Xin Cho Con Một Trái Tim Biết Lắng Nghe: Bài 4-6
John Toai mi
Bài 4: Người Môn Đệ Trưởng Thành Đồng Thận Để Cho Đi
Bài 5: Cho Đi Cái Chết Của Mình Để Cho Chúa Biến Đổi
Bài 6: Trưởng Thành Trong Sự Lắng Nghe – Để Cưu Mang Chúa.
Bài 4: Người Môn Đệ Trưởng Thành Đồng Thuận Để Cho Đi
Thách đố từ sự thành công
+ Thời gian của người môn đệ trưởng thành dài hơn chúng ta thường nghĩ – dài nhất trong hành trình của đời người!
+ Khủng hoảng các thể loại : sẽ tìm đến chúng ta
+ khủng hoảng / nguy cơ không phải để đánh gục chúng ta, nhưng là lời mời gọi để chúng ta hiểu sâu hơn, cảm thông hơn và quảng đại hơn, trưởng thành hơn
Đồng thuận để cho đi chính mình
- Chính là chấp nhận mình mất đi không phải cho đi từ những sự dư thừa, hay của cải
- Nhưng chính là cho đi cuộc sống của mình vào cuộc đời ai đó: Chúa, anh em, tha nhân
- Đó cũng có thể là hành động cụ thể giúp ai đó tìm lại được sự sống, ngang qua sự hi sinh và cho đi của mình
- Đó là nhận lấy vai trò của người anh Cả Giêsu – không phải là người anh cả trong câu chuyện người Cha nhân hậu
- Phúc âm cho chúng ta 6 lời mời gọi để trở nên người môn đệ trưởng thành : ( Theo cha Ron Rolheiser)
I, Tìm Chúa trên hành trình Emmaus (Lk 24,13-35)
Như nhà Thần Học Gia Edward Schillebeeck trả lời tại Đại Học Louvain: Đâu là câu Kinh Thánh cần thiết để sống đức tin trong thời đại hômg nay: Hành Trình Emmaus
+ Khi mà hai môn đệ chán nản bỏ về, Chúa đi bên cạnh họ mà họ không biết
+ Họ bỏ đi khỏi Jerusalemước mơ vinh quang của người môn đệ, giáo hội, và cũng là nơi Chúa chịu đóng đinh
+ Họ đi về Emmaus một nơi để trốn, để tìm nguồn an ủi…
+ Các môn đệ chưa bao giờ đến nơi họ muốn đến
- Vì Chúa đã đi với họ, đã nghe những đau khổ, thất vọng của họ, và giải nghĩa nó bằng chính Lời Chúa
- Suy nghĩ của họ được xây dựng lại với ý nghĩa mới qua lời giải nghĩa của Chúa Giêsu đi với họ trên một đoạn đường
- Ngày nay nhiều người trẻ cũng mất niềm tin vào Giáo Hội, họ mất đức Tin, thất vọng, bỏ bê… vì hình ảnh Chúa, hình ảnh Giáo Hội đã bị đóng đinh vào thập giá bởi những scandals, bởi ảnh hưởng của thế tục.
- Chúa vẫn ở đó, Chúa đã sống lại và đi cùng nhưng họ không biết
- Kể cả chúng ta, để trưởng thành sâu hơn, chúng ta cũng cần nhìn mình dưới chiều kích của Emmaus: khi thất vọng, đi trong bóng tối chúng ta được mời gọi để xây dựng lại tầm nhình của Chúa, và của Giáo hội
- Đồng thuận cho đi chính mình:
Lúc này là thôi nắm lấy những ý riêng của mình, nhưng để cho Chúa dẫn dắt. Để cho Chúa mở lại tầm nhìn đúng của mình về mình và tha nhân
Lúc này là lúc chúng ta cũng có thể đi với người anh em trên một đoạn đường, trong lúc họ bối rối, lo âu và thất vọng, và giúp khơi dậy nhiệt huyết và can đảm để họ có thể quay lại Jerusalem
Là lúc chính chúng ta cũng can đảm cho mình được bẻ ra tại bàn tiệc, vì chỉ có hành động của bí tích Thánh Thể người môn đệ mới nhận ra Chúa
II. Ở lại với Thầy như Phê-rô, khi mà tất cả đều khuyên ngược lại
- Cả con nữa, con có muốn bỏ thầy không (Gn 6, 67-69)
- “bỏ thầy con biết theo ai?”
- Có những lúc, có thể chúng ta cũng như Phêrô, thà bỏ đi cho rồi! Lời của thầy khó nghe quá, thập giá thầy vác con chẳng muốn vác.
- Nhưng rồi chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng…. Thập giá nếu không vác với thầy, thì ngoài kia ai sẽ vác với mình ( có ai không theo thầy mà khỏi đau khổ đâu?)
III. Lên đường như “Con Vua Đavid” – nhưng cũng như “con một Chúa” (Mt 15:21-28)
- Chúa Giêsu đến địa hạt Tia/ Sydon – Gặp người phụ nữ Phê-nê-xi – xứ Xyria.“lạy Ngài là con Vua David xin rủ lòng thương tôi” Thầy chỉ được sai đến với con chiên lạc nhà Israel!
- “Thưa Ngài, lũ chó con cũng được ăn những mãnh vụn…”
Giả sử như chúng ta đã dạy giáo lý cho 10 người, phút chót trước khi rửa tội, một người thứ 11 ở đâu đó đến xin ?
Chuẩn bị, đúng người, đúng đối tượng thật cần thiết nhưng đến một lúc nào đó, chúng ta nhận ra rằng chúng ta không chỉ được sai đến với con chiên lạc của nhà mình – mà là tất cả nhân loại – con của Chúa
Làm sao để cả lương và giáo đều có cơ hội được ơn của Chúa! Tính linh động và uyển chuyển của chúng ta đến đâu?
IV. Đáp trả lại lời mời gọi: hãy nên hoàn hảo như Cha trên trời (Mt 5,48)
- Không phải là hoàn hảo như một người cầu toàn.
- Nhưng là hoàn hảo của lòng thương cảm và tha thứ
- Cũng như mặt trời của Chúa, soi chiếu trên cả người lành và kẻ dữ
- Chúa yêu chúng ta khi chúng ta tốt, nhưng con nghĩ Chúa cũng yêu chúng ta khi chúng ta xấu.
- Vậy tại sao phải tốt? Thưa chúng ta nên tốt hơn vì đó là hệ quả của tình yêu – không phải là điều kiện để được yêu
- Đến một lúc nào đó, khi chúng ta có thể giúp cho người ngoại giáo, người bên lương, cũng hiểu rằng chúng ta cũng yêu mến họ vì Chúa vẫn yêu thương họ – lúc đó chúng ta là người môn đệ trưởng thành
V. Bữa tiệc ly – biểu tượng của Tình Yêu hoàn hảo (Gn 13, 1-17)
- Với thánh Gioan : đó là giây phút Chúa cúi xuống rửa chân cho các môn đệ: biết rằng ngay sau đó họ vẫn chối bỏ và bán đứng mình.
- Chúa kết nối những sự chia rẽ của chúng ta bằng chính chậu và khăn để thanh tẩy chúng ta
- Trong một thế giới còn quá nhiều phân cực, khi mà người trẻ có khuynh hướng chia rẽ nhau… phải chăng điều người môn đệ trưởng thành như chúng ta cần làm, là cúi xuống rửa chân
- Để rửa được như Chúa, chúng ta cũng phải biết cởi chiếc áo ngoài: biểu tượng của tự hào, quyền lực, địa vị
Tìm đồng xu bị thất lạc/ và con chiên lạc (Lc 15,1-10)
- Chúng ta sẽ không thể hoàn hảo, không thể trưởng thành nếu chúng ta chỉ bằng lòng với 99 con chiên, hoặc vởi 9 đồng xu
- Hoàn hảo, là không sót một ai trong đàn chiên của Chúa.
- Sự cho đi của người môn đệ trưởng thành – là lên đường tìm đến những con chiên lạc để đưa chúng về. Sẽ không có niềm vui nếu bầy chiên còn thiếu
Sống bí tích rửa tội của Chúa Giêsu – chứ không chỉ của Gioan
- Chúng ta dễ bị cám dỗ chỉ dừng lại ở bí tích rửa tội của Gioan Tẩy Giả: đó là chỉ dừng lại ở việc kêu gọi mọi người hoán cải
- Một thần học gia viết:
Gioan có thể chỉ ra tội, nhưng không thể giải thoát khỏi tội
Gioan có thể lên án vị Vua, nhưng không thể thay thế vua
Gioan có thể thanh tẩy tội, nhưng không thể mặc áo trắng cho người đó
Chỉ có Con Thiên Chúa – Đấng Xoá Tội Trần Gian …
Rửa tội của Chúa Giêsu
- Là rửa vào trong cộng đoàn ân sủng,
- Vượt lên trên ước muốn con người
- Nhưng là đem người đó vào trong cộng đoàn đức tin – và kín múc sức mạnh của Chúa Giêsu , từ niềm tin của anh chị em trong cộng đoàn
- Rửa tội của Chúa Giêsu – là giúp cho anh chị em của chúng ta thông phần vào chức vụ: Tư tế – Tiên tri – và Vương đế của Chúa
- Thế nhưng, bao nhiêu người giáo dân của chúng ta hiểu được vai trò này? Họ được tham dự và sống thế nào như là một tư tế, tiên tri và vương đế trong chính giáo xứ của chúng ta?
VI. Cùng với các môn đệ trong nhà để chờ Chúa (Lc 24-49 ; Cv 1:12-14)
- Như là một lời mời gọi, quay trở lại Jerusalem và chờ gặp Ngài
- Có lẽ các môn đệ thời ấy cũng rất thất vọng, chờ đợi không biết đến bao giờ… có Tôma còn chán nản bỏ đi…
- Họ chỉ có thể gặp Chúa, khi họ cùng ngồi với nhau trong cầu nguyện đây là bằng chứng giúp chúng ta vượt qua cám dỗ của việc rút lui, cô lập mình, tự cho rằng một mình mình là đủ
- Với sự suy giảm của ơn gọi, của những người tin Chúa, điều chúng ta có thể làm là cùng với các anh em – quay lại phòng, cùng nhau cầu nguyện và chờ đợi Ngài
- Khi không biết phải làm gì, cách tốt nhất là vẫn tiếp tục tham gia các cuộc gặp gỡ để được dưỡng nuôi, để tiếp tục chờ tác động của Chúa Thánh Thần
Lời mời gọi của Chúa với người Thanh Niên Giàu Có: (Mc 10, 17-20; Mt 19,16-22; Lc 18,18-23)
- Thưa thầy con phải làm gì để được vào nước trời
- Và chúng ta biết, anh ấy đã ra đi buồn rầu, vì anh ta có nhiều của cải!
- Anh ta đến với Chúa như một người giàu có, vui mừng vì những gì mình đã giữ gìn, những luật mà Chúa dạy – anh ta quay lưng đi, như một người giàu có nhưng buồn rầu vì những gì anh ấy không thể buông bỏ
Câu chuyện của các giáo phụ trong sa mạc
- Viện phụ Lot đến gặp viện phụ Joseph: thưa cha con đã giữ những luật nhỏ nhất có thể, con cầu nguyện trong thinh lặng, con thanh tẩy mình khỏi những suy nghĩ xấu và bất chính, con ăn chay… vậy bây giờ con phải làm gì nữa?
- Viện phụ Joseph đứng dậy, đưa tay lên trời và ngón tay ngài rực sáng như lửa… ngài nói Lot: Tại sao không trở thành lửa tất cả???
Câu chuyện của ngày nay
- Một nhóm linh mục 5 anh em gặp nhau sau cuộc tĩnh tâm trong căn phòng nhỏ, họ có thức ăn, có snack, có bia… nhưng trước khi ăn, họ dành 1 giờ chia sẻ với nhau về những khó khăn, những thất bại của họ, rồi những yếu đuối của họ, như là xưng tội… một cách chi tiết tất cả những điều sai trái mình đã làm từ lần gặp nhau trước đó… chỉ sau khi cùng thú tội, họ mới bắt đầu vui vẻ ăn với nhau.
- Người lãnh đạo tâm sự:
- Tôi đã lập nhóm này được 4 năm, sau khi nhận ra rằng mình là linh một tốt nhưng chưa nên thánh!
- Mình được đức cha sai đến coi 4 họ đạo hẻo lánh.
- Mình giúp được nhiều giáo dân, xây dựng nhiều chương trình cho người nghèo,
- Mình cũng quảng đại với yếu đuối của nhiều người,
- Mình lăng xả vào công việc, họp hành, bận rộn… mình thấy mình là linh mục tốt, mình muốn noi gương mẹ Teresa, nhưng sâu tâm hồn mình thấy không được thoả mãn, mình vẫn còn có gì đó tức giận, mình phàn nàn nhiều về những thiếu sót xung quanh mình…
- Rồi với ít tiền có được mình thỉnh thoảng tự thưởng cho mình bằng cách mua đồ công nghệ mới, đi hành hương, đi du lịch…
- Những thứ này, không có gì xấu, nhưng mình nhận ra mình đang tìm cách bù trừ , có khi mình còn … âm thầm tự sướng, và mình thấy mình vẫn ổn, những thứ đó làm mình có thể tiếp tục làm mục vụ
- Cho đến một ngày ba mình mất! Mình cảm thấy xấu hỗ, trên đường về sau khi chôn ba mình, mình tự hứa với lòng mình phải là linh mục nên thánh, không chỉ dừng lại ở linh mục tốt!
- Mình bắt đầu từ bỏ những lỗi nhỏ, những tật xấu của bù trừ
- Nhưng mình đã khờ dại, cho rằng mình tự làm được mình vẫn quay lại con đường cũ cho đến lúc mình gặp lại người linh mục bạn thân, tâm sự những khó khăn và ước muốn tốt hơn
- Từ đó, anh em gặp nhau thường xuyên, nói ra những yếu đuối của mình một cách công khai, và cầu nguyện cho nhau… từ từ nhóm lớn hơn dần….
- Những tật xấu từ đó cũng giảm dần…
Thanh niên giàu có/ viện phụ Lot/ và linh mục thống hối?
- Tất cả đều có một điểm chung: họ, chúng ta… ráng sống tốt.
- Nhưng người thanh niên giàu có, quay về buồn, không phải quay về xấu đi, nhưng buồn – buồn vì anh đã bỏ lỡ cơ hội nên thánh
- Có câu nói của các thánh nhân “nỗi buồn duy nhất của chúng ta, đó là nỗi buồn không được nên thánh
- Vị linh mục chia sẻ: “đôi lúc tôi hình dung cuộc đời tôi như là căn nhà có 30 phòng, tôi cho Chúa 27 phòng, tôi giữ lại 3” – Hoán cải với tôi giờ đây là có thể cho đi 3 phòng còn lại cho Chúa
- Có khi chúng ta đã cho 90% cuộc đời cho Chúa, nhưng chúng ta vẫn giữ lại 10% – Trở thành lửa hết – nghĩa là đồng thuận để cho Chúa lấy đi phần còn lại
Chúng ta còn lại gì?
- Cũng như người giàu nọ… đã cho Chúa gần như tất cả? Nhưng Chúa muốn nơi anh ta là cái gì?
- Thưa – Chúa nói hãy cho tất cả những gì còn lại cho Chúa
- Cái gì chúng ta đang giữ lại cho mình?
- Đâu là căn phòng còn lại? 10% còn lại của mình mà mình chưa sẵn sàng trao cho Chúa?
Bài 5: Cho Đi Cái Chết Của Mình Để Cho Chúa Biến Đổi
Gn 19:28-35 Consent to be transformed: đồng thuận để cho Chúa biến đổi – Cho đi cái chết của mình
Giai đoạn 1 – Đồng thuận với những điều tốt lành cơ bản trong cuộc sống
Giai đoạn 2 – Đồng thuận với những ân sủng và năng lượng để mình được phát triển
Cuộc chiến để khẳng định mình, tìm được mình, với các địa vị và hoài bão mình mong muốn
Giai đoạn 3 – Đồng thuận để mất đi –
Cuộc chiến để có thể cho đi chính mình vào cuộc sống – giúp ai đó được sống
Giai đoạn 4 – Đồng thuận để cho Chúa biến đổi
Cuộc chiến để cho đi “cái chết của mình”
Đối với Cha Thomas Keating và các nhà linh đạo : Đây là giai đoạn khó khăn nhất mà ai trong chúng ta cũng phải chiến đấu
Vì :
- Chúng ta không biết được nó sẽ là gì?
- Chúng ta hoàn toạn thụ động!
- Có khi nó vượt sức chịu đựng của một con người!
- Và để Chúa hành động và biến đổi mình thật sự không phải dễ! vì đôi khi nó là một sự nhục nhã
Henri Nouwen
- Có một thứ gọi là cái chết lành. Chúng ta có trách nhiệm với cách mà chúng ta chết. Nghĩa là, chúng hoặc là chọn bám lấy sự sống bằng mọi giá – như thể là chết không có gì khác ngoài sự thất bại, hay buông cuộc sống ra trong tự do để cho chúng ta có thể được trao cho tha nhân như là nguồn mạch của Hy Vọng
Cha Henri Nouwen
- Trong thời gian cuối đời, ngài chuyển từ câu hỏi:
- Tôi phải sống thế nào để cuộc đời tôi là một đóng góp cho xã hội, cho tha nhân?
- Sang câu hỏi: Tôi phải sống thế nào để khi toi chết, cái chết của tôi là một sự chúc lành cho gia đình, bạn bè, giáo hội và cho thế giới
Cuộc Khổ Nạn Của Chúa – Khuôn Mẫu Của Việc Cho Đi Cái Chết Của mình
- Chúa Giêsu sống cho chúng ta / và chết cho chúng ta
- Chúa cho cuộc đời của Chúa cho chúng ta qua hoạt động của Ngài: rao giảng chữa lành
- Chúa cho cái chết của Chúa cho chúng ta: qua sự bị động và khổ đau: Passion
Passion của Chúa Giêsu – là Passivity (Bị Động)
- Tiếng Latin – Passion nghĩa là Passio – Passivity: Sự Thụ Động
- Chúa cho chúng ta cái chết của Chúa ngang qua sự thụ động –
- Cũng như Chúa cho cuộc sống của Chúa cho chúng ta ngan qua những hoạt động và lời rao giảng của Chúa
Passion của Chúa Giêsu
- Trong Tin mừng – từ lúc Chúa sinh ra – đến vườn cây dầu: chúng ta nhìn thấy hình ảnh Chúa Hành Động: rao giảng, chữa lành, làm phép lạ, an ủi…
- Đến lúc Chúa bị bắt: các động từ trong đó là: Chúa bị điệu ra trước quan toà, Chúa bị đánh đòn, bị đội mão gai, bị đóng đinh: Tất cả mọi chuyện xảy đến đều là người ta làm cho Chúa!
- Chúa thụ động – như một bệnh nhân trên giường bệnh
Patient (Bệnh nhân) cũng có gốc từ – Passio
- Hình ảnh của bệnh nhân Covid.
- Của anh em linh mục nằm trên giường bệnh
- Các cha cao niên ở giai đoạn cuối đời
Tất cả nhắc chúng ta về một sự đồng thuận mà tất cả chúng ta ai cũng sợ hãi: Đối diện với cái chết của mình
Cũng như Chúa ở vườn cây dầu thốt lên “Nếu được, xin Cha cất cho con chén này, nhưng đừng theo ý con”
Điều làm cho chúng ta sợ hãi nhất là khi mình hoàn toàn phụ thuộc
Nhưng tại sao cho cái chết! Và chúng ta nhận được gì từ cái chết?
Cái chết của Chúa
- Gn 19, 30 : Nhắp xong giấm, Đức Giê-su nói mọi sự đã hoàn tất – “Rồi người gục đầu xuống trao Thần Khí”
Chính cái chết của Chúa trên thập giá chúng ta lãnh nhận được Thần Khí
- Gn 19, 34 : Khi người lính lấy lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn Chúa (Sau khi ngài đã trút Thần Khí) : ”Tức thì máu và nước chảy ra”
Ngang qua cái chết của Chúa, Chúa cho chúng ta nước và máu! Các nhà thần học coi đây là một biểu tượng: của sự sống (máu), thanh tẩy và làm thoả cơn khát (nước), nhìn thấy sự sống khi người mẹ sinh con (nước và máu)
Từ người tự quyết – sang phụ thuộc
- Đối với linh mục chúng ta, khi trước nay chúng ta là người lãnh đạo, là người quyết định gần như mọi thứ trong cuộc đời mình và người giáo dân thập giá lớn nhất vẫn là khi phải giang tay cho người khác dắt mình đi… Hành động trên thân xác của mình Cho ăn, mặc, tắm giặt….
Gióp “Trần truồng tôi sinh ra từ lòng mẹ, trần truồng tôi sẽ ra đi. Thiên Chúa ban cho, Thiên Chúa lấy đi, xin ngợi khen danh Chúa”
Nếu từ thời sơ sinh đến trưởng thành – tất cả những gì chúng ta làm là thu gom, tích góp, xây dựng
Đến cuối đời… tất cả những gì chúng ta làm là để lại và tay không quay về với Chúa – trần truồng như cách mình sinh ra
T.S Eliot : Cuộc chiến cuối cùng – của mỗi chúng ta về phần cuối của cuộc đời như thể là chúng ta phải rời xa gia đình một lần nữa. “Cái kết cũng là nơi mà chúng ta
đã bắt đầu”
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II
- Ngài đi qua những năm tháng còn lại của đời mình, như là một bằng chứng của việc sống “cái chết”của mình một cách công khai trước thế giới, một con người mỏng dòn, chết dần… nhưng qua cái chết công khai đó ngài cho thế giới một cái gì đó đặc biệt… mà một người trẻ, đẹp, mạnh mẽ không thể cho được: cái chết của mình
Mầu nhiệm của việc cho và nhận Thần Khi
- Có đôi khi chỉ sau khi một người thân của chúng ta ra đi, chúng ta mới thật sự hiểu hết về người đó
- Và rất nhiều người sau cái chết của họ, là khí cụ, và động lực để người khác sống và cho đi một cách can trường : Gương của các thánh tử đạo Việt Nam, Đức Hồng Y Thuận – Cái chết của các ngài là bằng chứng xác tín về Đức Tin – và cách chúng ta phải cho đi cái chết của mình
Những hình ảnh của cho đi cái chết
- Người bạn tên Gary Smuckler,, một luật sư người Do Thái – Tôi muốn tôi chết một cách đúng đắn nhất
- Ngô Đình Lệ Quyên
- Có khi ngang qua cái chết của mình – Chúa sửa mọi sự cho đúng
(một vài hình ảnh và biến cố gần đây)
- Một linh mục Nhận được sự sống khi một người bệnh nhân hiến thận
- Tấm gương của các bậc tiền bối trong Giáo Hội
10 Tiêu chuẩn cuả người môn đệ trưởng thành (Ron Rolheiser )
- Sẵn sàng đón nhận và mang lấy ngày càng nhiều những vấn đề phức tạp của cuộc sống với lòng thấu cảm. Thực tế có rất ít điều trong cuộc sống, và ngay cả những gì diễn ra trong chính tâm hồn, trong động cơ của chúng ta chỉ là trắng hoặc đen! Hoặc chỉ là thế này hoặc là thế kia! Hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu! Đa số trong mọi sự vẫn ẩn chứa những góc khuất, những lệch lạc và thiếu sót. Trưởng thành mời gọi chúng ta nhìn, hiểu và chấp nhận sự phức tạp của cuộc sống với lòng thương cảm, như Chúa Giê-su, giọt nước mắt của chúng ta là giọt nước mắt khóc cho những gì còn tồn đọng trong con người vốn không thể hoàn toàn vẹn sạch, và cho chính mỗi tâm hồn đầy phức tạp của chúng ta.
- Biến đổi sự ghen tỵ, giận dữ, cay đắng, và hận thù thay vì tiếp tục truyền tải chúng! Tất cả những nỗi đau hoặc căng thẳng mà chúng ta đang có nếu không được biến đổi thì sẽ tiếp tục được chuyển tải đến người khác. Khi đối diện với bất cứ sự đố kỵ, giận dữ, cay đắng và hận thù nào đó, chúng ta phải giống như cái máy lọc nước, lưu giữ những chất độc hại bên trong và chỉ trao trả dòng nước tinh khiết. Không thể để những điều đó biến mình trở nên giống như sợi dây điện, liên tục truyền dẫn những năng lượng tiêu cực đi qua con người mình và đến với người khác.
- Hãy để cho sự đau khổ làm mềm thay vì làm cứng lòng của mình. Đau khổ và nhục nhã là điều không thể tránh khỏi trong cuộc đời mỗi người chúng ta, trong mọi chiều kích của cuộc sống, nhưng cách chúng ta đối diện với chúng bằng lòng bao dung và tha thứ hoặc với sự cay đắng sẽ quyết định mức độ trưởng thành và tính cách của mỗi con người. Đây có lẽ là bài kiểm tra về đạo đức mang tính quyết định nhất trong cuộc sống mỗi người. Liệu sự nhục nhã sẽ khiến tâm hồn chúng ta thêm mềm mại và thương cảm hay thêm cứng cỏi và khô cằn?
- Tha thứ. Vào ngày sau hết chỉ sẽ còn một điều kiện duy nhất để chúng ta được vào nước Thiên Đàng, (và sống với cộng đồng nhân loại), đó là sự tha thứ. Có lẽ thách đố lớn nhất để sống nửa đời còn lại của mỗi chúng ta chính là tâm thế tha thứ. Tha thứ cho những ai đã làm tổn thương chúng ta, tha thứ cho chính chúng ta vì những yếu đuối và giới hạn của bản thân, và thậm chí tha thứ cho cả chính Chúa của chúng ta, vì những gì đang xảy ra trên thế giới hôm nay không khác gì một cuộc thử thách và Ngài đã đặt để chúng ta vào trong một viễn cảnh đầy bất công và hiểm nguy! Sự đòi buộc lớn nhất về đạo đức dành cho tất cả chúng ta đó là không phải chết trong cay đắng, chết với tâm hồn giận dữ và trái tim không biết tha thứ.
- Sống với lòng tri ân! Là một vị thánh nghĩa là một người được thúc đẩy bởi lòng tri ân, không hơn không kém. Đừng để cho lòng mình phải bị che khuất/ và lừa dối bởi những lời mời gọi về nhiệt huyết cho sự thật, công lý, cho Giáo hội hoặc ngay cả cho Chúa mà thiếu lòng biết ơn trong đó. Nên thánh nghĩa là tri ân! Và khi không có lòng tri ân, chúng ta có thể làm nhiều thứ tưởng chừng như là tốt nhưng bằng một động cơ sai hoàn toàn.
- Chúc lành nhiều hơn và chúc dữ ít hơn. Chúng ta trưởng thành hơn khi chúng ta định nghĩa mình dựa trên những gì mình là, hơn là những gì mình chống đối. Đặc biệt khi, như Chúa Giê-su, chúng ta luôn nhìn đến tha nhân và nhìn nhận tất cả là những người được Chúa chúc phúc (“Blessed are you”) hơn là chúc dữ (“anh nghĩ mình là ai”)
- Khả năng nhìn và đánh giá tích cực, thay vì chỉ trích lên án định nghĩa mức độ trưởng thành của chúng ta.
- Sống ngày càng minh bạch và chân thật hơn. Chúng ta càng giấu bệnh bao nhiêu thì chúng ta càng bệnh nặng bấy nhiêu, và chúng ta càng minh bạch bao nhiêu chúng ta càng lành mạnh bấy nhiêu. Do đó chúng ta cần (như là cách nói của Martin Luther), “phạm tội một cách can đảm và chân thật”! Trưởng thành không có nghĩa là không bao giờ sai sót hay là hoàn hảo, nhưng có nghĩa là chúng ta trở nên trung thực trong mọi giây phút.
- Cầu nguyện mãnh liệt với tâm cảm và mang đầy phụng vụ: năng lượng chúng ta cần để có thể sống tâm tình tri ân không nằm ở sức mạnh của ý chí, nhưng ở ân sủng và cộng đoàn. Chúng ta có thể tiếp cận qua đời sống cầu nguyện. Mức độ trưởng thành của chúng ta cũng được đo lường trên cách chúng ta mở lòng ra trước sự giới hạn bất toàn của bản thân và để sức mạnh của Chúa làm việc trên mình. Và qua cách chúng ta cùng với tha nhân cầu nguyện để cả thế giới cũng biết mở lòng ra và làm như vậy.
- Vòng tay của chúng ta ngày càng giang rộng: Chúng ta lớn lên và trưởng thành hơn ở mức độ mà chúng ta định nghĩa về gia đình của mình (Ai là anh em tôi, ai là chị em tôi?), theo cách mà chúng ta đối thoại và hoà nhã trong tinh thần đại kết: Khác tôn giáo, khác truyền thống, lý tưởng, và không phân biệt. Chúng ta chỉ trưởng thành khi chúng ta thương cảm như Chúa thương cảm, đó là ngay cả mặt trời của chúng ta cũng so chiếu những người mình thích và không thích. Và sẽ đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ thay những tấm bằng đạo đức mà mình vẫn ấp ủ bằng cái chậu rửa chân và khăn lau chân như chính Chúa đã làm trong bữa tiệc ly.
- Đứng ở nơi mình đang đứng và để cho Chúa bảo vệ bạn. Cuối cùng, tất cả chúng ta đều mỏng dòn, yếu ớt, phụ thuộc và bất lực để có thể bảo vệ người mình yêu và cả chính bản thân mình. Chúng ta không thể bảo chứng cho cuộc sống này, không thể khẳng định về sự an toàn, sự cứu rỗi, hay cả sự tha thứ cho chính ta hay là cho người chúng ta yêu. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là thực hiện mọi việc với hết khả năng có thể, ở bất cứ nơi nào trong cuộc sống, vị trí nào mình đảm nhận, bằng giới hạn mà mình đang có, tin tưởng và phó thác là đủ, vì nếu chúng ta chết ngay tại vị trí của mình, đang khi trung tín, thực hiện bổn phận ơn gọi của mình, Chúa sẽ làm tất cả.
Suy tư:
- Đâu là cái chết mà Chúa muốn tôi cho đi?
- Tôi cảm thấy thế nào về các đàn anh/ người cha/ đang về hưu, tôi trân trọng cái chết của họ thế nào? Tôi được sống ngang qua sự ra đi của họ thế nào?
- Tôi rao giảng Chúa Kito chịu đóng đinh thế nào qua chính sứ vụ tông đồ của tôi?
Bài 6: Trưởng Thành Trong Sự Lắng Nghe – Để Cưu Mang Chúa
Lc 1:26-38 Truyền Tin
“Cho Dù Chúa Ki-tô có sinh ra ngàn lần ở Bê-Lem.
Nhưng không sinh ra trong tâm hồn bạn Mãi mãi bạn vẫn là người lạc lối”
(Il pellegrino cherubico 1, 61 – Alsemn Grun)
Nhưng làm sao để Chúa được sinh ra trong đời mình ?
Đức Maria mẫu gương của lắng nghe Chúa, cưu mang Chúa
- Nghe lời chào của sứ thần
- Nghe trong phân định : “Bối rối và tự hỏi – ý nghĩa ?”
- Nghe với sự mỏng dòn và bất toàn (vulnerability) : “Việc ấy xảy đến thế nào vì tôi chưa biết đến việc vợ chồng?”
- Nghe với sự vâng phục: “Vâng ! Tôi đây là nữ tỳ của Chúa – xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”
Mẹ nghe và cho cuộc sống của mình cho Chúa – Để cho Chúa làm việc ngang qua thân thể của mình
”Vâng tôi đây là nữ tỳ Chúa – Xin hãy làm cho tôi như lời sứ thần nói”
Nó không chỉ là xin vâng – nhưng cho phép Chúa hành động trên/ ngang qua con người của mình.
“Behold I am the handmaid of the Lord; let it be [done] to me according to your word.”
Đức Mẹ cho phép Lời Chúa được thực hiện ngang qua con người của mình
Để làm được điều đó
- Mẹ đã làm cho mình rỗng (empty)… với ý riêng, với tội… với tất cả, để có thể chứa đựng Ngôi Lời (Mẹ cưu mang con một Chúa)
- Mẹ đã sinh Chúa ra : tạo ra sự sống ngang qua nỗi đau của sinh nở
- Mẹ đã dưỡng nuôi Chúa: qua chính bầu sữa mẹ
Thiên Chức Làm Mẹ Chỉ Có ở người Nữ
- Có chỗ trống trong cơ thể : để cưu mang
- Tạo ra sự sống: nhờ vào việc sinh nở, cắt dây rốn
(cho đi sự sống qua cái chết – chia lìa)
- Dưỡng nuôi sự sống: bằng chính thân thể mình, sữa mẹ
Giáo hội, giáo xứ được nhìn như người mẹ
- Noi gương Đức Mẹ:
- Giáo hội / giáo xứ (mang hình ảnh người mẹ) : là nơi cưu mang
– người giáo dân tìm đến để được trú ngụ, được nâng đỡ… • Nhưng ai sẽ là người tạo chỗ trống cho Giáo Hội/ Giáo xứ!?
Nếu đó không phải là người mục tử – bắt đầu từ việc làm rỗng mình
Chúng ta cũng phải là người đại diện cho người mẹ, và chúng ta cũng đóng vai người mẹ để cưu mang người giáo dân của mình, ngay cả người bên lương.
Trong cung lòng người mẹ Chúa được nuôi dưỡng
- Chính vì thế, dấu hiệu để cho thấy giáo xứ chúng ta phản chiếu đúng hình ảnh của Mẹ Giáo Hội đó là người giáo dân được nuôi dưỡng: bởi Lời Chúa & bí tích Thánh Thể, phụng vụ
- Qua những công việc bác ái sẻ chia, đi cùng nhau đón nhận cái chết được cho vào
- –> vâng phục để Cho đi sự sống của mình
Cũng từ lòng mẹ: đã sinh con Chúa ra
- Sinh con là một hành trình của đau đớn, của cắt dây rốn và buông con ra …
- Hành trình của Đức Mẹ: không những là đi cùng con đến thập giá!
Nhưng chấp nhận con mình – cho đi cái chết của mình trên thập giá
- Nhưng đó cũng là thách đố của chúng ta: ngoài việc có thể đi cùng với người giáo dân, người anh em trong đau khổ của họ. Làm sao chúng ta có thể tiễn họ, bên cạnh họ để họ làm cho chính cái chết của mình đúng (make my death right)
Thánh Giuse người bảo vệ Đức Mẹ/ Chúa qua cuộc chiến nội tâm của những giấc mơ
- Đón nhận Maria về làm vợ sau giấc mơ (Mt 1:18-25)
- Đưa Maria và Hài Nhi đi lánh nạn ở Ai Cập sau giấc mơ (Mt 2:13-15)
- Đưa Hài Nhi trở về sau khi Herôđê băng hà (Mt 2:19-21) •Đưa gia đình sang Nazareth (Mt 2:22-23)
Giuse đã vâng theo Chúa trong nội tâm của mình -> hành động
- Mẹ Maria có thể đã không thể cưu mang Chúa, nếu không có sự quảng đại và vâng phục của Thánh Giuse
- Chúa Giêsu có thể đã không thể sống sót, nếu Thánh Giuse không đem gia đình lánh nạn bên Ai Cập – bỏ đi khỏi sự đố kỵ và sợ hãi của He-rô-đê
Tấm gương của lắng nghe – vâng phục – và cho đi của Mẹ Maria và Thánh Giuse – đã đem Chúa vào đời!
Và đó cũng là con người của chúng ta: Cưu mang, bảo vệ và mang Chúa đến qua cuộc đời chúng ta : từ sự vâng phục: để đón nhận ơn Chúa và cưu mang – cho đi cuộc sống của mình – và để cho Chúa biến đổi (cho đi cái chết của mình)
Chúng ta không thể bảo chứng cho cuộc sống này, không thể khẳng định về sự an toàn, sự cứu rỗi, hay cả sự tha thứ cho chính ta hay là cho người chúng ta yêu mến .
Tất cả những gì chúng ta có thể làm là thực hiện mọi việc với hết khả năng có thể, ở bất cứ nơi nào trong cuộc sống, vị trí nào mình đảm nhận, bằng giới hạn mà mình đang có, tin tưởng và phó thác là đủ, vì nếu chúng ta chết ngay tại vị trí của mình, đang khi trung tín, thực hiện bổn phận ơn gọi của mình, Chúa sẽ làm tất cả phần còn lại.
Reference
- Contemplative Outreach, Ltd. “43: The Four Consents, Part 1.” Accessed November 30, 2023. https://www.contemplativeoutreach.org/course/43-the-four-consents-part-1/.
- Fryling, Alice, and Leighton Ford. Aging Faithfully: The Holy Invitation of Growing Older. NavPress, 2021.
- o.p, Jeanne d’Arc. Un coeur qui écoute. Perpignan: EPHATA, 2023.
- Philippe, Fr Jacques. Priestly Fatherhood. New York: Scepter Publishers, 2021.
- Rohr, Richard. Falling Upward: A Spirituality for the Two Halves of Life — A Companion Journal. 1st edition. San Francisco: Jossey-Bass, 2013.
- Rolheiser, Ronald. Sacred Fire: A Vision for a Deeper Human and Christian Maturity. Reprint edition. Image, 2017.
- ———. The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality. Reissue edition. Image, 2009.
- Sperry, Len. Ministry And Community: Recognizing, Healing, and Preventing Ministry Impairment. Collegeville, Minn: Liturgical Press, 2000.