Văn Hoá Giao Tiếp: Bài 7 – Quy Tắc Trên Mâm Cơm Việt

print
VĂN HOÁ GIAO TIẾP
  BÀI 7 – QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

THẦY GIUSE NGUYỄN VĂN QUÝNH

 


 

Dân gian thường nói: “Có thực mới vực được đạo”, tức là có của ăn mới tu hành được. Đây không chỉ là một câu nói vui đùa mà là một sự thật hiển nhiên. Bởi lẽ, ăn uống chính là nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày. Thế nhưng, ăn uống làm sao cho có văn hóa thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy, cha ông ta mới đề cao “Cách ăn nết ở”. Nghĩa là ăn uống cũng phải giữ nết na.

Hơn nữa, cổ nhân còn dạy: “Ăn để sống, chứ không sống để ăn”. Ăn để cảm thụ tinh hoa đất trời, ăn để có sức khỏe mà phục vụ, chứ không phải “Ăn lấy no lấy béo”. Vì thế, câu“Học ăn, học nói, học gói, học mở càng ngẫm nghĩ càng thấy đúng. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:

Quy tắc trên mâm cơm Việt

Có 3 quy tắc sau đây:

  1. Cách dùng đũa
  2. Cách ngồi ăn
  3. Cách ăn uống