Xứ Ngàn Có Một “Ông Cha”

print

Xứ Ngàn Có Một “Ông Cha”

(Giáo Xứ Bảy Ngàn & Giáo Xứ Trường Thắng)

Fx. Cao Dương Cảnh

Không quá ngạc nhiên khi về miền Tây sông nước, nghe người dân lương hay giáo gọi linh mục bằng một danh từ rất thân thương: “ông Cha”. “ông Cha” theo họ là một con người dễ mến, hiền hoà, gương mẫu, và đương nhiên là một sự kính trọng dành cho vị linh mục ấy.

Xứ ngàn có một “ông cha” như thế! – Linh mục Giuse Nguyễn Đình Hùng

Thấm thoát 14 năm ngài đã gắn bó với xứ ngàn này với sự vụ là linh mục chính xứ. Một thoáng con nước lên xuống 14 năm ngài đã đặt đôi chân của mình đến những con rạch nhỏ. Từ những con đường sình lầy đã in dấu chân ngài. Mùi hương của cây trái hoa quả đã bay dính bờ vai của ngài. Để từ đó những quả ngọt đầu mùa ngài đã mang lại cho xứ ngàn nặng trĩu.

Quả thật 14 năm trôi qua, tôi nhận thấy con người của ngài là con người của:

Đối thoại: từ ngày đặt chân đến vùng đất xứ ngàn này, với một đặc điểm đa tôn giáo, khi những người dân có những niềm tin tin khác nhau, ngài đã thực hiện ngay việc đối thoại thông qua các buổi gặp gỡ chia sẻ. Ngài tổ chức các lễ tại nhà thờ đều mời các chức sắc anh chị em tôn giáo đến chia sẻ, và ngài cũng đến với họ với những ngày lễ của họ. Tay bắt mặt mừng của sự bình an, hoan lạc đã tạo nên một không gian sống tại xứ ngàn của sự đối thoại. Đó chính là điểm tương đồng giữa các tôn giáo mà ngài muốn xây dựng. Đối với chính quyền sẵn sàng tiếp đón và ủng hộ khi họ cần, các khoản tiền xây dựng đường xá, hay phúc lợi xã hội điều được ngài ủng hộ.

Giới trẻ: việc đầu tiên là làm cho giáo xứ không phải là xây dựng, mà là thiếu nhi. Vì đây là mầm sống tương lai cho giáo xứ. Quả thật ngay từ những bước đầu, ngài đã nhận thấy đời sống đạo của giáo xứ còn yếu. Lí do chính ở đây là khoảng cách giữa giáo xứ và giáo dân rất xa về mặt địa lý, từ đó dẫn đến các sinh hoạt mục vụ tại giáo xứ lại càng khó khăn hơn. Không vì lí do đó mà ngài trùng bước, khoá chặt chìa khoá mục vụ. Ngài đã bắt đầu thành lập thiếu nhi thánh thể, và đây cũng được xem là mới lạ với người dân xứ ngàn dù là lương hay giáo. Thiếu nhi Thánh thể là cái gì? Vì như đã nói mục vụ đầy những khó khăn, giáo dân chỉ biết đi lễ, thiếu nhi chỉ biết học giáo lí thuộc kinh rồi tranh thủ về. Do xa nhà thờ thế nên ngài đã tổ chức dạy giáo lí, sinh hoạt thiếu nhi thánh thể, dâng lễ vào tối thứ bảy hàng tuần. Sau đó các em thiếu nhi ngủ tại nhà xứ, sáng chủ nhật các em thức dậy với giờ kinh sáng. Tiếp theo đó là các buổi lễ và sinh hoạt đến 16h00 cùng ngày. Kinh phí sinh hoạt do ngài vận động các ân nhân, vì quả thật giáo dân bảy ngàn không thể có kinh tế để làm mục vụ như thế. Vì kinh tế chủ yếu của giáo dân là nghề nông. Ngài cũng gửi các bạn giới trẻ đi tập huấn tại Tổng giáo phận Sài gòn, và sau này gửi đến giáo phận nhà để học tập để về như những cánh tay đắt lực giúp đỡ giáo xứ. Ngài cũng mời gọi các nhóm giới trẻ đến để giúp Trung Thu, hay sinh hoạt giới trẻ. Việc học tập của các em trong giáo xứ cũng là mối quan tâm hàng đầu của ngài, vì ngài tin chắc chỉ có tri thức mới là phương tiện tốt nhất để làm cho giáo xứ sau này phát triển được. Ngài đã xin rất nhiều học bổng cho thiếu nhi, quan tâm từng em học hành ra làm sao, chủ động liên hệ với các nhà trường để hỗ trợ các em khi cần thiết.

Bác ái: người lương dân biết đến nhà thờ nhiều nhờ vào việc bác ái, từ khi về nhận xứ ngài đã mời gọi các đoàn bác sĩ đến xứ ngàn cấp và phát thuốc cho tất cả mọi người, không điếm hết được bao nhiều đợt khám và cấp thuốc cho người dân. Ngài không loại trừ một ai, ân cần chăm sóc, hỏi thăm và giúp đỡ. Những chiếc xe đạp được đưa tận tay cho các em thiếu nhi nghèo, người bán vé số, thu lượm ve chai. Những đồng tiền gửi đến các cụ lớn tuổi, những món quà thực phẩm thiết yếu cũng được đưa tận tay người dân. Những ngôi nhà xập xệ cũng được sửa sang mới, vách lá bị hư hỏng cũng được thay thế bằng các viên gạch tình nghĩa. Có rất nhiều lần ngài đã lấy gạo cho những người họ chủ động đến xin, lắm lúc giáo dân không cho gặp nhưng ngài vẫn chủ động tiếp xúc để giúp đỡ. Ngài thương từng mãnh đời, ôm họ vào lòng để mang được mùi chiên.

Hiệp nhất: từ khi ngày về nhận xứ, ngài đã tìm kiếm những con chiên lạc đàn, đem về để chăm sóc, bằng bó những chiên tì vết. Quả thật những anh chị em xa nhà thờ lâu 50 năm, 60 năm được ngài đem về, ngài tiến hành xin giải gỡ các cặp hôn nhân theo giáo luật, rửa tội cho những cặp vợ chồng, con cái quay trở lại. Ngài luôn hiền hoà và nhẫn nại với những anh chị em khô khan nguội lạnh, làm họ cảm nghiệm lại tình thương Chúa đã dành cho họ.

Bí tích: ngài sẵn sàng ngồi toà bất cứ khi nào giáo dân cần, chăm sóc bệnh nhận thông qua xức dầu bệnh nhân, dù có xa dù có tối ngài vẫn xông pha lên đường vì lợi ích các linh hồn. Ngài dâng lễ 2 ngày liền cho những người quá cố. Ngài chuyên tâm dâng lễ hằng ngày, lắm lúc số người đi lễ ngày thường chỉ có 2 3 người.

Xây dựng: ngài đã từng nói: “nếu xây dựng mà đời sống đạo không có, thì xây dựng trở nên vô nghĩa”, sau thời gian suy xét ngài đã tiến hành mua và làm nên “con đường Giêsu” và khánh thành năm 2012 ngay dịp lễ Mẹ Thiên Chúa. Đây là con đường mở ra sự phát triển cho giáo xứ, cũng như trở thành nơi lưu thông dễ dàng nhất cho người dân Bảy ngàn. Ngôi nhà mới cũng được vươn cao lên dưới mặt trời chân lí, các nhà xứ cũng được xây dựng. Mảnh đất phía sau nhà thờ cũng được ngài mua, để mở rộng khuôn viên nhà thờ được rộng ra. Giáo xứ Trường Thắng được ngài là người đặt bút khai sinh, từ những mảnh đất và ngôi nhà thờ tiền chế được dựng lên.

Truyền giáo: từ khi ngài về giáo xứ bảy ngàn ngài đã bắt tay vào công cuộc truyền giáo thông qua các chương trình giáng sinh, hoạt cảnh giáng sinh trở thành cái đầu tiên trong giáo xứ. Bởi lẽ từ ngày thành lập đến khi ngài đến chưa bao giờ có chương trình lớn như vậy. Số lượng lương dân đến giáo xứ ngày càng đông. Ngài mời những anh em lương dân đến nhà thờ để gặp gỡ chia sẻ về đức Kito, dùng cơm thân mật với họ.

Di dân: những dịp cuối năm ngài dành ngày mùng 3 để gặp gỡ các anh chị em đi làm ăn xa về quê. Ngài ân cần thăm hỏi tình trạng công việc, lắng nghe những khó khăn mà các anh chị em gặp phải. Ngài trao giấy xác nhận cũng như sẵn sàng các giấy tờ nơi các giáo xứ khác anh chị em đang cư trú, nhằm giúp đỡ khi cần thiết các vấn đề của bí tích.

Có thể nói xứ ngàn này ngàn đời khắc ghi những gì Chúa ban thông qua bàn tay của ngài, cảm ơn ngài đã đến, xem và ở lại với chúng con. Con số 14 theo tín ngưỡng dân gian là con số biểu tượng của sự cân bằng và hài hòa. Nó thường được liên kết với sự may mắn, tình yêu, hạnh phúc và thành công. Số 14 cũng có thể đại diện cho sự sáng tạo, sự linh hoạt và khả năng thích ứng. 14 năm Ngài đã trở nên kẻ phục vụ để cho giáo xứ ngày càng lớn lên, ngài đã cân bằng hài hoà để giáo xứ được bình an hiệp nhất, ngài sáng tạo để đời sống đức tin được sống động hơn.