Mỗi Tuần Một Từ Ngữ – Bài 7: Độc Giả hay Đọc Giả
MỖI TUẦN MỘT TỪ NGỮ
ĐỌC GIẢ HAY ĐỘC GIẢ
“Độc giả” là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: “độc” có nghĩa là “đọc”, còn “giả” có nghĩa là “người”. Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, thì từ “độc giả” có nghĩa là “người đọc”.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, “Độc giả” là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.
Còn từ “Đọc giả”, nếu hiểu là “người đọc” hay “bạn đọc” thì không ổn. Bởi vì, “đọc” là từ thuần Việt, còn “giả” là từ Hán Việt. Vì thế, không thể ghép hai từ này với nhau được, đó là một sự kết hợp không hợp lý.
Bởi vậy, dùng từ “Độc giả” mới chính xác.
Thí dụ:
– Báo Dân Trí có nhiều độc giả.
– Theo yêu cầu của độc giả.
– Tôi là độc giả trung thành của báo Nhịp Sống Tin Mừng.