Sách Tháng Đức Mẹ (Tháng Hoa)

Sách Tháng Đức Mẹ

(theo ngày trong tháng)

NGÀY 01: TÌM HIỂU GỐC TÍCH THÁNG HOA ĐỨC MẸ.. 1

NGÀY 02: ÐỨC MẸ VÔ NHIỄM TỘI. 3

NGÀY 03: TÊN CỰC TRỌNG ÐỨC MẸ.. 4

NGÀY 04: ÐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA.. 5

NGÀY 05: ÐỨC MẸ LÀ MẸ CÁC GIÁO HỮU.. 6

NGÀY 06: ĐỨC MẸ QUYỀN PHÉP VÀ NHÂN TỪ.. 7

NGÀY 07: ÐỨC MẸ BẦU CỬ CHO TA TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA.. 8

NGÀY 08: TRÁI TIM MẸ TRỌN HẢO VÀ ĐẦY LÒNG TỪ ÁI. 9

NGÀY 09: ÐỨC MẸ LÀ GƯƠNG MẠNH TIN.. 10

NGÀY 10: ÐỨC MẸ LÀ MẸ CẬY TRÔNG.. 12

NGÀY 11: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG MẾN CHÚA.. 13

NGÀY 12: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG ĐỨC YÊU NGƯỜI. 14

NGÀY 13: ÐỨC MẸ LÀ MẸ TRINH KHIẾT. 16

NGÀY 14: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG ĐỨC KHÓ NGHÈO.. 17

NGÀY 15: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG VIỆC CẦU NGUYỆN.. 18

NGÀY 16: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG NĂNG RƯỚC LỄ.. 19

NGÀY 17: ÐỨC MẸ NĂNG SUY NHỚ CUỘC TỬ NẠN CHÚA GIÊSU.. 21

NGÀY 18: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG SỰ NHẪN NHỤC CHỊU ĐAU KHỔ.. 22

NGÀY 19: ÐỨC MẸ CỨU CHỮA CÁC TỘI NHÂN.. 23

NGÀY 20: ÐỨC MẸ CỨU CHỮA BỆNH NHÂN.. 24

NGÀY 21: ÐỨC MẸ GIÚP CON CÁI CHẾT LÀNH.. 25

NGÀY 22: ÐỨC MẸ CỨU LINH HỒN LUYỆN NGỤC.. 26

NGÀY 23: VIỆC THỨ NHẤT NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ÐỨC MẸ LÀ LẦN HẠT MÂN CÔI. 27

NGÀY 24: VIỆC THỨ HAI NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ÐỨC MẸ LÀ MANG ÁO ÐỨC MẸ.. 29

NGÀY 25: VIỆC THỨ BA NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ÐỨC MẸ LÀ MỪNG CÁC NGÀY LỄ CỦA NGƯỜI. 30

NGÀY 26: VIỆC THỨ TƯ NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ÐỨC MẸ LÀ NĂNG ĐỌC KINH KÍNH MỪNG.. 31

NGÀY 27: VIỆC THỨ NĂM NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC MẸ LÀ ĐỌC KINH CẦU ÐỨC BÀ.. 34

NGÀY 28: VIỆC THỨ SÁU NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC MẸ LÀ ĐỌC KINH LẠY NỮ VƯƠNG.. 35

NGÀY 29: VIỆC THỨ BẢY NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC MẸ LÀ ĐỌC KINH HÃY NHỚ.. 36

NGÀY 30: VIỆC THỨ TÁM NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC MẸ LÀ làm tuần ba ngày (tam nhật) hay chín ngày (cửu nhật) 37

NGÀY 31: THÀNH TÂM KÍNH MẾN ÐỨC MẸ CHẮC CHẮN SẼ ĐƯỢC RỖI LINH HỒN.. 39

 

 

NGÀY 01: TÌM HIỂU GỐC TÍCH THÁNG HOA ĐỨC MẸ

Là người Công giáo Việt Nam, nhất là những người đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ. Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài “Đây Tháng Hoa” của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:

“Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.

– Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.

– Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời”.

Nếu có ai tự hỏi: Tháng Hoa có từ đời nào? Do ai khởi xướng? thì câu trả lời cũng không khó khăn gì.

Gốc tích như thế này:

Vào những thế kỉ đầu, hàng năm, khi tháng Năm về, người Rôma tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên bằng những cuộc tổ chức gọi là những ngày lễ tôn kính Hoa là Nữ thần mùa Xuân.

Các tín hữu Công giáo trong các xứ đạo đã thánh hóa tập tục trên. Họ tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.

Có nơi người ta tổ chức các cuộc “Rước xanh”. Người ta đi cắt các cành cây xanh tươi đang nở hoa, đưa về trang hoàng trong các nhà thờ và đặc biệt các bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Các thi sĩ cũng như các thánh đua nhau sáng tác những bài hát, bài giảng ca tụng những ngày lễ đó cũng như ca tụng Đức Mẹ.

Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ.

Thánh Philipe đệ Nêri, cũng vào ngày 1 tháng 5, thích tập họp các trẻ em lại chung quanh bàn thờ Đức Mẹ, để cùng các bông hoa mùa xuân, Ngài dâng cho Đức Mẹ các nhân đức còn ẩn náu trong tâm hồn non trẻ của chúng.

Đầu thế kỷ 17, tại Napoli, nước Ý, trong thánh đường kính thánh Clara của các nữ tu Dòng Phanxicô, tháng Đức Mẹ được cử hành công cộng: Mỗi chiều đều có hát kính Đức Mẹ, ban phép lành Mình Thánh. Từ ngày đó, tháng Đức Mẹ nhanh chóng lan rộng khắp các xứ đạo.

Năm 1654, cha Nadasi, dòng Tên, xuất bản tập sách nhỏ khuyên mời giáo hữu dành riêng mỗi năm một tháng để tôn kính Đức Mẹ Chúa Trời. Đầu thế kỷ 19, hết mọi xứ trong Giáo hội đều long trọng kính tháng Đức Mẹ. Các nhà thờ chính có linh mục giảng thuyết, và gần như lấy thời gian sau mùa chay là thời gian chính thức để tôn kính Đức Mẹ. Trong việc này linh mục Chardon đã có nhiều công. Không những ngài làm cho lòng sốt sắng trong tháng Đức Mẹ được phổ biến trong nước Pháp mà còn ở mọi nước Công giáo khác nữa.

– Đức Giáo hoàng Piô 12, trong Thông điệp “Đấng Trung gian Thiên Chúa”, cho “việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo hội công nhận và cổ võ”.

– Đức giáo hoàng Phaolô 6, trong Thông điệp Tháng Năm, số 1 viết:

“Tháng Năm là Tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để ” bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng.

Trong tháng này, các Kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ các tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai tòa rất dồi dào của Đức Mẹ”.

Một câu truyện cũ đáng ta suy nghĩ:

Ở thành Nancêniô trong nước Pháp, có một gia đình trung lưu. Vợ đạo đức, chồng hiền lành nhưng khô khan. Vợ luôn cầu xin Chúa mở lòng cho chồng sửa mình , nhưng chồng cứng lòng mãi.

Năm ấy đầu tháng Hoa Đức Mẹ, bà sửa sang bàn thờ để mẹ con làm việc tháng Đức Mẹ. Chồng bà bận việc làm ăn, ít khi ở nhà, và dù ông ở nhà cũng không bao giờ cầu nguyện chung với mẹ con. Ngày lễ nghỉ không bận việc làm thì cũng đi chơi cả ngày, nhưng ông có điều tốt là khi về nhà, bao giờ cũng kiếm mấy bông hoa dâng Đức Mẹ.

Ngày 15 tháng Sáu năm ấy, ông chết bất thình lình, không kịp gặp linh mục. Bà vợ thấy chồng chết không kịp lãnh các phép đạo, bà buồn lắm, nên sinh bệnh nặng, phải đi điều trị ở nơi xa. Khi qua làng Ars, bà vào nhà xứ trình bày tâm sự cùng cha xứ là cha Gioan Vianey.

Cha Vianey là người đạo đức nổi tiếng, được mọi người tặng là vị thánh sống. Bà vừa tới nơi chưa kịp nói điều gì, cha Gioan liền bảo:

– Đừng lo cho linh hồn chồng bà. Chắc bà còn nhớ những bông hoa ông vẫn đem về cho mẹ con bà dâng cho Đức Mẹ trong tháng Hoa vừa rồi chứ?

Nghe cha nói, bà hết sức kinh ngạc, vì bà chưa hề nói với ai về những bông hoa ấy, nếu Chúa không soi cho cha, lẽ nào người biết được?

– Cha sở nói thêm: Nhờ lời bà cầu nguyện và những việc lành ông ấy đã làm để tôn kính Đức Mẹ, Chúa đã thương cho ông ấy được ăn năn tội cách trọn trong giờ chết. Ông ấy đã thoát khỏi hỏa ngục, nhưng còn bị giam trong luyện ngục, xin bà dâng lễ, cầu nguyện, làm việc lành thêm cầu cho ông chóng ra khỏi nơi đền tội nóng nảy mà lên Thiên đàng. Nghe xong lời cha Gioan, bà hết sức vui mừng tạ ơn Đức Mẹ.

Nếu chỉ vì mấy bông hoa mọn dâng kính Đức Mẹ cũng được Đức Mẹ ban ơn cứu rỗi lớn lao như vậy, thử hỏi, những ai trong tháng Năm này tham dự dâng Hoa, rước kiệu, đọc kinh Mân Côi, hơn nữa, họ dâng lên Mẹ những hoa tin, cậy, mến, hi sinh, đau khổ, bệnh nạn…chắc sẽ còn được Đức Mẹ ban muôn ơn trọng hơn nữa? vì Mẹ thích những bông hoa Xanh của lòng Cậy, hoa Đỏ của Lòng mến, hoa Trắng của lòng trong sạch, hoa Tím của hãm mình, hoa vàng của niềm tin, hoa Hồng của Kinh Kính Mừng lắm lắm.

Thánh Anphongsô Ligori quả quyết rằng: “Nếu tôi thật lòng yêu mến Mẹ, thì tôi chắc chắn được lên thiên đàng”.

Thánh Bênado diễn tả văn vẻ hơn:

“Được Mẹ dẫn dắt, bạn sẽ không ngã. Được Mẹ che chở, bạn sẽ không sợ. Được Mẹ hướng dẫn, bạn sẽ an lòng. Được Mẹ ban ơn, bạn sẽ đạt đích mong chờ”.

NGÀY 02: ÐỨC MẸ VÔ NHIỄM TỘI

Ðức Mẹ chẳng mắc tội truyền nhưng ta đã mắc tội ấy từ khi còn trong lòng mẹ. Tội ấy lôi chúng ta vào vòng nô lệ ma quỉ, đành chịu mọi hình khổ đời đời, mất phúc làm con Thiên Chúa.

Nhưng nhờ Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người, chuộc tội thiên hạ và lập phép Rửa tội. Nhờ đó ta được trở nên con cái Chúa, làm em Chúa Giêsu, làm đền thờ Chúa Thánh Thần. Ô! vinh dự dường nào!

Ta có cảm tạ Chúa vì phúc rất trọng ấy không? Ta có còn giữ được ơn Rửa tội không? Thảm hại thay! Biết bao lần ta đã phạm tội trọng làm hoen ố chiếc áo trắng ngày chịu phép rửa tội.

Ta hãy xét mình nếu ta còn mắc tội trọng nào, thì trong tháng này hãy đi xưng tội và dốc lòng từ nay về sau thà chết chẳng thà phạm tội.

Ta hãy giữ lòng thanh sạch để xứng đáng làm đền thờ Chúa ngự. Xưa Chúa đã ngự xuống trong lòng Ðức Mẹ, ngày nay Chúa cũng ngự xuống lòng ta khi rước lễ. Thiên Chúa đã dọn lòng Ðức Mẹ thanh sạch thế nào thì ta cũng phải dọn lòng ta thanh sạch như vậy, mới xứng đáng làm đền thờ Chúa ngự.

Lạy Mẹ, Mẹ đã được ơn trọng vô nhiễm tội truyền. Mẹ quí trọng và đã muốn cho chúng con nhắc lại ơn đó. Vậy chúng con quyết định năng xưng ra Ðức Mẹ chẳng mắc tội truyền. Xin Mẹ phù hộ che chở chúng con được dứt bỏ đường tội. Xin Mẹ nâng đỡ chúng con khi sa ngã. Chớ gì lòng chúng con luôn luôn được thanh sạch xứng đáng làm đền thờ Chúa ngự đời đời.

Thánh tích

Năm 1858, ở thành Lộ Ðức bên Pháp, có một cô bé gái 14 tuổi, tên là Bênađêta đi kiếm củi trên rừng. Ðến gần núi cô thấy một người nữ xinh đẹp hiện ra trên cửa hang. Người nữ ấy mặc áo trắng như tuyết, từ vai rủ xuống đến gót chân, chiếc thắt lưng màu xanh, hai múi rủ xuống đằng trước đến mắt cá. Ðầu trùm khăn trắng rủ xuống đến gót chân, tay đeo tràng hạt.

Người nữ ấy đầy vẻ hiền hậu, nhân từ và vô cùng mỹ lệ. Bênađêta sợ hãi. Nhưng khi thấy Bà làm dấu Thánh Giá, thì Bênađêta quì xuống lần hạt.

Người nữ ấy hiện ra cùng Bênađêta trước sau 18 lần. Lần thứ 16, Bênađêta xin bà ấy tỏ mình là ai, thì bà ấy trả lời; ta là Ðấng chẳng hề mắc tội truyền. Bấy giờ Bênađêta và mọi người mới biết ấy là Ðức Mẹ. Ðức Mẹ truyền cho Bênađêta trình cha xứ Lộ Ðức xây đền thờ kính Người ở đấy, rước ảnh Người quanh sườn núi và cho một suối nước chảy ra ở hang núi ấy. Bệnh nhân các nơi kéo đến uống và tắm nước ấy đều được khỏi. Hiện nay người các nước đua nhau đến viếng hang đá Lộ Ðức. Số bệnh nhân được Ðức Mẹ chữa khỏi, vì uống hay tắm nước suối Lộ Ðức kể rất nhiều.

 

NGÀY 03: TÊN CỰC TRỌNG ÐỨC MẸ

Trên trời dưới đất, đừng kể tên Chúa Giêsu, thì chẳng có tên nào trọng, đáng kính và linh ứng cho bằng tên Ðức Mẹ. Thánh Giêrônimô nói rằng: “Tên Maria chẳng phải cha mẹ hay người thế gian đặt cho Người, nhưng chính Thiên Chúa soi lòng ông thánh Gioakim và bà thánh Anna đặt tên ấy cho Mẹ Maria”.

Maria, một tên rất linh thiêng. Nghe tên Maria, các thánh trên trời đều vui mừng, ma quỉ đều khiếp sợ Người, thế gian được cậy trông.

Tên Maria là võ khí hiệu lực, là thuẫn vững chắc, bênh chữa ta khỏi thù địch hãm hại hồn xác.

Biết bao kẻ vượt biển bị gió bão như vùi dập, biết bao kẻ sắp rơi vào tay kẻ cướp, quân thù, đã thoát khỏi tai nạn ấy, vì đã tin tưởng kêu tên Maria. Biết bao kẻ sắp xiêu lòng trước những cơn cám dỗ mãnh liệt, đã được ơn cứu thoát, vì đã tin tưởng kêu tên Maria. Trên giường bệnh, trong cơn hấp hối, người ta được mạnh sức cậy trông lòng Thương xót Chúa, khỏi mắc mưu quỷ cám dỗ, vì đã tin tưởng kêu tên Mẹ Maria.

Lạy Mẹ rất Thánh Maria! Tên Mẹ quyền phép chừng nào! Tên Mẹ có quyền mở cửa thiên đàng, đóng cửa hỏa ngục, Tên Mẹ có quyền buộc trói ma quỷ, và ban mọi ơn lành cho người thế. Chúng con quyết từ nay năng tin tưởng kêu tên Mẹ. Chúng con đã thoát bao cơn nguy hiểm, đã chống trả được bao chước cám dỗ, đã tránh được nhiều tội, và được nhiều ơn lành xác hồn, tất cả đều nhờ Mẹ.

Thánh tích

Bên nước Italia có một thiếu nữ đang đi đường giữa một nơi xa vắng, tình cờ gặp một tên cướp. Tên cướp ấy có tiếng là hung hãn, đã cướp của cùng giết nhiều người.

Giữa lúc bơ vơ không ai cứu chữa, cô sợ hãi khiếp kinh. Giáp mặt cô, tên cướp bảo rằng: “Cô hãy nghe ta, bằng không ta sẽ giết”.

Trong cơn nguy khốn, cô chợt nhớ đến Ðức Me, liền kêu tên cực trọng Maria, cô lạy tên cướp và xin vì Ðức Mẹ mà tha cho mình.

Tên cướp nghe nói đến Maria thì dừng lại, nghĩ một lúc rồi bảo cô ta:

“Ðược, vì Ðức Mẹ mà ta tha chết cho cô, nhưng xin cô nhớ cầu cùng Ðức Mẹ cho ta với”.

Ta xem tên cực trọng Ðức Mẹ linh ứng dường nào, tên cướp định hãm hại cô gái, nhưng vừa nghe tên cực thánh Ðức Mẹ liền đổi lòng, chẳng những tha cho cô ta, mà lại đưa cô ta qua quãng đường cheo leo ấy nữa.

NGÀY 04: ÐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA

Thánh Tômasô quả quyết: “Chức Mẹ Thiên Chúa là một chức vô cùng cao cả, loài người chẳng tìm chức nào trọng hơn. Thiên Chúa dù toàn năng cũng không thể dựng nên chức nào trọng hơn chức ấy”.

Thiên Chúa có thể dựng nên trời cao hơn, đất mênh mông hơn, nhưng không thể dựng nên Mẹ cao trọng hơn Ðức Mẹ được. Ðức Mẹ đã hiểu thấu ơn rất trọng đó, nên khi gặp Bà thánh Isave, Người đã ca tụng rằng: “Thiên Chúa toàn năng đã ban cho tôi một chức cao trọng”.

Xưa nay ta đã kính trọng Mẹ Chúa thế nào? Ta mang áo hay đeo ảnh Ðức Mẹ, tỏ lòng tôn kính Người chăng? Có vào Hội Mân Côi, có siêng năng lần hạt chăng? Những ngày lễ Ðức Mẹ ta có làm việc lành, xưng tội rước lễ, lần hạt và dâng mình cho Ðức Mẹ chăng? Trong những ngày rước tượng Mẹ, ngày dâng hoa kính Mẹ, ta có thông công sốt sắng làm những việc ấy không? Ta có ra sức bắt chước các nhân đức của Mẹ, ở khiêm nhường, giữ lòng thanh sạch, hết lòng mến Chúa yêu người chăng?

Nếu chưa bao giờ ta làm những việc ấy, đó là dấu ta chưa đủ lòng yêu mến Mẹ cho xứng chức Mẹ Thiên Chúa.

Lạy Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, chức Mẹ thật cao cả vô cùng quí trọng. Trên trời dưới đất trừ Thiên Chúa Ba Ngôi, chẳng có ai trọng hơn Mẹ. Xưa nay chúng con chưa đủ lòng mến yêu Mẹ. Nhưng từ nay chúng con quyết định hết lòng tôn sùng cậy trông Mẹ. Chúng con ra sức bắt chước Mẹ, ở khiêm nhường, giữ lòng sạch sẽ, hết lòng mến Chúa yêu người. Xin Mẹ cho chúng con thêm lòng mến yêu và noi gương Mẹ đến trọn đời.

Thánh tích: Phạm đến ảnh Đức Mẹ bị phạt liền

Các thánh dạy: có nhiều khi Chúa dung thứ cho những kẻ phạm đến Chúa, nhưng chẳng dung thứ cho kẻ phạm đến Ðức Mẹ.

Năm 1649, quân đội Ðức chiếm đóng một làng nhỏ bên nước Pháp. Có mấy người lính chơi bời suốt đêm, một trong những người ấy thua bạc tức giận, chửi rủa mọi người. Thấy một ảnh Ðức Mẹ treo trên tường, liền nói nhiều điều phạm đến Ðức Mẹ, rồi xé rách ảnh và giầy đạp dưới chân.

Bỗng chốc nó bị ngã vật xuống, cả thân co quắp đau đớn, vật vã suốt đêm ngày. Ðến ngày thứ 5, quân lính nhổ trại, người ta vực anh ta lên ngựa. Dọc đường anh ta bị ngã, miệng sùi bọt, răng cắn lại, được một lát thì chết khốn nạn. Người ta đều tin thật anh bị Chúa phạt vì đã xúc phạm đến Ðức Mẹ.

 

NGÀY 05: ÐỨC MẸ LÀ MẸ CÁC GIÁO HỮU

Ta thường gọi Ðức Mẹ là Mẹ, nhưng chẳng phải là Mẹ phần xác, mà là Mẹ phần hồn. Ðức Mẹ sinh ta phần hồn cũng như mẹ thế gian sinh ta phần xác.

Ðược ơn Chúa soi sáng, Ðức Mẹ đã hiểu biết Con mình sinh ra sẽ chịu chết để cứu chuộc loài người. Vì thế Ðức Mẹ vui lòng thưa lại cùng Sứ thần: “Tôi là tôi tớ của Thiên Chúa, tôi xin vâng lời Sứ thần truyền”.

Ðức Mẹ là Mẹ các giáo hữu, vì xưa lúc Chúa hấp hối trên Thánh Giá, Ðức Mẹ đã nhận chức làm Mẹ cả loài người.

Là con Ðức Mẹ, ta phải hoàn toàn phó linh hồn và xác ta cho Ðức Mẹ, để Mẹ ấp ủ nâng đỡ ta trong mọi bước đường ta đi. Ta phải tin thật rằng chẳng phải những ai kêu van: Lạy Ðức Mẹ, lạy Ðức Mẹ, mà được Người ban ơn đâu. Nhưng chỉ những ai thực lòng sùng kính Mẹ, ăn ở xứng đáng kẻ làm con, mới trông Người ban ơn phù hộ.

Lạy Mẹ nhân lành, Mẹ đã ưng nhận làm Mẹ Chúa Giêsu, cùng dâng Người làm của tế lễ Ðức Chúa Cha đền vì tội thiên hạ, thì như Mẹ sinh ra chúng con phần hồn, và là Mẹ thật loài người chúng con. Lại xưa Chúa Giêsu hấp hối trên Thánh Giá, cũng đã trối Mẹ làm Mẹ chúng con. Mẹ đã nhận chúng con làm con, đã nâng niu ấp ủ chúng con, đã yêu thương chúng con như Mẹ thế gian yêu thương con mình. Xin Mẹ phù hộ chúng con sống xứng đáng kẻ làm con Mẹ.

Thánh tích: Em bé chăn chiên thành tâm mến Mẹ

Một thiếu nữ chăn chiên nghèo nàn nọ, có lòng yêu mến Mẹ Maria rất mực. Hạnh phúc nhất đời cô là đến một nhà nguyện nhỏ ẩn trong hang núi, thăm viếng tượng Đức Mẹ, và cùng Mẹ giãi tỏ nỗi lòng yêu mến kính tôn Mẹ, trong lúc đàn vật của cô nhởn nhơ gặm cỏ chung quanh. Tượng Đức Mẹ ở nhà nguyện đó là một tượng thô sơ, không có gì trang sức. Thấy thế, cô bé tìm cách may cho tượng một áo choàng đơn sơ. Một hôm, cô đi hái những bông hoa dại ngoài đồng, kết thành một triều thiên, rồi leo lên bàn thờ, đặt trên đầu tượng và nói:

– Lạy Mẹ, con muốn đội trên đầu Mẹ một triều thiên vàng, rực rỡ những đá ngọc kia. Nhưng con nghèo quá. Vậy Mẹ hãy nhận lấy triều thiên hoa nghèo nàn này, và coi đây là biểu hiệu lòng con yêu mến Mẹ.

Lòng sùng kính phụng sự Mẹ Maria của cô bé mục đồng đạo hạnh ấy chỉ có những sắc thái nghèo khó nhưng chân thành như vậy, không có gì hơn.

Nhưng rồi ta sẽ thấy về phía Mẹ, Mẹ đã đáp lại lòng yêu mến và đức ân cần của cô như thế nào. Cô lâm bệnh nặng đến hòng lìa thế. Lúc ấy, có hai cha dòng đi qua trong vùng, ngồi nghỉ mệt dưới một gốc cây. Trời nóng bức, một cha ngủ thiếp đi mất, còn cha kia vẫn thức. Nhưng cả hai cùng được thấy một hiện tượng lạ. Một đoàn thiếu nữ thanh xuân từ xa đi tới, trong đó có một thiếu nữ đoan trang diễm lệ tuyệt vời. Một cha bèn hỏi xem thiếu nữ là ai, và đi đâu qua đây. Thiếu nữ trả lời:

– Ta là Mẹ Thiên Chúa. Ta và các nữ trinh đi sang làng bên thăm một trẻ nữ mục đồng sắp chết. Trước đây, em đó từng đến thăm viếng ta luôn.

Nói xong, hiện tượng biến mất. Hai cha dòng nói với nhau:

– Ta cũng phải đi thăm em bé đó xem sao.

Rồi cả hai cùng đi vào làng, và khi tìm được nhà cô bé, các cha liền vào thăm. Nhà cô là một túp lều nhỏ, cô nằm hấp hối trên một nắm rơm. Hai cha lên tiếng chào cô. Cô liền nói:

– Các cha hãy cầu xin Chúa cho xem chung quanh con bây giờ.

Hai cha quì xuống và được thấy Mẹ Maria như lúc nãy, một tay cầm triều thiên, đứng bên cô bé mà an ủi. Bỗng dưng các trinh nữ kia cất tiếng hát và, nương theo tiếng ca dìu dặt hòa vang, linh hồn cô bé thoát xác phàm. Mẹ Maria đặt một triều thiên trên đầu cô, đón nhận linh hồn cô đem vào thiên đàng.

Ôi sung sướng biết bao cho người kính mến Đức Mẹ hết lòng theo hoàn cảnh của mình.

 

NGÀY 06: ĐỨC MẸ QUYỀN PHÉP VÀ NHÂN TỪ

Chúa Giêsu đã đặt Ðức Mẹ làm Mẹ các giáo hữu, đồng thời đã ban quyền phép và nhân từ cho Người.

Ðức Mẹ rất có quyền thế trước mặt Thiên Chúa, vì Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nên Ðức Mẹ muốn sự gì thì Chúa Giêsu cũng ưng cho.

Có một lần bà thánh Brigitta nghe thấy Chúa Giêsu nói với Mẹ rằng: “Mẹ muốn sự gì, hãy xin thì sẽ được. Khi ở thế gian Con xin sự gì cùng Mẹ, Mẹ cũng cho. Ngày nay về trời Con từ chối Mẹ sao được! Mẹ muốn sự gì hãy xin thì sẽ được”.

Xin Mẹ hộ giúp chúng con đang khi vượt biển thế gian, khỏi sóng gió bão táp và đưa chúng con về tới bến bình an.

Thánh tích: Quỉ tuyên xưng về quyền thế cao cả của Ðức Mẹ

Thánh Ðôminicô (Đa Minh), ngày bắt đầu truyền bá phép lần hạt Mân Côi trong nước Pháp, bị nhiều người phản đối một cách mãnh liệt. Họ cho là những kinh ấy chỉ dành riêng cho đàn bà con gái. Nhiều người tìm cách phá đổ. Ở Carcassô cũng có một người ra mặt phản đối ông thánh. Chẳng may anh ta bị quỉ ám, anh ta xông xáo mọi nơi đánh đấm mọi người, suốt ngày tru trếu lăn lộn.

Người ta bắt đem đến cùng thánh Ðôminicô, xin người trừ quỉ. Thánh Ðôminicô được dịp để làm sáng danh Ðức Mẹ, người lấy tên Thiên Chúa mà hỏi quỉ rằng:

– “Trên trời, đừng kể Thiên Chúa Ba Ngôi, còn đấng nào mày sợ hãi hơn cả”.

Quỉ liền tru trếu van lạy xin ông thánh ấy:

– “Người muốn biết thì tôi xin thưa cho mình người, chứ đừng bắt tôi xưng hô trước mặt công chúng, vì nguy khốn cho chúng tôi lắm”.

Thánh Ðôminicô quỳ xuống nguyện rằng:

– “Lạy Mẹ, Mẹ truyền cho thần dữ này xưng ra điều con hỏi, để mọi người được biết”.

Thần dữ lại xin người rằng:

– “Chúng tôi xin người đừng bắt buộc chúng tôi nữa. Chúng tôi chẳng nói người cũng đã biết; vả lại đã có thiên thần sẽ bảo người, chúng tôi chỉ là những kẻ dối trá”.

Thánh Ðôminicô lại quỳ xuống cầu nguyện. Bỗng thấy Ðức Mẹ hiện xuống. Thần dữ khiếp kinh kêu la:

– “Ớ thù địch, sao đến đây bắt chúng tôi xưng ra những điều làm nguy khốn chúng tôi”. Rồi thần dữ lại la to hơn:

– “Ớ mọi người, hãy nghe lời này: Ðức Mẹ rất thánh là Mẹ Thiên Chúa đủ quyền thế giữ gìn mọi người khỏi lửa hỏa ngục. Ai hết lòng sùng kính Người thì thoát khỏi tay chúng tôi. Nếu chẳng có Người, thì nhiều người đã phải hư đi. Người yêu thương và phù hộ cho những người siêng năng lần hạt Mân Côi”.

Nói đoạn, thần dữ ra khỏi người ấy. Người ta thấy thần dữ xưng hô quyền thế Ðức Mẹ thì thêm lòng cậy trông kính mến Người, và siêng năng lần hạt hơn.

 

NGÀY 07: ÐỨC MẸ BẦU CỬ CHO TA TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA

Chính Chúa Giêsu đã đặt Ðức Mẹ làm Mẹ bầu cử cho ta, khi Người hấp hối trên Thánh Giá.

Ðức Mẹ hằng bầu cử cho mọi người chẳng từ bỏ ai, dù tội lỗi. Người sẵn lòng xin cho người ta mọi ơn phần hồn, phần xác, miễn là người ta biết chạy đến kêu xin Người bầu cử.

Ðức Mẹ nói cùng thánh Brigitta rằng: “Chẳng ai ở thế gian dù vô phúc thế nào, mà Mẹ chẳng thương yêu nâng đỡ”.

Người xin ơn sám hối cho những tội nhân. Người xin ơn an ủi cho người khổ cực. Người xin ơn mạnh sức cho kẻ giao chiến. Người xin ơn vững vàng cho kẻ nhân đức. Người xin ơn cho mọi người, cậy trông kho vô tận của công nghiệp Chúa Giêsu, Con Người. Nhớ đến những đau khổ của mình đã chịu, nhớ đến những giọt máu cuối cùng của mình đã phải đổ ra, nhớ đến cái chết khổ nhục của mình trên Thánh Giá, lẽ nào Chúa Giêsu chẳng ban ơn cho người được Ðức Mẹ bầu cử.

Ðức Mẹ bầu cử cho ta nhất là khi ta hấp hối trên giường bệnh.

Giờ chết là giờ nguy hiểm nhất, là giờ giao tranh ác liệt giữa linh hồn và thần dữ. Thần dữ lợi dụng lúc ta yếu liệt tìm cách lôi ta theo chúng, nhưng lúc đó cũng là giờ Ðức Mẹ săn sóc ta hơn hết. Người hằng ở bên giường ta để khuyên nhủ, an ủi, nâng đỡ ta trước những cám dỗ của thần dữ. Ðức Mẹ lại bầu cử cho ta trong giờ Chúa xét xử ta. Người bảo bà thánh Gertruđê rằng:

– “Mẹ nâng đỡ người ta trong lúc sống, Mẹ bênh vực họ trong giờ Chúa xét xử”.

Lạy Mẹ Maria, là Mẹ nhân ái. Mẹ là Ðấng bầu chữa chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con, khi sống được làm tôi Chúa cho xứng đáng, lúc chết đưọc chết lành trong tay Mẹ. Lại xin Mẹ bênh vực chúng con trước tòa Chúa xét xử, để chúng con được hưởng hạnh phúc cùng Mẹ đời đời.

Thánh tích

Hoàng đế nước Anh đem quân chinh phục nước Pháp, Hoàng hậu cũng theo vua đi dự chiến. Hoàng đế hạ lệnh bao vây thành Calêsiô. Dân làng ấy phản kháng mãnh liệt. Cuộc bao vây kéo dài. Vì cạn lương thực, viên chỉ huy sai người đến xin hàng và đừng giết dân.

Vua phẫn nộ vì đã phải giao chiến lâu ngày, phải hao binh tổn tướng, bắt phải nộp chìa khóa các cửa thành và cùng với sáu người cấp chỉ huy.

Sáu người tình nguyện hy sinh để cứu cả dân. Họ phục lậy trước Hoàng hậu, thảm thiết van xin: “Thưa Bà, Bà có quyền thế trước mặt hoàng đế. Xin bà cứu chúng tôi khỏi chết”.

Hoàng hậu động lòng thương, tâu vua rằng: “Thưa Hoàng đế, 6 người này đáng phải xử chết, nhưng xin Hoàng đế vì tôi, mà tha cho họ”.

Nghe lời Hoàng hậu nói, vua nguôi giận trả lời: “Ðược, Mẹ đã xin, thì con tha cho chúng”.

Hoàng hậu đây là hình bóng chỉ Ðức Mẹ.

Khi phạm tội đáng Chúa xử án chết đời đời, nhưng nhờ Ðức Mẹ bầu cử, Chúa đã tha cho ta.

Ôi! Ðức Mẹ quyền thế và thương yêu ta dường nào. Ta hãy tin tưởng ở Người.

 

NGÀY 08: TRÁI TIM MẸ TRỌN HẢO VÀ ĐẦY LÒNG TỪ ÁI

Trái tim Mẹ trọn hảo và rất đáng kính, vì là trái tim của Ðấng làm Mẹ Thiên Chúa, vì là đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị, vì Ðức Mẹ đầy đủ mọi nhân đức. Trái tim Ðức Mẹ như thánh điện, chứa đựng cả Ba Ngôi Thiên Chúa.

Trái tim Mẹ đầy lòng từ ái. Người thương yêu ta hơn mọi đấng thánh.

Một tràng hoa quấn chung quanh, tượng trưng những lời an ủi ngọt ngào phát ra từ trong tim Mẹ. Ai nhìn qua trái tim Mẹ mà chẳng cảm thấy tình yêu của Mẹ dạt dào lai láng?

Vậy ta phải hết lòng mến yêu trái tim Mẹ, năng cầu xin trái tim Mẹ cho kẻ có tội, cho kẻ khô khan ngoan cố: Trái tim Mẹ hay nâng đỡ những ai sa ngã, những kẻ lầm lạc.

Lạy trái tim Mẹ vẹn sạch rất thánh đầy lòng thương yêu loài người chúng con là những kẻ có tội, dám ngửa mặt xin trái tim Mẹ cho chúng con được thực lòng thống hối, cho chúng con bắt chước Mẹ, ăn ở liêm chính, giữ lòng thanh sạch. Xin Mẹ rộng mở trái tim cho chúng con ẩn náu, ẩn náu trong tình yêu Mẹ. Xin Mẹ thêm lửa mến trong lòng chúng con. Chúng con khao khát mến Chúa và Mẹ đời đời.

Thánh tích: Dâng giáo xứ cho Trái Tim Mẹ

Ở Balê có một xứ gọi là xứ Ðức Mẹ thắng trận. Ngày trước giáo dân xứ ấy rất khô khan, mê tiền của, mê chơi bời sống rất xa hoa. Tinh thần đạo hầu như mất hẳn. Cha xứ lo buồn, đêm ngày cầu xin cho con chiên biết đường trở về cùng Chúa. Năm 1836, đang khi người dâng lễ cầu xin cho những tội nhân ấy, thì nghe tiếng bảo rằng: “Hãy dâng con chiên mình cho trái tim vẹn sạch Ðức Mẹ”. Hiểu biết lời Chúa dạy, cha đã dâng con chiên toàn xứ cho trái tim Ðức Mẹ. Người khuyên bảo ít nhiều người hợp ý mà cầu xin trái tim Mẹ. Người lập hội Trái tim vẹn sạch Ðức Mẹ trong xứ, ra sức cầu nguyện cho dân thành tội lỗi ấy được trở lại. Ít lâu sau, giáo dân xứ ấy đã trở nên rất sốt sắng hơn các xứ khác ở Balê. Những kẻ có tiếng là tội lỗi đã dần dần hối cải, và được trái tim Mẹ thương ban nhiều ơn phần hồn phần xác.

Từ đó, phong trào tôn sùng trái tim Mẹ càng ngày càng lan rộng trong các nơi.

 

NGÀY 09: ÐỨC MẸ LÀ GƯƠNG MẠNH TIN

– Khi Sứ thần truyền tin cho Người sẽ chịu thai và sinh con, nhưng người vẫn còn trinh khiết. Một sự mầu nhiệm cao cả vượt quá sức hiểu biết của loài người. Nhưng Ðức Mẹ vẫn tin theo lời ấy.

– Khi Ðức Mẹ đi thăm Bà Isave, Bà khen Ðức Mẹ rằng: “phúc cho Bà vì Bà đã tin những điều Sứ thần”.

– Dù Chúa Giêsu phải lánh sang nước Ai Cập để thoát khỏi tay độc dữ của vua Hêrôđê, Ðức Mẹ vẫn tin thật Con mình là vua cả toàn năng.

– Dù Chúa Giêsu sống như một thường dân trong xưởng thợ Nazareth, Ðức Mẹ vẫn tin thật Con mình vừa là người vừa là Vua cả trời đất.

– Dù Chúa Giêsu phải chết khổ nhục bên những tay trộm cướp, Ðức Mẹ vẫn tin Con mình sẽ sống lại vinh hiển.

Phần ta thế nào? Ta có bắt chước Ðức Mẹ, vững vàng tin theo cùng suy phục những mầu nhiệm trong đạo chăng? Có tin thật những điều Giáo Hội thay mặt Chúa dạy phải tin chăng?

Biết bao người Công giáo còn mê tín, còn tin ở thiên văn, địa lý, ở số, ở vận, ở mồ mả đất cát, mà nghi nhờ những mầu nhiệm cao cả trong đạo. Họ tin như kẻ rối đạo.

Biết bao kẻ lúc được thịnh sự, thì đức tin vững vàng. Phải bước gian chuân, họ nghi ngờ, trách móc Thiên Chúa. Họ đổ xô đi xem bói, gieo quẻ… Ðức tin của họ thật mong manh.

Ðức tin là cội rễ mọi nhân đức. Kinh thánh dạy rằng: Ai thiếu đức tin, thì không thể đẹp lòng Thiên Chúa, và phải Chúa luận phạt.

Lời thánh Giacôbê xưa: “Ðức tin không việc làm là đức tin chết”.

Nhiều người tin nhưng sống như kẻ không có đức tin. Họ tin có đời sau, có ngày xét xử, có thưởng phạt, có thiên đàng hỏa ngục, nhưng họ vẫn sống chìm đắm trong đống tội.

Họ tin mười giới răn Thiên Chúa, tin lề luật Giáo Hội, nhưng họ vẫn bê trễ đạo, vẫn hiềm thù ghen ghét, vẫn lỗi phép công bằng, vẫn mê theo xác thịt. Ðôi khi họ làm được vài việc đạo đức, nhưng chỉ để phô trương để khoe với thiên hạ. Công việc của họ không đưa lại kết quả gì, vì đức tin của họ đã chết.

Vậy ta hãy xét đời sống của ta để biết rõ đức tin của ta thế nào: việc làm lời nói cách ta ăn ở sẽ chứng tỏ đức tin của ta.

Ta hãy bắt chước các thánh tông đồ kêu xin Chúa: “Lạy Chúa xin thêm đức tin cho con”.

 

Thánh tích: Đạo Chúa êm ái… làm con Chúa muộn…

Xưa bên Pháp có một cô gái 18 tuổi bỏ nhà ra đi nghe theo dục tình. Cha mẹ họ hàng bắt về, nhưng cô không nghe. Cô ta dong duổi được 10 năm, thì mắc bệnh thổ huyết. Bấy giờ cô mới tỉnh ngộ tìm về nhà, được ít lâu thì qua đời. Người ta thuật lại lúc cô ta nằm liệt trên giường bệnh. Thỉnh thoảng cô tỏ vẻ buồn sầu, đôi mắt ướt lệ, cô nức nở khóc. Cha mẹ hỏi cô tại sao khóc thì cô trả lời: “Tôi có đạo nhưng đời sống của tôi như người vô thần, như người mất đức tin. Mai ngày tôi đến trước tòa Chúa, sẽ bị Chúa xét xử thẳng nhặt, Ðức tin chẳng làm ích gì cho tôi, một thêm hình phạt rất nặng cho tôi.

Ôi! Vô phúc cho tôi! Giá như Chúa cho tôi sống được vài năm nữa, tôi sẽ làm hết mọi sự Chúa truyền dạy”.

Rồi cô ta lại nức nở khóc. Trong giây phút cuối cùng, cô mới nhận rõ: Ðức tin không có việc làm là đức tin cằn cỗi không sinh ích gì cho kẻ tin.

 

NGÀY 10: ÐỨC MẸ LÀ MẸ CẬY TRÔNG

Nhờ lòng cậy trông vững vàng của Ðức Mẹ, các tông đồ, các giáo hữu không hề sờn lòng nản chí trong cơn bắt bớ tàn phá đạo thánh Chúa, sau khi Chúa Giêsu đã về trời. Vì thế, kinh “Lạy Nữ Vương” đã xưng Ðức Mẹ là “làm cho chúng con được cậy”.

Chẳng những Ðức Mẹ làm gương cho ta về sự trông cậy vững vàng mà còn giúp những ai nản lòng được vững tâm trông cậy nữa. Trong các tội, không có tội nào nguy hiểm và có thể hại ta bằng tội ngã lòng cậy trông Thiên Chúa.

Ðó là tội Cain xưa tự bảo mình rằng: “Tội tôi nặng quá, chẳng có lẽ nào Chúa tha cho tôi được”. Ðó cũng là tội Giuđa xưa, sau khi bán Chúa, đã đi thắt cổ chết khốn nạn. Người mắc tội ấy khốn nạn hơn ai hết, vì nghĩ rằng: chẳng còn cách gỡ mình, cho khỏi được nữa.

Chúng ta hãy chạy lại cùng Ðức Mẹ, Người là Mẹ nhân từ của chúng ta, Mẹ chúng ta chỉ biết thương yêu mà không muốn oán phạt ai. Các thánh ví Ðức Mẹ như tầu Noe: tầu Noe xưa cứu sống gia đình ông. Ngày nay Ðức Mẹ cứu chúng ta khỏi hỏa ngục.

Trên đời, ta phải chịu đựng bao đau khổ, cố gắng, hy sinh, phần hồn phần xác. Vậy hãy vui chịu, và phó dâng cho Chúa, và cậy trông vững vàng Chúa sẽ trả công vô cùng cho ta trên thiên đàng.

Lạy Mẹ, là Mẹ cậy trông xin giúp chúng con được lòng cậy trông Chúa vững vàng, để chúng con đủ sức chịu mọi gian lao khốn khó ở đời này, để lập công hưởng phúc đời sau. Amen.

Thánh tích: Đọc kinh “Xin Hãy Nhớ”

Hồi thánh Phanxicô còn thanh niên là một học sinh, Chúa để ma quỉ cám dỗ người về sự nản lòng cậy trông.

Tự nhiên người tự bảo: “Tội tôi nặng lắm, tôi đã mất nghĩa cùng Chúa, các việc lành tôi đều ra vô ích. Chắc chắn tôi sẽ bị thiêu đốt trong hỏa ngục”. Ý tưởng ấy luôn luôn ám ảnh người.

Dù đã lấy nhiều lẽ để chống trả lại ý tưởng ấy cũng vô ích. Người lấy sự ấy làm cay cực lắm! Lại có sự này càng làm cho người đau khổ hơn nữa là lòng ra khô khan nguội lạnh, chán nản việc thờ phượng.

Nhưng dù sao, người không bao giờ bỏ các việc lành quen làm hằng ngày. Người lại luôn luôn kêu van và cậy trông vào Ðức Mẹ, vì người tin rằng Ðức Mẹ chẳng hề từ chối ai. Người bị cám dỗ như vậy đã gần hai tháng, mà chẳng thấy giảm bớt chút nào. Một hôm, đi học về, qua cửa nhà thờ, người liền vào nhà thờ cầu nguyện trước tượng Ðức Mẹ. Người nguyện rằng: “Lạy Thánh Nữ Ðồng Trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời… Xin Mẹ đoái thương cứu chữa con khỏi cơn cám dỗ này”. Rồi người lần hạt, và hứa sẽ lần hạt kính Ðức Mẹ mỗi ngày trong đời mình.

Cầu nguyện và khấn hứa đoạn, người cảm thấy bằng yên, vui mừng, không còn áy náy lo buồn, lại được tươi tỉnh khỏe mạnh phần xác như trước. Từ bấy giờ Thánh Phanxicô chẳng bị cám dỗ nản lòng cậy trông như xưa nữa. Suốt đời, người hằng nhớ ơn và cầu xin Ðức Mẹ.

Chớ gì hết mọi người chúng ta luôn luôn noi gương lành của Thánh Phanxicô như vậy.

———————
Kinh Hãy nhớ

Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời.

Nhân vì sự ấy con lấy lòng trông cậy than van, chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ, là Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh. Xin Đức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi.

Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một dủ lòng thương mà nhận lời con cùng. Amen.

 

NGÀY 11: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG MẾN CHÚA

Lửa kính mến bốc cháy trong lòng Ðức Mẹ mạnh sức đến nỗi nếu Chúa không giữ Người thì Người chẳng sống được vì vốn lửa kính mến mạnh sức làm cho người ta hao mòn kiệt sức đi dần dần.

Sau khi Chúa Giêsu về trời, tuy xác Ðức Mẹ còn ở thế gian, nhưng lòng trí hằng đem về trời hợp cùng Chúa Giêsu và theo như nhiều thánh dạy: Ðức Mẹ hao mòn héo hắt dần vì lòng mến Chúa, chẳng phải vì già nua hay bệnh tật gì. Ôi! cái chết êm ái hạnh phúc dường nào! Chớ gì ta được chết như vậy.

Có nhiều lẽ buộc ta kính mến Chúa: Trước hết vì Chúa là Ðấng quyền phép cao trọng đã dựng nên và gìn giữ ta, đã sai Con Một xuống cứu chuộc ta, hằng ban ơn giúp sức cho ta tránh tội làm lành, lại hứa ban phúc thiên đàng cho ta. Bấy nhiêu lẽ chưa đủ giục ta kính mến Chúa ư? Bấy nhiêu ơn trọng Chúa ban, chưa đủ để ép ta trả nghĩa ư. Vậy phải xét: xưa nay ta kính mến Chúa thế nào?

Lạy Mẹ Maria chúng con khô khan nguội lạnh mê tham của cải, vui hèn thế gian, chúng con còn kém lòng mến Chúa biết bao. Vậy lạy Mẹ, xin Mẹ hãy lấy tàn lửa kính mến trong lòng Mẹ để đốt cháy lòng chúng con kính mến Chúa và Ðức Mẹ ở đời này và được yêu mến mãi mãi trên thiên đàng.

Thánh tích

Xưa trong nước Pháp, có một võ quan, cha mẹ mất sớm và chẳng được dạy dỗ gì về đạo Thiên Chúa, nên ông không biết gì về Thiên Chúa, không thuộc kinh và cũng chẳng biết gì về kính mến Thiên Chúa nữa. Ông tòng quân từ lúc 18 đến 50 tuổi.

Lúc mãn khóa, ông về quê. Một hôm đi đường, ông vào trọ trong nhà người bạn đạo đức sốt sắng. Hôm sau là chủ nhật, người bạn rủ ông đi lễ, ông liền nhận lời, cốt đi cho đỡ buồn. Ông đến nhà thờ lúc bổn đạo đang làm việc kính Ðức Mẹ và sau đó ông được nghe một linh mục giảng về lòng nhân lành của Ðức Mẹ. Ông chú ý nghe và lấy làm vui lắm.

Chủ nhật sau, ông tự ý đi lễ cốt ý để nghe giảng về Ðức Mẹ và xem ảnh tượng Người. Dần dần ông thấy lòng mình mộ mến Ðức Mẹ. Nhờ lòng Ðức Mẹ thương con chiên lạc, soi sáng cho ông ăn năn trở lại. Sau đó, ông xin học đạo. Ngày thứ năm tuần thánh năm ấy, ông được chịu lễ lần đầu. Linh mục giải tội cho ông kể lại rằng: “Cách ông khiêm nhường hối cải làm tôi cảm động không cầm được nước mắt”. Xưng tội chịu lễ xong, ông thấy bằng yên vui mừng quá và kêu lên rằng: “Ôi! tôi không ngờ đạo Thiên Chúa êm ái và làm cho người ta hoan lạc dường nào. Ôi! bấy lâu không theo đạo thì tai hại biết bao!”

Từ đấy ông giữ đạo rất sốt sắng và hằng cảm tạ Ðức Mẹ liên cho đến trọn đời.

 

NGÀY 12: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG ĐỨC YÊU NGƯỜI

Cứ bản tính tự nhiên, Thiên Chúa phú cho người mẹ lòng yêu con rất bao la, dù là đứa con rất ngỗ nghịch. Ðức Mẹ là Mẹ chúng ta, Người đã nhận chúng ta là con, thì Đức Mẹ không thương yêu chúng ta sao được.

Thánh Inhaxiô tử đạo nói: “Khi Ðức Mẹ còn sống ở thế gian, Người đã tỏ lòng thương yêu người ta hết sức. Thấy ai phải đau khổ ốm đau coi như chính mình phải những nỗi khổ sở ấy. Ai gặp sự rủi ro, Người liền thăm viếng yên ủi và cầu cho người ấy”.

Ở thế gian mà Ðức Mẹ đã thương yêu loài người chúng ta dường ấy, phương chi bây giờ Người đang hưởng hạnh phục vì có quyền cao chức trọng trên trời, lẽ nào chẳng thương xem giúp đỡ chúng ta hơn.

Theo gương Ðức Mẹ, ta hãy thương yêu người đồng loại như chính mình ta. Ta hãy yêu người ta vì Thiên Chúa. Ta hãy thương yêu những kẻ túng nghèo, đau khổ, tàn tật, hãy thương yêu người thù địch của ta. Vì mọi người đều là con Thiên Chúa. Ta hãy thương yêu thật trong lòng, trong việc làm, trong lời cầu nguyện.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ thương yêu chúng con quá bội. Vì thương yêu, Mẹ đã phó Con rất yêu quý Mẹ chịu chết để cứu chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con hiểu giá trị của đức yêu người, để chúng con noi gương Mẹ mà thương yêu mọi người vì lòng kính mến Chúa.

Thánh tích: Nữ tu bỏ dòng, Mẹ Maria thay thế

Truyện này do thánh Ligoriô kể. Phúc, một thiếu nữ xinh đẹp nết na đạo hạnh, xin vào tu dòng. Chị làm gương tốt cho chị em, nhất là lòng mến Ðức Mẹ. Mẹ bề trên thấy chị là người đạo đức hơn ai thì trao công việc giữ nhà thờ cho chị. Chị Phúc ngày thêm nhân đức và lòng mến Chúa yêu người.

Bấy giờ có một chàng thanh niên sang trọng hay vào nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Chàng thấy chị Phúc xinh đẹp nết na thì đem lòng luyến ái. Từ đó chàng dùng dịp đọc kinh để được xem thấy chị Phúc, lại cố tìm để gần gũi trò chuyện với chị nữa.

Ban đầu chị Phúc thấy chàng thanh niên đó nhìn ngắm mình, thì lấy làm khó chịu và khinh ghét lắm, nhưng dần dần xiêu lòng và liều mình trò truyện cùng chàng nọ. Chẳng bao lâu, 2 bên yêu nhau, quyết đem nhau đi nơi khác.

Khi chị Phúc sắp trốn nhà dòng thì đem chìa khóa nhà thờ để dưới chân tượng Ðức Mẹ rồi quỳ gối thở than rằng: “Lạy Mẹ nhân lành xin Mẹ thương tha thứ sự bội bạc của đứa con tội lỗi này. Con không đáng làm con Mẹ nữa, đây con trao trả chìa khóa, áo nhà dòng và mọi việc làm cho Mẹ”. Rồi chị mở cổng ra đi theo tiếng gọi của dục tình.

Nhưng khốn thay hoan lạc thế gian thật mau tan như mây khói. Cặp uyên ương ấy đưa nhau đi ở một phương xa, tận hưởng vui sướng xác thịt được 15 năm thì lại chán ghét nhau.

Một hôm, Phúc ra chợ gặp bà mua bán cho nhà dòng xưa (Phúc biết bà ta mà bà ta không nhận ra Phúc). Phúc liền hỏi: “Thưa bà, bà có biết chị Phúc không?” Có, bà kia đáp, tôi quen biết chị ấy đã lâu: chị ấy là người đạo đức nhất nhà dòng, hiện nay chị đang giữ việc coi nhà thờ, mở cửa cho người ta vào cầu nguyện. Phúc nghe nói rất bỡ ngỡ, định tâm tàng hình trở về nhà dòng xem hư thực thế nào?

Lúc đến nhà dòng, cô Phúc nói với người gác cổng: “Bác làm ơn cho tôi gặp chị Phúc”. Chờ một lát, người gác cổng trở ra nói với Phúc rằng: “Cô Phúc sắp ra đấy”, rồi y trở vào. Bấy giờ Phúc trông lên, thấy Ðức Mẹ ăn vận như tượng Ðức Mẹ trong nhà thờ lúc chị trao chìa khóa, áo nhà dòng mười lăm năm về trước. Thấy thế, chị sợ hãi bối rối quá, nhưng Ðức Mẹ bảo rằng: “Phúc con ơi! Ðã 15 năm nay, con bỏ nhà dòng, Mẹ đã phải trá hình làm mọi việc thay cho con, để giữ tiếng tốt cho con, và bây giờ con hãy lấy chìa khóa nhà dòng này và lại tiếp tục công việc xưa. Con hãy ở lại trong nhà dòng mà ăn năn sửa mình lại, Chúa sẵn lòng tha thứ cho con; con hãy an lòng, tội con chưa ai biết cả”. Nói đoạn Ðức Mẹ biến đi.

Chị Phúc thấy Ðức Mẹ thương mình dường ấy, thì vui mừng nước mắt dàn dụa và quyết tâm vâng lời Ðức Mẹ trở vào dòng và từ đấy hằng ăn năn đền tội mình cho đến chết. Lúc hấp hối, chị tỏ mọi sự trước sau để thiên hạ muôn đời ca tụng lòng nhân lành Ðức Mẹ đối với loài người…

 

NGÀY 13: ÐỨC MẸ LÀ MẸ TRINH KHIẾT

Thời Ðức Mẹ, người đời khinh chê người giữ mình khiết trinh. Các thiếu nữ Do Thái đều kết bạn cả, và ai không có con thì người đời cho là hạng người bất hạnh. Vì Chúa Giêsu chưa xuống thế dạy cho người ta biết quí trọng đức trinh khiết.

Khi Ðức Mẹ ở trong đền thờ Giêrusalem, nhờ Chúa soi sáng, Người hiểu nhân đức ấy rất trọng và đẹp lòng Chúa, nên dù thiên hạ chê cười, Ðức Mẹ cũng quyết khấn giữ mình khiết trinh trọn đời.

Vì thế, thánh Bônaventura gọi Ðức Mẹ là Ðấng tiên phong các thánh trinh khiết, vì Người khấn giữ mình trinh khiết trước hết mọi người. Người qúi trọng nhân đức này đến nỗi thà mất chức làm Mẹ Con Thiên Chúa chẳng thà mất đức trinh khiết. Khi Sứ thần Gabriel truyền tin Người sẽ thụ thai sinh Chúa Giêsu, thì Người không vui mừng ngay và cũng không nhận lời Sứ thần ngay, nhưng Người thưa rằng: “Tôi đã khấn giữ mình khiết trinh, thì còn chịu thai và sinh con làm sao được?”

Sứ thần thưa lại: “Bà thụ thai sinh con không theo thói người đời, nhưng bởi phép Chúa Thánh Thần, nên dù sinh con, bà vẫn còn đồng trinh”.

Ðức Mẹ mới ưng nhận và đáp lại: “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi vâng lời Sứ thần truyền”.

Ðể ca ngợi Ðức Mẹ Trinh khiết, Giáo Hội đã mượn lời Kinh Thánh: “Maria, Mẹ tốt đẹp mọi bề, Mẹ chẳng vương bóng tội; Mẹ đẹp hơn ánh trăng, sáng hơn mặt trời. Mẹ là hoa huệ trắng mọc giữa bụi gai”.

Chẳng những Ðức Mẹ trinh khiết hơn mọi người thế gian mà còn hơn các thiên thần, vì thế Ngôi Hai Thiên Chúa đã chiếm lòng Người làm bàn thờ ngự chín tháng tròn.

Thánh Augustinô nói: “Người trinh khiết sẽ là thiên thần dưới đất”. Thiên Chúa không buộc ai ở trinh khiết, nhưng buộc mọi người giữ đức ấy trong bậc mình, người ở bậc vợ chồng, phải giữ nghĩa vợ chồng cùng nhau ăn ở cho xứng đáng là con cái Chúa, đừng theo xác thịt ăn ở như loài vật.

Bấy lâu nay, ta có giữ đức sạch sẽ trong bậc mình không, biết bao lần ta mê theo xác thịt, làm dơ bẩn linh hồn. Vậy ta hãy quyết tâm hối cải và thưa cùng Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, Nữ vương các thánh trinh khiết, gương mẫu những ai muốn giữ nhân đức trinh khiết. Xin Mẹ giúp chúng con kìm hãm xác thịt, để chúng con giữ linh hồn trong trắng đáng làm con Mẹ ở đời này và đời sau vô cùng.

Thánh tích: Quí đức trinh khiết…

Nhân dân sống hai bên chân núi Anpơ (Alpes) là những người hiền lành, ngay thẳng, đạo đức. Hồi hai nước Pháp và Áo giao chiến dân này phải khổ sở thiệt hại rất nhiều. Ðàn bà phụ nữ phải ẩn tránh vào rừng núi cho khỏi quân giặc hãm hiếp. Maria, một cô gái 18 tuổi, chưa kịp trốn đi, bỗng có quân Áo xông vào nhà định bắt. Cha của Maria chạy ra ngăn cản bị chúng đâm chết tại chỗ. Maria sợ hãi, thà chết chẳng thà thất trinh, chạy lên một ngọn đồi. Thấy quân giặc tróc nã đến gần hết đường trốn chạy. Maria cậy trông Ðức Mẹ, ngước mắt nhìn lên trời và nguyện rằng: “Lạy Mẹ Maria, Nữ vương các thánh trinh khiết, xin cứu thoát con”. Nói đoạn, Maria tự đỉnh đồi gieo mình xuống. Quân giặc thấy cô gái liều thân như vậy thì kinh sợ. Chúng ngỡ rằng Maria vỡ đầu gẫy cổ, nát thịt gẫy xương.

Ôi! ngợi khen lòng nhân lành Ðức Mẹ chẳng bỏ lời những ai cậy trông Người. Quân giặc phải bỡ ngỡ biết mấy, khi nhìn xuống chân đồi, thấy Maria đang bình tĩnh quì gối cầu nguyện. Thấy sự lạ lùng làm vậy, chúng về trại, chúng kể lại phép lạ chính mắt đã thấy cho anh em đồng ngũ nghe… Nhờ vậy, từ hôm ấy quân lính Áo không đi hãm hiếp dân chúng nữa.

Còn Maria, tạ ơn Ðức Mẹ đoạn, cô liền vào đồn lính Pháp kể sự lạ Ðức Mẹ đã cứu mình. Ai nấy đều ca ngợi Ðức Mẹ và xây một bàn thờ ở chân đồi, chỗ Maria gieo mình xuống, để ghi dấu muôn đời lòng nhân từ Ðức Mẹ đối với con cái trông cậy Người.

 

NGÀY 14: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG ĐỨC KHÓ NGHÈO

Từ thủa nhỏ, Ðức Mẹ đã hiểu biết giá trị đức khó khăn, nên Người khấn giữ nhân đức ấy từ lúc còn thơ ấu. Theo linh mục Casiniô: Ðức Mẹ thuộc dòng họ vua Ðavit, nên Người dâng vào đền thờ và làm phúc cho kẻ khó khăn, chỉ giữ lại một phần nhỏ để nuôi mình.

Chính Ðức Mẹ đã nói sự ấy cho thánh nữ Brigitta rằng: “Mẹ đã khấn giữ đức khó khăn từ thuở nhỏ, của cải cơ nghiệp ông cha để lại, Mẹ đã phát cho người nghèo khó cả”.

Thánh Giuse, bạn Người cũng là người khó khăn. Vàng bạc ba vua dâng lúc sinh Chúa trong hang Belem, Người cũng dùng để giúp đỡ người nghèo đói.

Khi dâng Chúa Con vào đền thờ, Ðức Mẹ theo thói người túng nghèo, lấy đôi chim câu để chuộc con. Chẳng những Ðức Mẹ không xấu hổ, không giấu mà còn muốn người đời biết mình là người nghèo khó nữa.

Lúc sinh Chúa Giêsu, khi đem Người trốn, Ðức Mẹ đã chịu thiếu thốn mọi sự.

Sau khi Chúa về trời, Ðức Mẹ sống một đời thiếu thốn với môn đệ Gioan. Khi chết chỉ có áo cũ trối lại cho chị em họ mà thôi.

Người đời hay khinh chê những người nghèo khó. Tục ngữ rằng: “Người đời chuộng của chuộng công. Nào ai có chuộng tay không bao giờ”.

Thật, chẳng nhân nghĩa gì hơn nhân nghĩa tiền.

Thói đời thì thế, nhưng Chúa Giêsu, là Chúa của mọi vật thì trái hẳn lại. Người phán: “Phúc cho người khó khăn, vì Thiên đàng là của họ”.

Chẳng những Chúa khen cùng chúc phúc cho người khó khăn mà chính Chúa đã sống cuộc đời khó khăn hơn ai hết, từ khi sinh trong hang đá Belem, đến lúc chết gục trên Thánh Giá, không còn một tấm vải che thân.

Vậy nếu ta gặp bước khó khăn, ta hãy lấy làm vinh dự vì được sống cuộc đời như Chúa và Ðức Mẹ xưa. Nếu Chúa ban cho ta giầu có dư dật, ta đừng đem lòng trìu mến quá lẽ. Hãy dùng nó mà giúp đỡ kẻ bần hàn, Hãy dùng nó như chiếc thang giúp ta bước lên thiên đàng. Ai làm phúc cho người nghèo khổ, ấy là cho Thiên Chúa vậy, sau này Chúa sẽ trả lại bội hậu trên thiên đàng.

Lạy Mẹ, xin Mẹ giúp chúng con sống cuộc đời khó khăn, không mê tham của cải hư hèn, một biết dùng nó cho đẹp lòng Chúa và giúp ích cho hồn và xác chúng con.

Thánh tích: Thánh Mactinô giúp người nghèo

Hồi thánh Mactinô còn thanh niên và chưa trở lại đạo: thời kỳ tại ngũ, đóng ở tỉnh Ambianô (nước Pháp), gặp một người hành khất tả tơi. Y xin Mactinô chiếc áo vì đang mùa đông giá lạnh, Mactinô thấy y rét run cầm cập khốn nạn quá, động lòng thương. Nhưng tiền không có, Mactinô liền rút gươm cắt đôi áo đang khoác cho y một nửa.

Ðêm sau, lúc đang ngủ, Mactinô thấy Chúa Giêsu mặc nửa chiếc áo khoác, đã cho người hành khất hôm trước, hiện ra cùng mình có các sứ thần chầu chực chung quanh. Ðồng thời nghe thấy Chúa nói cùng sứ thần: “Nửa áo này, là của Mactinô, chưa được rửa tội đã cho ta đấy”. Nói đoạn Chúa biến đi.

Bấy giờ, Mactinô hiểu biết ngay: làm phúc cho người nghèo khổ cũng là như giúp đỡ chính Chúa Giêsu vậy.

Sau đó nhờ ơn Chúa giúp, Mactinô chịu rửa tội, rồi từ biệt thế gian dâng mình cho Chúa sau làm giám mục, khuyên được nhiều người trở lại đạo. Mactinô sống thánh thiện, sau được phong thánh và làm nhiều phép lạ.

Phần chúng ta có hết tình thương giúp kẻ nghèo khổ không?

NGÀY 15: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG VIỆC CẦU NGUYỆN

Ðời Ðức Mẹ là đời cầu nguyện liên lỉ. Lúc thức lúc ngủ, khi vui khi buồn, không lúc nào Ðức Mẹ thôi hướng lòng trí về Thiên Chúa.

Hồi lên 3 tuổi, Người dâng mình trong đền thờ cho dễ đọc kinh cầu nguyện đêm ngày. Khi Sứ thần truyền tin cũng là lúc Ðức Mẹ đang cầu nguyện. Lúc Chúa Giêsu sống lại đến yên ủi Ðức Mẹ thì cũng là lúc Người đang cầu nguyện. Lại khi Chúa Thánh Thần hiện xuống thì Ðức Mẹ cũng đang cùng các tông đồ cầu nguyện nữa.

Thánh Augustinô nói: “Cầu nguyện là chìa khóa mở cửa thiên đàng”. Thánh Anphongso Ligoriô lại quả quyết: “Ai cầu nguyện, sẽ rỗi linh hồn, ai không cầu nguyện, thì dễ mất linh hồn.” Bà thánh Têrêsa mẹ nói: “Ai không cầu nguyện thì tự mình đi xuống hỏa ngục, không cần ma quỉ nào đẩy nó vào”. Vậy, ta muốn cứu linh hồn mình thì phải noi gương Ðức Mẹ mà cầu nguyện. Cầu nguyện liên, cầu nguyện sốt sắng và theo ý ngay lành.

Buổi sáng ta hãy cầu nguyện, vì lời nguyện lúc này như là của nuôi linh hồn mạnh sức chiến đấu cùng ma quỉ và lập công. Buổi tối, trước khi ngủ ta hãy ép mình đọc kinh để cảm tạ Chúa đã ban ơn giúp sức ta làm việc cả ngày và cũng để xin Người gìn giữ hồn xác ta ban đêm nữa.

Lại mỗi khi gặp khốn khó như: Lúc đau yếu, khi bị ma quỉ cám dỗ khuấy khất, ta hãy đem lòng lên cùng Chúa và Ðức Mẹ. Cầu xin Người thêm sức cho ta được dùng mọi dịp để lập công.
Ôi! Biết bao người giáo hữu ngày đêm bê tha tội lỗi, mê tham của cải, công việc thế tục, lòng trí ra khô khan nguội lạnh không mấy khi nhớ đến Chúa. Ta hãy xét xem đã bao lần ta quên lãng việc đọc kinh cầu nguyện? Ta hãy thực tình ăn năn và xin Chúa thứ tha.

Lạy Ðức Mẹ, xin Ðức Mẹ giúp chúng con noi gương Mẹ mà siêng năng đọc kinh lần hạt, để đời chúng con được tươi đẹp hơn mà sau này những kinh ấy sẽ kết thành triều thiên cho chúng con trên thiên đàng.

Thánh tích: Hãy luôn chạy đến cùng Đức Mẹ

Hãy luôn chạy đến cùng Đức Mẹ, đó là câu tóm kết tất cả khoa thần học của Thánh Anphongsô, vị tiến sĩ Hội Thánh, đó là trung tâm học thuyết tu đức của thánh nhân vậy.

Khi người đến tuổi già, không còn đủ trí nhớ để nhớ mình đã lần hạt Mân Côi chưa, người vẫn hỏi thầy dòng coi bệnh:

– Hôm nay tôi đã lần hạt chưa thầy?

Một hôm thầy ấy nói với người:

– Thưa cha, bao nhiêu tràng hạt cha đã đọc dư ra hôm nay, con xin cha nhường tất cả cho con.

Đấng thánh liền tỏ vẻ mặt nghiêm trang và nói:

– Thầy đừng đùa, thầy không biết rằng phần rỗi đời đời của tôi là nhờ ở tràng hạt Mân Côi ư?”

Đó là sự thật tỏ rõ như ban ngày: Nếu ta luôn luôn chạy đến cùng Đức Mẹ, chắc chắn thế nào ta cũng rỗi linh hồn và nên thánh.

 

NGÀY 16: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG NĂNG RƯỚC LỄ

Sau khi Chúa về trời, Ðức Mẹ còn sống ở thế gian 14 năm nữa. Bấy nhiêu năm, Người những ước mong về trời cùng Chúa Giêsu, giám mục Bossuê nói rằng: Bấy nhiêu năm xa cách Chúa Giêsu, Ðức Mẹ sống được là nhờ ở phép lạ. Ðể khỏi cô đơn, Ðức Mẹ nhớ đến nhiệm tích Thánh Thể: Người rước Chúa Giêsu vào lòng mỗi ngày, Người đã làm gương cho giáo dân thời bấy giờ năng rước lễ.

Ðức Mẹ dọn mình rước lễ sốt sắng như xưa Người dọn mình đón Ngôi Hai xuống trong lòng vậy.

Ta hãy tưởng tượng, trước bàn thờ thánh Gioan dâng lễ, Ðức Mẹ quì gối, đôi tay chắp trước ngực, mắt đăm đăm nhìn ngắm Mình Thánh Chúa. Người như quên mọi sự, chỉ ước ao rước lấy Chúa Giêsu mà thôi. Sau khi rước lễ, Người cám ơn lâu giờ, hát ca vịnh ngợi khen Chúa với tâm hồn sốt sắng lạ thường.

Chính lúc rước lễ, ta được hợp nhất với Chúa Giêsu. Ôi phúc trọng dường nào: loài người được hợp nhất cùng Thiên Chúa!

Chính Chúa Giêsu bắt buộc ta phải chịu lấy Người khi Người phán: “Nếu ai chẳng ăn thịt Ta, thì chẳng được sống đời đời”.

Ta phải năng rước lễ, vì Mình Thánh Chúa là sức mạnh giúp ta giao chiến cùng tội ác, giúp ta giữ mình thanh sạch.

Có ba điều kiện cho được rước lễ nên:

  1. Phải sạch tội trọng. Tội trọng làm cho ta mất ơn nghĩa cùng Chúa đáng phạt đời đời. Người nào biết mình mắc tội trọng mà còn rước lễ thì cả lòng làm hư phép Mình Thánh như Giuđa xưa.
  2. Phải có ý ngay lành. Ta rước lễ để vâng lời Chúa truyền dạy, để được hợp nhất với Chúa và với các phần mình mầu nhiệm trong Hội Thánh, để được thêm sức mạnh trong linh hồn, để được thêm lòng mến Chúa, để được chừa tội nhẹ và diệt trừ những thói hư nết xấu, nhất là để được sống đời đời.
  3. Phải giữ chay một giờ trước khi rước lễ, nghĩa là không ăn đồ đặc, trừ uống nước lã, cũng trừ bệnh nhân uống thuốc hay ăn uống chưa đủ 1 giờ.

Tuy tội nhẹ không ngăn trở việc rước lễ, nhưng trước khi rước lễ, ta phải giục lòng ghét những tội ấy, và thêm lòng tin cậy kính mến Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể.

Lạy Mẹ Maria Mẹ đã làm gương sự năng rước lễ, rước lễ sốt sắng cho chúng con bắt chước. Xin Mẹ giúp chúng con biết dọn mình xứng đáng, giữ linh hồn chúng con trong sạch, để làm đền thờ cho Chúa ngự hằng ngày và liên mãi.

Thánh tích: Rước lễ phạm sự thánh

Năm 867, vua Lôtariô mê một phụ nữ kia và lấy cô ta làm vợ lẽ. Ðức Giáo Hoàng Nicolaô can gián, nhưng vua chẳng nghe, nên vua bị phạt vạ mất phép thông công. Vua Lotariô quá mê say, không sao bỏ được. Năm sau Ðức Giáo Hoàng Adrianô lên thế vị. Vua Lotariô liền sang Ý mừng vị tân Giáo Hoàng, nói dối mình đã bỏ vợ lẽ và xin Người giải vạ. Các quan triều đồng tình làm chứng gian. Ðức Giáo Hoàng tin và giải vạ cho vua. Sáng hôm sau Người dâng lễ cầu nguyện cho vua.

Trước khi cho chịu lễ, Đức Giáo Hoàng cầm Mình Thánh nói với vua trước mặt các Hồng Y và các quan rằng: “Nếu vua đã thực lòng bỏ vợ lẽ, đã thực lòng hối cải, thì vua hãy lên chịu Mình Thánh Chúa. Nếu vua không thực lòng thì đừng chịu Mình Thánh kẻo bị phạt”. Ðức Giáo Hoàng lại bảo các quan rằng: “Nếu các quan chẳng có đồng tình giấu lỗi cho vua, thì Mình Thánh các quan chịu sẽ ban cho các quan sự sống đời đời”. Nghe lời ấy vua quan khiếp sợ. Nhưng vua và ít nhiều quan cứ lên rước lễ. Ðoạn Ðức Giáo Hoàng mời vua và các quan ở lại dự yến. Hôm sau mới trở về. Về đến thành Lucia, vua và nhiều quan mắc bệnh lạ lùng, chẳng ai luận được bệnh gì: ruột gan thì nóng như lửa, da thì tróc lột cả, tóc thì rụng hết. Nhiều quan chết trước mặt vua. Vua cố gắng về đến thành Plaxenxia thì bất tỉnh và qua đời ở đó, không biết có kịp ăn năn tội chăng?

Mọi người đều tin đó là phép lạ Chúa phạt những người cả lòng làm hư phép Mình Thánh. Vậy ta hãy xin Ðức Mẹ hộ giúp đừng bao giờ ta phạm tội trọng ấy.

 

NGÀY 17: ÐỨC MẸ NĂNG SUY NHỚ CUỘC TỬ NẠN CHÚA GIÊSU

Ðức Mẹ dạy Thánh Brigitta rằng: “Trong những năm Mẹ còn ở thế gian, không bao giờ Mẹ quên được những khổ cực của Con Mẹ đã chịu, không bao giờ Mẹ quên được những khổ nhục của Con Mẹ trên núi Calvê”.

Người ta thuật lại chẳng những Ðức Mẹ suy ngắm những sự thương khó Chúa Giêsu trong lòng mà thôi, người lại năng viếng những nơi Chúa Giêsu đã chịu cực và chịu chết.

Ðức Mẹ vào vườn Giệtsimani, nơi Chúa đã đổ mồ hôi máu vì lo buồn, Người vào tiền đường Philatô, nơi Chúa bị những trận đòn nát thịt, nơi quan dữ quấn cho Người một vòng gai.

Ðức Mẹ bước theo con đường Chúa đã đi vai vác Thánh Giá cho đến đỉnh núi Calvê. Sau cùng Người vào viếng hang đá, nơi Chúa đã được an táng.

Ðức Mẹ thăm viếng nơi nào thì đôi mắt đẫm lệ, Người quì xuống hôn kính nơi ấy. Về sau, nhiều giáo dân theo gương Ðức Mẹ cũng đến Giêrusalem viếng những nơi thương khó Chúa Giêsu. Mỗi khi thăm viếng những nơi thánh ấy, họ thêm lòng mến Chúa và gớm ghét sự tội.

Chẳng có sự gì giúp người ta dứt bỏ đường tội, thêm lòng mến Chúa và tiến tới trên đường nhân đức cho bằng suy ngắm những sự thương khó Chúa Giêsu. Một giọt lệ chảy ra vì thương hại Chúa đã chịu chết tủi cực thì có công phúc hơn làm nhiều việc lành khác.

Nhìn ngắm ảnh Chúa trên Thánh Giá, các thánh đã thêm lòng mến Chúa, quyết xa lánh những vui sướng thế gian, quyết bỏ những vinh hoa thế tục. Thánh Phaolô xưng mình chỉ học biết có Chúa chịu khổ hình thập tự mà thôi.

Ta nên bắt chước Ðức Mẹ và các thánh năng suy ngắm những sự thương khó Chúa Giêsu, để thêm lòng mến Chúa và ghét tội. Nhất là ta năng ngắm đường Thánh Giá là một phương pháp hiệu lực giúp ta tiến tới trong đường tu đức. Ðường Thánh Giá là chính đường Chúa đã đi, là đường ngay nẻo chính đưa ta lên thiên đàng.

Lạy Mẹ Maria, xưa Mẹ năng suy ngắm những sự thương khó Chúa, năng viếng đường Chúa đã đi, xin Mẹ giúp chúng con biết tưởng niệm cái chết đau khổ của Chúa, cho chúng con ghi sâu vào lòng những thương tích Chúa, để bởi đó chúng con lĩnh được nhiều ơn ích trong linh hồn.

Thánh tích: Chữa tượng Thánh Giá được ơn trở lại

Ở một họ đạo kia, trong tuần đại phúc giáo dân sốt sắng, đua nhau đến nhà thờ đọc kinh dâng lễ, nghe sách nghe giảng. Chỉ có một bác phó rèn chẳng đến nhà thờ bao giờ. Nhà bác ta ở gần nhà thờ đang khi giáo dân đọc kinh dâng lễ, tiếng đe búa vang dội liên mãi.

Người ta khuyên bảo, nhưng bác coi thường. Tuần đại phúc gần xong, Cha xứ mượn bác ta chữa một ảnh Thánh Giá. Hai ngày sau, bác ta mang trả lại. Bác tỏ vẻ buồn phiền hầu như phát khóc. Cha xứ hỏi tại sao thì bác ta thưa: “Thưa cha, nhìn ngắm Chúa Giêsu tử hình trên thập giá, con cảm động không sao cầm được nước mắt, vì tội con phạm quá nhiều. Ðã hai đêm nay con không ngủ được những hồi tưởng đến cuộc đời bội bạc của con. Từ nay con quyết chí sửa mình lại”.

Ngày cuối đại phúc, người ta đã thấy bác phó rèn cùng với giáo dân đến nhà thờ đọc kinh dâng lễ và xưng tội rước lễ sốt sắng.

NGÀY 18: ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG SỰ NHẪN NHỤC CHỊU ĐAU KHỔ

Trên đời Ðức Mẹ khổ cực hơn ai hết. Giáo Hội nhận Ðức Mẹ là Nữ vương các thánh Tử đạo, vì Người đã chịu nhiều khổ cực hơn mọi thánh Tử đạo. Các thánh Tử đạo chịu đau khổ với một thời gian vắn vỏi, năm ba ngày, đôi ba tháng, một hai năm là cùng, còn Ðức Mẹ chịu đau khổ suốt đời.

Ðau khổ của Ðức Mẹ lại nhiều và sâu cay hơn đau khổ của các thánh Tử đạo đau khổ ngoài xác, nhưng Ðức Mẹ đau khổ trong lòng. Vết thương trong lòng bao giờ cũng nặng hơn ngoài xác, Ðức Mẹ không bị người ta hành hạ đánh đập, nhưng suy đến những hình khổ của Chúa Giêsu, Con Người, phải chịu thì lòng Ðức Mẹ như bị một mũi gươm vô hình thâu qua.

Thánh Ansêlmô dạy: ” Nếu không có ơn Trên nâng đỡ, Ðức Mẹ sẽ chết vì đau khổ”. Ðời của Ðức Mẹ tuy tràn đầy đau khổ, nhưng Người vẫn sống vững vàng, sống kiên nhẫn, điềm tĩnh khi nghe Sứ thần truyền đem Con trốn sang Ai Cập, hay khi lạc mất Con ba ngày. Người vẫn nhẫn nhục đứng dưới Thánh Giá trên núi thánh, mặc cho đôi hàng lệ tuôn rơi.

Ðối với Ðức Mẹ, không có gì là tình cờ. Mọi sự do Chúa định đoạt, Người chỉ biết cúi đầu tuân theo, tự hiến thân cùng với Con làm của lễ hy sinh đền tội thiên hạ.

Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa còn phải đau khổ, lẽ nào ta thoát khỏi. Vậy khi gặp sự đau khổ như chết cha, mất mẹ, khi ốm đau bệnh tật, khi bị người đời hà hiếp khinh chê… ta chớ buông lời kêu trách. Hãy bắt chước Ðức Mẹ cam lòng chịu đựng. Bao lâu đau khổ còn đè nặng trên vai, hãy noi gương Ðức Mẹ đứng dưới Thánh Giá lẳng lặng nhìn Con chết nhục cho đến giây phút cuối cùng.

Lạy Mẹ rất thánh, Mẹ đã làm gương sự nhẫn nhục chịu khó. Xin Mẹ thêm sức cho chúng con bao lâu còn ở dưới thế, bắt chước Mẹ vui lòng chịu mọi đau khổ để thêm công đáng Chúa thưởng trên thiên đàng.

Thánh tích: Người mẹ mất con

Năm 1842, bên Pháp có một bà góa sang trọng chỉ có một con trai. Chẳng may cậu ta bị thương hàn, được ít lâu thì chết. Bà mẹ thương tiếc lăn khóc đêm ngày, quên ăn mất ngủ.

Ngày lễ kính Ðức Mẹ sầu bi, bà đi dự lễ, nghe giảng về những đau khổ của Ðức Mẹ. Nhắc đến cảnh tượng Ðức Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá, thì thầy cả hỏi giáo hữu: “Nào ai trong anh em đau khổ bằng Ðức Mẹ? Dầu vậy Ðức Mẹ vẫn một lòng chịu đau khổ không một lời than trách. Anh em hãy noi gương Ðức Mẹ, hoặc Chúa để anh em phải đau khổ, hãy cùng Ðức Mẹ đứng dưới Thánh Giá lẳng lặng nhìn Con, không một lời ca thán”. Nghe đến đấy, bà cảm động. Quì trước tượng Ðức Mẹ suy ngắm những đau khổ của Ðức Mẹ. Bà thấy trong lòng đầy an ủi, từ đấy bà bắt chước Ðức Mẹ vui lòng chịu khổ đau không còn kêu khóc như trước nữa.

 

NGÀY 19: ÐỨC MẸ CỨU CHỮA CÁC TỘI NHÂN

Ðức Mẹ là Mẹ các giáo hữu chẳng những nguyên người công chính, mà lại kẻ có tội nữa. Ðức Mẹ nói với bà thánh Birgitta rằng: “Mẹ là Mẹ những ai sa ngã đang quyết tâm chỗi dậy trở về cùng Chúa”.

Ðức Mẹ hiện ra cùng bà thánh Getruđê: Ðức Mẹ khoác một áo dài rộng. Những muông dữ như sư tử, hùm, beo và nhiều giống khác chạy đến ẩn mình dưới áo ấy, Ðức Mẹ không đuổi chúng, lại mơn trớn vuốt ve và tỏ lòng thương yêu chúng lắm. Ðức Mẹ tỏ cho bà thánh biết: những muông dữ đây là những người đầm đìa trong đống tội lâu năm. Ðức Mẹ chẳng ghét bỏ, nhưng đầy lòng thương yêu họ. Người sẵn lòng bào chữa cho chúng, miễn sao biết đường trở về cùng Chúa. Ðức Mẹ cũng như người Mẹ thế gian, thấy con mình phải sự khốn khó, thì hết lòng săn sóc cho đến khi thoát khỏi.

Ðức Mẹ chẳng những bào chữa cho các tội nhân, lại tìm phương thế đưa chúng về cùng Chúa.

Người dùng mọi cách thế, để lôi kéo tội nhân về cùng Chúa.

Hỡi những ai bấy lâu còn dầm mình trong đống tội, bấy lâu còn làm tôi xác thịt, mau hãy quyết tâm hối cải. Hãy chạy đến xin Ðức Mẹ giơ tay, xin Người dắt về cùng Chúa. Hỡi những ai còn ngần ngại, mau mau hãy chỗi dậy đến cùng Ðức Mẹ và than thở cùng Người rằng:

Lạy Mẹ, bấy lâu chúng con phản nghịch cùng Chúa và bất hiếu cùng Mẹ. Nhưng bây giờ chúng con quyết tâm thống hối trở về cùng Chúa. Chúng con xin phó thác linh hồn trong tay Mẹ, xin Mẹ gỡ chúng con khỏi ách tội để chúng con được làm tôi ngay con thảo của Chúa và Ðức Mẹ đời đời.

Thánh tích: Trở lại nhờ Kinh Kính Mừng

Gioan là một thanh niên con nhà sang trọng có tiếng bên phương tây, chàng mê đàng tội, sau nhờ có Ðức Mẹ, hối cải trở về cùng Chúa. Cha mẹ Gioan giữ đạo hẳn hoi và chăm lo việc giáo dục con cái. Anh em Gioan cũng đạo đức nết na. Chỉ một mình Gioan bạo ngược từ bé.

Gioan có sức khỏe lạ lùng, lại can đảm, tài võ nghệ không ai bằng. Anh ta thường cậy sức khiêu khích mọi người. Gioan hung bạo thích đổ máu và coi sự giết người là một chuyện thường. Chẳng những thế, anh lại ghét đạo Công giáo, nói nhiều lời xúc phạm đến Thiên Chúa.

Nghe ai nói đến Thiên Chúa, thì anh ta nổi giận đùng đùng. Chúa đã dùng nhiều dịp làm cho anh ta khiếp sợ, nhưng anh ta càng bạo ngược hơn. Một lần sét đánh ngay bên cạnh, anh ta nổi giận nói phạm đến Chúa, và giơ súng bắn ngược như muốn bắn Thiên Chúa. Có lần sét đánh ngay bên giường anh ta ngủ, anh ta cũng chẳng sợ. Lần khác đang đi ngựa, sét đánh chết ngựa, anh ta cũng chẳng sợ. Gioan theo đàng tội cho đến năm 38 tuổi. Dù Gioan ghét bỏ đạo, nhưng đôi khi, trước giờ đi ngủ anh còn lẩm bẩm đọc Kinh Kính Mừng, anh quen đọc từ bé.

Một ngày kia, Gioan đến Luân Ðôn xem thầy cả trừ quỉ ám. Anh ta hỏi quỉ: “Tại sao ngày nọ sét đánh cháy chân giường tao ngủ, mà tao không chết”. Quỉ dữ đáp: “Vì Ðức Mẹ chữa anh, chẳng phải một lần ấy nhưng còn nhiều lần khác. Giả như Ðức Mẹ không thương thì anh mất linh hồn đã lâu rồi”.

Gioan nghe ma quỉ nói thì kinh khiếp. Lúc ấy nhờ ơn Chúa soi sáng, anh ta quyết định ăn năn trở lại. Hôm sau anh đi xưng tội ngay và từ đó sống một đời thánh thiện. Gioan từ giã gia đình tìm một nơi vắng vẻ để hãm mình đền tội cho đến chết.

 

NGÀY 20: ÐỨC MẸ CỨU CHỮA BỆNH NHÂN

Sau khi tổ tông phạm tội, con người trở nên yếu đuối, mắc đủ các giống bệnh tật.

Thật vậy, nào ai ở thế gian có thể tự phụ mình vô bệnh tật. Từ lúc lọt lòng đến tuổi già, người giầu sang, kẻ nghèo hèn không ai thoát khỏi tai ác của bệnh tật. Vì tội, bệnh tật đã gieo mầm vào cơ thể con người từ lúc dựng thai, ta sinh trong tội lỗi thì cũng sinh trong bệnh tật.

Ðức Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu cũng thương loài người và nhờ quyền thế Chúa ban cũng đã cứu chữa biết bao bệnh nhân. Giáo Hội đã xưng là “Ðức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn”.

Lịch sử đã cho ta biết rất nhiều bệnh nhân, bất cứ tôn giáo nào, đều được Mẹ chữa một cách mầu nhiệm. Trong các nhà thờ Ðức Mẹ ở thành Lorêto, thành Lyông, thành Balê, và nhiều nhà thờ khác bên Pháp, bên Ý và Ðức, người ta thấy rất nhiều bảng vàng treo trên tường, kể công ơn Ðức Mẹ đã chữa khỏi các bệnh nhân. Biết bao bệnh nhân được Ðức Mẹ chữa khỏi, đã chép sách ca tụng muôn đời lòng thương yêu Ðức Mẹ. Ngày nay ở Lộ Ðức số bệnh nhân được Ðức Mẹ chữa đã kể rất nhiều hằng năm có đến hàng vạn người. Cũng có nhiều bệnh nhân không được Ðức Mẹ chữa khỏi, nhưng Người ban ơn yên ủi để họ vui lòng chịu đựng hầu thêm công phúc.

Khi ta mắc bệnh, ta hãy vững lòng cầu xin Ðức Mẹ cứu chữa. Ta phải kiên tâm cầu xin cho đến khi Người cứu chữa. Nhiều người đã cầu xin mà chưa được, đã vội ngã lòng.

Phải cầu xin rằng: Lạy Mẹ, nếu sức khỏe phần xác sinh ích cho con phần hồn thì xin Mẹ chữa con cho. Nếu Ðức Mẹ biết sức khỏe ấy sẽ tác hại cho linh hồn con thì xin Mẹ giúp con chịu bệnh này cho vui lòng.

Nếu lâu ngày mà bệnh chẳng bớt, ta đừng buông lời kêu trách kẻo mất công phúc; vì mọi bệnh tật là hình phạt của tội ác, nếu ta vui lòng sẽ sinh ích rất nhiều cho ta.

Lạy Mẹ Maria rất thánh là Ðấng chữa được mọi bệnh nhân, khi Chúa cho chúng con phải ốm đau, xin Mẹ chữa chúng con. Nếu Chúa muốn chúng con phải chịu bệnh lâu năm, xin Mẹ giúp chúng con chịu cho nên, để những bệnh tật ở đời này nên như bậc thang đưa chúng con về thiên đàng.

Thánh tích

Ở làng kia, xa Lộ Đức năm ngày đường, có một bà tên là Ca mắc bệnh đã chín năm tròn. Bà ta không ăn, không ngủ được, đau xương, đau ruột đau khắp cả mình, lại sốt rét mê man. Bà cố sống, cũng chỉ sống ẻo lả, vì sinh khí đã suy nhược.

Bà ta bàng hoàng sống giở, chết giở, lú lẫn đến nỗi quên kinh đọc hằng ngày. Bà Ca dù kiệt sức nhưng cũng đến viếng hang đá Lộ Đức. Bà thuê một chiếc xe độc mã. Dọc đường bà kiệt sức, đã mấy lần ngất đi. Người ta tưởng khó lòng đưa bà tới Lộ Đức. Ðến nơi, người ta lay bà, khiêng tới một cửa hang, trong khi đó bà vẫn bất tỉnh.

Ðược một lúc bà hồi lại. Người ta đưa cho bà một bát nước suối Ðức Mẹ. Bà uống vài hớp không thấy chuyển bệnh; bà uống ngay hớp nữa, bà thấy trong mình đau đớn như đứt ruột nát gan, các khớp xương như tan rã.

Bà Ca nhìn ngắm tượng Ðức Mẹ trên cửa hang đá, bỗng bà thấy trong mình dễ chịu. Các bệnh tật dần dần biến hết. Bà vui mừng kêu lên: “Ô! Tôi khỏi rồi! Lạy Mẹ Maria! Con cảm tạ Mẹ đời đời! Con hết lòng cảm tạ Mẹ, vì Mẹ đã chữa con”.

Bà ấy ở lại tạ ơn trước tượng Ðức Mẹ ít lâu. Người ta thấy phép lạ cả thể ấy thì hết lòng tin cậy Ðức Mẹ. Bà Ca ăn uống khỏe mạnh như người không bệnh tật, bà ra về lòng hớn hở ca ngợi Ðức Mẹ. Ðể tỏ lòng biết ơn Ðức Mẹ, năm nào bà cũng đến viếng Ðức Mẹ ở Lộ Đức.

 

NGÀY 21: ÐỨC MẸ GIÚP CON CÁI CHẾT LÀNH

Trong đời, không có lúc nào khổ cực và nguy hiểm cho bằng lúc hấp hối trên giường bệnh, quỉ dữ lợi dụng lúc ấy, tìm trăm nghìn cách để khuấy khuất bệnh nhân. Khi thì nó bầy các tội ra trước mắt, để bệnh nhân bối rối rồi sinh nản lòng. Lúc thì nó cám dỗ bệnh nhân luyến tiếc của cải, chức quyền đời này, để bệnh nhân lấy sự chết làm cay đắng.

Giờ ấy, bệnh nhân phải đau đớn trong lòng ngoài xác, khó dọn mình để về đời sau, nhưng những ai là đầy tớ trung thành của Ðức Mẹ, hãy vững lòng tin tưởng: không bao giờ Ðức Mẹ từ bỏ con cái Người trong giờ sau hết, Người đã lĩnh quyền che chở ta trong giờ chết, khi Người đứng gần Thánh Giá lúc Chúa trút hơi thở cuối cùng.

Trong Kinh Kính Mừng, ta thường cầu xin: “Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”. Ðức Mẹ hằng săn sóc nâng đỡ ta trong giờ chết. Người giúp bệnh nhân lướt thắng những chước cám dỗ nặng nề. Người vỗ về giờ chết. Người an ủi để bệnh nhân lấy cái chết làm nhẹ nhàng và để dọn mình về đời sau.

Thánh Anrê Avêlinô lúc hấp hối phải quỉ dữ khuấy khuất nặng nề. Ông thánh không ngừng kêu tên cực trọng Ðức Mẹ liên mãi, cho đến khi được yên giấc trong tay Ðức Mẹ.

Thánh Gioan lúc hấp hối cũng mắc phải những cơn cám dỗ mãnh liệt. Người hằng kêu xin Ðức Mẹ đến cứu chữa, nhưng chẳng thấy giảm bớt, thì lo buồn quá. Bỗng chốc Ðức Mẹ hiện ra, dùng lời dịu dàng mà quở trách ông thánh: “Ớ con, sao con lo buồn? Con hãy vững vàng trông cậy, không bao giờ Mẹ bỏ con cái trong giờ chết”.

Chẳng những Ðức Mẹ giúp đỡ bệnh nhân lướt thắng những cơn cám dỗ, Người lại giảm bớt những đau đớn và giúp bệnh nhân được chết lành. Người đã tỏ điều ấy cho bà thánh Birgitta rằng: “Chính Mẹ yên ủi con cái cho chúng bớt đau đớn và đỡ khiếp sợ thần chết”.

Ta muốn Ðức Mẹ thương giúp ta trong giờ sau hết, thì khi còn khỏe ta phải hết lòng sùng kính Mẹ. Ta hãy siêng năng lần hạt, mang ảnh Ðức Mẹ trong mình. Ta hãy noi gương Ðức Mẹ ăn ở thánh thiện, giữ lòng thanh tịnh và hết lòng mến Chúa yêu người. Vì sống thế nào thì chết thể ấy: sống lành thì chết lành, sống dữ thì chết dữ. Hằng ngày ta cũng nên cầu nguyện cho bao nhiêu người đang hấp hối được vững lòng dọn mình về đời sau, để ngày sau, họ cũng cầu nguyện cho ta được chết lành bằng yên.

Lạy Mẹ Maria là Đấng cứu giúp những ai ước ao chết lành, xin Mẹ cũng che chở chúng con trong giờ sau hết. Khi chúng con hấp hối trên giường bệnh, xin Mẹ an ủi nâng đỡ chúng con và giúp chúng con được chết lành trong tay Mẹ.

Thánh tích

Trước đây hơn một trăm năm, bên Hoa kỳ có chiến tranh. Dân sự tàn sát lẫn nhau giết hại rất nhiều. Trận Carôlina chết nhiều người hơn cả. Trong số đó, có một vệ binh tên là Patrixiô, còn trẻ tuổi bị thương nặng ở đầu. Ban cứu thương thấy Patrixiô phải dấu nặng gần chết, thì để lại không đưa về bệnh viện.

Patrixiô kiệt sức, không nói được, nhưng trong lòng còn tỉnh. Anh ta thầm thĩ kêu xin Ðức Mẹ: “Lạy Ðức Mẹ, Ðức Mẹ biết con đang mắc tội trọng, xin Ðức Mẹ liệu cho con được gặp thày cả trước khi chết”.

Ðức Mẹ thương nghe lời Patrixiô cầu xin. Ban cứu thương trước định bỏ, sau lại đưa anh về bệnh viện. Thấy đến nơi, các bà phước coi bệnh nhân thấy anh sắp chết liền liệu cho anh được xưng tội, chịu lễ và ăn mày các phép. Anh ta vui mừng và tạ ơn Ðức Mẹ, và đêm hôm ấy anh được chết lành bằng yên trong tay Ðức Mẹ.

 

NGÀY 22: ÐỨC MẸ CỨU LINH HỒN LUYỆN NGỤC

Xưa Ðức Mẹ dạy thánh Birgitta rằng: “Mẹ là Mẹ các linh hồn ở luyện ngục, Mẹ hằng giúp đỡ, giảm bớt những hình khổ cho chúng”.

Có khi Ðức Mẹ xuống luyện ngục để giảm bớt hình khổ cho họ. Ðức Mẹ rút vắn thời hạn giam phạt các linh hồn ấy. Nhất là những linh hồn mồ côi, được Ðức Mẹ thương giúp cách riêng.

Nhiều đấng thánh nói: những ngày lễ kính Ðức Mẹ, Ðức Mẹ xuống luyện ngục an ủi các linh hồn, có linh hồn được Ðức Mẹ giảm bớt hình khổ, có linh hồn được Ðức Mẹ đưa về trời ngay.

Xưa Ðức Mẹ hiện ra phán cùng Ðức Giáo Hoàng Gioan rằng: “Những ai đeo áo Ðức Bà và tôn sùng Mẹ khi còn sống, thì lúc chết mà còn bị giam trong luyện ngục, Mẹ sẽ xuống cứu và đưa kẻ ấy về thiên đàng ngày thứ bảy sau khi kẻ ấy qua đời”.

Ta hãy bắt chước Ðức Mẹ thương giúp các linh hồn ở luyện ngục, nhất là những linh hồn mồ côi, linh hồn cha mẹ, họ hàng thân thích những kẻ làm ơn cho ta. Ta hãy đọc kinh lần hạt, làm phúc bố thí, xưng tội chịu lễ, dâng cho các linh hồn ấy chóng được về nơi mát mẻ.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ ban cho chúng con được ơn bắt chước Mẹ, thương giúp các linh hồn ở luyện ngục, dâng việc lành cầu cho các linh hồn ấy.

Thánh tích

Giáo dân La Mã xưa có thói quen, trước ngày lễ Ðức Mẹ lên trời, cầm nến đi viếng các nhà thờ. Có một lần, bà sang trọng kia cùng với mọi người vào nhà thờ cầu nguyện, bà trông thấy một bà đã quen trước, chết được sáu tháng, cũng quì đọc kinh bên cạnh bà.

Bà ta bỡ ngỡ, ra đứng ngoài cửa đợi khi bà ấy ra thì hỏi: “Bà có phải là Morozia không?” người ấy thưa: “Phải, tôi phải giam phạt ở luyện ngục từ ngày tôi bỏ thế gian cho đến bây giờ. Nhưng ngày mai là ngày lễ Ðức Mẹ lên trời, tôi và nhiều người khác mà bà không trông thấy. Hôm nay chúng tôi đến đây lần cuối cùng để tạ ơn Ðức Mẹ”.

Bà này còn đang nghi ngờ, thì bà ta lại tiếp: “Ðể bà tin lời tôi nói, thì ngày rầy sang năm, chính ngày lễ Ðức Mẹ lên trời, bà sẽ bỏ thế gian”.

Thánh Phêrô Ðamiêng làm chứng điều ấy rằng: “Bà kia tin lời đó, và từ đấy, bà làm nhiều việc lành đợi ngày về đời sau. Quả thật, ngày hôm trước lễ Ðức Mẹ lên trời, bà ngã bệnh nặng và chính ngày lễ thì qua đời”.

NGÀY 23: VIỆC THỨ NHẤT NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ÐỨC MẸ LÀ LẦN HẠT MÂN CÔI

Chính Ðức Mẹ đã truyền phép lần hạt Mân Côi cho ông thánh Ðôminicô.

Thời ấy ở bên Pháp, bè rối nổi lên rất mạnh. Giáo dân và tu sĩ bị tàn sát, nhà thờ nhà dòng bị đốt phá. Thánh Ðôminicô hết sức khuyên dụ bè rối ấy trở lại trong hai năm mà không kết quả gì. Ông Thánh vào một nhà thờ gần thành Tôlôsa, xin Ðức Mẹ tỏ cho biết phải làm thế nào mà chinh phục được bè rối ấy. Sau ba ngày ăn chay cầu nguyện, Ðức Mẹ hiện đến phán bảo thánh rằng: “Hỡi Ðôminicô, muốn chinh phục được dân cứng lòng ấy, thì hãy khuyên người ta lần hạt Mân Côi”. Ðức Mẹ lại dạy ông thánh cách thức lần hạt. Thánh Ðôminicô vâng lời Ðức Mẹ, khuyên bảo người ta lần hạt Mân Côi. Trong vòng hai năm, những người theo bè rối trở lại hầu hết.

Phép lần hạt là một cách cầu nguyện ở tại đọc 15 kinh Lạy Cha và 150 Kinh Kính Mừng. Phải đọc ra ngoài miệng và suy ngắm trong lòng 15 sự mầu nhiệm Chúa Giêsu cùng Ðức Mẹ. Hai sự ấy cùng đi đôi với nhau, vì cả hai thuộc về bản chất phép lần hạt.

Phép lần hạt dạy ta những điều căn bản trong đạo, giúp ta dễ thêm lòng mến yêu Chúa. Phép lần hạt lại giúp ta giữ vững đức tin, thêm nhân đức cho người sốt sắng, và lòng sám hối cho kẻ có tội.

Xưa nay, các Ðức Giáo hoàng, các Giám mục đều khuyến khích cổ động cho phép lần hạt. Giáo hữu mọi nơi, mọi thời đại đều kính trọng, cậy trông và siêng năng lần hạt.

Vậy từ trước tới nay ta chưa quí trọng phép lần hạt, thì từ này ta hãy siêng năng lần hạt, lần hạt mọi ngày. Ai siêng năng lần hạt là dấu chắc được cứu thoát khỏi hỏa ngục, vì người đó hằng tâm niệm những sự mầu nhiệm căn bản trong đạo, để sống thánh thiện và tiến tới trong đường nhân đức.

Lạy Mẹ, là Nữ vương truyền phép Mân Côi rất thánh, chúng con ca ngợi cảm tạ Mẹ, vì Mẹ đã dạy chúng con một cách cầu nguyện cao quí và sinh nhiều ơn ích, chớ gì con biết quí trọng và siêng năng lần hạt mọi ngày.

Thánh tích

Thánh nữ Phanasia quê tại nước Ý. Bà mẹ là người hiền lành thánh thiện dạy con sùng kính Ðức Mẹ và chăm lần hạt Mân Côi từ bé. Phanasia noi gương mẹ quí trọng sự lần hạt chẳng may mẹ mất sớm, cha tái hôn với một bà tên là Margarita. Bà này khô khan lại xấu nết, lạ gì tình dì ghẻ con chồng. Phanasia bị hành hạ đủ điều; mặc dầu cô bé vẫn ngoan ngoãn kính yêu dì như mẹ.

Bà cấm Phanasia không được lần hạt, Phanasia phải lần trộm vụng. Có lần bị dì bắt được, bà ta giật lấy tràng hạt ném đi và đánh cho Phanasia một trận đau điếng. Phanasia đau lắm nhưng không dám mở miệng, chỉ tiếc mất cỗ tràng hạt. Cô bé không còn tràng hạt, thì lấy giây thắt nút lại thay tràng hạt. Chẳng may dì lại bắt được, và Phanasia lại bị một trận đòn nữa.

Nhưng ngày kia, Phanasia đi chăn chiên trên đồi. Cô thả đàn chiên ăn rong, và quì một chỗ lần hạt. Bất ưng, dì Margarita đến, thấy cô đang quì lần hạt. Bà nổi giận cầm gậy đánh vỡ đầu cô bé. Bị thương nặng, cô bé qua đời ngày hôm sau. Ðức Giáo Hoàng đã phong thánh cho cô và đặt Phanasia làm gương mẫu cho những ai ái mộ phép lần hạt Mân Côi.

 

NGÀY 24: VIỆC THỨ HAI NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ÐỨC MẸ LÀ MANG ÁO ÐỨC MẸ

Dòng Carmêlô được thành lập trước hết, trên núi Carmêlô bên Do Thái. Ban đầu, dòng ấy nổi tiếng đông đúc và thánh thiện. Nhưng năm 1248, thời người Hồi giáo nổi lên tàn phá đạo Công giáo, sát hại giáo dân và tu sĩ, dòng ấy bị tan rã.

Bấy giờ thánh Simong Stoc đang làm Bề trên cả nhà dòng. Người thương tiếc và đêm ngày cầu xin Ðức Mẹ liệu cách thế tu bổ lại nhà dòng.

Sau mấy năm ăn chay cầu nguyện, Ðức Mẹ hiện ra, tay cầm hai miếng nhung nhỏ bằng bàn tay, có hai dây đính hai miếng vải lại với nhau. Ðức Mẹ trao hai miếng nhung ấy cho người và bảo rằng: “Con hãy nhận áo này, làm áo riêng của dòng Mẹ, cũng là dấu Mẹ thương yêu phù hộ dòng Carmêlô và những người thuộc dòng ấy cách riêng. Áo này cứu người ta khỏi những cơn nguy khốn, là áo ban sự bình an, là tượng trưng tình liên kết cùng Mẹ. Ai chết đang khi mang áo này, thì chẳng phải lửa đời đời thiêu đốt”.

Nhờ ơn Ðức Mẹ, từ đó có nhiều người xin vào dòng, chẳng bao lâu dòng lại được đông như trước. Giáo dân nghe biết gốc tích áo Ðức Mẹ, lại thấy Ðức Mẹ che chở cách riêng những ai mang áo ấy, đều xin vào hội và mang áo Ðức Mẹ mỗi ngày một đông.
Những ơn ích bởi sự vào hội và mang áo Ðức Mẹ thì rất nhiều và trọng lắm. Ðây chỉ là một vài ơn ích.

Ðức Mẹ đã hứa cùng thánh Simong rằng:

“Những ai mang áo này, khi chết, không phải lửa đời đời thiêu đốt”. Nghĩa là ai mang áo Ðức Mẹ mà chết khi mắc tội trọng thì Ðức Mẹ sẽ giúp kẻ ấy được ăn năn hối cải.

Ðức Mẹ đã phán bảo Ðức Giáo Hoàng Gioan rằng:

“Những ai vào hội Ðức Mẹ, giữ đức trinh khiết theo bậc mình, và đọc kinh tiểu nhật khóa Ðức Mẹ hằng ngày, khi chết sẽ được Ðức Mẹ cứu khỏi luyện ngục ngày thứ bảy sau khi kẻ ấy qua đời. Ai không đọc kinh tiểu nhật khóa được thì phải ăn chay các ngày Giáo Hội buộc và kiêng thịt các ngày thứ sáu quanh năm trừ ngày lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu”.

Những người vào hội áo Ðức Mẹ được thông công các việc lành của dòng Carmêlô và hội áo Ðức Mẹ trong cả Giáo Hội.

Tòa thánh đã ban nhiều ân xá cho những người mang áo Ðức Mẹ.

Ai mang áo Ðức Mẹ, được Ðức Mẹ nhận làm con và được người phù hộ nâng đỡ.

Vả lại áo Ðức Mẹ là thuẫn che vững chắc giữ ta khỏi thù địch. Xưa nay biết bao người vì mang áo Ðức Mẹ, được thoát khỏi những cơn cheo leo hồn xác. Biết bao tội nhân mang áo Ðức Mẹ, đến giờ chết được ơn sám hối.

Áo Ðức Mẹ chữa cả những nguy hiểm phần xác. Có tích nhà dòng bị hỏa hoạn lửa đang bốc ngùn ngụt, có người cầm áo Ðức Mẹ quăng vào, lửa liền tắt ngay. Một người lính vào trận, bị đạn bắn vào áo Ðức Mẹ đang mang trong mình, đạn dội lại, người lính không bị thương…

Vậy ta phải trọng kính áo thánh ấy vì là của trọng chính Ðức Mẹ ban cho. Ta hãy mang áo ấy trong mình hằng ngày, vì là dấu riêng của con cái Ðức Mẹ. Nhất là trong giờ chết, ta có mang áo ấy thì Ðức Mẹ sẽ phù hộ ta được chết lành bằng yên.

Lạy Mẹ rất thánh, chúng con xin vào hội áo Ðức Mẹ và mang áo thánh ấy cho đến trọn đời. Khi gặp cơn hiểm nghèo phần hồn phần xác chớ gì áo thánh ấy là khí giới mạnh sức cứu chữa chúng con. Ðến giờ chết, xin Mẹ cứ áo ấy mà nhận chúng con là con riêng của Ðức Mẹ đưa chúng con về Thiên đàng cùng Ðức Mẹ đời đời.

Thánh tích

Trong sách Vinh quang Đức Mẹ, thánh Anphongsô Ligôriô kể truyện này: Ở tỉnh Persusia bên Ý, có một người làm giấy bán linh hồn cho quỉ, để nhờ nó giúp báo thù một người kia. Khi quỉ dữ đã giúp anh ta báo thù người kia rồi, thì đưa anh ta đến khúc sông. Quỉ dữ bắt anh ta phải đâm xuống sông nếu không sẽ bắt cả hồn xác anh xuống hỏa ngục.

Anh chàng vô phúc ấy sợ chết nên bảo quỉ dữ rằng: “Anh hãy đẩy tôi xuống, vì tôi không đủ can đảm để gieo mình xuống”.

Quỉ dữ nói rằng: “Mày phải bỏ áo Ðức Mẹ đi thì tao mới đẩy được”. Biết quỉ không làm gì được mình vì có áo Ðức Mẹ, anh ta nhất định không chịu bỏ áo ấy ra.

Ðôi bên giằng co một lúc, quỉ thất bại bỏ đi.

Người tội lỗi ấy, được Ðức Mẹ chữa mình phần hồn phần xác, thì động lòng hối cải. Ðể biết ơn Ðức Mẹ, anh ta họa một bức tranh về tích truyện xảy ra ở bờ sông, và treo ở bàn thờ Ðức Mẹ trên bàn thờ thành Perusia, để thiên hạ muôn đời ca tụng lòng nhân từ Ðức Mẹ đối với những con cái mang áo Người.

 

NGÀY 25: VIỆC THỨ BA NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ÐỨC MẸ LÀ MỪNG CÁC NGÀY LỄ CỦA NGƯỜI

Giáo Hội biết Ðức Mẹ có quyền thế và hay bào chữa cho người ta trước mặt Thiên Chúa, nên đã lập nhiều lễ, để người ta có dịp chạy đến Ðức Mẹ xin Người ban ơn. Người rộng tay ban phát nhiều ơn cho những ai cầu xin Người trong những ngày lễ kính Người.

Ta phải mừng lễ Người cho sốt sắng, hai ba ngày trước lễ, ta phải dọn linh hồn xứng đáng, làm ít nhiều việc lành kết thành bó hoa tươi xinh dâng cho Người những ngày lễ. Có nhiều người nhân đức có thói quen ăn chay ngày trước lễ. Chính ngày lễ ta phải đi xưng tội, dâng lễ, rước lễ, nhất là dùng ngày ấy để dâng mình cho Ðức Mẹ, và làm nhiều việc lành khác dâng cho Người.

Lạy Mẹ rất thánh, chúng con đã bỏ qua nhiều lễ hoặc chẳng mừng cho sốt sắng những ngày lễ Ðức Mẹ. Chúng con đã bỏ những dịp thuận tiện để cầu xin Ðức Mẹ. Từ nay chúng con sẽ hết sức mừng những ngày lễ Ðức Mẹ sốt sắng, mong Ðức Mẹ đổ ơn xuống cho chúng con phần hồn phần xác.

Thánh tích

Xưa nay không có nơi nào người ta mừng lễ Ðức Mẹ trọng thể cho bằng ở Lộ Đức, nhất là những ngày lễ trọng như: Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm, lễ Truyền Tin, lễ Sinh Nhật Ðức Mẹ, lễ Ðức Mẹ Lên Trời, lễ Mân Côi.

Ba bốn ngày trước lễ, người bốn phương đã lũ lượt kéo đến Lộ Đức rất đông đảo. Những bệnh nhân đủ thứ đã được chở đến mấy ngày trước. Trước hết, họ đến quì cầu nguyện trước tượng Ðức Mẹ, trên cửa hang, chỗ Ðức Mẹ hiện ra. Họ cầu nguyện hồi lâu, rồi đi uống nước suối Ðức Mẹ. Người ta kéo lên núi viếng nhà thờ Mân Côi, là hai thánh đường nguy nga nhất, họ đọc kinh cầu nguyện, xưng tội, chầu Thánh Thể ở đấy.

Trước cửa hang đá thì không lúc nào ngớt người đến quì lần hạt. Họ vui thích lần hạt ở trước hang đá, có khi đôi ba nghìn người một trật. Người ta lần hạt suốt ngày suốt đêm.

Chiều hôm trước lễ, người ta rước tượng Ðức Mẹ quanh sườn núi, đèn nến sáng rực như ban ngày.

Chính ngày lễ, các linh mục kế tiếp nhau dâng lễ.

Buổi chiều, có cuộc rước Thánh Thể quanh nhà thờ. Người ta đã khiêng sẵn những bệnh nhân nằm la liệt hai bên đường Chúa sắp đi qua. Cảnh tượng thật cảm động, chẳng khác gì cảnh tượng hồi Chúa còn ở thế gian trên đất Palestine.

Những người đi mừng lễ ở Lộ Đức về đều nói không nơi nào mừng lễ Ðức Mẹ sốt sắng trọng thể bằng ở đấy. Người ta được xem thấy nơi Ðức Mẹ hiện ra, suối nước của Ðức Mẹ và nhất là được mục kích những phép lạ Ðức Mẹ chữa các bệnh nhân, thì thêm lòng tin cậy và mến yêu Ðức Mẹ.

Những người mừng lễ Ðức Mẹ sốt sắng như thế, chắc sẽ được Người ban nhiều ơn ở đời này và đời sau trên Thiên đàng.

 

NGÀY 26: VIỆC THỨ TƯ NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ÐỨC MẸ LÀ NĂNG ĐỌC KINH KÍNH MỪNG

Trong các kinh người ta quen đọc để cầu xin Ðức Mẹ, chẳng có kinh nào đẹp lòng Ðức Mẹ cho bằng Kinh Kính Mừng.

Ðó là những lời Sứ thần truyền tin cho Ðức Mẹ, là lời bà thánh Isave ca ngợi Ðức Mẹ, cũng là lời Giáo Hội thêm vào để tung hô Ðức Mẹ.

Ðọc Kinh Kính Mừng, người ta nhắc lại cho Ðức Mẹ tin vui mừng Sứ thần đã đem đến cho Người, và phúc trọng Thiên Chúa ban cho Người được làm Mẹ Con Thiên Chúa. Ðọc Kinh Kính Mừng, người ta ca ngợi những phúc cả cao đầy ở nơi Ðức Mẹ từ lúc chịu thai, khi ở thế gian và trót đời Người.

Ðức Mẹ đã tỏ cho bà thánh Melthiđa biết không kinh nào làm đẹp lòng Ðức Mẹ, và sinh nhiều ơn ích cho người ta bằng Kinh Kính Mừng.

Thánh Bênađô kể: chẳng lần nào ta đọc kinh ấy mà Ðức Mẹ chẳng ban ơn. Một ngày kia, ông thánh đi qua tượng Ðức Mẹ vừa đi vừa đọc Kinh Kính Mừng. Ðọc vừa xong, ông thánh thấy Ðức Mẹ gật đầu tỏ ý bằng lòng.

Vì là một kinh đẹp lòng Ðức Mẹ nhất, nên ta hãy đọc kinh ấy cho sốt sắng.

Khi gặp những cơn cám dỗ cheo leo, hãy mau đọc Kinh Kính Mừng.

Sáng ngày khi thức dậy, buổi tối khi đi ngủ, hãy nhớ đến Ðức Mẹ và đọc Kinh Kính Mừng.

Phải đọc kinh ấy với một tâm hồn sốt sắng, đơn sơ như người con ca ngợi Mẹ, thành thực như Sứ thần chào kính Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ có phúc trọng hơn mọi phụ nữ. Xưa Mẹ đã được Sứ thần Thiên Chúa hết lòng cung kính chào mừng Mẹ. Nay chúng con cũng hết lòng mượn lời Sứ thần ca tụng kính mừng Mẹ muôn đời hạnh phúc.

Thánh tích

Có một học sinh tên là Antoniô, đậu tú tài, cha mẹ mừng rỡ thưởng cho anh ta rất nhiều tiền, lại cho đi du lịch bên Balê, một kinh thành có tiếng xa hoa, với những tòa nhà lộng lẫy, với những lối ăn chơi thỏa thích.

Trước khi Antoniô lên đường, có một bà nhờ Antoniô một việc, là vào nhà thờ Ðức Mẹ thắng trận ở Balê, đọc một Kinh Kính Mừng cầu nguyện cho bà ấy.

Antoniô vốn khô khan, thấy bà nhờ việc ấy thì không được hài lòng mấy, phải miễn cưỡng nhận lời bà ấy dặn. Antoniô lưu lại Balê 15 ngày, dong chơi khắp mọi nơi. Mãi đến lúc ra về, Antoniô mới nhớ đến lời bà lão dặn. Lựa lúc vắng người, Antoniô lẻn vào nhà thờ Ðức Mẹ, quì một xó, anh liền cảm thấy mình đầy tội lỗi. Rầu nét mặt, đôi mắt đã bắt đầu sa lệ, giọt lệ thống hối đầu tiên.

Chợt lúc ấy có linh mục chính xứ vào nhà thờ, thấy Antoniô đứng khóc liền hỏi: “Con đi đâu? Có việc gì? Sao lại khóc?”. Antoniô chẳng thưa lại và vẫn nức nở khóc. Linh mục cầm lấy tay Antoniô nói rằng: “Ðây hẳn là một chiên lạc được Ðức Mẹ dắt về cùng Chúa. Con hãy tạ ơn Ðức Mẹ, Người đã hết lòng thương con”.

Antoniô gạt nước mắt thưa: “Lạy Cha, con là kẻ có tội, xin Cha cứu lấy con”. Thầy cả khuyên bảo, yên ủi và giúp Antoniô xét mình xưng tội. Antoniô xưng tội, rước lễ sốt sắng và lưu lại mấy ngày tạ ơn Ðức Mẹ rồi mới về, trong lòng vui sướng nhẹ nhàng.

Về đến nhà, anh kể lại đầu đuôi câu truyện cho mọi người biết hiệu lực của Kinh Kính Mừng trong nhà thờ Ðức Mẹ thắng trận.
****

Kinh Kính Mừng

Kính Mừng Maria đầy ơn phúc: Ðức Chúa Trời ở cùng Bà; Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

Kinh Dâng Mình

Lạy Ðức Bà Maria: lạy Mẹ nhân thay! Con xin dâng mình con cho Ðức Mẹ; mà cho được làm chứng con hết lòng làm tôi Ðức Mẹ, thì ngày hôm nay (hoặc đêm hôm nay) con xin dâng con mắt, lỗ tai, miệng lưỡi, trái tim cùng trót cả và mình con cho Ðức Mẹ. Lạy Ðức Bà Maria, lạy Mẹ khoan thay! Này con thuộc về Ðức Mẹ thì xin Ðức Mẹ gìn giữ con như của riêng của Ðức Mẹ vậy. Amen.

 

NGÀY 27: VIỆC THỨ NĂM NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC MẸ LÀ ĐỌC KINH CẦU ÐỨC BÀ

Năm 1601, Ðức Giáo Hoàng Clêmentê truyền cho giáo dân mọi nơi bỏ các bản kinh khác nhau và nhận bản kinh cầu quen đọc ở nhà thờ Ðức Mẹ Lorêta.

Kinh cầu có 50 câu, mỗi câu là một bông hoa xinh tươi dâng lên Ðức Mẹ, mỗi câu là lời ca dịu dàng, mỗi câu là một bản kinh sốt sắng. Cả kinh cầu là một bản nhạc hùng hồn và êm ái, càng đọc người ta càng vui thích, càng nghe càng thấy dịu dàng. Câu thưa: “Cầu cho chúng con” lại là một tiếng kêu van thảm thiết, như một tên bắn vào Trái tim Mẹ, để mở rộng kho từ ái Mẹ.

Ta phải quí trọng kinh ấy, ta phải năng đọc, và đọc sốt sắng. Ðó là những lời ca tụng đẹp lòng Ðức Mẹ, và những tiếng kêu van thảm thiết nài xin lòng từ ái Mẹ.

Thánh tích

Cha Auriêma nói về lòng tôn sùng Ðức Mẹ có kể tích này:

Ở tỉnh Normandi bên Pháp, người ta bắt được tướng cướp đem nộp cho nhà chức trách. Nhà chức trách điều tra lý lịch, thấy anh ta đã can án nhiều vụ cướp thì lên án xử tử. Lý hình vừa sắp chém đầu, thì anh ta kêu lên: “Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ thương cho con được xưng tội trước khi chết”. Người ta sợ hãi liền tìm thày cả cho anh ta xưng tội. Thầy cả giải tội hỏi anh ta xưa nay có làm việc gì đáng Ðức Mẹ thương, thì anh ta trả lời: “Khi còn bé con siêng năng đọc kinh cầu Ðức Mẹ, và đọc các ngày thứ bảy”.

Suy tích này ta biết Kinh cầu Ðức Mẹ có hiệu lực và người năng đọc kinh ấy được Ðức Mẹ thương yêu dường nào.

 

NGÀY 28: VIỆC THỨ SÁU NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC MẸ LÀ ĐỌC KINH LẠY NỮ VƯƠNG

Ðây là gốc tích kinh Lạy Nữ Vương. Vào khoảng năm 1100, bên Ðức, có một gia đình sang trọng đạo đức, sinh được một con trai đặt tên là Herman. Herman lọt lòng với một hình thù xấu xa lại tàn tật. Ðứa bé thấp lùn, mồm méo, lớn lên lưng còng, ăn nói thì ngập ngọng, lại thọt một chân. Tâm trí thì u mê tối tăm, dáng bộ ngờ nghệch không biết gì.

Cha mẹ thấy con mình tàn tật dốt nát làm vậy thì thương hại, lại xấu hổ không cho con ra khỏi nhà.

Herman lên 12 tuổi, cha mẹ rước một thầy dòng về nhà để dạy con mình. Suốt hai năm trời, Herman chỉ học được mấy lẽ cần trong đạo như: Một Thiên Chúa ba ngôi, dựng nên trời đất, tổ tông phạm tội, Ngôi Hai xuống thế làm người trong lòng Trinh Nữ Maria, chịu chết trên Thánh Giá để chuộc tội thiên hạ…

Herman lên 16 tuổi mới đủ trí khôn nhận thấy mình tàn tật và kém chúng bạn. Herman sinh buồn bã, đêm ngày những than thân tủi phận.

Thầy dòng thấy học sinh của mình buồn bã đêm ngày, thì khuyên bảo cậu chạy đến cùng Ðức Mẹ và vững vàng trông cậy Người cứu giúp. Herman vâng lời thầy, cầu xin Ðức Mẹ ba năm trời, mà chẳng được kết quả gì. Mặc dầu vậy Herman không ngã lòng, cứ tiếp tục cầu nguyện.

Một ngày kia, Herman cảm thấy mình sầu khổ hơn mọi khi, liền đến trước bàn thờ Ðức Mẹ kêu van rằng: “Lạy Mẹ là Nữ Vương trời đất, là Mẹ nhân ái, là sức sống, là nguồn vui, là hy vọng của con, con là con cháu khốn nạn của Evà, ở chốn khách đầy đau khổ, kêu van xin Mẹ ghé mặt thương xót. Ðến giờ sau hết xin cho con được về trời xem thấy Chúa Giêsu Con Mẹ, lạy Mẹ nhân ái”.

Sau mấy lời kêu van thống thiết, Herman thấy Ðức Mẹ hiện ra sáng láng tốt đẹp và bảo: “Herman, con yêu của Mẹ, Mẹ đã nghe lời con cầu xin. Mẹ cho con chọn một trong hai điều này: một là khỏi các bệnh tật phần xác, hai là được trở nên thông thái, con muốn điều nào tùy ý”.

Herman bấy lâu khổ cực vì bệnh tật cũng như đau lòng vì trí khôn thấp kém. Cậu nghĩ ngợi một lúc, rồi quả quyết trả lời: “Con xin Mẹ trí thông minh”. Ðiều Herman xin đẹp lòng Ðức Mẹ. Người cho Herman được trí thông minh lại cho khỏi các tật bệnh phần xác nữa.

Từ đó Herman chăm chỉ học hành, nổi tiếng thông minh vượt hẳn chúng bạn. Sau Herman trở nên một nhà tu hành thông thái chép nhiều sách có giá trị. Ðể tạ ơn Ðức Mẹ, thầy Herman đặt lại kinh Nữ Vương cho mọi người đọc.

Kinh Lạy Nữ Vương là những lời cầu nguyện vắn tắt, khiêm nhường đơn thật, và là những lời kêu van thảm thiết của một tâm hồn đau khổ, trong lúc cô đơn, chỉ còn biết nương tựa cậy trông vào Ðức Mẹ. Cũng là một kinh giáo dân quen đọc và đọc nhiều lần trong một ngày.

Trong các tu viện, lúc ngày tàn, người ta thấy các thầy dòng hội nhau trong nhà thờ hát kinh ấy với giọng điệu chân thành yêu mến sốt sáng.

Xưa thánh Vixentê bị bọn cướp bể bắt sống bán đi làm tôi. Trong những năm bị lưu đầy khổ sở, ông thánh đọc kinh Lạy Nữ Vương để tự yên ủi mình và được sức mạnh vui chịu mọi đau khổ. Nhiều người ngoại giáo nghe người đọc kinh ấy sốt sắng thảm thiết, thì cảm động và xin theo đạo.

Vậy ta hãy quí trọng và năng đọc kinh Lạy Nữ Vương. Nhất là lúc gặp đau khổ, ta hãy ngửa mặt kêu xin Mẹ thương xót ta ở chốn lưu đày này, và đến giờ sau hết xin Mẹ đem ta về trời, xem thấy Chúa Giêsu, Con Mẹ đời đời.

Thánh tích

Trong lịch sử dòng thánh Augustinô, kể tích một thầy dòng đạo đức đã có tuổi, mắc bệnh nặng sắp chết. Nằm trên giường bệnh, thầy nghĩ đến giờ phải đứng trước tòa Chúa phán xét thì lo buồn khiếp sợ. Anh em trong dòng an ủi và khuyên thầy hãy vững vàng tin ở lòng nhân từ vô cùng Thiên Chúa nhưng thầy cũng chẳng bớt sợ hãi lo buồn.

Có lần thầy quá khiếp sợ đến nỗi phát khóc một hồi lâu. Bỗng chốc Ðức Mẹ hiện ra lấy lời dịu dàng phán bảo rằng: “Ớ con, con đừng sợ! Lúc còn khỏe, ngày nào con cũng đọc kinh Lạy Nữ Vương, ước mong được xem thấy Chúa Giêsu Con Mẹ, Mẹ nghe lời con sau khi chết, Mẹ sẽ đưa con về trời xem thấy Chúa Giêsu muôn đời”.

Bệnh nhân bấy giờ mới yên lòng và vững vàng cậy trông cho đến khi nhắm mắt bằng yên trong tay Ðức Mẹ.

 

NGÀY 29: VIỆC THỨ BẢY NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC MẸ LÀ ĐỌC KINH HÃY NHỚ

Thánh Bênađô là một bậc đại thánh, rất nhiệt thành trong việc rao giảng nước Chúa và cổ động phong trào sùng kính Ðức Mẹ. Người đã soạn nhiều bài giảng rất hay để ca tụng Ðức Mẹ, hay nhất là bài giảng về ngày lễ Ðức Mẹ lên trời. Ít lâu sau có một người trích một đoạn trong bài giảng ấy đặt ra kinh Hãy Nhớ. Nên người ta gọi kính ấy là kinh ông thánh Bênađô.

Cũng là một kinh người ta năng đọc và rất đẹp lòng Ðức Mẹ.

Ở Balê, có một người cũng tên là Bênađô, lúc còn thanh niên, mê theo đường tội, sau nhờ ơn Ðức Mẹ và năng đọc kinh Hãy Nhớ, nên được lòng hối cải và sau chịu chức Linh mục, làm tuyên úy các tù nhân bị án tử. Ðể tạ ơn Ðức Mẹ, cha Bênađô khuyên bảo mọi người năng đọc kinh Hãy Nhớ. Người quả quyết rằng: Dù tội nhân cứng lòng thế nào, nếu đọc kinh Hãy Nhớ thì chắc chắn sẽ được ơn hối cải. Người quả quyết như thế vì đã mục kích nhiều lần.

Cha Bênađô lại thuê in hàng vạn bản kinh ấy, phát đi các nơi cho mọi người đọc, và chép một quyển sách để lại những phép lạ Ðức Mẹ đã làm để cứu những ai hết lòng trông cậy và sốt sáng đọc kinh ấy.

Biết bao tội nhân cứng lòng đã được ơn sám hối, biết bao bệnh nhân được lành khỏi, biết bao nhiêu người mắc cơn nguy hiểm phần hồn phần xác được khỏi, vì đã vững vàng trông cậy đọc kinh Hãy Nhớ.

Kinh Hãy nhớ xưng hô lòng trông cậy vững vàng ở quyền thế từ ái Ðức Mẹ. Sự trông cậy là chìa khóa mở kho tàng chứa nguồn ân sủng của Ðức Mẹ.

Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Ðức Mẹ xin bào chữa cứu giúp mà Ðức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời.

Ðó là cả một bài ca lòng lân tuất không bờ bến của Ðức Mẹ. Thật vậy, lòng từ ái Mẹ mênh mông như biển cả. Người cứu vớt ban ơn cho mọi thứ người. Người chẳng hề từ chối ai đến kêu cầu Mẹ và đọc kinh Hãy Nhớ. Cho nên người ta gọi kinh ấy là kinh Ðức Mẹ làm phép lạ. Vậy ta hãy năng đọc kinh ấy cho sốt sắng mọi ngày trong đời ta.

Thánh tích

Thời Cha Bênađô giảng đạo, có một tay hung đồ bị án xử tử. Mặc dầu những lời khuyên van của Cha Bênađô, hắn ta cứng lòng nhất định không chịu xưng tội. Ngày xử án, Cha Bênađô lại hết lòng khuyên van, nhưng hắn chẳng nghe. Lần này Cha Bênađô không khuyên hắn xưng tội nữa, chỉ nài hắn ta đọc kinh Hãy Nhớ. Mặc dầu những lời dỗ dành ngon ngọt, hắn ta cũng để ngoài tai. Cha Bênađô cố ép mãi, sau cùng hắn nể lòng gượng đọc hết kinh Hãy Nhớ. Ðọc dứt kinh, người ta trông thấy mặt hắn ta tái nhợt đi. Anh ta bị xúc động quá mạnh, giọt nước mắt đầu tiên đã bắt đầu từ từ rơi trên đôi má. Anh đã được ơn thống hối, và xin Cha Bênađô giúp mình xưng tội.

Nhờ sức mạnh của kinh Hãy Nhớ, người cứng lòng ấy đã được ơn thống hối trước khi bị xử.

****
Kinh Hãy Nhớ (xin xem trang 78)

 

NGÀY 30: VIỆC THỨ TÁM NGƯỜI TA QUEN LÀM ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC MẸ LÀ làm tuần ba ngày (tam nhật) hay chín ngày (cửu nhật)

Giáo dân có thói quen muốn xin Ðức Mẹ ơn gì, hoặc xin cho tội nhân được hối cải, hay bệnh nhân được lành khỏi, hoặc xin khỏi ôn dịch thần khí hay khỏi mùa đói khát… thì cầu nguyện làm việc lành dâng cho Ðức Mẹ đủ ba ngày hay chín ngày.

Sự đó rất đẹp lòng Ðức Mẹ và đáng Người ban ơn cho ta; ta cầu nguyện Ðức Mẹ một lần thôi, mà còn được Ðức Mẹ thương, phương chi cầu nguyện ròng rã ba ngày hay chín ngày liền. Cách cầu nguyện đó tỏ ra ta khiêm nhường, kiên nhẫn và đầy lòng tin tưởng ở Ðức Mẹ.

Hằng năm biết bao người làm tuần ba ngày hay tuần chín ngày, đã được Ðức Mẹ thương: người thì được ơn hối cải, người thì khỏi cheo leo phần hồn phần xác, người thì được công ăn việc làm. Có người lưu lạc đã được hồi hương, có người mất của lại tìm thấy, và còn biết bao ơn khác nữa…

Muốn làm tuần ba hay tuần chín ngày thì phải giữ những điều này:

1- Sự ta xin phải là sự lành, đẹp lòng Chúa và có ích cho linh hồn ta.

2- Trong tuần ấy phải xưng tội rước lễ, vì chỉ ai có nghĩa cùng Chúa mới đáng Ðức Mẹ thương ban sự ta có ý xin.

3- Lại phải làm việc lành trong tuần ấy hơn mọi khi giữ lòng sạch tội hơn, đọc kinh cầu nguyện, làm phúc bố thí nhiều hơn. Hết mọi việc hãy dâng qua tay Ðức Mẹ.

4- Cuối tuần ta phải dâng mình cho Ðức Mẹ, hết lòng tạ ơn Ðức Mẹ.

Nếu ta chưa được ơn ta xin, thì lại làm hai, ba tuần nữa, vững vàng cầu xin cho đến khi được ơn ấy.

Ta hãy tin tưởng: xưa nay chưa hề nghe có ai chạy đến kêu xin Mẹ thương, mà Mẹ từ bỏ.

Lạy Mẹ Maria, là Ðấng hay chữa kẻ khốn khó, yên ui kẻ khổ cực, ban ơn cho kẻ thiếu thốn, xin ghé mắt thương xem và nghe lời chúng con cầu xin.

Thánh tích

Truyện sau đây xẩy ra ở bên Pháp. Một ông tướng có lòng đạo, lại cậy trông và kính mến Ðức Mẹ lắm. Ngoài hai vợ chồng trẻ và anh làm bếp, ông còn 3 đứa con đang còn măng sữa.

Ông phải thuê một chị sen để trông nom trẻ nhỏ. Chẳng may chị sen phải chứng động kinh. Bà vợ muốn đuổi chị sen về không nuôi nữa. Nhưng ông chồng cho thế là thiếu đức yêu người. Nên ông bảo cứ nuôi và chạy thuốc cho chị. Lại bảo cả nhà hợp ý cùng mình làm tuần chín ngày khấn xin Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp thương chữa người đầy tớ mình. Qua một tuần chín ngày, bệnh tình chị sen không thuyên giảm, lại càng tăng. Bà vợ hầu ngã lòng nói ra nói vào oán trách chồng. Nhưng, với lòng sốt sắng và cậy trông, ông bảo: “Bà đừng vội ngã lòng, chúng ta chưa được như ý, có khi vì Chúa muốn thử lòng chúng ta. Có khi vì lời cầu xin của chúng ta chưa đủ sốt sắng và tin tưởng. Vậy ta hãy làm tuần chín ngày khác và cứ tiếp tục cho đến khi được như lời khẩn nguyện, vì lời xưa Chúa phán ‘Hãy xin thì sẽ được’ có lẽ nào sai!” Vì thế ngay từ sáng hôm sau cả nhà lại tiếp tục làm tuần chín ngày khác và cứ thế kéo dài mãi đến 4 lần 9 ngày mà bệnh chị sen không thấy bớt. Nhưng viên tướng chẳng sờn lòng chút nào, ông lại càng tăng lời cầu nguyện đêm ngày.

Một buổi sáng, đi lễ về, ông vào phòng, đóng cửa lại, sấp mình dưới tượng Ðức Mẹ và kêu van: “Lạy Mẹ nhân lành, Mẹ biết lòng con kính mến và trông cậy Mẹ. Con đã quyết với bạn con: Mẹ sẽ không bỏ lời con cầu xin cũng như xưa nay chưa bỏ lời ai cầu khẩn Mẹ. Vậy để hiển danh Mẹ, xin Mẹ ban cho con ơn con xin Mẹ từ lâu”.

Cầu xin xong, ông thấy lòng vui mừng như niềm tin tưởng mong ước của ông đã thành sự thật. Ông tự nhủ: Mẹ đã nghe lời ta rồi. Mà thật, từ hôm ấy, chị sen không lên cơn động kinh nữa.

Tạ ơn Ðức Mẹ muôn đời.

 

NGÀY 31: THÀNH TÂM KÍNH MẾN ÐỨC MẸ CHẮC CHẮN SẼ ĐƯỢC RỖI LINH HỒN

Thế nào là thành tâm kính mến Ðức Mẹ?

Ta nhận thấy: có người hiến dâng toàn thân cùng mọi việc mình làm cho Ðức Mẹ nhận Người làm Mẹ bênh vực và chỉ dẫn trong mọi công việc. Họ hết sức noi gương bắt chước Ðức Mẹ. Giữ giới răn Chúa và sống cuộc đời đạo đức sốt sắng. Những người này thật xứng đáng là con cái thành tâm kính mến Ðức Mẹ cách trọn hảo.

Lại nhiều người khác, cũng vui lòng hiến thân cùng mọi công việc mình làm cho Ðức Mẹ, nhưng đôi khi còn sa ngã theo tính xác thịt lỗi giới răn Chúa. Họ chưa được vững vàng trong đường thánh thiện như hạng người trên. Nhưng, sau cơn yếu đuối, họ biết trở về cùng Chúa ngay, cậy nhờ Ðức Mẹ giúp sức. Những người này cũng là con cái thành tâm mến Mẹ. Tuy có khi sa ngã, vì còn mang xác thịt loài người, nhưng biết ăn ở như tích người con phung phá trở lại.

Sau hết, còn một hạng người, chúng ta thường gặp. Họ là những người, tuy cũng có khi siêng năng đi lễ và đọc kinh cầu nguyện. Nhưng nói đúng, họ chỉ đạo đức sốt sắng lúc ngồi trong nhà thờ mà thôi. Còn đời sống hằng ngày thì những bê tha, tội lỗi, ích kỷ, cay nghiệt… Họ sống hời hợt không cố gắng hy sinh noi gương mến Chúa yêu người thành tâm kính mến Ðức Mẹ đâu. Ðối với họ, Ðức Mẹ luôn luôn rộng lòng thương chờ đón họ. Vậy họ hãy cứ tiếp tục làm việc lành đã quen làm xưa nay. Họ hãy mau mau trở về cùng Chúa và Ðức Mẹ, hãy thành thực yêu mến Mẹ đi, hãy ăn ở sốt sắng đạo đức thật.

Chúng ta hãy thành tâm kính mến Ðức Mẹ cho vững vàng. Ta đừng bắt chước như ai: lúc được sự may mắn hoặc không bị tai ương thì sốt sắng cầu khẩn Ðức Mẹ, còn lúc gặp sự trái ý buồn bực hoặc tai vạ phần xác hoặc bị cám dỗ trong tâm hồn thì sờn lòng cậy trông và lửa kính mến Ðức Mẹ tắt dần. Những người ấy làm cho Ðức Mẹ đau lòng biết mấy.

Lạy Mẹ Maria, nay là cuối tháng của Mẹ, chúng con tạ ơn Mẹ vì đã ban cho chúng con tháng vừa qua để tôn kính Mẹ, chúng con tạ ơn Mẹ vì các ơn Mẹ đã ban cho chúng con xưa nay và nhất là trong tháng này.

Lạy Mẹ, giờ đây, quì trước nhan thánh Mẹ, chúng con xin phó mình chúng con cho Mẹ, xin Mẹ vui lòng nhận lấy chúng con. Xin Mẹ ở bên chúng con liên, để khi vui lúc buồn, chúng con hằng làm đẹp lòng Chúa Giêsu và Mẹ. Xin Mẹ hãy ở gần chúng con, nhất là trong giờ chết, để đời chúng con, thành một đời kính mến Chúa và Mẹ. Và sau hết, xin đưa chúng con về cùng Mẹ ở trên thiên đàng.

 

Thánh tích

Xưa, ở thành Milano nước Ý, có Maria 19 tuổi, mồ côi cha từ thuở nhỏ. Con nhà nghèo khổ. Maria đi chăn chiên thuê để kiếm cơm ăn. Cô rất đạo đức sốt sắng. Cô có lòng yêu mến Ðức Mẹ lắm. Thường khi chăn chiên một mình vắng vẻ, Maria hay lần hạt và hát kính Ðức Mẹ.

Một hôm ngồi dưới bóng cây sồi, đang lúc Maria lên cung véo von ca ngợi Ðức Mẹ chợt có ông chủ rạp hát thành Milăng qua đấy. Nghe giọng du dương êm ái của cô, ông rất ngạc nhiên: nơi đồng ruộng mà có thiếu nữ hát hay như vậy. Ông rất khâm phục cái tài hiếm có của Maria. Ông vội dừng bước lân la gợi chuyện.

“Chào cô, cô hát hay quá. Chẳng hay cô quê quán ở đâu, học nghề hát từ bao giờ mà giỏi thế. Nhưng tôi không khỏi không thương hại một người không biết dùng tài của mình, mà để cuộc đời phải vất vả tiều tụy như cô. Vậy nếu cô bằng lòng, tôi xin sẵn sàng giúp đỡ cô. Và tôi hy vọng: cô chỉ cần tập luyện thêm một thời gian ngắn là có thể trở nên danh ca vô địch, không rạp hát nào có thể hơn được, như thế dĩ nhiên cô sẽ hái ra tiền và chẳng bao lâu trở thành giàu có phú quí”.

Maria lãnh đạm trả lời: “Dù ông cho tôi nhiều vàng bạc thế nào đi nữa, dù trở nên giàu có đến đâu, thì cũng không đời nào tôi đi theo ông, mà dùng miệng lưỡi này để ca hát điều hoa tình lãng mạn. Vì thế là tự gieo mình xuống hỏa ngục, và còn làm dịp cho nhiều người phải phạt trong biển lửa ấy nữa. Tôi đây, dù có ăn đói mặc rách, mà được sống đời trong sạch để kính mến Ðức Mẹ, còn hơn là ở lầu son gác tía mà làm con hát. Thôi xin phiền ông đừng nói đến chuyện ấy nữa kẻo uổng công”

Ông chủ rạp hát biết có nói cũng bằng thừa nên ông hỏi thăm tìm vào nhà cô. Lúc gặp mẹ cô, ông nói chuyện thuê Maria làm con hát và hứa sẽ trả tiền nhiều cho cô. Vì đang gặp cơn túng quẫn, mẹ cô Maria nhận lời ngay.

Chăn chiên về, Maria biết chuyện thì buồn rầu vô cùng. Dù mẹ khuyên răn, dù chú dì giảng giải, cho đó là việc hiếu với mẹ và yêu các em, Maria không khỏi lo buồn và bối rối.

Ðêm hôm ấy Maria trằn trọc đến sáng. Không biết nghe theo bên nào: Vâng lời mẹ đi làm con hát thì không thể giữ linh hồn trong trắng, đẹp lòng Chúa và Ðức Mẹ được…Mà nếu không nghe lời mẹ, thì mẹ ghét bỏ, đánh mắng, và gia đình vẫn phải sống trong sự túng đói. Giữa lúc bối rối lo lắng, âu sầu, cô sực nhớ đến Ðức Mẹ, cô vội quì gối, đôi mắt đẫm lệ ngước nhìn ảnh Ðức Mẹ và nói: “Lạy Mẹ Maria rất nhân từ; xin Mẹ giúp con đừng bao giờ trở nên thù địch với Mẹ. Xin Mẹ giúp con quyết chí dù sống chết không bao giờ bỏ Mẹ”. Cầu nguyện xong, cô thấy mình khoan khoái nhẹ nhàng và bình tĩnh.

Trưa hôm sau, đúng hẹn, chủ rạp hát đưa xe đến dẫn Maria ra tỉnh. Trước lời đe loi của mẹ, lời van xin của chú dì và làng xóm, Maria đành gạt nước mắt bước lên xe. Nhưng trong lòng không ngớt cầu xin Ðức Mẹ cứu giúp mình. Ðến rạp, thừa lúc được tự do, Maria lấy một viên gạch đập gẫy hai răng cửa, vì trước đây, cô đã nghe một chị bạn nói: người hát hay, nhưng đã mất răng cửa thì không thể hát được như trước nữa.

Trước cử chỉ gan dạ đó của Maria, chủ rạp hát phải khâm phục và không thuê nữa.

Lạy Mẹ nhân từ, là Mẹ chúng con, xin cho chúng con được gan dạ yêu mến Chúa và Ðức Mẹ dù phải hy sinh mọi sự, dù tính mạng, dù tài năng, xin Mẹ cho chúng con được sẵn lòng đủ can đảm hy sinh để luôn được Chúa và Ðức Mẹ làm phần thưởng.

 

print