Mùng 2 Tết: Kính nhớ Tổ Tiên Theo Truyền Thống VN

print

Mùng 2 Tết: Kính nh T Tiên Theo Truyn Thng VN

vo ha

Mùng 2 Tết, người Công Giáo Việt Nam dành ra ngày nầy  để đặc biệt kính nhớ Tổ tiên, cũng có thể gọi là thực hành tín điều Các Thánh Thông Công.  

 

Bình thường theo thói quen lâu đời,  sau thánh lễ ban chiều mùng 2, cả họ đạo, ngoài những người làm riêng,  kéo ra đất thánh khi có thể đi bộ tới, để  thăm viếng ông bà cha mẹ thân nhân đã qua đời, đang yên giấc tại phần mộ.

 

Những ngôi mộ nầy đã được dọn dẹp lau chùi, sửa nấm, sơn phết trước Lễ Các Thánh ngày 02 tháng 11 hằng năm và trước Tết cũng được  chăm sóc lại. Hôm nay, con cháu tới thăm với  tấm lòng hiếu  thảo biết ơn vô hạn tới các Ngài, cùng với lời kinh nguyện dâng lên Chúa, như mối dây thông công liên kết thế giới hữu hình và vô hình.

Một người bạn thân của mình kể lại mục vụ thăm viếng đất thánh rất đáng ngợi khen của Cha Bổ Sở Họ Đạo Rạch Dầu của anh, thuộc huyện Mỏ Cày, Bến Tre, Giáo phân Vĩnh Long. Ngài là  LM. Lâm Quang Bỉ, cựu Xuân Bích khi còn ở Hàng Xanh. Thời còn giữ quờn chánh sở họ đạo cỡ hơn chục năm về trước, Cha đã cùng với cả họ đạo tới đất thánh dâng lễ cầu hồn ngày mùng hai tết mỗi năm.

Cả tháng trước Tết, Cha đã chuẩn bị tinh thần cho dân trong họ đạo rằng  thánh lễ chiều mùng 2 Tết, sẽ dâng lên Chúa tại đất thánh. Việc nầy dễ dàng, vì Thánh Lễ đã quen mắt giáo dân từ nhiều đời. Cha mần ở đâu cũng được.

 Còn mời gọi giáo dân Công  giáo trở về nguồn văn hoá dân tộc hơn 500 năm về trước, trong việc tôn kính tổ tiên,  thì phải cẩn thận.  Vì khi làm theo sắc lệnh Tôn Kính Tổ Tiên “Plane Copertum Est” 1939 của Toà Thánh mở rộng cho 4 nước Việt, Hoa, Nhật, Hàn  và tinh thần kính trọng văn hoá các sắc tộc của Công Đồng Vatican II (1963-1965) và Sắc Lệnh tôn Kính Tổ tiên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tháng 10/1974, mà chưa giải thích đủ thì giáo dân sẽ đồn rùm ben lên rằng cha sở rối đạo.

 

Đó là mỗi gia đình vào giờ thánh lễ, giáo dân nào tham dự, đứng tại phần mộ người nhà, hướng về bàn thờ. Mỗi gia đình mang theo lễ vật: nhang, đèn, bông hoa, trái cây, bánh tét, bánh ít, đồ ăn chay mặn, kỷ vật, di chúc, bó hoa thiêng liêng … đặt trên phần mộ thân nhân nhà mình. Tất cả là những “hoa màu ruộng đất và lao công  xác hồn của con người” xin dâng lên, kính thờ Chúa Tể  Tạo Thành,  để cầu cho các linh hồn, cũng như cầu cho mọi người còn sống nữa.

 

Sau thánh lễ có màn múa lân, là một nghệ thuật điêu luyện cao cấp, với tiếng trống rộn ràng làm cho niềm vui mọi người ngày Tết thêm  trọn vẹn. Cha cũng nhắc nhở rằng mỗi nhà nhớ và ráng kính mời thân nhân trở về vui xuân với con cháu, thưởng thức hương vị tinh hoa của đất trời mà Chúa ban cho.

 

Sau đó tất cả cùng chung bữa “agape” (bữa ăn thân ái sau thánh lễ thời Giáo Hội sơ khai).   Mọi người có mặt tại đất thánh, cùng chia sẻ bữa ăn, thức ăn tại chổ, sau khi đã dâng lên Chúa và tổ tiên trong thánh lễ.

 

Thật là sáng kiến đạo đời tuyệt đẹp, do Cha Lân Quang Bỉ chỉ đạo cho ngày mùng 2 Tết, để kính nhớ Tổ Tiên của người Công Giáo trong họ đạo của Cha.

 

Ước mong văn hóa tốt lành của họ đạo nầy lan ra khắp nơi. Hi vọng từ đó góp chút phần trở thành những chiếc cầu vừa tằm hướng tới những  ai còn nghi kỵ đao Chúa không biết tôn kính hoặc tện hơn nữa là từ bỏ ông bà tổ tiên.