Tìm Hiểu Sách Giôen

print

Tìm Hiểu Sách Giôen

Giôen được nhiều học giả coi là một trong những ngôn sứ đến với chúng ta sớm nhất. Có thể khi còn trẻ ông biết cả hai ngôn sứ Êlia và Êlisa.

Lý lịch cá nhân của ông được ghi lại đúng một dòng “Lời Đức Chúa ngỏ với ông Giôen, con ông Pơthuên (Giôen 1:1). Tên của ông có nghiã là “Giavê là Thiên Chúa của tôi” . Sứ vụ của ông là ở Giuđa. Chúng ta nhớ lại sứ vụ của Hôsê là làm ngôn sứ cho Israen.

Giôen được gọi là ngôn sứ của “ sự hồi sinh tôn giáo”. Ông biết rằng sự hồi sinh phải theo sau sự thống hối. Ông cố gắng mang dân chúng đến với sự thống hối. Chúng ta sẽ tìm thấy lối đến tới ngai ân sủng và nhận ra sự hiện diện của Chúa Thánh Thần khi chúng ta thực lòng thống hối.

Đất Israen bị dịch cào cào châu chấu tàn phá hết tất cả những gì có màu xanh nên trông rất thê thảm. Giôen tin rằng đó là sự trừng phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi của dân Ngài. Ông là ngôn sứ đầu tiên tiên báo vềsự tuôn đổ ơn Chúa Thánh Thần trên mọi xác phàm (3:1). Giôen xuất hiện trước Hôsê một chút, chỉ khác là ông tuyên sấm cho vương quốc miền nam là Giuđa, còn Hôsê thì tuyên sấm cho những bộ tộc ở phiá bắc. Sứ điệp của ông cũng được gởi tới cho tất cả chúng ta hôm nay.

NẠN DỊCH – LỜI CẢNH BÁO (Giôen 1)

Nạn đói kinh hoàng bởi nạn dịch cào cào châu chấu tiếp theo sau là cơn hạn hán kéo dài tàn phá đất đai.

Dân chúng và các đàn gia súc chết vì thiếu thức ăn và nước uống.

Dùng sự trừng phạt của nạn dịch cào cào châu chấu ông kêu gọi dân chúng thống hối. Ông muốn tránh cho họ sự trừng phạt lớn hơn bởi tay của những đội quân tàn ác. Châu chấu cào cào là một thí dụ và sự báo trước về hiểm họa sẽ đến.

Vẽ lại chi tiết nạn dịch cào cào châu chấu, ông kêu gọi các kỳ mục chứng nhận sự kiện này là sự kiện chưa từng xảy ra bao giờ trước đây (1:2). Những tay bợm nhậu bị ảnh hưởng rất lớn vì vườn nho bị phá huỷ(1:5). Các tư tế không có thịt để tế lễ, không có rượu để cử hành lễ tưới rượu (1:9). Súc vật bò chiên kêu la gàor ống trên cánh đồng (1:20). Giôen thúc dục dân chúng ăn chay thống hối (1:13).

Giôen kêu gọi dân chúng tìm hiểu nguyên nhân của tai ương. Họ phải than khóc với lòng thống hối thực sự nếu muốn được tha cho sự trừng phạt nặng hơn (2:12-17). Trong tình trạng cấp bách, họ sẵn sàng nghe lời bất cứ ai có thể giải thích cho họ về cảnh ngộ khốn khó của họ. Đây là thời điểm tốt nhất cho nhà thuyết giảng,vì chính bây giờ, trong lúc tuyệt vọng, người ta mới quay về với Chúa.

ĂN CHAY – LỜI HỨA (Giôen 2-3)

Tiếng rúc tù và gọi dân chúng tụ họp cho một cuộc chay tịnh lớn lao mở đầu cho chương này (2:1). Mọi người già trẻ lớn bé đều có mặt. Ngay cả những cô dâu chú rể trong ngày cưới cũng hiện diện (2:16). Các tư tếđến trong tấm áo vải thô đen, và cúi gập mình xuống đất và kêu cầu với Chúa trong cung thánh “Lạy Đức Chúa xin rủ lòng thương xót dân Ngài” (2:17), và nói với dân chúng “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em” (2:13). Đây là biến cố mang dân trở về với Chúa.

Cào cào châu chấu làm vườn điạ đàng biến thành hoang điạ (2:3). Nếu ai chưa nhìn thấy bao giờ thì đoàn quân cào cào châu chấu là một hiện tượng kỳ vĩ. Chúng đầy kín bầu trời và làm bầu trời tối đen như nhật thực (2:2). Chúng lan tràn hàng dặm trên mặt đất. Đội quân “lính” với những thủ lãnh đi tiên phong, phá huỷhết những gì có màu xanh. Trong vòng vài phút mỗi cọng lá ngọn cỏ bị cắn rụi. Một số khác tước sạch vỏ của thân và cành cây (1:6-7). Dân chúng đào mương rãnh và đốt lửa rồi đập chết và thiêu cháy từng đống côn trùng,nhưng những cố gắng đó hầu như vô dụng. Đất đai bị châu chấu tàn phá cần phải nhiều năm mới hồi phục lạiđược. Tiếng bay của chúng có thể nghe xa cả dặm giống như tiếng lửa cháy bừng bừng (2:5). Vùng đất mà chúng đi qua trông giống như bị lửa đốt cháy (2:3). Sau khi cắn sạch vùng quê chúng vào các đô thị, và giống như người cỡi ngựa đưa thư, chúng hành quân vào nhà cửa và ăn bất cứ cái gì chúng có thể ăn được (2:4, 7-9).Thiên Chúa hứa, Ta sẽ bù lại cho các ngươi những năm mất mùa vì sạt sành và hoàng trùng, cào cào và châu chấu (2:25), trở nên rõ nét hơn trong tâm trí khi người ta nhìn thấy cảnh tượng hoang tàn do côn trùng cắn phá gây nên.

Lời Hứa của Lễ Ngũ Tuần

Vị ngôn sứ bảo đảm với dân chúng rằng Chúa sẽ gởi cả lòng khoan dung tức thời (2:18-27) lẫn phúc thiêng lâu dài (2:23-27). Vâng, và Chúa sẽ gởi sự giải thoát đến từ bầu trời! “Sau đó, Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm. Con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, người già được báo mộng, thanh niên thì thấy thị kiến. Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ thần khí Ta trên tôi nam tớ nữ” (3:1-2). Đấy là sấm ngônvề ngày Lễ Ngũ Tuần (Lễ Hiện Xuống).

Sự giải thoát thiêng liêng là lời hứa chính của sách Giôen. Các ngôn sứ khác tiên báo chi tiết liên quan đến đời sống của Chúa Kitô nơi trần thế, ngay cả về sự cai trị tương lai của Ngài. Đối với Giôen, ông chú trọng đến việc bảo cho ta biết là Ngài sẽ đổ Thần Khí của Ngài trên mọi xác phàm. Ông nói rằng phúc lành sẽ chảy ra từ Giêrusalem (2:32; 3:18). Sấm ngôn được nói khẳng định này đã được xảy ra trọn vẹn trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Thánh Phêrô nói, Đó là điều đã được ngôn sứ Giôen nói đến (CVTĐ 2:16). Quý vị nên đọc thêm chương 2 của sách Công Vụ Tông Đồ.

Có một bài học cho chúng ta ở đây. Giáo hội đang ở trong tình trạng hoang vắng. Nó bị những kẻ thù tinh thần xả đầy rác như được tả trong Giôen 1:4. Đói kém và hạn hán ở mọi mặt. Nên các Kitô Hữu được kêu gọi phủ phục trước mặt Chúa với lòng ăn năn thống hối thực tình. Sự thống hối ăn năn phải bắt đầu từ các mục tử và các kỳ lão. Nếu chúng ta trở về với Chúa, Ngài sẽ thực hiện lời hứa của Ngài cho chúng ta bằng việc đổtràn Thánh Thần của Ngài và sẽ phục hồi những năm tháng cào cào châu chấu đã ăn mất. Nhu cầu khẩn thiết cho cả mục tử lẫn con chiên hôm nay là quyền năng của Chúa Thánh Linh.

Ngày của Chúa

Ngày của Chúa, được nói đến năm lần trong cuốn sách ngắn này, và nó có ý nói về sự trừng phạt. Nó nói về một chuỗi trừng phạt – cào cào châu chấu hiện tại, đội quân xâm lăng đang sắp tới như là chiếc roi của ThiênChúa quất trên đất nước, và cuối cùng ngày cuả Chúa được diễn tả trong chương 4 của sách Giôen. Ngày củaChúa là thời điểm từ sự trở lại của Chúa trong vinh quang cho đến trời mới đất mới. (Đọc Isaia 2:17-20; 3:7-19;4:1-2; 13:6-9; Giêrêmia 46:10; Malakhi 4:5; 1Corintô 5:5; 1Thêxalônica 5:2; 2Thêxalônica 2:2; 2Phêrô 3:10).Ngày của Chúa ít nhất là một nghìn năm dài (Đọc Khải Huyền 20:4).

PHÚC LÀNH – TƯƠNG LAI (Giôen 4)

Chỉ có Thiên Chúa mới có thể nói cho Giôen biết sự trở về của người Dothái từ chốn lưu đày. Giôen chẳng những nhìn thấy việc hồi hương từ Babylon mà còn thấy sự tụ họp cuối cùng của dân Do thái từ nhữngquốc gia ngoại bang. Ông cũng nói đến sự trừng phạt các lân bang sau trận chiến tại cánh đồng Chung Thẩm (4:2-7). (Đọc Máthêu 25:32 và Khải Huyền 19:17-21). Ngày mà con người quyết định đã qua rồi. Giờ định mệnh của Thiên Chúa đã đến.

Sau khi Israen được phục hồi và các quốc gia trên mặt đất bị xét xử (4:1-2) thì vương quốc muôn đời sẽ được thiết lập (4:20). Lần nữa Palestine, đất hứa, sẽ trở thành trung tâm quyền lực và nơi tụ họp của các nước cho việc phán xét. Chúa Kitô sẽ trở lại để thiết lập sự cai trị của Ngài. Thiên Chúa sẽ ngự trong Sion (4:17).

Vietcatholic Perth