Các Bài Suy Niệm Mồng Ba Tết

print

Các Bài Suy Niệm Mồng Ba Tết

Làm Sao Tránh Được Thiên Tai

Ai không làm việc thì cũng đừng ăn !

Thánh Hóa Lao Động.

Lương Thực Hằng Ngày.

Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm.

Lao Động.

Qùa Tặng Cho Ðời

Mưu sự tại nhân – Thành sự tại Thiên.

Mùng ba ra mắt

Thánh hóa công ăn việc làm.

“Ơn Trời Mưa Nắng Phải Thì”

Làm bởi bay, ban bởi Ta (Mt 25,14-30)

Suy niệm Lời Chúa Mùng 3 Tết

Làm Sao Tránh Được Thiên Tai

Năm 2020 đó là năm thiên tai hoản hoạn đến với Nước Úc. Người ta tính tới ngày 07/1/2020 vụ hoả hoạn đã xảy ra 136 vụ làm tổn thất:

25 người mất tích và thiệt mạng, trong đó có 3 lính cứu hỏa.

Nửa tỉ động vật chết cháy, trong đó có ⅓ số gấu koala . Koala không biết chạy trốn, chúng lặng lẽ ôm cây chờ nguy hiểm qua đi. Loài vật hiền lành, khờ khạo này không có nhiều cơ hội sống sót.

14.7 triệu héc ta rừng và khu dân cư bị thiêu trụi trên cả nước. Tổng diện tích hỏa hoạn bằng 13 thành phố Sài Gòn cộng lại và gấp 16 lầndiện tích rừng Amazon cháy cùng năm.

1.300 căn nhà đã bị cháy.

400µg/m3 là nồng độ bụi mịn trong không khí của Sydney vào tháng 12/2019, gấp 40 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

1.39 tỉ USD được Thủ tướng công bố sẽ điều vào quỹ hỗ trợ thiên tai.

Qua vụ hoả hoạn này ta mới càng cảm nghiệm rõ ràng hơn về cuộc sống và vạn vật chung quanh tất cả chỉ là phù vân.  Tất cả đều như “bông hoa sớm nở tối tàn”, một cơn gió thoảng đủ làm cho nó biến đi, nơi nó mọc không còn lại vết tích.

Dẫu rằng đời người vất vả lắm cũng chẳng thu tích được gì, nhưng con người vẫn phải nổ lực tìm kiếm cái ăn cho hôm nay và ngày mai. Càng kiếm tìm con người mới ngộ ra chân lý “làm bởi bay, ban bởi Ta “. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày Mồng Ba Tết để xin Chúa thánh hóa ruộng vườn, mùa màng, cây cối và xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm. Thánh Phaolô đã viết một câu mạnh mẽ nhưng hoàn toàn hợp lý:” Không làm việc thì đừng ăn “, tương tự như câu:” Đừng nằm chờ sung rụng “…

Đây cũng là cái nhìn của người Việt Nam từ xưa:

Mưu sự tại nhân – Thành sự tại Thiên.

Trời cho ai nấy hưởng

Sống nhờ ơn Trời – Chết về chầu Trời.

Người Việt luôn tin vào Trời rất công bình, hoạ phúc công minh; Ông Trời như một ông chủ luôn thưởng phạt công minh:

“Trời nào có phụ ai đâu

         Hay

làm thì giầu, có chí thì nên”

Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta trao phó công việc làm ăn cho Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa quyền năng, Ngài điều khiển mọi loài. Ngài là Đấng cho mưa thuận gió hoà trên kẻ lành người dữ. Ngài là Đấng ban lại cho chúng ta sự thành công trong công việc mà thánh vương Đa-vít đã từng nói: “Nếu Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng bằng uổng công”.

Lịch sử nhân loại đã từng chứng minh có biết bao công trình mà không có bàn tay Thiên Chúa, hay cố tình loại trừ Thiên Chúa sẽ khó hoàn thành, đôi khi còn bị huỷ diệt.

Đó chính là sự kiện xây tháp Babel. Con người đã từng không chấp nhận thua Thiên Chúa. Họ muốn chống lại Thiên Chúa nên hợp lực với nhau để xây tháp tới Trời. Thế nhưng, lực bất tòng tâm. Công trình của họ đã bị dang dở. Họ chia rẽ nhau ngay khi công việc còn dở dang.

Gần đây nhất là vụ hoả hoạn Nước Úc, nếu Trời không mưa thì Nước Úc chỉ còn chở cháy hết rừng mới không còn chỗ cháy.

Thế nên, việc cầu Trời, khấn Trời dù ở khung trời văn minh hay chốn hồng hoang vẫn là cần thiết. Con người luôn bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên. Con người như cảm thấy mình quả nhỏ bé so với vạn vật được tạo thành. Sự khiêm tốn đòi hỏi con người phải cần đến sự trợ giúp và chúc lành của Đấng Tạo Thành.

Trong tâm tình đó, hôm nay, ngày xin ơn thánh hoá công ăn việc làm. Chúng ta dâng lên Chúa những ưu tư hoài bão của chúng ta lên Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho một năm “mưa thuận gió hòa”, mùa màng trĩu hạt. Xin Chúa là Đấng quyền năng chúc lành cho công việc của chúng ta từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Ai không làm việc thì cũng đừng ăn !

1. LỜI CHÚA: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô” (1Pr 4,10-11).

2.CÂU CHUYỆN: SỰ TÍCH CON TRÂU ĐI CÀY

Ngày xưa, khi thế gian mới được tạo thành, Thượng Đế đã sai một vị thần từ trời xuống trần mang theo 1 bao hạt lúa và 1 bao cỏ để gieo trên mặt đất. Thượng Đế đã dặn đi dặn lại vị thần gieo trồng là phải gieo hạt lúa làm thức ăn cho loài người trước rồi mới được gieo cỏ làm thức ăn cho loài vật. Nhưng khi xuống tới trần gian, do mãi mê ngắm phong cảnh tuyệt đẹp khác lạ ở trần gian nên thần gieo trồng đã quên lời dặn nên đã gieo cỏ trước gieo lúa. Từ đó, cỏ không cần trồng mà vẫn mọc lên khắp nơi và thú vật không cần lao động vẫn có dư cỏ ăn, đang khi loài người muốn có gạo phải chịu vất vả cày bừa gieo trồng mà vẫn bị bữa no bữa đói. Thượng Đế thấy vậy liền phạt tội vị thần gieo trồng tắc trách này phải bị hóa kiếp thành con Trâu để giúp loài người cày bừa trước khi gieo lúa và khi nào ăn hết cỏ mới được lên thiên đường. Nhưng rồi do cỏ mọc nhanh nên Trâu không sao ăn hết được, nên Trâu cứ phải tiếp tục chịu cảnh vất vả cày bừa để chịu đền tội và không sao thoát được kiếp làm trâu để có thể trở lại thiên đường.

Câu chuyện dạy chúng ta bài học: phải luôn làm việc cách nghiêm túc và chăm chỉ để có cái ăn như câu người ta thường nói: “Tay làm hàm nhai, tai quai miệng trễ”. Hoặc như câu tục ngữ phương Tây: “Hãy làm hết sức mình rồi trời sẽ giúp”. Tránh thái độ ở không lười biếng không chịu làm việc mà chỉ biết ngồi “há miệng chờ sung rụng”.

  1. THẢO LUÂN: 1) Thánh Kinh dạy gì về việc lao động bằng trí óc và tay chân? 2) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì trong Năm Mới này?
  2. SUY NIỆM:

Có người nghĩ rằng con người làm bá chủ thiên nhiên và có toàn quyền làm chủ trái đất mà quên rằng Thiên Chúa mới là Đấng sáng tạo và làm chủ vũ trụ vạn vật. Tin mừng Gio-an đã cho biết về công trình Thiên Chúa tạo dựng và cứu chuộc như sau: “Lúc khởi đầu, đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa, nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tao thành” (Ga 1,1-3). Hôm nay, Hội Thánh muốn các tín hữu hiểu biết giá trị của công việc tạo dựng của Thiên Chúa và dạy chúng ta phải tích cực cộng tác với Thiên Chúa để góp phần hoàn thiện thiên nhiên như Chúa đã tự nhủ khi sáng tạo nên loài người: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (St 1,26).  

1) Loài người được trao quyền làm chủ thiên nhiên:

Sau khi sáng tạo trời đất, Thiên Chúa đã trồng một vườn cây ở Ê-đen về phía Đông, và đặt vào đó con người do ngài dựng nên… “Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây, trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác” (St 2,9). Như vậy, Thiên Chúa không muốn con người ở không, nhưng đòi họ phải làm việc. Bởi vì: “Nhàn cư vi bất thiện”. Từ đây con người phải làm việc theo thánh ý Thiên Chúa và chỉ làm việc thành công khi biết cậy dựa vào ơn Chúa giúp như tác giả Thánh Vịnh đã viết: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”  (Tv 127,1).

2) Gương sáng lao động của thánh gia Na-da-rét: 

Khi xuống thế làm người, Đức Giê-su đã được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo khó tại làng Na-da-rét: Cha nuôi của Người là ông Giu-se hành nghề thợ mộc, còn mẹ đẻ là bà Ma-ri-a thì chăm lo công việc nội trợ phục vụ chồng con. Riêng trẻ Giê-su thì ngoan ngoãn hiếu thảo vâng lời cha mẹ (x. Lc 2,51), chia sẻ nỗi vất vả của cha mẹ, luôn qui hướng mọi việc theo thánh ý Chúa Cha (x. Lc 22,41), và làm vui lòng Ngài (x. Lc 2,46; Ga 4,34).

Trong khi đi giảng đạo, Đức Giê-su đã đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, kèm theo việc chữa lành mọi thứ tật bệnh. Người đặt nặng công việc phục vụ hơn là giữ Luật Mô-sê. Do đó Người đã chữa bệnh trong ngày sa-bát là ngày bị Luật cấm làm việc. Người đã trả lời cho các đầu mục Do thái như sau: “Ngày sa-bát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sa-bát” (Mc 2,27-28). Đức Giê-su cũng khẳng định vai trò ngang hàng với Thiên Chúa trong công việc như sau: “Cho đến nay Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17).

3) Phải chăm chỉ làm việc để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân:

Tin Mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn của Đức Giê-su về những nén bạc nhằm dạy môn đệ phải cộng tác để làm lợi thêm các nén bạc vật chất tinh thần được Chúa trao phó như sau:

Có một ông chủ sắp đi xa liền gọi các đầy tớ đến mà trao phó tài sản của ông: người này năm nén, người kia ba nén, người khác một nén tùy khả năng mỗi người. Điều ông muốn nơi các đầy tớ là sự chăm chỉ làm việc theo ý của ông và không chấp nhận sự lười biếng. Khi ông chủ trở về và đòi các đầy tớ tính sổ: người đã lãnh năm nén ba nén bạc đều đã làm lợi thêm gấp đôi nên được chủ khen thưởng. Trái lại, người lãnh một nén do bất tín và biếng nhác đã mang nén bạc của chủ đi chôn vì sợ bị phạt thay vì yêu mến làm lợi thêm cho chủ. Cuối cùng anh ta đã bị mất tất cả những gì đang có.

4) “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn!” :

Thời Giáo Hội sơ khai, tông đồ Phao-lô nghe biết có một số tín hữu ở Thê-xa-lô-ni-ca lười biếng làm việc vì nghĩ rằng sắp đến ngày tận thế, ngài đã viết thư khuyên họ như sau: “Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân. Phần anh em, hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí!” (2 Tx 3,10-13). Rồi khi từ biệt các tín hữu ở Ê-phê-sô, Phao-lô đã chia sẻ kinh nghiệm về sự làm việc như sau: “Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận.” (Cv 20,33-35).

5) Chúng ta phải làm gì?

Trong Kinh Tiền Tụng Thánh lễ Mùng Ba Tết, Hội Thánh đã ca tụng Thiên Chúa như sau: “Cha còn sai Con Một giáng trần, để chia sẻ thân phận người lao động và thực hiện chương trình cứu độ muôn dân. Quả vậy, Người đã bắt chước Cha hoạt động không ngừng, nêu gương cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để no cơm ấm áo, và góp phần xây dựng xã hội loài người mà còn để làm trạng Danh Cha, và mở rộng Nước Trời ngay tại thế “.

Ông Tê-tu-li-a-nô dạy người tín hữu phải làm mọi việc với tinh thần đức Tin như sau: “Dù khi thức dậy hay đi ngủ, dù khi ăn hay khi làm một việc gì quan trọng, hãy bắt đầu bằng dấu thánh giá”. Thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu phải làm mọi sự để qui hướng về Thiên Chúa: “Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31). Mỗi người chúng ta hãy làm việc theo đúng luật và phù hợp với thánh ý Thiên Chúa khi sử dụng những gì Chúa trao như: Sự sống, thời gian, tài năng, của cải, con cái… và cần ý thức rằng: chúng ta sẽ phải trả lẽ trước tòa phán xét sau này.

  1. LỜI CẦU:

Lạy Chúa. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi lúc chúng con vẫn còn có thái độ lười biếng, chưa tích cực cộng tác với Chúa để chu toàn nhiệm vụ được Chúa và Hội Thánh trao phó. Chúng con cũng thường hay kêu trách Chúa khi cầu xin những điều chúng con nghĩ là tốt mà không được như ý. Xin Chúa giúp chúng con biết sử dụng những gì ở trong tầm tay để phục vụ Chúa và tha nhân. Xin cho chúng con sau này được Chúa cho vào Nước Trời hưởng Tôn nhan Chúa đến muôn đời.- Amen.

LM ĐAN VINH – HHTM

 

Thánh Hóa Lao Động

Ngày mồng ba Tết, chúng ta cầu nguyện cho việc làm ăn trong năm mới được thịnh đạt, đồng thời cũng xin Chúa thánh hóa chúng ta qua cuộc sống lao động hằng ngày.

1. Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyện cho việc làm ăn?

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật, nhiều người tưởng rằng mình đã chiếm được chỗ đứng của Thiên Chúa. Có một thời chúng ta thường nghe thấy người ta nói: Thằng trời xếp lại một bên, để cho nông hội tiến lên làm Trời! Hoặc những câu như biến sỏi đá thành cơm gạo, thay trời làm mưa.

Thế nhưng kinh nghiệm cho chúng ta thấy nếu Chúa không cho thì chúng ta chẳng làm được gì. Cơn động đất và sóng thần cũng như dịch cúm gà vừa qua là bài học rất quí giá cho chúng ta. Chính vì thế mà người xưa dã có câu: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Người nông dân ý thức được thân phận của mình nên đã cầu xin: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp.

  Về vấn đề bày thánh Phaolô viết rất hay: Phaolô trồng, Apolô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên. Vì thế ngày mồng ba tết chúng ta cầu nguyện cho việc cày cấy làm ăn là phải lẽ, vì không có Thiên Chúa thì: người lính canh đêm cũng hoài công.

Một vị linh mục nọ qua đời, và được đưa đến trước mặt thánh Phêrô để làm một thẩm tra. Thánh Phêrô hỏi:

– Ở dưới thế cha làm được điều gì?

Vị linh mục nhanh nhẹn và tự hào trả lời:

– Thưa thánh Phêrô, con xây được một ngôi thánh đường lớn.

Thanh nhân lấy bút ghi trên giấy: Một điểm.

– Cha còn làm được gì nữa?

– Dạ, con còn xây một trường học cho một ngàn học sinh.

Thánh Phêrô ghi tiếp: một điểm.

– Và gì nữa?

Vị linh mục bắt đầu suy nghĩ, rồi trả lời:

-Dạ, con công tác nhiều vào các công việc xã hội, từ thiện.

Thánh Phêrô ghi thêm: một điểm.

– Còn gì nữa? Thánh Phêrô hỏi tiếp.

Lần này vị linh mục lo lắng hỏi thánh Phêrô:

– Dạ thưa thánh cả Phêrô, được bao nhiêu điểm thì vào thiên đàng?

Thánh Phêrô vui vẻ trả lời: một ngàn điểm.

Nghe nói thế, vị linh mục bỗng chột dạ, nghĩ thầm: “Chết mình rồi, làm sao có được chừng ấy điểm đây?” Nếu có moi óc kể tất cả các sự việc mình làm ở dưới thế e cũng không đủ…”

Và vị linh mục bắt đầu lo sợ, rồi thất vọng, không còn tự tin.

Trong lúc đó, thánh Phêrô nhắc lại:

– Cha còn làm được điều gì nữa, cứ kể hết đi!

Với giọng nói nhuốm màu sắc khiêm tốn và lo sợ, vị linh mục nói:

– Thưa thánh cả, NHỜ ƠN CHÚA con cũng làm được đôi ba việc nhỏ.

Nghe vậy, thánh Phêrô lấy bút ghi ngay: một ngàn điểm.

Ngài nói:

– Thế là cha được một ngàn lẻ ba điểm rồi đấy. Cha đã dư được ba điểm. Mời cha vào!

Phải! Tất cả là nhờ ơn Chúa.

 

2. Những giá trị của lao động.

Chúa Giêsu đã nói: Cha Ta hằng làm việc, và Ta cũng vậy. Khi quả quyết như thế Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: lao động làm việc là qui luật của tình yêu và cũng là qui luật của sinh tồn.

* Làm việc là qui luật của Tình yêu

Thiên Chúa đã không dựng nên một vũ trụ hoàn hảo mà Người đã chỉ dựng nên một vũ trụ còn dang dở. Người muốn con người cộng tác với Người để làm cho công trình của Người càng ngày càng hoàn hảo hơn. Trong bài đọc (sách sáng thế), tác giả nói: “Sau khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã đặt nó trong vườn địa đàng, không phải chỉ để hưởng thụ, mà còn để canh tác giữ vườn”. Như thế làm việc là sứ mạng cao cả Thiên Chúa đã giao cho con người ngay từ khi mới tạo dựng nên nó và khi làm việc là con người thể hiện tình yêu của mình đối với Thiên Chúa.

Nếu con người không làm việc thì quả họ đã không chu toàn được sứ mạng của mình. Điều này chính mỗi người phải quyết định cho mình. Nếu không muốn làm việc thì con người có muôn vàn cái cớ để thoái thác. Nhưng nếu đã muốn làm việc thì họ chẳng sợ bất cứ một trở ngại nào.

Một ông chủ kia giao cho bảy người thợ cưa, mỗi người phải cưa một khúc cây.

Người thứ nhất nói: khúc cây của tôi còn tươi quá, nguyện lưỡi cưa sẽ mắc trong đó. Tôi chờ cho đến khi khúc cây đó khô rồi tôi mới cưa, thế là anh ta nghỉ.

Người thứ hai: lưỡi cưa của tôi cùn quá, tôi chờ ông chủ đổi cho tôi lưỡi cưa khác bén hơn rồi tôi mới cưa. Và anh ta cũng nghỉ.

Người thứ ba: khúc cây này cong bên này cong bên kia. Tôi chờ ông chủ đổi cho tôi khúc cây khác thẳng hơn. anh cũng đi nghĩ.

Người thứ bốn: khúc cây của tôi quá cứng, cứng gấp hai lần khúc cây thường. Tôi chờ có khúc khác mềm hơn. Anh ta cũng nghỉ.

Người thứ năm: hôn nay trời nóng quá, đợi ngày nào mát trời hãy cưa. Anh ta cũng nghỉ.

Người thứ sáu: hôm nay tôi nhức đầu đợi tới khi nào khỏi tôi mới cưa. Và anh ta cũng nghỉ.

Người thứ bảy cũng nhận một khúc cây còn tươi, nó cũng cong bên này cong bên kia, thịt nó cũng rất cứng, lưỡi cưa của anh cũng cùn, trời hôm đó cũng nóng và anh đó cũng nhức đầu. Nhưng anh đi mài lưỡi cưa và bắt tay vào việc. Nhờ lưỡi cưa đã được mài, khúc cây đã được cưa xong, do trời nóng và do làm việc, anh ta đổ mồ hôi ra và hết nhức đầu. Anh sung sướng vì hoàn thành công các được giao.

Hôm sau anh xin ông chủ cho anh một khúc cây khác để cưa. (A.R Wells)

 Vâng! Dù ở vườn địa đàng, Ađam cũng vẫn phải “canh tác”. Cuộc sống ở địa đàng rất hạnh phúc, nhưng cái hạnh phúc ấy con người phải “canh tác”, nghĩa là phải ra tay kiến tạo. Chính trong lúc làm việc con người mới cảm thấy hạnh phúc. Ngôi vườn hạnh phúc con người phải “giữ gìn” bằng việc làm của mình.

* Đàng khác làm việc còn là qui luật của sinh tồn.

Lao động ngoài mục đích giúp ta thánh hóa cuộc sống, nó còn có mục đích giúp bảo tồn cuộc sống của chúng ta.

Trong Kho tàng những câu chuyện ngụ ngôn người ta đọc được câu chuyện này: Một người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm con lừa bị rơi xuống giếng và đau đớn kêu la thống thiết. Sau khi cẩn thận đánh giá tình hình, dù rất thương cảm cho con lừa, nhưng người nông dân cũng phải quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau đớn. Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa với ông.

Lúc đầu con lừa bị kích động vì những gì người ta đang làm đối với nó. Nhưng khi từng xuổng từng xuổng đất tiếp theo nhau rơi trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên:

–  Cứ mỗi lần xuổng đất rơi xuống đè lên vai, mình sẽ lắc cho đất rơi xuống và bước lên trên.

Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một.

–  Hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên – con lừa lặp đi lặp lại để tự cổ vũ mình.

Mặc cho sự đau đớn phải chịu sau mỗi xuổng đất. Mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa liên tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, và tiếp tục theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”.

Không mất nhiều thời gian, cuối cùng con lừa già, dù bị bầm dập và kiệt sức, đã hoan hỉ và đắc thắng bước ra khỏi cái giếng. Những gì tưởng như sẽ đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó… đều là nhờ cái cách mà con lừa đối diện với nghịch cảnh của mình.

Cuộc sống là như vậy đó. Nếu chúng ta đối mặt với những vấn đề của mình một cách tích cực, khước từ sự hoảng loạn, sự cay đắng và sự thương hại…, những nghịch cảnh tưởng như chôn vùi chúng ta sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không ngờ tới. Hãy “Hất nó xuống và bước lên trên”, để bước ra khỏi cái giếng mà bạn đang gặp phải. (Nước Biếc)

Cuộc đời đâu phải là thiên đàng. Đâu có phải lúc nào cuộc đời cũng trải thảm đỏ để chào đón chúng ta. Cuộc đời là một bãi chiến trường. Nó đang chờ đợi chúng ta bước vài với tinh thần chiến đấu. Hãy can đản đối đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống đừng lẩn tránh. Thái độ lẩn tránh chẳng khác gì thái độ đầu hành. Khi nói về việc Giêsu vác Thánh Giá lên đỉnh đồi Golgotha, một nhà văn hào của Pháp đã nói: Đồi Calvê ở đầu đường và vinh quang cũng xuất hiện ở đó” Hãy hất xuống và bước lên trên cuộc sống cuả chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Amen.

Lương Thực Hằng Ngày

            “Xin cha cho chúng con lương thực hằng ngày…”

            Trong Kinh Lạy Cha, sau phần đầu xin cho Danh Cha cả sáng, là phần xin cho sự sống con người: “lương thực hằng ngày”. Nói đến lương thực, trước tiên người ta nghĩ ngay đến “cái ăn” trước đã. “Có thực mới vực được đạo”.

Khi có ai đó cuộc sống kinh tế khá hơn, dân gian thường bảo người đó, hay gia đình đó, lúc này “có ăn”. “Có ăn” được hiểu như đời sống vật chất đã được cải thiện và nhờ đó người ta dễ dàng hướng tới đời sống tâm linh.

Có ý kiến cho rằng khi người ta trở nên giàu có, thì người ta không còn cần đến đời sống tâm linh nữa. Cách suy nghĩ như vậy rất gần – nếu không muốn nói chính là – chủ nghĩa duy vật.

Thực tế cho thấy sự giàu có đưa con người đến chủ nghĩa hưởng thụ. Chủ nghĩa hưởng thụ rất hấp dẫn, nó tạo sức sống và sức mạnh cho đồng tiền. Nhưng hưởng thụ không phải là con đường hạnh phúc. “Người giàu cũng khóc”. Nó cũng giống như ăn thật nhiều món ăn ngon nhưng không có bổ dưỡng; có nhiều của cải nhưng không có báu vật; Bạn bè thật đông nhưng không có tri kỷ. Khi những cuộc vui chóng qua, những nụ cười đã tắt, những của cải vật chất bỏ lại sau lưng, bờ mi người đã khép, bàn tay người đã trắng, thì những gì tom góp để hưởng thụ có “no thỏa” được lòng người không? Hay lòng bất an, hụt hẫng vì không có gì thiêng liêng để lấp đầy khoảng trống vô tận của tâm hồn.

Tần Thủy Hoàng trước khi chết đã gào thét lên: “Ta không thể chết! Ta không thể chết!”. Nhưng tất cả đã hết trong nuối tiếc khôn cùng!

Thế nên, khi người ta đã “có thực” – có ăn – người ta sẽ nhắm đến đích điểm cuối cùng, đó là “vực dậy” cái “đạo”. Ăn để sống và sống để hành đạo. Nếu con người “ăn để sống, và sống để ăn”, con người sẽ đi vào ngõ cụt.

Với người Ki-tô hữu, có lương thực hằng ngày để sống đạo cho tốt, để ca ngợi tôn vinh Chúa và chia sẻ yêu thương đồng loại.

“Lương thực hằng ngày” là tất cả những gì giúp con người sống sao cho ra người. Sống đúng nhân vị mà Chúa đã tạo dựng.

Do đó, trong “lương thực hằng ngày”, có chuyện “miếng cơm manh áo”, có “phương tiện sinh sống”, và trên hết, có “Lời Chúa” nuôi dưỡng.

“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, mà còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt.4,4)

Lương thực hằng ngày chỉ có ý nghĩa khi nó giúp con người sống đúng ý nghĩa đời người, mục đích đời người.

Thánh hóa công ăn việc làm để con người biết xử dụng phương tiện mình sinh sống, nghề nghiệp mình làm, bổn phận và trách nhiệm mình gánh vác một cách thiện hảo.

Và như thế, đồng tiền ta làm ra là đồng tiền lương thiện, miếng ăn ta kiếm được là miếng ăn ngay lành, của cải ta tạo ra là của cải từ chính công sức lao động nghiêm túc của chúng ta.

Tay bưng lấy bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Thánh hóa công ăn việc làm để chúng ta luôn ý thức và nhận ra bản thân mình: chúng ta đang làm gì, để được gì và nhắm mục đích gì.

Nếu chúng ta làm những điều bất chính, tạo ra những của cải bất chính, chúng ta thuộc về thế giới đen tối. Chúng ta mất đi hoàn toàn giá trị nhân phẩm của mình, cuộc đời chẳng còn gì ý nghĩa.

Nếu con người đi theo con đường đó, con người làm cho thế giới ngày một tồi tệ hơn, con người hủy diệt chính mình.

“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ” (Kinh Lạy Cha).

            Cuộc đời không thể có mùa xuân khi con người vì những lợi lộc thấp hèn sa lầy vào những việc làm đen tối.

Những gì con người làm sinh lợi, phải là sinh lợi trong Chân Thiện Mỹ.

“Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St.1,31)

Lạy Chúa,

Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên.

Xin cho chúng con được thấm nhuần tinh thần Ki-tô giáo,

Để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tinh thần tương thân tương ái,

Và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa.

(Lời nguyện nhập lễ).

Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm

Anh chị em thân mến

Trong cuộc sống đời thường, tất cả mọi công việc đều để phục vụ cho lợi ích của con người. Nếu công việc nào càng mang nhiều lợi ích thiết thực, thì công việc đó càng có giá trị. Cũng như một người đi làm mướn: trước tiên vì lợi ích của bản thân, anh ta làm để có được những đồng tiền, đó là lợi ích cho anh ta. Ngoài ra người chủ cũng được ích lợi khi mướn người làm công việc cho mình. Một công việc càng được nhiều người biết đến, đồng thời cũng mang lợi ích cho nhiều người, thì giá trị của nó cũng được nâng cao lên.

Thiên Chúa làm việc liên lĩ. Con Chúa xuống thế làm người cũng làm việc không nghĩ ngơi, vì muốn đem lợi ích cho con người và cũng muốn cho con người nhìn thấy để làm bài học. Ngài làm việc bất chấp những lời chỉ trích, không ngại những khó khăn của cuộc sống, không ngại vất vả bản thân. Ngài chỉ muốn làm sao đem lại cho con người những lợi ích thật tốt, thật hoàn hảo. Chính vì thế, Ngài làm việc đến hy sinh cả bản thân mình. Ngài sẳn sàng chịu chết để mang ích lợi cho những người mà Ngài yêu thương.

Trong niềm vui của những ngày xuân mới, chúng ta cũng đang phấn khởi chuẩn bị công việc cho suốt năm. Thiên chúa là Cha chúng ta, đã làm việc không nghĩ ngơi. Chúng ta cũng thế, nhưng để công việc được có giá trị thật sự, hôm nay, chúng ta cùng hiến dâng cho Ngài, để Ngài hướng dẫn, thánh hóa và làm cho những gì chúng ta thực hiện được có giá trị. Chúng ta phải ,làm việc vì thiên Chúa muốn, đồng thời công việc cũng mang lại ích lợi cho đời sống.

Chúng ta cùng nhau cầu xin chúa, thánh hóa, hướng dẫn, để những việc làm của chúng ta trong năm mới được sáng Danh Chúa, và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi người.

Lao Động

Chúa tạo dựng con ngừơi chúng ta giống hình ảnh Chúa và giao cho trách nhiệm trông coi trái đất, làm chủ vũ trụ thiên nhiên. Để thực hiện được nhiệm vụ này, con người phải lao động, lo canh tác, trồng tỉa, … thu hoa lợi nuôi sống bản thân và anh em mình. Trong năm mới này, chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ Chúa về những ơn Chúa ban trong năm qua và xin Chúa những ơn cần thiết cho công việc chúng ta trong năm mới đạt kết quả tốt đẹp mọi bề.

Thiên Chúa là Đấng tác thành vạn vật và cho hoa trái trổ sinh tươi tốt để có lương thực cho người thế hưởng dùng. Khi dựng xong trời đất muôn vật, Chúa không trực tiếp canh tác nhưng giao cho con người trông coi và sử dụng như lời sách sáng thế ghi lại: Chúng Ta hãy làm ra con người theo hình ảnh Chúng Ta, giống như Chúng Ta để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống bò dưới đất ( St 1,26). Khi con ngườI phạm tội thì thiên nhiên không còn ưu đãi con người như trước nên con người cảm thấy vất vả hơn xưa. Tuy nhiên, lao động vẫn là nhiệm vụ và ưu điểm của con người. Lao động để chinh phục thiên nhiên và làm ra của cải vật chất để phục vụ cho con người luôn luôn là điều Chúa ưa thích. Khi Chúa Giêsu đến, Ngài chia sẻ thân phận người lao động, Ngài làm việc chân tay như mọi ngừơi và nêu gương lao động chuyên cần. Ngài muốn cũng muốn chúng ta hôm nay làm việc chuyên cần để nuôi gia đình và góp phần xây dựng xã hội, xây dựng Nước Chúa.

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng gặp khó khăn do điều kiện làm ăn thiếu thốn, do đó chúng ta cần có sự tương trợ của anh em, của xã hội. Tuy nhiên, trong những lúc khó khăn, chúng ta hãy vững tin vào Chúa và cố gắng hết mình để vượt qua những khốn khó. Hãy nhớ rằng gia đình Thánh Gia cũng đã từng làm lụng vất vả mới có của ăn hàng ngày. Những lúc nghèo khó tôi tự hỏi phải chăng Chúa muốn tôi nên giống Chúa Giêsu nghèo khó ở làng Nazarét xưa, phải chăng giàu có là mục đích của cuộc đời tôi ? Có phải Chúa muốn tôi giống Chúa về mọi phương diện, kể cả sự nghèo khó của Người để mai sau thửơng công tôi bội hậu trên Thiên đàng. Tôi nghĩ rằng : tôi sẽ cố gắng làm ăn hết sức, còn giàu hay nghèo là tuỳ ý Chúa. Khi vất vả khổ đau tôi sẽ nhớ lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng theo thánh Matthêô : Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng ( Mt 11, 28). Anh em đừng lo lắng tự hỏI: ta sẽ ăn gì, uống gì… Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người… (Mt 6, 31-34). điều cần lưu ý là chúng ta không bao giờ được lười biếng hay tìm sự dễ dãi cho cuộc đời. Chúa đã giao cho chúng ta người năm nén, ngườI một nén, ngườI hai nén… Mỗi người phải lo sinh lợi hết sức mình để khi gặp Chúa chúng ta không phải hổ thẹn vì đã sử dụng đúng những khả năng và điều kiện Chúa ban, để Chúa Không phải nói câu: hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, …hãy quăng nó ra chỗ tối tăm, ở đó sẽ phảI khóc lóc và nghiến răng. (x. Lc 19, 12- 27; Mt 25, 14- 30)

Thật ra, vật chất mình làm ra không phải là mục tiêu của cuộc sống. Mục tiêu của chúng ta là sự sống vĩnh cửu trên trời. Do đó, chúng ta phải biết sử dụng của cải đúng nơi đúng lúc để mưu cầu hạnh phúc thật cho mình và mọi người

Lạy Chúa là Chủ vũ trụ, Chúa muốn con người lao động để làm chủ thiên nhiên và phục vụ cho sự sống con người. Xin cho chúng con thấm nhuần tinh thần Kitô hữu để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới nêu cao tình tương thân tương ái và góp phần vào sự nghiệp chung, hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa. Chúng con xin dâng lên Chúa những lễ vật đầu xuân cùng với mọi công việc chúng con sẽ làm trong năm mới, xin Chúa hãy ban ơn trợ giúp cho những công việc chúng con làm.

Xin cho chúng con được vui hưởng lòng nhân hậu của Chúa là Thiên Chúa chúng con. Việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố, xin củng cố việc tay chúng con làm. ( Tv 89, 17)

 

Qùa Tặng Cho Ðời

Mới đây, Ðài truyền hình Việt Nam VTV3 có đưa tin và hình ảnh một cô gái ở huyện Thốt Nốt, bị bại liệt cả hai tay, hai chân. Nhưng cô lại có khả năng rất đặc biệt mà không phải bất cứ người bình thường nào cũng làm được. Đó là cô có khả năng gấp những tấm giấy thành hình con cò, con hạt… bằng miệng một cách rất nhanh và đẹp mắt. Hơn nữa, cô còn có khả năng xỏ kim bằng lưỡi rất nhanh. Ai nhìn những động tác của cô làm cũng đều ngạc nhiên và tháN phục. Cô trở thành quà tặng cho gia đình và những ai gặp gỡ cô. Có một tổ chức người nước ngoài xin được rước cô đi về nước của họ và họ sẽ tặng cho bà mẹ của cô 40.000 USD, một số tiền quá lớn mà họ chưa bao giờ dám mơ tới. Nhưng bà mẹ cô đã từ chối chuyện đó vì bà nói là bà không thể xa đứa con yêu của bà, một quà tặng tuyệt vời của Tạo hoá dành cho gia đình bà. Còn cô gái tật nguyền đó khi được hỏi cô có ước mơ gì không thì cô trả lời cách vui vẻ rằng: “Con chỉ mơ ước cho có một căn nhà đàng hoàng để che nắng che mưa cho hai mẹ con của con thôi”. Một mơ ước chính đáng và rất đơn sơ. Đối với cô gái tật nguyền đó, có mẹ và những người thân yêu bên cạnh cô là một hạnh phúc lớn nhất rồi.

Khi chào đời, mỗi người đều được Chúa ban cho những khả năng nhất định và khác nhau. Mỗi người mỗi vẻ và họ đã làm cho cuộc sống trở nên thật đẹp và đa dạng, đúng với ý định của Ðấng tạo hoá muôn loài. Khả năng đó chính là những nén bạc Chúa ban cho con người vì tình yêu thương nhưng không của Người. Vì thế, mỗi người hãy lo làm sinh lợi những nén bạc Chúa trao và vui sống với nhiệm vụ và bổn phận của mình. Hãy biết chấp nhận mình và chấp nhận người khác để trở nên quà tặng cho nhau trong cuộc đời này.

Dụ ngôn mà Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta ngày hôm nay mang nhiều ý nghĩa thâm thuý. Ý nghĩa lớn nhất mà chúng ta khám phá ra đó là: Những nén bạc Chúa ban cho mỗi người chúng ta đều xuất phát từ Thiên Chúa và chính Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. Chúa biết sức của mỗi người chúng ta. Vì thế, Chúa trao cho mỗi người chúng ta đúng và đủ những gì cần cho họ. Ðiều quan trọng không phải là ai có nhiều khả năng hơn, nhưng là ai biết sinh lợi nhiều hơn từ những nén bạc là những khả năng mà Chúa trao ban cho họ. chúng ta hãy cố gắng sinh lợi thật nhiều cho Chủ của chúng ta.

Ðiều đáng lưu ý là có rất nhiều người thấy mình có nhiều khả năng hay trổi vượt hơn người khác về nhiều mặt thì sinh ra kiêu căng và xem những khả năng đó là do những cố gắng rất riêng của mình hay do chính tự tạo ra… Có bao giờ chúng ta đặt lại vấn đề về chính mình chưa? Chúng ta có nhận ra mình là quà tặng của Thiên Chúa ban cho gia đình, cho những người chung quanh mình và ngược lại chưa? Khi ý thức được điều đó thì chắc chắn chúng ta sẽ thay đổi rất nhiều trong suy nghĩ, trong cách nhìn và trong cách sống của chúng ta. Ta hãy nhớ rằng: món quà chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nó được trao tặng và trao tặng hết mình, nghĩa là cho đi mà không tính toán, không đoài đáp trả. Ngược lại, món quà sẽ mất hết ý nghĩa và giá trị của nó khi nó nằm im trong tủ với lớp vỏ bọc óng ánh của nó.

Thế giới hôm nay rất cần những quà tặng quên mình, những chứng nhân tình yêu, những chứng nhân không lời… Không ai trong cuộc đời này là dư thừa, là vô dụng cả dù cho người đó có tật nguyền, kém cỏi, già nua, nghèo nàn bao nhiêu đi nữa. Nếu họ biết khám phá ra mình và biết biến đời mình thành quà tặng cho cuộc sống và cho tha nhân.

Hôm nay, ngày mồng ba tết, ngày Giáo Hội dành để cầu nguyện và thánh hoá cho công ăn việc làm. Giáo hội luôn đánh giá cao và tôn trọng sự lao động chân chính. Mặc khải Thánh Kinh cho ta thấy: ngay từ đầu Thiên Chúa dẵ đặt con người vào trong địa đàng để con người canh tác và gìn giữ đất đai. Nghĩa là con người phải dùng sức của mình để lao động. Lao động chính là cộng tác với Thiên Chúa trong việc sáng tạo và tiếp tục sáng tạo với Thiên Chúa.

Khi chúng ta lao động hết mình để tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và phụ vụ tha nhân là chúng ta đã sống đúng vai trò của mình, sống đúng phẩm giá làm con người và làm con Thiên Chúa. Chúng ta hãy cố gắng làm cho nén bạc Chúa trao ban cho chúng ta được sinh lợi trong tinh thần yêu mến, tạ ơn và vâng phục để ngày sau chính Chúa sẽ nói với mỗi người chúng ta rằng: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín. Hãy vào hưởng lấy sự vui mừng của Chủ ngươi”.

Mưu sự tại nhân – Thành sự tại Thiên

(Lm. Jos Tạ Duy Tuyền)

Từ lâu người Việt Nam đã biết có ông Trời. Tin ông Trời. Cầu khẩn ông Trời. ông Trời trở thành một thần linh luôn đồng hành với con người qua mọi thăng trầm. Tuy không rõ Ông Trời thế nào nhưng không ai lại không kính Trời. Ai cũng sợ Trời và cố gắng làm vui lòng Trời. Vì ông trời làm chủ vận mệnh muôn loài. Ông Trời quyền phép vô cùng. Thế nên,

Mưu sự tại nhân – Thành sự tại Thiên.

 Trời cho ai nấy hưởng

 Sống nhờ ơn Trời – Chết về chầu Trời.

 Khi làm ăn mùa màng không được như ý thì người ta cầu trời:

 “Lạy trời mưa xuống

 Lấy nước tôi uống

 Lấy ruộng tôi cày

 Lấy đầy bát cơm

 Lấy rơm đun bếp”

 Làn mưa từ Trời sẽ mang lại niềm vui cho công việc, cho cuộc sống con người:

 “Nhờ Trời mưa thuận gió hoà

 Nào cày, nào cấy trẻ già đua nhau

Người Việt cũng luôn tin vào Trời rất công bình, hoạ phúc công minh; Ông Trời như một ông chủ luôn thưởng phạt công minh:

“Trời nào có phụ ai đâu

Hay

làm thì giầu, có chí thì nên”

Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta trao phó công việc làm ăn cho Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa quyền năng, Ngài điều khiển mọi loài. Ngài là Đấng cho mưa thuận gió hoà trên kẻ lành người dữ. Ngài là Đấng ban lại cho chúng ta sự thành công trong công việc mà thánh vương Đa-vít đã từng nói: “Nếu Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng bằng uổng công”.

Lịch sử nhân loại đã từng chứng minh có biết bao công trình mà không có bàn tay Thiên Chúa, hay cố tình loại trừ Thiên Chúa sẽ khó hoàn thành, đôi khi còn bị huỷ diệt.

Đó chính là sự kiện xây tháp Babel. Con người đã từng không chấp nhận thua Thiên Chúa. Họ muốn chống lại Thiên Chúa nên hợp lực với nhau để xây tháp tới Trời. Thế nhưng, lực bất tòng tâm. Công trình của họ đã bị dang dở. Họ chia rẽ nhau ngay khi công việc còn dở dang.

Gần đây nhất là sự kiện con tàu Titalic. Con tàu của sự kiêu hãnh của con người có thể chống lại phong ba bão tố. Người ta tưởng rằng với sự văn minh của nhân loại, người ta không cần ơn Trời vẫn có thể đi biển bình yên. Thế nhưng, con tàu đó đã bị chìm xuống đại dương cùng với sự ngạo nghễ của con người khi đâm vào một tảng đá ngầm mà không ai học được “chữ ngờ”.

Thế nên, việc cầu Trời, khấn trời dù ở khung trời văn minh hay chốn hồng hoang vẫn là cần thiết. Con người luôn bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên. Con người như cảm thấy mình quả nhở bé so với vạn vật được tạo thành. Sự khiêm tốn đòi hỏi con người phải cần đến Đấng Tạo Thành, cầu xin Đấng Tạo, Khấn vái Đấng Tạo Thành. Sự khiêm tốn để nhìn nhận những gì mình có không phải do tài năng của mình, không phải do mưu trí của mình mà có mà là do ân ban của Thiên Chúa.

Tất cả là hồng ân. Thiên Chúa luôn tưới gội hồng ân của Ngài xuống trên con người. Thiên Chúa luôn làm biết bao việc kỳ diệu cho con người. Con người chỉ là loài thụ tạo được thừa hưởng muôn ơn lộc Chúa ban mà thôi.

Hôm nay, ngày xin ơn thánh hoá công ăn việc làm. Chúng ta dâng lên Chúa những ưu tư hoài bão của chúng ta lên Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho một năm “mưa thuận gió hòa”, mùa màng trĩu hạt. Xin Chúa là Đấng quyền năng chúc lành cho công việc của chúng ta từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen

Mùng ba ra mắt

(Lm Giuse Đinh lập Liễm)

 

CÔNG VIỆC BA NGÀY TẾT

Người Việt nam chúng ta rất qúi trọng ba ngày Tết. Ba ngày này được coi như là linh thiêng. Mỗi ngày được phân chia cho một công việc. Công việc ba ngày Tết là:

 

Mùng một tết cha,

 Mùng hai tết mẹ,

 Mùng ba tết thầy.

 Tại sao lại chia ra như vậy? Vì muốn cho ba ngày tết có đầy đủ ý nghĩa:

Nhà cha là nhà bên nội, ngày mùng một linh thiêng nhất nên ai cũng về từ đường bên nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi và chúc tụng họ hàng.

Cũng vậy, ngày mùng hai, lại kéo cả nhà về bên ngoại, cố thực hiện cho bằng được ý nghĩa đoàn tụ truyền thống trong mấy ngày Tết nhất.

Ai cũng hiểu, cha mẹ là đấng sinh thành, dưỡng dục, còn việc dạy dỗ cho nên người hữu dụng chính là thầy dạy học của mình; do đó, ngày mùng Ba thì học trò đồng môn rủ nhau đi viếng thầy (dạy chữ hoặc dạy nghề). Họ mang theo lễ vật để tỏ chút lòng thành. Thầy trò làm thơ, nói chuyện văn chương hoặc trao đổi chuyện làm ăn, nghề nghiệp trong bầu khí vui tươi, bổ ích.

Do mọi việc xã giao, chúc tụng được tập trung cho kịp trong ba ngày Tết, nếu để “ra ngoài ngày” (tức từ mùng bốn trở đi) sẽ giảm mất ý nghĩa, nhất là về mặt tình cảm, tôn kính, qúi trọng, cho nên người ta cũng sắp xếp có người trực ở nhà vừa để không trống vắng lạnh lẽo, vừa cũng để tiếp khách. Do đó có qui ước truyền thống “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”, nên bạn bè muốn đến vui chơi trong ba ngày Tết đều nhất thiết phải hẹn trước.

(Nguyễn hữu Thiệp, Dân ta ăn Tết, 1995, tr 135-136)

 

MÙNG BA RA MẮT

Do “Mùng Ba tết Thầy” nên ngày này cũng là ngày ra mắt Tổ sư, Tiên sư nghề nghiệp mình.

Sáng sớm ngày ấy, ai làm nghề gì thì đem đồ nghề ra khởi động nghề ấy. Khởi động lấy lệ, mang tính hình thức. Đại khái, nhà nông thì mang lưỡi hái ra quơ cắt một ôm cỏ đem về cho trâu ăn (nhưng chưa làm động thổ). Người buôn bán thì mở cửa hàng bán tượng trưng vài món lấy ngày. Thợ thầy cũng đem kéo, búa ra cắt đập ít cái để “gọi là”. Nói chung, mọi công việc đều có tính cách tượng trưng, gọi là ra mắt Tổ nghề, mong Tổ sư và Tiên sư hộ độ suốt năm làm ăn phấn phát. Tất nhiên, trong những ngày này, bàn thờ các ông Thần tài, Thổ địa và Tổ nghề đều rất tươm tất, hương đăng không tắt, hoa trái lúc nào cũng đầy ắp.

Sau lễ ra mắt, người ta lại tiếp tục ăn Tết. Nhà giầu ăn tết đến hết ngày mùng 7 hoặc hơn. Người lao động nghèo tranh thủ khai trương sớm (Sđd, tr 137-138).

 

THÁNH HÓA CÔNG VIỆC LÀM ĂN

Hội thánh Công giáo Việt nam luôn đồng hành cùng dân tộc cố gắng làm phát huy những gì tốt đẹp phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Nếu “Mùng Ba ra mắt”, các người thợ trình diện với Tổ sư ngành nghề của mình về công việc làm ăn trong năm, Hội thánh Việt nam cũng muốn dành ngày mùng ba Tết để thánh hoá công việc làm ăn. Chúng ta hãy trình lên Chúa công việc làm ăn trong năm, để xin Chúa chúc lành và ban ơn phù giúp để mọi công việc của chúng ta phù hợp với thánh ý Chúa.

Đọc chương đầu của sách Sáng thế, ta thấy Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người “giống hình ảnh Ngài” (St 1,26). Các nhà chú giải Thánh kinh cho rằng loài người giống Thiên Chúa nhờ sự thông minh và tự do, giống Thiên Chúa ở điểm loài người có uy quyền bá chủ trên vạn vật:”Ta hãy dựng nên loài người giống hình ảnh Ta để họ làm chủ cá biển, chim trời, muôn thú vật trên đất và mọi côn trùng sống động trên địa cầu” (St 1,26).

Như vậy, theo nghĩa chung, lao động tinh thần hay vật chất đều mang ý nghĩa trọng đại:”cộng tác vào việc sáng tạo” của Thiên Chúa. Giữa ý niệm lao động và giáo thuyết về sáng tạo có một tương liên mật thiết.

Krebs đã không ngần ngại tuyên bố:

“Khái niệm căn bản về giá trị tuyệt đối của tất cả hoạt động nhân sinh đã được phú ban cho loài người nhờ lòng tin vào Thiên Chúa sáng tạo, Ngài là Đấng tự do và khôn ngoan, sau khi dựng nên loài người đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy để giao phó cho họ tiếp tục thực hiện chương trình sáng tạo của Ngài có từ đời đời”(Die wertprobleme, tr 43; theo J. Haessle, Le Travail, Paris, 1933, tr 350).

Mọi sự trên thế gian này là của Chúa, nhưng Ngài muốn cho con người quản trị, đổi mới và làm cho phong phú thêm. Chúng ta có thể nói Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất, còn chúng ta là nguyên nhân đệ nhị của vũ trụ. Ngay sự quan phòng hằng ngày của Thiên Chúa trên vạn vật cũng là một cuộc sáng tạo không ngừng. Chúng ta là nguyên nhân đệ nhị và chỉ có thể góp phần vào với nguyên nhân đệ nhất. Chính vì thế Haessle viết:

“Nguời thợ là hình ảnh đặc biệt của Thiên Chúa… sản xuất và sản xuất trong niềm vui là con người đã đem năng lực của mình ra hành dộng để thực hiện một đời sống trọn vẹn hơn và làm cho mình nên giống Thiên Chúa dầu họ có ý thức hay không. Đời sống “làm việc” tức là hành động và phản ảnh sức hoạt động tuyệt đối… Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất tuyệt đối… người thợ là nguyên nhân kết thành xét như chính họ làm cho những sự vật trở thành chính nó và hoàn hảo hơn. Con người đã truyền sức lực, tư tưởng, nhân vị mình cho chúng. Nguyên nhân tương đối là phản ảnh trung thực của nguyên nhân tuyệt đối”.

(J. Haessle, Le Travail, Paris, 1933, tr 63-64)

 

Công đồng Vatican 2 cũng xác quyết sự làm việc là góp phần sáng tạo và hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử:

“Thực vậy, trong khi mưu sinh cho mình và cho gia đình, tất cả những người nam cũng như nữ hoạt động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu đều có lý để tin rằng nhờ lao công của mình họ tiếp nối công trình của Tạo hóa, phụng sự anh em, đóng góp công lao của mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử” (Gaudium et Spes, bản dịch của GHHV Piô X, Đà lạt).

Nếu lao động là được cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, thì đây là vinh dự lớn lao của con người, vì “nhân linh ư vạn vật”. Theo ý nghĩa đó, ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm:”LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG”.

 

KẾT LUẬN

Trong ngày mùng Ba Tết hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta được biết thánh hoá công việc làm ăn của chúng ta, đặc biệt trong thánh lễ này.

Trước hết, như bài Tin mừng thánh lễ hôm nay, ta hãy cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta những nén bạc cơ bản làm vốn: sự sống, sức khỏe, trí khôn, thiên hướng, những kinh nghiệm của cộng đồng, tri thức của người đi trước, những nhu cầu phát triển của thời đại…

Sau đó, xin Chúa ban ơn nâng đỡ tinh thần và nghị lực để chu toàn mọi trách nhiệm liên quan đến công việc.

Đồng thời cũng xin luôn ý thức công việc làm ăn của bản thân và của mọi người là thước đo về công bằng và phát triển của xã hội. Ai cũng có quyền được làm việc và quyền được chuẩn bị chu đáo để có việc làm phù hợp với nguyện vọng và khả năng.

Như vậy, khi nguyện ước công ăn việc làm của mình được Thiên Chúa thánh hoá, người Kitô hữu đang khao khát diễn tả, qua thực tiễn lao động của bản thân, hình ảnh một Thiên Chúa hoạt-động-không-ngừng và đã trao cho loài người quyền được làm giầu đẹp thêm cho cuộc sống.

Thánh hóa công ăn việc làm

(Mt 25, 14-30)

(Giuse Trần Công Thượng)

 

Kính thưa cộng đoàn,

Từ thuở khai thiên lập địa Thiên Chúa sáng tạo con người và ủy thác cho con người nhiệm vụ cai trị trái đất. “Ngài đặt con người vào vườn Eđen để cày cấy và canh giữ đất đai”. (St 15,2) Như vậy, Thiên Chúa gắn liền lao động với con người, coi lao động như một sứ vụ, một tương lai. Con người tiếp tục công cuộc tạo dựng lưu truyền đời sống và biến đổi thiên nhiên.

 

Lao động là hoạt động đặc thù của con người, giúp con người tạo ra của cải vật chất và tinh thần, góp phần phát triển khoa học, văn hóa và đạo đức. Vì vậy, lao động mang một ý nghĩa lớn đối với đời sống con người.

Chính Đức Giêsu là một người lao động. Ngài làm nghề thợ mộc tại làng Nazaret, một nghề tầm thường trong xã hội bấy giờ, để dễ dàng gần gũi với người lao động nghèo. Tin Mừng của Ngài là “Tin Mừng của lao động”, vì người rao giảng Tin Mừng ấy chính là một người lao động. ngài thuộc về thế giới lao động, ưa chuộng lao động, tôn trọng sự lao động của con người. Trong lời giảng của Ngài ta thấy toát lên chân lý căn bản về vấn đề lao động, một chân lý đã được diễn tả trong tất cả truyền thống, ngay từ sách sáng thế. (X. Tông huấn Lao động của con người, của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II, ngày 14.9.1981). Các bài giảng của Ngài cũng thật gần gũi với người lao động.

Gương mẫu và giáo huấn của Chúa Giêsu đã ảnh hưởng tới các môn đệ theo Ngài, đặc biệt là thánh Phaolô. Thánh nhân không ngừng nêu gương và khuyên nhủ các tín hữu về giá trị của lao động. Khi ngỏ lới các kỳ mục ở Êphêsô, thánh Phaolô nói: “Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận.” (Cv 20, 34-35). Trong thư gửi tín hữu Thêxalônica, thánh nhân khẳng định: “Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em”(2Tx 3,8) hay ngài chỉ thị “ai không chịu làm thì cũng đừng ăn” (2Tx 3,10).

Tất cả chúng ta là những người lao động. Hằng ngày chúng ta vẫn bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên đồng ruộng, vất vả trong các nhà máy, miệt mài với những trang sách, tất bật ngược xuôi ngoài chợ. Đó là vinh dự cũng là một trách nhiệm Thiên Chúa trao cho chúng ta để cộng tác với Ngài trong việc xây dựng thế giới này.

Hôm nay, mồng 3 Tết – những giây phút đầu tiên của năm mới, Mẹ Giáo Hội dành cho con cái một ngày đặc biệt cầu xin Thiên Chúa thánh hóa công ăn việc làm. Đây là dịp thuận lợi để chúng ta suy nghĩ về sứ vụ lao động của mỗi người, dâng lên Thiên Chúa thành quả lao động trong một năm qua đồng thời có những quyết tâm cho năm mới.

Năm mới, chúng ta đưa ra bao nhiêu dự tính cho công việc phải làm. Nhưng những dự tính đó có thành công hay không, chúng ta không hoàn toàn quyết định. Quả thế, cổ nhân nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Tuy nhiên, với niềm tin vào ơn Chúa giúp, chúng ta phải cố gắng hết mình để chu toàn công việc.

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn các nén bạc. Ông chủ đi xa, trao cho các đầy tớ những nén bạc: người năm nén, người 2 nén, người một nén. Người thứ nhất và người thứ hai đã cố gắng và hăng say làm việc để sinh lời cho ông chủ. Đó là những người có tinh thần trách nhiệm: trách nhiệm với ông chủ và trách nhiệm với bản thân. Người thứ ba thì ngược lại: vì lười biếng, nghi ngờ ông chủ nên anh đã chôn giấu số bạc đã được giao, phụ lòng tin tưởng của ông chủ. Và kết quả, khi ông chủ về, người thứ nhất và người thứ hai được vào hưởng niềm vui của chủ vì đã trung tín, còn người thứ ba vì biếng nhác nên bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

Qua dụ ngôn Chúa Giêsu muốn nhắc nhở chúng ta điều gì trong ngày cầu xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm hôm nay.

Thiên Chúa là chủ tể mọi loài mọi vật, con chúng ta là những tôi tớ của Ngài. Ngài trao cho mỗi người chúng ta những nén bạc là: đức tin, sức khỏe, tài năng, cơ hội, nghị lực, tiền của, ân nhân, nền giáo dục…Mỗi người được trao những nén bạc khác nhau, kẻ nhiều người ít, nhưng Thiên Chúa muốn chúng ta phải cố gắng hết mình để sinh lời tùy theo cuộc sống và hoàn cảnh của mỗi người. Chúng ta sử dụng tài năng, sức khỏe, tiền của, cơ hội Chúa ban để làm việc và tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội hầu làm vinh danh Chúa và mang lại lợi ích cho tha nhân.

Ngày đầu năm mới này, chúng ta ngẫm xem Chúa trao cho mình bao nhiêu nén bạc. Dưới cái nhìn đức tin, có lẽ cuộc đời chúng ta chìm ngập trong hồng ân của Chúa quan phòng và khôn ngoan. Ngài ban cho chúng ta đủ điều kiện để làm tốt công việc phù hợp với khả năng của mình. Năm mới này, chúng ta phải quyết tâm bắt chước người đầy tớ thứ nhất và thứ hai trong dụ ngôn, cố gắng làm việc tốt để sinh lời từ “nén bạc” Chúa trao. Muốn vậy, chúng ta phải sử dụng những ơn riêng như lời khuyên của thánh Phêrô: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô” (1Pr 4,10-11). Đồng thời chúng ta cũng quyết tâm xóa bỏ tư tưởng biếng nhác, nghi ngờ của người đầy tớ thứ ba để luôn làm việc theo tinh thần Tin Mừng. “Bất cứ làm việc gì, chúng ta làm tận tâm như thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời, vì biết rằng chúng ta sẽ nhận được phần thưởng Chúa ban, là gia nghiệp dành cho dân Người “. (x.Cl 3,23-24)

Lạy Chúa Giêsu, khi ở trần gian, Chúa là một người lao động để nêu gương nên thánh cho chúng con trong công việc lao động thường ngày. Trong năm mới này, xin cho chúng con biết học nơi Chúa, luôn cố gắng và siêng năng làm việc để những nén bạc Chúa trao không trở nên vô hiệu.

Lạy Chúa Giêsu, biết bao người khổ công trên đồng ruộng, tất bật trong các nhà máy, xuôi ngược trên thương trường mà không đủ ăn, bao người lo lắng vì thiếu việc làm – trong giây phút đầu năm mới này, xin chúc lành cho hoa màu ruộng đất, cho các phương tiện làm ăn, cho các công việc chúng con đang làm và sẽ làm, hầu mong cuộc sống chúng con luôn hòa nhịp với lời thánh vịnh:

 

“Bốn mùa Chúa đổ hồng ân

 Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi”.

(Tv 65,12).

“Ơn Trời Mưa Nắng Phải Thì”

(Lm Jos Tạ Duy Tuyền)

 

Có một câu chuyện huyền thoại về con trâu như sau:

Thuở xưa, Ngọc Hoàng sai một vị thần xuống trần gian mang theo 1 bao hạt giống lúa và 1 bao cỏ để gieo xuống trần gian. Trước khi xuống trần, Ngọc Hoàng đã tỉ mỉ căn dặn, đến trần gian phải gieo rắc bao hạt giống lúa trước để dân có dư giả mà ăn, còn bao cỏ thì gieo sau để nuôi thú vật. Nhưng khi vị thần này đến trần gian, thấy phong cảnh khác lạ, nên mãi mê xem mà quên lời căn dặn của Ngọc Hoàng, để rồi gieo bao cỏ trước và bao hạt giống lúa sau. Từ đó, cỏ không cần trồng cũng mọc tràn lan khắp mọi nơi, các thú vật ăn không bao giờ hết vì quá dư thừa và không làm sao diệt cỏ hết được. Còn lúa phải gieo trồng rất cực khổ và khó khăn mới có ăn, bởi vì bị cỏ mọc lấn áp làm lúa phát triển chậm hơn cỏ. Bởi lỗi ấy của vị thần, làm cho người trần gian trồng lúa rất khó nhọc mới có ăn và cỏ thì mọc tự nhiên quá nhiều, cho nên Ngọc Hoàng mới đày vị thần này xuống trần gian hóa thành con Trâu để giúp người trần gian cày bừa trồng lúa và ăn cỏ, chừng nào hết cỏ sẽ được tha thứ cùng phục hồi địa vị cũ, nhưng ăn hoài vẫn không bao giờ hết cỏ được, nên Trâu chưa thoát kiếp trở về thiên đường.

Câu chuyện này phải chăng muốn dạy chúng ta: “Có làm thì mới có ăn – Không dưng ai dễ mang phần cho ta”. Vì ở trần gian, cỏ thì nhiều, lúa thì ít. Cây ăn được thì ít, cây không ăn được thì nhiều. Xem ra con người vất vả hơn con vật. Vì người làm lụng vất vả mới có mà ăn, còn vật thì không cần làm mà trời vẫn cho ăn.

Hôm nay ngày Mồng Ba Tết, Giáo hội mời gọi chúng ta trao phó công việc làm ăn cho Thiên Chúa. Chúng ta xin Chúa ban cho một năm “thuận buồm xuôi gió”. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho công việc chúng ta được mọi sự như ý, ân phước dư đầy. Chúng ta tự ý thức sự nhỏ bé, giới hạn của con người trước biết bao công việc mưu sinh hằng ngày. Chúng ta cần ơn ban của trời cao. Chúng ta xác tín như người xưa đã xác tín vào trời: “Mưu sự tại nhân – Thành sự tại Thiên”. Đó là thái độ khiêm tốn cần có của con người trước vũ trụ bao la. Con người nhỏ bé giới hạn nên cần phó dâng trong tay Thiên Chúa. Tổ tiên chúng ta xưa cũng từng làm như thế. Không phải vì lạc hậu. Không phải vì thiếu ý thức khoa học mới tin vào Trời, nhưng vì cảm nghiệm sự nhỏ bé của con người trước sự lớn lao của Trời:

 

“Đèn Trời đèn sáng bốn phương

 Đèn tôi sáng tỏ đầu giường nhà tôi”.

Hơn nữa niềm tin của tổ tiên còn xác tín về lòng nhân ái của Trời. Trời không phụ lòng người. Trời không bao giờ bỏ quên con người:

 

“Trời nào có phụ ai đâu

 Hay làm thì giầu, có chí thì nên”.

 

Biết được lòng trời rộng rãi bao la. Tổ tiên xưa còn biết lợi dụng mưa nắng phải thì của Trời mà trồng cấy:

 

Trời nắng tốt dưa

 Trời mưa tốt lúa.

 Nhất là biết cầu khẩn cùng Trời cho một năm:

“Nhờ trời mưa gió thuận hoà

 Nào cầy nào cấy trẻ gia đua nhau”

 

Thực vậy, cuộc sống mưu sinh thật khó khăn. Nếu không có ơn trời thì công việc chúng ta cũng tựa như “dã tràng xe cát biển đông”. Nhìn lại một năm qua, chúng ta thấy thật rõ điều đó. Việc làm ăn mỗi ngày một khó. Không chì là do suy thoái kinh tế toàn cầu, mà quan yếu còn do thiên tai lũ lụt hoành hành. Ở Việt Nam ngay từ đầu năm Mậu Tý đã xảy ra rét đậm, rét hại khiến hàng ngàn trâu bò bị chết, hàng ngàn hecta hoa màu không thể đơm bông kết trái. Rồi thiên tai lũ lụt trong năm đã phá huỷ biết bao ruộng lúa, vườn rau. Nhiều người nói rằng: năm nay làm ăn không chỉ trắng tay mà con nợ nần chồng chất. Cuộc sống vốn dĩ đã khổ lại khổ thêm do không gặp thời vận của Trời ban.

Đó là lý do mà hôm nay chúng ta cùng nhau dâng lên Thiên Chúa công việc và dự định của chúng ta trong năm nay. Chúng ta trao gởi công việc chúng ta cho Thiên Chúa. Xin Chúa chúc phúc và thánh hoa công việc chúng ta được mọi sự như ý. Chúng ta xác tín rằng: “Nếu Chúa không xây nhà, thợ nề vất vả cũng bằng uổng công”. Xin Chúa thương đón nhận những ước nguyện đầu năm chân thành của chúng ta. Amen

Làm bởi bay, ban bởi Ta (Mt 25,14-30)

Ngày mồng ba tết, Giáo Hội nhắc nhở con người về sự hiện diện của Chúa trong mọi việc, trong mọi trạng huống của cuộc đời:” Không có Ta các con không thể làm gì được”. Chúa ban cho ta sức mạnh, tài năng, trí tuệ, khả năng để lao động sản xuất. Khoa học kỹ thuật cao, văn minh tiến bộ, nhưng sức riêng con người nào đâu có thể thành công được gì! Chúa ban cho ta vốn liếng để ta sinh lợi, nhưng:” Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” (L’ homme propose, Dieu dispose). Ngày tết, người ta có tục lệ lì xì cho trẻ con để lấy hên, mỗi em tùy cách với số tiền mừng tuổi có thể làm nên việc cho bản thân mình.Bài Tin Mừng hôm nay cũng có thể áp dụng vào câu chuyện lì xì ngày tết.

VÍ DỤ NÉN BẠC: Mỗi người chúng ta sinh ra trong trần gian này đều được Chúa ban cho những ơn huệ đặc biệt. Có người Chúa ban cho ơn thông minh, có người được ơn ngôn sứ, được ơn phân giải những điều hay lẽ phải.Có người được Chúa ban cho tài năng làm nên danh phận. Mỗi người dù Chúa trao nhiều hay Chúa trao ít, Chúa vẫn đòi hỏi con người phải sinh lợi ra trên số vốn Chúa trao ban. Tin Mừng hôm nay ra định mức là phải làm lợi ra gấp đôi. Chúa lấy dụ ngôn này để ám chỉ tới Ngài. Ngài đã trao cho người 5 nén, 2nén và 01 nén. Tất cả phải làm ra, sinh lời ra vì làm biếng và xét nét trước lòng nhân hậu của chủ, của Thiên Chúa như người được trao một nén sẽ bị lấy lại nén bạc Chúa đã tặng ban mà còn bị luận phạt vì tính ích kỷ và làm biếng nữa. Đúng là đoạn Tin Mừng cho ta thấy tính cách nghiêm minh của Thiên Chúa, sự công bằng và lòng ngay thẳng của Ngài trước thái độ của mỗi người. Đoạn Tin Mừng này cho thấy tính hài hước, cười ra nước mắt và hạnh phúc đến tột độ của mỗi người được Thiên Chúa trao ban tài năng và kho tàng tài sản của mình. Chúa cũng giúp con người ý thức hơn về việc quản lý những gì Chúa trao ban cho mỗi người: trí khôn, khả năng, vật chất, của cải và cả vũ trụ, tài nguyên Chúa ban nhưng không cho nhân loại, cho mỗi người. Tất cả, những thứ đó đều do Chúa ban, con người phải biết phát huy những thứ đó cho tốt đẹp, để phục vụ chứ không phải để sở hữu riêng cho mình.Ý thức mọi sự là của Chúa ban và con người, loài người chỉ là quản lý những thứ đó, nên con người phải làm sao cho những của Thiên Chúa ban được phát triển tốt đẹp theo ý của Chúa.

 

MƯU SỰ TẠI NHÂN, THÀNH SỰ TẠI THIÊN: Vật chất, lương thực theo cái nhìn Kitô là của Chúa. Con người có dự tính, có kế hoạch nhưng mưa thuận gió hòa là do Trời, do Thiên Chúa.Chính vì thế, trung thành với ông chủ, với Thiên Chúa sẽ sinh lợi theo ý của Ngài. Đời là vốn và sự sống chính là biết phát triển những gì Chúa đã trao ban nhưng không cho mỗi người. Thánh hoá công ăn việc làm là điều cần thiết để mỗi người nhận ra sự hiện hữu của Chúa trong vũ trụ, trong đời sống, trong mỗi người. Lao động trí óc hay chân tay đều là những khả năng Thiên Chúa ban cho. Con người dù có giỏi đến đâu mà không cậy trông sức thiêng hộ phù chắc chắn khó thành đạt trên bước đường kinh doanh hay trồng cấy.

Mồng ba tết, Giáo Hội dành riêng để cầu nguyện cho việc thánh hóa công ăn việc làm là điều cần thiết nhất để nói lên sự phù trợ của Thiên Chúa và ” Không Thầy, các con không làm được gì “.

Xin Chúa chúc lành cho những công việc con người đang theo đuổi. Xin Chúa ban bình an cho những tâm hồn thành tâm thiện chí. Cuộc sống do Chúa ban. Sự sống của con người thuộc về Thiên Chúa. Xin Chúa chúc lành cho những gì Thiên Chúa tặng ban cho mỗi người. Nếu con người luôn ước mong làm lợi cho cuộc đời, họ phải hiểu rằng người Kitô hữu luôn hướng về bàn tiệc nước trời, bàn tiệc của mùa xuân vĩnh cửu, bất diệt.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho công ăn việc làm của chúng con để cuộc đời của mỗi người chúng con luôn nhận ra sự có mặt của Chhúa.Amen.

Suy niệm Lời Chúa Mùng 3 Tết

(Lm. Nguyễn Thể Hiện)

Lãnh vực công ăn việc làm là một trong những lãnh vực quan trọng trong đó chúng ta thể hiện mối tương quan đích thực của chúng ta với Thiên Chúa. Chính khi thực hiện các trách nhiệm của mình trong đời sống thực tế hàng ngày, chúng ta tự diễn tả mình là ai trong tương quan với Thiên Chúa; và ngang qua việc thực hiện các trách nhiệm của mình trong đời sống thực tế hàng ngày mà chúng ta sẽ được Thiên Chúa đưa vào hưởng niềm hoan lạc của chính Ngài.

Một dụ ngôn được nói cho chúng ta và nói về chúng ta

Với dụ ngôn những yến bạc, Đức Giêsu công bố rằng chúng ta hoàn toàn tuỳ thuộc vào Thiên Chúa như những đầy tớ phải chịu trách nhiệm trước mặt Người; rằng mọi sự chúng ta có đều là của cải Thiên Chúa ký thác cho chúng ta; rằng chúng ta không được tuỳ tiện sử dụng những thứ chúng ta có theo ý riêng mình, song là phải theo đường hướng mà Thiên Chúa muốn; rằng Thiên Chúa sẽ đòi chúng ta phải tính toán sổ sách với Người về những điều thiện hảo đã được trao phó cho chúng ta; và rằng sự thành công hay thất bại của cuộc đời chúng ta tuỳ thuộc vào cách hành xử của chúng ta trong những gì Thiên Chúa trao phó cho chúng ta.

Qua cách hành xử và số phận của hai người đầy tớ tốt lành và trung tín, Đức Giêsu cho thấy đâu là cách hành xử đúng đắn của chúng ta trong cuộc sống hiện tại. Còn qua cách hành xử và số phận của tên đầy tớ xấu xa và biếng nhác, Ngài cho thấy một kẻ xấu xa sẽ đi đến chỗ bị huỷ diệt như thế nào.

Điều quan trọng là mối tương quan giữa ông chủ và các đầy tớ của ông

Những người đầy tớ không được tự tại nơi mình, nhưng là ở trong một mối tương quan tuỳ thuộc và phục vụ đối với ông chủ. Chính bản thân họ thuộc về ông chủ, những điều thiện hảo được ký thác cho họ là của ông chủ và những gì họ có thể làm ra cũng xuất phát từ tài sản của ông chủ chứ không phải hoàn toàn xuất phát từ bản thân họ. Như thế là trong những phương diện khác nhau, họ đều được nối kết chặt chẽ với ông chủ. Mà nếu vậy, cách hành xử của họ sẽ vừa tuỳ thuộc vừa biểu lộ cái quan niệm mà họ có về ông chủ của mình.

Hình ảnh những người đầy tớ trong dụ ngôn này cũng là hình ảnh của chúng ta trong tương quan với Thiên Chúa. Hình ảnh này cho thấy rằng chúng ta, và cùng với chúng ta là tất cả những gì chúng ta có, đều là thụ tạo của Thiên Chúa; rằng chúng ta không thể tự tại nơi chính mình; rằng mọi khả năng của ta đều đến từ bàn tay Thiên Chúa.

Nhưng không phải là mọi người đều được đón nhận cùng những ân huệ y như nhau; ông chủ giao phó của cải của mình cho các đầy tớ nhiều hay ít là tùy khả năng của họ. Ông biết rõ từng đầy tớ của mình. Tình yêu tôn trọng tự do và điểm độc đáo riêng của mỗi người. Thật phi lý nếu chúng ta đòi Thiên Chúa phải ký thác tài sản của Ngài cho mọi người theo lối bình quân chủ nghĩa cứng nhắc và phi nhân.

 

Cách hành xử và số phận của hai người đầy tớ tốt lành

Hai người đầy tớ tốt lành lập tức bắt tay vào việc. Họ sử dụng những điều thiện hảo đã được ký thác cho mình phù hợp với ý muốn của ông chủ. Họ đặt mình dưới những mục tiêu của ông chủ và lưu tâm đến những bận tâm của ông chủ. Hoạt động của họ hữu hiệu. Họ đến trình diện với ông chủ trong tư thế đàng hoàng của người đã thực hiện tốt những gì được trao phó cho mình.

Và họ đã nhận được niềm vui trào tràn. Ông chủ đã tuyên bố họ là những đầy tớ tốt lành và trung tín. Người đầy tớ tốt lành là người hoàn toàn đón nhận vị trí của mình trong tương quan với ông chủ và đặt mình trong tư thế phục vụ ông chủ. Anh ta không chạy theo những ý tưởng riêng của chính mình hoặc những tâm trạng riêng của mình, anh ta không giữ khoảng cách xa với ông chủ, nhưng hành động theo những mục tiêu và những mối quan tâm của ông chủ. Người đầy tớ trung tín là người phục vụ ân cần và luôn ý thức rằng những điều anh ta có trong tay là những điều được ký thác cho anh.

Sau khi hai người đầy tớ đã chứng tỏ những phẩm chất tốt lành và trung tín, ông chủ có thể tin tưởng mà trao phó cho họ những nhiệm vụ lớn lao hơn. Ông cho họ vào hưởng hạnh phúc dư tràn: “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh” (25,21.23). Nhiều lần Tin Mừng Mt nói về sự “vào Nước Trời” (thí dụ 5,20; 7,21; 18,3), về sự “vào cõi sống” (18,8.9; 19,16), còn ở đây thì là “vào niềm vui”. Nước Trời có nghĩa là cõi sống và niềm hoan lạc vô biên dành cho những ai thuộc về Nước ấy. Ông chủ không giữ khoảng cách với những người đầy tớ tốt lành, nhưng ông đón nhận họ vào cõi sống của ông, vào sự hoan lạc đầy tràn của ông. Chúng ta không thể đạt tới cùng đích đó và không thể đi vào trong sự hoàn thành phúc lạc cuộc đời chúng ta chỉ dựa trên sức lực của riêng chúng ta, cũng không phải là ngang qua một cuộc hành trình do chúng ta chọn lựa và quyết định, nhưng chỉ là trong sự phục vụ Đức Chúa. Hai người đầy tớ tốt lành, cho dù khác nhau về kết quả công việc, đã đều được hưởng cũng một niềm hạnh phúc như nhau. Điều đó cho thấy niềm hạnh phúc mà họ được hưởng không được ban phát tuỳ theo điều họ đã làm được, mà là tuỳ theo lòng tốt của ông chủ và lòng trung thành của họ.

Cách hành xử và số phận của anh đầy tớ xấu xa

Ngay từ đầu, anh đầy tớ này đã có một mối tương quan sai lạc đối với ông chủ của anh ta. Anh ta coi ông chủ là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, và anh sợ ông chủ (25,24.25). Anh ta biết mình tuỳ thuộc ông chủ, nhưng anh ta không đặt mình dưới quyền bính của ông trong tin tưởng và chuyên cần. Anh ta sống sự tuỳ thuộc của mình vào ông chủ như một sự gì nặng nề, và anh ta bực tức với ông chủ như là với một người chuyên đi áp bức người khác, bắt người khác làm việc cho mình và bóc lột người khác. Trong mắt anh ta, ông chủ là người hà khắc xấu xa. Và anh ta từ chối dịch vụ mà ông chủ muốn anh ta thực hiện. Anh ta không thi hành ý muốn của ông chủ. Tuy anh ta không phung phí của cải đã được trao cho anh ta, anh ta cũng không dùng của cải ấy để tư lợi hay tiêu xài, nhưng anh ta lại đã để cho những của cải mà ông chủ đã ký thác cho anh ta thành ra vô dụng, rồi đem trả lại cho ông chủ đúng như anh ta đã nhận từ ông.

Kết cục, ông chủ gọi anh ta là tên đầy tớ xấu xa, biếng nhác và vô dụng, một người đã hoàn toàn đánh mất chính mình và đánh mất quyền lợi của mình khi không thực hiện bổn phận mình. Như anh ta đã từng cố ý giữ khoảng cách thật xa với ông chủ, thì bây giờ, ông chủ sẽ giữ khoảng cách thật xa với anh ta. Anh ta đã không đặt mình trong sự hiệp thông sâu xa và hữu hiệu với ông chủ, nên ông chủ phải để anh ta bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, nơi không có niềm vui, không có hạnh phúc, không có sự sống, mà chỉ có khóc lóc nghiến răng vì phải chịu sự huỷ diệt kinh hoàng. Chỗ tối tăm bên ngoài, nơi khóc lóc nghiến răng… chính là sự huỷ diệt dành cho những kẻ bị truất quyền hưởng Nước Trời (x. Mt 8,12). Bị loại khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa, bị loại khỏi ánh sáng, bị loại khỏi sự hiện diện đầy tình yêu của Thiên Chúa, thì không chỉ có nghĩa là không được tràn đầy hạnh phúc, không được sống viên mãn, mà còn là phải ở trong tình trạng khốn khổ, đau đớn, tuyệt vọng và tăm tối.

Chúng ta chỉ có thể đạt tới cùng đích tối hậu của mình nếu chúng ta đặt mình phục vụ Thiên Chúa, bằng cách sử dụng đúng đắn, theo ý Thiên Chúa, tất cả những gì Thiên Chúa ban tặng và trao phó cho chúng ta: sự sống, thời gian, khả năng, cơ hội, của cải… Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta những thực tại tốt lành đó, và chúng ta sẽ phải trả lời về việc sử dụng chúng.

Chúng ta thực hiện cuộc sống mình không phải là trong sự sợ hãi đối với Thiên Chúa, nhưng là trong tin tưởng, phó thác và yêu mến Người. Chính vì vậy mà chúng ta cầu xin Người thánh hoá công ăn việc làm của chúng ta. Lời cầu nguyện như thế sẽ được nhận lời, nếu trong lời cầu nguyện đó, chúng ta tuyên xưng mình chỉ là đầy tớ của Người, luôn chỉ muốn sử dụng, phù hợp với ý muốn của Người, tất cả những điều thiện hảo đã được ký thác cho mình, luôn đặt mình dưới những mục tiêu của Người và luôn lưu tâm đến những bận tâm của Người.

Lời cầu nguyện đó sẽ được mang vẻ đẹp của chính lời nguyện xin của Đức Thánh Trinh Nữ, Mẹ chúng ta: “Này tôi là tôi tá Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài!” (Lc 1,38).