Tìm Hiểu Nơkhemia

print

Tìm Hiểu Nơkhemia

https://vietcatholicperth.org/

SỬA LẠI TƯỜNG THÀNH GIÊRUSALEM (Nơkhemia 1-7)

Nơkhemia là người dâng rượu (chuốc tửu) trong triều đình vua Áctắcsatta. Đây là điạ vị cao trọng và được tín cẩn vì các vua rất sợ bị đầu độc. Nhưng dù ở điạ vị thân cận nhà vua ông vẫn không quên dân mình. Tin tức về thành Giêrusalem làm ông buồn sầu. Sự buồn phiền này không thể dấu được nhà vua.

Người Dothái đã hồi hương gần một trăm năm, nhưng họ không dám xây lại thành Giêrusalem sau khi đã xây lại Đền Thánh vì kẻ thù của họ làm cho mọi dự tính trở thành bất khả.

Bà mẹ kế của vua Áctắcsatta là hoàng hậu Ét-te, người Dothái, lúc đó còn sống. Có thể Nơkhemia nhận được điạ vị cao trong triều đình là nhờ ảnh hưởng của hoàng hậu này. Lòng trung thành với dân tộc mình đủ lớn để ông từ bỏ những tiện nghi sang trọng tại triều đình để trở về xây lại Giêrusalem, thù đô của quê hương với sự đồng ý của nhà vua. Ngay cả bây giờ người Dothái ở mọi nơi mong uớc Giêrusalem được hưng thịnh, và họ hướng mặt về đó như hướng về quê hương mình.

Khi Nơkhemia về đến Giêrusalem vào năm 445 BC, Étra đã có mặt ở đó được 13 năm. Étra là một tư tế và dạy dân chúng Lời Chúa. Nhưng Nơkhemia là một viên quan toàn quyền dân sự. Ông về với quyền được trao từ vua Ba tư để xây lại tường thành Giêrusalem. Mới ba ngày sau khi về ông đã lên núi và quan sát các bức tường vào ban đêm. Khi ông nhìn thấy tình trạng xuống cấp trầm trọng của tường thành ông khuyến khích dân chúng khởi công xây ngay. Công việc được hoàn thành trong vòng 52 ngày nhờ vào việc chia từng phần của bức tường cho mỗi gia đình. Thái độ của họ được diễn tả trong câu, dân đã hết lòng tham gia công việc này (Nơkhemia 3:38). Nơkhemia là một kỹ sư thực thụ.

Thoạt đầu người Samari, kẻ thù của dân Dothái, cười nhạo họ. Chúng gây rối để họ phải canh giữ ngày đêm. Việc cười nhạo biến thành giận dữ nên Nơkhemia phải chia dân ra làm hai nhóm, một nhóm canh gác trong khi nhóm kia xây.

Rồi sự chống đối nổi lên từ bên trong. Một số người mệt mỏi rồi phàn nàn là qúa nhiều rác nên không thể xây được. Tất cả rác rến phải được dời đi trong gói bằng tấm bạt dầy đặt trên lưng của công nhân; dĩ nhiên thời đó chưa có xe kútkít hay xe bò/ngựa để chuyên chở vật liệu. Rồi lời than vãn khác nổi lên rằng người giàu cho vay nặng lãi qúa người nghèo không kham nổi.

Lần nữa kẻ thù dùng mưu mang Nơkhemia khỏi chỗ đang xây cất, nhưng chỉ bằng cầu nguyện và lần nữa Nơkhemia đánh lui kẻ thù của ông. Các vua Batư luôn là bạn tốt của người Dothái.

Nơkhemia trao thành Giêrusalem cho em mình là Khanani coi sóc (7:1-4). Khi ông cho kiểm tra dân số (7:5-73) tổng số dân là 42,360 người cùng với 7,337 đầy tớ và 245 ca viên nam nữ.

SỬA LẠI ĐẠO ĐỨC CỦA DÂN (Nơkhemia 8-13)

Tất cả dân chúng tụ họp lại trên đường trước cổng nước trong thành Giêrusalem và yêu cầu ông kinh sư Étra mang sách Lề Luật của Môsê ra. Ông đứng trên bục giảng bằng gỗ và đọc và giải thích Lề Luật cho dân (8:1-13) . Việc đọc Lề Luật nơi công cộng này mang đến sự thống hối thực sự cho dân chúng và một cuộc hồi sinh lớn lao lan rộng.

Cuộc lưu đày Babylon chữa lành dân Dothái khỏi bệnh sùng bái ngẫu tượng. Chúng ta nên nhớ rằng cho đến lúc bấy giờ, mặc dầu bao nhiêu cảnh báo của các ngôn sứ, dân chúng vẫn thờ các ngẫu tượng của các dân chung quanh họ. Nhưng từ ngày đi lưu đầy cho đến hiện tại (khoảng 2500 năm) dân Dothái không bao giờ tái phạm tội này nữa. Người Dothái kết hôn với dân hàng xóm thờ ngẫu tượng nên họ bị lây tội. Ngày nay việc kết hôn giữa người Kitô giáo với người khác đạo cũng là việc làm nguy hiểm.

“Anh em đừng mang chung một ách với những kẻ không tin. Thật thế, làm sao sự công chính lại liên kết được với sự bất chính?” (2 Cor 6:14)

Nên nhớ rằng, Nơkhemia từ bỏ cuộc sống dễ dãi và tiện nghi và tìm cho mình một đời sống vất vả, nguy hiểm và đau lòng. Ông là một nhà cải cách. Và không ai thích người muốn sửa đổi mình.

Nơkhemia là người của cầu nguyện. Chúng ta không thể tìm thấy tỳ vết nào trong nhân cách của ông. Ông dũng cảm và can đảm.