Chúa Nhật Mùa Chay IV A (Ga 9:1-41)

print

TỪ NGỮ KINH THÁNH
SILOE
CHÚA NHẬT MÙA CHAY IV A, GA 9:1-41

Siloe - Chúa Nhật Mùa Chay IV A (Ga 9:1-41) | Từ ngữ Kinh Thánh | hiệp thông Loan bao Tin mừng

“Ngươi hãy đến hồ Siloe mà rửa” (Ga 9,7)

Siloe: tiếng DoThái là siloah, có nghĩa là “được esai đi”, ám chỉ việc dẫn nước từ suối Gikhôn; tiếng Hy lạp là siloam, hồ nước nằm trong thành, phía đông nam Giêrusalem. Cho đến thời Êdêkia, siloe vẫn là con kênh lộ thiên chảy ngoài vòng thành Giêrusalem và đưa nước từ suối Gikhôn vào nội thành (Is 22,9). Isaia nói đến con suối “Siloe chảy lững lờ” (Is 8,6)

Vào khoảng năm 700, Êdêkia cho đào một thủy đào ngầm trong đá để dẫn nước vào thành. Hồ Siloe nhận được nước qua thủy đào hình chữ S dài 512m và rộng gần 1m này, bắt đầu “suối Siloe” (Nkm 3,15 2V 20,20 Is 22,11).

Suối và hồ Siloe được Nkm 3,15 và nhất là thánh sử Gioan nhắc đến. Chúa Giêsu bảo người mù bẩm sinh đến hồ mà rửa để được lành bệnh (Ga 9,7.11) Thánh Gioan muốn hiểu ý nghĩa từ siloe là “được sai đi”, và đã biến hồ Siloe trở thành biểu tượng cho sự mạng của Đức Kitô, Đấng được Đức Chúa Cha sai phái (Ga 5,36)

(Tháp Siloe mà thánh Luca nói đến sự sụp đổ của nó (Lc 13,4) hồn nằm gần suối Siloe)

ÁNH SÁNG THIÊNG LIÊNG
CHÚA NHẬT MÙA CHAY IV A, GA 9:1-41

Ánh sáng thiêng liêng - Chúa Nhật Mùa Chay IV A (Ga 9:1-41) | Từ ngữ Kinh Thánh | hiệp thông Loan bao Tin mừng

“Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 9,5)

Ánh sáng thường được Thánh Kinh dùng làm biểu tượng cho sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế gian. Nó đặc biệt liên hệ tới lời Chúa, tới ơn cứu độ được thực hiện do Thiên Chúa, hay do Chúa Giêsu Kitô.

Ánh sáng như biểu tượng của Thiên Chúa :

  • Thiên Chúa thuần khiết : “Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào” (1Ga 1,5 x.G 25,4-6 Is 5,20 Ga 1,7).
  • Thiên Chúa quang vinh : “Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa tỏ rạng” (Kh 21,23 x.Tv 76,4 84,11 Is 60,19-20 Kb 3,4 1Tm 6,15-16).
  • Thiên Chúa thông hiểu : “Tội chúng con bày ra trước mặt Ngài, lỗi thầm kín, Thánh nhan đều soi tỏ” (Tv 90,8 x.139,11-12 Đn 2,32 1Cr 4,5).
  • Thiên Chúa không đổi thay : “Nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng” (Gc 1,17).
  • Thiên Chúa trả báo : “Ánh sáng của Israel sẽ thành lửa và Đức Thánh của nó sẽ thành ngọn lửa, sẽ đốt và thiêu rụi bụi rậm và gai góc của nó” ( Is 10,17 Tv 94,1).
  • “Satan cũng đột lốt thiên thần sáng láng” (2Cr 11,14) !

Ánh sáng như biểu tượng của ân huệ Thiên Chúa dành cho dân Ngài : “Thiên Chúa chúng con đã tỏa ánh sáng làm cho đôi mắt chúng con được rạng ngời” (Ed 10,8 Ds 6,25 G 3,20 29,2-3 Tv 4,7 31,16 44,3 67,1 80,3.8 Mk 7,8-9 Kh 22,5).

Ánh sáng như biểu tượng của lời Chúa :

  • Các tín hữu nhận biết : “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105 x. 19,8 119,130 2Pr 1,19).
  • Những người không tin cũng nhận ra : “Ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng” (Ga 3,20 G 24,13-17 Ga 1,5).

Ánh sáng như biểu tượng của ơn cứu độ : “anh em là giống nòi được tuyển chọn… để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 2,9 Is 9,2 51,4 Cv 26,23 Ep 5,14 Cl 1,12 1Ga 2,8).

Ánh sáng biểu tượng Chúa Giêsu Kitô :

  • Như Cựu Ước đã tiên báo : “Một vì sao xuất hiện từ Giacób” (Ds 24,17), “Họ mừng vui trước nhan Người” (Is 9,2 42,6-7 49,6 53,11 Ml 4,2).
  • Ánh sáng được tỏ bày trong Tân Ước, Chúa Giêsu nói : “Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8,12 Mt 4,16 17,2 Lc 1,78-792,32 Ga 1,4-9 9,5 12,35-36 Cv 13,47 2Cr 4,6 Dt 1,3 Kh 1,16 22,16).

THẤY
CHÚA NHẬT MÙA CHAY IV A, GA 9:1-41

Thấy - Chúa Nhật Mùa Chay IV A (Ga 9:1-41) | Từ ngữ Kinh Thánh | hiệp thông Loan bao Tin mừng

“Anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được” (Ga 9,7).

Thánh Kinh dùng từ THẤY (visio) để nói về việc nhìn thấy thể lý và về ơn ban thị kiến. Mọi sự, thể lý và thiêng liêng, Thiên Chúa đều thấy hết.

Thiên Chúa thấy :

  • “Chúa đưa mắt nhìn, dò xét phàm nhân” (Tv11,4). “Bởi vì Đức Chúa đưa mắt rảo khắp hoàn cầu để gia tăng sức mạnh cho những ai giữ lòng trung nghĩa với Người” (2Sb 16,9 x. St 6,11 Xh 3,9 Tv 31,23 34,16 139, 16. Dcr 4,10).
  • Chúa thấy tấm lòng và ý ngĩa của dân (St 6,5 1Sm 2,3 Tv 139,1-4.23-24 15,11 Gr 20,12 Mt 6,8.18 Lc 16,15 Dt 4,13 1Ga 3,20).

Cái nhìn thể lý của loài người :

  • Chính Thiên Chúa ban cho và có thể cất đi : “Ai … cho mắt nó sáng hay phải mù lòa ? Há chẳng phải là Ta, Đức Chúa, đó sao ?” (Xh 4,11). “Chúa mở mắt cho kẻ mù lòa” (Tv 146,8 x. Lv 26,16 Cn 29,13 Cv 9,8-9 // 22,11).
  • Chúa Giêsu chữa lành cho kẻ mù (Lc 4,8 Mt 9,30 Ga 9,7 Cv 9,17-18 // 22,13).
  • Thị giác yếu dần theo tuổi tác, như ông Isaac khi về già (St 27,1), ông Israel (St 48,10), ông Êlia (1Sm 3,2), ông Akhigiahu (1V 14,4), Gv 12,2-5 mô tả sự suy thoái của con người.

Cái nhìn thể lý với nhựng nguy cơ :

  • Nó có thể tạo ra nỗi sợ hãi như khi ông Giob thấy con giao long (G 41,9), tiên tri Gioel thấy đàn châu chấu (Ge 2,6), các người lính canh thấy Chúa Phục Sinh (Mt 28,3-4// Lc 24,4-5), thánh Gioan thấy Con Người (Kh 1,17).
  • Nó gây ra cám dỗ như “dục vọng của đôi mắt” (1Ga 2,17 x. St 3,6 Gs 7,21 2Sm 11,2-4 G 31,1 Tv 119,37 Mt 5,28-29).

Các kitô hữu phải sống bởi đức tin hơn là bởi mắt thấy :

  • “Đức tin là bào đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11,1).
  • “Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa : vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi ?” (Rm 8,24 x. 2Cr 4,18 5,7 Dt 11,27).

Thấy được Thiên Chúa :

  • Có những người thấy được Chúa như ông Giacob (St 32,30-31), ông Môsê ở trên núi (Xh 33,18-23), ông Giob (G 42,5), tiên tri (Is 6,1-5), thánh Gioan (Kh 1,12-18).
  • Dân Thiên Chúa sẽ thấy được Chúa : “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8), “… Người thế nào, chúng ta sẽ thấy nGười như vậy” (1Ga 3,2 Tv 17,15 Ga 17,24 1Cr 13,12 Kh 22,4).

Cái nhìn thiêng liêng :

  • Viêc nhìn thấy được dùng làm biểu tượng cho nhận thức thiêng liêng, như đầy tớ ông Êlisa thấy cảnh tượng uy hùng quanh ông (2V 6,17 Cn 29,18), Giêrusalem sẽ được gọi là “thung lũng của thị kiến, mà dân không thấy ! (Is 22,1 29,10 x. Mc 8,17-21 Lc 24,31 Ga 9,39 Cv 26,17-18).
  • Nhận thức thiêng liêng được ban cho qua các giấc mơ hay các thị kiến (Cv 2,17 Ge 2,28 St 15,1 12,6 Dn 1,17 2,19 4,5 7,1 8,1 10,7-8 Cv 9,12 10,9-17// 11,4-10 16,9-10 26,19 2Cr 12,1).
  • Chúa cho các tiên tri thời cựu ước được thị kiến : Samuel (1Sm 3,15), Isaia (Is 1,1) Giêrêmia (Gr 24,1) Êzêkiel (Ed 1,1 8,3-4 11,24 40,2-3), Hôsê (Hs 12,10), Ôvađia (Ôv 1) Nakhum (Nk 1,1).
  • Các tiên tri già không được thị kiến thật (Gr 14,14 23,16 Ac 2,14 Ed 7,26 13,1-12).

NGÀY, BAN NGÀY
CHÚA NHẬT MÙA CHAY IV A, GA 9:1-41

Ngày, ban ngày - Chúa Nhật Mùa Chay IV A (Ga 9:1-41) | Từ ngữ Kinh Thánh | hiệp thông Loan bao Tin mừng

“Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng” (Ga 9,4)

Ngày là thời gian của hai mươi tư giờ, hay ban ngày là thời gian phân biệt với ban đêm : Ban ngày thường được dùng làm biểu tượng mô tả sự soi dẫn giúp các tín hữu tranh sự dữ vốn được nối kết với tối tăm.

Ngày và ban ngày :

  • Ngày là thời gian kéo dài của hai mươi bốn giờ (St 1,8 Mt 20,19 Ga 4,41 11,6).
  • Ngày là thời gian ban ngày trời sáng : “Thiên Chúa gọi ánh sáng là ngày” (St 1,5 x. St 1,14-18 8,22 Tv 74,17 Gr 33,20).

Ban ngày thích hợp để hành động :

  • Thời gian để con người nỗ lực : “Ai đi ban ngày thì không vấp ngã vì thấy ánh sáng mặt trời …” (Ga 11,7-10 x. Gs 10,12-13 Cv 27,29).
  • Thời gian thuận lợi thiêng liêng : “chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy … Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 9,4-5x. Lc 12,35-36).

Ban ngày cho thấy mọi sự :

  • Các hành động giữa ban ngày mọi người đều thấy (x. 2Sm 12,11-12 Ed 12,3-4 Mt 10,27 // Lc 12,3).
  • Những điển hình về những người tránh né ban ngày như ông Ghitôn (Tl 6,27), ông Nicôđêmô (ga 3,2).
  • Các hành động giữa ban ngày phải nghiêm chỉnh : “… chúng ta phải ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày …” (Rm 12,12-13 x. Ep 5,8-14 1Tx 5,5-8 2Pr 2,13).
  • Sáu ngày phải làm lụng (Xh 20,8-11 // Đnl 5,12-15)

Những ngày đặc biệt trong tuần :

  • Ngày Sabbat (thứ bảy) : Xh 20,8-10 // Đnl 5,12-15 x. Lc 4,16 Cl 2,16 Dt 4,4).
  • Ngày chuẩn bị cho ngày Sabbat (thứ sáu) : Mc 15,42 // Lc 23,54 Ga 19,31).
  • Ngày thứ nhất trong tuần (Chúa Nhật) : Cv 20,7 Mc 16,2 // Lc 24,1 // Ga 20,1 Mc 16,9 1Cr 16,2 Kh 1,10).

Các ngày lễ :

  • Lễ Vượt Qua và lễ Bánh không men (Lv 23,5-6),
  • ngày Xá tội (Lv 23,27-28 // Ds 29,7-11),
  • ngày lễ lều (Lv 23,34-36 Ga 7,37);
  • ngày hoa trái đầu mùa (Ds 28,26).

Ngày như một điểm trong thời gian :

  • Ngày cứu độ (2Cr 6,2 Is 25,9 49,8)
  • Ngày Chúa gửi tai họa đến (Ds 32,35 Gr 17,18 51,12 Mc 13,19).
  • Chúa nâng đỡ vào ngày khốn quẫn (Tv 86,7 St 35,3 2Sm 22,19 // Tv 18,16 2V 19,3-4 // Is 37,34 Tv 04,13 Gr 17,17).

Những ngày tận cùng của thời gian :

  • Những ngày sau hết (Cv 2,17-18 x. Gc 2,28-29 Is 2,2 // Mk 4,1 Hs 3,5 1Tm 4,1 2Tm 3,1 Dt 1,2 1Pr 1,20).
  • Ngày của Chúa : Ngày cứu độ của Dân Chúa (Is 13,9-11 Gr 30,7-9 Xp 3,16-17 Pl 1,6 2Tm 1,17); ngày phẫn nộ và xét xử (Ge 2,1-2 Ov 15 Xp 1,14-15); ngày sẽ đến bất ngờ (1Tx 5,2 2Pr 3,10).
  • Ngày sau hết (Ga 6,39-40 11,24 12,48).

Những qui chiếu về thời kỳ đặc biệtcủa những ngày tận thế (Đn 12, 11-12 Kh 11,3 12,6).

Tầm nhìn khác biệt của Thiên Chúa về thời gian : “Đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày” (2Pr 3,8 x. Tv 90,4).

THIÊN CHÚA HOẠT ĐỘNG
CHÚA NHẬT MÙA CHAY IV A, GA 9:1-41

Thiên Chúa hoạt động - Chúa Nhật Mùa Chay IV A, Ga 9:1-41 | Từ ngữ Kinh Thánh | hiệp thông Loan bao Tin mừng

“… để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Ga 9,3).

Thiên Chúa không thụ động hoặc xa cách công trình Ngài tạo dựng, nhưng dính kết cách năng động với mọi loài Ngài đã làm ra. Trong quá khứ, hoạt động của Chúa tỏ hiện nơi lịch sử dân Israel và trong tác vụ của Chúa Giêsu Kitô. Nay hoạt động của Chúa có thể nhận diện nơi cuộc sống của các tín hữu và của Hội Thánh.

Tự bản chất, Thiên Chúa luôn hoạt động

  • Thiên Chúa tích cực thực hiện các dự định của Ngài : “Cha tôi vẫn làm việc …” (Ga 5,17 x. Ds 3,19 Tv 115,3 Cn 16,4 Is 43,13).
  • Danh xưng của Chúa phản ảnh hoạt động và sự dính kết với cuộc sống của dân Ngài : Thiên Chúa quan phòng (St 22,14), Thiên Chúa chữa lành (Xh 15,26), Thiên Chúa cờ trận của tôi, nghĩa là : chiến binh và chiến thắng (Xh 17,15), “Thiên Chúa là Đấng dựng nên ta” theo tiếng Do thái “dựng nên vượt xa nghĩa tạo dựng từ đầu” (mà có có nghĩa tạo hình) (Tv 95,6), Lời Chúa có hiệu lực (Is 55,10-11 x. St 1,3 Ed 37,4.7).

Thiên Chúa hoạt động trong công cuộc tạo dựng :

  • Khi tạo dựng “ … chính Ngài tạo dựng các tầng trời … trái đất và muôn vật … ban sự sống …” (Nkm 9,6 x. St 1,1.31 2,2 5,1-2 Tv 102,25 Am 4,13 Cv 17,24 Kh 4,11).
  • Khi giữ vững trật tự đã được tạo lập (Tv 103,9 x. Tv 104,10-17 107,33-35 Mt 6,28-30 Cv 14,14 Ep 1,11 Cl 1,16-17),
  • Nơi các tinh tú và các thiên thể khác (G 38,31-33 Tv 104,19 147,4 Is 40,26 Gc 1,17)
  • Khi tạo dựng loài vật (G 39,1-30 40,15-24 41,1-11 Tv 104,20.27 147, 9 Mt 10,29 // Lc 12,6)

Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử Israel

  • Khi gọi và lập Israel thành một dân (Xh 6,6-8 x. St 12,1-3 Xh 19,3-6 Đnl 4,32-34 Is 51,2 Ed 16,6-7 Hs 11,1-4 Ml 2,10).
  • Khi cứu vớt và giải thoát dân Ngài (Tv 106,2 x. Xh 33,16-17 2Sm 7,7-11 1V 18,36-38 Tv 28,8-9 107,2-3).
  • Khi xét xử (Ds 25,3-4 1Sm 2,25 12,16-18 2Sm 21,1).
  • Khi mang về chiến thắng cho chiến trận (Xh 14,27-28 17,8-16 Ds 21,1-3 Gs 6,2 10,30 Tl 7,9-22 1Sm 14,47 2Sb 20,22-23).
  • Khi cất nhắc và sai các thủ lãnh cho dân Ngài (2Sm 7,8-9 2Sb 24,19 Et 4,14 Gr 7,25 Dcr 7,7).

Thiên Chúa hoạt động trong các dân tộc trên thế giới :

  • Ngài cai quản các dân (Tv 22,28 x. St 11,8 Đnl 32,8 Tl 2,20-23 G 12,23 Tv 46, 8-10 66,7 Is 41,2 Cv 17,26).
  • Điển hình các dân Thiên Chúa đã hoạt động qua họ : Assyria (2V 17,18-23) Babylon (2V 24,10-14) Persia (2Sb 36,10-18.22-23 // Er 1,1-4)

Thiên Chúa hoạt động trong đời sống con người :

  • Ngài ấn định dòng đời con người (Cv 17,28 x. 1Sb 29,12 Tv 8,34 75,6-7 139,16 Lc 15,2 Ga 1,4)
  • Các điển hình việc Thiên Chúa can thiệp vào đời người Balơam (Ds 22,21-23), ông Eucana (1Sm 1,19-20), ông Naaman (2V 5,14-15) tiên tri Giona (Gn 1,17), thánh Phaolô (Cv 9,3-6 13,1-3 16,6.10)

Thiên Chúa hoạt động trong sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô : “Thiên Chúa ở với Người” (Cv 10,38 x. Lc 5,17-19 11,20 Ga 3,2 5,17-19 9,3-4 14,10 2Cr 5,19).

Thiên Chúa hoạt động qua Chúa Thánh Thần (St 1,2 2V 2,16 Ed 8,3 11,1 43,5).

Thiên Chúa hoạt động trong Giáo Hội : “có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người” (1Cr 12,6 x. 1Cr 14,24-25 Gl 2,8 3,5 Ep 3,10. 20-21 Pl 1,6 2,13).

ĐAU KHỔ VỀ BẢN CHẤT
CHÚA NHẬT MÙA CHAY IV A, GA 9:1-41

Đau khổ về bản chất - Chúa Nhật Mùa Chay IV A (Ga 9:1-41) | Từ ngữ Kinh Thánh | hiệp thông Loan bao Tin mừng

“Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy …” (Ga 9,4)

Từ khi sa ngã, loài người đã phải khổ trăm bề. Thánh Kinh cung cấp những quan điểm về bản chất và vị trí cả trong thế giới và trong cuộc sống của người tín hữu.

Đau khổ đã bắt đầu từ việc sa ngã : “… vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn người sẽ phải chết” (St 2,17 x. St 3,16-19 Rm 5,12).

Đau khổ rộng khắp : “Quả thật, con người sinh ra để mà chịu khổ …” (G 5,7 14,1).

Nhiều loại đau khổ :

  • Đau khổ thể xác và bệnh tật : “ … Người ta nói với ông Giuse : Cha ông bị bệnh” (St 48,1 x. 2V 20,1 // Sb 32,24 // Is 38,1 G 2,7 Tv 42,16 Mt 8,6 17,15 Lc 4,38 Cv 28,8 2Tm 4,20 Gc 5,14).
  • Cảm xúc căng thẳng : “Ông xao xuyến bởi địch thù thét gào … Nghe trong mình tim đau thắt lại …” (Tv 53,4-5 x. St 35,18 Cn 12,25 Ga 11,32-35 Pl 2,27).
  • Đau khổ tinh thần : “… Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao ?” (Tv 22,1 x. Mt 27,46 // Mc 15,14).
  • Viễn tượng về cái chết : “Ngươi là bụi đất, sẽ trở về bụi đất” (St 3,19 x. Tv 12,7).

Các nguyên do lớn hơn dẫn tới đau khổ :

  • Xáo trộn công trình tạo dựng : “ … vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta truyền cho ngươi rằng : ngươi đừng ăn, nên … ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi …” (St 3,17 x. St 12,10 Ge 1,4 Mt 24,7 // Lc 21,11 Rm 8,22 Kh 11,13).
  • Loài người độc ác : “ … lòng xao xuyến bởi địch thù thét gào, bởi ác nhân hà hiếp …” (Tv 55,4 x. St 4,8 Xh 1,16-22 1V 21,19 Mt 2,16 St 49,5-7 Xh 1,11 Am 2,6-7 4,1 Ml 3,5 2V 6,25 19,27 2V 10,13-14 G1,14-15.17 Am 1,3-13 Ga 5,4-6 Kh 6,4).
  • Gia đình lộn xộn : “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con” (Tv 27,10 x. 1Sm 1,7 2Sm 16,11 G 19,14-19 Ml 2,14 Mt 10,36 Ga 1,27).
  • Tuổi già : “Xin đừng sa thải con lúc tuổi đã xế bóng …” (Tv 71,9 Gv 12,1-7).
  • Hành động của Satan : “… tất cả thế gian đều nằm dưới ách thống trị của ác thần”. (1Ga 5,19 x. G 1,12 2,6-7 Lc 13,16 2Cr 12,7 Kh 2,10 20,7-8).

Đau khổ thêm trầm trọng bởi :

  • Những ký ức : “Ai sẽ làm cho tôi được như những tháng năm thuở trước” (G 29,2)
  • Những nỗi sợ hãi : “những gì làm tôi kinh hoàng sợ hãi, nay đã đến rồi …” (G 3,25).
  • Sự oán giận : “ … hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi” (G 2,9)

Tội lỗi và đau khổ :

  • Không nhất thiết phải nối kết tội và khổ : “không phải anh ta (anh mù) cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội …” (Ga 9,3 x. G 2,3 Lc 13,2).
  • Đôi khi tội và khổ liên hệ mật thiết với nhau : “Thiên Chúa mặc khải cơn thịnh nộ của Người, chống lại mọi thứ vô nhân và bất chính …” (Rm 1,8 x. St 6,5-7 Ds 14,33 Đnl 28,15 Tv 107,17 Ed 23,49 Cv 5,5-10 Rm 1,27 1Cr 11,29-30 Gđa 7 Kh 2,22).
  • Phán xét cuối cùng của Thiên Chúa (Mt 25,41 x. Đn 12,2 Mt 5,12 Mc 9,48 Is 66,24 Kh 20,15).

Các hiệu quả do đau khổ :

  • Cứng lòng : “… họ nói phạm đến danh Thiên Chúa …” (Kh 16,9 x. Xh 7,22 Kh 9,20-21)
  • Hối cải (2Sb 33,12 Lc 15,17-18)
  • Phúc lành (Tv 119,71 x. Is 38,17).