Tính Đồng Nghị Trong Đời Sống Và Sứ Mệnh Của Giáo Hội

print

  Văn kiện của Ủy Ban Thần học quốc tế

Tính Đồng Nghị Trong Đời Sống Và Sứ Mệnh Của Giáo Hội

———————

Nguyên bản: La sinodalità nella vita e nella missione della Chiesa (2018)
[FranceseIngleseItalianoPortogheseRussoSpagnoloTedesco]

www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/cti_documents/rc_cti_20180302_sinodalita_it.html

Bản dịch Việt ngữ: Vũ Văn An. Nguồn: Vietcatholic

———————

Mục Lục

DẪN NHẬP: Thời (kairos) của Tính Đồng Nghị

CHƯƠNG 1: TÍNH ĐỒNG NGHỊ TRONG THÁNH KINH, TRONG THÁNH TRUYỀN VÀ TRONG LỊCH SỬ.

CHƯƠNG 2: HƯỚNG TỚI MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ TÍNH ĐỒNG NGHỊ

CHƯƠNG 3: THỰC THI TÍNH ĐỒNG NGHỊ: CÁC CHỦ THỂ, CƠ CẤU, DIỄN TRÌNH VÀ BIẾN CỐ ĐỒNG NGHỊ

CHƯƠNG 4: HỒI TÂM ĐỂ ĐỔI MỚI TÍNH ĐỒNG NGHỊ

DẪN NHẬP: Thời (kairos) của Tính Đồng Nghị

  1. “Chính con đường đồng nghị này được Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba” [1]: cam kết có tính lên chương trình này đã được đưa ra bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại lễ kỷ niệm lần thứ 50 việc thiết lập ra Thượng Hội đồng Giám mục của Chân Phúc (nay là Thánh) Phaolô VI. Thực vậy, ngài nhấn mạnh rằng tính đồng nghị “là một chiều kích thiết yếu của Giáo Hội”, theo nghĩa “những gì Chúa đang yêu cầu nơi chúng ta đã hiện diện, theo một nghĩa nào đó, trong chính hạn từ ‘công nghị’ (synod)” [2].
  2. Tài liệu này nhằm cung cấp một số hướng dẫn hữu ích để đi sâu hơn vào ý nghĩa thần học của lời hứa này và một số định hướng mục vụ về những gì nó hàm ngụ đối với sứ mệnh của Giáo Hội. Phần Dẫn Nhập sẽ xác định các dữ kiện có tính tầm nguyên và khái niệm cần thiết cho việc minh giải sơ khởi nội dung và việc sử dụng hạn từ ‘tính đồng nghị [synodality]’; sau đó nó đưa vào bối cảnh những gì giáo huấn quan trọng và mới mẻ của Huấn Quyền từng cung cấp cho chúng ta về chủ đề này trong thời gian liền sau Công Đồng Vatican II.

Công nghị, Công đồng, Tính đồng nghị

  1. “Công nghị” (synod) là một từ ngữ cổ xưa và đáng kính trong Truyền thống Giáo hội, mà ý nghĩa của nó rút tỉa từ những chủ đề sâu sắc nhất của Mặc Khải. Gồm một giới từ συν(với) và danh từ όδός(nẻo đường), nó chỉ con đường được dân Thiên Chúa cùng đi với nhau. Nó cũng ám chỉ Chúa Giêsu, Đấng tự trình bày là “đường, sự thật và là sự sống” (Ga 14,6), và ám chỉ sự kiện này là các Kitô hữu, những kẻ theo Người, thuở ban đầu vốn được gọi là “những người theo đường” (xem Công vụ 9,2; 19,9,23; 22,4; 24,14,22).

Trong tiếng Hy lạp được giáo hội sử dụng, nó diễn tả việc các môn đệ của Chúa Giêsu được triệu tập với nhau như một cộng đồng và trong một số trường hợp, nó đồng nghĩa với cộng đồng giáo hội [3]. Ví dụ, Thánh Gioan Chrysostom viết rằng Giáo Hội là “một tên thay cho việc “cùng đi với nhau” (σύνοδος, synodos) [4]. Ngài giải thích rằng Giáo Hội thực sự là một cộng đồng được triệu tập để cảm tạ và vinh danh Thiên Chúa như một ca đoàn, một thực tại hòa hợp giữ cho mọi sự liên kết với nhau (σύστημα, systema), vì, nhờ các mối liên hệ hỗ tương và có phẩm trật của chúng, tất cả những ai lập thành ra nó hội tụ với nhau trong αγάπη [agapé, đức ái] và όμονοία [homonoia, hoà hợp] (một tâm một trí chung).

  1. Từ những thế kỷ đầu tiên, từ ngữ “công nghị” đã được áp dụng, với một ý nghĩa chuyên biệt, vào các hội đồng giáo hội được triệu tập ở nhiều bình diện khác nhau (giáo phận, giáo tỉnh, giáo miền, thượng phụ hoặc phổ quát) để biện phân, dưới ánh sáng Lời Chúa và lắng nghe Chúa Thánh Thần, các vấn đề tín lý, phụng vụ, giáo luật và mục vụ xuất hiện cùng với thời gian.

Chữ Hy lạp σύνοδος được dịch sang tiếng Latinh là synodus hoặc conciliumConcilium, trong cách sử dụng phàm tục của nó, đề cập đến một hội đồng được triệu tập bởi một thẩm quyền hợp pháp. Mặc dù gốc rễ của “công nghị” (synod) và “hội đồng” (council) khác nhau, ý nghĩa của chúng gặp nhau. Thực thế, “hội đồng” làm phong phú nội dung ngữ nghĩa của “công nghị” bằng cách tham chiếu đến tiếng Do Thái קָהָל (qahal), một hội đồng được Chúa triệu tập, và được dịch sang tiếng Hy Lạp là έκκλησία [ekklesia], một từ ngữ, trong Tân Ước, đề cập đến việc triệu tập cánh chung dân Chúa trong Chúa Giêsu Kitô.

Trong Giáo Hội Công Giáo, sự khác biệt giữa việc sử dụng các từ ngữ “công đồng” và “công nghị” mới có gần đây. Tại Vatican II, chúng đồng nghĩa với nhau, cả hai đều đề cập đến phiên họp công đồng [5]. Một sự phân biệt chính xác được dẫn nhập bởi Bộ Giáo Luật của Giáo hội Latinh (1983), phân biệt giữa một Công đồng đặc thù (toàn thể hoặc cấp tỉnh) [6] và một Công đồng chung [7] một đàng, và một thượng hội đồng các giám mục [8] và một thượng hội đồng giáo phận [9] đàng khác [10].

  1. Trong văn chương thần học, giáo luật và mục vụ của những thập niên gần đây, một kiểu nói mới đã xuất hiện, danh từ “tính đồng nghị” (synodality), một tĩnh từ có liên quan “có tính đồng nghị” (synodal), cả hai đều phát xuất từ chữ “công nghị” (synod). Vì thế, người ta nói đến tính đồng nghị như một “chiều kích cấu thành” của Giáo Hội hoặc ngắn gọn hơn là “Giáo hội có tính đồng nghị” (synodal Church). Sự mới lạ về ngữ học cần được làm sáng tỏ một cách cẩn thận về thần học này là dấu hiệu của một điều gì mới đang chín mùi trong ý thức giáo hội bắt đầu từ Huấn Quyền của Vatican II, và từ kinh nghiệm sống của các Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn vũ kể từ Công đồng cuối cùng cho đến nay.

Sự hiệp thông, tính đồng nghị, tính hợp đoàn

  1. Mặc dù tính đồng nghị không minh nhiên được tìm thấy như một thuật ngữ hay một khái niệm trong giáo huấn của Vatican II, nhưng công bằng mà nói, tính đồng nghị vốn là trọng tâm của công trình đổi mới mà Công đồng từng khuyến khích.

Giáo hội học về Dân Thiên Chúa nhấn mạnh phẩm giá và sứ mệnh chung của mọi người đã chịu phép rửa, trong việc thực hiện sự đa dạng và tính phong phú có phẩm trật của các đặc sủng, ơn gọi và các thừa tác vụ của họ. Trong bối cảnh này, khái niệm hiệp thông nói lên bản chất sâu sắc của mầu nhiệm và sứ mệnh của Giáo Hội, mà nguồn gốc và đỉnh cao là Cộng Đoàn Thánh Thể (Eucharist Synaxis) [11]. Đây là thực tại (res) của Bí Tích Giáo Hội (Sacramentum Ecclesiae): sự hợp nhất với Thiên Chúa Ba Ngôi và sự thống nhất giữa các nhân vị, được làm cho hiện thực nhờ Chúa Thánh Thần trong Chúa Giêsu Kitô [12].

Trong bối cảnh giáo hội học này, tính đồng nghị là một modus vivendi et operandi (cách sống và hành động) chuyên biệt của Giáo Hội, Dân Thiên Chúa; nó tỏ lộ và đem lại cho hữu thể Giáo Hội bản thể hiệp thông khi mọi chi thể của Giáo Hội cùng hành trình với nhau, tụ họp thành cộng đoàn và tích cực tham gia sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.

  1. Trong khi khái niệm tính đồng nghị đề cập đến sự can dự và sự tham gia của toàn thể Dân Thiên Chúa vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội, thì khái niệm tính hợp đoàn (collegiality) xác định ý nghĩa thần học và hình thức của a) việc thi hành thừa tác vụ của các Giám Mục trong việc phục vụ của Giáo Hội địa phương được giao phó cho sự chăm sóc của mỗi vị, và b) sự hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương giữa lòng Giáo Hội phổ quát duy nhất của Chúa Kitô, được mang đến nhờ sự hiệp thông về phẩm trật của Hợp Đoàn Giám Mục (college of bishops) với Giám mục Rôma.

Do đó, tính hợp đoàn là hình thức chuyên biệt trong đó tính đồng nghị của giáo hội được biểu lộ và làm cho hiện thực qua thừa tác vụ của các Giám mục trên bình diện hiệp thông các Giáo hội địa phương trong một khu vực và trên bình diện hiệp thông mọi Giáo hội trong Giáo hội hoàn cầu. Một biểu hiện chân thực của tính đồng nghị tự nhiên đòi phải thực hiện thừa tác vụ hợp đoàn của các Giám mục.

Một ngưỡng cửa mới sau Vatican II

  1. Các hoa trái của cuộc canh tân do Vatican II hứa hẹn trong việc cổ vũ sự hiệp thông giáo hội, tính hợp đoàn giám mục và lối tư duy và hành động ‘hợp tính đồng nghị’ rất phong phú và quý giá. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài để đi theo hướng được Công đồng vẽ đường [13]. Thực thế, ngày nay, cố gắng tìm ra một hình thức thích hợp cho một Giáo hội có tính đồng nghị – mặc dù nó được chia sẻ rộng rãi và được đưa vào thực hành một cách tích cực – dường như vẫn còn cần có các nguyên tắc thần học rõ ràng và các định hướng mục vụ dứt khoát.
  2. Do đó, mà có ngưỡng cửa mới được Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta bước qua. Sau Vatican II, bước theo các vết chân của vị tiền nhiệm, ngài nhấn mạnh rằng tính đồng nghị nói lên hình dạng của một Giáo Hội phát xuất từ Tin Mừng của Chúa Giêsu, một Giáo Hội được mời gọi nhập thể vào lịch sử, vào sự trung thành đầy sáng tạo đối với Truyền thống.

Phù hợp với giáo huấn của Lumen Gentium, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét cách riêng rằng tính đồng nghị “cung cấp cho chúng ta cái khung thích hợp nhất để hiểu chính thừa tác vụ phẩm trật” [14] và, dựa trên giáo thuyết sensus fidei fidelium (cảm thức đức tin của các tín hữu) [15], mọi chi thể của Giáo Hội đều là các tác nhân của việc truyền giảng Tin Mừng [16]. Do đó, biến Giáo Hội có tính đồng nghị trở thành một thực tại là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với một năng lực truyền giáo mới có sự can dự của toàn thể Dân Thiên Chúa.

Ngoài ra, tính đồng nghị còn nằm ở tâm điểm cam kết đại kết của các Kitô hữu: vì nó nói lên lời mời cùng đi với nhau trên con đường hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn và vì – khi được hiểu một cách chính xác – nó cung cấp một cách hiểu và trải nghiệm Giáo Hội, trong đó, các dị biệt hợp pháp tìm được chỗ đứng trong luận lý học trao đổi hỗ tương các ơn phúc dưới ánh sáng sự thật.

Mục đích và cấu trúc của tài liệu

  1. Trong hai chương đầu tiên, tài liệu này đề nghị đáp ứng nhu cầu đi sâu hơn vào ý nghĩa thần học của tính đồng nghị theo các đường hướng của Giáo hội học Công Giáo, hòa hợp với giáo huấn của Vatican II. Trong chương đầu tiên, chúng ta trở lại với các nguồn qui phạm của Thánh Kinh và Thánh Truyền để làm sáng tỏ việc hình ảnh đồng nghị của Giáo Hội có nguồn gốc của nó ra sao theo cách Mạc Khải đã tỏ lộ trong suốt lịch sử và chỉ ra những nghĩa rộng nền tảng (fundamental connotations) và các tiêu chuẩn thần học chuyên biệt có thể định nghĩa và cho biết nó có thể được đưa vào thực hành như thế nào.

Chương thứ hai đưa ra các nền tảng thần học về tính đồng nghị phù hợp với giáo thuyết giáo hội học của Vatican II, liên kết các nền tảng này với viễn tượng dân Chúa đang lữ hành và truyền giáo và với mầu nhiệm Giáo hội như hiệp thông, trong tương quan với các đặc điểm dị biệt của Giáo hội: hợp nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Cuối cùng nó đi vào mối tương quan giữa sự tham gia của mọi thành phần Dân Thiên Chúa vào sứ mệnh của Giáo Hội và vào việc thực thi thẩm quyền của Mục Tử của họ.

Trên cơ sở đó, các chương thứ ba và thứ tư nhằm đề nghị một số định hướng mục vụ: chương thứ ba liên quan đến vấn đề thực tế ‘làm cho tính đồng nghị xảy ra’ ở mọi bình diện, trong Giáo hội địa phương, trong sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương trong một khu vực, trong Giáo hội phổ quát; chương thứ tư đề cập đến sự hồi tâm thiêng liêng và mục vụ và sự biện phân cộng đồng và tông đồ cần thiết cho việc trải nghiệm có tính đồng nghị chân chính về Giáo hội, với sự đánh giá cao các tác dụng tích cực của nó đối với phong trào đại kết và phụng sự (diakonia) xã hội của Giáo hội.

CHƯƠNG 1: TÍNH ĐỒNG NGHỊ TRONG THÁNH KINH, TRONG THÁNH TRUYỀN VÀ TRONG LỊCH SỬ

  1. Các nguồn quy phạm cho đời sống đồng nghị của Giáo Hội trong Thánh Kinh và Thánh Truyền cho thấy tại trung tâm của kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, lời kêu gọi toàn thể nhân loại hợp nhất với Thiên Chúa và thống nhất trong Người được hoàn tất trong Chúa Giêsu Kytô và diễn ra qua thừa tác vụ của Giáo Hội. Chúng cung cấp các hướng dẫn chúng ta cần để biện phân các nguyên tắc thần học cần phải sinh động hóa và điều chỉnh cuộc sống đồng nghị, các cấu trúc của nó, các diễn trình của nó và các biến cố liên quan đến nó.

Trên cơ sở này, có thể theo dõi các hình thức của tính đồng nghị đã được phát triển trong Giáo Hội trong Thiên Niên Kỷ thứ nhất và sau đó, trong Thiên Niên Kỷ thứ hai, trong Giáo Hội Công Giáo, bằng cách nhắc đến một số khía cạnh của thực hành đồng nghị của các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội khác.

1.1 Giáo huấn của Thánh Kinh

  1. Cựu Ước cho thấy: Thiên Chúa đã tạo ra con người, có nam có nữ, theo hình ảnh và họa ảnh Người như một hữu thể xã hội được kêu gọi làm việc với Người bằng cách tiến tới trong dấu hiệu hiệp thông, bằng cách chăm sóc vũ trụ và hướng nó về mục tiêu của nó (St 1: 26-28). Ngay từ đầu, tội lỗi làm hỏng kế hoạch của Thiên Chúa, xé tan mạng lưới các mối quan hệ có trật tự vốn nói lên sự thật, sự tốt lành và vẻ đẹp của sáng thế, và làm trái tim của người đàn ông và của người đàn bà không còn nhận ra ơn gọi của họ. Tuy nhiên, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, đã củng cố và làm mới lại giao ước của Người nhằm đem tất cả những gì đã bị phân tán trở lại con đường thống nhất, chữa lành tự do của con người và hướng dẫn nó đến chỗ chào đón và sống ơn hợp nhất với Thiên Chúa và thống nhất với anh chị em của chúng ta trong sáng thế, vốn là ngôi nhà chung của chúng ta (ví dụ: St 9,8-17; 15; 17; Xh 19-24; 2 Sm 7:11).
  2. Khi thực hiện kế hoạch của Người, Thiên Chúa triệu tập Ápraham và các hậu duệ của ông (xem St 12:1-3; 17:1-5; 22:16-18). Cuộc triệu tập này (קָחַל / עֵדה– thuật ngữ đầu tiên thường được dịch sang tiếng Hy lạp là έκκλησία), được phê chuẩn trong giao ước Sinai (xem Xh 24: 6-8; 34: 20tt), làm cho dân vừa được giải phóng khỏi chế độ nô lệ trở thành quan trọng và xứng đáng nói với Thiên Chúa; trong cuộc hành trình xuất hành, họ tụ họp quanh Thiên Chúa của họ để cử hành việc thờ phượng Người và sống theo luật pháp của Người, nhìn nhận rằng họ thuộc một mình Người (xem Đnl 5:1-22; Gs 8; Nkm 8:1-18).

קָחַל / עֵדה (qahal / ‘edah) là hình thức đầu tiên trong đó ơn gọi có tính đồng nghị của dân Chúa được tiết lộ. Trong sa mạc, Thiên Chúa ra lệnh điều tra dân số các chi tộc Israel, dành cho mỗi chi tộc vị trí của nó (xem Ds 1-2). Ở trung tâm của cuộc triệu tập, là Chúa, như người hướng dẫn và chăn chiên duy nhất của nó; Người trở nên hiện diện qua thừa tác vụ của Môsê (xem Ds 12: 15-16; Gs 8:30-35), người mà những người khác có liên hệ với một cách lệ thuộc và ‘có tính hợp đoàn’: các Thủ lãnh (xem Xh 18: 25-26), các trưởng lão (xem Ds 11: 16-17, 24-30), và các thầy Lêvi (xem Ds 1:50-51). Cuộc triệu tập Dân Thiên Chúa không chỉ bao gồm đàn ông (Xh 24: 7-8) mà còn cả phụ nữ và trẻ em và cả người ngoại quốc nữa (xem Gs 8: 33,35). Đó là đối tác được Chúa triệu tập mỗi khi Người đổi mới giao ước của Người (xem Đnl 27-28; Gs 24: 2 V 23; Nkm 8).

  1. Sứ điệp của các Vị Tiên Tri dạy cho Dân Thiên Chúa sự cần thiết phải hành trình qua những gian khổ của lịch sử một cách trung thành với giao ước. Đó là lý do tại sao các vị Tiên Tri mời họ hồi hướng lòng họ về Thiên Chúa và công lý trong các mối liên hệ của họ với người lân cận của họ, thường là những người nghèo nhất, bị áp bức, ngoại kiều, như một nhân chứng hữu hình của lòng Chúa thương xót (xem Grm 37: 21; 38: 1).

Để điều đó xảy ra, Thiên Chúa hứa sẽ ban cho họ một trái tim và tinh thần mới (xem Edk 11:10), và mở ra trước Dân Người một con đường dẫn tới một cuộc Xuất Hành mới (xem Grm 37-38): lúc đó, Người sẽ thiết lập một giao ước mới, được khắc không phải trên các bản đá nhưng trên trái tim của họ (xem Grm 31: 31-34). Nó sẽ cho thấy những chân trời phổ quát, vì Người Tôi Trung của Chúa sẽ tập hợp các quốc gia lại với nhau (xem Is 53), và nó sẽ được niêm ấn bởi sự tuôn đổ Thần Khí của Chúa lên tất cả các thành viên của dân Người (Xem Ge 3:1-4).

  1. Thiên Chúa chu toàn giao ước mới mà Người đã hứa nơi Chúa Giêsu Nadarét, Đấng Métsia và là Chúa, Đấng mà sứ điệp sơ truyền (kérygma), cuộc sống và con người mặc khải cho thấy Thiên Chúa là sự hiệp thông tình yêu, Đấng, vì ơn thánh và lòng thương xót của Người, muốn ôm lấy toàn thể nhân loại trong tính thống nhất của họ. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, từ đời đời vốn được trù định để yêu thương trái tim Chúa Cha (xem Ga 1:1,18), trở thành người phàm lúc thời gian đã nên trọn (xem Ga 1:14; Gt 4: 4) để mang kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa đến chỗ hoàn thành (xem Ga 8: 29; 6: 39; 5: 22, 27). Người không bao giờ hành động một mình, và trong mọi sự, luôn làm theo ý muốn của Chúa Cha: Chúa Cha ngự trong Người và thực hiện công trình của Người qua Người Con Người đã sai xuống thế gian (xem Ga 14: 10).

Kế hoạch của Chúa Cha được thực hiện trong Mầu Nhiệm Vượt Qua, khi Chúa Giêsu hiến sự sống của Người để nhận lại nó trong sự phục sinh (xem Ga 10,17) và chia sẻ nó với các môn đệ của Người như những con trai con gái, như anh chị em trong sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần “không hạn chế” (xem Ga 3,34). Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu là cuộc xuất hành mới, tập hợp trong sự thống nhất (συναγάγη είς έν) tất cả những người tin tưởng vào Người (xem Ga 11,52), người mà Người đã làm cho cùng đồng dạng đồng hình với chính Người bằng Phép Rửa và Thánh Thể. Công trình cứu rỗi là sự thống nhất mà Chúa Giêsu đã cầu xin Chúa Cha ngay trước Cuộc Thống Khổ của Người: “Xin cho chúng nên một, lạy Cha, như Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng được ở trong chúng ta ngõ hầu thế gian có thể tin rằng chính Cha đã sai Con”(xem Ga 17:21).

  1. Chúa Giêsu là người lữ hành rao giảng tin mừng về Nước Thiên Chúa (xem Lc 4:14-15; 8:1; 9:57; 13:22; 19:11), dạy “con đường của Thiên Chúa “. (xem Lc 20:21) và chỉ đường đến đó (Lc 9:51-19,28). Thực thế, chính Người là “đường” (xem Ga 14:6) dẫn đến Chúa Cha; trong Chúa Thánh Thần (xem Ga 16:13) Người chia sẻ với mọi người sự thật và tình yêu hiệp thông với Thiên Chúa và các anh chị em của chúng ta. Sống hiệp thông theo tiêu chuẩn giới răn mới của Chúa Giêsu có nghĩa là cùng đi với nhau trong lịch sử như Dân Thiên Chúa của giao ước mới, theo cách phù hợp với ơn phúc đã nhận được (xem Ga 15:12-15). Trong trình thuật về các môn đệ Emmau, Thánh Luca cho chúng ta một hình tượng sống động về Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, được Chúa sống lại hướng dẫn trên đường đi, Đấng thắp sáng nó bằng Lời của Người và cho nuôi nó ăn bằng Bánh Sự Sống (Xem Lc 24:13-35).
  2. Tân Ước sử dụng một thuật ngữ chuyên biệt để diễn tả quyền năng mà Chúa Giêsu nhận được từ Chúa Cha để ban ơn cứu rỗi, ơn mà Người thực hiện trên mọi tạo vật trong quyền năng (δύναμις) của Chúa Thánh Thần: έξουσία(thẩm quyền). Nó hệ ở việc ban ơn thánh làm cho chúng ta trở nên “con cái Thiên Chúa” (xem Ga 1:12). Các Tông Đồ nhận được έξουσίαnày từ Chúa Phục Sinh, Đấng sai họ đi giảng dạy muôn dân bằng cách rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ tất cả những gì Người đã truyền lệnh (xem Mt 28: 19-20). Nhờ phép rửa, mọi thành viên của dân Chúa được dự phần vào thẩm quyền này, sau khi được “xức dầu của Chúa Thánh Thần” (xem 1 Ga 2: 20,27), sau khi đã được Thiên Chúa giảng dạy (xem Ga 6: 45) và sau khi đã được hướng dẫn “đến sự thật hoàn toàn” (xem Ga 16:13).
  3. έξουσίαcủa Chúa được phát biểu trong Giáo Hội thông qua sự đa dạng của các ơn thiêng liêng (τα πνευματικά) hoặc đặc sủng (τα χαρίσματα) mà Chúa Thánh Thần chia sẻ trong Dân Thiên Chúa để xây dựng Nhiệm Thể duy nhất của Chúa Kitô. Khi thực thi các đặc sủng này, chúng ta cần tôn trọng một τάξις(taxis=sắp xếp?) khách quan, để chúng có thể phát triển hài hòa và mang lại hoa trái mà chúng vốn được trù định sẽ mang để đem lại lợi ích cho mọi người (xem 1 Cr 12:28-30; Ep 4:11-13). Các Tông đồ có vị trí đầu tiên trong số này – với một vai trò đặc biệt và ưu việt được Chúa Giêsu giao cho Simon Phêrô (xem Mt 16:18tt., Ga 21:15tt.): thực thế, các ngài được giao phó thừa tác vụ hướng dẫn Giáo Hội trong việc trung thành với depositum fidei [kho tàng đức tin] (1 Tm 6:20; 2 Tm 1:12,14). Nhưng thuật ngữ χάρισμα[karisma] cũng gợi lên đặc tính nhưng không (gratuitous) và đa dạng trong sáng kiến tự do của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho mỗi người ơn riêng của họ nhằm lợi ích chung (xem 1 Cr 12:4-11, 29-30; Ep 4:7), với nghĩa luôn tùng phục và phục vụ lẫn nhau (xem 1 Cr 12:25): vì ơn cao nhất, ơn điều hòa mọi ơn, là tình yêu (xem 1 Cr 12: 31).
  4. Sách Tông Đồ Công Vụ dẫn chứng bằng tài liệu một số khoảnh khắc quan trọng dọc đường đi của Giáo Hội Tông Truyền khi Dân Thiên Chúa được mời gọi biện phân thánh ý Chúa Phục Sinh, trong tư cách một cộng đồng. Nhân vật lãnh đạo dẫn đường và chỉ hướng đi là Chúa Thánh Thần, được tràn đổ trên Giáo Hội vào ngày lễ Ngũ Tuần (xem Cv 2: 2-3). Các môn đệ, khi thực hiện các vai trò khác nhau của họ, có trách nhiệm lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần và biện phân đường đi (xem Cv 5:19-21; 8:26,29,39; 12: 6-17; 13: 1-3; 16: 6-7,9-10; 20: 22). Các ví dụ có giá trị là: việc lựa chọn “bảy mươi người có danh tiếng tốt, tràn đầy Thánh Thần và khôn ngoan”, những người được các Tông Đồ giao phó nhiệm vụ “phân phối thực phẩm” (Xem Cv 6:1-6); và việc biện phân vấn đề chủ chốt là truyền giáo cho Dân Ngoại (xem Cv 10).
  5. Vấn đề trên được xử lý với điều truyền thống gọi là ‘Công đồng tông đồ Giêrusalem’ (xem Cv 15, và cả Gl 2: 1-10). Ở đó, ta thấy một biến cố có tính đồng nghị đã xuất hiện, trong đó, Giáo hội tông truyền, trong một thời điểm quyết định của lịch sử phát triển của mình, đã sống thực ơn gọi của mình hướng tới việc truyền giáo, được soi sáng bởi sự hiện diện của Chúa Phục Sinh. Trong nhiều thế kỷ, biến cố này đã được giải thích như là mô hình cho các Công Nghị từng được Giáo Hội cử hành.

Trình thuật đưa ra một mô tả chính xác về việc khai mở biến cố. Nhìn thấy vấn đề quan trọng và gây tranh cãi đang đặt ra cho họ, cộng đồng tại Antiôkia quyết định tham khảo ý kiến “Các Tông Đồ và Trưởng Lão” (15:2) của Giáo Hội ở Giêrusalem, và gửi Phaolô và Banaba đến đó. Cộng đồng tại Giêrusalem, các Tông đồ và các Trưởng Lão đáp ứng kịp thời (15: 4) để khảo sát tình hình. Phaolô và Banaba giải thích những gì đã xảy ra. Một cuộc thảo luận sống động và cởi mở diễn ra sau đó (έκζητήσωσιν: 15:7a). Họ đặc biệt lắng nghe chứng tá có thẩm quyền và lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô (15:7b-12).

Thánh Giacôbê giải thích điều đã xảy ra dưới ánh sáng lời tiên tri (xem Am 9:11-12; Cv 15:14-18), lời khẳng định thánh ý cứu rỗi phổ quát của Thiên Chúa, và Người đã chọn “một dân tộc. .. từ các dân ngoại” (έξ έθνων λαόν: 15:14), và ngài đã đưa ra quyết định ban hành một số quy tắc về tác phong (15:19-21). Bài phát biểu của ngài cho thấy một viễn kiến về sứ mệnh của Giáo Hội đặt căn cứ vững chắc trong kế hoạch của Thiên Chúa, nhưng đồng thời sẵn sàng đón nhận việc Người tự làm cho Người hiện diện trong diễn tiến từ từ của lịch sử cứu rỗi. Cuối cùng, các ngài đã chọn một số đại diện để tiếp nhận bức thư giải thích quyết định được đưa ra và quy định thủ tục phải tuân theo (15:23-39); bức thư được gửi đi và đọc cho cộng đồng ở Antiôkia, và được cộng đồng này tiếp nhận một cách hân hoan (15:30-31).

  1. Mọi người đều góp phần tích cực, mặc dù với các vai trò và đóng góp khác nhau. Vấn đề được trình bày với toàn thể Giáo Hội tại Giêrusalem (παν τ πληθος: 15:12), có mặt suốt cuộc họp và tham gia vào quyết định cuối cùng (έδοξε τοις άποστολόις καί τοις πρεσβυτέροις σύν όλη τη έκκησία: 15: 22). Nhưng trước tiên, những người được tham khảo là các Tông đồ (Thánh Phêrô và Thánh Giacôbê mỗi vị đều phát biểu) và các Trưởng Lão, những người thực thi thừa tác vụ chuyên biệt của họ theo thẩm quyền.

Quyết định được Thánh Giacôbê đưa ra trong tư cách người hướng dẫn Giáo Hội ở Giêrusalem, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Giáo Hội trên đường đi của Giáo Hội bằng cách đảm bảo lòng trung thành của Giáo Hội đối với Tin Mừng của Chúa Giêsu: “Nó đã được quyết định bởi Chúa Thánh Thần và bởi chính chúng tôi”(15: 28). Nó được tiếp nhận và chấp nhận bởi toàn bộ cộng đồng ở Giêrusalem (15: 22) và sau đó bởi cộng đồng ở Antiôkia (15:30-31).

Nhờ mọi người biết lắng nghe Chúa Thánh Thần qua chứng tá đưa ra về hành động của Thiên Chúa và nhờ mỗi người biết đưa ra phán đoán riêng của mình, các ý kiến thoạt đầu khác khác nhau đã qui hướng dần tới sự đồng thuận và nhất trí (όμοθυμαδόν: 15: 25) vốn là hoa trái của việc biện phân cộng đồng để phục vụ sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.

  1. Cách thức hành xử của Công đồng Giêrusalem là một minh chứng đời thực cho sự kiện này là cách dân Thiên Chúa tiến bước là một điều được suy nghĩ có trật tự và thấu đáo, trong đó, mỗi người có một chủ trương và vai trò chuyên biệt (xem 1 Cr 12:12-17; Rm 12: 4-5; Ep 4: 4).

Thánh Tông đồ Phaolô, dưới ánh sáng cộng đồng Thánh Thể, đã gợi lên hình ảnh Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô, để giải thích cả sự thống nhất của tổ chức lẫn sự đa dạng của các thành viên. Cũng giống như trong cơ thể con người, tất cả các thành viên đều cần thiết theo cách riêng của họ, theo cùng một cách như trong Giáo Hội, mọi người đều có phẩm giá như nhau nhờ Phép Rửa (xem Gl 3:28; 1Cr 12:13), và mọi người đều đóng góp để thực hiện kế hoạch cứu rỗi “tùy theo mức độ Chúa Kitô ban cho” (Ep 4: 7).

Vì vậy, mọi người đều có trách nhiệm bằng nhau đối với đời sống và sứ mệnh của cộng đồng và mọi người đều được kêu gọi làm việc phù hợp với luật liên đới hỗ tương liên quan tới các thừa tác vụ và đặc sủng chuyên biệt của họ, vì mọi người đều tìm thấy năng lực của mình trong một Chúa duy nhất (xem 1Cr 15: 45).

  1. Đích điểm của cuộc hành trình của Dân Thiên Chúa là Giêrusalem mới, được bao bọc bởi sự huy hoàng rạng ngời của vinh quang Thiên Chúa, nơi phụng vụ nước trời được cử hành. Ở đấy, sách Khải huyền chiêm ngưỡng “Chiên Con đang đứng dường như đã bị hy tế”, Chiên Con, bằng máu của nó, đã chuộc về cho Thiên Chúa “muôn người thuộc mọi sắc tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân” và đã làm họ thành “một dòng vua và tư tế cho Thiên Chúa, để cai trị thế giới”; các thiên thần và “mười nghìn lần mười ngàn người trong số họ và hàng ngàn hàng ngàn người” tham dự phụng vụ trên trời với mọi tạo vật trên trời và dưới đất (xem Kh 5: 6.9.11.13). Sau đó, lời hứa có ý nghĩa sâu xa nhất về kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa sẽ được ứng nghiệm: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ” (Kh 21: 3).

1.2 Chứng tá của các Giáo Phụ và Thánh Truyền trong thiên niên kỷ đầu tiên

  1. Kiên trì trên con đường thống nhất giữa các nơi chốn, văn hóa, tình huống và thế hệ là thách thức mà dân Chúa được kêu gọi đáp ứng Tin Mừng bằng đức tin, và gieo hạt giống Tin Mừng trong kinh nghiệm của các dân tộc khác nhau. Tính đồng nghị xuất hiện ngay từ đầu như sự đảm bảo và nhập thể của lòng trung thành của Giáo Hội đối với nguồn gốc tông đồ và ơn gọi Công Giáo của mình. Nó tự trình bầy mình dưới hình thức mà thực chất là một thực thể đơn nhất, nhưng là một thực thể dần dần khai mở – dưới ánh sáng của điều Thánh Kinh chỉ ra – trong sự phát triển sống động của Thánh Truyền. Do đó, thực thể đơn nhất này có nhiều hình thức tùy theo bối cảnh lịch sử khác nhau và trong đối thoại với nhiều nền văn hóa và tình huống xã hội khác nhau.
  2. Vào đầu thế kỷ thứ hai, Thánh Inhaxiô thành Antiôkia mô tả cách hiểu có tính đồng nghị về các Giáo Hội địa phương khác nhau; các giáo hội này tự coi mình như cùng nhau thể hiện một Giáo Hội duy nhất. Trong lá thư gửi cho cộng đồng ở Êphêsô, ngài nói rằng mọi thành viên của nó đều là σύνοδοι“đồng hành trong cuộc lữ thứ”, nhờ phẩm giá của phép rửa và tình bằng hữu của họ với Chúa Kitô [17]. Hơn nữa, ngài nhấn mạnh đến trật tự thần thiêng làm cho Giáo Hội trở thành một cơ thể đơn nhất [18], được mời gọi hát bài ca ngợi sự hợp nhất với Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô. [19]: Linh mục đoàn là hội đồng của vị Giám mục [20] và các thành viên của cộng đồng, trong các vai trò khác nhau của họ, đều được mời gọi xây dựng nó. Cộng đồng Giáo hội được tạo lập và ở điểm rõ ràng nhất trong cộng đồng Thánh Thể, nó được chủ tọa bởi vị giám mục; cộng đồng này nuôi dưỡng xác tín và niềm hy vọng rằng vào cuối lịch sử, Thiên Chúa sẽ tập hợp trong Vương quốc của Người tất cả các cộng đồng hiện đang sống nó và cử hành nó trong đức tin [21].

Các đặc điểm phân biệt của Giáo Hội đích thực là: trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ và việc cử hành Thánh Thể dưới sự hướng dẫn của vị Giám Mục, người kế nhiệm các Tông Đồ; thực thi thừa tác vụ có phẩm trật; tính ưu việt của sự hiệp thông trong việc phục vụ lẫn nhau để ngợi khen và vinh danh Cha, Con và Thánh Thần. Thánh Cyprianô thành Carthage, người thừa hưởng và giải thích truyền thống này vào giữa thế kỷ thứ ba, lên công thức cho nguyên tắc có tính giám mục và tính đồng nghị nhằm việc phải cai trị đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội tại địa phương và ở bình diện hoàn vũ: trong khi không có gì được thực hiện ở Giáo hội địa phương nếu không có vị Giám mục – nihil sine episcopo – thì điều cũng đúng như thế là không được làm gì nếu không có hội đồng của ngài (gồm các linh mục và phó tế) nihil sine consilio vestro – hoặc là không có sự đồng thuận của người dân – et sine consensu plebis [22] – luôn phải duy trì vững chắc quy tắc theo đó episcopatus unus est cuius a singulis in solidum pars tenetur (giám mục đoàn [episcopate] là duy nhất, trong đó mỗi thành viên có một phần không phân chia trong đó) [23].

  1. Từ thế kỷ thứ tư trở đi, các giáo tỉnh được thành lập; những giáo tỉnh này đã chứng minh và cổ vũ sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương và được đứng đầu bởi một giám mục giáo đô (Metropolitan). Về phương diện nghị bàn chung, có các công nghị giáo tỉnh, một phương thế chuyên biệt để thực thi tính đồng nghị của giáo hội.

Khoản Luật 6 của Công đồng Nixêa (325) đã nhìn nhận sự ưu việt (πρεσβεία) và tính tối thượng miền (regional primacy) của Tòa Rôma, Alexandria và Antiôkia [24]. Tòa Constantinople được thêm vào danh sách các tòa chính tại Công đồng Constantinople I (381): Khoản Luật 3 đã ban chức chủ tịch danh dự sau Giám mục Rôma [25], một tước hiệu được xác nhận tại Công đồng Chalcedon (451) [26] ], khi Tòa Giêrusalem được thêm vào danh sách. Ở phương Đông, chế độ pentarchy (ngũ chế) này được coi là hình thức và là bảo đảm cho việc thực thi hiệp thông và tính đồng nghị giữa năm tòa tông truyền này.

Trong khi thừa nhận vai trò của các Thượng phụ ở phương Đông, Giáo hội ở phương Tây không coi Giáo hội Rôma như là một trong các tòa thượng phụ khác, mà qui cho mình một tính ưu tối thượng chuyên biệt ở trung tâm Giáo hội hoàn cầu.

  1. Khoản luật Tông đồ 34, có từ cuối thế kỷ thứ ba và nổi tiếng ở phương Đông, đã thiết định rằng bất cứ quyết định nào vượt quá năng quyền của vị Giám mục địa phương phải được một công nghị đảm nhiệm: “Các Giám mục của mỗi quốc gia (έθνος) phải nhìn nhận người thứ nhất (πρότος) trong số các ngài và coi vị này như người đứng đầu (κεφαλή) các ngài, bằng cách không làm điều gì quan trọng nếu không có sự đồng ý (γνώμη) của vị này… nhưng người thứ nhất trong số các ngài (πρότος) không nên làm điều gì nếu không có sự đồng thuận của tất cả “[27]. Hành động của một công nghị trong hòa hợp (όμονοία) được Giáo Hội đưa vào hiện hữu theo cách này là để vinh danh Đức Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Vai trò của πρότος(vị thứ nhất) ở bình diện giáo tỉnh, giáo đô (và cuối cùng thượng phụ) là để triệu tập và chủ tọa Công Nghị ở bình diện thích hợp để giải quyết các vấn đề chung và ban hành các giải pháp cần thiết nhân danh thẩm quyền (έξουσία) của Chúa được các Giám mục tụ họp tại Công Nghị nói lên.
  2. Mặc dù các Công Nghị được cử hành định kỳ từ thế kỷ thứ ba trở đi ở các bình diện giáo phận và giáo tỉnh xử lý các vấn đề kỷ luật, thờ phượng và tín lý phát sinh tại địa phương, vẫn có một niềm tin chắc chắn rằng các quyết định được đưa ra là một biểu thức hiệp thông với mọi Giáo Hội. Cảm thức giáo hội này cho thấy người ta ý thức rõ việc này: mỗi Giáo hội địa phương là một biểu thức của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất; điều này rõ ràng do việc chia sẻ các lá thư của công nghị, bảng liệt kê các khoản luật của công nghị gửi đến các Giáo hội khác, các lời yêu cầu thừa nhận lẫn nhau giữa các tòa khác nhau, trao đổi các phái đoàn, một việc thường đòi hỏi các cuộc hành trình đầy mệt mỏi và nguy hiểm.

Ngay từ đầu, Giáo hội Rôma đã hưởng được một sự tôn trọng đặc biệt, nhờ sự kiện các Tông đồ Phêrô – Giám mục của Rôma được công nhận là người kế vị của ngài – và Phaolô đã tử vì đạo tại đó [28]. Đức tin tông truyền được giữ vững tại đó, thừa tác vụ thẩm quyền được thi hành bởi vị Giám mục của nó để phục vụ sự hiệp thông giữa các Giáo hội, lịch sử phong phú của nó trong việc tổ chức các công nghị: tất cả những điều này làm cho Giáo hội Rôma trở thành điểm tham chiếu cho tất cả các Giáo hội; họ tham khảo giáo hội này để giải quyết các tranh cãi [29], đến nỗi giáo hội này có chức năng như một Tòa kháng cáo [30]. Hơn nữa, ở phương Tây, Tòa Rôma đã trở thành nguyên mẫu tổ chức của các Giáo hội khác về mặt hành chính và giáo luật.

  1. Năm 325, Công đồng chung đầu tiên, do Hoàng đế triệu tập, đã được cử hành tại Nixêa. Những người hiện diện bao gồm các giám mục từ các vùng khác nhau của Đông Phương và các Đại Diện của Giám mục Rôma. Lời tuyên xưng đức tin của Công đồng và các quyết định giáo luật của nó được công nhận là có giá trị quy phạm đối với toàn thể Giáo hội, bất chấp các phản ứng bất lợi, vốn xẩy ra trong những dịp khác trong suốt lịch sử. Với việc các Giám mục thực thi thừa tác vụ của họ theo tính đồng nghị, Công đồng Nixêa là biểu thức định chế đầu tiên, trên bình diện hoàn vũ, nói lên έξουσίαcủa Chúa Phục sinh đang hướng dẫn và chỉ đạo con đường tiến lên phía trước cho Dân Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần. Có những kinh nghiệm tương tự trong các Công đồng kế tiếp trong Thiên niên kỷ thứ nhất; các công đồng này đã mang lại hình dạng đích thực cho bản sắc của Giáo Hội Công Giáo duy nhất. Trong các Công đồng này, có một sự minh xác dần dần thái độ cần thiết cho việc thực thi thẩm quyền của một Công đồng chung: συμφωνία(symphōnía) của những vị đứng đầu các Giáo hội khác nhau, συνεργεία(synergeía) của Giám mục Rôma, συμφρόνησις(symphrónēsis) của các Thượng phụ khác và sự thuận hợp trong giáo huấn của nó với giáo huấn của các Công đồng trước đó [31].
  2. Về phương cách tiến hành (modus procedendi), các Công Nghị Địa Phương trong Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất, một mặt, theo Truyền Thống Tông Đồ và, mặt khác, về phương diện thủ tục thực tế, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa của nơi chúng được tổ chức [32].

Trong trường hợp Công Nghị tại một Giáo Hội địa phương, về nguyên tắc, toàn thể cộng đồng đã tham gia, mỗi nhóm tùy theo vai trò tương ứng của họ [33]. Trong các công nghị giáo tỉnh, những người tham gia là các Giám mục của nhiều Giáo hội khác nhau, mặc dù các linh mục và đan sĩ có thể được mời đóng góp. Chỉ có các Giám mục mới tham dự các công đồng chung được cử hành trong Thiên niên kỷ thứ nhất. Chính các công nghị giáo phận và giáo tỉnh đã chủ yếu lên khuôn cho thủ tục công nghị được chấp nhận trong Thiên niên kỷ thứ nhất.

1.3 Sự phát triển của thủ tục công nghị trong thiên niên kỷ thứ hai

  1. Kể từ khi bắt đầu Thiên niên kỷ thứ hai, thủ tục công nghị dần dần đã mang nhiều hình thức khác nhau ở phương Đông và phương Tây, đặc biệt sau sự sụp đổ hiệp thông giữa Giáo hội Constantinople và Giáo hội Rôma (thế kỷ 11) và khi các lãnh thổ giáo hội thuộc các Tòa Thượng phụ Alexandria, Antiôkia và Giêrusalem bị đặt dưới sự kiểm soát chính trị của Hồi giáo.

Trong các Giáo hội phương Đông, thủ tục công nghị tiếp tục theo truyền thống của các Giáo Phụ, đặc biệt ở bình diện các công nghị thượng phụ và giáo đô, nhưng cũng có những công nghị đặc biệt, trong đó các Thượng phụ và tổng giám mục giáo đô tham gia. Tại Constantinople, sinh hoạt của một công nghị thường trực (Σύνοδος ένδημούσα) đã được thiết lập mạnh mẽ hơn; nó cũng đã được nổi tiếng từ thế kỷ thứ tư ở Alexandria và Antiôkia, với các công nghị thường xuyên để xem xét các vấn đề phụng vụ, giáo luật và thực tiễn dưới các hình thức khác nhau trong thời kỳ Byzantine và, sau năm 1454, trong thời kỳ Ottoman. Ngày nay, các công nghị thường trực vẫn tồn tại trong các Giáo Hội Chính Thống.

  1. Trong Giáo Hội Công Giáo, cuộc cải cách của Đức Grêgôriô và cuộc đấu tranh cho quyền tự do của Giáo Hội đã góp phần vào việc khẳng định thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng như một giáo chủ (primate). Một mặt, điều này giải thoát các Giám mục khỏi lệ thuộc Hoàng đế nhưng, mặt khác, nếu không được hiểu rõ, nó có nguy cơ làm suy yếu căn tính của các Giáo hội địa phương.

Kể từ thế kỷ thứ 5, Công Nghị Rôma đã vận hành như một Hội đồng của Giám Mục Rôma, được sự tham dự không những của các Giám mục của giáo tỉnh Rôma mà còn của các Giám mục có mặt tại Rôma khi nó diễn ra, cũng như các linh mục và phó tế, và điều này đã trở thành mô hình cho các công đồng thời Trung Cổ. Đức Giáo Hoàng hoặc Vị Đại Diện của ngài chủ tọa những công nghị này, nhưng chúng không phải là những hội đồng chỉ liên quan đến các Giám Mục và các giáo sĩ; chúng cũng là một biểu thức của thế giới Kitô giáo phương Tây, một thế giới không chỉ liên quan đến các nhà chức trách giáo hội (Giám mục, đan viện trưởng và Bề trên các Dòng Tu) trong các vai trò khác nhau của họ, mà còn liên quan đến cả các nhà cầm quyền dân sự (các đại diện của Hoàng đế hoặc của các vị vua và các viên chức cao cấp), cũng như các chuyên gia thần học và giáo luật (periti).

  1. Ở bình diện các Giáo hội địa phương, phần nào tiếp tục thủ tục đồng nghị bao quát được thi hành trong Đế quốc Rôma ở phương Tây do Charlemagne du nhập, các công nghị đã mất đi đặc tính thuần giáo hội của nó và tiếp nhận hình thức công nghị hoàng gia hoặc quốc gia, trong đó, các giám mục tham dự dưới sự chủ tọa của nhà vua.

Trong suốt thời Trung cổ, đã có những điển hình hồi sinh thủ tục đồng nghị theo nghĩa rộng rãi nhất của thuật ngữ. Các đan sĩ của Cluny là một điển hình. Các kinh sĩ nhà thờ chính tòa đã giúp giữ cho các thủ tục đồng nghị sống còn, cũng như các cộng đồng mới của đời sống tu trì, đặc biệt là các Dòng Khất Sĩ [34].

  1. Vào cuối thời Trung Cổ, một tình huống độc đáo đã xuất hiện trong Cuộc Đại Ly Giáo ở phương Tây (1378-1417), khi, một lúc, có đến hai, và sau đó, ba người giành danh hiệu Giáo Hoàng. Công đồng Konstanz (1414-1418) giải quyết vấn đề phức tạp này bằng cách áp dụng giáo luật khẩn cấp được dự liệu trong tư duy giáo luật thời trung cổ, và tiếp tục bầu vị Giáo Hoàng hợp pháp. Tuy nhiên, trong tình huống này, ý niệm duy công đồng (conciliarist) đã được khai triển, với mục tiêu áp đặt một công đồng thường trực lên và vượt trên thẩm quyền tối cao của vị Giáo hoàng.

Các biện minh thần học và ứng dụng thực tế của thuyết duy công đồng bị đánh giá là không phù hợp với Thánh truyền. Tuy nhiên, nó để lại một bài học cho lịch sử Giáo Hội: luôn có nguy cơ ly giáo nằm chờ mà ta không nên làm ngơ, và việc cải cách Giáo Hội liên tục, cả nơi đầu lẫn các chi thể (in capite et membris), không thể diễn ra nếu không sử dụng đúng đắn thủ tục đồng nghị vốn có theo Thánh Truyền và lưu ý tới thẩm quyền tối thượng của vị Giáo hoàng, lấy nó làm bảo đảm cho mình.

  1. Một thế kỷ sau, khi đáp ứng cuộc khủng hoảng gây ra bởi Phong Trào Cải Cách Thệ Phản, Giáo Hội Công Giáo đã tổ chức Công đồng Trent. Đây là Công đồng đầu tiên trong thời cận đại với những đặc điểm nhất định: nó không còn là một Công đồng của Thế Giới Kitô Giáo như trong thời Trung cổ; các tham dự viên là các Giám mục cũng như các bề trên của các Dòng Tu và Cộng Đồng Đan Sĩ, trong khi các đại diện của các Ông Hoàng tham dự nhưng không có quyền bỏ phiếu.

Công đồng thiết lập qui định dạy rằng các công nghị giáo phận nên diễn ra hàng năm, các công nghị giáo tỉnh cứ ba năm một lần, như một cách để chuyển tải động lực cải cách của Công Đồng Trent đến toàn thể Giáo Hội. Điển hình và mô hình thuộc loại này phải được tìm thấy nơi điều Thánh Charles Borromeo đã làm khi làm Tổng giám mục Milan. Trong thừa tác vụ lâu dài của mình, ngài đã triệu tập năm công nghị giáo tỉnh và mười một công nghị giáo phận. Ở Mỹ, Thánh Turibius của Mogrovejo đã thực hiện một điều tương tự: ngài đã triệu tập ba công nghị giáo tỉnh và mười ba công nghị giáo phận. Cũng có ba công nghị giáo tỉnh ở Mễ Tây Cơ trong cùng thế kỷ.

Để phù hợp với văn hóa của thời đại, các công nghị giáo phận và giáo tỉnh được cử hành theo Công đồng Trent không nhằm có sự tham gia tích cực của toàn thể dân Chúa – tức congregatio fidelium (cộng đoàn các tín hữu) – nhưng để truyền lại và ban hành các qui định và định hướng của Công đồng. Phản ứng có tính cách hộ giáo đối với lời phê phán của Phong Trào Cải Cách Thệ Phản về thẩm quyền giáo hội và đối với các phản ứng tương tự của một số trường phái tư tưởng cận đại đã nhấn mạnh thêm tầm nhìn theo phẩm trật học (hierarchological) về Giáo hội, coi Giáo Hội như societas perfecta et inaequalium (một xã hội hoàn hảo và của những người bất bình đẳng), đến chỗ quan niệm các Giám mục, và trên các ngài, Đức Giáo Hoàng, như Ecclesia docens (Giáo Hội giảng dạy) còn phần còn lại của dân Chúa như Ecclesia discens (Giáo Hội học hỏi).

  1. Các cộng đồng Giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách Thệ Phản cổ vũ một cách tiếp cận có tính đồng nghị nào đó, trong bối cảnh một giáo hội học và một tín lý và thực hành có tính bí tích và thừa tác vụ đi trệch ra ngoài Truyền thống Công Giáo.

Việc cai quản cộng đồng giáo hội có tính đồng nghị, trong đó, một số tín hữu nhất định tham gia bởi chức tư tế chung nhờ phép rửa, được coi như cơ cấu phù hợp nhất với đời sống của cộng đồng Kitô hữu theo tín phái Luthêrô. Mọi tín hữu được kêu gọi dự phần vào việc bầu cử các thừa tác viên và bảo đảm sự trung thành với giáo huấn của Tin Mừng và trật tự giáo hội. Đặc quyền này thường được thực thi bởi các nhà cầm quyền dân sự, điều, trong quá khứ, đã dẫn đến một chế độ có liên hệ mật thiết với Nhà Nước.

Các cộng đồng giáo hội của truyền thống cải cách có học thuyết của Jean Calvin về bốn thừa tác vụ (mục tử, thầy dạy, các linh mục và các phó tế), theo đó linh mục đại diện cho phẩm giá và quyền hạn được ban cho mọi tín hữu nhờ phép rửa. Các linh mục, cùng với các mục tử, do đó, chịu trách nhiệm cho cộng đồng địa phương, trong khi thủ tục đồng nghị dự ứng sự hiện diện của các thầy dạy và các thừa tác viên khác trong cộng đồng, mà phần lớn là tín hữu giáo dân.

Các công nghị luôn là một phần trong đời sống của hiệp thông Anh giáo ở mọi bình diện – địa phương, quốc gia và quốc tế. Biểu thức theo đó hiệp thông được cai quản theo phương thức đồng nghị, nhưng được lãnh đạo theo phương thức giám mục không đơn giản nhằm cho thấy sự phân chia giữa quyền lập pháp (thuộc về các công nghị, trong đó mọi thành phần dân Chúa đều tham gia) và quyền hành pháp (chuyên biệt của các Giám mục), mà là sự hiệp lực giữa đặc sủng và thẩm quyền bản vị của vị Giám mục, một mặt, và mặt khác, ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên khắp cộng đồng.

  1. Công đồng Vatican I (1869-1870) chấp nhận tín lý về tính ưu việt và vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Tính ưu việt của vị Giám mục Rôma, người mà đối với ngài “nơi đấng diễm phúc Phêrô, nguyên tắc và nền tảng vĩnh viễn và hữu hình của sự hợp nhất đức tin và hiệp thông đã được thiết lập”, đã được Công đồng trình bày như một thừa tác vụ được thiết lập để bảo đảm sự thống nhất và bất khả phân chia của hàng giám mục trong việc phục vụ đức tin của dân Chúa [35]. Công thức theo đó các định tín ex cathedra (từ ngai tòa) của Đức Giáo Hoàng không thể bị thay đổi “tự chính chúng chứ không nhờ sự đồng thuận của Giáo Hội” [36] “không làm cho consensus Ecclesiae (sự đồng thuận của Giáo Hội) ra dư thừa” nhưng khẳng định việc thực thi thẩm quyền thuộc về Đức Giáo Hoàng do chính thừa tác vụ chuyên biệt của ngài [37]. Điều này được phát sinh nhờ việc tham khảo toàn thể dân Chúa qua các vị giám mục, một điều mà Đức Piô IX đã mong muốn khi định nghĩa tín điều Vô nhiễm Thai [38], cũng là phương thức của Đức Piô XII trong việc định nghĩa tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời [39].
  2. Sự cần thiết phải tái khởi động một cách thích đáng và nhất quán thực hành đồng nghị trong Giáo Hội Công Giáo đã trở nên rõ ràng ngay từ thế kỷ XIX, nhờ các nhà văn tiên tri như Johann Adam Möhler (1796-1838), Antonio Rosmini (1797-1855) và John Henry Newman (1801-1890), những người đã trở về các nguồn quy phạm của Thánh Kinh và Thánh Truyền, báo trước cuộc canh tân đầy tính quan phòng cùng xuất hiện với các phong trào kinh thánh, phụng vụ và giáo phụ. Họ nhấn mạnh rằng một trong các yếu tố hàng đầu và căn bản trong đời sống Giáo Hội là chiều kích hiệp thông, một chiều kích vốn ngụ ý thực hành đồng nghị theo trật tự ở mọi bình diện, bằng cách dành tầm quan trọng phải có cho sensus fidei fidelium (cảm thức đức tin của các tín hữu), vốn có liên hệ nội tại với thừa tác vụ chuyên biệt của các Giám mục và Đức Giáo Hoàng. Sự xuất hiện của bầu khí mới trong các liên hệ đại kết với các Giáo hội và cộng đồng giáo hội khác, và việc biện phân cẩn thận hơn các đòi hỏi cao độ của ý thức hiện đại liên quan đến sự tham gia của mọi công dân vào việc quản trị xã hội, kêu gọi phải có một trải nghiệm và trình bầy mới mẻ và sâu sắc hơn về Giáo Hội như một thực thể có tính đồng nghị từ trong bản chất.
  3. Không nên quên rằng, từ nửa sau của thế kỷ XIX trở đi, một định chế mới đã thành hiện thực và có một ý nghĩa nhất định: các hội đồng giám mục rất có thể không có một khuôn mạo giáo luật chính xác, nhưng, như một cuộc tập hợp các Giám mục của một quốc gia đơn nhất, các ngài là dấu chỉ việc tái khám phá ra lối giải thích có tính hợp đoàn về việc thực hành thừa tác vụ giám mục trong một lãnh thổ chuyên biệt và tùy theo các hoàn cảnh địa chính trị đang thay đổi. Trong cùng một tinh thần đó, ngay trước thềm thế kỷ XX, Đức Lêô XIII đã triệu tập một Công đồng toàn thể Châu Mỹ Latinh, tập hợp các giám mục giáo đô của các giáo tỉnh ở lục địa (1899). Về mặt thần học và kinh nghiệm giáo hội học, đã có một ý thức ngày càng tăng là “Giáo Hội không đồng nhất với các mục tử của mình; toàn thể Giáo Hội, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, là chủ thể hoặc ‘cơ quan’ của Thánh Truyền; và người giáo dân có vai trò tích cực trong việc chuyển giao đức tin tông truyền “[40].
  4. Công đồng chung Vatican II nối tiếp đường hướng của Vatican I và biến nó thành một phần của chương trình aggiornamento(cập nhật hóa), bằng cách lưu ý tới các thành quả của những năm ở giữa và lồng chúng vào một tổng hợp phong phú dưới ánh sáng Thánh Truyền.

Hiến chế tín lý Lumen Gentium đặt để một viễn kiến về bản chất và sứ vụ của Giáo Hội như hiệp thông, với các giả định thần học phải tái khởi động tính đồng nghị một cách thích đáng: quan niệm có tính huyền nhiệm và bí tích về Giáo Hội; bản chất của Giáo Hội như Dân Thiên Chúa đang lữ hành qua lịch sử hướng về quê hương thiên đàng, trong đó mọi chi thể Giáo Hội đều nhờ phép rửa mà được tôn vinh với cùng một phẩm giá như nhau, như con cái của Thiên Chúa, và được đề cử vào cùng một sứ mệnh; tín lý về tính bí tích của hàng giám mục và tính hợp đoàn trong hiệp thông phẩm trật với Giám mục Rôma.

Sắc lệnh Christus Dominus nhấn mạnh rằng Giáo hội địa phương là một chủ thể, và khuyến khích các Giám mục thực thi việc chăm sóc mục vụ của Giáo hội được giao phó cho các ngài trong hiệp thông với hàng linh mục của các ngài, bằng cách lợi dụng sự giúp đỡ của một viện trên (senate) hoặc một hội đồng linh mục chuyên biệt và đưa ra lời kêu gọi thiết lập ra một Hội đồng mục vụ trong mọi Giáo Phận, trong đó, nên có sự tham dự của các linh mục, tu sĩ và giáo dân. Sắc lệnh cũng bày tỏ lòng mong muốn rằng, ở bình diện hiệp thông giữa các Giáo hội trong một khu vực, định chế đáng kính là các công nghị và các công đồng nên được tái lên sinh lực, và mời gọi sự cổ vũ của các hội đồng giám mục. Trong Sắc Lệnh Orientalium Ecclesiarum (Các Giáo Hội Đông Phương), định chế tòa thượng phụ và hình thức công nghị của nó được đề xuất cho các Giáo Hội Công Giáo phương Đông.

  1. Về việc tái lên sinh lực cho thực hành đồng nghị ở bình diện Giáo Hội hoàn vũ, Chân Phúc (nay là Thánh) Phaolô VI đã thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đây là một “Công đồng Giám mục thường trực cho Giáo hội hoàn cầu”, lệ thuộc một cách trực tiếp và cận kề vào quyền bính của Giáo hoàng, “qua việc cung cấp thông tin và tư vấn”, nhưng “cũng có thể hưởng được quyền đưa ra quyết định khi quyền này được Giám Mục Rôma trao ban”[41]. Định chế này nhằm tiếp tục mở rộng cho dân Chúa các phúc lợi của hiệp thông sống trong thời Công đồng.

Thánh Gioan Phaolô II, nhân dịp Năm Thánh 2000, đã đưa ra một đánh giá về con đường đã đi qua để nhập thể – luôn phù hợp với giáo huấn của Vatican II – chính yếu tính của mầu nhiệm Giáo Hội qua nhiều cơ cấu hiệp thông. Ngài nhấn mạnh rằng phần lớn đã được thực hiện “nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều việc phải làm, để nhận ra mọi tiềm năng của các công cụ hiệp thông này… (và) để đáp ứng nhanh chóng và hữu hiệu các vấn đề mà Giáo Hội phải đương đầu trong những thời đang thay đổi nhanh chóng này” [42].

Trong hơn 50 năm đã trôi qua kể từ Công đồng mới đây cho đến nay, ý thức về Giáo hội như hiệp thông đã phát triển trong các thành phần rộng lớn của Dân Thiên Chúa và đã có những kinh nghiệm tích cực về tính đồng nghị ở cấp giáo phận, khu vực và hoàn vũ. Đặc biệt, đã có mười bốn phiên toàn thể thường lệ của thượng hội đồng Giám mục; kinh nghiệm và hoạt động của các Hội đồng giám mục đã phát triển; ở khắp mọi nơi, đã có những cuộc họp có tính đồng nghị. Các công nghị cũng đã thành hiện thực nhằm cổ vũ hiệp thông và hợp tác giữa các Giáo hội và Giám mục địa phương nhằm phát triển các phương thức mục vụ trên bình điện vùng và lục địa.

CHƯƠNG 2: HƯỚNG TỚI MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ TÍNH ĐỒNG NGHỊ

  1. Giáo huấn của Thánh Kinh và Thánh Truyền cho thấy tính đồng nghị là một chiều kích yếu tính của Giáo Hội. Qua tính đồng nghị, Giáo Hội biểu lộ và lên hình tượng chính mình như là Dân Lữ Hành của Thiên Chúa và như là hội đồng được Chúa Phục Sinh triệu tập. Chương 1, cách riêng, cho thấy đặc tính gương mẫu và qui phạm của Công đồng Giêrusalem (Cv 15: 4-29). Điều đó cho thấy, khi đương đầu với một thách thức có tính quyết định đối với Giáo Hội tiên khởi, phương pháp biện phân cộng đoàn và tông truyền là biểu thức nói lên chính bản chất của Giáo Hội, mầu nhiệm hiệp thông với Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần [43]. Tính đồng nghị không chỉ là một thủ tục làm việc, mà là hình thức đặc thù trong đó, Giáo Hội sống và hoạt động. Với quan điểm này, và dưới ánh sáng giáo hội học của Vatican II, chương này sẽ tập trung vào nền tảng và nội dung thần học của tính đồng nghị.

2.1 Cơ sở thần học của tính đồng nghị

  1. Giáo hội là de Trinitate plebs adunata (Dân do Ba Ngôi tụ tập) [44], được gọi và đủ điều kiện làm Dân Thiên Chúa để ra đi thực hiện sứ mệnh của mình “với Thiên Chúa, qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần” [45]. Nhờ cách này, trong Chúa Kitô và qua Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tham dự vào đời sống hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, một đời sống muốn ôm lấy toàn thể nhân loại [46]. Trong ơn phúc và cam kết hiệp thông, ta có thể tìm thấy nguồn gốc, hình thức và phạm vi của tính đồng nghị, vì nó nói lên modus vivendi et operandi (cách sống và hoạt động) chuyên biệt của Dân Thiên Chúa trong việc tham gia có trách nhiệm và có trật tự của tất cả các thành viên trong việc biện phân và thực hành các cách hoàn thành sứ vụ của mình. Việc thực hiện tính đồng nghị làm cho ơn gọi sống hiệp thông của con người trở thành hiện thực, thông qua việc thành thực tự hiến, hợp nhất với Thiên Chúa và đoàn kết với các anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô [47].
  2. Để thực thi kế hoạch cứu rỗi, Chúa Giêsu phục sinh đã ban ơn Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ (xem Ga 20: 22). Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Thần Khí Thiên Chúa đã được đổ xuống trên tất cả những ai, bất kể nguồn gốc của họ, lắng nghe và nghênh đón sứ điệp sơ truyền (kérygma), tiên báo việc tụ tập mọi dân tộc trong một Dân Thiên Chúa duy nhất (xem Cv 2:11). Trong sâu thẳm tâm hồn họ, Chúa Thánh Thần đã đem vào và lên khuôn sự hiệp thông và sứ mệnh của Giáo Hội, Thân Thể Chúa Kitô và Đền Thờ sống động của Chúa Thánh Thần (xem Ga 2: 21; 1 Cr 2:1-11). “Tin rằng Giáo Hội là ‘thánh’ và ‘Công Giáo’, và Giáo Hội là ‘duy nhất’ và ‘tông truyền’ (như Kinh Tin Kính Nixêa đã thêm vào) là điều không thể tách biệt với niềm tin vào Chúa, là Cha, Con và Thánh Thần. “[48].
  3. Giáo Hội là duy nhất vì Giáo Hội có nguồn gốc, khuôn mẫu và mục tiêu của mình trong sự hợp nhất của Ba Ngôi Chí Thánh (xem Ga 17: 21-22). Giáo Hội là Dân Thiên Chúa đang lữ hành trên trái đất để hòa giải mọi người trong sự thống nhất của Thân Thể Chúa Kitô, nhờ Chúa Thánh Thần (xem 1 Cr 12: 4).

Giáo Hội là thánh thiện vì Giáo Hội là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa (xem 2 Cr 13: 13): được làm cho thánh thiện bởi ơn sủng của Chúa Kitô, Đấng đã ban chính Người cho Giáo Hội như một Phu Quân cho Nàng Dâu của Người (xem Ep 5: 23), và được làm cho sống động nhờ tình yêu của Chúa Cha tràn đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần (xem Rm 5: 5). Sự hiệp thông của các thánh (communio sanctorum) trở nên hiện thực trong Giáo Hội trong cả hai ý nghĩa của nó: hiệp thông với những điều thánh thiện (sancta) và hiệp thông giữa những người đã được làm cho thánh thiện (sancti) [49]. Theo cách này, dân thánh thiện của Thiên Chúa lữ hành hướng tới tình trạng hoàn hảo của sự thánh thiện – vốn là ơn gọi của mọi thành viên của nó – được đồng hành bởi sự cầu bầu của Đức Mẹ Diễm Phúc, của các vị Tử Đạo và của các Thánh, sau khi đã được thiết lập và sai đi như là bí tích phổ quát của hợp nhất và cứu rỗi.

Giáo hội là Công Giáo vì Giáo Hội duy trì tính toàn vẹn và toàn diện của đức tin (xem Mt 16: 16) và Giáo Hội đã được sai đi để tập hợp thành một dân tộc thánh thiện duy nhất mọi dân tộc trên trái đất (xem Mt 28: 19). Giáo Hội là Tông truyền vì Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng các Tông Đồ (xem Ep 2: 20), vì Giáo Hội chuyển giao đức tin của các ngài và vì Giáo Hội được giảng dạy, thánh hóa và cai trị bởi những người kế vị các ngài (xem Cv 20: 19).

  1. Nguyên tắc của tính đồng nghị là hành động của Chúa Thánh Thần trong sự hiệp thông của Thân Thể Chúa Kitô và trong cuộc hành trình truyền giáo của Dân Thiên Chúa. Thực sự, trong tư cách nexus amoris (nối kết yêu thương) trong đời sống của Thiên Chúa như là Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần ban cùng một tình yêu này cho Giáo Hội, và Giáo Hội được xây dựng thành κοινωνία το γίου πνεύματος [koinonia tou agiou pneumatos] (xem 2 Cr 13: 13). Ơn Chúa Thánh Thần, vốn là một và như nhau trong tất cả những người đã chịu phép rửa, được thể hiện dưới nhiều hình thức: phẩm giá bình đẳng của những người đã chịu phép rửa; ơn gọi phổ quát nên thánh [50]; mọi tín hữu tham dự vào chức vụ linh mục, tiên tri và vương giả của Chúa Giêsu Kitô; sự phong phú của các ơn phẩm trật và đặc sủng [51]; đời sống và sứ mệnh của mỗi Giáo hội địa phương.
  2. Con đường đồng nghị của Giáo Hội được hình thành và nuôi dưỡng bởi Thánh Thể. Đó là “trung tâm của toàn bộ đời sống Kitô Giáo đối với Giáo Hội cả hoàn vũ lẫn địa phương, cũng như đối với mỗi tín hữu cá thể” [52]. Nguồn và đỉnh của tính đồng nghị nằm trong việc cử hành phụng vụ và – một cách độc đáo – trong việc tham gia trọn vẹn, có ý thức và tích cực của chúng ta vào cộng đoàn Thánh Thể (Eucharistic synaxis) [53]. Vì sự hiệp thông của chúng ta với Mình và Máu Chúa Kitô, “chúng ta, mặc dù nhiều người, chỉ là một thân thể duy nhất, vì chúng ta cùng dự phần vào một ổ bánh duy nhất “(1 Cr 10: 17).

Thánh Thể đại biểu cho và làm cho hiển hiện tư cách chi thể Thân Thể Chúa Kitô của chúng ta, một tư cách chúng ta cùng chia sẻ với nhau như những Kitô hữu (1 Cr 12: 12). Các Giáo Hội địa phương được hình thành xung quanh bàn Thánh Thể và tập hợp ở đó trong sự hợp nhất của một Giáo Hội duy nhất. Cộng đoàn Thánh Thể nói lên và làm cho khía cạnh “chúng ta” trong hiệp thông các thánh (communio sanctorum) hiện hữu, trong đó các tín hữu được trở nên những người dự phần vào ơn thánh của Thiên Chúa dưới nhiều hình thức của nó. Ordo ad Synodum [Qui Định Dự Công Nghị] của các Công đồng Toledo vào thế kỷ thứ 7, và Cærimoniale Episcoporum [Sách Nghi Thức Của Các Giám Mục], được ban hành vào năm 1984, cho thấy bản chất phụng vụ của một tụ tập có tính đồng nghị, và quy định rằng nó nên bắt đầu bằng và tập trung vào việc cử hành Thánh Thể và công bố Tin Mừng.

  1. Chúa tuôn đổ Thần Khí của Người ở mọi nơi và mọi thời lên Dân Thiên Chúa, giúp họ chia sẻ cuộc sống của Người, nuôi dưỡng họ bằng Thánh Thể và hướng dẫn họ trong sự hiệp thông có tính đồng nghị. Do đó, “có tính đồng nghị thực sự có nghĩa là tiến lên trong hòa hợp, được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần” [54]. Dù thủ tục và các biến cố có tính đồng nghị có một khởi đầu, một diễn trình và một kết luận, tính đồng nghị cho ta một mô tả chuyên biệt về sự phát triển có tính lịch sử đúng nghĩa của Giáo Hội, thổi sự sống vào các cơ cấu của Giáo Hội và chỉ đạo sứ mệnh của Giáo Hội. Các chiều kích Ba Ngôi, nhân học, Kitô học, thần khí học và Thánh Thể trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, một kế hoạch đang hành động trong mầu nhiệm Giáo Hội, là chân trời thần học làm bối cảnh cho sự phát triển tính đồng nghị trong các thế kỷ.

2.2 Con đường đồng nghị của Dân lữ hành và truyền giáo của Thiên Chúa

  1. Tính đồng nghị biểu lộ đặc tính ‘lữ hành’ của Giáo Hội. Hình ảnh Dân Thiên Chúa, được tụ tập từ mọi quốc gia (Cv 2: 1-9; 15: 14), nói lên đặc tính xã hội, lịch sử và truyền giáo của nó, tương ứng với điều kiện và ơn gọi của mỗi người trong tư cách homo viator (người lữ thứ). Con đường là hình ảnh làm sáng tỏ cái hiểu của chúng ta về mầu nhiệm Chúa Kitô như Đường dẫn ta đến Chúa Cha [55]. Chúa Giêsu là đường từ Thiên Chúa đến con người và từ con người đến Thiên Chúa [56]. Biến cố đầy ân sủng, theo đó Người đã làm cho chính Người trở thành một người lữ hành bằng cách dựng lều của Người giữa chúng ta (Ga 1: 14), tiếp tục diễn tiến trong con đường đồng nghị của Giáo Hội.
  2. Giáo Hội lữ hành với Chúa Kitô, qua Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Người, Đấng lữ thứ, là Đường và là quê hương của chúng ta, ban Thần Khí Tình Yêu của Người (Rm 5: 5) để trong Người, chúng ta có thể theo “con đường hoàn hảo nhất” (1 Cr 12: 31). Giáo Hội được mời gọi vạch lại bước chân của Chúa cho đến khi Người trở lại (1 Cr 11: 26). Giáo Hội là Dân của Đường (Cv 9:2; 18:25; 19:9) hướng tới Nước Trời (Pl 3: 20). Tính đồng nghị là hình thức lịch sử của việc Giáo Hội lữ hành trong hiệp thông hướng tới an nghỉ cuối cùng (Dt 3:7- 4:44). Đức tin, đức cậy và đức ái hướng dẫn và thông tri cuộc hành hương của cộng đồng dân Chúa “hướng về thành thánh tương lai” (Dt 11: 10). Kitô hữu là “người hành hương và khách lạ” trên thế gian (1 Pr 2:11), được vinh dự lãnh nhận ơn phúc và trách nhiệm công bố Tin Mừng của Nước Trời cho mọi người.
  3. Dân Thiên Chúa đang lữ hành hướng về tận cùng thời gian (Mt 28: 20) và tận cùng trái đất (Cv 1: 8). Giáo Hội sống qua mọi không gian trong nhiều Giáo Hội địa phương khác nhau và trải dài từ thời Lễ Vượt Qua của Chúa Kitô cho đến ngày Người Parousia(trở lại). Giáo Hội là một chủ thể lịch sử đơn nhất; vốn đã hiện diện và hành động trong Giáo Hội là định mệnh cánh chung của sự kết hợp dứt khoát với Thiên Chúa và sự thống nhất của gia đình nhân loại trong Chúa Kitô [57]. Hình thức đồng nghị của cuộc lữ hành của Giáo Hội nói lên và cổ vũ việc thực thi hiệp thông trong mỗi Giáo Hội địa phương và giữa các giáo hội này trong một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô.
  4. Chiều kích đồng nghị của Giáo Hội hàm nghĩa sự hiệp thông trong đức tin sống động của các Giáo Hội địa phương với nhau và với Giáo Hội Rôma, cả hai theo nghĩa lịch đại (diachronic) – antiquitas(cổ kính) – và trong nghĩa đồng đại (synchronic) – universitas(phổ quát). Việc chuyển giao và tiếp nhận các Biểu Tượng của đức tin và các quyết định của các công nghị địa phương, giáo tỉnh và – theo một nghĩa chuyên biệt và phổ quát – các công nghị chung, đã nói lên và bảo đảm một cách quy phạm rằng sự hiệp thông trong đức tin được Giáo Hội tuyên xưng ở khắp mọi nơi, mọi thời và bởi mọi người (quod ubique, quod semper, quod ab omnibus creditum est) [58].
  5. Tính đồng nghị được sống thực trong Giáo Hội để phục vụ công việc truyền giáo. Ecclesia peregrinans natura sua missionaria est [59]; Giáo Hội hiện hữu là để truyền giáo [60]. Toàn thể dân Thiên Chúa là một tác nhân của việc công bố Tin Mừng [61]. Mỗi người đã chịu phép rửa đều được mời gọi trở thành người chủ đạo của việc sai đi vì tất cả chúng ta đều là những môn đệ truyền giáo. Giáo Hội được kêu gọi, trong sức mạnh tổng hợp đồng nghị, kích hoạt các thừa tác vụ, các đặc sủng hiện diện trong cuộc sống của mình và lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần, để biện phân các cách loan báo Tin Mừng.

2.3 Tính đồng nghị như một biểu thức của giáo hội học hiệp thông

  1. Hiến chế tín lý Lumen Gentium cung cấp các nguyên tắc cốt yếu để hiểu đúng đắn tính đồng nghị trong viễn tượng giáo hội học hiệp thông. Thứ tự trong các chương đầu tiên của nó cho thấy một bước tiến quan trọng trong cách Giáo hội hiểu chính mình. Trình tự – Mầu Nhiệm Giáo Hội (chương 1), dân Chúa (chương 2), Hiến pháp có tính phẩm trật của Giáo hội (chương 3) – nhấn mạnh rằng phẩm trật giáo hội là nhằm phục vụ dân Chúa ngõ hầu Giáo Hội có thể thực hiện sứ mệnh của mình phù hợp với kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, trong luận lý học coi toàn thể ưu tiên hơn các bộ phận của nó và cùng đích ưu tiên hơn các phương tiện.
  2. Tính đồng nghị có nghĩa là toàn thể Giáo Hội là chủ thể và mọi người trong Giáo Hội là một chủ thể. Người tín hữu là những σύνοδοι, những người bạn cùng đi trong cuộc hành trình. Họ được kêu gọi đóng một vai trò tích cực vì họ cùng chia sẻ một chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô [62], và nhận lãnh các đặc sủng đa dạng do Chúa Thánh Thần ban cho nhằm lợi ích chung [63]. Đời sống có tính đồng nghị cho thấy một Giáo hội bao gồm các chủ thể tự do và khác nhau, hiệp nhất trong hiệp thông, được biểu lộ một cách năng động như là một chủ thể cộng đoàn đơn nhất được xây dựng trên Chúa Kitô, đá góc, và trên các Tông Đồ, những vị giống như cột trụ, được xây dựng như man vàn viên đá sống động thành “một ngôi nhà thiêng liêng” (xem 1 Pr 2: 5), “một nơi ở của Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần” (Ep 2: 22).
  3. Do phép rửa của họ, mọi tín hữu được kêu gọi làm chứng cho và tuyên xưng Lời sự thật và sự sống, vì họ là thành viên của Dân tiên tri, tư tế và vương giả của Thiên Chúa [64]. Các giám mục thực thi thẩm quyền tông truyền chuyên biệt của các ngài trong việc giảng dạy, thánh hóa và cai quản Giáo Hội đặc thù được giao phó cho sự chăm sóc mục vụ của các ngài để phục vụ sứ mệnh của Dân Thiên Chúa.

Sự xức dầu của Chúa Thánh Thần được thể hiện trong sensus fidei [cảm thức đức tin] của các tín hữu [65]. “Trong mọi người đã chịu phép rửa, từ người đầu đến người cuối, quyền năng thánh hóa của Chúa Thánh Thần đang làm việc, thúc đẩy chúng ta đi truyền giáo. Dân Thiên Chúa là thánh nhờ sự xức dầu này, sự xức dầu làm cho nó vô ngộ in credendo. Điều này có nghĩa là nó không sai lầm trong đức tin, ngay cả khi nó không thể tìm ra lời để giải thích đức tin này. Chúa Thánh Thần hướng dẫn nó trong sự thật và dẫn nó đến sự cứu rỗi. Như một phần của tình yêu mầu nhiệm của Người đối với nhân loại, Thiên Chúa cung cấp cho toàn bộ các tín hữu một bản năng đức tin – sensus fidei – giúp họ biện phân những gì thực sự thuộc Thiên Chúa. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần mang đến cho các Kitô hữu một tính đồng bản nhiên (connaturality) nào đó với các thực tại thần thiêng, và một sự khôn ngoan giúp họ nắm bắt các thực tại này một cách trực quan. Tính đồng bản nhiên này tự biểu lộ trong việc “sentire cum Ecclesia : cảm thấy, cảm thức và nhận thức một cách hòa điệu với Giáo Hội. Điều này được yêu cầu không chỉ nơi các nhà thần học, nhưng nơi mọi tín hữu, nó đoàn kết mọi thành viên của dân Thiên Chúa khi họ thực hiện cuộc hành hương lữ thứ của họ. Đó là điều then chốt cho việc họ “cùng đi với nhau” [67].

  1. Tiếp nối quan điểm giáo hội học của Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phanxicô phác thảo hình ảnh về một Giáo Hội có tính đồng nghị như là “một kim tự tháp ngược” bao gồm Dân Thiên Chúa và Giám Mục Đoàn, mà một trong các thành viên của nó, Người kế vị Thánh Phêrô, có thừa tác vụ hợp nhất chuyên biệt. Ở đây đỉnh nằm bên dưới đáy.

“Tính đồng nghị, như là một yếu tố cấu thành ra Giáo Hội, cung cấp cho chúng ta cái khung giải thích thích hợp nhất để hiểu chính thừa tác vụ có phẩm trật … Chúa Giêsu đã thành lập Giáo Hội bằng cách đặt ở đầu Giáo Hội Đoàn Tông Đồ, trong đó Thánh Tông Đồ Phêrô là ‘đá’ (xem Mt 16: 18), là người phải “củng cố” các anh em của mình trong đức tin (xem Lc 22: 32). Nhưng trong Giáo hội này, như trong một kim tự tháp ngược, đầu nằm dưới chân đế. Thành thử, những người thực thi thẩm quyền được gọi là ‘thừa tác viên’, vì, theo nghĩa gốc của từ ngữ, họ là người chót nhất trong tất cả”[68].

2.4 Tính đồng nghị trong sự năng động của hiệp thông Công Giáo

  1. Tính đồng nghị là một biểu thức sống động của tính Công Giáo của Giáo Hội như một hiệp thông. Trong Giáo Hội, Chúa Kitô hiện diện như là Đầu hợp nhất với Thân Thể Người (Ep 1: 22-23) một cách đến nỗi Giáo Hội nhận được từ Người sự viên mãn của các phương tiện cứu rỗi. Giáo hội là Công Giáo cũng bởi vì Giáo Hội được sai đến mọi người, để tụ họp toàn bộ gia đình nhân loại trong sự phong phú đa nguyên của các hình thức văn hóa, dưới quyền Chúa Tể của Chúa Kitô và trong sự hợp nhất của Thánh Thần Người. Con đường đồng nghị phát biểu và cổ vũ tính Công Giáo của Giáo Hội theo hai cách: nó cho thấy cách năng động, trong đó sự trọn vẹn của đức tin được chia sẻ bởi mọi thành viên của Dân Thiên Chúa và hỗ trợ việc chuyển giao nó cho mọi người và mọi dân tộc.
  2. Giáo hội, vì là Công Giáo, nên làm cho phổ quát thành địa phương và địa phương thành phổ quát. Tính đặc thù của Giáo Hội ở một nơi được nên trọn tại trung tâm của Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội phổ quát được tỏ hiện và làm thành hiện thực trong các Giáo Hội địa phương, và trong sự hiệp thông của họ với nhau và với Giáo Hội Rôma.

“Mỗi Giáo hội cá thể nếu tự ý cắt đứt khỏi Giáo hội phổ quát sẽ đánh mất mối liên hệ của họ với kế hoạch của Thiên Chúa … Nhưng, cùng một lúc, Giáo hội nào toto orbe diffusa (tản mác khắp địa cầu) sẽ trở nên trừu tượng nếu giáo hội ấy không lấy thân xác và sự sống qua các Giáo hội cá thể. Chỉ có sự chú ý liên tục đến hai cực này của Giáo hội mới giúp chúng ta cảm nhận được sự phong phú của mối liên hệ này “[69].

  1. Sự tương quan nội tại qua lại của hai cực này có thể được phát biểu như là cách phổ quát và địa phương hiện diện trong nhau trong Giáo Hội của Chúa Kitô. Trong Giáo hội như là Công Giáo, sự đa dạng không chỉ là sự đồng hiện hữu mà là sự gắn kết trong sự liên hệ qua lại và lệ thuộc lẫn nhau: một perichoresis[đồng tương tại] có tính giáo hội học, trong đó sự hiệp thông Ba Ngôi thấy sự phản chiếu của mình nơi Giáo Hội. Sự hiệp thông của các Giáo hội với nhau trong một Giáo hội phổ quát làm sáng ý nghĩa giáo hội học của ” cái chúng ta” có tính hợp đoàn trong hàng giám mục tập hợp trong sự hợp nhất cum Petro et sub Petro (với Phêrô và dưới Phêrô).
  2. Các giáo hội địa phương là các chủ thể cộng đoàn làm cho dân Chúa duy nhất hiện thực một cách mới lạ trong các bối cảnh văn hóa khác nhau, và họ chia sẻ các ơn phúc của họ trong một cuộc trao đổi qua lại nhằm cổ vũ “mối liên kết hiệp thông chặt chẽ” [70]. Sự đa dạng của các Giáo hội địa phương – với các kỷ luật giáo hội, nghi thức phụng vụ, di sản thần học, các ơn phúc thiêng liêng và các quy tắc giáo luật của riêng họ – “là bằng chứng tuyệt vời cho tính Công Giáo của Giáo hội không chia rẽ” [71]. Thừa tác vụ của Thánh Phêrô, centrum unitatis [tâm điểm hợp nhất], “bảo vệ các dị biệt hợp pháp, đồng thời đảm bảo rằng những các dị biệt này không cản trở sự hợp nhất mà đúng hơn đóng góp cho sự hợp nhất này” [72]. Thừa tác vụ Phêrô có đó để phục vụ sự hợp nhất của Giáo hội và bảo đảm tính cách riêng biệt của mỗi Giáo hội địa phương. Tính đồng nghị mô tả con đường phải theo để cổ vũ tính Công Giáo của Giáo hội bằng việc biện phân các con đường phải theo với nhau trong Giáo hội hoàn vũ và phải theo khác nhau trong mỗi Giáo hội địa phương.

2.5 Tính đồng nghị trong truyền thống hiệp thông tông đồ

  1. Giáo hội là tông truyền theo ba nghĩa: vì Giáo Hội đã và tiếp tục được xây dựng trên nền tảng các Tông đồ (xem Ep 2: 20); vì, với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội bảo tồn và chuyển giao các giáo huấn của các ngài (xem Cv 2,42; 2 Tm 1,13-14); vì Giáo Hội tiếp tục được các Tông đồ dẫn dắt qua Giám mục Đoàn, những người kế vị các ngài và là Mục tử trong Giáo hội (Cv 20: 28) [73]. Ở đây, chúng ta đang tập chú vào mối liên hệ giữa sinh hoạt đồng nghị của Giáo hội và thừa tác vụ tông truyền được làm cho hiện thực trong thừa tác vụ của các Giám mục trong sự hiệp thông hợp đoàn và phẩm trật với nhau và với Giám mục Rôma.
  2. Lumen Gentium dạy rằng Chúa Giêsu cử nhiệm Nhóm Mười Hai “theo cách của một hợp đoàn (collegium) hoặc một nhóm ổn định (cœtus), trên đó Người đặt Phêrô được chọn trong số họ” [74]. Hiến chế này khẳng định rằng việc kế vị tông đồ diễn ra qua việc thánh hiến các Giám mục, một việc trao ban cho các ngài sự trọn vẹn của Bí tích Truyền Chức và kết hợp họ vào sự hiệp thông hợp đoàn và phẩm trật với người đứng đầu và các thành viên của Hợp Đoàn [75]. Do đó, Hiến Chế tuyên bố rằng thừa tác vụ của các Giám mục, tương ứng và dẫn khởi từ thừa tác vụ của các Tông đồ, có tính hợp đoàn và phẩm trật. Hiến chế minh họa mối liên hệ giữa tính bí tích của hàng giám mục và tính hợp đoàn giám mục, vượt qua lối giải thích muốn tách thừa tác vụ giám mục ra khỏi gốc gác bí tích của nó và làm suy yếu chiều kích hợp đoàn của nó, một điều được Thánh Truyền xác nhận [76]. Nhờ cách này, trong bối cảnh giáo hội học hiệp thông và hợp đoàn, nó bổ sung cho tín lý của Vatican I về Giám mục Rôma như “nguyên tắc và nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất của cả các Giám mục lẫn tín hữu” [77].
  3. Có thể đi sâu hơn vào nền thần học đồng nghị dựa vào học thuyết cảm thức đức tin (sensus fidei)của dân Chúa và tính hợp đoàn bí tích của hàng giám mục trong hiệp thông phẩm trật với Giám mục Rôma.

Viễn kiến giáo hội học này mời gọi chúng ta nói rõ sự hiệp thông đồng nghị của “mọi người”, của “một số người” và của “một người”. Ở nhiều bình diện khác nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau, như các Giáo hội địa phương, các nhóm Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn cầu, tính đồng nghị liên quan đến việc thực thi cảm thức đức tin của universitas fidelium (mọi tín hữu), thừa tác vụ lãnh đạo của đoàn Giám mục, mỗi vị với linh mục đoàn của mình (một số người), và thừa tác vụ hợp nhất của Giám mục Rôma (một người). Do đó, sự năng động của tính đồng nghị nối kết khía cạnh cộng đồng, tức khía cạnh bao gồm toàn thể dân Chúa, chiều kích hợp đoàn, tức phần thi hành thừa tác vụ giám mục, và thừa tác vụ giáo chủ (primatial) của Giám mục Rôma.

Mối tương quan qua lại này cổ vũ singularis conspiratio (sự hợp tác độc đáo) giữa các tín hữu và các Mục tử của họ [78], một sự hợp tác vốn là hình tượng của sự hợp tác vĩnh cửu sống động nơi Ba Ngôi Thiên Chúa. Do đó, Giáo hội “không ngừng tiến về phía sự viên mãn của sự thật thần thiêng cho đến khi lời của Thiên Chúa đạt được sự thành toàn trọn vẹn trong Giáo Hội” [79].

  1. Sự đổi mới đời sống đồng nghị của Giáo Hội đòi hỏi chúng ta phải khởi diễn các diễn trình tham khảo ý kiến của toàn thể dân Chúa. “Thực hành tham khảo các tín hữu không phải là điều mới lạ trong đời sống Giáo hội. Trong Giáo hội thời Trung cổ, một nguyên tắc của luật Rôma đã được sử dụng: Quod omnes tangit, ab omnibus seamari et acceptbari debet (những gì ảnh hưởng đến mọi người nên được thảo luận và chấp thuận bởi mọi người). Trong ba lãnh vực của đời sống Giáo hội (đức tin, bí tích, quản trị), ‘truyền thống kết hợp một cơ cấu có phẩm trật với một chế độ lập hội và thỏa thuận cụ thể’, và được coi là một thủ tục hoặc truyền thống tông truyền”[80 ]. Không nên hiểu châm ngôn này theo nghĩa duy công đồng ở bình diện giáo hội học hoặc theo nghĩa duy nghị viện ở bình diện chính trị. Sẽ hữu ích hơn khi suy nghĩ theo nghĩa thực thi tính đồng nghị tại tâm điểm của hiệp thông giáo hội.
  2. Trong viễn kiến Công Giáo và tông truyền về tính đồng nghị, có một mối tương quan hỗ tương giữa communio fidelium (hiệp thông các tín hữu), communio episcoporum (hiệp thông các giám mục) và communio ecclesiarum (hiệp thông các giáo hội). Khái niệm đồng nghị rộng hơn khái niệm hợp đoàn vì nó bao gồm sự tham gia của mọi người trong Giáo hội và của mọi Giáo hội. Theo nghĩa chặt chẽ, tính hợp đoàn chỉ việc khẳng quyết và nói lên sự hiệp thông của dân Chúa trong hàng ngũ Giám mục, nói cách khác, trong hợp đoàn các Giám mục cum Petro et sub Petro (cùng Phêrô và dưới Phêrô), và – qua đó – sự hiệp thông giữa mọi Giáo hội. Khái niệm đồng nghị ngụ hàm tính hợp đoàn và ngược lại, vì cả hai, tuy khác nhau, nhưng hỗ trợ và xác nhận lẫn nhau. Giáo huấn của Vatican II về tính bí tích của hàng giám mục và về tính hợp đoàn là tiền đề thần học căn bản cho một nền thần học chính xác và đầy đủ về tính đồng nghị.

2.6 Sự tham gia và quyền bính trong sinh hoạt đồng nghị của Giáo hội

  1. Giáo hội đồng nghị là Giáo hội tham gia và đồng trách nhiệm. Trong khi thực thi tính đồng nghị, Giáo Hội được mời gọi nói lên sự tham gia của mọi người, theo ơn gọi của mỗi người, vào thẩm quyền được Đức Kitô ban cho hợp đoàn Giám mục do Đức Giáo Hoàng đứng đầu. Sự tham gia dựa trên sự kiện này: mọi tín hữu đều có tư cách và được kêu gọi phục vụ lẫn nhau qua các ơn phúc họ đã nhận được từ Chúa Thánh Thần. Thẩm quyền của các Mục tử là đặc sủng của Thánh Thần Chúa Kitô, Đấng là Đầu, để xây dựng toàn bộ Cơ thể, chứ không phải là một chức năng được ủy nhiệm và đại diện cho người ta. Về điểm này cần làm rõ hai điều.
  2. Điều đầu tiên là về ý nghĩa và giá trị của việc tham khảo mọi người trong Giáo hội. Việc phân biệt giữa các lá phiếu thảo luận và tham vấn (deliberative and consultative) không cho phép chúng ta đánh giá thấp các ý kiến được đưa ra và các phiếu bầu được thực hiện trong các phiên họp thượng hội đồng và công đồng khác nhau. Kiểu nói votum tantum consultivum (lá phiếu chỉ có tính tham vấn), cho thấy sức nặng các đánh giá và đề xuất trong các phiên họp đáng kính này, sẽ không thỏa đáng nếu nó được hiểu theo mens(tâm tư) của luật dân sự trong nhiều biểu thức khác nhau của nó [81].

Tham vấn diễn ra trong các phiên họp thượng hội đồng thực sự rất khác, bởi vì các thành viên của dân Chúa tham gia vào đó đang đáp trả lời triệu tập của Chúa, lắng nghe như một cộng đồng những điều Chúa Thánh Thần đang nói với Giáo hội qua Lời của Thiên Chúa đang vang dội trong hoàn cảnh của họ, và giải thích các dấu chỉ thời đại bằng con mắt đức tin. Trong Giáo hội đồng nghị, toàn thể cộng đồng, trong sự đa dạng tự do và phong phú của các thành viên, được mời gọi cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe, phân tích, đối thoại, biện phân và cống hiến lời cố vấn về việc đưa ra các quyết định mục vụ tương ứng bao nhiêu có thể với ý muốn của Thiên Chúa. Vì thế, đến lúc phải đưa ra quyết định của riêng mình, các Mục tử phải lắng nghe cẩn thận các mong muốn (vota) của các tín hữu. Bộ Giáo Luật quy định rằng, trong một số trường hợp, các ngài chỉ nên hành động sau khi đã tìm hiểu và nhận được các ý kiến khác nhau theo các thủ tục được thiết lập hợp pháp [82].

  1. Minh xác thứ hai liên quan đến chức năng cai quản của riêng Mục Tử [83]. Không có khoảng cách hoặc tách biệt giữa cộng đồng và các mục tử của nó – những vị được kêu gọi hành động nhân danh Vị Mục Tử duy nhất – nhưng là một sự phân biệt giữa các nhiệm vụ trong tính tương hỗ của hiệp thông. Một công nghị (synod), một hội nghị (assembly), một công đồng (council) không thể đưa ra quyết định mà không có các mục tử hợp pháp của nó. Diễn trình đồng nghị phải diễn ra tại trung tâm của một cộng đồng có cơ cấu phẩm trật. Chẳng hạn, trong một giáo phận, cần phân biệt giữa diễn trình ra quyết định (decision-making) thông qua việc thực hành biện phân, tham khảo và hợp tác chung, và nhận quyết định (decision-taking), vốn thuộc năng quyền của Giám mục, người bảo lãnh tính tông truyền và tính Công Giáo. Giải quyết sự việc là một nhiệm vụ có tính đồng nghị; quyết định là trách nhiệm có tính thừa tác. Một việc thực thi chính xác tính đồng nghị phải góp phần vào việc nối kết (articulation) tốt hơn thừa tác vụ thi hành thẩm quyền tông truyền bản thân và hợp đoàn với việc thi hành đồng nghị sự biện phân của cộng đồng.
  2. Tóm lại, dưới ánh sáng các nguồn quy phạm và nền tảng thần học của nó, mà chúng ta đã nhắc đến ở các chương 1 và 2, chúng ta có thể kết luận bằng một mô tả chính xác về tính đồng nghị như một chiều kích chủ yếu của Giáo hội.
  3. Trước hết và trên hết, tính đồng nghị chỉ phong cách đặc thù làm đặc điểm cho đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, nói lên bản chất của Giáo Hội như là dân Chúa đang cùng nhau lữ thứ và tụ họp nhau thành cộng đoàn, được Chúa Giêsu triệu tập trong quyền năng của Chúa Thánh Thần để loan báo Tin Mừng. Tính đồng nghị phải được phát biểu trong cách sống và làm việc thông thường của Giáo hội. Modus vivendi et operandi (cách sống và hành động) này hoạt động thông qua cộng đồng biết lắng nghe Lời Chúa và cử hành Bí tích Thánh Thể, tình anh em hiệp thông và đồng trách nhiệm và sự tham gia của toàn thể Dân Thiên Chúa vào đời sống và sứ mệnh của nó, trên mọi bình diện và phân biệt giữa nhiều thừa tác vụ và vai trò khác nhau.
  4. Theo một nghĩa chuyên biệt hơn, một nghĩa được xác định theo quan điểm thần học và giáo luật, tính đồng nghị chỉ các cơ cấu và diễn trình giáo hội trong đó bản chất đồng nghị của Giáo hội được phát biểu ở bình diện định chế, nhưng một cách loại suy ở nhiều bình diện khác nhau: địa phương, miền và hoàn vũ. Các cơ cấu và diễn trình này chính thức phục vụ Giáo hội, một việc phục vụ phải khám phá ra con đường tiến lên bằng cách lắng nghe Chúa Thánh Thần.
  5. Cuối cùng, tính đồng nghị chỉ chương trình các biến cố đồng nghị trong đó Giáo hội được triệu mời với nhau bởi thẩm quyền có năng quyền theo các thủ tục chuyên biệt do kỷ luật của giáo hội đặt ra, liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa nhiều cách khác nhau trên bình diện địa phương, khu miền và hoàn vũ, được chủ tọa bởi các Giám mục hiệp thông hợp đoàn với Giám mục Rôma, để biện phân cách tiến lên phía trước và các vấn đề đặc thù khác, cũng như đưa ra các quyết định và hướng đi đặc thù nhằm mục đích hoàn tất sứ mệnh rao giảng Tin Mừng.

CHƯƠNG 3: THỰC THI TÍNH ĐỒNG NGHỊ: CÁC CHỦ THỂ, CƠ CẤU, DIỄN TRÌNH VÀ BIẾN CỐ ĐỒNG NGHỊ

  1. Cái hiểu thần học về tính đồng nghị trong viễn tượng giáo hội học của Vatican II mời gọi chúng ta suy gẫm về những cách thức thực tế để đem nó ra thực hành . Đó là vấn đề xem xét lại, trong các nét tổng quát, những gì hiện được giáo luật quy định để rút ra ý nghĩa và các khả thể của nó, và cung cấp cho nó một năng lực mới, đồng thời biện phân quan điểm thần học để triển khai nó một cách chính xác.

Chương này lấy gợi ý từ ơn gọi đồng nghị của dân Chúa, sau đó mô tả các cơ cấu đồng nghị ở các bình diện địa phương, khu vực và hoàn vũ, và chỉ ra các chủ thể khác nhau can dự vào các quá trình và biến cố đồng nghị.

3.1 Ơn gọi đồng nghị của dân Chúa

  1. Toàn bộ dân Chúa bị thách thức bởi ơn gọi có tính đồng nghị từ căn bản. Tính luân hoàn (circularity) của Sensus fidei (cảm thức đức tin) mà mọi tín hữu được trao ban, sự biện phân được thực hiện ở các bình diện khác nhau trên đó tính đồng nghị vận hành và thẩm quyền của những vị thi hành thừa tác mục vụ hợp nhất và cai quản cho thấy sự năng động của tính đồng nghị. Tính luân hoàn này phát huy phẩm giá phép rửa và đồng trách nhiệm của mọi người, vận dụng hầu hết sự hiện diện các đặc sủng nơi dân Chúa, do Chúa Thánh Thần phân phát, nhìn nhận thừa tác vụ chuyên biệt của các mục tử trong hiệp thông hợp đoàn và phẩm trật với Giám mục Rôma, và bảo đảm rằng các diễn trình và biến cố đồng nghị diễn ra phù hợp với depositum fidei (kho tàng đức tin) và liên quan đến việc lắng nghe Chúa Thánh Thần, để đổi mới sứ mệnh của Giáo hội.
  2. Trong viễn tượng này, sự tham gia của tín hữu giáo dân trở nên chủ yếu. Họ là đại đa số dân Chúa và có nhiều điều cần học hỏi từ việc họ tham gia vào các hình thức khác nhau của đời sống và sứ mệnh của các cộng đồng giáo hội, từ lòng đạo đức bình dân và chăm sóc mục vụ nói chung, cũng như khả năng chuyên biệt của họ trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa và xã hội [84].

Như thế, tham khảo họ là điều không thể thiếu để khởi diễn các diễn trình biện phân trong khuôn khổ các cơ cấu đồng nghị. Do đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại được tạo ra do việc thiếu đào tạo và thừa nhận các không gian trong đó, tín hữu giáo dân có thể tự phát biểu và hành động, cũng như được tạo ra bởi thứ tư duy giáo sĩ trị có nguy cơ giữ họ ở bên rìa đời sống giáo hội [85]. Điều này đòi hỏi một cam kết ưu tiên trong nhiệm vụ đào tạo một cảm thức trưởng thành về giáo hội, một cảm thức, ở bình diện định chế, cần phải được biến đổi thành một diễn trình đồng nghị thường xuyên.

  1. Cũng cần phải có một sự cổ vũ có tính quyết định đối với nguyên tắc đồng yếu tính (co-essentiality) giữa ơn phẩm trật và ơn đặc sủng trong Giáo hội dựa trên giáo huấn của Vatican II [86]. Điều này kéo theo việc phải bao gồm các cộng đồng thánh hiến, cả nam lẫn nữ, các phong trào và cộng đồng giáo hội mới. Tất cả các cộng đồng này, mà nhiều cộng đồng trong số này đã hiện hữu nhờ sự thúc đẩy của các đặc sủng được Chúa Thánh Thần ban cho để đổi mới đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, có thể cống hiến nhiều kinh nghiệm quan trọng về cách tiếp cận đồng nghị trong đời sống hiệp thông và về sự năng động của việc biện phân cộng đồng ở trung tâm của cuộc sống của họ, cũng như các kích thích để khám phá các phương pháp truyền giảng Tin Mừng mới. Trong một số trường hợp, họ cũng cống hiến các điển hình tích hợp các ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội trong viễn tượng của giáo hội học hiệp thông.
  2. Trong ơn gọi đồng nghị của Giáo hội, đặc sủng thần học được kêu gọi cung cấp một việc phục vụ chuyên biệt: nó liên quan đến việc lắng nghe Lời Chúa, hiểu đức tin theo những cách thức khôn ngoan (sapiential), khoa học và tiên tri, biện phân các dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng Tin Mừng và trong đối thoại với xã hội và các nền văn hóa, tất cả để phục vụ việc loan báo Tin Mừng. Cùng với kinh nghiệm đức tin và chiêm niệm sự thật của tín hữu giáo dân, và với lời rao giảng của các Mục tử, thần học góp phần vào việc đào sâu Tin Mừng hơn nữa [87]. Ngoài ra, “Như với mọi ơn gọi Kitô giáo, thừa tác vụ của các nhà thần học cũng có cả tính cộng đồng và hợp đoàn cũng như bản thân” [88]. Do đó, tính đồng nghị của giáo hội cần các nhà thần học thực hiện thần học theo cách thức đồng nghị, phát triển khả năng lắng nghe nhau, đối thoại, biện phân và hòa hợp nhiều cách tiếp cận và đóng góp đa dạng của họ.
  3. Chiều kích đồng nghị của Giáo hội phải được thực hiện bằng cách ban hành và chỉ đạo các diễn trình biện phân làm chứng cho tính năng động của hiệp thông vốn linh hứng cho mọi quyết định của giáo hội. Đời sống đồng nghị được phát biểu trong các cơ cấu và diễn trình, qua các giai đoạn khác nhau (chuẩn bị, cử hành, tiếp nhận), dẫn đến các biến cố đồng nghị trong đó Giáo hội được triệu mời với nhau theo các bình diện khác nhau trong việc thực hiện tính đồng nghị chủ yếu của mình.

Nhiệm vụ này đòi hỏi phải lắng nghe Chúa Thánh Thần một cách cẩn thận, trung thành với giáo huấn của Giáo hội và, đồng thời, sáng tạo, để khám phá và khởi động các công cụ thích hợp nhất cho việc tham gia có trật tự của mọi người, cho việc trao đổi hỗ tương các ơn phúc, cho việc sắc bén nhận ra các dấu chỉ thời đại, để lập kế hoạch hữu hiệu cho việc truyền giáo. Để đạt được mục đích này, việc thực thi chiều kích đồng nghị của Giáo hội phải tích hợp và cập nhật di sản xếp đặt trật tự cổ xưa của Giáo hội bằng các cơ cấu đồng nghị lấy linh hứng từ Vatican II, và phải cởi mở đối với việc tạo ra các cơ cấu mới [89].

3.2 Tính đồng nghị trong Giáo hội địa phương

  1. Bình diện đầu tiên trên đó tính đồng nghị được thực hiện là Giáo hội địa phương. Ở đây “sự biểu lộ ưu việt của Giáo hội hệ ở việc tham gia trọn vẹn và tích cực của toàn thể dân thánh của Thiên Chúa trong các cử hành phụng vụ này, đặc biệt là trong cùng một Bí tích Thánh Thể, trong một lời cầu nguyện duy nhất, tại một bàn thờ duy nhất, nơi Đức Giám Mục chủ tọa, được vây quanh bởi linh mục đoàn và các thừa tác viên của ngài “[90].

Các liên kết lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa tạo khuôn cho việc truyền thông liên ngã trong Giáo hội địa phương và mô tả các nét đặc biệt của nó tạo điều kiện cho việc áp dụng phong cách đồng nghị trong cuộc sống hàng ngày và là cơ sở cho cuộc hồi tâm truyền giáo hữu hiệu. Trong Giáo hội Kitô giáo địa phương, chứng tá được hiện thân trong các tình huống nhân bản và xã hội chuyên biệt, cho phép một khởi diễn dứt khoát các cơ cấu đồng nghị phục vụ truyền giáo. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh, “chỉ tới mức các tổ chức này tiếp tục nối kết với ‘hậu cứ’ (base) và bắt đầu từ con người và các vấn đề hàng ngày của họ, thì một Giáo hội đồng nghị mới có thể bắt đầu hình thành” [91].

3.2.1 Các Công Nghị Giáo phận và Hội đồng Giáo phận Đông Phương (eparchial)

  1. Các công nghị (synods) giáo phận trong các Giáo hội nghi lễ Latinh và các hội đồng giáo phận (eparchial assembly) trong các Giáo hội nghi lễ phương đông [92] là “các cơ cấu cao nhất trong mọi cơ cấu giáo phận tham gia vào việc cai quản của Giám mục” [93]. Chúng thực sự là một biến cố đầy ân sủng, trong đó dân Chúa sống trong một Giáo hội đặc thù được triệu mời với nhau và tập hợp nhân danh Chúa Kitô, dưới sự chủ tọa của Đức Giám Mục, để biện phân các thách thức mục vụ, để cùng nhau tìm cách đi truyền giáo và, qua việc lắng nghe Chúa Thánh Thần, tích cực hợp tác trong việc đưa ra các quyết định thích hợp.
  2. Cùng một lúc là “hành vi cai quản của giám mục và là biến cố hiệp thông” [94], một công nghị giáo phận hoặc một hội đồng giáo phận Đông Phương canh tân và thâm hậu hóa ý thức đồng trách nhiệm của dân Chúa. Cả hai đều được kêu gọi đưa ra một dung mạo thực sự cho việc tham gia của mọi thành viên dân Chúa vào sứ mệnh theo luận lý học “mọi người”, “một số người” và “một người”.

Sự tham gia của “mọi người” được khởi động thông qua việc tham khảo trong diễn trình chuẩn bị Công Nghị, với mục đích thu được mọi tiếng nói vốn là biểu thức của dân Chúa trong Giáo hội địa phương. Những người tham dự Hội đồng hoặc Công Nghị ex officio (theo chức vụ), và những người được bầu hoặc được Đức Giám Mục bổ nhiệm là “một số người” có nhiệm vụ cử hành Công Nghị Giáo phận hoặc Hội đồng Giáo phận Đông phương. Điều chủ yếu là, như một toàn bộ, các tham dự viên mang lại một hình ảnh có ý nghĩa và cân bằng về Giáo hội địa phương, phản ánh các ơn gọi, các thừa tác vụ, các đặc sủng, các năng quyền, các địa vị xã hội và các nguồn gốc địa lý khác nhau. Đức Giám Mục, người kế vị của các Tông đồ và Mục tử của đoàn chiên của mình, người triệu tập và chủ tọa Công Nghị Giáo hội địa phương [95], được mời gọi thực thi ớ đấy thừa tác vụ hợp nhất và lãnh đạo với thẩm quyền thuộc về mình.

3.2.2 Các cơ cấu khác phục vụ đời sống đồng nghị trong Giáo hội địa phương

  1. Trong Giáo hội địa phương, người ta qui định rằng cần phải có nhiều cơ quan thường trực khác nhau có nhiệm vụ hỗ trợ thừa tác vụ của Đức Giám Mục theo nhiều cách khác nhau trong việc lãnh đạo mục vụ thông thường của Giáo phận: cơ quan cai quản (Curia) Giáo phận, Đoàn Cố vấn, Kinh sĩ đoàn và Hội đồng tài chính. Công đồng Vatican II quy định rằng Hội đồng Linh mục và Hội đồng Mục vụ Giáo phận [96] phải được thành lập như các cơ quan thường trực để thi hành và cổ vũ sự hiệp thông và tính đồng nghị.
  2. Hội đồng linh mục được Vatican II trình bày như một “hội đồng hoặc thượng viện của các linh mục đại diện cho presbyterium(linh mục đoàn)” và mục đích của nó là “giúp Đức Giám Mục trong việc cai quản Giáo phận”. Thật vậy, Đức Giám Mục được kêu gọi lắng nghe các linh mục, hỏi ý kiến họ và đối thoại với họ “về các nhu cầu mục vụ và lợi ích của Giáo phận” [97]. Presbyterium (linh mục đoàn) có một vị trí chuyên biệt trong năng động tính đồng nghị tổng thể của Giáo hội địa phương, mà tinh thần của giáo hội này làm nó sinh động và phong cách của giáo hội này lên khuôn nó.

Nhiệm vụ của Hội đồng Mục vụ Giáo phận là cống hiến một đóng góp có phẩm chất cho phương thức mục vụ tổng thể được Đức Giám Mục và linh mục đoàn của ngài cổ vũ; đôi khi nó cũng trở thành một nơi để Đức Giám Mục ra các quyết định thuộc thẩm quyền chuyên biệt của ngài [98]. Do bản tính, tần suất các phiên họp, thủ tục của nó và các mục tiêu mà nó cam kết, Hội đồng Mục vụ Giáo phận được đề xuất như cơ cấu thường trực thích hợp nhất để thực hiện tính đồng nghị trong Giáo hội địa phương.

  1. Trong các Giáo hội địa phương khác nhau, để thúc đẩy việc thực hiện giáo huấn của Vatican II, có các Phiên Họp nhằm biểu hiện và cổ vũ sự hiệp thông và đồng trách nhiệm và góp phần lên kế hoạch mục vụ và đánh giá tổng thể. Những Phiên Họp này có ý nghĩa rất lớn trong hành trình đồng nghị của cộng đồng giáo hội, như bối cảnh và sự chuẩn bị thông thường để chấp hành công nghị giáo phận.

3.2.3 Tính đồng nghị trong đời sống giáo xứ

  1. Giáo xứ là cộng đồng tín hữu hiện thân mầu nhiệm Giáo hội dưới hình thức hữu hình, cận kề và hàng ngày. Giáo xứ là nơi chúng ta học cách sống như các môn đệ của Chúa trong một mạng lưới các mối liên hệ huynh đệ và kinh nghiệm hiệp thông trong tính đa dạng của ơn gọi và thế hệ, các đặc sủng, các thừa tác vụ và các năng quyền, tạo thành một cộng đồng chân chính nơi mọi người cùng chung sống thực sứ mệnh và việc phục vụ của mình, nhờ thế hài hòa được các đóng góp chuyên biệt của mọi người.
  2. Trong giáo xứ có hai cơ cấu có một đặc điểm đồng nghị: hội đồng mục vụ giáo xứ và hội đồng tài chính, với sự tham gia của giáo dân trong việc tham vấn và lập kế hoạch mục vụ. Theo nghĩa này, có vẻ như cần phải duyệt lại chuẩn mực giáo luật mà hiện tại chỉ gợi ý rằng cần phải có một hội đồng mục vụ giáo xứ và làm cho nó thành bắt buộc, như công nghị cuối cùng của Giáo phận Rôma đã làm [99]. Mang lại một năng động đồng nghị hữu hiệu trong một Giáo hội địa phương cũng đòi hỏi Hội đồng Mục vụ Giáo phận và các hội đồng mục vụ giáo xứ phải hoạt động theo cách phối hợp và được nâng cấp một cách thích hợp [100].

3.3 Tính đồng nghị trong các Giáo hội địa phương ở bình diện khu vực

  1. Bình diện khu vực trong việc thực thi tính đồng nghị là một bình diện có kinh nghiệm trong việc tạo nhóm cho các Giáo hội địa phương hiện diện trong cùng khu vực: một Giáo Tỉnh, như đã xảy ra trước hết trong Giáo hội của các thế kỷ đầu tiên, hoặc một quốc gia, một lục địa hoặc một phần của lục địa. Đây là những nhóm “hợp nhất một cách hữu cơ”, trong đó các giám mục “góp chung khả năng và ý chí của họ vì lợi ích chung”, được thúc đẩy “bởi sự hiệp thông của đức ái huynh đệ và lòng nhiệt thành đối với sứ mạng phổ quát”[101]. Các nguồn gốc lịch sử chung, tính đồng nhất về văn hóa, nhu cầu đối diện với các thách thức tương tự trong sứ mệnh đã cho họ một cách thức mới để làm cho dân Chúa hiện diện trong các nền văn hóa và bối cảnh khác nhau. Sống tính đồng nghị ở bình diện này giúp thăng tiến cuộc hành trình mà các Giáo hội địa phương đang cùng nhau thực hiện, tăng cường các nối kết thiêng liêng và định chế, góp phần vào việc trao đổi ơn phúc và làm hài hòa các lựa chọn mục vụ của họ [102]. Cách riêng, việc biện phân theo lối đồng nghị có thể linh hứng và khuyến khích các lựa chọn chung, một điều có nghĩa “châm ngòi cho các quá trình mới để tin mừng hóa nền văn hóa” [103].
  2. Kể từ những thế kỷ đầu tiên, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, các Giáo hội do một Tông đồ hoặc một trong những đồng sự của ngài thành lập vốn đóng một vai trò chuyên biệt ở Giáo Tỉnh hoặc Giáo Vùng của họ, bao lâu, Giám mục của họ được nhìn nhận, tùy theo hoàn cảnh, là Giám Mục Giáo tỉnh (Metropolitan) hoặc Thượng Phụ của họ. Điều này đã mang lại các cơ cấu đồng nghị chuyên biệt, trong đó các Thượng phụ, Giám Mục giáo tỉnh và Giám mục của các Giáo hội cá thể được minh nhiên kêu gọi cổ vũ tính đồng nghị [104]; nhiệm vụ này trở nên lớn hơn qua việc càng ngày người ta càng ý thức được tính hợp đoàn giám mục, một ý thức cần được phát biểu trên bình diện khu vực.
  3. Các cấu trúc đồng nghị khu vực trong Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Latinh bao gồm: các công đồng Giáo Tỉnh và các công đồng chung, các Hội đồng Giám mục và các nhóm Hội đồng Giám mục, đôi khi ở bình diện lục địa; trong Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương: Các công nghị thượng phụ và giáo tỉnh, Hội đồng Các Giáo Phẩm (hierarchs) của các Giáo hội Đông phương sui iuris (độc lập)[105] và Hội đồng các thượng phụ Công Giáo Đông phương. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi các cơ cấu giáo hội này là các cơ quan trung gian của tính hợp đoàn và đã nhắc lại niềm hy vọng của Vatican II “rằng những cơ chế như vậy sẽ giúp gia tăng tinh thần hợp đoàn giám mục ” [106].

3.3.1 Các Công đồng đặc thù

  1. Các Công đồng đặc thù được tổ chức ở bình diện khu vực là cơ cấu chuyên biệt để thực thi tính đồng nghị trong một nhóm các Giáo hội địa phương [107]. Thực sự, các công đồng này dự tính sự tham gia của dân Chúa trong các diễn trình để biện phân các quyết định theo cách nói lên sự hiệp thông hợp đoàn không những giữa các Giám mục, “mà với mọi thành phần của phần dân Chúa đó được ủy thác cho các ngài” và, do đó , “Sự hiệp thông giữa các Giáo hội”, làm các giáo hội này thành “nơi thích hợp cho các quyết định có tầm quan trọng lớn hơn, đặc biệt liên quan tới đức tin” [108]. Cũng như việc xác nhận qui mô để thực thi sự biện phân theo lối đồng nghị trong các lĩnh vực tín lý và chính sách là điều thích hợp trong các Công đồng này, Bộ Giáo luật nhấn mạnh đặc điểm mục vụ của chúng [109].

3.3.2 Các Hội đồng giám mục

  1. Các Hội đồng Giám mục quốc gia hoặc khu vực là một định chế mới có gần đây, xuất phát trong bối cảnh các nhà nước dân tộc (nation states) nổi dậy và trong tư cách này, đã được Vatican II dành cho một khuôn mạo cao hơn trong viễn tượng của giáo hội học hiệp thông. Chúng chứng minh tính hợp đoàn giám mục và mục tiêu chính của chúng là hợp tác giữa các Giám mục vì lợi ích chung của các Giáo hội được giao phó cho các ngài, hỗ trợ sứ mệnh của các ngài trong các quốc gia liên hệ. Tầm quan trọng về giáo hội học của chúng đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố lại, ngài cũng đã kêu gọi một cuộc nghiên cứu tín lý về các đặc điểm của chúng [111]. Cách để làm việc này là suy nghĩ về bản chất giáo hội học của các Hội đồng Giám mục, về tư cách giáo luật và các đặc điểm chuyên biệt của chúng, liên quan đến việc thực thi tính hợp đoàn giám mục và việc thiết lập một đời sống đồng nghị mạch lạc hơn ở bình diện khu vực. Trong viễn cảnh này, cần phải chú ý đến những kinh nghiệm được xây dựng trong những thập niên qua, cũng như các truyền thống, thần học và luật pháp của các Giáo hội Đông phương [112].
  2. Tầm quan trọng của các Hội đồng giám mục trong việc cổ vũ hành trình đồng nghị của dân Chúa hệ ở chỗ “các Giám mục cá nhân đại diện cho mỗi Giáo hội của chính ngài” [113]. Sự phát triển một phương pháp tham gia hữu hiệu, với các thủ tục thích hợp cho việc tham khảo tín hữu và chấp nhận các kinh nghiệm giáo hội khác nhau trong giai đoạn tìm ra các định hướng mục vụ xuất phát từ các Hội đồng giám mục, với giáo dân tham gia trong tư cách chuyên gia, giúp nâng cao các cơ cấu này của tính hợp đoàn giám mục để hỗ trợ trong việc thực thi tính đồng nghị. Các hội nghị giáo hội được tổ chức bởi các Hội đồng giám mục, ví dụ như các hội nghị cứ mười năm một lần của Giáo hội tại Ý, rất quan trọng để khởi xướng các tiến trình đồng nghị ở bình diện quốc gia [114].
  3. Ở bình diện Giáo hội hoàn vũ, một thủ tục chính xác hơn trong việc chuẩn bị các phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục cho phép các Hội đồng Giám mục đóng góp hữu hiệu hơn cho các tiến trình đồng nghị liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa, thông qua việc tham khảo các tín hữu giáo dân và các chuyên gia trong giai đoạn chuẩn bị.

3.3.3 Các tòa thượng phụ trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương

  1. Trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, tòa thượng phụ là một cơ cấu đồng nghị mang đến một biểu thức về hiệp thông giữa các Giáo hội trong một tỉnh hoặc một vùng có cùng di sản thần học, phụng vụ, thiêng liêng và giáo luật [115]. Trong các Thượng hội đồng thượng phụ, việc thi hành tính hợp đoàn và tính đồng nghị đòi hỏi sự hài hòa giữa vị thượng phụ và các Giám mục khác khi họ đại diện cho các Giáo hội của họ. Thượng phụ cổ vũ sự hiệp nhất trong đa dạng và tính Công Giáo qua việc hiệp thông các tín hữu trong cùng một Giáo hội duy nhất, trong sự hiệp thông với Giám mục Rôma và Giáo hội hoàn vũ.

3.3.4 Hội đồng khu vực của các hội đồng giám mục và hội đồng khu vực của các thượng phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương

  1. Cùng các lý do từng dẫn đến sự ra đời của các Hội đồng Giám mục quốc gia đã dẫn đến việc thành lập các Hội đồng của các hội đồng Giám mục ở bình diện các đại khu vực hoặc lục địa, và trong trường hợp các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ phương Đông, của Hội đồng các Giáo Chủ (hierarchs) sui Juris (độc lập) và của Hội đồng các Thượng phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Những cơ cấu này khuyến khích việc xem xét sự hội nhập văn hóa của Tin Mừng vào các bối cảnh khác nhau, không quên các thách thức của hoàn cầu hóa, và góp phần vào việc biểu lộ “vẻ đẹp của gương mặt đa diện của Giáo hội” trong sự hợp nhất Công Giáo [116]. Ý nghĩa giáo hội học và tư thế giáo luật của chúng cần được nghiên cứu sâu xa, trong khi không quên sự kiện này: chúng có thể khuyến khích các diễn trình tham gia có tính đồng nghị tại “mỗi vùng văn hóa xã hội chính” [117], bắt đầu từ các điều kiện sống và văn hóa chuyên biệt vốn là đặc điểm của các Giáo hội tạo ra chúng.

3.4 Tính đồng nghị trong Giáo hội hoàn vũ

  1. Tính đồng nghị như một chiều kích chủ yếu của Giáo hội được phát biểu trên bình diện Giáo hội hoàn vũ trong tính luân hoàn (circularity) năng động của consensus fidelium (đồng cảm thức của các tín hữu), tính hợp đoàn giám mục và tính tối thượng (primacy) của Giám mục Rôma. Trên cơ sở này, thỉnh thoảng, Giáo hội được yêu cầu đáp ứng – trong khi luôn trung thành với depositum fidei (kho tàng đức tin) và một cách cởi mở sáng tạo đối với tiếng nói của Chúa Thánh Thần – các hoàn cảnh và thử thách đặc thù; Giáo Hội được kêu gọi khởi động một diễn trình lắng nghe tất cả các chủ thể đang cùng nhau thành lập nên dân Chúa ngõ hầu nhất trí trong việc biện phân sự thật và con đường truyền giáo nào phải đi.
  2. Bối cảnh giáo hội học này là nền tảng của thừa tác vụ chuyên biệt của Giám mục Rôma liên quan đến việc thi hành tính đồng nghị trên bình diện phổ quát. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Tôi được thuyết phục rằng, trong Giáo hội đồng nghị, ánh sáng lớn hơn có thể rõi chiếu lên việc thi hành quyền tối thượng của Phêrô. Tự mình, Đức Giáo Hoàng không đứng trên Giáo hội; nhưng ở bên trong Giáo Hội như là một trong những người được rửa tội, và ở bên trong Hợp đoàn Giám mục như là một Giám mục giữa các Giám mục, đồng thời được kêu gọi – trong tư cách là Người kế vị Thánh Phêrô – lãnh đạo Giáo hội Rôma, một giáo hội chủ trì trong bác ái trên tất cả các Giáo hội “[118].
  3. Hợp đoàn Giám mục thi hành một thừa tác vụ không thể thay thế được trong việc thực thi tính đồng nghị trên bình diện hoàn vũ. Thực thế, bao lâu hợp đoàn này, trong nội tại, vốn chứa Người đứng đầu của nó, tức Giám mục Rôma, và hành động trong hiệp thông với ngài, thì nó là “chủ thể có quyền lực tối cao và trọn vẹn đối với Giáo hội hoàn vũ” [119].

3.4.1 Các công đồng chung

  1. Công đồng chung là biến cố trọn vẹn nhất và long trọng nhất nói lên tính đồng nghị của giáo hội và tính hợp đoàn của các giám mục ở bình diện Giáo hội hoàn vũ: vì lý do này, Vatican II định nghĩa nó là Sacrosancta Synodus (Công nghị Thánh) [120]. Nó phát biểu việc thực thi thẩm quyền của Hợp đoàn Giám mục hợp nhất với Đầu của nó, là Giám mục Rôma, để phục vụ toàn thể Giáo hội [121]. Công thức “una cum Patribus” (hợp nhất với Các Nghị Phụ) được Chân Phước (nay là Thánh) Phaolô VI sử dụng trong việc ban hành các văn kiện của Vatican II là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự hiệp thông mật thiết của Hợp đoàn với Đức Giáo Hoàng, người chủ tọa trên nó như là chủ thể của thừa tác mục vụ đối với Giáo hội hoàn vũ.
  2. Công đồng chung là hình thức đại diện chuyên biệt của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất theo nghĩa hiệp thông của các Giáo hội địa phương: “các Giám mục cá thể đại diện cho mỗi Giáo hội của riêng mình, nhưng tất cả đều cùng nhau và với Đức Giáo Hoàng đại diện cho toàn Giáo hội” [122]. Việc một Công đồng như vậy đại diện cho toàn thể Dân Thiên Chúa qua hợp đoàn Giám mục, với Đức Giáo Hoàng đứng đầu, xuất phát từ sự kiện này: việc phong chức giám mục làm cho một Giám mục trở thành vị chủ toạ (president) của một Giáo hội địa phương và về phương diện bí tích biến ngài thành một phần của kế thừa tông đồ (apstolic succession) và Hợp đoàn giám mục. Điều này có nghĩa: Công đồng chung là điển hình tối cao của tính đồng nghị của giáo hội trong sự hiệp thông của các Giám mục với Đức Giáo Hoàng, vốn đại diện cho sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương qua các Mục tử của họ, tụ tập in unum (thành một) để biện phân con đường mà Giáo hội hoàn vũ cần phải đi.

3.4.2 Thượng hội đồng giám mục

  1. Thượng hội đồng giám mục, do Chân phước (nay là Thánh) Phaolô VI thiết lập như một cơ cấu đồng nghị thường xuyên, là một trong những di sản quý giá nhất của Vatican II. Các Giám mục hợp thành nó đại diện cho toàn bộ hàng giám mục Công Giáo [123], đến nỗi, Thượng hội đồng Giám mục là bằng chứng tham gia của hợp đoàn Giám mục, trong sự hiệp thông phẩm trật với Đức Giáo Hoàng, để chăm sóc Giáo hội hoàn vũ [124]. Nó được kêu gọi trở thành một “biểu thức cho tính hợp đoàn giám mục trong một Giáo hội hoàn toàn có tính đồng nghị” [125].
  2. Mọi phiên họp thượng hội đồng diễn biến theo các giai đoạn kế tiếp nhau: chuẩn bị, cử hành và thi hành. Lịch sử của Giáo hội làm chứng cho tầm quan trọng của diễn trình tham khảo, nhằm mục đích tiếp nhận ý kiến của các Mục tử và tín hữu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề xuất một đường hướng tiếp cận để đạt được điều này: lắng nghe rộng rãi và chăm chú hơn đối với sensus fidei (cảm thức đức tin) của dân Chúa bằng cách đặt để các thủ tục tham khảo trên bình diện các Giáo hội địa phương, một cách khiến Thượng hội đồng giám mục có thể “là điểm hội tụ của diễn trình lắng nghe này được tiến hành ở mọi bình diện trong đời sống Giáo hội” [126].

Qua diễn trình tham khảo dân Chúa, đại diện giáo hội của các Giám mục và Chủ tịch của Giám mục Rôma, Thượng hội đồng Giám mục là một cơ cấu ưu tuyển để thực thi và cổ vũ tính đồng nghị ở mọi bình diện của Giáo hội. Qua việc tham khảo, diễn trình đồng nghị có khởi điểm của nó trong dân Chúa và, qua giai đoạn thực thi hội nhập văn hóa, nó cũng có điểm đến ở đó.

Thượng hội đồng Giám mục không phải là cách khả thi duy nhất để hợp đoàn Giám mục tham dự vào việc chăm sóc mục vụ cho Giáo hội hoàn vũ. Bộ giáo luật nói rõ điều này: “Tùy vị Giáo hoàng La Mã, theo nhu cầu của Giáo hội, được lựa chọn và cổ vũ các cách thức mà hợp đoàn Giám mục phải thực thi chức năng hợp đoàn của mình đối với Giáo hội hoàn vũ” [127 ].

3.4.3 Các cơ cấu phục vụ việc thực thi tính tối thượng theo lối đồng nghị

  1. Hồng Y đoàn, khởi thủy bao gồm các linh mục và phó tế của Giáo Hội Rôma và các giám mục của các giáo phận ngoại ô, chính là hội đồng đồng nghị có tính lịch sử của Giám Mục Rôma, để giúp ngài thi hành thừa tác vụ chuyên biệt của ngài. Chức năng này đã phát triển qua nhiều thế kỷ. Trong cấu hình hiện nay của nó, nó phản ảnh khuôn mặt của Giáo hội hoàn vũ, trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong thừa tác vụ của ngài nhân danh nó và với mục đích này nó được triệu tập trong một mật viện (Consistory). Chức năng này được thực hiện một cách độc đáo khi Hồng Y Đoàn được triệu tập trong một cơ mật viện (conclave) để bầu vị Giám mục Rôma.
  2. Giáo triều Rôma là một dịch vụ thường trực cho thừa tác vụ của Đức Giáo Hoàng, vì lợi ích của Giáo hội hoàn vũ [128], là giáo hội, về bản chất, có liên hệ mật thiết với tính hợp đoàn giám mục và tính đồng nghị của giáo Hội. Khi yêu cầu cải cách nó dưới ánh sáng của giáo hội học hiệp thông, Vatican II đã nhấn mạnh một số yếu tố có thể cổ vũ sự gia tăng của tính đồng nghị, như: bao gồm các Giám mục giáo phận để “báo cáo đầy đủ hơn cho Giám Mục Tối cao ý nghĩ, các mong muốn và các nhu cầu của mọi Giáo hội” và hỏi ý kiến giáo dân để “họ sẽ có một vai trò thích hợp trong đời sống của Giáo hội “[129].

CHƯƠNG 4: HỒI TÂM ĐỂ ĐỔI MỚI TÍNH ĐỒNG NGHỊ

  1. Tính đồng nghị được thiết lập để lên năng lực cho đời sống và sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo hội trong sự hợp nhất với và dưới sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, Đấng đã hứa: “nơi hai hoặc ba người họp nhau nhân danh Thầy, Thầy sẽ ở đó giữa họ” (Mt18: 20); “này, Thầy luôn ở bên các con; đúng thế, cho đến ngày tận thế” (Mt28: 20). Dĩ nhiên, sự đổi mới của Giáo hội diễn ra qua việc tái lên sinh lực cho các cơ cấu đồng nghị, nhưng tự phát biểu trước nhất và trên hết để đáp lại lời kêu gọi nhân từ của Thiên Chúa, muốn ta sống như Dân của Người, một dân đang lữ hành qua lịch sử hướng về việc hoàn thành Vương quốc. Chương này chỉ ra một số yếu tố chuyên biệt của việc đáp lại này: huấn luyện về linh đạo hiệp thông và các thực hành lắng nghe, đối thoại và biện phân cộng đồng; sự liên quan của nó với hành trình đại kết và việc phục vụ (diakonia) có tính tiên tri trong việc xây dựng một triết lý sống có tính xã hội dựa trên tình huynh đệ, liên đới và hòa nhập.

4.1 Để đổi mới đời sống và sứ mệnh của Giáo hội theo lối đồng nghị

  1. “Xét về yếu tính, mọi sự đổi mới Giáo hội đều đặt cơ sở trong việc gia tăng lòng trung thành đối với ơn kêu gọi của chính mình” [130]. Vì vậy, khi thực hiện sứ mệnh của mình, Giáo hội cũng được kêu gọi hồi tâm liên tục, tức một “hồi tâm mục vụ và truyền giáo”; điều này liên quan đến việc làm mới các não trạng, thái độ, thực hành và cơ cấu, để trung thành hơn với ơn gọi của mình [131]. Một não trạng giáo hội được hình thành bởi lối suy nghĩ đồng nghị sẽ hân hoan chào đón và phát huy ơn thánh mà nhờ đó tất cả những người đã chịu phép rửa đều có đủ điều kiện và được kêu gọi làm môn đệ truyền giáo. Thách thức lớn trong việc hồi tâm mục vụ phát sinh từ việc này đối với đời sống Giáo hội là phải tăng cường việc cộng tác hỗ tương của mọi người trong việc làm chứng truyền giảng Tin Mừng dựa trên các ơn phúc và vai trò của mọi người, mà không giáo sĩ hóa tín hữu giáo dân và không biến giáo sĩ thành tín hữu giáo dân, và dù sao cũng phải tránh cơn cám dỗ “giáo sĩ trị quá trớn giữ họ [giáo dân] cách xa diễn trình ra quyết định” [132].
  2. Hồi tâm mục vụ để thực thi tính đồng nghị có nghĩa là: một số mô hình thường vẫn hiện diện trong văn hóa giáo hội (ecclesiastical culture) cần phải được hủy bỏ, vì chúng phát biểu một cái hiểu về Giáo hội chưa được đổi mới bởi giáo hội học hiệp thông. Chúng bao gồm: tập trung trách nhiệm truyền giáo vào thừa tác vụ của các mục tử; không đánh giá cao đủ đời sống thánh hiến và những ơn đặc sủng; ít khi sử dụng sự đóng góp chuyên biệt và giá trị của tín hữu giáo dân, trong đó có phụ nữ, trong các lĩnh vực chuyên môn của họ.
  3. Trong viễn cảnh hiệp thông và thực thi tính đồng nghị, một số đường hướng căn bản trong hành động mục vụ có thể được xác định như sau:
  4. việc thực thi trong Giáo hội địa phương và trên mọi bình diện của mối liên hệ luân hoàn giữa thừa tác vụ của các mục tử, sự tham gia và đồng trách nhiệm của giáo dân, sự kích thích xuất phát từ các ơn đặc sủng theo đường nối kết luân hoàn năng động giữa “một người”, “một số người” và “mọi người”;
  5. sự tích hợp của việc thực thi tính hợp đoàn của các mục tử và tính đồng nghị sống bởi toàn thể Dân Thiên Chúa như một biểu thức hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương trong Giáo hội hoàn vũ;
  6. việc thi hành thừa tác vụ hợp nhất của tòa Phêrô và việc lãnh đạo Giáo hội của Giám mục Rôma trong hiệp thông mọi Giáo hội địa phương, trong hợp động (synergy) với thừa tác vụ hợp đoàn của các Giám mục và hành trình đồng nghị của dân Chúa;
  7. sự cởi mở của Giáo Hội Công Giáo đối với các Giáo hội và cộng đồng giáo hội khác trong cam kết không thể đảo ngược để cùng nhau hành trình hướng tới sự hiệp nhất hoàn toàn trong tính đa dạng đã được hòa giải của các truyền thống liên hệ của họ;
  8. việc phục vụ (diakonia) về phương diện xã hội và cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các người nam nữ của các tuyên tín và xác tín tôn giáo khác ngõ hầu mang lại một nền văn hóa gặp gỡ.

4.2 Linh đạo hiệp thông và huấn luyện đời sống đồng nghị 

  1. Triết lý sống của Giáo hội, dân Chúa được Chúa Cha quy tụ với nhau và được Chúa Thánh Thần dẫn dắt để, trong Chúa Kitô, trở thành “như một bí tích hoặc như một dấu chỉ và công cụ của cả việc kết hợp chặt chẽ với Thiên Chúa lẫn của việc hợp nhất của toàn thể loài người “[133], bộc phát và được nuôi dưỡng bằng một cuộc hồi tâm bản thân hướng về nền linh đạo hiệp thông [134]. Mọi chi thể của Giáo hội được mời gọi chấp nhận cuộc hồi tâm này như một ơn phúc và lời bảo đảm của Chúa Thánh Thần sẽ được sống theo sự hướng dẫn của Người, và học cách sống, trong hiệp thông, ơn thánh đã nhận được trong phép rửa và nên hoàn hảo trong Bí tích Thánh Thể: cuộc chuyển đổi có tính vượt qua từ cái “tôi” hiểu theo nghĩa lấy mình làm trung tâm sang cái “chúng ta”, trong đó, mọi cái “tôi”, nhờ mặc lấy Chúa Kitô (x. Gl 3,27), sống và hành trình với anh chị em mình như một tác nhân có trách nhiệm và tích cực của sứ mệnh duy nhất của dân Chúa.

Do đó, Giáo hội cần phải trở thành “căn nhà và ngôi trường hiệp thông” [135]. Không có sự hồi tâm của trái tim và tâm trí và không có việc đào tạo có kỷ luật để chào đón và lắng nghe nhau, các phương thế hiệp thông bên ngoài sẽ hầu như không ích lợi chi; ngược lại, chúng có thể biến thành những chiếc mặt nạ vô tâm, vô hình đơn thuần. “Trong khi sự khôn ngoan của luật lệ, nhờ cung cấp các quy tắc chính xác cho việc tham gia, có chứng thực cho cơ cấu phẩm trật của Giáo hội và ngăn cản bất cứ cơn cám dỗ nào muốn chủ trương võ đoán hoặc bất chính, linh đạo hiệp thông, nhờ cổ vũ sự tín thác và cởi mở hoàn toàn phù hợp với phẩm giá và trách nhiệm của mọi thành viên của dân Chúa, đã cung cấp một thực tại thể chế có linh hồn “[136].

  1. Cùng các thiên hướng vốn cần để sống và làm cho sensus fidei (cảm thức đức tin) chín mùi, một cảm thức mà mọi tín hữu đều được phú ban, cũng cần có để sử dụng nó trên nẻo đường đồng nghị. Đây là một điểm chủ yếu trong việc huấn luyện người ta trong tinh thần đồng nghị, vì chúng ta sống trong một nền văn hóa trong đó, các đòi hỏi của Tin Mừng và của cả các nhân đức nhân bản thường không phải là đối tượng được đánh giá cao hoặc chuẩn bị đầy đủ [137]. Các thiên hướng sau đây đáng được ghi nhớ: tham gia vào đời sống của Giáo hội lấy Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa giải làm tâm điểm; lắng nghe Lời Chúa để bước vào đối thoại với nó và đem nó ra thực hành; tuân theo Huấn Quyền trong các giáo huấn của nó về đức tin và luân lý; ý thức mình là chi thể của nhau như là Thân thể của Chúa Kitô và được sai đến với anh chị em của chúng ta, trước hết và quan trọng nhất với những người nghèo nhất và bị loại trừ nhất. Đây có ý nói tới các thái độ được tóm tắt trong công thức sentire cum Ecclesia: “cảm nhận, cảm thức và nhận thức một cách hòa hợp với Giáo hội”, một điều “kết hợp mọi thành viên của dân Chúa khi họ thực hiện hành trình lữ thứ” và là “chìa khóa để họ ‘cùng đi với nhau’ “[138]. Thực thế, đây có ý nói về việc biểu lộ nền linh đạo hiệp thông như là “nguyên tắc hướng dẫn giáo dục ở bất cứ nơi nào các cá nhân và các Kitô hữu được đào tạo, bất cứ nơi nào các thừa tác viên bàn thờ, các người thánh hiến và nhân viên mục vụ được đào tạo, bất cứ nơi nào các gia đình và cộng đồng được xây đắp” [139 ].
  2. Các cộng đoàn Thánh Thể là nguồn gốc và mô hình của linh đạo hiệp thông. Trong đó, các yếu tố chuyên biệt của đời sống Kitô giáo vốn được kêu gọi để lên khuôn cho affectus synodalis(cảm thức đồng nghị) được phát biểu.
  3. Khẩn cầu Chúa Ba Ngôi. Cộng đoàn Thánh Thể bắt đầu từ việc khẩn cầu Thiên Chúa Ba Ngôi. Được Chúa Cha tụ tập, trong sự tuôn đổ của Chúa Thánh Thần, Giáo hội trở thành bí tích sống động của Chúa Kitô: “Nơi hai hoặc ba người gặp nhau nhân danh Thầy, Thầy sẽ ở đó giữa họ” (Mt18: 19). Sự hợp nhất của Chúa Ba Ngôi chí thánh trong sự hiệp thông của ba ngôi vị Thiên Chúa được mạc khải trong cộng đồng Kitô giáo, một cộng đồng được kêu gọi sống “sự hợp nhất của con cái Thiên Chúa trong chân lý và bác ái” [140], trong việc thực thi các ơn phúc và đặc sủng khác nhau lãnh nhận từ Chúa Thánh Thần vì lợi ích chung.
  4. Hòa giải. Cộng đoàn Thánh Thể mở đường cho hiệp thông bằng phương thức hòa giải với Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Confessio peccati (xưng tội) cử hành tình yêu thương xót của Chúa Cha và bày tỏ lòng mong muốn đi theo không phải con đường chia rẽ do tội lỗi gây nên, mà là con đường dẫn đến sự hợp nhất: “nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”(Mt5: 23-24). Các biến cố đồng nghị giả định rằng chúng ta nhìn nhận sự yếu đuối của mình và yêu cầu sự tha thứ của nhau. Hòa giải là cách sống việc truyền giảng tin mừng cách mới mẻ.
  5. Lắng nghe lời Thiên Chúa. Trong cộng đồng Thánh Thể, chúng ta lắng nghe Lời Chúa để chấp nhận thông điệp của nó và để nó soi sáng con đường của chúng ta. Chúng ta học cách nghe tiếng Chúa, bằng cách suy niệm Thánh Kinh, nhất là Tin Mừng, bằng cách cử hành các bí tích, trên hết là Bí tích Thánh Thể, và bằng cách chào đón các anh chị em của chúng ta, nhất là người nghèo. Bất cứ ai thi hành thừa tác mục vụ và được kêu gọi bẻ bánh Lời Chúa cùng với bánh Thánh Thể cần phải làm quen với đời sống của cộng đồng, để truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa, trong cuộc sống tại đây và bây giờ. Cơ cấu đối thoại của phụng vụ Thánh Thể là mô hình của biện phân cộng đồng: trước khi lắng nghe lẫn nhau, các môn đệ phải lắng nghe Lời Chúa.
  6. Hiệp thông. Bí tích Thánh Thể “tạo ra sự hiệp thông và phát huy sự hiệp thông” [141] với Thiên Chúa và với anh chị em của chúng ta. Được Đức Kitô sinh ra qua Chúa Thánh Thần, sự hiệp thông được chia sẻ bởi những người đàn ông và đàn bà, những người, vì đã chịu phép rửa, có phẩm giá ngang nhau và nhận được những ơn gọi khác nhau từ Chúa Cha và sống chúng một cách có trách nhiệm – những ơn gọi xuất phát từ phép rửa, phép thêm sức, phép truyền chức thánh và từ đặc sủng của Chúa Thánh Thần – để tạo thành một Thân thể từ nhiều chi thể. Sự hội tụ phong phú và tự do của tính đa nguyên trong hợp nhất này là điều được khởi động trong các biến cố đồng nghị.
  7. Sai điIte, missa est (hãy ra đi, thánh lễ đã hoàn tất). Sự hiệp thông được làm thành hiện thực trong Bí tích Thánh Thể thúc đẩy chúng ta đi truyền giáo. Bất cứ ai tham dự Mình và Máu Chúa Kitô đều được mời gọi chia sẻ kinh nghiệm vui mừng về điều đó với mọi người. Mỗi biến cố đồng nghị đều thúc giục Giáo hội ra ngoài lều trại của mình (xem Dt13: 13) để đưa Chúa Kitô đến với những người đang chờ được Người cứu vớt. Thánh Augustinô nói rằng chúng ta cần “trở thành một tâm và một trí trên hành trình hướng về Thiên Chúa” [142]. Sự hợp nhất của cộng đồng không có thực chất nếu không có thứ télos(mục đích tối hậu) bên trong này hướng dẫn nó theo nẻo đường thời gian hướng tới mục tiêu cánh chung của nó, tức “Thiên Chúa là tất cả trong tất cả” (1 Cr 15: 28). Chúng ta phải luôn luôn đương đầu với câu hỏi: làm thế nào chúng ta có thể thực sự trở thành một Giáo hội đồng nghị trừ khi chúng ta sống “hướng ra ngoài” về phía mọi người để cùng nhau tiến về hướng Thiên Chúa?

4.3 Lắng nghe và đối thoại để biện phân cộng đồng

  1. Đời sống đồng nghị của Giáo hội xuất hiện nhờ việc chân thực thông truyền đức tin, sự sống và cam kết truyền giáo nơi mọi thành viên. Nó mang lại biểu thức cho communio sanctorum (hiệp thông các thánh) vốn sống nhờ cầu nguyện, được nuôi dưỡng bằng các Bí tích, nảy nở trong tình yêu thương nhau và mọi người, phát triển nhờ chia sẻ các niềm vui và thử thách của Nàng dâu của Chúa Kitô. Truyền thông cần phải trở nên rõ ràng thông qua cộng đồng lắng nghe Lời Chúa để biết “điều Chúa Thánh Thần đang nói với các Giáo hội” (Kh2: 29). “Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội biết lắng nghe… Các tín hữu giáo dân, hợp đoàn Giám mục, Giám mục Rôma: tất cả lắng nghe nhau; và tất cả lắng nghe Chúa Thánh Thần” [143].
  2. Đối thoại đồng nghị phụ thuộc lòng can đảm trong cả việc nói lẫn việc nghe. Nó không phải là tham gia vào một cuộc tranh luận, trong đó, người nói cố gắng thắng thế những người khác hoặc phản bác các chủ trương của họ bằng những lập luận thô bạo, nhưng là việc phát biểu bất cứ điều gì xem ra được Chúa Thánh Thần gợi ý là hữu ích cho việc biện phân của cộng đồng, đồng thời sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều gì đã được cùng một Thần Trí gợi ý trong các chủ trương của người khác, “vì lợi ích chung” (1 Cr 12: 7).

Tiêu chuẩn theo đó “sự hợp nhất thắng thế xung đột” có giá trị đặc biệt trong việc tiến hành đối thoại, biết cách xoay xở các ý kiến và kinh nghiệm khác nhau và học hỏi “phong cách xây dựng lịch sử, một lĩnh vực quan trọng trong đó các thanh chấp, căng thẳng và đối lập có thể đạt tới sự hợp nhất đa dạng tạo ra sự sống mới”, làm cho khả hữu việc “xây dựng hiệp thông giữa bất đồng “[144]. Thực sự, đối thoại cung cấp cơ hội để có được những viễn ảnh và quan điểm mới nhằm soi sáng cho việc giải quyết vấn đề đang được đề cập.

Đó là vấn đề chấp nhận “một cách nhìn thế giới theo lối tương quan, một cách nhìn, sau đó, trở thành một dạng kiến thức chung, tầm nhìn qua con mắt của người khác và tầm nhìn chung về tất cả những gì hiện hữu” [145]. Đối với Chân phúc (nay là Thánh) Phaolô VI, cuộc đối thoại đích thực là một hình thức truyền thông thiêng liêng [146], đòi hỏi nhiều thái độ chuyên biệt: tình yêu, lòng tôn trọng, lòng tín thác và thận trọng khôn ngoan [147]; “Đối thoại triển nở trên tình bạn, và đặc biệt nhất là trên việc phục vụ” [148]. Vì sự thật – như Đức Bênêđictlô XVI từng nhấn mạnh – “là lógos (lời), một lógos tạo ra các diá-logos (đối lời) và do đó tạo ra truyền thông và hiệp thông” [149].

  1. Một thái độ thiết yếu trong cuộc đối thoại có tính đồng nghị là sự khiêm nhường, một sự khiêm nhường hướng mỗi người vào việc vâng theo thánh ý Thiên Chúa và vâng theo nhau trong Chúa Kitô [150]. Thánh tông đồ Phaolô, trong Thư gửi tín hữu Philíphê, đã minh họa ý nghĩa của nó và cách thức hoạt động của nó liên quan đến đời sống hiệp thông là có cùng “một cảm nghĩ duy nhất (φρόνησις), cùng một lòng mến (άγάπη), cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau “(2:2). Ngài nhấn mạnh tới hai cám dỗ vốn phá hoại cuộc sống của cộng đồng: Tinh thần ghen tuông (έριθεία) và hư danh (κενοδοξία) (2: 3a). Ngược lại, thái độ cần có là sự khiêm nhường (ταπεινοφρυσύνη): hoặc xem người khác quan trọng hơn bản thân chúng ta, hoặc đặt thiện ích và lợi ích chung lên hàng đầu (2: 3b-4). Ở đây, Thánh Phaolô nhắc nhớ Đấng mà nơi Người, nhờ đức tin, chúng ta đã trở thành một cộng đồng: ” hãy có những tâm tình như chính Chúa Giêsu Kitô ” (2:5). Thứ φρόνησις(cảm nghĩ) của các môn đệ phải là thứ cảm nghĩ mà chúng ta nhận được từ Chúa Cha nếu chúng ta sống trong Chúa Kitô. Việc kenosis(tự hủy) của Chúa Kitô (2:7-10) là hình thức triệt để đức vâng lời của Người đối với Chúa Cha và đối với các môn đệ, đó là lời kêu gọi cảm nhận, suy nghĩ và cùng biện phân với nhau một cách khiêm nhường thánh ý Thiên Chúa khi theo chân Thầy và là Chúa mình.
  2. Việc thi hành biện phân nằm ở tâm điểm các diễn trình và biến cố đồng nghị. Đó là cách nó luôn hiện diện trong đời sống đồng nghị của Giáo hội. Giáo hội học hiệp thông và nền linh đạo và triết lý hành động chuyên biệt từ đó mà có liên quan đến sứ mệnh của toàn thể Dân Thiên Chúa, để, “ngày nay nó trở nên cần thiết hơn bao giờ hết (…) phải được hình thành theo các nguyên tắc và phương pháp biện phân không những của bản thân mà còn của cộng đồng nữa”[151]. Cần phải nhận diện và tiến bước như một Giáo hội, nhờ việc giải thích, về thần học, các dấu chỉ thời đại, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, con đường phải theo để phục vụ kế hoạch của Thiên Chúa đến chỗ hoàn thành cánh chung trong Chúa Kitô [152]; điều này cũng phải được hoàn thành trong mọi thời khắc (kairós) suốt trong lịch sử [153]. Việc biện phân cộng đồng cho phép chúng ta khám phá lời mời gọi của Thiên Chúa trong một hoàn cảnh lịch sử đặc thù [154].
  3. Biện phân cộng đồng ngụ hàm việc cẩn thận và can đảm lắng nghe “những tiếng rên rỉ” của Chúa Thánh Thần (xem Rm8: 26) phát ra từ tiếng kêu rõ ràng hoặc đôi khi im lặng của dân Chúa: “lắng nghe Thiên Chúa, để chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu than của Dân Người; lắng nghe Dân Người cho đến khi chúng ta hòa hợp với thánh ý mà Thiên Chúa gọi chúng ta hướng tới”[155]. Môn đệ của Chúa Kitô phải giống như một người giảng thuyết, người “phải suy gẫm Lời Chúa, nhưng cũng phải suy gẫm về dân của Người” [156]. Sự biện phân phải được thực hiện trong một không gian cầu nguyện, suy niệm, suy tư và nghiên cứu, mà chúng ta cần nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần; bằng đối thoại chân thành, thanh thản và khách quan với anh chị em chúng ta; bằng việc chú ý đến các kinh nghiệm và thách thức thực sự của mọi cộng đồng và mọi tình huống; trong việc trao đổi các ơn phúc và trong việc hội tụ mọi năng lực nhằm xây dựng Thân thể Chúa Kitô và loan báo Tin Mừng; trong việc tổng hợp các cảm quan và ý nghĩ giúp chúng ta hiểu thánh ý Chúa; bằng việc tìm kiếm cách để được Tin Mừng giải phóng khỏi mọi trở ngại có thể làm suy yếu sự cởi mở của chúng ta đối với Chúa Thánh Thần.

4.4 Tính đồng nghị và hành trình đại kết

  1. Vatican II dạy rằng Giáo Hội Công Giáo, trong đó tồn hữu Giáo hội duy nhất và phổ quát của Chúa Kitô [157], vì nhiều lý do, thấy mình hợp nhất với mọi người đã chịu phép rửa [158] và “Thần Trí Chúa Kitô đã không ngần ngại sử dụng chúng làm phương tiện cứu rỗi, một phương tiện có được hiệu quả nhờ chính sự viên mãn của ơn thánh và sự thật được ủy thác cho Giáo hội “[159]. Do đó, sự cam kết của tín hữu Công Giáo cùng đồng hành với các Kitô hữu khác hướng về sự hợp nhất trọn vẹn và hữu hình dưới nhan Chúa bị đóng đinh và đã sống lại, Đấng một mình có khả năng chữa lành các thương tích trên Thân thể Người trong suốt lịch sử và hòa giải các dị biệt bằng các ơn của Chúa Thánh Thần, theo sự thật, trong tình yêu.

Cam kết đại kết đánh dấu một cuộc hành trình liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa và đòi phải có sự hoán cải trái tim và cởi mở với nhau để triệt phá mọi bức tường khác biệt vốn phân cách các Kitô hữu với nhau trong nhiều thế kỷ và để khám phá, chia sẻ và vui mừng trong nhiều kho tàng vốn kết hợp chúng ta như những hồng phúc của một Chúa duy nhất nhờ phép rửa mà chúng ta cùng chia sẻ: từ việc cầu nguyện đến nghe Lời Chúa và cảm nghiệm tình yêu chúng ta dành cho nhau trong Chúa Kitô, từ việc làm chứng cho Tin Mừng đến việc phục vụ người nghèo và người bị ruồng bỏ, từ cam kết cho một xã hội công bằng và liên đới tới một cam kết cho hòa bình và lợi ích chung.

  1. Điều quan trọng là phải vui mừng thừa nhận rằng, trong thời đại của chúng ta, đối thoại đại kết đã tiến đến chỗ nhìn nhận tính đồng nghị như một điều tỏ lộ bản tính của Giáo hội, một điều chủ yếu cho sự hợp nhất của nó trong tính đa dạng của các biểu hiện của nó. Có sự hội tụ về khái niệm Giáo hội như là koinonía(hiệp thông), được thể hiện trong mỗi Giáo hội địa phương và trong mối quan hệ của nó với các Giáo hội khác, nhờ các cơ cấu và diễn trình đồng nghị chuyên biệt.

Trong cuộc đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống, Tài liệu Chieti gần đây tuyên bố rằng, trong Thiên niên kỷ thứ nhất, ở Đông và Tây, sự hiệp thông giáo hội, với nguồn gốc vững chắc trong Ba Ngôi Chí Thánh [160], đã khai triển “nhiều cơ cấu đồng nghị có liên hệ chặt chẽ với tính tối thượng (primacy)”[161]; di sản thần học và giáo luật của các cơ cấu này là “một điểm tham chiếu cần thiết… để chữa lành vết thương chia rẽ họ vào đầu thiên niên kỷ thứ ba” [162].

Các tài liệu của Ủy ban Đức tin và Trật tự của Hội đồng Các Giáo hội Thế giới, Giáo hội. Hướng tới một Viễn Kiến chung, nhấn mạnh rằng “dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, toàn thể Giáo hội là đồng nghị / đồng hội (conciliar), ở mọi bình diện của đời sống giáo hội: địa phương, khu vực và hoàn vũ. Phẩm chất của tính đồng nghị hay tính đồng hội phản ảnh mầu nhiệm đời sống Ba Ngôi của Thiên Chúa và các cơ cấu của Giáo hội nói lên phẩm chất này để biến cuộc sống của cộng đồng như một hiệp thông thành hiện thực”[163].

  1. Đồng thuận đối với viễn kiến trên về Giáo hội cho phép chúng ta tập trung sự chú ý, một cách thanh thản và khách quan, vào các nút thắt thần học quan trọng vẫn cần được tháo cởi. Trước hết, là vấn đề liên quan đến mối liên hệ giữa việc tham gia vào đời sống đồng nghị của mọi người chịu phép rửa, nơi họ Thần Trí Chúa Kitô khơi dậy và nuôi dưỡng Sensus fidei (cảm thức đức tin) và năng quyền và trách nhiệm do đó mà ra để biện phân sứ vụ, và thẩm quyền riêng của các mục tử, một thẩm quyền vốn xuất phát từ một đặc sủng chuyên biệt được ban cho qua bí tích; thứ đến, là việc giải thích sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn vũ được phát biểu qua sự hiệp thông giữa các Mục tử của họ và Giám mục Rôma, với việc ấn định bao nhiêu thì thuộc tính đa nguyên hợp pháp trong các hình thức phát biểu đức tin trong các nền văn hóa khác nhau và điều gì thuộc về bản sắc nghìn đời và sự hợp nhất Công Giáo của nó.

Trong bối cảnh này, việc thực thi đời sống đồng nghị và đánh giá sâu sắc hơn ý nghĩa thần học của nó là một thách thức và cơ hội lớn lao để tiếp tục cuộc hành trình đại kết của chúng ta. Trong sự trung thành một cách sáng tạo với depositum fidei (kho tàng đức tin) và nhất quán với tiêu chuẩn của hierarchia veritatum (phẩm trật chân lý) [164], chân trời đồng nghị thực sự cho chúng ta thấy việc trao đổi ơn phúc có tính hứa hẹn xiết bao, qua đó chúng ta có thể làm giàu cho nhau khi chúng ta đồng hành hướng tới sự hợp nhất: sự hài hòa đã được hòa giải của sự phong phú vô tận của mầu nhiệm Chúa Kitô, phản ảnh trong vẻ đẹp của khuôn mặt Giáo hội.

4.5 Tính đồng nghị và việc phục vụ (diakonia) xã hội

  1. Dân Chúa đi qua lịch sử để chia sẻ với mọi người men, muối, ánh sáng của Tin Mừng. Đó là lý do tại sao “việc truyền giảng Tin Mừng cũng liên quan đến con đường đối thoại” [165] mà chúng ta tiến hành với anh chị em của các tôn giáo, các thế giới quan và văn hóa khác nhau đang tìm kiếm sự thật và cam kết xây dựng công lý, để mở rộng tâm trí mọi người để họ nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô đang đi bên cạnh chúng ta. Các sáng kiến liên quan đến việc gặp gỡ, đối thoại và hợp tác giành được sự tin tưởng như là những giai đoạn quý giá trong cuộc hành hương chung của chúng ta và hành trình đồng nghị của dân Chúa tự cho thấy đó là một trường học dạy đời sống trong đó, chúng ta sở đắc được ethos(triết lý sống) cần thiết để thực hành đối thoại với mọi người – mà không chủ hoà thái quá (irenicism) hoặc thỏa hiệp. Thực thế, ngày nay, khi càng ngày người ta càng ý thức được sự liên thuộc hỗ tương giữa các dân tộc buộc chúng ta phải coi thế giới như ngôi nhà chung của mình, Giáo hội được kêu gọi chứng tỏ rằng tính Công Giáo của mình và con đường đồng nghị mà Giáo Hội sống và làm việc trong đó là một chất xúc tác cho sự hợp nhất trong sự đa dạng và cho sự hiệp thông trong tự do. Đây là một đóng góp đáng kể mà đời sống và sự hoán cải đồng nghị của dân Chúa có thể tạo ra để cổ vũ nền văn hóa gặp gỡ và liên đới, lòng tôn trọng và đối thoại, việc hòa nhập và tích nhập, lòng biết ơn và ơn phúc.
  2. Đời sống đồng nghị của Giáo Hội tự thể hiện một cách đặc biệt như một diakonia(phục vụ) trong việc cổ vũ đời sống xã hội, kinh tế và chính trị của mọi dân tộc dưới ngọn cờ công lý, liên đới và hòa bình. “Thiên Chúa, trong Chúa Kitô, không chỉ cứu chuộc cá nhân, mà cả các mối liên hệ xã hội hiện diện giữa họ nữa” [166]. Việc thực hành đối thoại và việc tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu chung mà chúng ta cam kết đối với hòa bình và công lý là một ưu tiên tuyệt đối trong một tình huống gặp khủng hoảng cơ cấu trong các thủ tục tham gia dân chủ và mất niềm tin vào các nguyên tắc và giá trị gây cảm hứng của nó, với mối đe dọa sai lạc độc đoán và kỹ trị. Trong bối cảnh này, nghĩa vụ quan trọng và là tiêu chuẩn cho mọi hành động xã hội của dân Chúa là nghe tiếng than của người nghèo và tiếng than của trái đất [167], và trong việc xác định các lựa chọn và kế hoạch của xã hội, kéo sự chú ý khẩn cấp vào vị trí và vai trò vinh dự của người nghèo, mục đích đến phổ quát của hàng hóa, tính ưu việt của tình liên đới và việc chăm sóc đối với ngôi nhà chung của chúng ta.