Sứ Điệp Loài Hoa

print

Sứ Điệp Loài Hoa

Truyện kể về Đức Giêsu qua sứ điệp loài hoa

Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

www.memaria.org

(Bài chia sẻ của Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn về đề tài: Tôi đã gặp Đức Kitô như thế nào trong đời tôi?)

Sứ điệp loài hoa là tên cuốn sách nhỏ, dày 48 trang. Mỗi trang chỉ có vài chục dòng kể về những bông hoa và sứ điệp của chúng gửi cho con người. Nhưng đối với riêng tôi, tập sách còn ẩn giấu câu chuyện về tình yêu và quyền năng mà Đức Giêsu muốn chia sẻ mỗi khi tôi gặp thử thách trong đời.

▪ Vào tháng 8 năm 1990, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình bảo tôi phải làm cái gì cho giới trẻ. Tôi hứa với ngài sẽ viết một tập sách nhỏ về các loài hoa. Tháng Giêng năm 1993, cuốn sách ra mắt lần đầu tiên và được các bạn trẻ nồng nhiệt đón nhận. 15.000 cuốn bán hết ngay trong tháng và tiếp tục in thêm 20.000 cuốn trong lần tái bản I. Đức Tổng Phaolô rất vui và ngài đã viết thư xin Sở Văn hoá Thông tin TP.HCM cho phép tái bản lần II. Tuy nhiên, dù Đức Tổng Phaolô đã viết thư đến lần thứ ba để xin phép tái bản nhưng Sở Văn hoá Thông tin đã không trả lời.. Mãi sau này tôi mới hiểu, do bài viết về loài hoa bất tử nên tập sách đã bị liệt vào loại sách cấm.

▪ Hè năm 1993, tôi gặp bà Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâu, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM. Bà mời tôi đến gặp người em rể tại một căn biệt thự ở đường Tú Xương. Ông bị tê liệt và đi lại rất khó khăn. Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau khoảng 1 giờ. Trước khi ra về, ông tha thiết mời tôi trở lại vào 9 giờ sáng hôm sau, dù 15 giờ chiều ông phải đáp máy bay sang Canada. Hôm đó là ngày 12-6-1994.

▪ Tôi trở lại thăm ông cùng với bà Lâu, dành 15 phút để xoa bóp cánh tay ông và xin phép được cầu nguyện cho ông. Sau vài lời kinh tôi nói với ông:

– Xin ông giơ tay lên.

– Ông ngạc nhiên nhìn tôi và nói: Cánh tay tôi đã chết từ 4 năm nay rồi. Tôi đã đi chữa ở hầu hết các nước XHCN và thậm chí ở vài nước tư bản, nhưng các bác sĩ đều bảo cánh tay tôi chết rồi.

– Tôi vẫn tha thiết xin ông giơ cánh tay lên.

Bỗng nhiên, ông giơ cánh tay lên khỏi đầu và làm đi làm lại mấy lần, đôi mắt mở to vì ngạc nhiên pha lẫn vui sướng. Rồi ông hỏi tôi:

– Tôi có thể làm gì cho linh mục?

– Thưa bác, tôi đến đây chỉ để cầu nguyện cho bác và không xin gì cả.

Ông quay sang hỏi bà Lâu:

– Tôi có thể giúp gì cho linh mục này?

Bà Lâu nói với ông rằng tôi phải lo in các sách cho toà tổng giám mục TP.HCM và từ mấy năm nay không được phép in cuốn sách nào, ngay cả việc tái bản cuốn Sứ điệp Loài hoa.

– Chị có cuốn sách đó ở đây không? Ông hỏi.

– Bà Lâu vẫn giữ cuốn sách nhỏ của tôi trong ví nên lấy ra đưa cho ông xem. Ông lật qua lật lại mấy trang, rồi bước tới bàn làm việc, cầm lấy điện thoại và gọi đến vài nơi. Ít phút sau ông nói với tôi:

– Xin linh mục cứ yên tâm. Chừng một tháng nữa khi ở Canada về, tôi hy vọng linh mục đã có phép in các sách như thế này.

Quả thật, hơn một tháng sau tất cả 30 cuốn sách trong kế hoạch in ấn năm 1994 của Toà Tổng Giám mục đã được cấp giấy phép xuất bản, trong đó cuốn Sứ điệp Loài hoa được tái bản với số lượng 20.000 cuốn và 10.000 cuốn song ngữ Anh-Việt (GP số 18-11/CXB, cấp ngày 16-01-1995).

▪ Với sự can thiệp này, tập sách không còn bị liệt vào loại sách cấm và được phép tái bản nhiều lần sau đó. Chỉ riêng Toà Tổng Giám mục đã tái bản tới 5 lần và số lượng đạt 145.000 cuốn, không kể số sách in lậu của các nơi khác. Năm 2006, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giáo phận Đà Lạt, xứ sở của loài hoa đã nhờ anh Nguyễn Ngọc Hiệp làm cho tôi băng hình Sứ điệp Loài hoa với giọng đọc Anh-Việt của các nhân viên đài Chân lý Á Châu (Veritas in Asia-Philipphines) để các bạn trẻ vừa có những hình ảnh sống động của các loài hoa đẹp, vừa nghe được sứ điệp mà Đức Giêsu muốn chuyển đến qua đàn em thụ tạo của Người. Đây là quà tặng quý giá mà tôi không bao giờ ngờ tới trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

▪ Tác động của Đức Giêsu đối với tập sách nhỏ bé này như muốn thôi thúc tôi loan báo sứ điệp của Người không phải chỉ trên những loài hoa mà còn trong cuộc đời của mỗi người đang sống quanh tôi. Chính nhờ lời yêu thương và quyền năng Người đã tạo thành ta, cứu độ ta, thì cũng nhờ lời ấy, Người sẽ cho ta được tham dự vào thần tính của Người để ta thành loài hoa đẹp trong cánh đồng trần thế hôm nay. Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

 

▪ ▪ Lời người sọan sách này: Trang web (www.memaria.org)cho tôi copy bài trên đây của Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, sau đó tôi được dẫn đến 2 trang web khác là (www.thoiaotrang.com) và (www.bacbaphi.com.vn) Nghệ Thuật Sống P38 để có sứ điệp của các lòai hoa như dưới đây. Còn cuốn sách mà Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn kể trên thì tôi không có. (Gsc, ĐT 0793.851.167)

 

1) Hoa Đại (frangipani flower)(www.thoiaotrang.com)

Loài hoa dạy tôi bài học quảng đại vì cả một đời tỏa hương thơm và khi chết đi, còn giao thân xác khô héo cho con người làm thuốc. Quảng đại chính là rộng rãi trong quan hệ với vật chất và bao dung trong quan hệ với con ngườị Quảng đại là mở lòng để tha thứ, cảm thông, và mở tay để chia sẻ quà tặng của Tạo Hóa thay vì giữ khư khư tất cả. Thời buổi ngày nay nhiều người thường mua bán đổi chác chứ ít khi nào biết trao tặng, cho đị Nếu có cho đi, người ta lại chỉ cho những vật thừa, chất thải, chứ không dám cho cả con người mình như loài hoa quảng đạị Có người nói rằng mình sẵn sàng cho kẻ nào xứng đáng. Loài hoa đâu có phân biệt thế. Hương hoa lan tỏa cho người tốt cũng như kẻ xấu và xác hoa làm thuốc cho người công chính cũng như kẻ gian tà. Không biết bao giờ con người mới học hết bài học của cỏ câỷ

2) Hoa lưu li (forget-me-not) (www.thoiaotrang.com)

Những cánh hoa màu tím gửi lời nhắn nhủ thết tha: “Xin đừng quên tôi”. Nhưng ai còn nhớ và ai đã quên, nhất là khi ta vắng mặt sau cuộc đời trần thế? Nhiều người làm việc gì, cho vật nào cũng muốn ghi dấu ấn mình trên đó như để người khác khỏi quên. Nhưng chính khi ta biết quên mình, quên quyền riêng mình, ta lại tìm được mình mãi mãị Bài học này tôi đã nhận được từ những dòng sông.

▪ Lòng cửu Long đầy phù sa, dòng Hồng Hà đỏ thắm hay dòng Hương Giang lững lờ, tất cả đều chảy ra biển. Ta tưởng chừng như chúng đã chết khi hòa mình vào biển cả. Vậy mà không một con sông nào muốn chảy ngược dòng nên không một giọt nước nào của chúng bị mất. Hơi nước từ biển bốc lên thành mây, thành mưa trả lại cho chúng dòng nước tinh khiết từ trờị Hiểu được bài học đó, tôi mới biết âm thầm làm việc, chẳng còn lo ai nhớ, ai quên.

3) Hoa tigôn (bleeding heart) (www.thoiaotrang.com)

Cành hoa tigôn vượt tường bê tông cốt thép leo sang nhà bên ca.nh. Cô bé láng giềng ngắt trộm cánh hoa đỏ tươi ép vào tập vở học trò tặng bạn. Hoa trở thành sứ giả chuyển lời tình yêu cho những con ngườị Vậy mà có lần hoa tigôn cứ ám ảnh tôi về những thất bại trong cuộc tình tưởng tượng theo lời thơ của T.T.Kh để thương vay khóc muơớn, dù trái tim học trò chưa từng tan vỡ và vết thương lòng không có những giọt máu hồng rơị Có lẽ cành hoa nhắc nhở ta về tình thương nhân loại bao la, với những trái tim nho nhỏ quấn quanh nhau như vòng tay của đàn em thơ trên bãi biển đang hát vang bài: “Trái đất này là của chúng mình…”. Vòng tay xanh đại dương giống như màu lá ôm tròn năm châu với những con người có trái tim hồng thắm dù màu da bên ngoài có thể là vàng, đỏ, trắng, đen, nâụ Tình thương chân thành sẽ luôn luôn vượt mọi bức tường ngăn cách để khâu chặt con người với nhau bằng sợi chỉ ngũ sắc nhiệm mầụ

4) Hoa Muống Dại (wild spinach) (www.thoiaotrang.com)

Loài hoa nhắc nhở anh em chúng mình về bữa ăn hằng ngày có đĩa rau muống đơn sợ

Bữa cơm đầy tình thương của mẹ với bao nhei^u vất vả lo lắng cho đàn con, chỉ mong sao con mình khỏe mạnh có sức học hành. Mâm cơm đầy tình thương của cha sau bao giờ khó nhọc ngược xuôi, chỉ mong sao con mình khôn lớn thành ngườị Mồ hôi cha đổ có khi còn nhiều hơn bát canh trước mắt. Nên dù lỡ canh có nhạt và cơm có nát ta cũng hãy vui vẻ cầm bát lên ăn. Em đừng quên lời mời đặc biệt của người Việt Nam em nhé. Lời mời giúp ta ý thức bổn phận đối với gia đình, dân tộc để sẵn sàng xới cơm và nhường cho nhau những miếng ăn ngon. Nếu ta chưa biết nhường nhau con tôm, miếng thịt, chắc sau này ta sẽ giận hờn đâm chém nhau vì một chút lợi, chút danh. Lúc ấy ta chỉ là một loài muống dại chứ không thể trở thành ngọn rau bỗ dưỡng cho con ngườị

5) Hoa mướp (luffa blossoms) (www.thoiaotrang.com)

Loài hoa nhắc nhở anh em chúng mình về ngọn rau, cây giá mà ta ăn mỗi bữạ

-Em ơi, trong bữa ăn chiều nay, có bao giọt mồ hôi đổ trên ruộng đồng, bón cho cây lúa đơm bông? Có bao giọt nước mắt khóc người vùi thân trong biển cả để kéo về cho ta con tôm, con cá? Có bao giọt máu hồng thấm vào lòng đất nước để bảo vệ quê hương?

Mỗi lần dùng bữa là chúng ta mắc nợ mọi người, mọi vật: nợ sự sống ân tình, nợ mồ hôi nước mắt, nợ máu xương trí tuê.. Món nhợ lớn lao ấy không thể trả bằng những đồng bạc ở chợ đờị Ta sẽ sống như thế nào để “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” như Nguyễn Công Trứ xưa em nhỉ!

6) Hoa râm bụt (hibiscus) (www.thoiaotrang.com)

Hàng rào râm bụt gợi cho tôi những ưu tư về quê hương.

Đất nước tôi có đồng ruộng cò bay thẳng cánh, nhưng con người lại chia cắt thành những mảnh nhỏ với bờ đất bao quanh khiến cho máy cày, máy gặt không thể hoạt đô.ng. Vì thế nên nhiều người cứ lẽo đẽo theo sau con trâu, cái cày của mấy ngàn năm trước. Quê hương tôi có biển trời bao la, không khí trong lành. Nhưng nhiều người lại muốn xây nhà lầu, tường cao để tự giam thân trong ngục tù ích kỷ. Họ đổ rác, phóng uế ra ngoài đdường, ngoài ngõ cho nhà riêng của mình sạch mà quên rằng chính họ cũng đang thở bầu khí chung của cả loài ngườị Ước mong nhà với nhà chỉ ngăn cách bằng hàng rào râm bụt sơ sài để mỗi sáng cả hai bên chia đều cho nhau màu tươi trên cành hoa đỏ thắm.

7) Hoa cánh chuồn (cosmo) (www.thoiaotrang.com)

 

Không hiểu ai đã đặt tên “vũ trụ” (cosmo) cho loài hoa họ cúc mỏng manh nàỵ Tên đó gợi ta nhớ đến tình thương bao la của vạn vật. Một con giun vẫn gắng lê thân về chỗ đất ẩm để sống dù đã bị chân ta vô tình giẫm phảị Một thân cây dù bị chặt ngang vẫn không ngừng đâm ra những chồi non. Vạn vật yêu quý sự sống mình chẳng kém con ngườị Thế mà bao nhiêu tôm cá, rau cỏ sẵn sàng hy sinh để giúp cho ta sống. Chúng hy vọng được sống mãi trong con người, vì chỉ con người mới có khả năng sống mãi nhờ tinh thần vượt trên vật chất. Những đĩa cơm bỏ mứa, những rác bẩn đổ ra đường, những cuốn vở, cây viết bỏ đi nửa chừng… tất cả đều là những sự xúc phạm đến vũ trụ mà ta tưởNg là vô tri, vô giá ấỵ Ta chỉ xứng đáng là người anh dả của vũ trụ khi biết chân thành yêu thương những đứa em vạn vật quanh mình.

8) Hoa phát tài (dracaena fragrans) (www.thoiaotrang.com)

Hoa phát tài nhắc nhở ta ý thức tiết kiệm và tinh thần nghèo khó. Loài hoa này có khi vài chục năm mới nở một lần và người Trung Hoa thường cho rằng: nhà nào có hoa nở sẽ làm ăn thịnh đạt suốt năm hay suốt cả đời ngườị Nhưng sự giàu mạnh của từng cá nhân hay của đất nước đâu nằm trong việc nở tàn may rủi của một bông hoạ Mỗi ngày bao học sinh còn trốn học trong các rạp xi-nê thường trực, bao thanh niên còn lãng phí suốt buổi bên chén rượu quân cờ, bao cuộc hội họp hay liên hoan tốn kém chỉ để ca tụng lẫn nhau thay vì tích cực hoạc hành, làm việc. Anh đã gặp những đứa bé giành giật nhau húp bát nước phở ăn thừa ngay trong tiệm ăn góc phố. Đồng bào ta nhiều người còn lãng phí nên quê hương ta còn nghèo khổ trăm bề.

-Anh đi kiếm vở cũ để làm tập giấy nháp vì thầy anh bảo thế. Giá gạo, giá của mới lên làm ánh mắt mẹ thêm âu lọ Thầy anh bảo hãy tiết kiệm thời gờ, tiền bạc trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay như những đồng tiền nhỏ ta bỏ vào con heo đất. Sẽ có ngày nó biến thành heo sống khi lòng rỗng đầy tiền. -Thưa thầy, con chẳng còn xấu hổ khi dùng tập vở cũ nháp bài vì tâm hồn con vẫn trắng đẹp như các trang còn sót lạị con không còn e ngại khi đạp chiếc xe xấu xí bên cạnh xe “cúp” bóng loáng cua bạn bè vì nhờ nó chân con sẽ cứng cáp hơn trên đường đời sỏi đá sau nàỵ

9) Hoa xương rồng (cactus flower) (www.thoiaotrang.com)

Làn gió nhẹ gửi hương hoa dìu dịu từ vườn anh tới tận phòng tôị Tối nay tôi quên khép cửa phòng anh a.. Bầu không khí trong mát, vắng tiếng xe và khói bẩn giúp tôi nhận ra ngay được vị ngòn ngọt của hương hoạ Sáng sớm mai đàn ong kết tổ ở nhà tôi sẽ bay sang để vườn quả, giàn mướp nhà anh kết tráị Chúng là những chiếc cầu cho con người gặp gỡ thương yêu nhau như cây thước, cục tẩy ta chuyền cho nhau mượn trong lớp mỗi ngàỵ Anh sẽ đi và đặt chân lên chiếc cầu yêu thương trong một đêm thanh nào đó lúc quên đóng cửa lòng mình.

10) Hoa lan chuỗi nhện (verucosa orchid) (www.thoiaotrang.com)

Loài hoa nào cũng dạy ta về tình yêu thương trong trắng, biết đợi chờ, tiến hóa theo thời gian. Chẳng có hoa nào nở sớm trước khi thành nụ và chẳng có nụ nào kết trái trước khi thành hoạ …

11) Hoa muồng bò cạp (cassia fistula) (www.thoiaotrang.com)

Loài hoa nào cũng dạy ta về một tình yêu tuyệt vời vì hiểu được ý nghĩa của hy sinh. Dù chỉ sống một đời ngắn ngủi nhưng hoa nào cũng nở hết sức mình, tỏa hết hương thơm, rồi sau đó lặng lẽ héo tàn như đi và quên lãng. Thật ra dù con người có vô tình dửng dưng trước sự đóng góp của chúng thì Tạo Hóa lúc nào cũng nhơ” đến công lao của muôn loàị Vì thế, đừng khóc nữa em, dẫu tình thế có gian khổ tột cùng. Thuyền chúng mình sắp vỡ và định mệnh muốn chôn vùi anh trong lòng biển khơi theo xác con thuyền nhỏ bé. Mảnh gỗ không đủ cho hai người bám. Anh đã hết sức bơị Đừng điên dại hy sinh theo anh. Em hãy bám chặt vào mảnh ván của con thuyền vỡ ta như một kỷ vật để đờị Em phải sống để kể lại lời di chúc của nh cho đàn con, đàn cháu, cho bạn bè xa gần trên khắp quê hương: “Xin hãy thắp lên ngọn lửa yêu thương trong hồn mình và hồn ngườị” Can đảm lên em và bền gan chịu cô đơn trong giây lát để mang lời cuối cùng của anh cho bao người thân đang chờ đợi ở bến bờ Hy Vo.ng. Chúng mình sẽ lại gặp nhau và sống bên nhau mãi mãi vì tình yêu mạnh hơn sự chết

12) Hoa Hướng Dương (www.bacbaphi.com.vn)

Nghệ Thuật Sống P38

Mặt trời đỏ chói bắt đầu tỏa sáng và sưởi ấm cho tôi. Đàn ong cần mẫn đã bay đi hút mật trên hoa me, hoa phượng. Các cây xanh đang tỏa dưỡng khí cho tôi thở. Làm sao tôi có thể nằm lười biếng trên giường khi vũ trụ không ngừng làm việc?

Bác nông dân đã ra đồng từ tờ mờ sáng, chăm bón cho cây lúa đơm bông để nồi cơm tôi ăn thơm mùi gạo mới. Chị công nhân đã vào ca dệt, chuẩn bị những thước vải cho quần áo tôi mặc. Làm sao tôi có thể rong chơi khi người khác luôn tay lao động?

Bao nhiêu người đang tích cực làm việc, xây dựng cho đời mình và đời người như mầm cỏ, nhánh cây hôm nay vươn dài hơn ngày trước.

Vì thế, tôi cần phải sống một ngày mới với tất cả trách nhiệm làm người.

13) Hoa Giấy (www.bacbaphi.com.vn)

 Anh đi kiếm lá dừa, cỏ tranh để lợp lại mái trường vì thầy anh bảo thế. Mùa mưa đến rồi em ạ. Những giọt nước từ lỗ hổng trên mái nhà nhỏ xuống sẽ làm nhòe tập vở.

Anh sợ thầy sẽ cho điểm kém khi khám tập ngày mai. Điểm kém có thể làm anh thất vọng, không còn cố gắng học hành, khiến thầy chán, bạn xa. Rồi đời anh sẽ bẩn như vết mực loang lổ trên mặt giấy trắng ngần.

▪ Anh đi ngủ sớm để trang giấy tâm hồn anh không bị bôi bẩn vì những tập truyện tình ướt ái giấu thầy xem trong lớp hay những cuốn băng hình đồi trụy xem lén khi ba mẹ vắng nhà. Những hình ảnh ma quái, khiêu dâm, bạo lực ấy đã làm cho tâm hồn anh đen bẩn như vài dòng kênh, con rạch đen ngòm ở thành phố.

▪ Anh muốn khơi lại dòng nước trong lành cho xứng với tấm áo trắng học trò bằng những tư tưởng thanh cao, sách báo lành mạnh, phim ảnh vui tươi.

Em có muốn cùng anh lợp lại mái dột tâm hồn để trang giấy đời mình trắng đẹp không em?

14) Hoa mười giờ (www.bacbaphi.com.vn)

 Hoa mười giờ gợi cho anh nhớ lại những phút vui đùa trên sân trường thuở nhỏ.

– Anh đi kiếm cỏ xanh, hoa đẹp để trồng trên sân trường vì thầy anh bảo thế. Màu xanh của cỏ sẽ làm dịu những nóng nảy vô cớ, những cuộc đập lộn chửi mắng làm giảm tình thầy trò, nghĩa bạn. Màu tươi của hoa sẽ làm bớt vẻ khô khan của bài toán khó giải hay bài vật lý phức tạp.

▪ Sân cỏ trường anh không bao giờ có những con ngựa chứng lồng lộn dưới những ngọn roi hận thù. Trường học chẳng bao giờ là tàu ngựa. Dưới mái học đường chỉ có những con người: với thầy cô tận tình hy sinh, với bạn học sẵn lòng giúp nhau tiến tới.

Hình phạt vẫn còn, khiển trách vẫn có, song đó chỉ là những ngọn roi yêu thương vì thầy cô thật sự muốn ta nên người.

Em có nghĩ như thế không?

15) Hoa hồng môn (www.bacbaphi.com.vn)

 

Anh nói với mẹ thêu cho em ngọn lửa hồng trên áo. Nhắc mẹ thêu nho nhỏ nghe anh vì em không muốn bạn bè tưởng rằng mình chưng diện. Cuộc đời đâu phải là sân khấu để cho con người lừa nhau bằng những lớp áo hóa trang. Em chỉ muốn tự nhắc nhủ mình cần phải giữ mãi ngọn lửa trong tim.

▪ Ngọn lửa hồng ấy sẽ là dấu hiệu để bạn bè nhận ra nhau như bảng tên trường gắn trên ngực áo. Em mơ một ngày nào đó, nhiều người sẽ in hay vẽ những ngọn lửa hồng nho nhỏ trên áo, túi sách, trên bảng hiệu, cửa nhà, trên vườn cây, hàng hóa.

Chẳng ai nói với ai nhưng thấy hình ngọn lửa ở đâu là hiểu ngay ở đấy có người trung thực. Mình có thể tin tưởng, cậy nhờ như một người bạn tốt vì người ấy đang giữ trong lòng ngọn lửa yêu thương.

Khi ấy, mẹ sẽ chẳng còn phải thức khuya để thêu áo cho em.

16) (Trang 2): Hoa quỳnh (www.bacbaphi.com.vn)

 Loài hoa nở về đêm nhắc nhở tôi hãy làm đẹp cuộc đời vào buổi tối hôm nay.

Xin giã từ các bạn vì tôi muốn làm một ẩn sĩ trong chốc lát. Dù các bạn có chế giễu hay nói gì đi nữa tôi cũng quyết trở lại túp lều hoang sơ của lòng mình để bình tâm suy nghĩ về những hành động đã qua. Trong bóng tối đêm thanh, tôi sẽ không xấu hổ vì những giọt nước mắt ăn năn sám hối.

▪ Tôi đã lãng phí quá nhiều buổi tối cho những băng video hay cùng bạn bè la cà hết quán nhạc này đến quán kem kia. Nếu chỉ dành một phần thời gian ấy để học hành hay làm việc, có lẽ đời tôi đã đẹp hơn và gia đình tôi đã hạnh phúc hơn. Đàn em tôi đã bớt phải bới moi thùng rác hàng đêm để nhặt nhạnh bao nylon, vỏ cam, mảnh giấy. Chị em tôi đã bớt phải đứng đường chờ khách để bán rẻ thân xác của mình.

Dù trong bóng đêm không ai nhìn thấy, bông hoa đời tôi bắt đầu hé mở khi tôi biết vượt thắng chính mình.

17) Hoa hồng (www.bacbaphi.com.vn)

 Hoa hồng gợi cho ta nhớ về tình yêu. Có tình yêu dưới mái học đường không nhỉ?

– Nơi nào trái tim con người còn đập, nơi đó có tình yêu. Nhưng trái tim học trò có nhịp đập nhẹ nhàng và chân thật chứ không mãnh liệt, đam mê như của những kẻ đang muốn biến người yêu thành thần tượng để đối mặt nhìn nhau thay vì cùng nhìn về một hướng.

– Xin đừng nhìn em bằng đôi mắt ngây dại si mê như thế. Xin đừng tự phong nhau là công chúa, là hoàng tử của lòng mình vì vương miện đính đầy ngọc châu và cẩm bào giát vàng quý giá sẽ làm cho chúng ta xa cách bạn bè. Rồi niềm lo sợ ngọc rơi, áo bẩn sẽ làm cả hai đứng im bất động, không giám hòa mình vào cuộc xây dựng chung…

Xin anh hãy cẩn thận đón nhận nụ hồng tình yêu vì gai sắc cành hồng đâm vào sẽ làm ta nhức nhối.

18) Hoa nhất chi mai (www.bacbaphi.com.vn)

 “Hình Như Tình Yêu Chân Thành”

Anh xin tình nguyện đưa em vào đại dương bao la của tình người bằng con thuyền nan nhỏ và chia sẻ với em bài học về tình yêu của loài hoa.

Loài hoa nào cũng dạy ta về tình yêu chân thành em ạ. Màu sắc của cánh, của nhụy, của đài hoa, dù rực rỡ hay đơn sơ, đều là những màu rất thật chứ không tô vẽ giả tạo bằng những nét sơn phết bên ngoài.

▪ Vì thế, xin đừng nhìn anh bằng đôi mắt ngây dại si mê như thế vì anh chỉ là người thuyền chài bình thường, và em cũng chỉ là cô thôn nữ ngoan hiền giống như bao người con gái khác. Đừng nhìn anh với đôi mắt lung linh sáng như sao trời để anh khỏi lầm em là ngôi sao Bắc Đẩu, sợ rồi con thuyền chúng mình lạc hướng, sẽ không tới được bến bờ mong ước.

▪ Xin đừng yêu anh bằng tâm hồn ngưỡng mộ tôn thờ. Đừng phong anh làm hoàng tử cao quý của lòng em, vì áo cẩm bào em khoác cho anh sẽ làm anh vướng vít không thể sử dụng mái chèo. Cả em nữa, hãy thay xiêm y thướt tha của nàng công chúa diễm kiều. Hai đứa mình phải xắn tay áo để chèo, để chống, để lái con thuyền theo một nhịp yêu thương. Nếu không thuyền sẽ tròng trành, xoay tròn giữa muôn sóng nước.

Hình như tình yêu chân thành chỉ thực sự nảy mầm giữa những người ý thức mình là người chứ không phải là thần tượng của lòng nhau.

19) Hoa súng (www.bacbaphi.com.vn)

“Hình Như Tình Yêu Khiêm Tốn”

Loài hoa nào cũng dạy ta về tình yêu khiêm tốn. Dù hình dáng thanh tao, sắc màu tươi tắn đến đâu đi nữa, nhưng bao giờ hoa cũng gắn bó với lá, với cành, bao giờ cũng hòa mình vào cuộc sống chung. Có như thế hoa mới nhận được dòng nhựa sống chảy đều trong cơ thể.

▪ Vì thế, dù con thuyền có nhỏ bé monh manh, em cũng đừng bỏ rơi người bạn tình chung thủy đang cùng em đồng hành, em nhé. Trên mặt biển đời chắc chắn em sẽ gặp những tàu buôn vĩ đại, những tầu chiến oai hùng. Anh đọc thấy trong mắt em niềm mơ ước giàu sang, hạnh phúc, an vui. Nhưng tình yêu luôn đòi chung thủy dù anh chẳng giàu có bằng người để tặng cho em chiếc nhẫn kim cương quý giá hay lọ nước hoa mắc tiền, cũng chẳng thông giỏi như người để đem cho em bằng bác sĩ, kỹ sư.

▪ Em sẽ chỉ gặp thấy trên chiếc thương thuyền đó những khai thác mua chuộc và nhận được những ve vuốt lạnh lùng của bàn tay bằng đồng, những nụ hôn cưỡng đoạt của đôi môi bằng bạc.

▪ Em sẽ chỉ gặp thấy trên chiến hạm kia toàn sắt thép bao quanh với đạn bom chờ nổ và hưởng niềm an bình giả tạo giữa lòng một ngục tù tàn bạo thôi em.

▪ Hình như tình yêu chân thật thường kín đáo khiêm nhu. Càng khiêm tốn phục vụ, em càng giữ được tình yêu tươi đẹp. Càng xuống thấp, cây cỏ trong thung lũng tình yêu càng xanh tốt nhờ bóng mát, nước nguồn.

20) Hoa lan chuỗi nhện (www.bacbaphi.com.vn)

“Hình Như Tình Yêu Trong Trắng”

 Loài hoa nào cũng dạy ta về tình yêu trong trắng, biết đợi chờ, tiến hóa theo thời gian. Chẳng có hoa nào nở sớm trước khi thành nụ và chẳng có nụ nào kết trái trước khi thành hoa.

▪ Vì thế, xin ngừng lại ở nụ hôn này thôi nhé, dù lòng em có rạo rực và người anh có bốc lửa vì dục vọng đam mê của mình. Anh không muốn đứa con chúng ta phải sinh ra trên mặt biển lênh đênh để đời nó khỏi trôi nổi, bồng bềnh theo sóng nước. Anh không muốn nó phải èo uột vì thiếu sữa, thiếu cơm. Cuộc hành trình còn dài em ạ. Nước biển sẽ làm cay mắt nó. Tiếng nó khóc sẽ làm em xót xa và tay chân anh bủn rủn, để rồi không còn can đảm đi trọn con đường.

▪ Anh không muốn con chúng mình phải giành giật từng lon sắt sữa bò, từng cái bao ni lông trong những đống rác ngập đầu như bao trẻ hiện nay. Chắc em cũng không nỡ để chúng sâu răng vì cha mẹ vội hái ăn trái xanh tình yêu khi tuổi đời chưa đủ, việc học dở dang, sự nghiệp chưa thành, thiếu khả năng chung vai góp sức tạo lập một gia đình ấm no, hạnh phúc.

Hình như tình yêu trong trắng xin cả hai chúng ta khôn ngoan chờ đợi trái chín ngọt ngào và tôn trọng thân xác của nhau như bảo vật nhiệm mầu. Hạt mầm con cái chỉ sung mãn trong hồn lành, xách mạnh.

21) Hoa cát đằng (www.bacbaphi.com.vn)

“Hình Như Tình Yêu Quảng Đại”

Loài hoa nào cũng dạy ta về tình yêu quảng đại. Dù màu sắc tươi đẹp, hương thơm thanh thoát, hoa chẳng bao giờ dành một chút cho mình. Hoa chỉ sống để làm đẹp cho đời, tỏa hương cho người. Hoa chẳng bao giờ biết bất mãn, giận hờn, ghen tị.

▪ Vì thế, em hãy hạ buồm thật nhanh và thả neo thật sâu trong vũng Tin Yêu vì sấm chớp này báo hiệu một cơn giông tố lớn. Những ngọn sóng bạc đầu của nghi kỵ giận hờn, những luồng gió ích kỷ tham lam sắp hành hạ con thuyền nhỏ bé. Em đừng lạ vì đây cũng chỉ là hiện tượng thông thường của biển đời trôi nổi.

▪ Em sẽ nôn mửa, gào khóc vì say sóng. Anh cũng chẳng khỏe hơn. Can đảm lên em. Đừng nằm đó than khóc một mình. Hãy vứt bỏ những gì nặng nề để con thuyền dễ dàng lướt theo chiều sóng. Chiếc đàn ghi ta với các đam mê của anh, đồ trang điểm với những vật dụng tầm thường. Bỏ, bỏ hết để cứu lấy tình yêu là lẽ sống của chúng mình.

Hình như tình yêu quảng đại đòi hỏi chúng ta tha thứ cho nhau những lỗi lầm thiếu sót và cởi bỏ những hành trang cồng kềnh, riêng lẻ để đủ sức cùng nhau đi trọn con đường.

22) (Trang 3): Hoa bất tử (www.bacbaphi.com.vn)

Loài hoa dạy ta về cuộc sống của những người không bao giờ chết.

Nhìn gần ta thấy mình khác cục đá, cỏ hoa, con thú. Nhưng dưới cái nhìn phân tích của khoa học, vạn vật chỉ là những phân tử, nguyên tử, điện tử; chỉ là những carbon, hydrô, oxy, nitơ… liên kết với nhau và biến đổi không ngừng. Từng giây phút ta hít khí oxy vào và thở khí carbonic ra. Từng giây phút ta nhận các chất khác từ đồ ăn, thức uống rồi lại bài tiết chúng.

▪ Vậy thì cái giữ cho ta vẫn là một con người trong mấy chục năm sống không phải là đám vật chất vô cơ hay hữu cơ kia. Cái làm cho ta thật sự là người chẳng phải là khuôn mặt đẹp và làn da trắng, chẳng phải là bộ quần áo đúng mốt hay tấm bằng bác sĩ, kỹ sư. Thế nhưng bao người vẫn tự ty hay tự tôn vì những đám vật chất vô hồn đó.

▪ Cái định hình cho vật chất ấy chính là tư tưởng, là tình yêu hay nói chung là tinh thần của con người. Chỉ có tinh thần mới vượt khỏi những giới hạn của không gian, thời gian, vật chất để làm cho ta sống mãi.

Đó là ý nghĩa của những cành hoa bất tử cắm lên mộ người chiến sĩ vô danh, người đã biết nghĩ cao và yêu mãnh liệt khi dâng hiến xác thân cho đất nước.

Sưu tầm

23) Hoa táo gai (www.bacbaphi.com.vn)

Nếu như hoa Hồng là loại hoa được đa số các nhà thơ trên thế giới yêu mến nhất, thì bông hoa trắng như tuyết đầy hương của cây táo gai lại đã từng là tình yêu lớn của các thi sĩ người Anh. Là biểu tượng của “niềm hy vọng”, hoa táo gai được các nhà thơ thay nhau ca ngợi: Bắt đầu là Chaucer và được mọi người tán thưởng. Ngày xưa, Táo gai được gọi là Cây Tháng Năm vì tháng này là tháng nó trổ hoa. Từ nhà dân cho đến nhà thờ, ngày 1 -5 được trang hoàng bằng những chùm hoa đầy hương này. ở các vùng quê còn có một tập tục lý thú, thanh niên nam nữ thức dậy rất sớm sau nửa đêm của ngày 1 – 5 và được các nhạc công hộ tống đi diễu hành vào một khu rừng đã được chọn trước, nơi họ đã tập hợp được thật nhiều Táo gai. Họ sẽ trở về nhà vào lúc bình minh bằng một đám rước vui nhộn, trên đầu và trên tay người nào cũng đầy ắp các vòng và các cành Táo gai. Họ sẽ dùng số hoa này vào việc trang trí cho làng và nhà của mình.

Màu sắc phổ biến của loài hoa sắc sảo này là màu trắng ửng hồng. Còn có một loại thường được trồng trong vườn nhà có hoa kép màu đỏ thẫm rất lộng lẫy.

24) Hoa phong lữ (www.bacbaphi.com.vn)

Hoa Phong lữ có nhiều ý nghĩa vì sự đa dạng của chính nó. Loại phổ biến và được ưa chuộng nhất có hương rất thơm và thường là màu hồng hoặc đỏ, là biểu tượng của “sự ưu ái”. Nhiều loại Phong lữ, hoặc đúng hơn là cây quỳ thiên trúc, được du nhập vào Anh Quốc từ Nam Phi vào thế kỷ 18 và 19. Tên Geranium có nguồn gốc từ Hy Lạp, có nghĩa là “con sếu” vì lá noãn của cả hoa và trái đều có một cái mỏ rất dài và dễ trông thấy.

Phong lữ mang biểu tượng “sự ưu ái” chính vì sự mềm mại của những chiếc lá, vẻ đẹp của bông hoa và mùi hương rất dễ chịu của nó. Khi chà xát lá vào các ngón tay, lá sẽ cho một mùi hương thú vị.

Đặc biệt, có một loài Phong lữ màu đỏ tươi rói, cũng rất được phổ biến và ưa chuộng, nhưng trong ngôn ngữ các loài hoa, nó lại mang biểu tượng của “Sự ngu ngốc”!.

25) Hoa thược dược (www.bacbaphi.com.vn)

(Sự tao nhã – Lòng tự trọng)

Hoa Thược dược có nguồn gốc từ Mexico được mang vào Tây Ban Nha năm 1789 và đã trang điểm cho vườn hoa của Hoàng gia trong suốt 9 năm. Sau đó Tây Ban Nha mới cho phép nó được du nhập vào các nước khác ở châu âu. Chính ở các nước này, Thược dược đã khiến cho bao du khách người Anh kinh ngạc vì sự dồi dào về chủng loại và độ lớn của nó. Hoa Thược dược được đặt tên theo tên của Andrew Dahl, một nhà thực vật học người Thụy Điển. Ông đã trao tặng giống hoa này cho Lady Holland năm 1804 và Lady Holland cũng chính là người đã gieo trồng thành công loại hoa này tại Anh quốc.

Có lẽ vì hoa Thược dược không có hương và những tán lá tuy có màu xanh đẹp nhưng hơi thô ráp và nhất là vì sắc hoa quá phô trương mà nó ít được các nhà thơ ca tụng.

26) Hoa Phi Yến (www.bacbaphi.com.vn)

(Nhẹ nhành, thanh thoát)

Loài hoa này mang ý nghĩa nhẹ nhàng với nét thanh thoát duyên dáng của bông hoa. Theo truyền thuyết, hoa phi yến đã mọc lên từ máu của Ajax, một chiến binh dự chiến thành Troy. Thất vọng trong việc phân chia chiến lợi phẩm, Ajax nóng tính chạy ra đồng và trút cơn giận dữ của mình lên một đàn cừu, anh ta đã giết một số cừu trước khi thức tỉnh khỏi cơn điên loạn. Xấu hổ trước cảnh tượng do chính mình gây ra, Ajax đã quay gươm tự sát. Máu của anh ta chảy đầy trên mặt đất và sau đó nảy ra những bông hoa. gọi là hoa Delphinium Ajacis.

▪ Một số người lại cho rằng sở dĩ nó có tên gọi như vậy vì hình dáng của nó trông giống cái mũi nhọn trên đầu con cá heo. Thật ra, mỗi người lại nhìn thấy hình dáng của loài hoa này thành một thứ khác nhau, vì vậy nó còn được gọi là lark- spur vì nó trông giống cái mào của con chim chiền chiện (lark).

Hoa phi yến được gieo trồng từ thời các vua Pharaôn, lúc đó chúng được xem là một loại cây quan trọng vì người thời đó dùng nó để làm thuốc trừ sâu. 

27) Hoa anh thảo (www.bacbaphi.com.vn)

(Sự thiếu tự tin)

Người La Mã gọi hoa Anh thảo là “tuber terrae” bởi vì rễ của nó trông giống như những củ cải trắng. Từ thế kỷ 17, người ta đã biết bào chế những “củ tươi” của cây Anh thảo để làm thành một loại thuốc mỡ, dùng sức vào da để tránh bị thẹo rỗ sau khi bị bệnh đậu mùa. Ngoài việc được dùng để nuôi heo, củ Anh thảo còn được xay thành bột để làm bánh, bồi bổ sức khỏe và tăng khả năng sinh hoạt tình dục. Hoa Anh thảo mang ý nghĩa “nhút nhát, thiếu tự tin” vì nó chưa bao giờ dám hướng về phía mặt trời.

28) Hoa hạnh đào (www.bacbaphi.com.vn)

Thầm Lặng – Mỏi Mòn

Hoa Hạnh Đào thường nở sớm . Sớm đến độ những cánh hoa mỏng phớt hồng hoặc trắng dịu xinh đẹp của nó thường bị sương giá làm dập và hoa không kết trái được vào năm đó . Điều này giải thích tại sao trong ngôn ngữ loài hoa, Hạnh Đào mang ý nghĩ “thầm lặng” hoặc “mỏi mòn”.

▪ Các nhà thần thoại học Hy Lạp cho rằng cây Hạnh Đào là hoá thân của Phillip, một nữ hoàng trẻ trung xinh đẹp của xứ Thrace, có chồng là Demophoon. Demophoon là con trai của Thecus, và Phacdra, chàng đã bị một cơn bão ném xuống bờ biển xứ Thrace khi đang trên đường trở về sau cuộc bao vây thành Troy. Tai nạn này giúp chàng gặp được nữ hoàng Phillip và cuộc nhân duyên bắt đầu . Khi cha chàng chết, Demophoon được gọi về Athens. Chàng hứa với Phillip sẽ quay lại trong vòng một tháng . Nhưng rồi ngày này hết tháng khác qua, Phillip dần dần mất hết hy vọng gặp lại chàng và cuối cùng nàng đã chết trong khổ đau. Thượng đế đã biến nàng thành cây Hạnh Đào . Khi Demophoon quay lại sau hơn ba tháng cách xa, chàng đã vượt qua được nỗi buồn phải chịu tang cha nhưng lại đau đớn khôn xiết khi được tin người vợ yêu dấu của mình đã chết . Khi chàng than khóc gần cây Hạnh Đào, bỗng dưng cây vươn những bông hoa về phía trước như thể chứng tỏ rằng nàng rất yêu chàng, ngay cả sau khi chết .

29) Hoa cỏ chân ngỗng (www.bacbaphi.com.vn)

Bị Bỏ Rơi

Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Anemore là một nữ thần rất được thần của những ngọn gió tây Zephyr yêu qúy . Nữ chúa của các loài hoa đã ghen ghét với sắc đẹp của Anemore và đã biến nàng thành một loài hoa luôn luôn nở mỗi khi xuân về . Từ đó, thần Zephyr đã dần quên và bỏ rơi người đẹp bất hạnh này . Trong khi đó, thần của những ngọn gió bắc là Boreas, người không chiếm được tình yêu của nàng đã tham lam vuốt ve suồng sã, và rung lắc nàng đến độ khi đoá hoa mà nàng hoá thân mới chỉ nở được một nữa đã vội nhợt nhạt đi vào tàn rùng .

▪ Đời tặng em vẻ quyến rũ diệu kỳ

Tôi dẫu cố vẫn không hình dung được

Em phiêu giạt giữa đất trời xuôi ngược

Ôi, cành hoa Anemore sinh ly!

30) (Trang 4): Hoa táo (www.bacbaphi.com.vn)

Sự Hâm Mộ, Ưa Chuộng

Những chùm hoa táo ngọc trai

Ngất ngây hồng giữa nắng mai dịu dàng

Đẹp như khuôn mặt của nàng

Ửng hồng đôi má rộn ràng vì yêu.

Theo L.E.LANDON

▪ Có lẽ không có gì thú vị bằng khi được ngắm một cây táo trong buổi sớm mùa xuân, khi thân cây được phủ đầy những bông hoa xinh đẹp . Hoa táo mang ý nghĩa “sự hâm mộ, ưa chuộng”. Một số không ít người ưa thích hoa táo hơn hoa hồng, không những nó là loài hoa rất dễ thương mà còn hứa hẹn sẽ cho những quả ngon sắp đến . Người La Mã coi trọng cây táo vì hiệu quả của nó trong việc trang trí . Họ xem xét, một cách hợp lý, từ hương sắc cho đến độ nở sớm của hoa cũng như khả năng kết trái của chúng .. . và từ đó, dành cho nó một vị trí nổi bật trong khu vườn tuyệt đẹp của họ .

Dẫu vạn lần nhìn ngắm

Vẫn ngỡ như lần đầu

Hoa táo hồng trinh trắng

Như lời nhắn nghìn sau

“Những vẻ đẹp sâu lắng

Là hạnh phúc bên lâu!”

Theo HENRY WARD BEECHER

31) Hoa Cúc Tây (www.bacbaphi.com.vn)

Chín Chắn – Tình Yêu Muôn Màu

Hoa Cúc Tây, còn được gọi là hoa Sao, có tên gọi bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “Aster”, có nghĩa là ngôi sao. Người ta nói nó tượng trưng cho sự chín chắn vì nó nở hoa vào đầu thu khi mà đa số các loài hoa khác đã tàn .

▪ Cúc Tây được đem từ Trung Quốc vào Châu Âu năm 1730 bởi một nhà truyền giáo người Pháp . Vì là kết quả của sự gieo trồng với kỹ thuật cấy ghép cẩn thận nên ngày nay loài hoa trắng như tuyết này đã rất phong phú và đa dạng chủng loại . Điều này giải thích vì sao Cúc Tây còn mang ý nghĩa là “Tình yêu muôn màu”.

Hoa Cúc nhìn chiếc tổ trống không

Ngóng chim bay theo hướng gió đồng

Xào xạc lá bước chân sóc, thỏ

Nắng vàng lên rừng thu mêng mông!

Theo DORA READ GOODALE

32) Hoa trà (www.bacbaphi.com.vn)

Duyên Dáng – Cao Thượng

Còn được biết đến dưới tên gọi “hoa hồng Nhật Bản”, hoa trà là một trong những loài hoa dễ thương nhất từng du nhập vào Bắc Mỹ . Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa trà mang ý nghĩa là “sự duyên dáng nhất” cũng như là “Trái tim anh đã thuộc về em”. Được đưa vào Châu Âu từ năm 1639 bởi một thầy tu dòng tên Joseph Kamel, nên hoa trà có tên từ nguồn gốc của tên người này . Tiếc rằng dù có vẻ đẹp duyên dáng tuyệt vời nhưng hoa trà lại không có hương!

33) Hoa bụi đường (www.bacbaphi.com.vn)

Sự Thờ Ơ, Lạnh Lùng

Loài hoa xinh đẹp này có thể trồng trong vườn nhà rất hay với từng cụm hoa be bé màu trắng, hồng hoặc tím . Những hạt giống đầu tiên của loài cây thuộc họ mù tạc này được phổ biến đi khắp nơi từ vùng Candia thuộc Hy Lạp, điều này giải thích cho cái tên tiếng Anh, Candytuft của nó . Mùa nở hoa của Bụi Đường rất dài và tỏ ra thích nghi với cả thời tiết xấu, rõ ràng với đặc tính này mà Bụi Đường được cho mang ý nghĩa “sự thờ ơ, lạnh lùng”.

34) Hoa chuông (www.bacbaphi.com.vn)

Lòng Biết Ơn – Tính Kiên Định

Là thành viên của họ hoa Camphaluna, hoa chuông sở dĩ có tên như thế vì nó được trồng rất nhiều ở Canterbury, một trong những “Thủ đô của Anh giáo”. Một số nhà chơi hoa cho là hoa chuông mang ý nghĩa “tính kiên định” trong khi một số khác lại cho là nó biểu hiện cho “lòng biết ơn”. Những bông hoa chuông màu tím nói chung là rất to nhưng cũng có rất nhiều loại nhỏ hơn với màu xanh, tím và trắng . Thật thanh thản khi tưởng tượng những chiếc hoa chuông xinh xắn rung rinh reo vui trong gió và “các sinh vật nhỏ bé này lại nấp dưới những giàn hoa treo và những cành cây to”.

35) Hoa cẩm chướng (www.bacbaphi.com.vn)

Sự Chối Từ

Ý nghĩa của hoa Cẩm Chướng thay đổi tùy theo màu sắc của nó . Trong khi hoa Cẩm Chướng bị tước hết lá là biểu hiện “sự từ chối” thì cẩm chướng đỏ lại có ý nghĩa “Thương thay cho trái tim tội nghiệp của tôi” và Cẩm Chướng vàng tượng trưng cho “sự chán ghét”.

▪ Có nhiều huyền thoại về nguồn gốc của hoa Cẩm Chướng . Theo một câu chuyện xưa thì hoa Cẩm Chướng được trồng ở thiên đường rồi rơi xuống trần gian . Chuyện khác thì cho rằng nó sinh ra từ các ngôi mộ của các cặp tình nhân trẻ tuổi . Cẩm Chướng là một trong các loài hoa lâu đời nhất được con người gieo trồng . Ở Anh, nó được biết đến từ thế kỷ 14 và đã được văn hào Chaucer nhắc đến trong các tác phẩm của mình . Với tên tiếng Anh là Carnation, người ta đoan chắc Cẩm Chướng có nguồn gốc từ Incarnacyon . Cẩm Chướng là loài hoa có mối quan hệ với tôn giáo rất sâu sắc vì từ sự hoá thân của nó, người ta dùng Cẩm Chướng để gọi tến các sự kiện nhiều dấu ấn: Sự khổ nạn của Chúa Giêsu, giọt máu của Chúa, loài hoa thần thánh .. .

▪ Có câu chuyện kể rằng: Marie Antoinette, một tù nhân tại Paris năm 1793, đã vạch ra kế hoạch vượt ngục lên một mảnh giấy bé xíu giấu trong đài hoa của một cành Cẩm Chướng đã tước hết lá và gửi cho bạn mình . Mảnh giấy bị phát hiện và bà đã bị lên máy chém hai tháng sau đó . 

36) Hoa cúc đại đóa (www.bacbaphi.com.vn)

Lạc Quan Trong Nghịch Cảnh

Cúc đại đoá được gieo trồng đã hằng mấy thế kỷ bởi các nhà làm vườn ở Trung Quốc và Nhật Bản, nơi xuất xứ của loài hoa này . Mặc dù người Trung Quốc đã trồng loài hoa này rất sớm, khoảng 500 năm trước công nguyên, nhưng chúng không thành công trong việc du nhập vào Châu Âu cho mãi đến thế kỷ 18. Khi hầu hết các loài hoa khác đã ngưng nở, gió và mưa thu đã bắt đầu rơi thì Cúc Ddại Ddoá mới nở . Vào tháng 10 và 11 ảm đạm, vài loại hoa của loài hoa này đạt đến đỉnh điểm của sự rực rỡ . Cúc Ddại Ddoá hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa “Lạc quan, vui vẻ trong nghịch cảnh”.

Tháng hai hoa đào đã nở

nhưng đến tháng chín hoa

Cúc mới nở . Nên nhớ rằng

mỗi loài đều phải chờ đến

đúng thời điểm của mình!

TỤC NGỮ CỔ TRUNG QUỐC

37) Hoa rẻ quạt (www.bacbaphi.com.vn)

Sự Ngớ Ngẩn

Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đây là một loài hoa dễ thương và duyên dáng mọc ở những khoảng rộn thoáng trong rừng và trên các bờ dốc đá . Hoa có thể có màu đỏ tươi, hồng, tím hoặc trắng và làm cho khu vườn thêm sặc sỡ . Khó lý giải tại hoa Rẻ Quạt lại mang ý nghĩa của “sự ngớ ngẩn”. Vài ý kiến cho là vì hình dáng của đài hoa trông giống như mũ của một chú hề .

38) Hoa ngô (www.bacbaphi.com.vn)

Sự Dịu Dàng, Tế Nhị

Từ lâu, các họa sĩ đã biết nghiền nát những cánh hoa ngô màu xanh thẩm để làm thành một màu xanh tinh tế cho các bức tranh của họ . Tên cổ điển của hoa Ngô là Cyanus, theo tên của một cận thần trẻ tuổi của bà chúa hoa Flora . Trong các lễ hội công cộng, Cyanus thường chủ trì việc kết các vòng hoa dại và tổ chức vui chơi hàng giờ trên các cánh đồng bắp, vừa hát ca vừa tung thẩy những vòng hoa kết tuyệt đẹp . Một hôm, Flora thấy Cyanus nằm chết trên cánh đồng bắp . Tiếc thương nàng, bà đã biến nàng thành hoa ngô như là một phần thưởng cho tấm lòng tận tuỵ của nàng đối với bà, cũng như đối với cộng đồng .

39) Hoa nghệ tây (www.bacbaphi.com.vn)

Sự Vui Mừng, Tươi Tắn

Một số nhà nghiên cứu cho rằng loài hoa bé nhỏ duyên dáng này, loài hoa báo hiệu xuân về, có nguồn gốc tên từ một Hy Lạp có nghĩa là “sợi chỉ”. Vì màu vàng nghệ của loài hoa này được tạo ra từ nhuỵ hoa hoặc các sợi chỉ mảnh mai . Truyền thuyết kể rằng: “Thượng đế thương xót cho một người chung thuỷ với tình yêu nhưng bất hạnh tên là Crocus, ngài đã biến anh ta thành một loài hoa tươi tắn và vui vẻ, mang tên anh ta”.

Chào em sứ giả muà xuân

Nở hoang dại giữa muôn trùng tịnh yêu

Khơi nguồn cảm xúc thiêng liêng

Từ nơi hoang hoá đến miền thăng hoa

Theo BERNARD BARTON

40) (Trang 5 không có bài)

PHỤ THÊM (Trang 3): (www.bacbaphi.com.vn)

HOA CẨM CHƯỚNG (www.bacbaphi.com.vn)

Hoa cẩm chướng : Tượng trưng cho tình bè bạn, lòng quí mến,tình yêu trong trắng, thanh cao

Hoa cẩm chướng hồng : tượng trưng cho ngày của mẹ.

Hoa cẩm chướng tím : tính thất thường.

Hoa cẩm chướng vàng : tỏ ý khinh bỉ , coi thường, sự hắt hủi, cự tuyệt.

Hoa cẩm chướng có sọc : tỏ ý từ chối, không tiếp nhận.

Hoa cẩm chướng đỏ : biểu hiện sự tôn kính, tỏ ý đau buồn, đau khổ.

HOA CÚC (www.bacbaphi.com.vn)

Hoa cúc : tỏ sự cao thượng.

Hoa thuỷ cúc : tỏ sự lo xa, nhớ lại.

Hoa cúc đại đoá : tỏ sự vui mừng.

Hoa cúc vàng : tỏ ý mỉm cười, vui vẻ, tỏ sự chân thực, trong trắng.

Hoa cúc trắng : Ngây thơ và duyên dáng.

Hoa cúc tím (thạch thảo) : Nỗi lưu luyến khi chia tay.

Hoa cúc vàng : Lòng yêu quí mến, nỗi hân hoan.

Hoa cúc Ba tư : tỏ sự trong trắng.

Hoa cúc vạn thọ : tỏ sự ghen ghét.

Hoa cúc mũi hài : tỏ ý bảo vệ.

Hoa cúc đồng tiền : tỏ ý chúc sống lâu.

HOA TULÍP (www.bacbaphi.com.vn)

Hoa tulíp : tỏ tình yêu, thắng lợi và đẹp đẽ, biểu tượng người yêu hoàn hảo.

Hoa tulíp vàng : tỏ tình yêu nhưng không hi vọng.

Hoa tulíp trắng : tỏ lòng yêu quý.

Hoa tulíp đỏ : tỏ lòng yêu chưa được đáp lại.

Hoa tulíp xanh : tỏ lòng chân thành.

HOA TƯỜNG VI (www.bacbaphi.com.vn)

Hoa tường vi : tỏ sự yêu thương.

Hoa tường vi đỏ : tỏ ý muốn được yêu.

Hoa tường vi trắng : tỏ tình yêu trong trắng.

Hoa tường vi phấn hồng : tỏ lời hứa hẹn.

HOA SEN (www.bacbaphi.com.vn)

Hoa sen : Lòng độ lượng và từ bi bác ái.

Hoa sen trắng : tỏ sự trong trắng không chút tà tâm, cung kính, tôn nghiêm.

Hoa sen hồng : Hân hoan, vui tươi.

Hoa sen cạn : Lòng yêu nước

HOA BÁCH HỢP (www.bacbaphi.com.vn)

Hoa bách hợp : tỏ sự hoàn toàn vừa ý, thân ái và tôn kính.

Hoa bách hợp trắng : tỏ sự trong trắng và thanh nhã.

Hoa dã bách hợp : bầy tỏ đem lại hạnh phúc.

Hoa sơn bách hợp : tỏ sự nghiêm túc đứng đắn

 

▪ ▪ Lời người sọan sách này: Cũng trong trang web www.bacbaphi.com.vn mục Nghệ Thuật Sống có Bộ Sưu Tập Sự Tích Các Lòai Hoa, xin copy vào dưới đây.

  1. SỰ TÍCH HOA CỎ MAY

Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có đôi trai gái yêu nhau rất thắm thiết. Nàng xinh đẹp, là con gái của một gia đình giàu có, một tiểu thư khuê các, còn chàng chỉ là anh đốn củi nghèo, mồ côi sống trong túp lều tranh xơ xác.

▪ Có không ít những người môn đăng hộ đối muốn cùng nàng “kết tóc xe tơ”, nhưng nàng chẳng cảm mến ai, vì trọn con tim đã gửi cho chàng trai chăm chỉ, thật thà, tốt bụng.

▪ Mối tình của họ không được chấp thuận, bố mẹ nàng đuổi chàng ra khỏi làng. Vì quá yêu nhau, họ bàn bạc đi đến một nơi thật xa, nơi không ai biết để cùng làm ăn sinh sống. Chàng sẽ cày cuốc thuê, nàng ở nhà trồng rau, dệt vải. Họ chấp nhận cơ cực để được sống bên nhau trọn đời.

▪ Nhưng cuộc sống cơ cực đã biến nàng từ một tiểu thư khuê các thành người đàn bà lam lũ. Nhìn người vợ trẻ rất mực yêu quý phải vất vả đầu tắt mặt tối, chàng không an lòng.

▪ Hàng đêm chàng tự dày vò, trách cứ bản thân đã không đem lại được cuộc sống đầy đủ cho vợ. Nỗi day dứt khiến chàng quyết chí ra đi làm giàu. Chàng để chút vốn liếng ít ỏi còn lại đỡ đần người vợ trẻ rồi ra đi, hẹn một năm sau trở về với cuộc sống đầy đủ, khá giả hơn.

▪ Người con gái ở nhà dệt đan, trồng rau, nuôi trong mình niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt chàng sẽ trở về. Một năm, hai năm, rồi ba năm…thời gian cứ đằng đẵng trôi đi, nàng vẫn không nhận được tin tức của chồng. Nỗi nhớ nhung cùng niềm mong mỏi làm nàng ngày càng trở nên xơ xác, héo hon. Tình yêu, niềm tin vào người chồng thật thà, tốt bụng khiến nàng quyết định đi tìm chàng với ước mong về một ngày mai đoàn tụ.

▪ Nàng ra đi, đi đến đâu cũng hỏi về tung tích người chồng yêu quý. Biển người mênh mông bao nhiêu, đất trời rộng lớn bao nhiêu cũng không làm người con gái ấy nản lòng. Tình yêu vẫn luôn thường trực và bùng cháy trong sâu thẳm trái tim, một trái tim khát khao kiếm tìm hạnh phúc.

 

▪ Thế nhưng tình yêu, niềm tin và hy vọng của nàng cuối cùng chỉ đổi lại bằng những cái lắc đầu, xua tay. Nàng cứ đi, đi mãi, cho đến một ngày mệt quá xỉu lúc nào không hay. Nàng nằm xuống, trong lòng vẫn đau đáu nỗi niềm chờ mong, hy vọng.

▪ Cảm kích trước tình yêu son sắt thủy chung của người vợ trẻ, sau khi nàng chết, Ngọc Hoàng đã hóa phép biến nàng thành một loài hoa cỏ, loài hoa cỏ màu tím bàng bạc, có sức sống mãnh liệt giống như tình yêu thủy chung của nàng.

▪ Chị gió tốt bụng cảm động trước tấm chân tình của người con gái đã đem loài hoa cỏ ấy đi khắp mọi nơi trên các nẻo đường gần xa.

▪ Dù cho người con gái ấy không còn nữa, nhưng tình yêu của nàng thì bất diệt cùng tháng năm, để rồi mỗi lần có khách đi đường ngang qua, nàng vẫn cố gắng níu bám vạt áo họ để hỏi thăm tin tức về chồng.

Hoa cỏ may sắc nhọn, nhức nhối một nỗi niềm đau của tình yêu trong xa cách.

  1. SỰ TÍCH HOA NHÀI

Từ thuở xa xa, tất cả các loài hoa đều có màu trắng. Nhưng một ngày kia có một hoạ sỹ đã đến khu vườn mang theo một hộp to đựng các loại mực màu và một nắm bút lông. Chàng nói với các loài hoa và các khóm hoa:

– Tất cả hãy lại gần ta và nói cho ta biết ai thích màu gì.

Lập tức các đám hoa và cây cối trong vườn bèn đứng vào chỗ theo hàng lần lượt, bởi vì loài nào cũng muốn chọn cho mình thứ màu rực rỡ nhất. Chỉ có Nhài là đứng gần hoạ sỹ hơn cả. Nó nói rằng, nó muốn hoa của nó phải có màu vàng vàng như màu của tóc của thần Mặt Trời mà nó hằng yêu mến.

– Mi dám cả gan len lên trước nữ hoàng Hoa Hồng? – hoạ sỹ đẩy Nhài sang một bên.

– Tôi không hề len lách, tôi từng đứng ở đây nhiều năm rồi, – Nhài tức giận đáp lại.

– Nhưng mi cần phải hiểu rằng, ai là ngời có quyền được đứng lên hàng đầu – Hoạ sỹ giải thích – Mi phải chịu hình phạt đứng cuối và muốn gì thì phải xin ta.

– Ngài nhầm rồi, thưa ngài, tôi sẽ không cầu xin ai hết – Nhài trả lời và vẫn đứng yên tại chỗ cũ.

Họa sỹ trò chuyện rất lâu với các chị Hoa Hồng. Các bà hoàng kiêu hãnh này không chọn cho mình được một thứ màu nào cả! Họ muốn cả màu đỏ thắm, màu vàng, màu hồng rồi màu da cam. Họ chỉ chê màu xanh lá thôi, bởi đó là thứ màu quá xuềnh xoàng, quê kiểng. Ðể màu xanh lá không khỏi uổng phí, hoạ sỹ bèn đem quét lên hoa Lu Ly và hoa Xa Cúc, mặc dù hai loài hoa này rất mê màu đỏ thắm. Nhưng hoạ sỹ cứ khăng khăng rằng, với các anh chị nhà quê này thì màu xanh lá là hợp hơn cả.

▪ Hoa Anh Túc mỉm cười thật nhã nhặn với hoạ sỹ và hoạ sỹ đã phóng tay phết màu thật dày lên người nó. Hoa Cẩm Chướng thì hết lời phỉnh nịnh hoạ sỹ và nó đã được đền bù một cách xứng đáng. Hoạ sỹ lưu lại ở khu vườn mấy hôm liền, và chàng đã ban phát cho các loài hoa đủ loại màu sắc khác nhau.

▪ Hoa Ngu Bàng lá rộng thì lại tỏ ra rất mực khiêm tốn. Khi được hỏi thích loại màu gì, nó chỉ đáp cụt lủn: “Màu gì cũng được!”. Hoạ sỹ bèn bôi màu xám cho nó rồi hỏi nó có hài lòng không, nó chỉ nói: “Tôi biết, tất cả các màu mực có sắc rực rỡ, chàng đã gần cạn. Nếu ai cũng thích rực rỡ như nữ hoàng Hoa Hồng thì không còn ai nhận ra được vẻ đẹp riêng của từng loài hoa nữa!”

▪ Những nàng Păngxê bé xíu vây quanh hoạ sỹ và chào mời rất lịch thiệp. Ðối với hoạ sỹ, chúng chẳng khác những đứa em gái bé bỏng, và chàng đã dùng sắc màu biến chúng thành những bông hoa nho nhỏ vui nhộn.

 

Hoa Tử Ðinh Hương lại muốn trả ơn hoạ sỹ theo cách riêng của nó, nếu chàng không tiếc màu cho nó:

– Về mùa Xuân, chàng có thể bẻ cành của tôi và đem tặng người yêu của mình được đấy. – Tử Ðinh Hương nói – Cành của tôi càng được bẻ nhiều thì tôi càng khoe sắc lộng lẫy.

– Mi nói năng bất nhã lắm, vậy mi phải mang màu trắng, – hoạ sỹ giận dỗi gạt Tử Ðinh Hương sang một bên. Nhưng rất may là nó đã được các chị gái của mình ban tặng cho những thứ màu tuyệt vời.

▪ Hoa Bồ Công Anh dâng lên hoạ sỹ một cốc Xmêtana (váng sữa).

Hoa Nhài chỉ biết tròn mắt nhìn hoạ sỹ chuyển giao cơ man nào là màu vàng, loại màu mà Nhài vốn yêu thích, cho Bồ Công Anh.

Trong lúc mải mê với màu vàng, hoạ sỹ bỗng sực nhớ tới Nhài, loại hoa đầu tiên mà chàng đã gặp.

– Thế nào cô bạn? – Hoạ sỹ nhếch mép cười với Nhài – Thứ màu này còn ít lắm, nhưng nếu mi tỏ ra biết điều, ta sẽ cho tất.

– Ta không cần cầu xin. – Nhài đáp.

– Vậy là sao? – Thái độ bướng bỉnh của Nhài khiến hoạ sỹ bực mình – Thôi được, nếu mi không dám nêu yêu cầu của mình thì mi hãy phục xuống đất, cho dù phải chịu còng lưng.

– Tôi thích õng ẹo chứ không muốn còng lưng! – Nhài kiêu hãnh đáp lại.

Hoạ sỹ vì quá tức giận đã trút tất cả màu vàng còn lại vào mặt Nhài và hét:

– Mi là cái thá gì mà không chịu cầu xin và hạ mình! Vậy vĩnh viễn với mi sẽ chỉ là màu trắng!

Vì thế Hoa Nhài mảnh dẻ vẫn mang những cánh trắng muốt mà chúng ta vẫn thấy ngày nay

  1. SỰ TÍCH HOA PHƯỢNG

Ngày xưa, xưa lắm, ở một vùng đất đồi kia, có một ông thầy dạy võ nổi tiếng về tài đánh kiếm. Vợ ông chết sớm, ông thương vợ, không lấy ai nữa nên ông không có con. Ông đi xin năm người con trai mồ côi ở trong vùng về làm con nuôi. Ngoài những giờ luyện võ, ông lại cho năm người đi học chữ, vì ông muốn năm người cùng giỏi võ, giỏi văn.

▪ Tuổi năm người con xấp xỉ ngang nhau. Năm ấy, họ chỉ mới mười ba, mười bốn… Người nào học cũng khá và tài múa kiếm thì nổi tiếng khắp vùng. Ai cũng dễ nhận được họ vì ông sắm cho năm người năm bộ quần áo màu đỏ, để mặc ra đường. Thương bố nuôi nên năm người con rất biết nhường nhịn nhau và yêu quý mọi người trong làng… Năm ấy trong nước có loạn. Giặc ngoài kéo vào. Nhà cháy, người chết. Tiếng kêu khóc và lòng oán giận cứ lan dần, lớn dần. Đâu cũng đồn tên tướng giặc có sức khỏe kỳ lạ. Chỉ cần đạp nhẹ một cái cũng làm bật gốc được một thân cây to. Hắn lại sử dụng một cây thương dài và nặng, đâm chết từng xâu người một cách dễ dàng. Mọi người còn đồn thêm rằng hắn sở dĩ khỏe như vậy là vì hắn thích ăn thịt sống và đặc biệt hơn nữa là chỉ thích ăn toàn xôi gấc chứ không thích ăn cơm, mỗi lần hắn ăn hàng chục cân thịt cùng với một nong xôi gấc lớn. Người thầy dạy võ ở vùng đất đồi nọ định xin vua đi đánh giặc thì ngã ra ốm. Tay chân ông bị co quắp cả lại. Cụ lang giỏi nhất vùng đến xem bệnh và chỉ biết là ông uống phải thuốc độc. Ai cũng nghi tên tướng giặc đã ngầm cho những kẻ chân tay của hắn đi tìm giết trước những người tài giỏi trong nước. Người thầy dạy võ vừa uống thuốc, vừa ngày đêm ra sức tập luyện để tay chân mình lại cử động được như xưa. Một buổi sáng, tên tướng giặc bất thình lình phóng ngựa, dẫn quân lính của hắn kéo ập vào làng.

 

Hắn thấy ông thầy dạy võ đang lấy chân đạp vào một gốc cây sung to. Cây sung lúc đầu bị rung khe khẽ, rồi mỗi lúc rung một mạnh hơn. Sau đó, ông nhấc một cái cối đá to đưa lên, đưa xuống, vẻ còn mệt nhọc. Tên tướng giặc cười phá lên rồi xuống ngựa giơ chân đạp nhẹ vào thân cây sung. Thế là cây sung bị gãy ngang và ào ào đổ xuống. Hắn lại nhẹ nhàng đưa một tay tóm lấy cái cối đá ném vứt đi, như ta ném một hòn gạch con và cho rơi ùm xuống cái ao lớn gần đấy. Hắn gọi mấy tên quân đến trói chặt ông thầy dạy võ lại rồi bảo:

-Tao nghe mày muốn đi đánh tao phải không? Bây giờ thì mạng mày nằm trong tay tao rồi! Muốn sống thì hãy giết một con bò tơ, lọc năm mươi cân thịt ngon nhất, nấu một nong xôi gấc rồi mang đến chỗ ta đóng quân ở trên ngọn đồi giữa làng. Phải đội trên đầu mà đi chứ không được gánh. Đi luôn một mạch, không được dừng lại hay đặt xuống nghỉ. Đội thịt đến trước! Đội xôi đến sau!

▪ Nói xong hắn ra lệnh cởi trói cho ông. người thầy dạy võ giận tím ruột, tím gan nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy năm người con đang đi vắng, họ phải đi học chữ xa làng và lại sắp đến mùa thi. Không ai dám rời cái bút cái nghiên. Nhưng vừa nghe tin giặc kéo đến làng, họ lập tức đeo gươm vào người mà xin thầy cho về. Về đến nhà, nghe bố kể chuyện lại, năm người con nổi giận muốn chạy đi tìm tên tướng giặc hung ác để giết ngay. Người bố liền khuyên:

-Không được! Lúc nào quân lính của hắn cũng vây quanh, khó mà đến gần. Ngọn thương của hắn lại có thể đâm chết người từ rất xa. Các con cứ bình tĩnh, ta đã có cách khử nó! Người cha đi vay tiền mua một con bò tơ, mổ thịt rồi lọc lấy năm mươi cân thịt ngon nhất để vào một cái nia to. Ông lại đi vay ba gánh nếp trắng, đi xin ba chục quả gấc đỏ, nấu một chục nồi xôi thật dẻo. Ông đội nia thịt bò tơ đến trước. Chân ông còn đau, năm mươi cân thịt đội trên đầu không phải là nhẹ. Ông đội nia đi, mồ hôi vã ra đầy trán. Tên tướng giặc thấy ông đội thịt đến, mồm cứ nuốt nước bọt ừng ực. Hết nuốt nước bọt ừng ực, hắn lại khoái trá cười to. Còn người đội thịt thì bấm ruột chịu đựng và nghĩ thầm: “Cho mày cứ cười rồi mày sẽ biết…” Tên tướng giặc cười nhận thịt xong quát to lên và giục:

-Còn nong xôi nữa, mày về đội đến đây ngay! Người thày dạy võ lại về đội nong xôi đến. Nong xôi to và nặng hơn nia thịt nhiều. Nhưng xôi nấu ngon và nhìn đẹp quá. Ông đội nong xôi đi đến đâu, ở đó cứ thơm lừng. Mới đi được nửa đường, mồ hôi ông đã vã ra đầy mặt, đầy người. Đôi chân ông mỗi lúc một yếu, cứ run lẩy bẩy. Cái cổ cứ như muốn gãy gập lại. ông vẫn bặm môi, cắn răng và bắt đầu leo lên đồi. Tuy mệt lử nhưng đôi mắt ông sáng quắc và lòng ông rất vui. Ông tự nhủ: “Gắng lên! Chỉ cần một lúc nữa, một lúc nữa…” Tên tướng giặc ngồi trên cao theo dõi, vừa hả dạ, vừa lo lắng. Hắn nghĩ: “Thằng này không bị thuốc độc của ta thì khó mà trị được nó. Mà ngay bây giờ, hắn vẫn là một tay đáng sợ”. Cái nong xôi gấc to lớn, thơm lừng vẫn lù lù tiến lên đồi. Mặt người đội xôi tái hẳn lại. Chỉ có đôi mắt. Đôi mắt vẫn sáng quắc. Nong xôi có lúc lảo đảo, ngả nghiêng, nhưng liền đó lại gượng lại, rồi nhích dần lên. Tên tướng giặc vội giật lấy thanh gươm của tên lính hầu rồi đứng phắt dậy, phóng gươm đi. Đường gươm sáng rực lên như một tia chớp, cắm vào bụng người thầy dạy võ làm ông chực gục xuống. Nhưng ông đã gượng đứng thẳng lên và đưa tay rút lưỡi gươm ra, phóng lại vào ngực kẻ thù. Tên giặc tránh được.

▪ Bỗng từ trong nong xôi, năm người con nằm quây tròn được xôi phủ kín, đã vung kiếm nhảy ra và như năm làn chớp đâm phập cả vào ngực tên giặc ác. Tên tướng giặc không chống đỡ kịp, rú lên một tiếng rung cả ngọn đồi rồi ngã vật xuống. Thấy tướng đã chết, bọn lính giặc hoảng quá, kéo nhau chạy bán sống bán chết. Dẹp giặc xong, năm người con trai trở về ôm lấy xác người bố nuôi khóc vật vã mấy ngày liền. Cả làng cùng năm người con lo chuyện chôn cất rất chu đáo. Dân làng mỗi người một nắm đất đắp cho ngôi mộ ông thày cao lên. Thương bố nuôi, năm người con lại trồng quanh khu mộ năm gốc cây con, một giống cây có lá đẹp như thêu và có nhiều bóng mát. Hàng năm, đến ngày giỗ bố, họ lại đem áo đỏ ra mặc. Họ nhớ tiếc người thầy dạy võ đã có công giết giặc cứu dân. Đến lúc năm người lần lượt chết đi thì năm cái cây họ trồng quanh khu mộ người bố cũng lần lượt ra hoa màu đỏ thắm, đúng vào ngày giỗ người thầy dạy võ. Hoa đỏ như muốn nói với mọi người rằng: tuy chết đi, nhưng năm người con vẫn yêu thương người bố nuôi và hàng năm đến mùa giỗ bố, họ lại mặc áo đỏ để tưởng nhớ người đã khuất… Hoa có năm cánh đỏ rực và nhìn cả cây hoa nở rộ, người ta thấy giống như một mâm xôi gấc. Cái mâm xôi ngày nào người bố đã giấu năm người con trong đó và đội đi giết giặc. Đó là cây hoa Phượng ngày nay. Mỗi năm, khi mùa Hè đến, mùa thi đến, hoa Phượng lại nở đỏ đầy cây, đầy trời. Khi mùa Hè qua, trên khắp các cành cây, người ta lại thấy hiện ra những quả Phượng dài như những thanh gươm của năm người con trai ngày trước…

  1. SỰ TÍCH HOA LAY ƠN

Hoàng đế La Mã Bácbagalô ra lệnh treo cổ tất cả các tù nhân Phơranki chỉ để lại hai chàng trai khoẻ mạnh và đẹp nhất, đó là Têrét và Xép. Ông dẫn hai chàng về La Mã và đưa vào trường đấu.

▪ Hai chàng bị nỗi buồn nhớ quê hương, nỗi cay đắng vì mất tự do và thân phận nô lệ athấp hèn hành hạ khôn nguôi. Họ chỉ cầu xin Chúa một điều là được chết ngay tức khắc. Nhưng Chúa không bận tâm đến những lời thỉnh cầu của họ. Ngày lại ngày qua, hai chàng vẫn sống bình yên và khoẻ mạnh.

– Phải chăng Chúa đã sắp đặt cho chúng ta một số phận khác rồi – một hôm Têrét nói với Xép – và có thể những người này còn muốn dạy cho chúng ta bài học phải biết sử dụng thành thạo thanh gươm để rửa mối nhục cho dân tộc ta chăng?

– Nếu đến cả Chúa cũng không đủ sức che chở cho dân lành thì chúng ta làm điều đó sao được? – Xép thở dài nặng nề, nói với Têrét.

– Ta phải cầu xin nữ thần để bà nói cho chúng ta biết điều gì đang đợi chúng ta ở phía trước. – Têrét nói và được Xép đồng tình.

Một buổi sáng, Têrét kể cho Xép nghe về giấc mơ đêm qua của chàng, Têrét mơ thấy chàng cầm thanh gươm bước lên đấu đài, còn Xép cũng cầm thanh gươm bước ra thách đấu. Họ lúng túng nhìn nhau, còn đám đông la ó ầm ĩ đòi các chàng trai phải bắt đầu cuộc giao chiến. Trong khi không người nào vung gươm trước về phía bạn mình để gây chuyện bất hạnh cho nhau, bỗng một cô gái La Mã xinh đẹp chạy lại gần Têrét và nói: “Hãy giành chiến thắng, chàng sẽ được tự do và tình yêu của ta! Têrét vung gươm lên, nhưng ngay khoảng khắc ấy, từ lòng đất vang lên một tiếng thét: “Hãy hành động theo trái tim!”

– Kìa, dường như em đã chứng kiến giấc mơ của ta! – Xép kinh ngạc thốt lên.

Trước lúc trời tối, khi đám bạn bè từ đấu trường trở về nhà hết, hai chàng bắt gặp cô gái La Mã dũng cảm, đó là ốctavia và Lêôcácđia, các con gái của Bácbagalô. Têrét và ốctavia, cả hai cùng không hẹn mà đưa mắt nhìn nhau. Họ không sao rời mắt khỏi nhau được nữa, vì vậy họ không hề biết giữa Xép và Lêôcácđia cũng đã xảy ra một chuyện t­ơng tự như thế.

▪ Tình yêu đâu phải lúc nào cũng mù quáng, mà trái lại rất sáng suốt, và những người yêu nhau bao giờ cũng tìm thấy lối thoát để được ở bên nhau, ngay cả khi giữa họ xuất hiện một vực thẳm giống như vực thẳm ngăn cách người chiến thắng và kẻ chiến bại. Đã từ lâu, Bácbagalô không còn nghi ngờ gì về việc các con gái của ngài vẫn bí mật gặp gỡ hai tù nhân. Và ngài có ý chờ xem ốctavia cũng nh­ Lêôcácđia có dám thú nhận tình yêu mù quáng của mình với Têrét và với Xép không. Bácbagalô rất hiểu tính nết cương trực của các con mình, ngài không nỡ bỏ tù chúng, không ngăn cấm được chúng gặp gỡ người tình một cách vội vã. Ngài chỉ báo cho các con biết rằng, sắp tới, hai tù nhân Têrét và Xép sẽ phải so gươm với nhau, và kẻ nào chiến thắng kẻ ấy sẽ được tự do. Bácbagalô khát máu hy vọng rằng hai đấu sĩ kia sẽ giáp chiến không phải vì cuộc sống mà là vì cái chết, và cả hai sẽ phải rời khỏi cõi đời này, chỉ có điều sự thật ấy thì ng­ời đến xem không thể thấy được.

▪ Tất cả đều diễn ra như dự đoán của Bácbagalô. ốctavia khích lệ Têrét phải bằng mọi cách để giành được chiến thắng và chàng sẽ được tự do; Lêôcácđia cũng khích lệ Xép như vậy. Hai chị em bỗng dưng trở thành kẻ thù của nhau, vì người nào cũng muốn bảo vệ hạnh phúc của mình – hạnh phúc được đổi bằng nỗi bất hạnh của kẻ kia.

▪ Ngày diễn ra trận đấu bắt đầu. Đấu trường chật ních công chúng. Ngay ở hàng ghế thứ nhất, có Bácbagalô và các con gái.

▪ Khi Têrét và Xép, mình trần như các chiến binh Phơranki bước ra đấu đài, họ giơ cao các thanh gươm lấp loá và hô: “Những người đi tìm cái chết gửi lời chào em!” Lập tức đám đông reo hò vị bị kích động. ốctavia đưa mắt khích lệ Têrét. Lêôcácđia dùng ngón tay cái dùi xuống thấp vừa chỉ vào Têrét vừa gật đầu với Xép.

▪ Các đấu sĩ nâng gươm lên chuẩn bị giao chiến. Bầu không khí căng thẳng trùm lên đám khán giả, các cô gái thì chết giấc.

▪ Nhưng đúng khoảng khắc mà Têrét xỉa gươm để đâm vào ngực Xép, bỗng anh nghe thấy tiếng trái tim mình thôi thúc.

– Hỡi chàng trai Phơrăngkít Têrét, chàng sẽ trả lời thế nào tr­ớc ng­ời mẹ Tổ Quốc về việc chàng đã sát hại đứa con trai của bà?

Câu hỏi ấy cũng vang vọng trong trái tim của Xép, và cùng lúc đó hai đấu thủ đã lao vào ôm hôn nhau, khiến đám đông la ó phẫn nộ:

– Hai đứa phải chết!

ốctavia chồm lên hét:

– Têrét, hãy chiến đấu vì hạnh phúc của đôi ta! Cũng những lời lẽ ấy, Lêôcácđia khích lệ Xép.

Têrét, sau khi vung g­ơm lên làm yên lòng khán giả, bèn ngẩng cao đầu một cách kiêu hãnh và nói:

Các người có sức mạnh hơn, các người đã biến chúng ta thành nô lệ, nhưng các người đừng hòng buộc chúng ta phải làm những kẻ hèn hạ! Các ng­ời có thể giết chúng ta, song các ng­ời không phải là kẻ chiến thắng!

Dứt lời, chàng bèn cắm thanh gươm của mình xuống đất; Xép cũng làm nh­ vậy.

Bácbagalô ra hiệu cho các chiến binh nổi loạn. Khi xác của Têrét và Xép đ­ợc đưa ra khỏi đấu trường, một chuyện kỳ lạ đã xẩy ra: những thanh gươm được cắm xuống đất cứ kêu leng keng, và ngay trên mảnh đất có hai thanh gươm ấy đã mọc lên những bông hoa. Những bông hoa người đời vẫn thường gọi: HOA LAY ƠN

  1. Truyền thuyết Hoa Loa Kèn

Những giọt nước mắt nào có giúp được gì! Giắc sẽ phải lên đường chinh chiến ở một xứ xa lạ, đành bỏ lại Lilia, người vợ chưa cưới của mình trên đất Pháp. Lúc chia tay, Giắc rút trái tim ra khỏi lồng ngực mình, trao cho Lilia và nói:

 

– Ðã là chiến binh thì phải sống không có tim. Trái tim chỉ gây phiền hà cho ta. Nàng hãy giữ lấy nó chờ ta về.

▪ Lilia giấu trái tim của Giắc vào một cái tráp bạc và từng ngày, từng ngày chờ đợi người yêu quay trở về. Với một người đang trông đợi thì thời gian mới chậm chạp làm sao! Một ngày dài bằng cả năm, một năm bằng cả thế kỷ. Dù Lilia có làm gì và có đi đâu thì cái nhìn của nàng lúc nào cũng hướng về phía mà Giắc đã ra đi. Nàng đã mất thói quen tính ngày, tính tháng. Một lần nàng rất phẫn uất khi người cha nói với nàng:

– Con gái của ta, thế là đã mười năm trôi qua kể từ ngày người yêu cả con xông pha nơi trận mạc, không chắc nó có hồi hương. Ðã đến lúc con phải lo tấm chồng khác rồi đấy.

– Cha ơi, cha mà lại nói với con như vậy ư? – Nàng đau đớn nói với cha – Giắc đã trao trái tim của chàng cho con rồi và bây giờ trái tim ấy đang ở chỗ con, con không thể nào quên Giắc được đâu cha ạ.

Người cha chỉ biết lắc đầu, thở dài não nuột. Chắc chắn là ông không thể sống cho đến ngày ông được bế trên tay một đứa cháu trai.

▪ Hại mười năm nữa qua đi, cuộc chiến cũng vừa tàn, các chiến binh lục tục trở về, người thì chống nạng, kẻ thì tay áo lủng lẳng. Lilia chờ đợi Giắc, nàng hỏi tin chàng khắp nơi, nhưng vẫn chẳng nhận thêm được điều gì.

– Có lẽ chàng đã phải lòng người con gái khác và ở lại xứ người rồi, – có lần em gái Lilia tỏ ý nghi ngờ, song Lilia không thể tin điều đó.

– Chàng có thể yêu người khác sao được một khi trái tim chàng đang còn ở chỗ ta? Một người không có tim thì không thể yêu được!

▪ Chiến tranh đã qua rồi, nhưng một con người không có trái tim như Giắc, suốt trong những năm tháng ấy chỉ quen chém giết, cướp bóc không biết ghê tay, bây giờ chàng sống theo kiểu khác rồi. Chàng trở thành thủ lĩnh một băng cướp ở xứ người và nhiều khi còn trấn lột vàng bạc của quý của người qua đường.

▪ Khi tên cướp già Pie bị ốm, Giắc đã thẳng tay đuổi ra khỏi băng cướp. Sau này, khi quyết định phải trả thù thủ lĩnh, Pie liền tìm đường về quê hương của Giắc với mong muốn kể cho họ hàng thân thích và người quen biết Giắc hiểu rõ rằng, Giắc đang làm một công việc tầm thường như thế nào.

▪ Pie phải đi mất cả chục năm mới về tới nước Pháp vậy mà vẫn không tìm thấy làng quê của Giắc. Và người đầu tiên mà gã ta gặp là một bà già tóc đã bạc phơ, có cái nhìn khắc khoải.

– Bà có biết Giắc không? – Pie hỏi

– Ôi lạy chúa, ông hỏi tôi về chuyện gì vậy? – người đàn bà kêu lên – Giắc là chồng chưa cưới của tôi, là người tôi đang mòn mỏi trông chờ, tôi không biết sao được? Hãy làm ơn nói mau, hiện chàng đang ở đâu và chàng đã gặp điều gì chẳng lành?

▪ Pie thấy trong cặp mắt người đàn bà vẫn còn đang cháy lên niềm hy vọng, và gã hiểu ngay rằng bà vẫn còn yêu Giắc cháy bỏng như thời còn son trẻ. Gã không nỡ nói hết sự thật kinh hoàng về Giắc.

– Vậy ra bà là vợ chưa cưới của Giắc đấy! Pie thốt lên.

– Phải, tôi là Lilia, chúng tôi đã thề nguyện với nhau.

– Ôi, tôi mang đến cho bà một tin buồn – Pie cụp mắt xuống – Giắc đã lao vào cuộc chiến như một dũng sĩ. Anh ấy mới yêu bà làm sao! Trước lúc nhắm mắt, anh ấy cứ nhắc mãi cái tên của bà – Lilia.

 

Giắc của ta đã chết và đã yên giấc ngàn thu – Lilia đau buồn nghĩ – Nhưng chàng nằm xuống đất sao được khi chàng không có tim? Ta phải đi tìm mộ chàng và trả lại cho chàng trái tim nhân hậu đáng yêu.

▪ Ôm cái tráp bạc, Lilia bắt đầu một cuộc hành trình gian khổ đến những miền đất xa xôi. Bà mất cả thói quen tính ngày, đếm tháng, nhưng gặp ai bà cũng hỏi thăm đường. Mọi người can ngăn bà không nên đi tiếp khi chỉ có một mình, vì biết đâu sẽ gặp bọn cướp ác độc, song Lilia không nghe. Quả nhiên, đến một khúc đường ngoặt, bà bị mấy tên cướp râu xồm trấn mất cái tráp đựng báu vật. Bà khóc lóc, vật nài, kể lể về mối tình bất hạnh của mình với Giắc, nhưng tất cả điều đó không hề làm bọn cướp động lòng. Bọn cướp mang cái tráp về dâng thủ lĩnh. Chúng vừa cười hô hố vừa thuật lại chuyện một bà già mất trí đi tìm mộ chồng để trao cho chồng trái tim mà ông ta đã trao cho bà làm tin trước lúc ra trận.

▪ Trong lúc bối rối, thủ lĩnh toán cướp bèn mở tráp ra và trông thấy trái tim của chính mình mà bao năm tháng qua đã bị mất. Và thật lạ lùng, trái tim đã nói với người chủ của nó bằng tiếng nói của con người:

– Nếu còn là người, chớ có nói cho Lilia biết người là cái hạng gì. Hãy cứ để cho Lilia tin rằng người đã chết, như vậy bà ta sẽ giữ được trọn vẹn những kỷ niệm tốt đẹp về người.

▪ Giắc vội vàng đậy nắp tráp lại và ra lệnh cho bọn đàn em phải đem trả lại ngay cho bà già, đồng thời phải chỉ cho bà thấy một nấm mộ cỏ mọc xanh rì, làm như đó là mộ của Giắc. Dọc đường đi, bọn cướp quyết định giữ cái tráp lại, song chúng vẫn không quên chỉ cho Lilia nấm mộ theo ý của Giắc.

▪ Người đàn bà bất hạnh giờ đây vẫn còn mang tình yêu với Giắc như hồi còn trẻ, và bà không nỡ rời bỏ Giắc khi Giắc không có trái tim bên mình. Thế rồi bà đã lôi trái tim từ lồng ngực của mình ra vùi xuống nấm mộ, nơi bà nghĩ có hài cốt của Giắc.

Từ nơi trái tim ấy đã mọc lên một bông hoa, mà đời nay vẫn gọi là BÁCH HỢP ,hay LOA KÈN , HUỆ , LY. Loài hoa tượng trưng cho sự trinh trắng, lòng chung thuỷ và cao thượng.

  1. Truyền thuyết hoa hồng

Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên.

Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu. Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên năn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng.

▪ Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân.

Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng.

▪ Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn mọc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh.

Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bỏ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ.

▪ Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ.

Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng:

“Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt !…”

Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng:

“Thưa phụ hoàng, con đây !”.

Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại. Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống.

Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói:

“Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau”.

Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói:

“Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi”.

Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng:

“Lành thay ! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiềm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy”.

Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng:

“Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh phúc không phải là của riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương lẫn nhau và chia xẻ cho nhau tình thương đó…”

Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng.

Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương.

  1. Sự tích về hoa Tử đinh hương Ba Tư

Chuyện xảy ra vào thời mà muôn loài đều vô cùng sợ hãi rồng và phù thủy. Cứ chiều chiều, khi gió bắt đầu thổi ù ù vào các ống máng đầu hồi, tức là lúc có dấu hiệu rồng sai phái mụ phù thủy gieo tai hoạ xuống đầu một người nào đó. Rồng vốn đam mê công chúa. Nhưng rồng thì nhiều mà công chúa lại hiếm. Thế nhưng, loại quỷ này lại không tha cả đám đàn bà, con gái dân thường.

▪ Một đêm nọ, gió xộc vào nhà bà Pécxia. Chuyện gì sẽ xảy ra đây? rõ ràng là rồng đã để ý đến bà mẹ có chín người con trai này. Song chẳng lẽ chín chàng trai cừ khôi kia lại không bảo vệ nổi mẹ?

▪ Các chàng trai quy ước với nhau thế này: chỉ để một người ở nhà canh gác, còn tất cả phải đi làm việc. Các anh lớn thay nhau cầm gươm bảo vệ mẹ. Tám ngày liền trôi qua không gặp chuyện gì trắc trở. Rồi đến lượt chàng út ở nhà.

▪ Chàng đứng ở cổng, canh chừng các ống máng đầu hồi nhà đã lâu không thấy có điều gì khả nghi, nhưng khi chàng định vào nhà ăn trưa thì nghe có tiếng cười vui vẻ ở ngoài vườn. Chàng vội ghé mắt nhìn… chuyện gì thế kia. Chàng thấy một cô gái xinh đẹp, trên ngực cài bông hoa Anh Túc đỏ thắm. Nàng chào mời chàng: “Hãy lại đây với em! Chỉ có điều xin chàng hãy cất gươm đi đã, em không thích loại vũ khí này!” Chàng trai liền rời tay gươm. Lập tức cô gái ré lên, gỡ bông hoa Anh Túc trên ngực đưa cho chàng trai mời chàng thưởng thức hương thơm. Vốn bản tính trung thực, chàng trai vừa đưa bông hoa đỏ ối lên mũi thì lập tức thấy buồn ngủ quá rồi ngã lăn quay ra vườn. Chàng chỉ còn kịp nhận ra tiếng con rồng vừa gầm gào vừa lao đến cướp mẹ chàng bay lên cao. Còn cô gái xinh đẹp thì đã hoá thành mụ phù thủy nổi gió bay đi mất.

▪ Chàng út thiếp đi một lát, lúc choàng tỉnh dậy chàng không biết nên làm gì và nên nói với các anh thế nào? Tốt nhất là nên đi tìm ngay hang rồng. Chàng dắt thanh gươm vào thắt lưng, bỏ vào túi ít lương khô rồi lên đường.

Chàng đi mãi, đi mãi, đến cuối ngày thì chàng gặp một cụ già có vẻ mệt mỏi đang ngồi bên đường, miệng lầm rầm cầu xin:

– Hãy thương người già, hỡi chàng trai, ta muốn xin chàng mẩu bánh mì!

– May mắn là con được gặp già – Chàng út đáp – Xin già hãy cho con biết, già có thấy con rồng mang mẹ con đi về hướng nào không?

Ông già cầm mẩu bánh mì đoạn chỉ tay về hướng Nam. Chàng út rảo chân bước.

Chàng lại mải miết đi cho đến tận cuối ngày, và cũng thật lạ kỳ! – Chàng lại đến chỗ ông già đang ngồi. Ông già nói:

– Con ơi, con hãy đào hố và trồng cho ta một cây táo. Ta muốn ăn táo nhưng không còn sức trồng cây nữa.

Chàng út dùng gươm thoăn thoắt đào hố và trồng xuống đó một cái cây non. Rồi chàng xin chỉ đường cho chàng đi về hang rồng.

Ông già chỉ về hướng Bắc. Và chàng út lại cắm cúi đi cho đến cuối ngày. Thật lạ lùng quá, rốt cuộc chàng lại đến đúng chỗ ông già vẫn ngồi. Ông già khẩn khoản nhờ chàng hãy giết chết con rắn độc đang bò vào túp lều của ông, mà đêm đêm nó thường quấy rầy không cho ông ngủ.

Chàng trai xông vào lều, dùng gươm chặt đứt đầu rắn. Chàng xin ông già đừng đánh lừa chàng nữa.

– Ta đã thử thách con ba lần về tính hào hiệp, lòng nhân hậu và thái độ dũng cảm. Con trai ạ, hãy đi về hướng Tây, chính hang rồng ở gần kề đó. Con sẽ phải chiến đấu sống mái với nó. Ta cho con một câu thần chú, giúp con biến hoá theo ý muốn của con. Có điều này phải nhớ: con chỉ có thể biến hoá thành dạng khác được hai lần, lần thứ ba con phải trở lại làm người ngay. Nếu lần thứ ba con biến thành cái gì đó thì con sẽ vĩnh viễn phải chịu số phận như vậy.

▪ Chàng trai nhập tâm câu thần chú và đi về hướng Tây. Chàng cứ đi mãi cho đến khi nhìn thấy một ngọn lửa xanh leo lét trong đêm.

Chàng bóp chặt thanh gươm trong tay và bước về phía ngọn lửa. Nhưng chàng bị sa xuống một bãi lầy. Chàng thấy một người đàn bà lưng gù, trên vai vác một khúc gỗ nặng đi lại phía chàng. Ai thế kia? Phải chăng người đó là mẹ chàng?

Chàng trai lên tiếng gọi, song người đàn bà sợ hãi hét:

– Con ơi, con đến tìm mẹ ở đây mà làm gì! Không một ai sa chân vào cái đầm lầy này mà còn sống trở về! Thà chết một thân mẹ còn hơn là thấy con trở thành nô bộc cho Rồng!

– Không, mẹ ơi – chàng trai đáp – Vì con mà mẹ bị rồng cầm tù. Nghĩa vụ của con lúc này là cứu mẹ. Mẹ hãy ngồi lên khúc gỗ già, con sẽ đọc một câu thần chú, con sẽ biến thành dòng sông đưa mẹ thoát khỏi chốn này.

Hai mẹ con làm đúng những điều đã bàn.

Nhưng khi phát hiện ra nữ nô tỳ Pécxia bỏ trốn, Rồng liền đuổi theo. Dòng sông cứ chảy mãi cho tới khi cập vào một bãi cát mà ở đó nước đã cạn kiệt.

– Mẹ ơi, con sẽ biến thành con ngựa, mẹ hãy cỡi lên lưng con và túm lấy bờm. Con sẽ đưa mẹ băng qua sa mạc cát này – chàng trai nói và biến ngay thành con tuấn mã khôn ngoan.

Ngựa tung bốn vó phi nước đại, Rồng đuổi theo sau, nhưng dọc đường ngựa lại gặp một cái hố vừa sâu vừa rộng chặn ngang.

– Con trai ơi, con phải trở lại làm người ngay và nấp dưới đáy hào này – Người mẹ van xin, song chàng út không chịu nghe.

– Mẹ có chín người con trai, nhưng chín người con chỉ có một mình mẹ – chàng trai đáp – Con sẽ biến thành khóm hoa rậm rạp chắn che, bảo vệ mẹ.

Chàng trai đọc câu thần chú, lập tức trên mặt hào mọc lên một bụi cây rậm có những bông hoa tím thơm ngát. Bà Pécxia vừa ẩn mình trong bụi cây thì đúng lúc con rồng phun lửa phì phì bay qua.

Đó chính là loài hoa Tử Đinh Hương Ba Tư. Hôm nay đây, loài hoa ấy đang làm đẹp cho biết bao mảnh vườn. (Có bấy nhiêu, Hết)