Tiệm sửa xe “đừng ngại”

print

Tiệm sửa xe “đừng ngại”

“Cứ thấy người gặp khó khăn thì mình giúp thôi, giúp mà không cần nghĩ gì, nhẹ nhàng và an vui khi có ý hướng san sẻ”. Đó là lời chia sẻ của ông Võ Thanh Vinh, chủ tiệm sửa xe có bảng ghi “Đừng ngại” trên đường Âu Cơ, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM. Ông sẵn sàng sửa chữa xe miễn phí cho người thực sự khó khăn, với lời động viên “đừng ngại”. 

Đúng là tiệm này sẽ bình thường như các tiệm sửa xe khác, nếu không treo đầy những tấm bảng thu hút người đi đường. Tiệm chỉ vỏn vẹn 4 mét vuông, ngoài bảng hiệu mang tên ông chủ thì nổi bật là có rất nhiều tấm bảng ghi chữ “Đừng ngại” được in khổ lớn và dán ngay cửa chính của cửa tiệm và những chỗ trống xung quanh.  “Đừng ngại” gọi, “đừng ngại” vào sửa xe, vì có tiền cũng sửa, không tiền cũng sửa…, ông cắt nghĩa vậy.

Ông Vinh làm nghề sửa xe được gần 40 năm, từ lúc còn là một cậu thanh niên 23 tuổi. Tiệm của ông nhìn nhỏ bé và có phần chật chội với rất nhiều phụ tùng xe máy, chỉ còn lối giữa để ra vào sin phía sau, cũng là nơi ông gắn bó suốt bao năm qua. Người đàn ông hay cười này đi lại không dễ dàng vì có tật ở chân. Thoáng thấy khách có ý chừng thắc mắc về đôi chân và công việc của mình, ông mở lời trước về tình trạng đôi chân teo nhỏ từ thuở bé do một cơn bạo bệnh. Ông cũng kể về quãng thời gian thâm niên gắn bó với nghề sửa xe và cả duyên cớ “tự nhiên” nhận sửa miễn phí cho người lỡ đường hỏng xe mà hết tiền: “Có mấy lần gặp cảnh người ta cứ đẩy xe tới lui chần chừ do không có tiền vô sửa, rồi cũng có lần nghe người tới đây sửa có khi trút tâm sự về tình cảnh khó khăn…, nên mình nghĩ ngợi rồi một ngày kia quyết định đ luôn cái bng: “Đừng ngại, có tiền cũng sửa, không tiền cũng sửa”, cùng số điện thoại ngay bên dưới chữ “đừng ngại”. Buổi tối tôi đóng ca sm, nhưng có ai gọi  dy làm ngay, dù  nhng ngày tr tri không khe lm nhưng cũng ráng giúp trong kh năng

Sinh viên và công nhân, người lao động khó khăn có lẽ là khách thường xuyên đến tiệm. Chính ông cũng không ngờ bản thân đã duy trì công việc tự nguyện này được 8 năm. Nhiều người qua lại thấy tiệm sửa xe đông khách nhưng thực chất không phải khách nào ông cũng lấy tiền. Dẫu không khá giả nhưng ông chủ tiệm sửa xe tốt bụng nói ông thích cuộc sống đơn giản và giúp được cho người khác. Dần dà, nhiều người dân, xe ôm… sống gần tiệm sửa xe biết tấm lòng của chủ tiệm nên khi thấy người đi đường xe hư cần giúp đều chỉ đến tiệm “đừng ngại”. 

Ông Vinh là giáo dân giáo xứ Phú Hòa (hạt Phú Thọ, TGP TPHCM), nên trong tâm tình đức tin, ông cảm nghiệm lòng thương người giúp mình vượt qua được mặc cảm về chính mình. “Đôi chân mình có thể không lành lặn, khỏe mạnh như những người bình thường, nhưng mình cũng có th giúp đỡ nhng người xung quanh qua chính công việc hằng ngày, trong nghề nghiệp Chúa ban cho”, ông trải lòng. Lòng bác ái của ông đã đem lại niềm vui cho chính bản thân, vợ con ông cũng luôn ủng hộ và đồng tình nên ông không có cảm giác gì là gánh nặng hay mệt mỏi. Ông còn có nhiều sáng kiến trong nghề nghiệp để giúp đỡ người khác, như giữ lại những vỏ xe còn tốt, các bộ phận máy móc đã hao mòn người khác thay mới để lại, ông cân chỉnh sàng lọc chỉn chu rồi để dành thay cho bà con nghèo cần dùng. Ông nói đôi lúc bỏ 15-20 phút giúp sửa một chiếc xe, hay thay tặng một món đồ cũ cho người nghèo, người lao động…, họ hồ hởi khoe vậy là có thêm được tiền đi chợ cho cả nhà trong một ngày, làm mình cũng vui lây. 

Nỗ lực từng ngày từ đôi chân bé nhỏ, ông Vinh vẫn luôn cười tươi và sẵn lòng giúp những ai cần đến với tiệm sửa xe “đừng ngại” của mình.

“… Đôi chân mình có thể không lành lặn, khỏe mạnh như những người bình thường, nhưng mình cũng có thể giúp đỡ những người xung quanh qua chính công việc hằng ngày, trong nghề nghiệp Chúa ban cho…”

 

Mai Tiên

https://www.cgvdt.vn/