Học Hỏi Tin Mừng Theo Thánh Mátthêu: Dẫn Nhập

Học Hỏi Tin Mừng Theo Thánh Mátthêu

Lm Giuse Ngô Quang Trung

Dẫn nhập:

  1. Bối cảnh sách Tin mừng.
  2. Sứ điệp chính của Tin mừng Mátthêu.
  3. . Bố cục.
  4. Những chủ đề chính của Tin mừng Mátthêu.

Dẫn nhập:

Mátthêu là sách Tin mừng thứ nhất trong bốn Tin mừng. Các sách Tin mừng trình bày về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu, chứ không phải là những biên khảo lịch sử. Các sách Tin mừng giúp chúng ta tin vào Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đến trần gian cứu chuộc nhân loại. Và nhờ tin và sống theo lời Chúa dạy chúng ta được cứu độ.

Tin mừng Mátthêu ghi lại nhiều giáo huấn nhất của Đức Giêsu, và do đó thường được dùng để huấn giáo, và được mang danh là “Tin mừng của các giáo lí viên”. Và quả thực sách Tin mừng này cũng được sử dụng rộng rãi nhất trong buổi đầu của Giáo hội.

Tên gọi: Sách được gọi theo tên của tác giả.

Tác giả:

Các tác giả sách Tin mừng đều không ghi tên của mình nơi tác phẩm. Tuy nhiên truyền thống thời kì đầu Giáo hội đã gán cho tác giả sách Tin mừng này là Mátthêu, người thu thuế.

  1. Một thủ bản đã thất lạc của Papias, giám mục thành Hierapolis ở Phyrgia (130 AD) xác nhận Mátthêu là tác giả.
  2. Nhiều đấng Giáo phụ và sử gia thời kì đầu của Giáo hội (Thí dụ: Justinô Tử Đạo, Irênê, Hierônimô, Ôrigen, và Augustinô) đều đồng ý rằng Mátthêu là người viết sách Tin mừng thứ nhất.
  3. Quả thật Mátthêu ít được nói đến hơn các vị tông đồ khác, nên người ta có thể nghi ngờ cuốn sách mang tên ngài, nhưng thực sự ngài đã viết Tin mừng này.

Mục đích:

Tin mừng Mátthêu được soạn ra chủ yếu dành cho người Kitô hữu gốc Do Thái nhằm chứng minh rằng Đức Giêsu chính là Đức Vua của Nước Trời (x. Mt 2,2, 5; 21; 10; 27,29-42; 25,31).

  1. Mátthêu trích dẫn Cựu Ước nhiều hơn các sách Tin mừng khác.
  2. Nhưng xảy ra nghịch lí là sách Tin mừng này lại chứa đựng những lời gay gắt nhất trong Tân Ước đối với người Do Thái.

I. Bối cảnh sách Tin mừng

A. Thân thế Mátthêu

1.Ngài cũng được biết đến với tên gọi là Lêvi. (Mt 9,9-13; Mc 2,13-17, Lc 5,27-32)
2. Mátthêu là người thu thuế ở thành Caphácnaum (Mt 9,9-13), đã bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu khi Người gọi ông (Lc 5,27-29).

  1. Sau khi được gọi, Mátthêu đã mời bạn bè cũng là những người người thu thuế đến ăn uống và gặp gỡ Chúa Giêsu (Mt 9,10-13).
  2. Sau đó, khi Chúa Giêsu chọn nhóm Mười Hai thì Mátthêu cũng ở trong nhóm này (Mt 10,3; Mc 3,18; Lc 6,15; Cv 1,13).

B. Người ta không biết chắc chắn thời gian biên soạn Tin mừng Mátthêu.

  1. Cụm từ “cho đến ngày nay” (Mt 27,8; 28,15) cho thấy sách có thể được viết ít năm sau khi mua “Thửa Ruộng Máu”.
  2. Sự triệt phá thành Giêrusalem được báo trước nhưng không được ghi lại trong Chương 24 (nói về thời cánh chung) nên người ta nghĩ rằng sách có thể được viết trước năm 70 AD.
  3. Đa số các học giả đã thận trọng đặt vào giữa các năm 60 AD và 70 AD.

II. Sứ điệp chính của Tin mừng Mátthêu

Sứ điệp chính của Tin mừng Mátthêu là chứng minh Đức Giêsu chính là vua của Nước Trời.
A. Nhiều dụ ngôn tập chú và mầu nhiệm và giá trị của Nước Trời (x. Mt 13).
B. Sách cũng cho biết rõ Nước Trời đã đến gần (Mt 3,2; 4,17; 6,10).III. Bố cục

A. Giáng sinh và thời thơ ấu của Đức Giêsu. (Mt 1,1 – 4,17)

  1. Bản gia phả từ Ápraham cho đến Chúa Giêsu (1,1-17)
  2. Vắn tắt về cuộc hạ sinh của Đức Giêsu (1,18-25)
  3. . Các nhà chiêm tinh đến bái lạy Đức Giêsu (2,1-12)
  4. . Đức Giêsu trốn sang Ai Cập và các anh hài bị giết. (2,13-23)
  5. . Ông Gioan Tẩy Giả rao giảng (3,1-12)
  6. . Đức Giêsu chịu phép rửa (3,13-17)
  7. . Đức Giêsu chịu cám dỗ (4,1-11)

B. Sứ vụ của Đức Giêsu tại Galilê (Mt 4,12 – 18,35)

1. Để ứng nghiệm lời ngôn sứ, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng tại miền Galilê. (4,12-17)
2. Người gọi bốn môn đệ đầu tiên (4,18-22)
3. Đức Giêsu giảng dạy và chữa bệnh (4,23-25)
4. Bài giảng trên Núi (5,1-7:29)
5. Đức Giêsu chứng thực quyền năng qua các phép lạ và những việc tốt đẹp (8,1-9,38)
6. Đức Giêsu sai mười hai tông đồ đi giảng (10,1-42)
7. Đức Giêsu rao giảng tại các thành khác nhau của miền Galilê. (11,1-12,50)
8. Bảy dụ ngôn về mầu nhiệm Nước Trời (13,1-58)
9. Ông Gioan Tẩy Giả bị chém đầu (14,1-12)
10.Đức Giêsu làm nhiều phép lạ và trình bày nhiều giáo huấn khác nhau, gồm:

a. Hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất (14,13-21)
b. Đức Giêsu đi trên mặt nước (14,22-33)
c. Giáo huấn về thanh uế (15,1-20)
d. Chữa lành con gái của người phụ nữ Canaan (15,21-28)
e. Hóa bánh ra nhiều lần thứ hai (15,29-39)
f. Trách cứ những người Pharisêu và Sađốc. (16,1-12)
g. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô. (16,13-28)
h. Đức Giêsu hiển dung (17,1-13)
i. Chữa một đứa trẻ bị kinh phong (17:14-23)
j. Giáo huấn về sự khiêm tốn và sự tha thứ (18,1-35)

 

C. Sứ vụ của Đức Giêsu tại miền Pêrê và miền Giuđê (Mt 19,1 – 20,34)

1. Đức Giêsu dạy về việc li dị và sự tự nguyện sống khiết tịnh. (19,1-12)
2. Người chúc lành cho các trẻ em (19,13-15)
3. Gặp người thanh niên có nhiều của cải (19,16-30)
4. Đức Giêsu kể dụ ngôn thợ làm vườn nho (20,1-16)
5. Người tiên báo cuộc Thương khó lần thứ ba (20,17-19)
6. Mẹ ông Giacôbê và Gioan xin những chỗ đặc biệt cho các con của mình (20,20-28)
7. Chữa lành hai người mù thành Giêrikhô (20,29-34)

D. Sứ vụ của Đức Giêsu tại Giêrusalem (Mt 21,1-25,46)

1. Đức Giêsu khải hoàn tiến vào Giêrusalem (21,1-11)
2. Người giảng dạy và trả lời những vấn nạn (21,12-22,46)
3. Người khiển trách các kinh sư và người Pharisêu (23,1 -36)
4. Đức Giêsu thương tiếc thành Giêrusalem (23,37-39)
5. Đức Giêsu tiên báo sự phá hủy đền thờ Giêrusalem và thời sau cùng (24,1-25,46)

E. Xử án Đức Giêsu (Mt 26,1-27,32)

1. Chúa báo trước cái chết của Người (26,1-2)
2. Các thượng tế và kì mục âm mưu giết Đức Giêsu (26,3-5)
3. Đức Giêsu được xức dầu thơm tại Bêthania (26,6-13)
4. Giuda mặc cả để phản bội Đức Giêsu (26,14-16)
5. Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể (26,17-30)
6. Người báo trước ông Phêrô chối Người (26,31-35)
7. Đức Giêsu cầu nguyện tại vườn Ghếtsêmani (26,36-46)
8. Đức Giêsu bị bắt (26,47-56)
9. Đức Giêsu chịu xét xử trước Caipha và bị kết án (26,57-68)
10. Ông Phêro chối Chúa ba lần (26,69-75)
11. Đức Giêsu bị trao nộp cho Philatô (27,1-2)
12. Giuda trả lại tiền và đi thắt cổ (27,3-10)
13. Đức Giêsu chịu xét xử trước mặt Philatô (27,11-26)
14. Người chịu quân lính nhục mạ (27,27-30)
15. Người được dẫn đi để chịu đóng đinh (27,31 -32)

F. Đức Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá (Mt 27,33-56)

G. Mai táng Đức Giêsu (Mt 27,57-66)

1. Ông Giuse Arimathê xin xác Đức Giêsu (27,57-58)
2. Đức Giêsu được chôn táng trong ngôi mộ của ông Giuse (27:59-61)
3. Ngôi mộ được canh giữ (27,62-66)

H. Phục sinh (Mt 28,1-15)

1. Sau khi nền đất rung chuyển dữ dội, thiên thần Chúa mở cửa mộ (28,1-4)
2. Thiên thần nói với các phụ nữ đi báo tin Chúa sống lại cho các môn đệ (28,5-10)
3. Lời dối trá được bàn bạc để giải thích việc xác Chúa biến mất (28,11-15)

I. Những lời nói sau cùng của Đức Giêsu (Mt 28,16-20)

1. “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (28,16-18)
2. Lệnh truyền trọng đại (28,19-20)

IV. Những chủ đề chính của Tin mừng Mátthêu

A. Vấn đề Nhất lãm

1. Vấn đề Nhất lãm là cụm từ được dùng để nói đến một chuyện khó khăn mà các học giả thường gặp khi nghiên cứu văn bản các sách Tin mừng Mátthêu, Marcô và Luca.

a. Nhiều tác giả cho rằng có sự tương thuộc về văn bản giữa ba sách Tin mừng này.

b. Có một sách Tin mừng nào được viết trước nhất rồi các tác giả khác mượn lại không?

c. Các tác giả đều có lấy từ nguồn chính, gọi là Q (Quelle) không?

d. Các tác giả có cùng thuật lại nguồn từ các khẩu truyền không?

2. Thực ra không có vấn đề gì lớn lao ở đây cả:

a. Kinh Thánh thường nói với chúng ta rằng các tác giả sử dụng những nguồn tài liệu khác nhau để tường thuật Lời Chúa: các chứng nhân, những câu chuyện truyền miệng, các điều đã được ghi chép, v,v….
b. Vào thời kì đầu của Giáo hội, những câu chuyện bình dân về Đức Giêsu, những giáo huấn và phép lạ Người làm, chắc chắn đã được lưu giữ kĩ càng và được chuẩn hóa ngay từ đầu rồi. (x. Ga 14,26)
c. Các tác giả đều viết dưới sự linh hứng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

[1] Thật ra khi tiếp nhận nhiều nguồn tin chung để viết về một nhân vật nổi tiếng là Đức Giêsu, thì chúng ta không lấy làm lạ là giữa các ngài có những điểm tương đồng khi thuật chuyện.

[2] Tuy nhiên giữa các ngài có những khuynh hướng cá nhân và những quan tâm riêng do mỗi cộng đoàn đòi hỏi.

[3] Quả thật, điều đáng phải quan tâm hơn lại là, nếu giữa các ngài không có điểm chung căn bản nào cả.

 

B. Tước Hiệu Con Thiên Chúa/ Con Người

1. Đức Giêsu là Con Thiên Chúa là một chủ đề nổi bật trong Tin mừng Mátthêu (Mt 3,17; 17,5; 16,16; 28,19).
2. Nhưng Đức Giêsu cũng được nói tới như là Con Người, 31 lần trong Tin mừng này (x. Mt 8,20; 9,6; 17,22-23; 24,44, v,v…)
3. Những tước hiệu chủ điểm này cho thấy Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người thật.

C. Nước Trời

1. Mátthêu tường nói về Nước Trời (38 lần).
2. Marcô và Luca thì nói về “Nước Thiên Chúa” với cùng một nội dung như vậy.
3. Từ Hi Lạp chỉ Nước Trời là “basilea”, từ này cũng có nghĩa là uy quyền, sự cai quản, và quyền bính.

a. Thế gian đã bị Satan là thủ lãnh thế gian thống trị (Lc 4,6; Ga 12,31; 14,30)
b. Nhưng Đức Giêsu đã đánh bại Satan và giải thoát mọi người bị nó khống chế (Mt 12,25-30; Lc11,20).

4. Nước Trời (Nước Thiên Chúa) chính là vương quyền của Thiên Chúa ở tại tâm hồn và tâm trí của những con dân của Ngài.

a. Nước Thiên Chúa được thể hiện qua Hội Thánh của Ngài (Đn 2,44; x. Cv 2).
b. Tuy nhiên, Nước Trời không đồng nhất với Hội Thánh.

D. Những bài giảng của Đức Giêsu

1. Tin mừng Mátthêu được sắp xếp theo năm diễn từ:

a. Bài giảng trên Núi (5-7)
b. Giáo huấn cho nhóm Mười Hai (Sứ vụ trong Nước Trời) (10)
c. Các dụ ngôn về mầu nhiệm Nước Trời (13)
d. Huấn dụ về cộng đoàn (Đời sống trong Nước Trời) (18)
e. Giáo huấn về những điều sau cùng (23-25)

2. Nội dung của những bài giảng này thường nói đến những vấn đề căn bản và thực tế trong cuộc sống, Thí dụ các chương 5-7, 18.

3. Những vấn đề khó khăn khác cũng được đề cập đến, Thí dụ chương 24.

 

print