Câu Hỏi Ôn Tập Sách Tông Đồ Công Vụ

print

 Câu Hỏi Ôn Tập Sách Tông Đồ Công Vụ

 Ban Thánh Kinh – Giáo phận Cần Thơ

  1. Ba điểm chính, minh chứng Luca là tác giả của sách Tin mừng thứ ba và của sách TĐCV?

– Lời tựa đều gởi cho Thêôphilô; từ vựng, bút pháp, văn thể giống nhau, mục tiêu 2 sách cân đối nhau .

  1. Độc giả của Luca là ai? 3 lý do minh chứng điều này?

– Là Kitô hữu gốc dân ngoại vì: Lc tránh dùng từ Hipri, giải thích những địa dư Palestin, ân cần đối với dân ngoại .

  1. Ba chủ đích của sách TĐCV?

– Tin mừng lan tràn khắp thế giới; Sự phát triển của Hội Thánh; Hộ giáo .

  1. Đạo lý của sách TĐCV: về CTT; CGS; các Tông đồ; Hội Thánh.

– Về CTT: CTT ban cho cho các tông đồ sức mạnh và dẫn dắt các ông hoàn thành nhiệm vụ làm chứng nhân

– Về CGS: Ngài thực hiện kế hoạch cứu độ của TC qua cái chết, phục sinh. Ngài được tôn vinh. Ai tin Ngài sẽ nhận được ơn cứu độ

– Về các Tông đồ: Là những chứng nhân mắt thấy tai nghe cho Chúa Giêsu.

  1. Bao nhiêu chương?

– 28 chương.

  1. Câu chủ đề của sách TĐCV là câu nào? Nội dung của câu này?

– 1,8: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giuđê, Samari cho đến tận cùng trái đất“.

  1. Cộng đoàn GH tiên khởi gồm bao nhiêu người (1,15)

– 120 người (15)

  1. Hai điều kiện để chọn người thay thế Giuđa (1,21-22)

– Cùng các Tông đồ theo CGS từ biến cố phép rửa đến biến cố phục sinh; Làm chứng nhân cho CGS Phục Sinh.

  1. Tại sao chọn người thay thế Giuđa nhưng khi Giacôbê chết thì không chọn người thay thế?

– Vì Giuđa bỏ chỗ, còn Giacôbê chết chứ không bỏ chỗ.

  1. Ý nghĩa của lễ Ngũ Tuần của Do thái?

– Là lễ tưởng niệm việc TC ban giao ước cho dân.

  1. Ý nghĩa của lễ Ngũ Tuần đối với GH (2,1)

Là ngày khai sinh Hội Thánh, dân giao ước mới.

  1. Ý nghĩa hình lưỡi lửa (2,2-3)?

– Là CTT tượng trưng cho tình yêu nồng cháy của TC và tính năng thanh luyện.

  1. Các Tông đồ nói tiếng lạ: nói nhiều thứ tiếng hay nói 1 thứ tiếng mà người ta hiểu? Ý nghĩa của việc nói tiếng lạ? (2,4)

– Nói một thứ tiếng. Nó là dấu chỉ phổ quát của Tin mừng; Tái tạo sự đổ vỡ của tháp Babel.

  1. Bài giảng của Phêrô và các tông đồ, thường được gọi là Kerygma. Kerygma gồm mấy điểm? (không có trong sách)

– Có 4 điểm: CGS Nadarét chết; Ngài đã phục sinh (TC cho phục sinh), chúng tôi làm chứng; Ai tin vào Ngài thì được cứu.

  1. Kết quả bài giảng của Phêrô? (2,41)

– 3000 người gia nhập đạo.

  1. Bốn nét của sinh hoạt của GH sơ khai (2,42-47)

– Là cộng đoàn nghe các Tông đồ giảng dạy, sống hiệp thông huynh đệ, chuyên cần tham dự lễ bẻ bánh, chuyên cần tham dự cầu nguyện.

  1. Phép lạ đầu tiên trong sác TĐCV mà Phêrô làm là phép lạ nào? Bởi quyền năng của Phêrô hay của ai?

– Chữa anh què trước cửa đền thờ. Đó là do quyền năng của Danh CGS.

  1. Lý do nào Phêrô và Gioan bị giới lãnh đạo Do thái ngăn cản rao giảng?

– Vì họ giảng dạy tại đền thờ và giảng dạy về sự sống lại.

  1. Câu 4,12, Phêrô khẳng định điều gì?

– Chỉ nhờ Danh CGS, con người mới được cứu độ.

  1. Giới lãnh đạo Do thái ngăm cấm Phêrô rao giảng, nhưng ông trả lời thế nào? (4,19)

– Nghe lời TC hơn là vâng lời con người.

  1. Nét đẹp của GH sơ khai là một lòng một ý, đem của cải làm của chung. Để của cải làm của chung để làm gì? Dựa trên điều căn bản nào? (4,34-35)

– Để của cải làm của chung để trong cộng đoàn không ai phải thiếu thốn. Việc làm này dựa trên sự tự nguyện chứ không bắt buộc.

  1. Câu chuyện của Giuse Barnaba ở đoạn 4,36-37 nhằm mục đích gì?

– Nhằm 3 mục đích: Thí dụ cho việc để của cải làm của chung; Giới thiệu một nhân vật sau này đóng vai trò quan trọng trong Hội Thánh; Nhấn mạnh việc để của cải làm của chung là hoàn toàn tự nguyện.

  1. Tội của Khanania va Xaphira là tội gì? (5,1-11)

– Lừa dối TC và phá vỡ sự hiệp nhất của cộng đoàn.

  1. Một người biệt phái khôn ngoan, can thiệp vào việc xử án Phêrô và Gioan là ai? – Gamaliên.
  2. Lập nhóm 7 người thường được gọi là gì? Mục đích của việc chọn lựa này? (6,1-7).

– Các phó tế. Lập nên để phân phát lương thực cho các bà góa.

  1. Hai nhân vật tiêu biểu cho nhóm 7 người này là Stêphanô và Philípphê?
  2. Stêphanô tử đạo. Cái chết của ông giống ai? Tại sao? Cuộc tử đạo của ông tác động thế nào cho việc loan báo Tin mừng? (chương 7)

– Chết giống CGS vì: Được an ủi bởi ơn trên; Phó linh hồn trong tay Chúa, xin tha thứ cho kẻ bách hại mình.

– Những tín hữu bị bách hại tản mác khắp nơi, nhưng đi đến đâu họ cũng rao giảng Tin mừng đến đó.

  1. Philípphê mang tin mừng vùng Samari và ông Quan thái giám? Ý nghĩa của 2 việc này trong cái nhìn của việc loan báo Tin mừng (chương 8).

– Tin mừng đến Samari có ý nghĩa rằng Tin mừng đã lan rộng đến dân Samari, một dân nửa do thái nửa dân ngoại.

– Viên thái giám đón nhận Tin mừng: Tin mừng được ban cho loại người vừa ngoại giáo vừa bị khai trừ.

  1. Phaolô gặp Chúa trên đường đi Đamas. Theo ông, đó là cuộc hoán cải hay là biến cố cho ơn gọi tông đồ của ông? (9,1-14)

– Đó là biến cố Chúa Phục sinh gọi ông làm tông đồ.

  1. CGS sai ai đến với Phaolô khi ông bị mù? Qua sứ giả này, CGS muốn khẳng định sứ mệnh của Phaolô là gì? (9,15-16)

– Đó là Khanania. Ông này khẳng định Phao-lô là khí cụ Chúa chọn để mang Danh Chúa đến cho dân ngoại.

  1. Sau khi gặp Chúa Giêsu, Phaolô gặp khó khăn khi đối diện với các tông đồ tại Giêrusalem. Ai giúp đỡ Phaolô? (9,26-30)

– Barnaba.

  1. Phêrô đến nhà Cornêliô là biến cố quan trọng trong lịch sử GH. Ý nghĩa biến cố này là gì? (10,1-11,18)

– Hội Thánh thực sự mở cửa đón nhận muôn dân. Đây là ý muốn của TC.

  1. Thành lập HT ở Antiôkia. Biến cố này có ý nghĩa gì trong cuộc truyền giáo của GH? (11,19-30).

– Tin mừng đã ban không chỉ cho những người ngoại có cảm tình với Do thái giáo, mà cho bất cứ người lương nào. Antiôkia trở thành điểm khởi hành của các chuyến truyền giáo của Phaolô.

  1. Phaolô thực hiện mấy chuyến truyền giáo? Chuyến truyền giáo thứ nhất, Phaolô đi với ai? (chương 13)

– Có 3 chuyến truyền giáo. Chuyến thứ nhất, Phao-lô đi với Barnaba và Mar-cô (Gioan).

  1. Phaolô truyền giáo cho dân ngoại. Nhưng khi đến nơi mới, điểm mà ngài ưu tiên rao giảng là nơi nào? (13,4-6).

– Ưu tiên tại các hội đường và giảng cho người Do thái.

  1. Phaolô tuyên bố: người Do thái từ chối, nên ngài hướng về dân ngoại. Hiểu thế nào về câu nói này? (13,46-47).

– Trong chương trình cứu độ, dân Do thái ưu tiên chứ không phải là độc nhất.

  1. Phaolô luôn gặp khó khăn, chống đối khi rao giảng. Sự chống đối này đến từ ai?

– Đến từ những người Do thái quá khích.

  1. Công đồng đầu tiên họp tại đâu? Vấn đề chính là gì? Kết quả? (15,1-35)

– Tại Giêrusalem. Vấn đề: người ngoại trở lại đạo có phải bắt bì và giữ luật Do thái hay không?  Kết quả: Chỉ buộc tín hữu gốc dân ngoại giữ vài tập tục nhỏ.

37 Giáo đoàn Philipphê, Thêxalônica và Côrintô được thành lập trong chuyến truyền giáo nào? (17,1-9; 18,1-17)

– Chuyến truyền giáo thứ hai.

  1. Bài giảng của Phaolô tại Athen kết quả thế nào? (17,15-34)

– Thất bại, chỉ vài người trở lại đạo.

  1. Trong chuyến truyền giáo thứ 3, Phaolô có gặp gỡ các kỳ mục và từ giã họ trong xúc động. Các kỳ mục này thuộc giáo đoàn nào? (20,17-21) Ông nhắn nhủ họ điều gì? (20,28-31)

– Êphêxô. Nhắn nhủ: Chăm sóc đoàn chiên, canh chừng sói dữ tấn công; phục vụ vô vị lợi.

  1. Sau chuyến truyền giáo thứ 3, Phaolô quyết định về Giêrusalem và bị bắt tại dây bởi người Do thái. Lý do họ bắt Phaolô (21,28-29).

– Họ cho rằng Phaolô dạy những điều phản dân, phạm đến lề luật, xúc phạm nơi thánh vì dẫn dân ngoại vào đền thờ.

  1. Phaolô bị giam tại Xêdarê trong thời gian bao lâu? Trong thời gian này, ông bị xét xử bởi 2 vị tổng trấn. Hai vị này tên gì? (23,12-25,12)

– 2 năm. hai vị tổng trấn là Fêlít và Festô.

  1. Tại sao Phaolô bị giải đến Rôma? Trong cái nhìn của Luca về việc rao giảng Tin mừng, Rôma có ý nghĩa gì?

– Vì ngài kháng cáo lên hoàng đế Rôma dựa trên quyền công dân Rôma. Rôma tiêu biểu cho “tận cùng trái đất“. Như vậy, các tông đồ đã thực hiện đúng theo lệnh CGS đã truyền: “làm chứng cho Thầy từ Giêrusalem. Giuđê, Samari và đến tận cùng trái đất”.

  1. Luca kết thúc sách TĐCV là kết mở, dùng thì quá khứ không hoàn thành. Luca muốn nói điều gì?

– Luca muốn nói: Việc rao giảng Tin mừng phải được tiếp tục bởi các tín hữu nhất là độc giả của ông.