giàu khiến họ dễ bám vào đời này. Đó là vô phúc của họ: trái lại sự khóc lóc của người nghèo là phúc vì họ hướng đến đời sau.

V- MỐI PHÚC VÀ MỐI KHỐN THỨ TƯ – BỊ NGƯỢC ĐÃI VÀ ĐƯỢC O BẾ

1/ Ở đời này, người ta thường o bế những kẻ giàu sang và ngược đãi những người nghèo hèn.

2/ Do đó ý nghĩa của cặp thứ tư này cũng tương tự các cặp trên.

VI- KẾT LUẬN

            Bản văn của Mt nhấn mạnh đến những thái độ nội tâm cần có để dược vào Nước trời, còn bản văn của Lc chú ý tới khía cạnh xã hội.

            Hiện trạng của xã hội là của cải được phân chia không đều đưa đến cảnh khốn khó nhiều mặt của người nghèo. Các cộng đoàn Kitô gồm hầu hết là những người nghèo khốn khổ ấy. Lc an ủi họ, mở mắt cho họ thấy cái phúc của họ: họ ở trong điều kiện thuạn lợi để hướng về hạnh phúc thật đời sau hơn là những người giàu sang đang ở trong điều kiện khó khăn hơn nhiều.

 

BÀI 24: CÁCH SỐNG CỦA MÔN ĐỆ (6,27-38)

A- HÌNH THỨC

            Xét về hình thức (cách dùng chữ, dùng hình ảnh…) bản văn Lc có những đặc điểm sau đây:

1/ Lv 19,18 cũng có lời dạy yêu thương “Hãy yêu thương tha nhân như chính bản thân mình”. Lc đã thay chữ ‘tha nhân’ (prochain) bằng chữ ‘kẻ thù’. Câu 27 “Hãy yêu thương kẻ thù”.

Người thời Cựu Ước cũng biết mở rộng tình thương ra khỏi phạm vi hạn hẹp của gia đình, nhưng chỉ mở rộng tới (hiểu là những kẻ ở ngoài gia đình mà được mình thích). Đức Giêsu mở rộng tới chỗ không ai ngờ. Đó là ‘kẻ thù’.

2/ Mt 5,40: “Ai muốn kiện con để đoạt áo trong…”

     Lc 6,29: “Ai đoạt áo choàng…” Rộng hơn: không nhẹ nhàng trong một vụ kiện, mà mạnh mẽ vì là một sự tấn công.

3/ Mt 5,42 ghi: “À qui te demande, donne…”

     Lc 6,30 ghi: “À quiconque te demande, donne…” rộng hơn.

4/ c 31 “Các con muốn người ta làm chi cho mình thì hãy làm cho người ta như thế”. So với một số câu khác thì câu này tích cực hơn:

            – Sách Nho: Kỷ sở bất dục – Vật thí ư nhân.

            – Tb 4,15: Điều mà con không thích thì đừng làm cho tha nhân

            – Trường phái hy lạp Stoiciens: Điều ngươi không muốn người ta làm cho bạn thì bạn đừng

               làm cho người ta. Chẳng những tích cực, câu này còn biểu lộ sự quảng đại có sáng kiến

               trước (không đợi cho có kinh nghiệm về sự khó chịu người khác gây cho mình rồi mới

               dựa vào đó để đừng gây cho người ta).

5/ c 33: “Nếu các con làm ơn…: so với Mt 5,47 “Nếu các con chào hỏi…”. Ta thấy Lc sửa lại cho hợp với thính giả người lương (‘chào hỏi’ là thói quen của thính giả Do thái và Phương Đông).

     “… thì có gì là ơn với nghĩa”: so với Mt 5,46 “… thì còn đáng thưởng công chi nữa”: bớt đi tính vụ lợi, nhấn mạnh đến tính miễn phí vì lợi ích vì gợi tới ơn Chúa.

6/ c 35 “… các con… sẽ được gọi là Con Đấng Chí Tôn”: đây chính là tước hiệu của Đức Giêsu (Lc 1,32): Kẻ nào yêu thương kẻ thù thì được mang cùng tước hiệu với Đức Giêsu.

7/ c 36 “Như Cha các con là Đấng xót thương” so với Mt 5,48:  “Như Cha là Đấng trọn lành”. Lc không nói mơ hồ, mà diễn tả sự trọn lành bằng một đức tính cụ thể là xót thương.

8/ cc 37-38: “Sẽ không bị xét đoán… không bị lên án… sẽ được cho…” đây là những passif divin hiểu ngầm tác nhân của những động từ ấy là Thiên Chúa.

B- NỘI DUNG

     Đoạn Tin Mừng này đề cập đến 3 điều: Yêu thương kẻ thù – Đừng xét đoán (lòng thương xót) và Hãy cho đi (lòng tốt).

1/ Yêu thương kẻ thù (cc 27-36)

c 27-28 Cựu Ước cũng có giới luật yêu thương: Lv 19,18 “Ngươi hãy yêu thương cận nhân” (ton prochain). Đức Giêsu chú giải chữ ‘cận nhân’ ấy một cách rộng rãi hơn: Cận nhân là bất cứ ai, không giới hạn, kể cả kẻ thù. Thực ra trong số những cận nhân, kẻ thù là đối tượng khó thương nhất. Nhưng khi Đức Giêsu cụ thể hóa tình thương cận nhân vào đối tượng này thì tình thương trở thành vừa cụ thể nhất vừa cao nhất.

     Thế nhưng làm sao có thể ép tình thương được? Nói đúng ra yêu thương xét theo nó là một tình cảm thì không thể ép được. Điều Đức Giêsu dạy ở đây là: làm ơn – chúc phúc – cầu nguyện. Nếu có được tình cảm thì càng tốt, còn nếu chưa có thì hãy làm những việc ấy, dần dần chúng có thể đưa đến tình cảm thật. Đặc biệt, khi cầu nguyện cho kẻ thù thì người môn đệ kéo Chúa vào cuộc theo: họ xin Chúa làm cho kẻ thù điều mà bản thân họ chưa làm nổi.

c 29-30 Khuynh hướng tự nhiên là muốn trả đũa, lấy ác báo ác. Đức Giêsu dạy ta đừng trả đũa, đừng lấy ác báo ác. Khi trả đũa, người ta tưởng rằng có thể lấy sự ác để chiến thắng sự ác. Thực ra như thế là rất sai, sự ác chỉ có thể bị chiến thắng bởi sự thiện mà thôi.

     Vả má, đoạt áo, xin và đoạt của đều là những thí dụ. Đức Giêsu dùng để diễn tả thái độ lấy thiện báo ác trên. Những thí dụ này ta không nhất thiết phải theo đúng (vả lại chúng được diễn tả cách cường điệu). Phải luôn nhớ điều quan trọng là ‘lấy thiện báo ác’ và mỗi người cố gắng thể hiện ra bằng những thí dụ hợp với hoàn cảnh mình.

c 31 “Các con muốn người ta làm chi cho mình thì hãy làm như thế cho người ta”: So với lời dạy của nhiều người khác (xem phần A) thì lời này của Đức Giêsu tích cực hơn và rộng rãi hơn.

c 32-34 Tình thương của người môn đệ không được dựa trên những tính toán có qua có lại. Họ yêu thương chỉ vì đó là cách hành động của Thiên Chúa yêu thương mọi người mà không mong được đáp đền.

c 35 Ai yêu thương như thế thì được gọi là “Con Đấng Tối Cao”. Đây chính là tước hiệu được đặt ra cho chính Đức Giêsu (Lc 1,32).

c 36 Như thế tình thương của người môn đệ có hai nguyên tắc hướng dẫn: Một là như chính mình. Hai là như Cha. Thực ra hai nguyên tắc này cũng thành một bởi vì người môn đệ chính là “Con Đấng Tối Cao”.

II- ĐỨNG XÉT ĐOÁN (cc 37)

            Đã yêu thương thật thì sẽ không xét đoán, bởi vì nếu xét đoán xem đối tượng có đáng được ta yêu hay không, tức là đã giới hạn cho tình thương rồi.

            Thế nhưng phải chăng ta cũng không được có cảm nghĩ này nọ về một người nào đó? Ở đây phải phân biệt: có thể đánh giá về một hành động của người ta (xấu hay tốt), nhưng không được từ đó mà đưa ra kết luận tốt xấu về con người của người đó được.

III- CHO ĐI c 38

            Đức Giêsu dùng hình ảnh ông chủ ruộng đối với thợ mình: người chủ keo kiệt thì đong lúa thật kỹ (đẻ chỉ vừa đủ thôi, thí dụ đong nhanh, lấy cây để gạt miệng đấu); người chủ rộng lượng thì có ý đong sao cho thật đầy (dằn, lắc, đổ vun lên…). Nếu ta cư xử với người khác thế nào (keo kiệt hay rộng lượng) thì Thiên Chúa cũng cư xử với ta như thế đó.

KẾT LUẬN

            Tương quan giữa người môn đệ với kẻ khác không còn phải dựa trên luật trả đũa của Cựu Ước, cũng không dựa trên luật công bình phân phối của người đời, mà phải dựa trên tình thương huynh đệ: Mọi người đều là anh em vì có cùng một Cha trển trời.

 

BÀI 25: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA LÒNG NHIỆT THÀNH (6,39-49)

            Bố cục: có thể chia đoạn này thành 5 phần:

            – cc 39-40: thí dụ về người hướng đạo mù.

            – cc 41-42:  thí dụ về cái xà và cọng rác.

            – cc 43-44: thí dụ về cây vả trái.

            – c 45:  thí dụ về ‘kho tàng’ trong lòng.

            – c 46-49: phải thi hành những lời dạy trên

            Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng phần theo bố cục này.

DẪN NHẬP

     Đoạn này là một phần của “Bài giảng trên cánh đồng” (6,17-49).

     Bài này giảng cho ai? Cho các môn đệ (c 20 ‘Đức Giêsu ngước mắt nhìn các môn đệ và nói…’)

     Nội dung chính: Đức Giêsu dạy cách sống của người môn đệ

Trong ‘Bài giảng trên núi’ do Mt ghi lại, cách sống của người môn đệ chủ yếu là phải gương mẫu (như muối ướp trần gian, như đèn tỏa sáng trước mặt mọi người Mt 5,13-16).

Còn trong ‘Bài giảng trên cánh đồng’ do Lc ghi lại. Lc kể ra những điều kiện cần có để có thể là một môn đệ gương mẫu.

I- NGƯỜI HƯỚNG ĐẠO MÙ (c 39-40)

1/ Phần này gồm hai câu nói của Đức Giêsu: c 39 “làm sao kẻ mù dắt được kẻ mù…” và c 40 “môn đệ không hơn Thầy được…”.

     Hai câu này được Mt ghi lại ở hai nơi khác nhau (Mt 15,14 và Mt 10,24) vậy có lẽ đây là hai logia, nghĩa là hai câu nói rời mà Đức Giêsu đã nói vào hai lúc khác nhau, nhưng ở đây chúng được Lc tập hợp chung lại. Vì thế mà ta thấy sự liên hệ giữa chúng không được chặt chẽ, đưa đến một logic cũng lỏng lẻo.

2/ Muốn cho có logic, có lẽ ta phải đảo ngược lại như sau:

     – Trên nguyên tắc, môn đệ dốt hơn Thầy.

     – Do đó, nếu Thầy mà mù quáng để dạy những điều sai lầm, thì môn đệ còn bị sai lầm hơn nữa

     – Người môn đệ của Đức Giêsu có trách nhiệm hướng dãn kẻ khác (họ trở nên ‘thầy’ của kẻ khác). Trước khi làm việc hướng dẫn này, họ phải cẩn thận đừng để mình bị sai lầm.

     Muốn thế, một mặt họ phải cố gắng rập khuôn theo Đức Giêsu – Tôn sư của họ. Và mặt khác phải tự phê tự sửa trước khi phê bình và sửa chữa người khác.

3/ Tóm lại, điều kiện thứ nhất của người môn đệ gương mẫu là phải sáng suốt bằng cách rập khuôn theo Tôn sư Giêsu và tự phê tự sửa.

II- CÁI XÀ VÀ CỌNG RÁC (41-42)

c 41 – Ngoài trách nhiệm hướng dẫn người khác theo đúng giáo huấn của Tôn sư Giêsu, người môn đệ đôi khi cũng phải sửa lỗi người khác (“lấy cái rác trong con mắt anh em ra”). Những câu trong phần này không cấm đoán việc sửa lỗi, trái lại chúng nói về việc sửa lỗi ấy.

     – Nhiều khi việc sửa lỗi không được công bằng vì lý do thành kiến, tự ái, hồ đồ… khiến ta xem một lỗi nhỏ của người khác thành lỗi nặng. Ngược lại xem một lỗi nặng của bản thân như lỗi nhỏ. Cho nên để việc sửa lỗi được công bằng và hữu ích thì trước tiên không được sửa lỗi người khác do động cơ tự ái, thành kiến hoặc chỉ để chứng tỏ uy quyền.

c 42 – Nguy hiểm thứ hai phải đề phòng khi sửa lỗi người khác, đó là giả hình (“Thấy cái rác trong con mắt anh em mà không thấy cái xà trong con mắt mình; Hỡi kẻ giả hình”). Nghĩa là bên trong và bên ngoài của ta không hợp nhau; trong lòng mình xấu thế mà mình tỏ ra tốt và muốn sửa cái xấu nơi người khác. Vậy trước khi sửa người thì phải sửa chính mình (“Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ để lấy cái rác trong con mắt người anh em”).

III- CÂY VÀ TRÁI (43-44)

1/ Chỉ có thể tránh nguy hiểm giả hình nếu như hành động bề ngoài của ta hợp với bên trong của ta. Đối với biệt phái và luật sĩ, một hành động được coi là tốt khi nó phù hợp với Luật. Đức Giêsu sâu sắc hơn: một hành động là tốt, khi nó hợp với một tâm hồn tốt, một tâm hồn tốt sẽ sinh ra những hành động tốt.

2/ Trên thực tế, lòng người không phải tuyệt đối hoặc tốt hoặc xấu, không ai hoàn toàn tốt mà cũng không ai hoàn toàn xấu. Thí dụ về cây và trái ở phần này xem ra không thực tế vì nó giả thuyết lòng người đơn thuần là tốt hẳn hoặc xấu hẳn.

     Đây là kiểu nói đơn giản và cường điệu của Đức Giêsu để làm nổi bật bài học của Ngài và cũng dễ hiểu cho độc giả bình dân vốn không quen những phân biệt tế nhị của người trí thức.

IV- KHO TÀNG TRONG LÒNG: 45

1/Trong phần này, Đức Giêsu so sánh cõi lòng con người như một kho tang. Nó là nơi xuất phát những lời nói và việc làm hoặc tốt hoặc xấu. Từ kho tàng tốt thì sẽ phát ra những lời nói việc làm tốt. Bởi đó người môn đệ phải làm sao cho kho tang lòng mình chứa đầy những điều tốt.

2/ Những điều tốt phải chứa trong kho tàng lòng mình là gì? Đó là những giáo huấn của Đức Giêsu.

V- PHẢI THI HÀNH (48-49)

     Tất cả những lời dạy trên đều rất hay. Nhưng nếu chỉ có nghe suông thôi thì chẳng ích lợi gì và người như thế cũng chẳng đáng là môn đệ Đức Giêsu. Họ chỉ như một cái nhà được xây trên cát mà thôi. Còn những ai chẳng những nghe mà còn thi hành thì mới xứng đáng là môn đệ Ngài, họ như cái nhà được xây trên đá vững chắc

KẾT LUẬN

     Người môn đệ của Đức Giêsu không phải chỉ là người chấp nhận thương yêu kể thù (đoạn trước: cc 27-36), mà còn phải là người nhiệt thánh muốn cho người khác tiến bộ trên con đường tốt. Cho nên người môn đệ lo hướng dẫn người khác, đôi khi nếu cần thì sửa lỗi người khác. Nhưng trước khi hướng dẫn người ta thì mình phải sáng suốt theo sự hướng dẫn của Đức Giêsu. Trước khi sửa lỗi người khác thì phải tự sửa mình cho đúng với giáo huấn của Đức Giêsu.

 

BÀI 26: CHỮA NGƯỜI ĐẦY TỚ VIÊN ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG (7,1-10)

I- VĂN MẠCH

     Trong bài giảng trên cánh đồng, Đức Giêsu đã tỏ ra là một tiến sĩ nói năng có uy quyền; còn trong phần này Ngài tỏ ra là một Đấng Cứu tinh đầy uy quyền, một uy quyền vượt khỏi mọi giới hạn:

            – Ban ơn cho người ngoại (7,1-10).

            – Cứu sống kẻ đã chết (7,11-17).

            – Cứu chữa những người bệnh và những người tội lỗi (7,18-35).

            – Ban ơn tha thứ (7,36-50).

            – Uy quyền đó đã khiến các môn đệ đi theo Ngài (8,1-3).

II- GIẢI THÍCH

c 1 – “Capharnaum”: đây là một thành phố ở biên giới cho nên có một trạm quan thuế và một đồn lính. Trong đồn có nhiều lính đánh thuê thuộc đủ mọi dân: Syria, Thrace, Germany, Gaule.

c 2 “Đại đội trưởng”: đây là một sĩ quan Rôma chỉ huy 100 quân (tương đương với đại đội trưởng ngày nay). Câu 5 cho biết ông ‘quý mến’ dân Do thái và dùng tiền riêng để ‘xây Hội đường’ cho họ.

     Có phải ông là một người tòng giáo (prosétyte) không? Có le không. ởi vì sự kiện ông xây Hội đường chưa đủ nói lên ông là tòng giáo; hơn nữa nếu ông là tòng giáo thì những kỳ lão Do thái đã không giới thiệu ông bằng những lời nói xa lạ là ‘ông quý mến dân ta’.

     Vậy có lẽ ông cũng vẫn còn là một người ngoại (paien). Việc ông quý mến dân Do thái và xây Hội đường cho họ cho thấy có lẽ ông không thỏa mãn với tín ngưỡng đa thần của các dân ngoại và đang có cảm tình với tín ngưỡng độc thần của dân Do thái. Ông là một tâm hồn thiện chí đang đi tìn chân lý.

c 3b – Nghe đồn về Đức Giêsu”: Ông cũng nghe người ta nói về quyền phép của Đức Giêsu và ngưỡng mộ Ngài. Nhưng khi cần Ngài giúp cứu một đứa đầy tớ đang bệnh nặng thì ông tự cảm thấy không xứng đáng được gặp Ngài.

     – “Ông nhờ một nhóm kỳhào Do thái”: ông tự thấy không xứng đáng vì tư cách nào: vì ông là người tội lỗi? hay vì ông là người ngoại? Nếu vì tư cách tội lỗi thì có lẽ ông đã nhớ bất cứ người nào khác miễn là họ không tội lỗi bằng ông. Vậy ông thấy không xứng đáng vì ông là người ngoại, chính vì thế nên ông mới nhờ những người Do thái thay ông đến với Đức Giêsu.

c 4 “Thành khẩn thưa Ngài”: tại sao các kỳ hào Do thái phải ‘thành khẩn’, nghĩa là phải nài nỉ Đức Giêsu? Vì họ quen nghĩ rằng ơn Chúa chỉ ban cho dân Do thái mà thôi. Trong trường hợp này, họ xin Đức Giêsu cho một ngoại lệ vì lý do viên đại đội trưởng đã có một số công lao đối với người Do thái.

     Phần Đức Giêsu, thì trong bài giảng trên cánh đồng Ngài đã cho thấy ơn Chúa sẵn sàng ban cho mọi người (“Phúc cho những người nghèo đói, khóc, bị bách hại…”, không có một câu nào “Phúc cho người Do thái” cả).

c 6 – Còn phần viên đại đội trưởng thì ông tin rằng Đức Giêsu có một liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa nên Ngài có quyền năng cứu sống đầy tớ ông. Chính vì nghĩ Đức Giêsu có liên hệ với Thiên Chúa, nên ông mới cảm thấy không xứng đáng giáp mặt với Ngài, như Môsê, như Isaia và như Phêrô (“Xin Ngài hãy xa con” 5,8-9). Chính đây là một chi tiết chứng tỏ đức tin của ông mạnh đến nỗi được Đức Giêsu khen.

c 7 “Chỉ xin Chúa phán một lời”: các kỳ lão Do thái nghĩ rằng sự hiên diện của Đức Giêsu mới cứu được đứa đầy tớ, còn viên đại đội trưởng thì tin rằng quyền năng của Lời nói của Ngài cũng đủ. Ông có ý nghĩ đó do kinh nghiệm nghề nghiệp của ông: là sĩ quan, ông chỉ cần ra lệnh là binh sĩ sẽ làm theo, lời nói phát sinh hiệu quả.

c 8 Có hai cách giải thích lập luận của viên đại đội trướng:

     – Giải thích truyền thống là lập luận a fortiori: tôi tuy chỉ là cấp thấp mà khi ra lệnh thì người khác còn làm theo, huống chi Ngài là người cấp cao, Ngài chỉ cần phán một lời thì sẽ xảy ra như ý Ngài muốn. Giải thích này khiến cho c 8 hợp logic, nhưng buộc phải bóp méo nguyên văn phần nào, nguyên văn là ‘vì tôi’ chứ không phải là ‘tùy tôi’.

     – Giải thích mới cắt nghĩa lại những chữ ‘người cấp dưới’: ngôn ngữ Aram cũng hiểu kiểu nói này có nghĩa là ‘người đại diện’. Vậy lập luận của viên đại đội trưởng như sau: Vì (cũng như) tôi là người đại diện (của nhà vua)… thì Ngài (là đại diện của Thiên Chúa)… Giải thích này hấp dẫn bởi nó càng đề cao đức tin của viên đại đội trưởng: Ông đã tin rằng Đức Giêsu là đại diện của Thiên Chúa. Tuy nhiên giải thích này lại dựa vào một suy đoán rằng Lc đã dùng một từ Hy lạp, nhưng phải hiểu theo nghĩa Aram.

c 9 Lời khen ngợi của Đức Giêsu: đức tin của viên đại đội trưởng lớn hơn của dân Israel nữa, bởi vì Israel đã được chuẩn bị từ lâu bởi Luật và các ngôn sứ để đón Đấng Messia, nhưng jhi Ngài đến thì họ không nhận ra; còn viên đại đội trưởng này dù không được chuẩn bị nhưng đã tin ngay rằng Đức Giêsu có một liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa.

III- KẾT LUẬN

     Tường thuật này không chú trọng tới phép lạ chữa bệnh, mà chú trọng tới đức tin khiến xảy ra phép lạ đó. Như vậy chuyện này là khúc mở đầu cho việc lương dân gia nhập GH.

 

BÀI 27: CỨU SỐNG CON TRAI BÀ GÓA THÀNH NAIM (7,11-17)

I- VĂN MẠCH

1/ Rất nhiều chi tiết trong đoạn này chứng tỏ Lc đã cố ý so sánh việc Đức Giêsu làm cho con trai bà góa thành Naim sống lại với việc ngôn sứ Êlia làm cho con trai bà góa xứ Sarépta sống lại (1V 17,7-24) và Êlisê (2V 4,1-36).

c 11 – “Thành kia gọi là Naim”: Lc ít khi định vị trí những sự việc nhưng lần này lại định rõ là thành Naim, bởi vì nó rất gần với thành Shunem là nơi Êlisê đã cứu sống con trai một bà góa (2V 4,1-36).

c 12 “Khi Ngài đi tới gần cửa thành”: 1V 17,10 (Êlia và Sarépta)

     – “Con một”: con của bà Sảepta và bà Shunem (chú ý: Đức Giêsu cũng cứu sống con gái ông Giairô 8,42 và một đứa trẻ kinh phong 9,38. Cả hai cũng là ‘con một’. Đây là hai chi tiết nữa Lc so sánh Đức Giêsu với Êlia và Êlisê.

c 15 – “Trao nó lại cho mẹ nó” 1V 17,23.

     – “Một đại ngôn sứ đã dấy lên”: Trong Cựu Ước hai ngôn sứ Êlia và Êlisê được coi là đại ngôn sứ vì đã làm những phép lạ cứu sống.

c 16 – “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài”: Kiểu nói quen thuộc của Cựu Ước chỉ thời đại Messia.

2/ Lc thuật lại phép lạ này để chuẩn bị bằng chứng cho 7,22: Khi đó Gioan Tẩy Giả sai người đến hỏi Đức Giêsu có phải là Messia chăng, Đức Giêsu đã đưa dấu chỉ ‘người chết sống lại’ trong số nhiều dấu chỉ khác nữa để trả lời chính Ngài là Messia.

3/ Như thế, phép lạ này có chiều kích Messia rõ rệt.

II- GIẢI THÍCH

c 11 “Có môn đồ và dân chúng đi theo”: phép lạ này diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người, cho nên đây không phải là chuyện bịa đặt.

c 12“Một người mới chết”: người Do thái có thói quen chết ngày nào chôn ngày ấy.

c 13 “Chúa”: tiếng Hy lạp là Kerios. Tước hiệu này Mc và Mt mỗi ông chỉ dùng cho Đức Giêsu một lần (Mt 21,3; Mc 11,3); riêng Lc dùng rất nhiều lần (7,19  10,2  10,3c  10,41  11,39  12,42  13,15  16,18  17,5  17,6  18,6  19,8  19,31  22,61  24,34) Tước hiệu này nhấn mạnh thiên tính của Đức Giêsu.

     – “động lòng thương”: lý do của phép lạ này không phải là do người ta xin, mà là sang kiến của Đức Giêsu.

c 14“Đụng tới cáng khiêng”: người chết nằm trên chiếc cáng chứ không phải quan tài (TOB)

     – “Hãy thức dậy”: động từ này nhiều lần được dùng để chỉ việc sống lại. Ngoài ra nó còn cho thấy thực ra cái chết phần xác cũng như giấc ngủ mà thôi.

c 16 “Sửng sốt hoảng kinh” chi tiết Cựu Ước thường dùng để mô tả phản ứng người ta trước quyền lực của Thiên Chúa (Lc 1,12.65  2,9  5,26  8,25  8,37)

     – “Tôn vinh Thiên Chúa”: phản ứng mà Lc thường ghi nhận sau mỗi phép lạ (Lc 2,20  5,25-26  9,43  13,13)

c 17“Danh tiếng Ngài đồn vang cả xứ Giuđêa và khắp miền lân cận”: theo ngôn ngữ của Lc, ‘xứ Giuđêa’ có nghĩa là toàn xứ sở của người Do thái (gồn cả Galilê). Còn ‘miền lân cận’ nghĩa là xứ dân ngoại.

III- KẾT LUẬN

     Phép lạ này chỉ một mình Lc tường thuật.

     Được đặt vào văn mạch Cựu Ước (Êlia, Êlisê) và Tân Ước (Lc 7,22) nó muốn chứng minh Đức Giêsu thật là Đấng Messia mà Thiên Chúa đã hứa.

 

BÀI 28: NGƯỜI PHỤ NỮ TỘI LỖI (7,36 – 8,3)

I- VĂN MẠCH

1/ Trọn chương 7 đều là những dấu chỉ Đức Giêsu đưa ra để trả lời cho Gioan Tẩy Giả (7,22) rằng Ngài chính là “Đấng phải đến”. Bởi vậy sau khi Đức Giêsu cứu sống con trai bà góa thành Naim thì dân chúng đã công nhận “Một đại ngôn sứ đã dấy lên giữa chúng ta”.

     Câu chuyện này cho thấy Đức Giêsu là ngôn sứ như thế nào? Không chỉ là ngôn sứ như người ta nghĩ, tức là nhận được quyền năng Thiên Chúa để làm một số phép lạ, mà còn có chính quyền năng của Thiên Chúa, tức là quyền tha tội (Mc 2,7 và Lc 7,49 “Ngoài Thiên Chúa ra ai có quyền tha tội?” “Ông này là ai mà tha cả tội?” so với Lc 7,48 “Tha hết tội cho con”).

2/ Lc 7,22 chứng minh Đức Giêsu là Messia, Đấng đem Tin Mừng cho những kẻ bị khinh miệt. Chuyện này cho thấy một kẻ bị khinh miệt hạng nhất đã được nhận Tin Mừng: vừa là đàn bà, vừa tội lỗi.

II- GIẢI THÍCH

c 36“Có người kia trong hàng biệt phái”: so với Mt và Mc thì Lc ít khắt khe hơn với những người biệt phái. Lc kể 3 lần Ngài được biệt phái mời ăn (ở đây 11,37 và 14,1). Lc cũng ghi nhận biệt phái đã báo tin cho Đức Giêsu là Hêrôđê muốn giết Ngài (13,31). Về điểm này Lc trung thực với thực tế hơn Mt và Mc vốn có khuynh hướng bút chiến với biệt phái (sau hội nghị Jamnia). Quan niệm bao dung này có lẽ nhờ ảnh hưởng của Phaolô, một người vẫn tự hào mình là người biệt phái.

     – “Mời Đức Giêsu”: trong nguyên văn động từ ở imparfait (invitait) nghĩa là hình như người biệt phái này đã mời Đức Giêsu một số lần.

     Có lẽ người biệt phái này không nuôi sẵn ác cảm với Đức Giêsu. Ông rất tôn trọng Ngài (xem chữ ‘tiệc’ sắp giải thích dưới đây). Tuy nhiên, các câu 44-46 cho thấy ông cũng không vồn vã lắm đối với Ngài. Có thể kết luận: ông có cảm tình với Ngài, nhưng còn dè dặt.

     – “Dùng bữa”: Đây không pahỉ là bữa cơm thường, mà là một bữa tiệc, vì c 36 mô tả tư thế của thực khách là ‘nằm’ (trong bữa cơm thường thì người ta ngồi).

c 37 – “Một phụ nữ vào phòng tiệc”: đây là chuyện bình thường. Người ngoài có thể tự nhiên vào phòng tiệc.

Lc không chú ý đến lý lịch của người phụ nữ này, cho nên ta không cần suy đoán rằng đó là Mađalêna hay Maria Bêtania, chỉ cần lưu ý rằng: đây là một phụ nữ ‘tội lỗi’. Tội lỗi thế nào? Có lẽ đó là một nàng điếm, cũng có lẽ đó là một người sống ngoại hôn.

c 38 “Đứng phía sau bên chân Chúa Giêsu”: các bàn tiệc được xếp theo hình bán nguyệt hoặc hình chữ U. Thực khách nằm quay mặt vào phía trong. Người phụ nữ này từ ngoài vào nên dĩ nhiên ở sau lưng Đức Giêsu, và vì Đức Giêsu nằm đầu ở phái trong nên nàng cũng ở phía chân Ngài.

     – “Khóc… xổ tóc…”: những thái độ biểu lộ một cảm xúc rất mạnh. Nhất là việc mở khăn che đầu và để tóc xổ ra là điều rất ô nhục đối với phụ nữ (theo tài liệu Tos Sota 5,9 và Gitt 9,50d. Đó có thể là lý do để bị chồng ly dị).

     – Cộng vào đó còn có ‘hôn chân’, một cử chỉ rất khiêm tốn biểu lộ lòng biết ơn to lớn với ân nhân mình (tài liệu Sanh 27b, một tử tội hôn chân một luật sĩ đã cứu sống hắn).

c 39  “Nếu ông này là một ngôn sứ”: người biệt phái này có phần tin rằng Đức Giêsu là một Ngôn sứ, những ngạc nhiên vì nếu Ngài là một Ngôn sứ ắt phải rõ người phụ nữ này là tội lỗi, tức là hạng ô uế, tại sao lại cho nó đụng chạm tới mình.

c 41-42 Dụ ngôn về hai con nợ. Có vài chi tiết ngữ học đáng lưu ý

     – Trong tiếng Aram ‘tội’ (péché) đượ gọi là ‘nợ’ (dette) và ‘tha tội’ được nói là ‘tha nợ’. Như vậy Đức Giêsu dùng câu chuyện ‘nợ’ và ‘tha nợ’ để nói về ‘tội’ và ‘tha tội’.

     – Cũng trong tiếng Aram, không có từ để diễn tả ‘biết ơn’ nên phải dùng từ ‘yêu mến’ (aimer) để thay thế. Bởi vậy có thể dịch c 42b là ‘Trong hai người đó ai biết ơn chủ hơn?’.

c 43 “Ông xét đoán đúng lắm”: Đức Giêsu đã dùng lại một dụ ngôn. Mà dụ ngôn nhằm mục đích kể một chuyện về chính người nghe. Nhưng người nghe lại không biết đó là nói về mình, để khuyến khích người nghe đưa ra một phán đoán khách quan (xem dụ ngôn mà Natan nói cho Đavít nghe 2Sm 12). Người biệt phái trong chuyện này nghe dụ ngôn xong cũng có một phán đoán khách quan, nên Đức Giêsu khen ‘Ông xét đoán đúng lắm’.

c 44-46 Người biệt phái tuy có cảm tình với Đức Giêsu những vì dè dặt nên không dám vồn vã lắm.

c 47 “Bà đã được tha nhiều tội lỗi”: Biệt phái và Đức Giêsu giống nhau ở điểm đều coi tội lỗi là xấu, nhưng khác nhau ở cách chiến đấu với tội lỗi: biệt phái thì loại trờ người tội lỗi, còn Đức Giêsu thì thánh hóa người tội lỗi.

     Phần b của câu này có thể dịch 2 cách:

     1) “Được tha nhiều vì yêu mến nhiều” (nghĩa nguyên nhân: tình yêu là nguyên nhân của tha thứ – cách dịch của cha Thuấn).

     2) “Được tha nhiều nên yêu mến nhiều” (nghĩa hậu quả: tình yêu là hậu quả của tha thứ – cách dịch của cha An Sơn Vị).

     Cả hai cách dịch đều có lý, bởi vì chữ hoti vừa có nghĩa là ‘Vì’ vừa có nghĩa là ‘nên’.

c 49 – “Ông này là ai mà tha cả tội lỗi?”: sự tha tội của Đức Giêsu khiến người ta thắc mắc có phải Ngài chính là Thiên Chúa không?

     Toàn câu chuyện quy chiếu về một câu trung tâm này. Diễn biến câu chuyện khiến người ta phải đặt câu hỏi về bản thân Đức Giêsu (chứ không phải vào các lời nói hoặc cử chỉ của Ngài).

c 50 “Hãy đi về bằng yên”: đây chính là sự bằng yên quý giá mà Thánh Kinh luôn đề cao. Bằng yên là kết quả của sự tha thứ, của một tâm hồn đã trong sạch, một tâm hồn đã tin vào Thiên Chúa.

c 8,1-3 Sau khi kể chuyện một phụ nữ tội lỗi được tha thứ và ban bình an, Lc lại nói tới một số phụ nữ đi theo Đức Giêsu.

     – Lc là tác giả viết nhiều về phụ nữ nhất.

     – Sự kiện một người danh giá để cho phụ nữ đi theo là điều lạ thường trong thế giới Palestina. Nhưng Đức Giêsu đã chấp thuận như vậy.

     – “Các bà đã giúp đỡ Ngài”: nguyên văn ‘đã phục vụ Ngài’. Đây là một động từ rất đẹp trong Tân Ước.

  1. a) Chính Đức Giêsu tự mô tả là ‘Ta đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ’ (Mc 10,45).
  2. b) Theo gương Ngài, các Tông đồ (Cv 1,17.25) và các Phó tế (Cv 6,1) cũng phục vụ. Ở đoạn này, Lc dành động từ tốt đẹp mà ông đã dùng cho Đức Giêsu, các Tông đồ và Phó tế cho các phụ nữ.

III- KẾT LUẬN

     Qua câu chuyện này, Đức Giêsu mặc khải cho người ta hiểu rõ hơn nữa Ngài là ai: Là Messia. Nhưng hơn mức người ta quen nghĩ: Ngài là Messia đối với những kẻ tội lỗi, Ngài là Messia có quyền tha tội, tức là độc quyền của Thiên Chúa.

 

BÀI 29: DỤ NGÔN NGƯỜI GIEO GIỐNG (8,4-15)

     Ta có thể chia đoạn này thành hai phần:

     A- Dụ ngôn: cc 4-8.

     B- Lý do Đức Giêsu nói bằng dụ ngôn: cc 9-10.

     C- Giải thích dụ ngôn: cc 11-15.

     Nhưng trước hết, ta cần biết tục lệ thời Đức Giêsu về việc gieo trồng.

* Tục lệ: Nếu không hiểu phong tục canh nông của xứ Palestina thời Đức Giêsu, ta thấy dụ ngôn này kỳ cục: tại sao lại gieo giống bừa bãi dể có hạt rơi trên vệ đường cho chim đến ăn, có hạt rơi trên sỏi, có hạt rơi trên bụi gai… thật là phi phạm! Nhưng thời đó bên xứ đó, nhà nông  gieo trước rồi cày sau: khi cày thì dù hạt trên đường, hoặc trên sỏi, hoặc trong bụi gai… đều sẽ được lưỡi cày lật đất cho nó xuống phía dưới.

A- DỤ NGÔN cc 4-8

c 4 – Với những chi tiết ‘người ta tụ họp đông đảo’, ‘từ khắp thành thị người ta kéo đến cùng Đức Giêsu’: Lc dẫn nhập vào chủ đề lớn của toàn bộ tác phẩm và sẽ được triển khai trong cả quyển Tin Mừng lẫn quyền Công vụ: Lời rao giảng được cống hiến cho tất cả mọi người không trừ ai (Xem phía trên: 8,1).

     – Để trình bày chủ đề này, Lc có trong tay nhiều tư liệu:

  1. a) Chính dụ ngôn của Đức Giêsu cho thấy trước hai kết quả khác nhau của lời rao giảng (có những người tin theo và những người khác không tin theo); và cũng khuyến cáo sự thất bại ban đầu của lời rao giảng, nhưng sau đó sẽ thành công không ngờ.
  2. b) Giáo lý của GH sơ khai dạy tín hữu hãy để ý đến ‘mảnh đất tâm hồn’ khi nghe lời Chúa.
  3. c) Suy tư của các tác giả Thánh Kinh (cụ thể là Isaia) về sự kiện đáng buồn là có nhiều người không chịu đón nhận ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.

c 5 “Người gieo giống đi ra gieo hạt giống cả mình”: dụ ngôn gồm hai vai là người gieo giống và các hạt giống rơi trên những loại đất khác nhau. Người gieo giống chỉ được nhắc tới ở đầu dụ ngôn rồi sau đó lui vào âm thầm, để nhừng chỗ nổi bật cho các loại đất nhận các hạt giống. Như thế, điểm nhấn mạnh không phải là người rao giảng lời Chúa mà là thái độ của người nghe lời Chúa.

c 5b-8 Những kẻ được nghe lời rao giảng được tượng trưng bằng 4 loại đất gồm hai hạng: hạng không sinh kết quả (vệ đường, đá, bụi gai), và hạng sinh kết quả (đất tốt).

     – Kết quả là ‘gấp trăm’: Mt 13,8 ghi kết quả là 100, 60, 30; Mc 4,8 thì ghi 30, 60, 100. Phần Lc thì đơn giản hóa, chỉ dùng con số 100, muốn cho thấy một kết quả lớn lao không ngờ: Theo tính toán của Dalman, thu hoạch trung bình thời đó và miền đó là 1 sinh ra 7,5. Vậy 1 mà sinh ra 100, là thu hoạch rất trúng mùa.

     – Sau khi nói dụ ngôn xong, Đức Giêsu ‘hô lớn’: một hành động lạ thường. Và lời Ngài hô lớn là “Ai có tai nghe thì hãy nghe”. Dụ ngôn nhấn mạnh đến thái độ nghe đối với lời rao giảng.

B- LÝ DO ĐỨC GIÊSU NÓI BẰNG DỤ NGÔN: cc 9-10

c 9 “Các môn đệ hỏi Ngài”: họ là những người thân cận của Đức Giêsu, tức là nhóm 12, một số phụ nữ được nói tới ở 8,2-3 và một số người khác.

c 10a – Đức Giêsu phân biệt 2 hạng người đã nghe lời rao giảng của Ngài: ‘Anh em’‘những kẻ khác’, tương đương với hai hạng đất đón nhạn hạt giống ở trong dụ ngôn. Lời tiên tri của cụ già Simeon (2,34-35) để sự chia sẻ của loài người nay được ứng nghiệm.

c 10b – Đây là câu khó nhất của đoạn này. Thực ra không phải là lời của chính Đức Giêsu mà là lời của Isai mà Ngài trích dẫn (Is 6,9). Lc ghi lời trích dẫn ngắn hơn (chỉ có câu 9 của Is), còn Mt 13,10-11 và Mc 4,10-12 ghi lời trích dẫn dài hơn (hai câu 9 và 10 của Is). Sau này, trong Cv 28,24-28. Khi dân Do thái đã dứt khoát chối từ Tin Mừng thì Lc mới trích đầy dủ đoạn Is đó.

     – Về ý nghĩa thì tương đối dễ hiểu: trước lời rao giảng, có hai hạng người với hai thái độ đón nhận không hẳn nhau, đưa đến hai kết quả khác nhau: hạng tin theo và được cứu và hạng không tin theo nên không được cứu. Đây cũng là thực trạng thời Cựu Ước (Isaia), tới thời Đức Giêsu và tiếp tục trong thời GH.

     – Lý do là muốn có ơn cứu rỗi thì phải có sự hợp tác của hai phía là ơn Chúa và sự đón nhận của con người. Phần của Thiên Chúa thì đương nhiên muốn ban ơn cứu rỗi cho mọi người; nhưng về phía con người thì có hạng chịu đón nhận và có hạng không đón nhận, do đó có người được cứu và có người không được cứu.

     – Chỗ khó hiểu là chữ ‘để’ trong câu 10b: “để chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu”. Chữ ‘để’ này khiến ta có cảm tưởng Thiên Chúa cố tình khiến một số người không đón nhận lời rao giảng, nhằm mục đích ngăn cản họ được cứu.

Có 2 cố gắng giải thích sự phi lý trên:

  1. a) Trong nguyên ngữ Do thái, những chữ ‘để’‘kẻo’ không chỉ có nghĩa mục đích, mà còn có nghĩa nguyên do. Nếu theo nghĩa nguyên do thì câu trên sẽ dễ chấp nhận hơn, như sau: Anh em (nhờ có thái độ đón nhận) thì hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, còn những kẻ khác (do không có thái độ đón nhận) nên Thầy dùng dụ ngôn để nói với họ, bởi vì chúng nhìn mà không thấy, chúng nghe mà không hiểu (do đó có giải thích rõ cho họ bao nhiêu đi nữa cũng vô ích mà thôi).
  2. b) Về sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa và trách nhiêm của con người, chúng ta thường suy nghĩ quá đơn giản nên cũng thường đối lập hai điều đó với nhau: nhấn mạnh sáng kiến Thiên Chúa thì bỏ quên trách nhiệm con người; và nhấn mạnh trách nhiệm con người thì quên đi sáng kiến của Thiên Chúa. Thực ra không nên đối lập như vậy, ơn cứu độ là sự hợp tác của hai phía. Phía Thiên Chúa thì lúc nào cũng sẵn sàng ban ơn, chỉ có phía con người thì có kẻ đón nhận và có kẻ không đón nhận. Do đó, tùy theo thái độ đón nhận hay không mà ơn Chúa có thể là nguồn sự sống cho kẻ này, vừa là nguồn sự chết cho kẻ khác.

C- GIẢI NGHĨA DỤ NGÔN: cc 11-15

     Trong phần này, Lc ghi lại suy nghĩ của GH về những hạng người cũng nghe lời Chúa như nhau nhưng kết quả lại khác nhau. Có 4 hạng người:

c 12 Hạng thứ nhất được so sánh với loại đất ‘bên vệ đường’. Lý do khiến họ không tin theo và không được cứu là ‘ma quỷ đến cắt Lời khỏi lòng họ’. Nói thế chỉ là vạch rõ nguyên do chính (ma quỷ) chứ không loại trừphần trách nhiệm của đương sự.

c 13 – Hạng thứ hai được so sánh với loại đất có đá. Lý do không sinh kết quả tốt là không trung thành: không trung thành theo dòng thời ian, nghĩa là chỉ tin theo ‘nhất thời’ và sau đó không tin nữa; không trung thành trong mọi hoàn cảnh, nên ‘trong thời thử thách’ họ đã buông trôi đức tin (11,4).

c 14 – Hạng thứ ba được so sánh với loại đất có lẫn các bụi gai. Lý do thất bại là vì họ chưa đạt được một điều kiện tối cần thiết, theo Lc, để trở thành một môn đệ đích thực của Đức Giêsu, nghĩa là dám sống nghèo nàn thực sự và dám hy sinh từ bỏ những của cải và thú vui vật chất (12,19  16,19). Lc ghi ‘họ bị những nỗi lo lắng về vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho (hạt giống) chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành’.

c 15 – Hạng thứ tư đạt kết quả không ngờ, được so sánh với loại đất tốt. Lý do thành công, theo Mt 13,26 là ‘nghe lời hiểu’ (‘hiểu’ có nghĩa là chằng những nghe mà còn thi hành), theo Mc 4,20 là ‘nghe Lời và đón nhận’; phần Lc thì dùng những từ ‘cao thượng, quảng đại, kiên trì’.

     ‘Cao thượng’ là đã có mức độ siêu nhiên không để mình bị sa mưu ma quỷ (như hạng người thứ nhất).

     ‘Quảng đại’ là dám từ bỏ mọi sự (không như hạng thứ ba).

     ‘Kiên trì’ (không giống hạng thứ hai), kiên trì cũng là một đặc tính được nhắc tới rất nhiều bởi Lc (21,19) và bởi Phaolô, thầy của Lc (1Tx 1,3; 2Cr 1,6  6,4  12,12; Rm 2,7  5,3-4  8,25  15,4; Cl 1,11)

KẾT LUẬN

     Dụ ngôn này mang 2 ý nghĩa: kêu gọi và trấn an.

     – Kêu gọi: Đức Giêsu mời gọi thính giả hãy lựa chọn thái độ đáp ứng với lời rao giảng của Ngài: họ sẽ làm loại đất nào, có tiếp nhận và đem ra thi hànhnhững lời của Ngài hay không?

     – Trấn an: đối với những ai vì thấy một số thất bại mà đấm hoang mang  về số phận Nước Trời, Đức Giêsu trấn an bằng cách cho họ thấy chương trình của Thiên Chúa: sẽ cho Nước Trời thành công bất chấp những thất bại, và ngay cả bằng chính những thất bại ấy.

 

BÀI 30: DỤ NGÔN CHIẾC ĐÈN (8,16-18)

     Chủ đề thái độ đón nhận Lời Chúa đã được trình bày trong dụ ngôn người gieo giống phía trên. Liền sau đó chủ đề này lại được triển khai tiếp bằng một dụ ngôn nhỏ nữa: dụ ngôn chiếc đèn.

     Hai dụ ngôn cùng một chủ đề và được viết liền nhau không có một câu chuyển ý. Bởi đó ta có thể dùng hai dụ ngôn để soi sang cho nhau.

c 16 rong dụ ngôn người gieo giống, tín hữu được khuyên hãy nên  như mảnh đất tốt đón nhận Lời Chúa và sinh kết quả (c 15). Còn trong dụ ngôn này, hình nahr chiếc đèn được đặt nơi cao tỏa chiếu ánh sáng muốn khuyên tín hữu phải có một cuộc sống gương mẫu để chiếu sáng trước mặt người khác.

c 17 – Dụ ngôn người gieo giống đã nói rằng tín hữu được đặc ân ‘hiểu biết mầu nhiệm Nước Chúa’ (c 10). Sự hiểu biết ấy không phải để chôn dấu mà để tỏa lan ra. Bởi thế dụ ngôn chiếc đèn dậy “Chẳng có gì bí ẩn mà không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che dấu mà người ta lại không biết và không bị đưa ra ánh sáng”. Những chữ ‘gì’ này nói đến các mầu nhiệm Nước Chúa ấy. trong thời kỳ của Đức Giêsu thì chúng còn được che dấu, còn là bí ẩn. Nhưng đến thời các tông đồ và thời của GH, chúng phải được loan truyền, tỏa lan rức rỡ như ánh sáng của ngọn đèn đặt trên nơi cao.

     – Ý nghĩa dụ ngôn: Đức Giêsu đem Tin Mừng đến trần gian để giảng dạy về Nước Trời, thành lập GH, Ngài không muốn những điều trên dành riêng cho một nhòm người nào riêng biệt, nhưng muốn thông ban cho mọi người. Riêng các Kitô hữu, họ phải sống sao cho người ta nhìn vào mà nhận ra Tin Mừng Nước Trời. Họ đã được hưởng ánh sáng Tin Mừng thì đừng giữ cho riêng mình, đừng dập tắt, trái lại phải tìm cách làm lan tỏa ánh sáng đó ra chung quanh.

c 18a “Vậy hãy để ý đến cách thức anh em nghe”. Dụ ngôn này làm sáng tỏ thêm cho dụ ngôn gieo giống. do cách nghe Lời Chúa mà lời đó có kết quả hay không.

c 18b “Ai có thì sẽ được cho them, còn ai không có thì ngay cái họ tưởng có cũng sẽ bị lấy mất”. Câu này là một ngạn ngữ được Đức Giêsu mượn dùng. Một kinh nghiệm ở đời là kẻ đã giàu thì càng giàu thêm, còn người đã nghèo lại cứ nghèo thêm. Bởi vì ‘vốn sinh lãi, nợ đẻ nợ’. Đức Giêsu mượn kinh nghiệm này để khuyến khích người ta chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa: càng thực thi Lời Chúa thì lại càng được hiểu Lời Chúa nhiều hơn.

KẾT LUẬN

     Dụ ngôn này đi liền sau dụ ngôn người gieo giống và cùng triển khai chủ đề phải biết đón nhận và thực thi Lời Chúa. Một số câu của dụ ngôn này lại được nhắc lại trong những đoạn sau (11,33 nhắc lại c 16; 12,2 nhắc lại c 17; 19,26 nhắc lại c 18). Như thế việc đón nghe và thi hành Lời Chúa là một điều quan trọng mà người môn đệ Đức Giêsu phải có.

 

BÀI 31: GIA ĐÌNH THẬT CỦA ĐỨC GIÊSU (8,19-21)

     Trong Mc, đoạn này được đặt sau bài tường thuật Đức Giêsu lập nhóm 12, nhằm đối lập hai nhóm người: một bên là các tông đồ, đó chính là gia đình thật của Đức Giêsu; bên kia là các kinh sư chống đối Ngài và các bà con của Ngài coi Ngài là kẻ mất trí và muốn bắt Ngài về. Nhóm này không phải là gia đình thật của Ngài, cho dù trong đó có cả những người bà con ruột thịt của Ngài (Mc 3,7-35).

     Còn trong Lc, đoạn này được đặt liền sau đoạn nói về thái độ đón nhận và thực thi Lời Chúa, nhằm triển khai một cách mạnh mẽ hơn nữa ý tưởng ai nghe và thi hành ý Chúa thì thân thiết với Đức Giêsu còn hơn cả sự thân thiết gia đình bà con.

I- GIẢI THÍCH

c 19 “Anh em”: Truyền thống vẫn tin rằng Đức Giêsu là con duy nhất của gia đình. Vì thế chữ ‘anh em’ ở đây không phải là anh em ruột, mà là anh em bà con.

c 20“Ở ngoià”: Mẹ và anh em Đức Giêsu không phải vì có liên hệ huyết thống với Ngài mà đương nhiên thuộc gia đình thật của Ngài vốn là những người ở trong.

c 21 Đức Giêsu xác định: thuộc gia đình thật của Ngài chính là những người nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thi hành.

II- KẾT LUẬN

     Bài tường thuật cho thấy rõ hai nhóm người khác nhau:

  1. a) Những kẻ đáng nghe Đức Giêsu giảng thì ‘ngồi chung quanh’ Ngài, họ còn được Đức Giêsu mô tả là những kẻ ‘thi hành y muốn của Cha tôi’.
  2. b) Nhóm kia thì ‘đứng ở ngoài’ và ‘gọi Ngài ra’. Ý muốn của họ chỉ là muốn ‘thấy’ Ngài (cách dịch sát nghĩa câu 32b) chứ không phải để ‘nghe’ và ‘thi hành’ những Lời Ngài dạy. Nhóm a mới là gia đình của Đức Giêsu.

     Nếu như không có Đức Maria hiện diện trong nhóm b thì đoạn này rất dễ hiểu. Nhưng vì có Đức Maria cho nên ta cảm thấy hơi khó chịu khi thấy Đức Giêsukhông coi nhóm này là gia đình thật của Ngài. Thực ra không phai Đức Giêsu phủ nhận tư cách làm mẹ của Đức Maria đối với Ngài. Trái lại đây chính là một cách Ngài đề cao Người: Đức Maria tuy có mặt trong nhóm b nhưng không giống những người trong nhóm đó. Người là kẻ luôn luôn lắng nghe và làm theo Lời Chúa (1,38 “Bấy giờ Maria nói: ‘Vâng, tôi là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói’; 1,45 Lời Êlisabét nói với Maria ‘ Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói với em’; 2,19 Sau khi các mục tử đến thăm Đức Giêsu’Maria hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng’; 2,52 Sau chuyện tìm gặp Đức Giêsu trong Đền thờ ‘Mẹ Ngàu hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng’.v.v…) Đức Maria xứng đáng là mẹ thật của Đức Giêsu bởi vì Người không chỉ là Mẹ của Ngài về phần xác thịt mà còn vì Người luôn lắng nghe, ghi nhớ và thi hành Lời Chúa.

 

BÀI 32: ĐỨC GIÊSU DẸP YÊN BIỂN ĐỘNG (8,22-25)

     Sau chủ đề lắng nghe và thi hành Lời Chúa. Lc tiếp tục triển khai một chủ đề khác: hãy tin tưởng vào Đức Giêsu vì Ngài là kẻ đầy quyèn năng. Quyền năng Đức Giêsu được thể hiện qua những phép lạ Ngài làm: dẹp yên biển động (cc 22-25), chữa người bị quỷ ám (cc 26-39) chữa một phụ nữ loạn huyết và cứu sống con gái ông Giairô (cc 40-56). Những phép lạ này chứng minh uy quyền Đức Giêsu chế ngự thiên nhiên, ma quỷ, tật bệnh và sự chết.

     Ta hãy xem tường thuật phép lạ đầu tiên: dẹp yên biển động.

I- GIẢI THÍCH

c 22 “Đức Giêsu bảo”: sáng kiến này là của Đức Giêsu: sáng kiến dùng thuyền đi trên hồ như thế thật là táo bạo vì: a) hồ này thường có bão; b) người ta tin rằng bão là sào huyệt của những sức mạnh gian tà.

     – “Sang bên kia Biển Hồ”: bờ phía Tây, vùng đất của dân ngoại thù nghịch.

c 23 “Một trận cuồng phong ập xuống”: hồ này thường bị bão và lốc nổi lên đột ngột khi những luồng gió từ Địa Trung Hải và Syri chạm nhau. Lc cho thấy sự nguy hiểm đang đe dọa con thuyền, vì ‘các ngài bị ngập nước và lâm nguy’

c 24“Các môn đệ đánh thức Ngài dậy”: Đang lúc cuồng phong mà Đức Giêsu ngủ. không phải Ngài không hay biết, nhưng thái độ làm như không có gì ấy cho thấy Ngài không coi cơn cuồng phong ấy ra gì cả.

     – “Thầy ơi”: nguyên ngữ là épistates, bày tỏ một đức tin mạnh mẽ hơn chữ didaskalos

     – “Hăm đe gió”: động từ này thường được dùng trong những tướng thuật trừ tà (Mc 1,25; Lc 4,35  9,42). Ở Mc 4,39 Đức Giêsu hăm đe bằng một câu nói được tác giả tường thuật theo thể trực tiếp ‘im đi, câm đi’. Còn Lc tuy cũng dùng động từ hăm đe nhưng không ghi lại lời nói của Đức Giêsu. Do đó ta không nên giải nghĩa hành động này của Đức Giêsu cùng một chiều hướng như trong Mc (Đức Giêsu có uy quyền trừ tà- Ý tưởng này sẽ được Lc triển khai trong một phép lạ kế tiếp). Tốt hơn là ta nên liên kết tường thuật này với một tường thuật khác cũng của tác giả Lc trong Cv 27,13-44 cũng về một cơn bão biển. Điểm nhầm của tác giả sẽ hiện rõ ra là. Đức Giêsu là Đấng bảo vệ các môn đệ Ngài. Thánh Kinh cũng nhiều lần nói Thiên Chúa của dân Ngài khỏi nước Biển Dổ và che chở những thủy thủ cầu cứu Ngài (Tv 107,23-32). Như thế ở đây Lc muốn nói rằng Đức Giêsu có thể chỉ dùng một lời để bảo vệ các môn đệ, chứng tỏ Ngài có uy quyền của chính Thiên Chúa. Đấng duy nhất có quyền chế ngự giông gió (Tv 104,6-7).

c 25b – “Đức tin của anh em ở đâu?” Đây là lòng tin vào quyền năng của Thiên Chúa hoạt động trong Đức Giêsu.

     – “Hoảng sợ”: sự sợ hãi thánh khi đứng trước uy quyền của Thiên Chúa.

II- Ý NGHĨA

1/ Phép lạ thứ nhất cho thấy Đức Giêsu là Đấng có quyền trên sức mạnh thiên nhiên.

2/ Với quyền phép ấy, Ngài bảo về những kẻ tin Ngài.

3/ Trong bối cảnh GH, phép lạ này còn là một lời an ủi các tín hữu: chi tiết Đức Giêsu ngủ đang lúc bão và sau đó trỗi dậy trấn an bão tố muốn nói rằng mặc dù sau lễ Phục sinh. Đức Giêsu xem ra vắng mặt, nhưng đó là một sự vắng mặt-nhưng-vẫn-hiện-diện; xem ra Ngài vô hình nhưng Ngài vẫn hoạt động trong GH và vẫn tiếp tục bảo vệ GH.

 

BÀI 33: NGƯỜI BỊ QUỶ ÁM TẠI GHÊRASA (8,26-49)

I- GIẢI THÍCH

c 26 “Vùng đất của người Ghêrasa”: ta không biết Ghêrasa ở đâu, nhưng biết nó ở phía bên kia hồ.tức là phía Đông, phía của người ngoại.

c 27t – Lc mô tả người bị quỷ ám bằng nhiều nét rất thê thảm:

     “Không mặc quần áo, không ở trong nhà”: anh không sống như một người bình thường và đã cắt đứt mọi liên hệ với xã hội.

     “Nhưng ở trong mồ mả”: đây là những hang hốc tự nhiên hoặc những hang người ta khoét sâu trong núi để vất vào đó những xác chết vốn bị coi là ô uế. Anh này ở trong mồ mả nghĩa là ở trong tình trạng ô uế.

     Anh như một người điên với một sức mạnh ma quái ‘người ta dùng xiềng xích gông cùm mà trói và giữ anh, nhưng anh bứt tung giây trói’. Chi tiết này cộng thêm với chi tiết ở câu 30 (xưng mình ‘đạo binh’) cho thấy anh là một kẻ đã bị vong thân, nghĩa là anh không còn phải là anh nữa, nhưng ma quỷ ở trong anh, hoạt động trong anh và dùng miệng anh mà nói.

     *Tóm lại anh là tượng trưng cho sự chết.

c 28t – “Anh sấp mình dưới chân Ngài”: ngay từ khi mới gặp Đức Giêsu, quỷ đã công nhận sức mạnh của Thiên Chúa nơi Ngài, cho nên anh không kháng cự mà sấp mình dưới chân Ngài.

     – Diễn biến tiếp theo giống y như một chuyện trừ quỷ (Mc 1,23-27).

     – Trước tiên là quỷ kêu tên Đức Giêsu, nhưng không phải để sống lại mà để năn nỉ “Xin Ngài đừng hành hạ tôi”.

     – Đức Giêsu buộc hắn phải khai tên: theo người thời đó, biết tên ai là có quyền trên người đó.

     Vì thế ahứn tránh né kông khai tên mình nhưng khai là ‘đạo binh’: theo quân đội La mã, mỗi đạo binh gồm 5.500 bộ binh và 120 kỵ binh. Như thế ma quỷ muốn hù dọa Đức Giêsu. Ta nên biết đối với người Do thái, ai bị ám bởi ‘7 quỷ’ thì đã là trầm trọng lắm rồi (8,2  11,26). Ở đây nạn nhân bị ám bởi cả một đạo binh.

c 31 “nài xin Ngài đừng truyền cho chúng xuống vực thẳm”: Nhưng thái độ bình tĩnh của Đức Giêsu khiến ma quỷ biết không thể hù dọa Ngài nổi. Nó đổi sang thái độ nài xin. Trong lúc chúng sợ bị đuổi ra khỏi xứ. còn trong Lc, quỷ sợ bị đuổi trở về ‘Vực thẳm’, tức là nơi nó bị giam cầm (Kh 9,1 và 20,1-3).

c 32 – Quỷ xin được nhập vào ‘đàn heo’:  heo là một vật bị người Do thái coi là ô uế. Chi tiết có cả một đàn heo chứng tỏ xứ này là xứ dân ngoại và còn là một nơi rất ô uế.

     – Theo quan niệm thời đó, quỷ xuất khỏi đâu thì phải có chỗ khác cho nó ở, vì thế quỷ xin chonhập vào đàn heo.

c 33 – Lời xin của quỷ được Đức Giêsu chấp thuận> Nhưnglời xin đó cũng chính là án tử cho ma quỷ, vì ngay sau đó cả đàn heo cũng lao xuống ‘vực thẳm’ mà thôi.

     – Theo một cái nhìn nông cạn thì độc giả sẽ hơi tiếc vì thấy Đức Giêsu đã làm hại đến tài sản của dân sống trong xứ này. Nhưng nếu hiểu được ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh (heo, vực thẳm) ta mới thấy ngụ ý sâu sắc của Lc. Đức Giêsu là Đấng có uy quyền trừ tà. Thực ra quyền phép này cũng chưa phải là độc hữu của Ngài, bởi vì nhiều phù thủy khác ở thời đó cũng trừ tà được (11,19). Lc muốn chứng minh Đức Giêsu trổi vượt những tay phù thủy khác, vì chẳng những Ngài cứu thoát kẻ bị quỷ ám, mà còn tiêu diệt hẳn sức mạnh phá hoại của chúng khi đuổi chúng về nơu giam cầm chúng.

c 35 – Khi người ta đến xem thì thấy người đó đã hoàn toàn thay đổi, với các chi tiết ngược hẳn khi còn bị quỷ ám.

     – trước đây ‘không mặc quần áo’ thì bây giờ ‘ăn mặc hẳn hoi’: trước đây như một người điên thì bây giờ ‘trí khôn tỉnh táo’ anh lại được làm người bình thường.

     – Hơn nữa anh còn ‘ngồi bên chân Đức Giêsu’, một tư thế của người môn đệ (10,39; Cv 22,3)

     – gười ta ‘kinh hpàng sợ hãi’: sự sợ hãi thánh khi đứng trước quyền năng Thiên Chúa.

c 37 – Họ xin Đức Giêsu rời khỏi xứ họ: lý do 1 là vì tiếc của: mất ‘một đàn heo khá đông’ (c 32); nhưng còn lý do thứ hai nữa là họ từ chối Đấng Messia.

c 38 – Phần người vừa được giải thoát thì xin được ‘ở với’ Đức Giêsu. ‘Ở với Đức Giêsu’ là đặc tính của nhóm 12 (3,14). Anh này còn có ý nhập nhóm 12.

c 39 – Đức Giêsu từ chối lời xin này vì chưa tới lúc cho những người ngoại mới trở lại được tham gia sinh hoạt của Nhóm 12.

     – Nhưng Ngài bảo ‘Anh hãy về nhà’ khi còn bị quỷ ám, anh không ở nhà. Nay Đức Giêsu nảo anh về nhà, nghĩa là muốn anh nối lại những liên hệ bình thường.

     – Ngài còn bảo anh ‘loan báo những điều Thiên Chúa đã làm cho anh’: động từ này chỉ việc loan báo Tin Mừng.

* Điểm đặc biệt Đức Giêsu không cấm mà lại bảo loan báo. Lý do 1 là đang ở xứ dân ngoại; Lý do 2 là loan báo không phải về bản thân Ngài mà là về những việc làm của Chúa Cha.

II- Ý NGHĨA

1/ Phép lạ thứ hai cho thấy sức mạnh Đức Giêsu toàn thắng sức mạnh của nước Satan.

2/ Về bí mật Messia, có điều này đáng ta chú ýlà tong khi chưa ai biết được Đức Giêsu là ai thì ma quỷ ‘và chỉ có ma quỷ’ biết và biết rất rõ: Ngài là Đấng Messia đến để chấm dứt triều đại của Satan. Các sách Tin Mừng, nhất là sách Mc thường cho ma quỷ nói lên đièu đó, giống như một người núp trong cánh gà sân khấu để nhắc tuồng. Các chuyên viên Thánh Kinh thì gọi đây là những ‘révélation furtives’. Đây là kỹ thuật các tác giả Tin Mừng sử dụng để kích thích ta tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mà các ông thường đặt ra “Đức Giêsu là ai?”

 

BÀI 34: CHỮA MỘT PHỤ NỮ VÀ CỨU SỐNG CON GÁI ÔNG GIAIRÔ (8,40-56)

I- GIẢI THÍCH

     Tường thật này gồm hai phép lạ lồng vào nhau. Các sách Tin Mừng thường chen chuyện này vào giữa chuyện kia. Khi làm như vậy thì thường vì hai chuyện có đặc tính chung. Hai phép lạ này cũng thế, những nét chung là:

     a/ Cả hai nhân vật được ơn đều là phụ nữ (một bà băng huyết và một cô bé gái vừa chết).

     b/ Trong cả hai trường hợp đều có con số 12: con gái ông Giairô 12 tuổi; người đàn bà mắc bệnh loạn huyết 12 năm.

     c/ Cả hai đều được cứu nhờ Đức tin.

c 41 – Mở đầu tường thuật là khung cảnh cả một đám đông đang ‘chờ đón’ Đức Giêsu. Động từ này ngầm giới thiệu tư cách Messia của Ngài (7,19-20: Giona Tẩy Giả cho dân biết Đấng Messia mà họ đang chờ đón là ai).

     – Câu 42 ghi thêm chi tiết đám đông ấy ‘chen lấn làm Ngài nghẹt thở’. Chi tiết này giúp làm nổi bật thêm sức mạnh của quyền năng Đức Giêsu tỏa ra chung quanh.

     – Nhân vật thứ nhất xuất hiện là một ‘Chủ Hội đường’: danh hiệu này chỉ người phụ trách Hội đường, nhưng cũng có thể chỉ một người nổi tiếng trong cộng đoàn nữa.

     – Nếu ta so sánh ông này với Viên bách quan bách quân (7,6) ta sẽ thấy thái độ của ông có vài điểm khác biệt:

     a/ Viên sĩ quan không đích thân xin Đức Giêsu nhưng nhờ trung gian người Do thái, còn ông này đích thân xin.

     b/ Viên sĩ quan không dám mời Đức Giêsu vài nhà ông, còn ông này ‘nài xin Ngài vào nhà ông’. Lý do của hai điểm khác biệt trên vì viên sĩ quan là người ngoại, còn ông này là người Do thái. Chính vì ông này là Do thái cho nên cử chỉ ‘sụp lạy’ dưới chân Đức Giêsu của ông mang một ý nghĩa đặc biệt: người Do thái nghĩ rằng chỉ được thờ lạy một mình Thiên Chúa mà thôi. Vì thế cử chỉ này chứng tỏ ông tin Đức Giêsu có quyền năng của Thiên Chúa.

c 42 – Đứa con gái ông là đứa con duy nhất: Lc rất thích dùng hình ảnh ‘đứa con duy nhất’ (xem thêm 7,12) vì nó minh họa mô hình Đức Giêsu là Êlia mới.

     – Đứa con gái đó ở độ tuổi 12, nghĩa là độ tuổi sẵn sàng phát sinh sự sống mới. Thế nhưng trớ trêu thay chính sự sống của nó đang bị đe dọa.

c 43 – Bài tường thuật tạm dừng để cho xuất hiện nhân vật thứ ha ’có một bà băng huyết’.

     Ta cũng cần lưu ý rằng bệnh băng huyết bị liệt vào những bệnh ô uế và không ai được đụng tới bệnh nhân, cũng như bệnh nhân không được đụng tới ai (Lv 15,19-27).

     – Đối với bà này, điểm trớ trêu là dòng máu thay vì luân chuyển trong huyết quản để nuôi sống bà thì lại chảy ra ngoài, vừa làm hao mòn sự sống của bà, đứa bà dấn dấn về cái chết, vừa khiến bà trở thành ô uế.

c 44“Sờ vào tua áo của Ngài”: Người ta coi áo cũng là người, đụng áo tức là đụng người. Bà này không dám đụng người của Đức Giêsu vì sợ vi phạm luật Lêvi vừa kể trên, nên chỉ đụng áo và đụng lén.

     – Cái đụng này khác với cái đụng của dân chúng đông đảo chung quanh Đức Giêsu, vì nó phát xuất từ Dức tin.

     – Hậu quả xảy ra tức khắc: ‘tức khắc máu ngừng chảy’.

c 45-46 – Sau câu hỏi của Đức Giêsu ‘Ai đã sờ vào tôi?’ câu trả lời của Phêrô chứng tỏ ông chẳng hiểu gì. Bởi đó v giải thích ‘Thầy biết có một năng lực từ nơi Thầy phát ra’. Đây không phải là kiểu năng lực thần thông giống như các tay phù thủy chữa bệnh, mà chinh là năng lực do Thiên Chúa ban cho Đức Giêsu (5,17) và sau này Đức Giêsu ban lại cho Nhóm 12 để họ chữa bệnh (9,1-2).

c 47“Bà ấy run rẩy”: bà sợ bị Đức Giêsu rầy vì bà đã vi phạm luật Lêvi.

c 48 – Thái độ của Đức Giêsu mang nhiều ý nghĩa:

     – Mặc dù bà này đã vi phạm luật Lêvi, nhưng Đức Giêsu không hêg trách bà về điều đó, bởi vì Ngài jiểu hành động của bà không bị thúc đẩy bởi ý muốn cố tình phạm luật, mà chỉ bởi lòng tin.

     – Chính vì thấy rõ lòng tin của bà, nên Đức Giêsu nói với bà một câu đúng y từng chữ với câu mà Ngài đã nói với một phụ nữ khác (7,50) ‘Này con, đức tin của con đã cứu con’.

     – Câu này có thể có nhiều nghĩa bổ túc cho nhau:

  1. a) chính đức tin của con tự nó đã cứu chữa con.
  2. b) Đức tin của con đã cứu con vì nó đã đặt con vào mối tương quan với Ta là nguồn mọi ơn cứu chữa.
  3. c) vì đức tin của con là thái độ duy nhất đẹp lòng Ta (vì là hành vi khiêm tốn tỏ lòng tín nhiệm Ta) nên Ta ban cho con điều con thỉnh cầu.

     – và Ngài nói thêm “Con hãy về bằng yên”: đây là một sứ điệp giải póng.

c 49 – Sau đó Lc trở lại với ông Giairô. Lời ông xin Đức Giêsu dến nhà ông đột ngột mất hết ý nghĩa, bởi vì người ta vừa đến báo cho ông hay ‘con gái ông đã chết, còn quấy rầy Thầy làm chi nữa’. Những người nói câu đó chứng tỏ thiếu đức tin vì cho rằng quyền năng của Đức Giêsu phải dừng lại trước biên giới sự chết (có lẽ cũng vì thế mà trong phần tiếp theo, Đức Giêsu dùng những động từ có mầu sắc phục sinh).

c 50 – Nhưng Đức Giêsu bảo ông ‘Đừng sợ, ông cứ tin đi’: trong tình huống như thế, lời mời gọi của Đức Giêsu quả là vượt sức tự nhiên, nhưng có tin như thế mới xứng đáng là Đức tin.

     – Ta thấy trong chuyện của người đàn bà bị loạn huyết và chuyện này, hai yếu tố tin cứu liên kết chặt chẽ với nhau.

c 51 “Ngài không để ai theo Ngài, ngoại trừ Phêrô, Gioan, Giacôbê và cha mẹ đứa bé”: Phần sau của chuyện cứu sống con gái ông Giairô diễn ra trong bí mật. Hơn nữa đây là một bí mật quan trọng có liên quan tới tư cách Messia của Ngài, vì thế chỉ có 3 môn đệ thân tín và cha mẹ của đứa bé được phép hiện diện.

c 52 “Nhiều người khóc lóc kêu la”: như thường thấy trong những đám tang ở phương Đông.

     – “Em ngủ đấy thối”: không phải Đức Giêsu nói đùa, vì Thánh Kinh coi cái chết chỉ là giấc ngủ (Mt 27,52; 1Cr 11,30  15,6; 1Tx 4,13-15).

c 53“Họ chế giễu Ngài”: thêm một bằng chứng về sự không tin.

c 54 “Hãy thức dậy”: động từ đồng nghĩa với sống lại.

c 55 “Hồn đứa bé trở lại”: Lc dùng lại cách diễn tả phép lạ của Êlia (Tv 17,21-22) để trình bày mô hình Đức Giêsu Êlia mới.

     – “Đức Giêsu bảo người ta cho nó ăn”: để xác minh là người chết đã sống lại thật (sau này Đức Giêsu cũng làm như vậy để chứng minh Ngài sống lại: 24,41-43).

     – “Không được nói với ai”: bí mật Messia, chỉ có thể nói ra sau khi Đức Giêsu chết và sống lại, vì chỉ lúc đó người ta mới hiểu tư cách Messia của Ngài và mới hiểu đúng ý nghĩa của sự việc.

II- Ý NGHĨA

     Bài tường thuật này kết thúc chuỗi 4 hành vi quyền năng của Đức Giêsu (8,22-56) nhằm chứng minh Đức Giêsu có quyền trên cat sự sống lẫn sự chết, có quyền trong cả lời nói lẫn việc làm.

 

BÀI 35: SAI NHÓM 12 (9,1-6)

            Trong phần cuối của phân đoạn dài về sứ vụ của Đức Giêsu tại Galilê (bắt đầu từ 4,14). Lc cho thấy tương quan giữa Đức Giêsu và các môn đệ càng ngày càng chặt chẽ hơn, đưa họ dần dần đến câu trả lời chính xác cho câu hỏi mà nhiều người đã thắc mắc: “Giêsu là ai?” (5,21  7,49  8,25). Câu trả lời này sẽ do Phêrô đại diện nói lên (9,18-21).

            Khởi sự phần cuối này là tường thuật Đức Giêsu sai nhóm 12 đi rao giảng.

c 1 “Nhóm 12”: Phía trước (6,12-16) Lc đã viết Đức Giêsu chọn từ các môn đệ ra 12 người và gọi họ là Tông đồ apostolos, nghĩa là những kẻ được sai đi. Khi mới được chọn, họ chưa được sai đi, hôm nay Ngài mới sai họ đi.

     – “Ban cho các ông năng lực và quyền phép”: ọ sẽ được tham dự vào chính sứ mạng của Thầy mình, cho nên Đức Giêsu ban cho họ năng lực, năng lực của chính Ngài, năng lực mà Ngài đã dùng để thực hiện các phép lạ mà chúng ta đã thấy ở đoạn trước; Ngài cũng ban cho họ quyền phép, cũng là quyền phép của chính Ngài, quyền phép mà Ngài đã dùng để xua trừ ma quỷ mà chúng ta cũng đã thấy ở đoạn trước. Họ chỉ còn thấy mỗi một điều là Thánh Thần, Đấng sẽ giúp họ làm chứng cho Tin Mừng trên khắp thế giới. Điều thứ ba này họ sẽ được ban sau khi Đức Giêsu sống lại, chuyển sang giai đoạn các tông đồ (Cv 2).

c 3 – Chỉ dẫn thứ nhất là về lúc đi đường: đừng để mình bị quá vướng víu với những nhu cầu và phương tiện vật chất, nhừ thế mà sẽ biết phó thác vào sự Quan Phòng của Thiên Chúa hơn. Muốn thế người tông đồ phải:

  1. a) ‘Đừng mang gì đi đường’ để được thảnh thơi khỏi cồng kềnh
  2. b) ‘Đừng mang gậy’ gậy nhằm tự vệ khi bị kẻ ác tấn công dọc đường. Người tông đồ khỏi lo viẹc này vì chính Chúa Quan Phòng sẽ bảo vệ họ.
  3. c) ‘Bao bì, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo’: đó là những món có tính cách dự trữ, phòng xa cho những nhu cầu vật chất. Việc phòng xa này cũng không cần thiết vì Chúa Quan Phòng đã lo sẵn có những người dọc đường cung cấp các thứ cần thiết ấy cho người tông đồ.

     – Nhưng chúng ta cũng nên lưu ý rằng trước khi bước vào cuộc chịu nạn, Đức Giêsu đã sửa đổi mộ số chi tiết của lời chỉ dẫn này 22,35-36: Rồi Ngài nói với các ông ‘Khi Thầy sai an hem đi, không túi tiền, không bao bị, không giáy déo, anh em có thiếu thốn gì không?’ Các ông đáp ‘Thưa Thầy không’. Ngài bảo các ông ‘Nhưng bây già, ai có túi tiền hãy mang theo, ai có bao bị cũng vậy, còn ai chưa có gươm thì bán áo đi mà mua’. Sở dĩ có thay đổi như thế vì hoàn cánh khi đó đã đổi ngược hẳn: các tông đồ đang ở trong một thế giới thù nghịch: mọi cửa nhà đều đóng lại không đón tiếp họ, và nguy hiểm chờ đợi họ ở khắp nơi.

     – Những sự thay đổi này cho thấy rõ hai thời kỳ trái ngược hẳn nhau trên con đường sứ mạng: thời ‘Mùa xuân Galilê’ đầy lạc quan phấn khởi với những thành công dễ dàng, và thời ‘mùa thu Giêrusalem’ đầy khó khăn giữa bầu khí thù nghịch bao trùm chung quanh.

c 4 – Chỉ đẫn thứ hai là về chỗ ở: Tông đồ không nên so đo chọn nơi[r sao cho vừa ý nhất, do so đo như vậy mà cứ đổi từ chỗ này sang chỗ khác cho dễ chịu hơn. Đức Giêsu dặn phải chọn người xứng đáng ở trọ nhà họ rồi ở luôn một chỗ đóCv 16,15 là mmọt thí dụ minh họa cho điểm này.

c 5 – Đức Giêsu cũng ự trù một trường hợp đặc biệt: có thể có nơi sẽ không chịu đón tiếp người tông đồ. Gặp trường hợp đó người tông đồ hãy ‘ra khỏi thành và giũ sạch bụi chân để tỏ dấu phản đối họ’, theo tục lệ Do thái, cử chỉ này có nghĩa là đoạn tuyệt. Xứ nào không đón nhận Lời Chúa thì bị kể là không phải Đất Thánh, bụi của xứ đó đều là bụi dơ, phải phủo lại kẻo mang bụi dơ ấy sang những xứ biết đón nhận Lời Chúa. Cử chỉ phủi bụi chân và ra đi cũng có ý tuyên bố rằng từ nay người tông đồ không còn trách nhiệm với nơi đó nữa. Trách nhiệm thuộc về chính nơi đó Cv 13,51 cũng là một minh họa cho điểm này.

c 6 “Các ông ra đi, rảo qua các làng mạc”:  sứ mạng của Nhóm 12 cũng giống Thầy mình (so sánh với 8,1), đó là một sứ vụ’du thuyết’ qua các làng mạc.

 

BÀI 36: HÊRÔĐÊ VÀ ĐỨC GIÊSU (9,7-10)

c 7 – Tiểu vương Herôđê: đây là Herôđê Antipas, cai trị miền Galilê và Pêrê từ năm 4 tr. cn. đến năm 39 sau cn.. Người ta thường ghép tước hiệu ‘tiểu vương’ vào tên ông (9,7 Cv 13,1) để phan biệt với phụ vương ông là Hêrôđê Cả (1,5).

     – Ta cần nhớ rằng trong thời kỳ này Đức Giêsu đang hoạt động ở miền Galilê, là miền do êrôđê cai quản. Những hoạt động của Ngài đã gây ảnh hưởng không phải chỉ trên đám dân đen mà còn trên đám người thân cận của chính Hêrôđê (8,3: bà Gioanna, vợ viên quản lý triều đình, để gia nhập nhóm ủng hộ Đức Giêsu). Bởi thế khi Hêrôđê nghe biết tất cả những việc của Đức Giêsu thì ông thắc mắc không biết ‘Giêsu là ai?’. Theo Mt 14,2 và Mt 6,16, Hêrôđê tưởng Đức Giêsu là Gioan Tẩy Giả sống lại. Còn theo Lc, một người sành văn hóa Hy lạp, thì Hêrôđê không thể nghĩ như vậy bởi Hêrôđê cũng chịu ảnh hưởng văn hóa Hy lạp vốn không tin việc sống lại. Cho nên Lc ghi là Hêrôđê ‘phân vân lắm’ phân vân vì có nhiều dư luận khác nhau về Đức Giêsu.

c 8 Có 3 dư luận về Đức Giêsu:

     a/ Ngài là Gioan Tẩy Giả sống lại.

     b/ Ngài là Êlia xuất hiện.

c/ Ngài là một ngôn sứ thời xưa sống lại. Như đã nói trên, Hêrôđê không tin những dư luận này lắm. Nhưng làm sao giải thích được những việc lạ lùng mà Đức Giêsu làm? Do đó câuhỏi Đức Giêsu là ai? Càng ray rứt hơn đối với ông. Bởi đó ông ‘tìm cách gặp Đức Giêsu’. Động cơ thíc đẩy ông tìm cách gặp Ngài không phải là đức tin, bởi vì sau cùng ông đã gặp được Ngài (23,8) nhưng không phải để tìm hiểu giáo huấn của Ngài mà chỉ để ‘được xem Ngài làm một vài phép lạ’!

 

BÀI 37: HÓA BÁNH RA NHIỀU (9,10-17)

I- TẦM QUAN TRỌNG

            Trong các sách Tin Mừng có tới 6 bài tường thuật phép lạ hóa bánh ra nhiều:

            – Mt 14,13-21 và 15,32-39.

            – Mc 6,30-44 và 8,1-10.

            – Lc 9,10-17.

            – Ga 6,1-13.

            Thử hỏi Đức Giêsu làm phép lạ này mấy lần? Dĩ nhiên không phải 6 lần bởi vì các sách Tin Mừng nhất là các Tin Mừng nhất lãm thường cùng thuật những sự kiện như nhau. Có người dựa vào sự kiện phép lạ này được thuật hai lần trong Mt và hai lần trong Mc để kết luận là Đức Giêsu làm phép lạ này hai lần. Thực ra như kết quả nghiên cứu của các chuyên viên, Đức Giêsu chỉ làm phép lạ này một lần. Nhưng sự kiện đó được ghi hai lần trong Tin Mừng Mt và Mc, là vì hai tác giả này đã dùng hai tài liệu của hai cộng đoàn: cộng đoàn Do thái (Mc 6,30-44; Mt 14,13-21) và cộng đoàn Hy lạp (Mc 8,1-9; Mt 15,32-39).

            Chỉ một phép lạ mà tất cả 4 sách Tin Mừng đều ghi lại, và riêng Mt và Mc hi lại tới 2 lần. Sự kiện này cho thấy tầm quan trọng mà các cộng đoàn Kitô gán cho phép lạ này: họ đã trông thấy trong đó nhiều ý nghĩa thần học phong phú.

II- GIẢI THÍCH

c 10 – Sau một thời gian thực tập truyền giáo (9,1-6) nay các môn đệ trở về báo cáo với Thầy về công tác đã làm. Đến đây Lc chính thức gọi họ là ‘Tông đồ’ vì quả thực họ xứng đáng như thế: Họ đã được sai đi.

     – “Ngài đem các ông đi riêng với mình”: Lý do là để tạm tránh dân chúng, nhưng các câu 18-21 cho ta biết thêm một lý do khác nữa: để Ngài thăm dò các dư luận về Ngài, nhân đó Ngài sẽ mặc khải cho các ông biết đích thực Ngài là ai.

     – “lui về thành kia gọi là Bétsaida”: Trong lúc Mc 6,45 nói phép lạ xảy ra xong thì các tông đồ mới đến Bétsaida, thì Lc nói phép lạ xảy ra trong lúc Thầy trò Đức Giêsu trên đường đi đến thành này.

c 11 – Mặc dù Đức Giêsu muốn dẫn các tông đồ đến một nơi vắng vẻ riêng tư, nhưng dân chúng vẫn ‘đi theo’. ‘Đi theo’ là hành động của nười môn đệ (5,11.27.28). Lúc này họ còn sốt sắng muốn làm môn đệ Ngài. Bởi thế, phần sau của câu chuyện cho thấy Đức Giêsu tạm bỏ đi dự định ban đầu dể chiều ý các môn đệ này: “Ngài tiếp đón họ, nói với họ về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần chữa”.

c 12 – Đức Giêsu tiếp đón dân chúng mãi cho đến khi ‘ngày bắt đầu tàn’.

     – Khi đó nhóm 12 đề nghị: “Xin Thầy cho đám đông về để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn”. Mt và Mc không ghi chi tiết ‘tìm chỗ trọ…’ này, vì sự lo lắng tìm chỗ trọ không phải là thói quen của người Do thái, Lc ghi như thế cho hợp tâm lý độc giả Hy lạp.

     – Chú ý: câu chuyện diễn ra ‘ở nơi hoang vu’: trong nguyên ngữ chữ được dùng cũng có nghía là ‘sa mạc’. Lc muốn cho thấy chuyện này và chuyện manna trong sa mạc thời xuất hành liên quan nhau (Xh 13;6tt). Hoàn cảnh một đám đông đói khát cũng giống như ngày xưa. Các môn đệ nghĩ đến giải pháp đơn giản là giải tán cho họ về.

c 13 – Nhưng Đức Giêsu bảo “chính anh em hãy cho họ ăn”: chi tiết này cho thấy lòng quảng đại của Đức Giêsu và tính cho không của phép lạ: mặc dù dân có thể tìm thức ăn ở các làng chung quanh, nhưng Đức Giêsu muốn ban thức ăn ấy cho họ.

     – “Chúng con chỉ có vỏn vẹn 5 cái bánh và 2 con cá”: ngày xưa ngôn sứ Êlisê đã dùng 20 chiếc bánh để làm phép lạ cho 100 người ăn mà còn thừa (2V 4). Hôm nay Đức Giêsu chỉ dùng 5 chiếc bánh và 2 con cá để cho một đám đông trong đó nguyên đàn ông đã khoảng 5.000 người. Như thế Đức Giêsu còn hơn là một ngôn sứ (hãy nhớ các dư luận về Đức Giêsu, có người nghĩ Ngài là một ngôn sứ thời xưa sống lại: Lc 9’8. Phép lạ này là câu trả lời cho dư luận đó).

c 14“Anh em hãy cho họ ngả lưng”: Tường thuật này chứa đựng nhiều chi tiết về vai trò làm trung gian của các tông đồ: trước đó, chính họ cho Đức Giêsu biết nhu cầu cần có thức ăn và chỗ ở của dân (c 12), bây giờ Đức Giêsu nhờ họ xếp chỗ cho dân ngồi ăn, chút nữa đây họ sẽ phân phát bánh và cá cho dân (c 16).

     – “Từng nhóm 50 người một “: cách xếp chỗ này gợi lại việc sắp xếp dân trong thời sa mạc (Xh 18,21-25; Ds 31,14; Đnl 1,15). Ngụ ý đám đông hôm nay là một dân Israel mới.

c 16 “Đức Giêsu cầm lấy, chúc tụng, bẻ ra, trao”: cùng những động từ của việc lập bí tích Thánh Thể.

     – Ta hãy chú ý là tường thuật này không dùng chữ ‘biến ra nhiều’ (multiplication), thay vào đó là động từ ‘bẻ ra’, ‘phân phát’ và ‘chúc tụng’ (cũng có thể dịch là ‘chuc phúc’): hai động từ đều rõ rang mang màu sắc bí tích Thánh Thể và lễ nghi bẻ bánh thời GH sơ khai; còn động từ ‘chúc phúc’ cho thấy rằng Đức Giêsu chuyển thông quyền lực của Ngài vào những chiếc bánh – cũng như Ngài đã chuyển thông quyền lực của Ngài vào các bệnh nhân – và đó là nguyên nhân phép lạ xảy ra.

c 17 – Ăn no và còn dư cũng là một chủ đề của Cựu Ước (2V 4,43)

     –“12 thúng”: con số tương đương với số chi tộc và số tông đồ. Có lẽ Lc muốn nói rằng một dân khác (Israel mới) vẫn có thể no nê với số lương thực dư thừa này.

III- Ý NGHĨA

1/ Ý nghĩa Thánh Thể

     – So sánh một số chi tiết của tường thuật này với Mt 26,20 (mở đầu tường thuật Tiệc ly).

     C 12 “Ngày bắt đầu tàn” Mt 16,20 ‘Chiều đến Đức Giêsu dùng bữa cùng với nhóm 12’

     – So sánh c 16 với Mt 26,26 (tường thuật lập phép Thánh Thể)

     C 16: ‘… cầm… chúc tụng… bẻ ra… trao’.

     – Đức Giêsu làm ơhe[s lạ này với 5 chiếc bánh và 2 con cá. Thế nhưng bài tường thuật 1 chú ý tới cá, mà chú ý niều hơn tới bánh. Khi dư lại (c 20) thì chỉ nói tới dư bánh chứ không nói dư cá.

     * Những chi tiết trên cho thấy ngụ ý thần học của Lc là so sánh phép lạ này với bí tích Thánh Thể. Ngụ ý rằng: Ngày xưa Đức Giêsu đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng, thì ngày nay trong cộng đoàn, Đức Giêsu vẫn tiếp tục nuôi dân chúng bằng phép lạ bí tích Thánh Thể. Ngoài ra, vai trò các tông đồ phân phát bánh cho dân chúng cũng giống như vai trò các linh mục ngày nay trao bánh thánh thể cho giáo dân.

2/ Hình tượng Môsê mới

     – Câu chuyện này diễn ra ‘trong sa mạc’ (c 12).

     – Cũng có một đám đông dân chúng đói khát bao quanh (c 11).

     – Đám dân đã được cho ăn một thứ bánh lạ.

     Các chi tiết đó khiến ta nhớ tới chuyện dân Do thái sau khi ra khỏi Ai Cập đã lang thang trong sa mạc, họ đói khát và được cho ăn manna. Lc muốn nói Giêsu là Môsê mới, nhưn với một điểm khác biệt này là: Môsê cũ chỉ là người trung gian xin cho dân ăn manna; còn Môsê mới đích thân làm ra bánh cho dân mới ăn.

3/ Hình tượng Êlisê mới

     Lc thích coi Đức Giêsu là Êlia mới. Còn trong chuyện này Lc so sánh Đức Giêsu với Êlisê, môn đệ của Êlia. Ta hãy coi những điểm song song của tường thuật này với tường thuật phép lạ của Êlisê trong 2V 4,42-44.

Êlisê: Có người từ Baal Shalishah đến đem biếu người của Thiên Chúa 20 chiếc bánh lúa mạch và cốm trong tay nải. Êlisê nói: “ dọn cho người ta ăn”. Nhưng người hầu nói: “làm sao tôi có thể dọn ngần ấy cho 100 người?”. Ông nói: “cứ dọn cho người ta ăn! Vì Yavê phán thế này: Chúng sẽ ăn mà còn dư nữa”. Người hầu đã dọn ra, mọi người đã ăn và còn để dư lại theo như lời Yavê.

Đức Giêsu: Nhóm 12 đên bên Đức Giêsu thưa Ngài rằng: “Xin Thầy cho đám đông về…” Đức Giêsu bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn 5 cái bánh và 2 con cá, trừ phi chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này”. Quae rhực có chừng 5.000 đàn ông. Mọi người đều ăn và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu được 12 thúng.

4/ Ý nghĩa Giáo Hội

     – c 13 “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Đó là lệnh Đức Giêsu truyền cho các tông đồ và cho GH. Mặc dù nhiệm vụ chính của GH là chăm sóc phần tinh thần cho loài người, nhưng Gh cũng không được quên sót những đói khát vật chất của loài người.

     – Toàn thể câu chuyện cũng là một hình ảnh của GH.

     – Trung tâm là Đức Giêsu, Đấng ban phát các ơn.

     – Kế cận Đức Giêsu là các môn đệ, chuyển thông các ơn của Ngài cho dân.

     – Chung quanh Đức Giêsu và các môn đệ là đám đông dân chúng.

     – Đức Giêsu ngước mắt lên trời chúc tụng tạ ơn Cha, vì mọi việc Ngài làm cũng đều theo ý của Cha.

     – Nhưng Ngài không phải chỉ là trung gian[n phúc như Môsê mà chính Ngài là Đấng ban ơn, là nguồn sự sống.

 

BÀI 38: LỜI TUYÊN XƯNG CỦA PHÊRÔ VÀ LẦN THỨ NHẤT BÁO TIN THỤ NẠN

                        (9,18-24)

            Trong chương này Lc xử dụng kiểu viết xen kẽ một cảnh công khai và một cảnh Thầy trò nói chuyện riêng với nhau. Chúng ta vừa đọc một cảnh công khai là phép lạ hóa bánh ra nhiều, bây giờ đến cảnh riêng tư giữa Đức Giêsu và các môn đệ.

I- SO SÁNH VỚI CÁC SÁCH TIN MỪNG KHÁC

     Ba sách Tin Mừng Nhất lãm đều ghi chuyện này: Lc 9,18-24; Mt 16,13-23; Mc 8,27-30.

     Những có một số chi tiết khác nhau:

1/ Mt và Mc đều xác định vị trí là thành Xêsarê Philip. Lc không xác định vị trí, chỉ nói ‘ở một nơi thanh vắng và thêm là: Đức Giêsu đang cầu nguyện’.

     Chứng tỏ Lc quan tâm đến chủ đề ‘cầu nguyện’ mà ông thường đề cập.

2/ Mt và Mc thuật lại lời tuyên xưng của Phêrô: “Thầy là Đức Kitô”. Lc nói thêm: “Đức Kitô của Thiên Chúa”.

     Lc muốn giải thích cho độc giả Hy lạp dễ hiểu hơn chữ Kitô suông.

3/ Trong Mt, sau lời tuyên xưng của Phêrô, Đức Giêsu khen ông, Lc không ghi lời phê phán này. (có lẽ Lc thấy quan niệm của Phêrô và của người khác về Đức Giêsu cũng như nhau thôi: cũng coi Đức Giêsu là Ngôn sứ). Mà Lc lại thích mô tả v là một Ngôn sứ.

4/ Mt và Mc thuật tiếp là sau đó Phêrô can ngăn Đức Giêsu và bị mắng là Satan. Lc bỏ chi tiết này.

     Lc làm như vậy vì 2 lý do:

  1. a) Theo cách trình bày của Lc rgì sau những ơn cám dỗ ban đầu, Satan đã ‘rút kui cho tới khi ấn định’, nghĩa là tới cuộc thụ nạn. Do đó trong chuyện này Phêrô không thể làm công cụ cho Satan được (Lc 4,13).
  2. b) Lc thích mô tả Phêrô bằng những nét rất đẹp (Cv 1,15 và Lc 5,1-11) nên đành bỏ chi tiết không đẹp này đi.

5/ Mt 16,20 “Bấy giờ Ngài ra lệnh cho các môn đệ đừng nói cho ai biết Ngài là Đấng Kitô”.

     Mc 8,30 “Rồi Ngài cấm các ông…”.

     Lc 9,21 “Rồi Ngài nghiêm cấm các ông…”.

     Đây là chủ đề ‘Bí mật Messia’. Chủ đề này rõ nhất trong Tin Mừng Mc, lời nói sau cả ba Tin Mừng đề cập, nhưng Lc triển khai một cách hơi khác hơn Mc.

6/ “Phải chịu nhiều đau khổ”. Cả ba Tin Mừng đều dùng chữ ‘phải’ này. Nhưng nơi Lc có nét đặc biệt riêng, sẽ nói sau.

7/ “Ngày thứ ba sẽ sống lại”: Mc đang dùng động từ anastênai (se lever), còn Lc dùng động từ egerthenai (réveiller) sẽ giải thích rộng hơn ở phần sau.

8/ Mt và Mc đều ghi ‘vác thập giá của mình mà theo Ta’. Lc thêm’thập giá hằng ngày…’. Lc ‘cập nhật hóa’ thập giá vào cuộc sống bình thường (có lẽ Mt và Mc viết cho các tín hữu đang gặp khó khăn trước mắt bởi người Do thái và bởi cơn bách hại của đế quốc Rôma, nên nghĩ tới ‘thập giá’ theo nghĩa bách hại. Còn Lc viết lúc bắt bớ đã nguôi nên cập nhật hóa nó vào nghĩa những khó khăn thường ngày.

     Khi so sánh đoạn Tin Mừng này của Lc với những đoạn song song trong Nhất lãm, chúng ta có thể thấy được khi Lc sửa đổi vài chi tiết là nhằm trình bày những ý tưởng riêng của ông. Một số ý tưởng thuộc về những chủ đề lớn của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần kế tiếp đây.

II- NHỮNG CHỦ ĐỀ LỚN CỦA LUCA

1/ Cầu nguyện

     – Lc là tác giả nói nhiều nhất về sự cầu nguyện của Đức Giêsu, nhất là vào những thời điểm quan trọng của đời Ngài như:

     * Sau khi thanh tẩy (3,21).

     * Sau đợt được quần chúng ngưỡng mộ ban đầu (5,16).

     * Trước khi chọn nhóm 12 (6,12).

     * Trước lúc Phêrô tuyên xưng (9,18).

     * Lúc biến hình (9,28-29).

     * Trước khi dạy kinh Lạy Cha (11,1).

     * Trên thập giá (23,34.46).

     – Khi thêm chi tiết Đức Giêsu cầu nguyện vào chuyện này, Lc cho thấy chuyện này có tầm quan trọng đặc biệt: Đức Giêsu sắp đưa ramột mạc khải quan trọng về mầu nhiệm bản thân Ngài.

2/ Bí mật Messia

     – Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều nhấn mạnh khía cạnh này nhất là Mc.

     – Theo Mc, Đức Giêsu không cho tiết lộ Ngài là Messia cho tới khi bước vào cuộc thụ nạn, nghĩa là cho tới khi Ngài bước vào cuộc thụ nạn, nghĩa là tới khi không còn nguy hiểm người ta cản trở việc thụ nạn nữa (14,61-62).

     Còn theo Lc thì phải giữ bí mật này cho tới khi Đức Giêsu sống lại, bởi vì chỉ tới khi đó, nhờ lời giải thích của Đấng Phục Sinh dựa vào Sách Thánh, người ta mới hiểu được ý nghĩa sứ mạng Đức Giêsu. Về điểm này lại thêm chủ đề không hiểu, chủ đề sự cần thiết phải theo đúng kế hoạch Thiên Chúa, và chủ đề ‘theo lời Sách Thánh’.

  1. a) Chủ đề ‘cần phải theo đúng kế hoạch của Thiên Chúa’.

     * Đức Giêsu phải ở trong nhà của Cha Ngài (2,49).

     * Ngài phải loan in Mừng về Nước Thiên Chúa (4,43).

     * Ngài phải đi vào cuộc thụ nạn (9,22).

     * Ngài phải tiếp tục lên đường (13,33).

  1. b) Chủ đề ‘không hiểu’:

     * Đức Maria không hiểu (2,48-50).

     * Anh em Đức Giêsu không hiểu (8,19-21).

     * Các môn đệ không hiểu (9,32.45; 18,34; 22,27.28.29-46; 24,4.11.25).

  1. c) Chủ đề theo lời Sách Thánh

     * Cuộc thụ nạn không phải là một số mạng mà Đức Giêsu không thể nào thoát được. Nhưng là nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa được ghi trong sách Thánh, do đó Đức Giêsu đi vào cuộc thụ nạn là để vâng kế hoạch của Thiên Chúa và ứng nghiệm lời sách Thánh (23,37).

     * Sau khi sống lại Đức Giêsu giải thích lời sách Thánh khiến người ta hiểu được ý nghĩa cuộc thụ nạn của Ngài (24,5-9.25-27.44-46).

3/ Mô hình ngôn sứ Êlia

     * Đương nhiên tước hiệu Kitô có nghĩa mạnh hơn tước hiệu Ngôn sứ. Những Lc cũng thích mô tả Đức Giêsu là một Ngôn sứ.

     * Những người chứng kiến các phép lạ đã nói Đức Giêsu là Ngôn sứ (9,8.19; 7,16.39; 24,19)

     *Trong ‘diễn từ/ chương trình’ tại Nagiarét, Đức Giêsu đã áp dụng cho mình chương trình của ngôn sứ Isaia (4,18-19; 13,33).

     * Cũng tại Nagiarét Đức Giêsu so sánh mình với các ngôn sứ Êlia. Êlisê (4,25-27).

     * Đặc biệt Lc dùng mô hình Êlia để mô tả Đức Giêsu (phần trên).

– Trong khi các sách Tin Mừng Nhất lãm kia ghi nhận dư luận coi Đức Giêsu là một ngôn sứ đồng thời hiểu ngầm rằng tước hiệu đó chưa xứng với Đức Giêsu, thì Lc đón nhận dư luận ấy và khai triển thêm để mô tả Đức Giêsu đúng là một ngôn sứ với những nét như một Messia: quan tâm đến những kẻ bị khinh miệt và đem ơn cứu độ cho mọi người.

     – Lc thich mô hình Êlia.

4/ Động từ egerthênal

     Muốn diễn tả ý tướng sống lại, Mc dùng động từ anasténal nguyên nghĩa là ‘thức dậy’ (se lever  Mc 10,34). Động từ này gợi ý rằng sống lại là việc của đương sự: chính đương sự đi vào cõi chết (‘nằm’) và cũng chính đương sự sống lại (‘đứng lên’).

     Phần Lc thì dùng động từ egerthênal nguyên nghĩa là ‘được đánh thức’, gợi ý rằng sống lại là việc của Thiên Chúa: chính Thiên Chúa làm cho đương sự ‘ngủ’ (chết) này cũng chính là Thiên Chúa đánh thức đương sự ‘dây’ (sống lại) (Lc 3,15  4,10  5,30  10,40  13,30-37).

III- GIẢI THÍCH BẢN VĂN

c 18 – Khi đưa chủ đề cầu nguyện vào câu chuyện này Lc cho thấy chuyện này có tầm quan trọng đặc biệt:

  1. a) Vì chuyện này mạc khải cho biết Đức Giêsu thực sự là ai?
  2. b) Chuyện này đánh dấu một bước ngoặt Đức Giêsu lần đầu tiên báo trước về cuộc thụ nạn của Ngài.

c 19-20 – Nếu so sánh Lc 9,18-20 với Lc 9,7-9 ta thấy có nhiều điểm giống nhau lạ lùng, chứng tỏ tác giả đã cố ý viết 2 chuyện song song nhau:

  1. a) Hêrôđê băn khoăn vì dư luận cho rằng Đức Giêsu là Gioan sống lại // Đức Giêsu hỏi các môn đệ xem dư luận nghĩ Ngài là ai.
  2. b) hững dư luận mà Hêrôđê đã nghe: kẻ thì bảo Đức Giêsu là Gioan sống lại, kẻ khác cholà Êlia hiện ra, kẻ khác nữa cho là một trong các ngôn sứ ngày xưa sống lại // Dư luận mà các môn đệ kể cho Đức Giêsu Có người cho Ngài là Gioan Tẩy Giả. Có người cho Ngài là Êlia, có người co Ngài là một trong các Ngôn sứ đã sống lại.
  3. c) Nhưng Hêrôđê nói: “Ông Gioan chính trẫm đã chém đầu rồi. Vậy ông này là ai?”(‘rồi vua tìm cách gặp Ngài’), còn trong chuyện này đã có câu trả lời của Phêrô: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa”.

c 22 – Đây là lời báo tin thụ nạn lần thứ nhất “Con Người… bị hàng kỳ lão, thượng tế và thông giáo chối chê”: ba hạng người này lập thành Công nghị Do thái, cơ quan sẽ kết án Ngài.

c 23 – Sau đó Đức Giêsu nói về việc từ bỏ và vác thập giá đi theo Ngài.

c 24 Nên lưu ý hai chi tiết:

     * Điều này Ngài nói cho ‘mọi người’: tất cả mọi người chứ không riêng gì môn đệ hoặc Tông đồ đều phải chấp nhận con đường mà Đức Giêsu đã đi qua: Con đường Thập giá.

     * Đay không phải là thập giá đặc biệt trong những giai đoạn bắt bớ, mà là thập giá ‘hằng ngày’.

 

BÀI 39: ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO ĐỨC GIÊSU (9,23-27)

            Tiếp theo lời loan báo chịu nạn cho riêng nhóm các môn đệ. Đức Giêsu đưa ra lời khuyến cáo cho tất cả ‘mọi người’ (c 23). ‘Mọi người’ đây là một số đông những người đã từng ‘đi theo’ Ngài trong tư thế môn đệ (8,10). Họ vừa được hưởng phép lạ hóa bánh ra nhiều. Nhưng ‘mọi người’ đây cũng là tất cả các kitô hữu sau này, những người cũng được hưởng ơn ích của ‘Lễ bẻ bánh’. Nếu muốn tiếp tục ‘đi theo’ Ngài, họ cần phải hiểu những điều kiện cần có trong cuộc hành trình đi theo ấy.

c 23 – Điều kiện thứ nhất của người môn đệ là phảo từ bỏ:không phải từ bỏ điều này điều nọ, mà từ bỏ ngay chínhbản thân mình. Ta cần nhớ là Đức Giêsu vừa loan báo Ngài sắp bước vào cái chết. Bởi đó người môn đệ muốn đi theo Ngài thì phải bỏ mọi sự mà theo, bỏ cả mạng sống và theo đến cả cái chết.

     – Điều kiện thứ hai là vác thập giá. Chú ý hai chi tiết:

  1. a) Thập giá ‘của mình’, tức là những khổ đau cụ thể trong cuộc sống; đừng ảo tương nghĩ đến những thập giá lý thuyết hay viễn vông đâu đâu.
  2. b) Lc thêm hai chữ ‘hằng ngày’, nhằm cho thấy việc vác thập giá là thường xuyên trong đời người môn đệ.

     * Bỏ mình và vác thập giá chính là điều Đức Giêsu làm. Cho nên người nào muốn làm môn đệ Ngài thì cũng phải chấp nhận thân phận như Thầy mình.

     * Đây không phải là chủ nghĩa duy khổ (masochisme), mà là một chân lý, rằng: ta không thể nào mến Chúa và yêu người mà không phải chịu hy sinh và không gặp đau khổ.

c 24 – Biện chứng nghịch lý giữa ‘được’ và ‘mất’: dám mất mạng sống thì sẽ cứu được nó. Còn quá bám vào nó thì sẽ mất nó. Kẻ tìm bảo đảm an toàn trong cuộc sống đời này (chẳng hạn tên trọc phú khờ khạo ở 12,16-21) thì sẽ chẳng tìm thấy; ngược lại kẻ phó mình cho Chúa (12,22-32) và vì Chúa mà dám thí mạng mình cho kẻ khác thì sẽ lãnh nhận chính sự sống của Chúa.

c 25 – Theo biện chứng trên. Ai dám từ bỏ chính mình thì sẽ tìm được con người đích thức của mình. Đây là điều quý giá nhất. Người được cả thế giới nhưng phải đánh mất chính mình thì chẳng ích lợi gì.

c 26 – Điều kiện thứ ba là công khai làm chứng cho Chúa và cho lời Ngài.

c 27 – Đức Giêsu tiên báo có một số ngươi đang hiện diện sẽ được diễm phúc rhấy Nước Thiên Chúa trong tình trạng đã hoàn thành trọn vẹn, mà là một dấu chỉ về Nước ấy. lời tiên báo này được ứng nghiệm trong chuyện biến hình dưới đây: Ba môn đệ đã được thấy Nước Thiên Chúa.

 

BÀI 40: BIẾN HÌNH (9,28b-36)

I- SO SÁNH VỚI MATTHÊU (17,1-8)

Có nhiều khác biệt:

     – c 28 ‘Độ tám ngày’ – Mt ‘Độ sáu ngày’.

     “Lên núi cầu nguyện” – Mt “lên núi”.

     – c 29: ‘Mặt Ngài thay đổi’ – Mt ‘Ngài biến hình’

     – c 31: Mô tả thêm về hai ông Môsê và Êlia: “Hiện ra vinh hiển”. Và còn thêm”Nói về cuộc xuất hành sắp tới của Ngài”.

     – c 32: Thêm chi tiết các môn đệ ‘ngủ mê’ vừa ‘bừng dậy’ các ông thấy ‘vinh quang’.

     – c

     – c 32: Thêm chi tiết các môn đệ ‘ngủ mê’ vừa ‘bừng dậy’ các ông thấy ‘vinh quang’.

     – c 33: Thêm chi tiết ‘Khi hai vị sắp lìa bỏ Đức Giêsu’.

     – c 34: ‘Đám mây rợp bóng’ – Mt ‘Đám mây’.

     – c 36 ‘Các môn đệ giữ kín suốt thời gian đó’ – Mt ‘Các con đừng nói với ai những điều vừa xem thấy cho tới khi Con Người từ trong cõi chết sống lại’.

II- GIẢI THÍCH

c 28 “Phêrô, Giacôbê, Gioan”: ba môn đệ được đem riêng theo Đức Giêsu trong dịp cứu sống con gái ông Giairô (8,51)(Mt và Mc còn nói ba ông này được đem riêng theo Đức Giêsu vào vườn Cây Dầu. Nhưng Lc bỏ chuyện này).

     –“Lên núi”: Lc (và các Tin Mừng Nhất lãm khác) hình như cố ý không xác định rõ tên núi. Và hình như ý muốn nói rằng mặc khải cuối cùng không thể hiện trên núi Sion (Tv 2,6) mf tren một ngọn núi Cánh Chung là nơi muôn dân sẽ tuôn về (Is 2,2-3) (TOB).

     – “Cầu nguyện”: đây là chi tiết Lc thêm vào và là chủ đề đặc biệt của ông.

c 29 “Đang khi cầu nguyện”: sự biến hình diễn ra trong lúc cầu nguyện như là hoa quả của sự cầu nguyện.

      “Mặt Ngài thay đổi”: Lc tránh dùng chữ ‘biến hình’ (Métamorphose) để độc giả khỏi lẫn lộn sự biến hình của Đức Giêsu với sự biến hình của các thần trong tôn giáo đa thần.

c 30 “Môsê và Êlia”: trong tường thuật Phục sinh cũng có hai ông (24,4), trong tường thuật Thăng Thiên cũng có hai ông (Cv 1,10). Những sự trùng hợp như vậy có thể mang ý nghĩa rằng sự biến hình hôm nay là báo trước cho việc sống lại và lên trời của Đức Giêsu.

c 31 “Hai ông hiện ra vinh hiển”: hai vị này vinh hiển bởi vì đã được tham dự vào công cuộc của Thiên Chúa (Xh 34,29-35; 2Cr 3,7-11) và đã trở về cùng Thiên Chúa một cách mầu nhiệm (Đnl 34,5-6; 2V 2,11-12) Theo Phaolô. ‘vinh hiển’ sẽ được ban cho những ai được nhận vào thế giới tương lai (1Tx 2,12; 2Tx 2,14; 1Cr 2,7 15,43; 2Cr 3,18 4,17)

     – “Nói với Ngài về cuộc xuất hành sắp tới”: đây là chi tiết Lc thêm. Cuộc xuất hành này được Lc giải thích sau đó là ‘cái chết của Ngài tại Giêrusalem’.

c 32“Đang ngủ mê”: rương tự nư lúc ở vườn Cây Dầu.

     – “Bừng dậy”: các ông chỉ thấy vinh quang của Đức Giêsu khi tỉnh dậy.

     Hai chi tiết Lc thêm vào ở đây củng cố chiều hướng của Tin Mừng Lc: mọi sự (kẻ cả sự biến hình)đều quy hướng biến cố cuối cùng ở Giêrusalem: lúc Đức Giêsu đã chết và sống lại rồi thì các môn đệ mới thấy rõ vinh quang của Ngài.

     – “Vinh quang”: chữ được dùng ở đây là doxa. Câu 31 nói về cái chết của Đức Giêsu. Ở đây nói tới vinh quang. Lc liên kết Thụ nạn và Vinh quang lại chặt chẽ (cũng như Ga 12,27-28).

c 33 “Khi hai ông sắp lìa bỏ Đức Giêsu”: Lc phân biệt rõ việc Môsê – Êlia xuất hiện với những Lời Thiên Chúa sắp nói ở phần dưới.

c 34 “Đám mây phủ rợp”: mây là chi tiết quy ước để mô tả sự xuất hiện của Thiên Chúa ‘phủ rợp’ (shekinah) làm ta liên tưởng tới sự hiện diện của Thiên Chúa trong Lều thời sa mạc.

     – Kinh hoàng sợ hãi: Khi đã biết có Thiên Chúa hiện diện thì đương nhiên người phàm phải kinh hoàng sợ hãi.

c 35“Con lòng Ta ưu tuyển”: nhiều thủ bản chép “Con lòng Ta ưu ái”. Dịch “Con ưu tuyển” thì hợp với Is 49,7 gợi ý Đức Giêsu chính là Người Tôi Tớ. Tước hiệu này sẽ tái xuất hiện trên Thập giá (23,35).

 

BÀI 41: CHỮA ĐỨA TRẺ KINH PHONG (9,37-43)

GIẢI THÍCH

c 38 “đứa con trai tôi… tôi chỉ có một mình cháu”: chuyện này có nhiều điểm tương tự chuyện Đức Giêsu cứu sống con trai bà góa thành Naim: chi tiết con trai duy nhất ởđây, và chi tiết Đức Giêsu trao đứa trẻ lại cho cha nó ở c 42.

c 39 – Những triệu chứng mà cha đứa trẻ mô tả (vật mình, sùi bọt mép, nằm bất động) cho thấy rõ đó là chứng kinh phong. Những người cha của đứa trẻ coi đó là do quỷ nhập. Thời đó người ta nghĩ mọi bệnh tật đều do quỷ gây ra, riêng bệnh động kinh thường được gán cho thần Mặt trăng hoặc các tà Thần.

c 40 – Các môn dệ của Đức Giêsu ‘không trừ được’. Trước đây và sau này, nhiều lần các môn đệ đã khống chế được ma quỷ (9,1  10,17). Những lần này không được. Tại sao?. Có lẽ Lc so sánh họ với người đệ tử của Êlisê bất lực, làm dịp cho Thầy mình rat ay (2V 4,29-31).

c 41 “Ôi thế hệ cứng lòng tin”: Các ngôn sứ cũng thường nói như vậy (Đnl 32,5; Ds 14,27). Lời này Đức Giêsu nói về dân chúng thời Ngài (7,31  11,29), những kẻ đã từng bị các ngôn sứkét án là cứng tin (Tv 94,7-9), mà cũng nói về các môn đệ, những kẻ vừa tỏ ra bất lựcdo thiếu đứctin. Lời nói của Đức Giêsu tuy cứng cỏi khó nghe nhưng cũng là một lời kêu gọi môn đệ và dân chúng hãy tin vào Ngài.

c 42 – Khi người ta nghe lời Đức Giêsu đưa đứa trẻ đến với Ngài thì nó liền lên cơn, lần này là một cơn rất mạnh.

     – Dù ma quỷ phản ứng rất mạnh, nhưng Đức Giêsu chế ngự nó rất dễ dàng và nhanh chóng.

     – “Đức Giêsu trao lại cho cha nó”: chi tiết này khiến cho truyện này giống truyện Đức Giêsu cứu sống con trai bà góa thành Naim (7,1-11). Do đó qua chi tiết này, Lc nâng phép lạ này lên hang phép lạ cứu sống.

 

BÀI 42: BÁO TIN THỤ NẠN LẦN 2 (9, 43b-50)

I- BÁO TIN THỤ NẠN (43-45)

c 43b – “Đang lúc mọi người còn bỡ ngỡ thán phục về tất vả các việc Đức Giêsu làm”: chi tiết này nhắc lại phản ứng của dân chúng và của các môn đệ (‘mọi người’) trước các phép lạ của Đức Giêsu, nhất là phép lạ vừa chữa một dứa trẻ kinh phong (đoạn liền trước: 9,37-43). Phản ứng đó tuy là ‘bỡ ngỡ và thán phục’ đấy, nhưng rất nôn cạn (c 45: ‘các ông không hiểu’). Bởi thế chuyện này như để minh họa cho câu Đức Giêsu vừa than trong tường thuật trước. “Ôi thế hệ cứng long không chịu tin và gian tà. Tôi phải ở cùng các ngươi và chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa!” (c 41). Đáng buồn là trong tường thuật này, lời than ấy lại ứng vào chính các môn đệ!

     – “Bị nộp”: ai nộpSau này các sách Tin Mừng sẽ viết rõ là Giuđa, các Thượng tế và Philatô. Nhưng thể thụ động của động từ ‘nộp’ cũng được hiểu ngầm là chính Thiên Chúa. Như thế việc chịu nạn của Đức Giêsu không phải chủ yếu là do lòng xấu của con người, cũng không phải là xui xẻo, mà nằm sẵn trong kế hoạch cứu độ của chính Thiên Chúa. Và Đức Giêsu ‘phải ‘ thực hiện kế hoạch đó. Tóm lại, ý chính của lời loan báo thụ nạn lần thứ hai này là sự cần thiết phải bước vào cuộc chịu nạn.

     – Khác với Mt và Mc, Lc không ghi rõ về cách Đức Giêsu sẽ chết và cũng không ghi tiếp lời loan báo Ngài sẽ sống lại (Mc 9,31). Có lẽ Lc muốn nhấn mạnh việc các môn đẹ không hiểu.

c 45 – Sự không hiểu của các môn đệ được Lc nói rõ, và còn thêm chi tiết các ông sợ và không dám hỏi.

     – Các ông không hiểu về điều gì? Không phải không hiểu về việc sống lại (vì Đức Giêsu đâu có nói rõ về chuyện đó), mà không hiểu tại sao Đức Giêsu cần phải chịu nạn.

II- TRANH DÀNH ĐỊA VỊ (46-48)

            Các môn đệ chẳng những không hiểu về sự cần thiết của Thập giá, mà còn không hiểu về thân phận kẻ muốn làm môn đệ Ngài, bởi đó các ông mới tranh dành địa vị.

c 46 “Các ông chợt suy nghĩ tự hỏi xem ai là người lớn nhất trong các ông”: Theo Mc (Mc 9,33-37) thì sau chuyện loan báo thụ nạn lần thứ hai. Đức Giêsu và các môn đệ lên đường đi đến thành Capharnaum. Dọc đường các ông tranh cãi nhau xem ai là người lớn nhất. Phần Lc thì chỉ nói vắn tắt và tế nhị hơn, là các môn đệ có suy nghĩ như thế trong lòng.

     – Suy nghĩ của các môn đệ có lẽ xuất phát từ việc Đức Giêsu chọn riêng 3 người trong nhóm họ (9,28).

     – Dù sao đây cũng là dịp Đức Giêsu dạy thêm một bài học. Các ông tranh nhau làm đầu. Ngài sẽ dạy làm đầu tức là làm rốt hết.

c 47-48 – Cách dạy của Đức Giêsu là làm một hành động trước, rồi sau đó mới cắt nghĩa. Hành động là ‘đem một đứa trẻ đặt bên cạnh mình’.

     – Trong đoạn này ‘trẻ nhỏ’ có hai nghĩa:

  1. a) Một con người chưa có khả năng, chưa làm được tích sự gì.
  2. b) Một hạng người bị coi khinh: Ta nên biết, xã hội Do thái coi khinh các đứa trẻ vì nó còn quá ngu dại, nhất là vì nó chưa biết luật Môsê (18,15-17).

     – Thái độ Đức Giêsu ưu ái nó, chắc chắn các môn đệ rất ngạc nhiên.

     – Những chính thái độ ấy lại là một bài học. Qua đó, Ngài muốn nói rằng: những gì mà người đời coi khinh lại chính là điều có giá trị thật đối với Kitô giáo.

     – Và Ngài nói rõ: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy là tiếp đón chính Thầy, và ai tiếp đón hầy chính là tiếp đón chính Đấng đã sai Thầy”. Câu này chứa đựng hai bài học:

  1. a) Tiếp đón trẻ nhỏ: ở đây ‘trẻ nhỏ’ có nghĩa là vô ích, vô dụng. Thái độ của người môn đệ là phải vô vụ lợi; không phải chỉ tiếp đón những kẻ có lợi cho mình, mà phải tiếp đón cả những kẻ hoàn toàn không đem lại cho mình mối lợi gì cả.
  2. b) Tiếp đón Đức Giêsu: ở đây ‘trẻ nhỏ’ có nghĩ là hạng người bị coi khinh và đồng hóa với chính Đức Giêsu: Muốn tiếp rước Thiên Chúa thì cũng phải tiếp rước chính Đức Giêsu, Đấng mà Thiên Chúa sai đến, cho dù cuộc chịu nạn sẽ làm cho Ngài trở nên hèn hạ bị mọi người khinh chê.

            Hành động và lời nói của Đức Giêsu trong chuyện này như là câu trả lời cho chuyện trước (các môn đệ không hiểu sự cần thiết của cuộc chịu nạn). Thái độ không hiểu ấy xuất phát từ việc các ông quen theo một bậc thang các giá trị dựa trên sự vụ lợi. Các ông đánh giá theo cách người đời chứ không theo cách của Thiên Chúa.

III- NHÂN DANH ĐỨC GIÊSU MÀ TRỪ QUỶ (49-50)

            Sau bài học phục vụ đén bài học bao dung.

c 49 Vấn đề được khơi lên bởi Gioan, người rước đây được mệnh danh là ‘con của sấm sét’ (Mc 3,17). Mỉa mai thay, đây lại là một trong ba người được Đức Giêsu chọn riêng (9,28). Khi thấy có người khác không phải là môn đệ Đức Giêsu mà cũng lấy danh Ngài để trừ quỷ thì Gioan đã ngăn cản.

     – Thái độ khó chịu của Gioan cũng dễ hiểu: vì người kia đâu có nhận được uy quyền mà Đức Giêsu đã thông ban cho nhóm môn đệ (9,1). Ngay cả các môn đệ dù đã nhận được uy quyền đó mà có khi còn không trừ nổi ma quỷ (9,40). Nhưng dù sao thái độ của Gioan cũng phản ánh tinh thần chung của mọi người là tinh thần đố kỵ với những ai không thuộc phe nhóm của mình.

c 50 – Thực ra thời đó, ngoài Đức Giêsu ra, cũng có nhiều người khác chữa bệnh, và chính Đức Giêsu cũng không hề khó chịu về việc đó (11,19). Thái độ của Đức Giêsu là một thái độ quảng đại bao dung. Ai chữa bệnh cũng được, vì tất cả đều góp phần xoa dịu những nỗi đau thương của loài người và một cách nào đó tiếp nối công trình của chính Thiên Chúa. Bởi dó Ngài khuyên “Đứng ngăn cản người ta”.

     – Ngài còn trưng một câu ngạn ngữ “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Phải có thái độ bao dung đối với những kẻ không thuộc cộng đoàn của mình.

            Khi ghi kại chuyện này có lẽ Lc nghĩ đến hoàn cảnh của GH sơ khai, có nhiều nhóm truyền giáo khác nhau, cạnh tranh nhau và thậm chí nhiều khi kình chống nhau. Có lẽ Lc cũng thán phục thái độ của Phaolô sư phụ ông (Phi 1,15-18).

print