Rước Lễ Bằng Tay Hay Bằng Miệng Theo Quan Điểm Của Giáo Hội

print

RƯỚC LỄ BẰNG TAY HAY BẰNG MIỆNG
THEO QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI

tinmung.net

Hiện nay đang rộ lên phong trào của những người cực đoan cổ vũ cho hình thức rước lễ bằng miệng và phê phán đến mức gay gắt hình thức rước lễ bằng tay. Họ rước lễ bằng miệng thì quá tốt rồi nhưng đâu thể áp đặt, rồi lại phê phán người khác rước lễ không giống mình. Có thể họ quá yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể đến mức cực đoan, bảo thủ hoặc có thể họ đi theo bà MDM (Maria Divine Mercy) để cổ vũ cái gọi là sứ điệp từ trời dị giáo nhằm chống lại ĐGH Phanxicô qua việc ĐGH không cho áp dụng chỉ một hình thức rước lễ bằng miệng. Họ quên rằng trước ĐGH Phanxicô, ĐGH Bênêditô và các ĐGH khác sau Công Đồng Vaticanô II cũng cho áp dụng hai hình thức rước lễ.
Chúng ta nhớ lại, từ trước Công Đồng Vaticanô II (1962-1965) việc rước Mình Thánh Chúa (rước lễ) chỉ được trao trên lưỡi mà thôi. Nghĩa là không ai được phép rước lễ bằng tay ở bất cứ nơi nào trong Giáo Hội Công Giáo.
Nhưng sau Công Đồng, nhiều cải cách quan trọng đã được thực hiện. Liên quan đến phụng vụ Thánh, thì Nghi Thức Thánh Lễ mới được Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành năm 1970, đã cho phép cử hành Thánh Lễ Misa và các bí tích khác bằng ngôn ngữ địa phương thay vì bằng tiếng Latinh theo nghi thức cũ áp dụng từ năm 1570. 
Cũng nằm trong những đích cải cách này, thì đặc biệt, việc rước lễ đã được phép lãnh nhận trên tay thay vì buộc phải trên lưỡi như trước. Nhưng đây không phải là luật mới bó buộc mà chỉ là sự chọn lựa được phép mà thôi. Nghĩa là ai muốn rước lễ bằng lưỡi hay trên lòng bàn tay thì đều được phép.

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO DẠY GÌ VỀ VIỆC RƯỚC LỄ:

1. Giáo lý Hội Thánh Công giáo (GLHTCG) giới thiệu hệ thống của “các giáo huấn trong Kinh thánh, Tông truyền và Giáo quyền, cũng như di sản tâm linh của các Giáo phụ, các Tiến sĩ, và các Thánh của Giáo hội”, cho phép “hiểu đúng hơn về mầu nhiệm Kitô giáo đối với việc làm sống động đức tin của Dân Chúa” (Tông hiến Fidei Depositum của ĐGH Gioan Phaolô II, ngày 11-10-1992, nói về việc xuất bản sách GLHTCG).
Nói cách khác, nếu bạn muốn biết điều gì Giáo Hội thực sự dạy thì hãy tìm trong GLHTCG. Vậy Giáo Hội dạy rước lễ như thế nào: Xin xem trong Mục 3: Bí tích Thánh Thể: VI. BÀN TIỆC VƯỢT QUA:

http://www.giaoly.org/vn/tai-lieu/giao-ly-hoi-thanh-cong-giao/

Hiệp lễ: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn”
Các số từ 1384 tới 1389 GLHTCG không nói nên rước lễ bằng miệng hay bằng tay, cũng không nói nên quỳ hay đứng khi rước lễ. Do vậy chúng ta được quyền lựa chọn.
2. Chuyển sang các tài liệu của các Bộ trong Giáo hội Công giáo: 
– Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích đã ban hành Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu độ) nói về các vấn đề nên giữ hoặc nên tránh đối với Thánh Thể:
[92.] Mặc dù mỗi tín hữu đều có quyền rước lễ bằng miệng, tùy ý chọn (x. Sách lễ Rôma, phần Tổng quát, số 161), nếu người đó muốn rước lễ bằng tay, trong quyền hạn Hội đồng Giám mục (HĐGM) mà Tòa thánh cho phép, Thánh Thể được trao cho người đó. Tuy nhiên, nên lưu ý để bảo đảm Thánh Thể được người đó dùng trước mặt thừa tác viên, nghĩa là không đem Thánh Thể đi nơi khác. Nếu có nguy cơ phạm Thánh, không được trao Thánh Thể vào tay người rước lễ (Bộ Phụng Tự và Luật về Thánh Thể Bộ Phụng Tự và Luật về các Bí tích, Dubium: Notitiae 35 (1999) tr. 160-161). 
Nói rõ thêm, nếu Hội Đồng Giám Mục địa phương thấy tiện và xin phép Toà Thánh, thì việc rước lễ có thể được lãnh nhận trên tay thay vì trên lưỡi như xưa. Như vậy, nơi nào Hội Đồng Giám Mục cho phép thì Toà Thánh ưng thuận và việc rước lễ cách này là hợp pháp không có gì sai trái bất kính để phải thắc mắc, đặt vấn đề đúng hay sai. 
Có chăng chỉ nên lưu ý xem có sự lạm dụng, phạm Thánh nào trong việc này mà thôi. Nghĩa là nếu có ai rước lễ bằng tay nhưng đã không bỏ ngay Mình Thánh Chúa vào miệng trước mặt linh mục hay phó tế hoặc thừa tác viên giáo dân cho rước lễ, mà cầm Mình Thánh về chỗ ngồi, dù là để thờ lạy, thì cũng không được phép. Và ai chứng kiến việc này thì phải báo ngay cho cha chủ tế biết để lấy lại Mình Thánh kia, hoặc buộc người nhận lãnh phải bỏ ngay vào miệng. Nếu ở nơi nào thường xẩy ra tình trạng này thì cha xứ có lý do chính đáng để ngưng cho rước lễ bằng tay hầu tránh nguy cơ phạm Thánh.
Như thế, khi trao Mình Thánh Chúa vào tay người nhận, thừa tác viên cần chú ý xem người đó có bỏ Mình Thánh ngay vào miệng sau khi thưa “Amen”, hay cầm Mình Thánh về chỗ ngồi để làm gì. Việc này đã xẩy ra ở nhiều nơi, nên cần chú ý để ngăn chặn kịp thời.
3. Quan tâm các miếng vụn. Một số người Công giáo tranh luận rằng chỉ nên rước lễ bằng tay. Một số điều cơ bản cần được cân nhắc ở đây, (1) Khi linh mục bẻ bánh, không ai biết những miếng vụn ở đâu; và (2) Không chắc chắn có những miếng vụn nào rơi ra khi trao Mình Thánh vào miệng hoặc tay. Trả lời một người Công giáo đã bày tỏ mối quan tâm này với Quốc vụ khanh Tòa thánh Pedro Lopez Quintan, và được trả lời trong lá thư đề ngày 21-6-2002 (website của Huynh đoàn Thánh Piô X ở Hoa Kỳ). Ngài đã nhắc nhở về việc yêu mến Chúa Giêsu hơn là quá chú ý các chi tiết tỉ mỉ.
 4. Quan tâm sự khác biệt giữa tay linh mục và tay giáo dân. Sự tranh luận gây lầm lẫn nhiều nhất về việc chỉ được phép rước lễ bằng tay đối với các linh mục vì bàn tay của họ đã được thánh hiến. Đúng, nhưng cũng đúng là chúng ta có sự thừa hành ngoại lệ (cả nam và nữ), dù không là linh mục, cũng được trao Mình Thánh – như chúng ta vẫn thấy có những tu sĩ và giáo dân là những thừa tác viên cho rước lễ. Quan trọng hơn, TRONG Đức Kitô, những người đã chịu phép rửa đều là những người được thánh hiến (consecrated people), và tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô dù không là linh mục – bình đẳng về sứ vụ và rõ ràng về sự thừa tác của các linh mục (x.Ga 17; GLHTCG số 873).

TRÍCH DẪN KINH THÁNH:

– Thánh Thể hoặc Bữa Vượt Qua thể hiện trong Manna ở hoang địa, bánh đó được con cái Israel cầm bằng tay và ăn bằng tay: “Sáng nào cũng vậy, mỗi người lượm tuỳ theo sức mình ăn được bao nhiêu. Và khi mặt trời toả sức nóng, thì nó tan ra. Ngày thứ sáu, họ lượm bánh gấp đôi, mỗi người hai đấu. Tất cả những người lãnh đạo cộng đồng đến báo tin cho ông Môsê. Ông nói với họ: “Đây là điều Đức Chúa phán: mai là ngày nghỉ, ngày sa-bát thánh để kính Đức Chúa. Cái gì phải nấu, thì nấu; cái gì phải luộc, thì luộc; tất cả những gì còn dư, thì hãy cất đi, để dành cho đến sáng hôm sau” (Xh 16, 21-23).
– Khi Chúa Giêsu ăn mừng Bữa Vượt Qua của Giao Ước Mới với các môn đệ, rõ ràng đó là Seder (Bữa tối Vượt qua) mà người ta họp lại và ngồi trên nền nhà, trên tấm thảm lớn, có thể ngồi trên chiếc gối, và họ dùng bữa bằng tay. Sau khi Chúa Giêsu bẻ bánh, Ngài đã trao cho mọi người cùng bẻ ra bằng tay của từng người và ăn Thánh Thể của Đức Kitô. Chắc chắn họ là các tư tế của Giao Ước Mới, nhưng có điều là Đức Kitô là Thượng tế không đặt Thánh Thể Ngài vào miệng lưỡi của họ: Các ông ra đi, thấy mọi sự y như Người đã nói, và các ông dọn tiệc Vượt Qua. Khi giờ đã đến, Đức Giêsu vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa”. Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến”. Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy”. Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22, 13-20). 
 – Và cũng tại Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã đặt Bánh Thánh vào tay của ông Giuđa chứ không đặt vào miệng ông: Ông Gioan nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?”. Đức Giêsu trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy”. Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt. Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y. Đức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” (Ga 13, 25-27).
Như vậy, rước lễ đúng cách là vấn đề trọn vẹn – trí tuệ, cơ thể, và linh hồn. Nếu bạn thực sự yêu mến và tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi và bạn thực sự biết Chúa Giêsu là Thánh Thể, là chính Máu Thịt Ngài, Linh hồn và Thiên tính Ngài, bạn xứng đáng lãnh nhận Ngài qua Bí tích Thánh Thể, rồi bạn đến gần Thiên Chúa với mức độ tôn kính mà Đức tin sâu đậm đem lại cho bạn. Chỉ khi nào bạn nhận biết mối quan hệ của bạn với Thiên Chúa, bạn mới không xét đoán người khác theo bề ngoài, vì Thiên Chúa thấu suốt linh hồn chúng ta, còn chúng ta không thể. Đừng e ngại, đừng mặc cảm hoặc bối rối khi rước lễ bằng tay chỉ vì bạn nghe nói như vậy là không đúng, là bất xứng. Đừng để ai nói bạn không tôn kính Thiên Chúa vì bạn không cẩn trọng như họ. Chúng ta chỉ vì tin Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí tích Thánh Thể, và được quyền tự do chọn lựa mà Ngài để bạn tùy ý muốn yêu Ngài hoặc ghét Ngài, dù Ngài đã đến thế gian hơn 2.000 năm trước để trao ban chính Ngài cho cả những người yêu Ngài lẫn những người ghét Ngài. Yêu Ngài là bạn đã chọn lựa đúng và bạn còn muốn yêu Ngài nhiều hơn bằng cách tham dự Đại tiệc Thánh Thể. Do đó, hãy chọn lại cách tiếp nhận Ngài như lòng bạn muốn và theo khuôn khổ của Giáo hội, Hiền Thê của Đức Kitô.
***
Tóm lại: Qua Tông Thư nói trên, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho phép việc rước lễ dưới hai hình thức (khi thuận tiện) cũng như được phép rước Mình Thánh Chúa trên tay, hoặc trên lưỡi, trừ trường hợp Mình Thánh được chấm vào Máu Thánh thì buộc phải rước trên lưỡi.
Thánh Bộ Phụng Tự đã minh xác những thay đổi nói trên và cho áp dụng chung trong toàn Giáo Hội cho đến nay. Vậy bao lâu chưa có quyết định thay đổi nào khác của Toà Thánh, thì mọi thành phần dân Chúa – giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân – có bổn phận vâng phục thi hành nghiêm chỉnh. Không ai được phép đưa ra những lý do chủ quan, cá nhân để phê phán hay đòi sửa đổi theo ý của mình. Giáo Hội không phải là một tổ chức chính trị cai trị theo những nguyên tắc gọi là “dân chủ” dân quyền mà phải theo kỷ luật chung của Hàng Giáo Phẩm dưới quyền lãnh đạo tối cao của Đức Thánh Cha là Đại Diện duy nhất và hợp pháp của Chúa Kitô trên trần gian. Không tôn trọng nguyên tắc này thì không còn là Giáo Hội nữa. 
Rước lễ bằng miệng hay bằng tay?
Như một “định luật bất biến”, xã hội luôn có nhiều “phe” – phe tả, phe hữu, phe ôn hòa. Trong Giáo hội cũng vậy. Việc rước lễ bằng miệng (như ngày xưa) hay rước lễ bằng tay cũng là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận. Ngày nay, đa số đều rước lễ bằng tay, nhưng một số người vẫn rước lễ bằng miệng vì nhiều lý do. Riêng bạn thấy thế nào? Quan điểm của bạn ra sao? Bạn có dám bày tỏ chính kiến của mình?
Trong cuốn “The Vortex” (lốc xoáy), Michael Voris đã dành khoảng 1.500 từ để nói về lý do nên rước lễ bằng miệng, đây là quan điểm của ông:
– Rước lễ bằng miệng là cách “được yêu thích và được khuyên dùng”.
– Rước lễ bằng tay là ngoại lệ, không là luật, và không ai nói khác hơn.
– Rước lễ bằng tay không bao giờ là cách được yêu thích.
– Rước lễ bằng miệng thể hiện lòng tôn kính sâu xa đối với Thánh Thể, và thường thiếu tôn kính khi rước lễ bằng tay.
– Sự tranh luận duy nhất là rước lễ bằng tay có thể thay đổi: “Giáo hội chấp nhận việc rước lễ bằng tay là quy luật”.
 
Nhiệm vụ của một tiên tri Công giáo là kêu gọi Dân Chúa vào “lối hẹp” của những điều Giáo hội dạy; và đây là lý do người ta nghe khiển trách những người Công giáo ủng hộ việc ngừa thai, phá thai, hôn nhân đồng giới,… Tiên tri đó thậm chí có thể đi xa hơn để kêu gọi Dân Chúa theo quy luật khó hơn những điều Giáo hội đã vạch ra; và trong khuôn khổ của các dòng tu, chúng ta thấy có các luật nghiêm khắc hơn bình thường.
 
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO DẠY GÌ VỀ VIỆC RƯỚC LỄ
 
1. Giáo lý Công giáo (GLCG) giới thiệu hệ thống của “các giáo huấn trong Kinh thánh, Tông truyền và Giáo quyền, cũng như di sản tâm linh của các Giáo phụ, các Tiến sĩ, và các Thánh của Giáo hội”, cho phép “hiểu đúng hơn về mầu nhiệm Kitô giáo đối với việc làm sống động đức tin của Dân Chúa” (Tông hiến Fidei Depositum của ĐGH Gioan Phaolô II, ngày 11-10-1992, nói về việc xuất bản sách GLCG).
 
Nói cách khác, nếu bạn muốn biết điều gì Giáo hội thực sự dạy thì hãy tìm trong GLCG. Cách rước lễ thích hợp là rước lễ bằng miệng, vì các số từ 1384 tới 1389 trong GLCG đã nói về cách chúng ta chuẩn bị, chúng ta phải nói: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh” (nguyên văn lời của viên đại đội trưởng ở Ca-phác-na-um xin Chúa Giêsu chữa bệnh cho người đầy tớ: “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh” – Mt 8, 8). Nên có động thái (trang phục, thái độ, cử chỉ) xứng đáng khi rước lễ, kể cả nơi chốn và thời gian, nhưng GLCG không nói nên rước lễ bằng miệng hay bằng tay, cũng không nói nên quỳ hay đứng khi rước lễ.
 
2. Chuyển sang các tài liệu của các bộ trong Giáo hội Công giáo, có điều khác về việc “chỉ rước lễ bằng miệng”.

a. Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích đã ban hành Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu độ) nói về các vấn đề nên giữ hoặc nên tránh đối với Thánh Thể:
 
[92.] Mặc dù mỗi tín hữu đều có quyền rước lễ bằng miệng, tùy ý chọn (x.Sách lễ Rôma, phần Tổng quát, số 161), nếu người đó muốn rước lễ bằng tay, trong quyền hạn Hội đồng Giám mục (HĐGM) mà Tòa thánh cho phép, Thánh Thể được trao cho người đó. Tuy nhiên, nên lưu ý để bảo đảm Thánh Thể được người đó dùng trước mặt thừa tác viên, nghĩa là không đem Thánh Thể đi nơi khác. Nếu có nguy cơ phạm thánh (profanation), không được trao Thánh Thể vào tay người rước lễ (Bộ Phụng Tự và Luật về Thánh Thể Bộ Phụng Tự và Luật về các Bí tích, Dubium: Notitiae 35 (1999) tr. 160-161).
 
[104.] Người rước lễ không được phép tự lấy Bánh Thánh trong chén lễ hoặc rước lễ bằng tay. Bánh Thánh dùng để rước vào lòng, bánh đó phải được thánh hóa; cũng không được dùng bánh chưa thánh hóa hoặc các chất liệu khác.
 
Như Michael Voris đưa ra, đó là quyết định của HĐGM của một vùng miền nào đó có cho rước lễ bằng tay hay không, nhưng mối quan tâm ở đây không là cách trao mà là cách tiêu thụ và sự phạm thánh. Không hề được nói đến quy luật hoặc ngoại lệ. Vì trong thực tế, mọi thứ trong biên độ của nó đều là quy chuẩn, và không có điều như thế là ngoại lệ.
 
3. Quan tâm các miếng vụn. Một số người Công giáo tranh luận rằng chỉ nên rước lễ bằng tay. Một số điều cơ bản cần được cân nhắc ở đây, (1) Khi linh mục bẻ bánh, không ai biết những miếng vụn ở đâu; và (2) Không chắc chắn có những miếng vụn nào rơi ra khi trao Mình Thánh vào miệng hoặc tay. Trả lời một người Công giáo đã bày tỏ mối quan tâm này với Quốc vụ khanh Tòa thánh Pedro Lopez Quintan, và được trả lời trong lá thư đề ngày 21-6-2002 (website của Huynh đoàn Thánh Piô X ở Hoa Kỳ). Ngài đã nhắc nhở về việc yêu mến Chúa Giêsu hơn là quá chú ý các chi tiết tỉ mỉ.
 
4. Quan tâm sự khác biệt giữa tay linh mục và tay giáo dân. Sự tranh luận gây lầm lẫn nhiều nhất về việc “chỉ rước lễ bằng tay” và tay linh mục đã được thánh hiến. Đúng, nhưng cũng đúng là chúng ta có sự thừa hành ngoại lệ (cả nam và nữ), dù không là linh mục, cũng được trao Mình Thánh – như chúng ta vẫn thấy có những tu sĩ và giáo dân là những thừa tác viên cho rước lễ. Quan trọng hơn, TRONG Đức Kitô, những người đã chịu phép rửa đều là những người được thánh hiến (consecrated people), và tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô dù không là linh mục – bình đẳng về sứ vụ và rõ ràng về sự thừa tác của các linh mục (x. Ga 17; GLCG số 873).
 
KINH THÁNH
 
1. Thánh Thể hoặc Bữa Vượt Qua (Passover Meal) thể hiện trong việc ông Menkixêđê chúc lành cho ông Ápraham: “Ông Menkixêđê, vua thành Salem, mang bánh và rượu ra; ông là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao. Ông chúc phúc cho ông Ápram và nói:  “Xin Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất, chúc phúc cho Ápram!  Chúc tụng Thiên Chúa Tối Cao, Đấng đã trao vào tay ông những thù địch của ông!”. Rồi ông Ápram biếu ông Menkixêđê một phần mười tất cả chiến lợi phẩm. Vua Xơđôm nói với ông Ápam: “Người, thì xin ông cho lại tôi; còn tài sản, ông cứ lấy”. Ông Ápram nói với vua Xơđôm: “Tôi xin giơ tay lên Đức Chúa, Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất, mà thề: “Dù một sợi chỉ, dù một quai dép, bất cứ cái gì của ông, tôi cũng không lấy. Ông sẽ không có thể nói: “Tôi đã làm giàu cho ông Ápram”. Tôi không lấy gì cả, chỉ trừ những gì các người trai tráng của tôi đã ăn. Còn những người đã đi với tôi, là Ane, Étcôn và Mamrê, họ sẽ lấy phần của họ”  (St 14, 18-24).
 
2. Thánh Thể hoặc Bữa Vượt Qua thể hiện trong Lễ Vượt Qua đầu tiên: “Đức Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon trên đất Aicập: Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ítraen: Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ítraen đem sát tế vào lúc xế chiều. Họ lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng. Các ngươi không được ăn sống hay luộc, nhưng chỉ được ăn nướng, với cả đầu, chân và lòng. Không được để lại gì đến sáng; cái gì còn lại đến sáng, phải đốt đi. Các ngươi phải ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã: đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa” (Xh 12, 1-11).
 
3. Thánh Thể hoặc Bữa Vượt Qua thể hiện trong Manna ở hoang địa, bánh đó được con cái Ítraen cầm bằng tay và ăn bằng tay: “Sáng nào cũng vậy, mỗi người lượm tuỳ theo sức mình ăn được bao nhiêu. Và khi mặt trời toả sức nóng, thì nó tan ra. Ngày thứ sáu, họ lượm bánh gấp đôi, mỗi người hai đấu. Tất cả những người lãnh đạo cộng đồng đến báo tin cho ông Môsê. Ông nói với họ: “Đây là điều Đức Chúa phán: mai là ngày nghỉ, ngày sabát thánh để kính Đức Chúa. Cái gì phải nấu, thì nấu; cái gì phải luộc, thì luộc; tất cả những gì còn dư, thì hãy cất đi, để dành cho đến sáng hôm sau” (Xh 16, 21-23).
 
4. Khi Chúa Giêsu ăn mừng Bữa Vượt Qua của Giao Ước Mới với các môn đệ, rõ ràng đó là Seder (Bữa tối Vượt qua) mà người ta họp lại và ngồi trên nền nhà, trên tấm thảm lớn, có thể ngồi trên chiếc gối, và họ dùng bữa bằng tay. Sau khi Chúa Giêsu bẻ bánh, Ngài đã trao cho mọi người cùng bẻ ra bằng tay của từng người và ăn Thánh Thể của Đức Kitô. Chắc chắn họ là các tư tế của Giao Ước Mới, nhưng có điều là Đức Kitô là Thượng tế không đặt Thánh Thể Ngài vào miệng lưỡi của họ: Các ông ra đi, thấy mọi sự y như Người đã nói, và các ông dọn tiệc Vượt Qua. Khi giờ đã đến, Đức Giêsu vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa”. Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến”. Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy”. Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22, 13-20).
 
5. Có thể đó không là gương tốt nhất, nhưng tại Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã đặt Bánh Thánh vào tay của ông Giuđa chứ không đặt vào miệng ông: Ông Gioan nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?”. Đức Giêsu trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy”. Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt. Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y. Đức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” (Ga 13, 25-27).
 
Các tranh luận trái ngược về việc rước lễ bằng tay không có ý ủng hộ phe nào, mà là không đồng thuận với những người cho rằng “chỉ rước lễ bằng tay”, vấn đề này cũng đã có nhiều tranh luận xưa nay.
 
ĐIỂM THEN CHỐT: LÒNG TÔN KÍNH
 
“Cách thực hiện cổ xưa nhất về việc phân phối Thánh Thể là trao Mình Thánh vào tay giáo dân. Thi thoảng các Giáo phụ vẫn củng cố việc rước lễ bằng tay ngày càng nghiêm khắc hơn để ủng hộ việc rước lễ bằng miệng. Động lực về việc thực hành này gấp đoi: (a) Một là để tránh càng nhiều càng tốt việc làm rơi những phần nhỏ Thánh Thể; (b) Hai là để tăng lòng tôn kính sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể” (Văn phòng Phụng tự của Giáo hoàng tối cao – Rước lễ bằng miệng và quỳ).
 
Đừng ai lầm lẫn, Bí tích Thánh Thể là việc nghiêm túc trong Giáo hội Công giáo. Không có cộng đoàn Kitô giáo nào tin rằng điều chúng ta làm với Bí tích Thánh Thể và không có cộng đoàn Kitô giáo nào yêu mến Chúa Giêsu qua Bí tích Thánh Thể như người Công giáo. Thậm chí không Giáo hội nào theo sát những văn bản, giáo huấn, loan truyền, tôn thờ, và rước kính Thánh Thể như chúng ta. Chúng ta bảo vệ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, và chúng ta tôn kính mỗi phần nhỏ của Mình Máu Thánh Ngài. Đó là điều thật tuyệt vời!
 
Tuy nhiên, khi Giáo hội đã nói rõ qua lịch sử rằng vấn đề quan ngại ở đây là lòng tôn kính – tôn kính và tôn kính. Làm sao Giáo hội bảo đảm rằng Dân Chúa phân biệt và tiếp nhận Thánh Thể Đức Kitô một cách đúng đắn? Một cách giải quyết là rước lễ nghiêm túc qua nghi lễ. Cuốn Finding God through Ritual (Tìm Chúa Qua Nghi Lễ) viết: “Nghi lễ là hành động toàn diện được thực hiện để chuyển tải ý nghĩa cốt là để gây ấn tượng mãi mãi đối với người tham dự hoặc là một mầu nhiệm”.
Nghi lễ cũng có điểm yếu là không thể bảo đảm rằng người rước lễ sẽ khám phá được điều bí ẩn, vì nó hoạt động từ ngoài vào; và mặc dù nó đạt tới cơ thể, nó vẫn có thể không đạt tới âm hồn hoặc ý nghĩ. Thế nên, khi người Công giáo phải hành động theo nghi thức mà không thường xuyên được chỉ bảo về mục đích của hành động đó, thì nghi thức trở nên vô ích và trống rỗng. Ai cũng có thể nói rằng Chúa là Chúa hoặc rước lễ bằng tay hay bằng miệng mà vẫn không biết hoặc không được Đức Kitô nhận biết.
 
Thật vậy, rước lễ đúng cách là vấn đề trọn vẹn – trí tuệ, cơ thể, và linh hồn. Nếu bạn thực sự yêu mến và tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi (Triune God) và bạn thực sự biết Chúa Giêsu là Thánh Thể, là chính Máu Thịt Ngài, Linh hồn và Thiên tính Ngài, bạn xứng đáng lãnh nhận Ngài qua Bí tích Thánh Thể, rồi bạn đến gần Thiên Chúa với mức độ tôn kính mà đức tin sâu đậm đem lại cho bạn. Chỉ khi nào bạn nhận biết mối quan hệ của bạn với Thiên Chúa, bạn mới không xét đoán người khác theo bề ngoài, vì Thiên Chúa thấu suốt linh hồn chúng ta, còn chúng ta không thể. Đừng e ngại, đừng mặc cảm hoặc bối rối khi rước lễ bằng tay chỉ vì bạn nghe nói như vậy là không đúng, là bất xứng. Đừng để ai nói bạn không tôn kính Thiên Chúa vì bạn không cẩn trọng như họ. Chúng ta chỉ vì tin Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí tích Thánh Thể, và được quyền tự do chọn lựa mà Ngài để bạn tùy ý muốn yêu Ngài hoặc ghét Ngài, dù Ngài đã đến thế gian hơn 2.000 năm trước để trao ban chính Ngài cho cả những người yêu Ngài lẫn những người ghét Ngài. Yêu Ngài là bạn chọn lựa đúng và bạn còn muốn yêu Ngài nhiều hơn bằng cách tham dự Đại tiệc Thánh Thể. Do đó, hãy chọn lại cách tiếp nhận Ngài như lòng bạn muốn và theo khuôn khổ của Giáo hội, Hiền Thê của Đức Kitô.
 
Nếu bạn thường xuyên tham dự Thánh lễ, bạn sẽ phát hiện mầu nhiệm và vẻ đẹp của Thánh lễ không là tham dự mà còn là rước lễ. Thật vậy, bạn có thể tham dự Thánh lễ và tiếp nhận Đức Kitô qua việc rước lễ, Ngài đến để bạn trao ban chính Ngài và để bạn trao Ngài cho người khác nữa. Hãy bình an trong yêu mến và phục vụ Thiên Chúa. Tạ ơn Thiên Chúa!
 
Có những “điều nhỏ” mà đôi khi chúng ta cần quên đi vì nó quá “chỉ trích”. Nhưng đôi khi có những “điều nhỏ” cần ghi nhớ vì nó rất quan trọng. Có vài điều cần lưu ý khi rước lễ:
 
1. Nếu bạn bế con nhỏ, bạn nên rước lễ bằng miệng. Làm vậy để tránh làm rơi Thánh Thể.
 
2. Khi thừa tác viên nói: “Mình Thánh Chúa Kitô”, bạn nên thưa: “Amen”. Im lặng là bất xứng với Đức Kitô.
 
3. Khi rước lễ bằng miệng, nên mở miệng đủ rộng (nhưng đừng quá mức), để thừa tác viên có thể đặt Mình Thánh vào lưỡi của bạn. Bạn có thể nhai Mình Thánh (tất nhiên không thể như nhai kẹo cao-su (chewing gum, cũng không thể vừa nhai kẹo cao-su vừa rước lễ).
 
4. Không nên uống rượu bia hoặc ăn gì trong vòng 60 phút trước khi rước lễ, trừ việc uống thuốc. Người già và người bệnh nên “giữ chay” trước 15 phút.
 
5. Rước lễ bằng miệng được áp dụng nhiều trên thế giới, nhưng cũng tùy HĐGM địa phương. TGM Collins cho phép người Công giáo trong TGP Toronto rước lễ bằng tay. HĐGM Việt Nam cũng cho phép rước lễ bằng tay. Nếu rước lễ bằng tay, bạn hãy rửa tay sạch, bàn tay ngửa lên và hơi khum lại, tay trái trên tay phải (hoặc tay phải trên tay trái), rồi cung kính lấy tay phải (trái) cầm Mình Thánh đưa vô miệng. Lưu ý xem có phần nhỏ nào dính trên tay thì đưa vô miệng!
 
6. Muốn rước lễ, người ta phải có cách đúng: “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa” (1Cr 11, 27). Bạn phải sạch tội trọng, vì rước lễ khi mắc tội trọng là phạm thánh. Có 3 điều kiện để thành tội trọng: “Tội trọng là lỗi nặng, phạm tội đó khi nhận thức đầy đủ và cố ý phạm” (Giáo lý Công giáo, số 1857). Không dự lễ Chúa nhật, hoặc lễ chiều thứ Bảy (thay lễ Chúa nhật) nhưng không là lễ cưới, có thể khách quan bị coi là tội trọng và không được rước lễ khi chưa lãnh nhận Bí tích Hòa giải (xưng tội). Tình huống này xảy ra vì việc dự lễ Chúa nhật là một phần hoàn tất Điều Răn Thứ Ba, một giới răn được lặp lại trong Sáu Điều Răn Hội Thánh.
 
Tóm lại, rước lễ bằng miệng hay bằng tay đều tốt. Vấn đề quan trọng là lòng tôn kính và nhận biết sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong hình bánh, đồng thời khao khát được kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể. Hằng ngày hãy rước lễ thiêng liêng càng nhiều lần càng tốt. Khi tham dự Thánh lễ, sau khi rước lễ, hãy cố gắng tịnh tâm để kết hiệp và tâm sự với Chúa Giêsu thật nhiều. Trong các tu viện thường dành ít phút thinh lặng sau khi rước lễ, còn ở các giáo xứ rất hiếm thấy có linh mục dành vài phút thinh lặng quý giá này. Thật tiếc lắm thay!

TRẦM THIÊN THU
 (Chuyển ngữ từ davidlgray.info và csclub.uwaterloo.ca)