Nghi Lễ Vòng Đời Người Công Giáo Việt Nam
(TRƯỜNG HỢP TÂY NAM BỘ)
Fx. Cao Dương Cảnh
Bất kì nền văn hóa, tôn giáo nào đi chăng nữa, các cột mốc trong đời người rất quan trọng. Các cột mốc này làm cho con người nhớ mãi các biến cố sự việc, lắm khi nó trở thành động lực để phát triển bản thân, gia đình và xã hội. Tùy mỗi nền văn hóa, tôn giáo mà có những nghi lễ về vòng đời khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung đều quy về con người, đánh dấu các chặng đường con người trải qua. Ta không thể nói rằng nghi lễ này đẹp hơn nghi lễ kia, vì đối với nghi lễ không nghi lễ nào cao hơn nghi lễ nào, và nghi lễ chỉ là cách thức con người diễn tả ý nghĩa sâu sắc quan niệm về chính bản thân mình trong mối liên hệ với thế giới siêu nhiên.
Nếu ta không tìm hiểu kỹ nghi lễ vòng đời của từng văn hóa, tôn giáo, chắc chắn chúng ta sẽ có cái nhìn phiến diện, quy kết. Nghi lễ vòng đời của người Công giáo Việt Nam không chỉ là một nghi lễ, mà nó còn là một Bí tích. Thế nên việc tìm hiểu nghi lễ vòng đời của người Công giáo Việt Nam gắn với bí tích tôn giáo là một việc hết sức quan trọng. Đề tài tập trung chỉ ra:
- Các nghi lễ vòng đời của người Công giáo, gắn với Bí tích tôn giáo.
- Chỉ ra các tiếp nhận văn hóa Việt để diễn ta quan niệm về thế giới siêu nhiên với con người qua các nghi lễ của vòng đời.
- Cách nghĩ của Công giáo về các giai đoạn của vòng đời
Theo quan niệm của người Việt Nam đôi hôn nhân không chỉ dừng lại ở chỗ, sống chung và xây dựng hạnh phúc một cách chính thức về mặt pháp lí, văn hóa hay tôn giáo. Mà nó còn vươn lên cao và xa hơn đó là việc sinh sản. Việc sinh sản đó không phải là một ước muốn đơn thuần mà nó còn là bản năng để bảo tồn nòi giống.
Thế nên đối với những đôi hôn nhân khi tổ chức đám cưới, mọi người dân Việt nam không chỉ chúc đôi tân hôn đó “trăm năm hạnh phúc” mà còn kèm thêm câu “sớm sinh quý tử”. Như thế ta thấy nếu niềm vui của đôi tân hôn lấy nhau là niềm vui một, thì việc có con là niềm vui được tăng lên gấp bội.
Khi người nữ mang thai, người dân Việt dùng từ chỉ trường hợp này rất đẹp, đó là đã có “tin mừng” và họ cũng thường hỏi đôi vợ chồng sau vài tháng kết hôn, thế đã có “tin mừng” chưa. Câu hỏi này mặc định ý đã có con chưa.
Người Công giáo Việt Nam không chỉ nằm trong khung này, mà nó còn nâng việc sinh sản là một việc nghĩa vụ thiêng liêng. Sách giáo lí Hội thánh Công giáo số 2366 dạy “truyền sinh là một ân huệ, một mục tiêu của hôn nhân” [12,662] và số 2367 nói “thông truyền sự sống, đôi vợ chồng tham dự vào quyền năng sáng tạo và tư cách làm cha làm mẹ cùng với Thiên Chúa” [12, 662], hay số 2378 “Đứa trẻ không phải là một của nợ, nhưng là một hồng ân”[12, 665]. Thế nên những đương sự nào bất lực[1]trước và vĩnh viễn khi kết hôn thì những cuộc hôn nhân đó vô hiệu về mặt bí tích.
Nếu quan niệm dân gian Việt nam chỉ quan tâm từ khi thời gian đậu thai, có nghĩa là thời gian phôi thai. Thì người Công giáo còn quan tâm xa và rộng hơn đó là việc trước khi hình thành phôi thai trong lòng người nữ. Giáo hội Công giáo lên án các trường hợp trực tiếp hay gián tiếp của y khoa để ngăn ngừa sự sống. Cách thức ngừa thai nhân tạo áp dụng cho nam giới gồm những phương pháp: thắt ống dẫn tinh, bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo, , thuốc diệt tinh trùng…Cách thức ngừa thai nhân tạo áp dụng cho nữ giới gồm những phương pháp : thắt ống dẫn trứng, thuốc tránh thai (uống, tiêm hoặc cấy dưới da), dụng cụ như vòng xoắn, màng ngăn, cấy tinh trùng vào tử cung… Giáo hội cũng lên án sựu can thiệp của “kỹ thuật sinh sản” [13,180] để “tách rời hành vi kết hợp vợ chồng ra khỏi hành vi sinh sản” [13,180], chẳng hạn: “gieo tinh” [13,180], “thụ tinh nhân tạo đồng nguồn” [13,180]. Vì xem kết quả “đứa trẻ đó được sinh ra là kết quả của một hành vi công nghệ hơn là kết quả tự nhên của một hành vi nhân linh” [13,180]
Nói thế không có nghĩa Công giáo bắt buộc các cuộc hôn nhân phải sinh sản một cách vô thức, không có trách nhiệm. Sách giáo lí số 2367 dạy rất rõ: “Nhiệm vụ sinh sản và giáo dục con cái là sứ mạng riêng biệt của vợ chồng. Trong khi thực hiện nhiệm vụ ấy, họ biết rằng mình cộng tác vào công trình sáng tạo của Đấng Tạo Hóa và trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài. Bởi vậy, họ sẽ chu toàn bổn phận của mình với trách nhiệm của một con người và của một Kitô hữu’’ [12, 662]. Thế nên sinh sản có trách nhiệm là một điều bắt buộc và là mục đích của hôn nhân Công giáo.
Công giáo mời gọi đôi hôn nhân ngừa thai một cách tự nhiên, số 2370 giáo lí Công giáo nói: “Tiết dục định kỳ cũng như những phƣơng pháp điều hòa sinh sản đặt nền tảng trên việc tự quan sát và sử dụng những thời gian không thể thụ thai, đều phù hợp với các tiêu chuẩn khách quan của luân lý. Những phương pháp này tôn trọng thân thể của vợ chồng, khuyến khích họ âu yếm và giúp nhau hướng đến tự do chân chính. Ngược lại, “mọi hành động nhằm mục đích hay tạo phương thế ngăn cản sự truyền sinh trước, hoặc trong khi giao hợp, hoặc trong diễn tiến các hiệu quả tự nhiên của việc giao hợp, tự bản chất là xấu” [12, 663]. Giáo hội mời gọi có thể dựa vào “trật tự nhân học, người ta được phép vận dụng sự tiết dục định kì trong thời gian có thể mang thai của người phụ nữ.” [13,179]. Qua hai phương pháp giúp xác định ngày trứng rụng, cũng như xác định trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ những ngày nào có thể thụ thai và những ngày nào không thể thụ thai. Đó là phương pháp Ogino-Knauss và phương pháp quan sát chất nhờn.
Trước đây trường hợp vô sinh là một điều khá là tủi nhục và nặng hơn là “cây độc không trái, gái độc không con”, làm cho thân phận người phụ nữ bị hạ thấp, nó cũng là một trong những lí do chính đáng để bỏ vợ hoặc lấy lẽ. Nhưng ngày hôm nay với sự can thiệp của y khoa và sự cởi mở đã giảm đi phần nào áp lực cho những người phụ nữ. Trường hợp cầu tự vẫn còn xãy ra trong thời đại ngày hôm nay, nhưng đáng tiếc thay có những trường hợp đi quá xa dẫn đến các việc mê tín, phản khoa học. Các cặp hôn nhân Công giáo hay những người liên quan trong gia đình cũng cầu nguyện hằng ngày, hay hành hương chỗ này chỗ khác để xin Chúa, Đức mẹ ban con. Bên cạnh đó các cặp này cũng xin sự can thiệp của y khoa, nhưng phải đúng với luân lý Công giáo. Nếu mãi không có con được, trường hợp này Giáo hội Công giáo mời gọi tín đồ “chấp nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi hay bằng cách thực hiện những công tác phục vụ theo nhu cầu cần thiết của người khác” [13,169].
Không khác người Việt, người Công giáo Việt Nam cũng kiêng cử trong thời gian mang thai, lo cho sức khỏe và tinh thần của sản phụ hết sức chu đáo. Họ cũng kiêng cữ các món ăn, đi đứng, vị trí và cách ngồi, có thể gây hại cho thai nhi. Những điều này được gọi thai giáo. Những phụ nữ Công giáo mang thai thường treo ảnh các thánh, nhất là Đức mẹ, Thánh Giuse, hay Chúa Giesu để nhìn với quan niệm cầu mong con mình sẽ thánh thiện và xinh đẹp như các đấng họ tôn thờ. Việc cầu chúc của người Công giáo ngoài “mẹ tròn con vuông”, mà họ còn thêm câu “xin Chúa chúc lành, gìn giữ, bình an”
Sinh con là một khó, chăm sóc, giáo dục một đưa con lại càng khó hơn, và đây cũng là mục đích của hôn nhân Công Giáo đó là sinh sản và giáo dục luôn đi đôi với nhau.
Từ khi trẻ em sinh ra thì việc chăm sóc cho trẻ rất quan trọng, và người mẹ cũng không kém phần quan trọng. Dân gian cũng quan tâm đến việc đứa con son là trai hay gái. Đối với những người không có tư tưởng trọng nam thì nói: “Ruộng sâu nái không bằng con gái đầu lòng”, bởi vì con gái đầu lòng sẽ đỡ đần cho cha mẹ hơn con trai. Nhưng đối với những người có tư tưởng trọng nam thì bảo: “Nhất nam viết hữu, thập tử viết vô”. Thế nên những người không có tư tưởng trọng nam thường nói những người có tư tưởng trọng nam: “có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ”. Đây cũng chính là quan điểm của Công giáo, dù gái hay trai thì vẫn là những đứa con của mình, một món quà Thiên Chúa ban tặng.
Tín đồ Công giáo cũng cữ ngày thăm nôm sản phụ và đứa bé theo dân gian, thường sau khi sản phụ về nhà, mà tín đồ đến thăm sau 7 ngày đối với con trai, và 9 ngày đối với con gái. Sở dĩ được tính như vậy là vì quan niện theo mỗi con người đều hồn và vía. Tuy nhiên Công giáo lại không có cúng Bà Mụ nặn thành, vì quan niệm con cái là món qua Chúa ban chứ không phải do bà Mụ.
Lễ thôi nôi (đầy tháng) còn gọi là lễ thử, lễ này người Công giáo cũng làm cho đứa trẻ, nhưng còn lồng ghép vào một nghi thức đó là thực hiện bí tích Rửa tội của người Công giáo. Trong ngày này không chỉ vui về mặt dân gian mà nó còn vui hơn khi đứa bé trở thành người Kito hữu qua sự bảo lãnh của cha mẹ. Ngày lễ này người Công giáo không chỉ mời tham dự lễ đầy tháng (thôi nôi) tại tư gia mà còn mời tham dự nghi lễ rửa tội cho đứa bé tại nhà thờ.
Các hình thức buổi lễ này cũng được người Công giáo còn giữ như là không thể thiếu trong đời sống dân gian, đó là việc đứa bé bốc đạo cụ trong mầm đã chuẩn bị sẵn. Người ta chuẩn bị sẵn các món đồ phù hợp với giới tính của đứa bé, chẳng hạn như giấy bút, đàn sáo, cung tên… dành cho bé trai, kim chỉ, dao kéo…. cho bé gái. Người ta tin rằng đây là hành động có giá trị thực tiễn, đoán định khuynh hướng phát triển của đứa bé. Tuy nhiên người Công giáo vẫn làm như trong tâm thức không tin vào mấy việc này, vì để biết được ước muốn khuynh hướng của một người không thể chỉ dựa vào việc lễ thử.
Trong ngày này cũng bắt đầu công bố tên đứa bé là gì, đối với người Công giáo không chỉ có tên gọi họ và tên mà còn có tên thánh đứng trước tên đứa bé, chẳng hạn: Maria Nguyễn Thị Mai, Giuse Nguyễn Văn Lành…Công giáo cũng không quan trọng đứa bé mang họ cha hay họ mẹ, mang tên thánh nam hay nữ.
Với tục bán khoán dân gian quan niệm để đứa bé đó được nuôi nấng dễ hơn dù đứa bé đó phát triển rất tốt về thể lý và trí não, hay những đứa bế cầu tự, hoặc hó nuôi, họ thường làm nghi lễ bán con thần thánh đối với nhưng người có niềm tion tin tôn giáo. Đối với không theo tôn giáo thường sợ ma quỷ quấy phá. Ngày xưa mỗi lần ẵn đứa bé ra khỏi nhà là bôi vết nhọ lễ trán hoặc thủ theo chiếc đũa hoặc cây kéo để bảo vệ vía. Thế nên việc bán khoán này rất chi tiết, đứa bé phải được một trăm ngày tuổi, chọn ngày lành tháng tốt, có thể mang lễ vật lên Chùa thực hiện nghi thức. Người Công giáo cũng có việc bán khoán này, tuy không hành lễ một cách chính thức, nhưng người tín đồ cũng dâng con cái mình cho Chúa, Đức mẹ gìn giữ.
Dạy con là một việc không thể yếu trong đời sống hôn nhân, có thể nói việc thai giáo đã nói lên một phần nào tầm quan trọng của việc dạy con từ trong phối thai. Chẵng hạn người mẹ không được ăn cua vì đứa bé sẽ ngang như cua…
Khi đứa bé bắt đầu lớn và bắt đầu vào những lớp học, thì bổn phận của cha mẹ Công giáo không chỉ dạy điều hay lẽ phải, kính trên nhường dưới, dạy từ cách đi, chách ăn, cách giao tiếp, mà quan trọng hơn hết dạy các em các câu kinh và giáo lí. Khi các em vào lớp hai ngoài trường thì các em đã được tham dự các lớp giáo lí trong tôn giao, các em sẽ được học song song các chương trình giáo lí cho đến khi các em hết chương trình lớp 12 ngoài đời. Trong thời gian này các em sẽ được chịu các Mình Thánh Chúa, Giải tội, Thêm sức, và xức dầu bệnh nhân (nếu có nguy tử). Như thế các em không chỉ được giáo dục về mặt tri trức hay còn được tiếp nhận các vấn về thuộc đạo đức cách sống tâm linh, mà ở đây mang dáng vóng luân lý Công giáo.
Từ việc thông báo với rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Thế nên hôn nhân người Việt không chỉ là việc của cặp hôn nhân đó, mà còn là việc của gia đình, dòng họ, gia tộc. Các tiêu chí chọn người phối ngẫu cũng khác phức tạp phải môn đăng hộ đối, sự trinh khiết của người nữ, tam tòng tứ đức, lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống…Ngày hôm nay các đòi hỏi trên cũng nhẹ đi phần nào, nhưng đâu đó vẫn còn.
Đối với người Công giáo hôn nhân không chỉ dừng lại việc thông báo với rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân của đôi bạn. Mà nó còn vươn lên sự kết hợp bất khả phân ly trong hôn nhân Công giáo, nó được nâng lên về mặt thiêng liêng, được gọi Bí tích.
Trong Công đồng Vaticanô II văn kiện đã dành ra một chương khá lớn để nói về phẩm giá cao quý của hôn nhân và gia đình trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes (“Vui mừng và Hi vọng”). Đặc biệt lưu tâm đến vấn đề truyền sinh, tình yêu, giáo dục.
Bộ giáo luật 1983 ở điều 1053 quy định “giao ước hôn nhân” dành cho “một người nam và một người nữ” mục đích của hôn nhân “sinh sản” và “giáo dục con cái” và “chính Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn nhân giữ hai người đã được rửa tội lên hàng bí tích” [10,333]. Đặc tính hôn nhân Công giáo được điều 1504 chỉ rõ mang tính “đơn nhất” và “bất khả phân ly” [10,333]. “Sự đồng thuận của ý chí”, “chấp nhận nhau qua một giao ước bất khả thu hồi” [10,333] được điều 1057 nói đến. Điều 1141 cũng nói đến trường hợp tháo gỡ khi hôn nhân không thành sự theo giáo luật và lí do “tử vong” [3,353]. Điều 1059 nói rõ “Hôn nhân của những người Công giáo bị chi phối không chỉ luật Thiên Chúa mà còn luật của Giáo hội Công giáo nữa” [10,333]. Trong Giáo hội Công giáo có hai loại luật đó là luật Thiên Chúa và luật Hội thánh. Đối với luật Thiên Chúa là luật không bao giờ được thay đổi, còn luật Hội thánh có thể thay đổi.
Ngày nay tục thách cưới, nạp cheo, mai mối mờ nhạc với các cuộc hôn nhân. Các nghi thức cũng được đơn giản hóa bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Nếu ngày xưa nghi lễ cổ truyền của người Việt gồm 6 lễ: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tài, thỉnh kỳ, thân nghinh. Thì ngày hôm nay chỉ còn 2 lễ: nạp cát và thân nghinh nhằm đơn giản hóa các nghi lễ, thích nghi với cuộc sống hiện tại.
Người Công giáo vẫn giữ các nghi thức truyền thống từ nạp cát đến thân nghinh. Các nghi thức rước dâu, vái lạy bàn thờ tổ tiên, dâng rượu cho ông bà mất, cũng nhưng các bậc còn sống. Các yếu tố mà người Công giáo lồng ghép vào trong các buổi lễ xuát giá hay đón dâu là các giờ kinh nguyện ngắm, cầu nguyện cho đôi hôn nhân. Nghi thức dân gian tại gia đình Công giáo có vẻ đơn giản hơn, qua các lạy bàn thờ, hay cửu quyền thất tổ. Lễ lại mặt sau ngày cưới cũng được người Việt Công giáo gìn giữ. Nhưng các yếu bố xem tuổi xem giờ cưới thì người Công giáo chính thống không bao giờ thực hiện.
Ngoài việc chu toàn các lễ nghi truyền thống, người Công giáo còn phải lo trên hết là các phép tắc bên nhà đạo. Trước khi diễn ra các lễ truyền thống của hôn nhân, bên Công giáo thường hỏi ý kiến của đôi hôn nhân về vấn đề tôn giáo. Có chọn theo Công giáo hay “đạo ai người nấy giữ”. Nếu đôi hôn nhân đó đều là Công giáo hoặc một bên đồng ý theo, thì quy trình diễn ra như sau:
Để chuẩn bị cho hôn nhân, người tín đồ đã phải chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn tức thì để học hỏi về bí tích hôn nhân. Giáo luật không ấn định thời gian chuẩn bị bao nhiêu là xa hay gần.
Chuẩn bị xa là việc tín đồ học giáo lí từ nhỏ đã được giáo huấn về giá trị bí tích hôn nhân, hay qua các bài giảng của linh mục nói đến các vấn đề hôn nhân theo quan niệm của Kitô giáo. Giáo luật Điều 1063/1 nhắc nhở: “bằng việc giảng thuyết bằng việc huấn giáo thích hợp cho nhi đồng, thanh niên và người thành niên, và cùng bằng việc sủ dụng các phương tịên truyền thông xã hội nhờ đó các Kitô hữu đựoc giáo huấn về ý nghĩa hôn nhân Kitô giáo và về vai trò của người phối ngẫu cũng như của các bậc cha mẹ Kitô giáo”. Thường tại giáo xứ ngoài các chương trình học về giáo lí căn bản, tín đồ còn được tham gia lớp giáo lí hôn nhân để chuẩn bị sau này khi kết hôn, sau khóa học được cấp chứng nhận đã hoàn thành lớp giáo lí hôn nhân.
Chuẩn bị gần là việc chính tín đồ đã xác định đối phương và muốn cử hành bí tích hôn nhân. Cũng xin nói thêm theo quan niệm của Giáo hội Công giáo, riêng bí tích hôn phối này chính người tín đồ cử hành, linh mục chỉ là người chứng hôn thay mặt giáo hội. Việc chuẩn bị thường người tín đồ phải trải qua các bài học về gia đình, theo hướng dẫn của Ủy Ban Giáo Hoàng về Gia Đình thì việc chuẩn bị bao gồm việc giáo huấn về: “Những tương quan liên vị giữa người nam và người nữ trong chương trình của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình; Ý thức về sự tự do ưng thuận như là nền tảng của sự kết hợp đơn nhất và bất khả phân ly của hôn nhân; Khía cạnh nhân bản của tính dục hôn nhân, hành vi kết hợp vợ chồng; Khái niệm đúng đắn trách nhiệm cha mẹ; Những yêu cầu và mục đích, sự giáo dục con cái đúng đắn. Vào phần cuối của chuẩn bị gần này, đôi bạn cần biết những điều tốt đẹp của hôn nhân và cách sống giữa cộng đoàn, cũng như làm thế nào để “bảo vệ và nuôi dưỡng tình yêu sau này… làm thế nào để tránh những ‘khủng hoảng’ vợ chồng”.
Chuẩn bị tức thì là việc cặp tín đồ tập thử các nghi thức sẽ diễn ra trong nghi thức bí tích, cách đi như thế nào, cách đọc kinh thánh ra sao và đặc biệt là việc đọc lời nguyện trao nhẫn và đoạn thề cùng nhau.
Việc chuẩn bị trên giáo luật không ấn định là bao lâu, nhưng tùy theo giáo phận mà có thời gian ấn định riêng. Có những trường hợp khẩn cấp chẳng hạn: Đã lỡ có thai, phải kết hôn để bảo vệ danh dự; Có người thân như cha, mẹ, ông, bà sắp qua đời, phải cưới gấp để chạy tang; Bên lương đã định ngày kết hôn, do tin vào ngày tốt xấu. Lúc này dựa vào phân định của linh mục mà xử lí cách khôn ngoan nhất, vừa hợp giáo luật vừa thuận lòng đương sự. Nhưng phải xác định hôn phối có thực lòng yêu thương nhau, muốn tiến tới kết hôn, chứ không phải vì áp lực nào khác. Tiếp đến là khả năng trưởng thành nhân bản của mỗi bên, là có thể chu toàn nghĩa vụ hôn nhân. Trong trường hợp này, yêu cầu về hiểu biết giáo lý hôn nhân, có thể được giảm nhẹ.
Thủ tục kết hôn của người tín đồ lần lượt qua các bước:
Việc tiếp nhận hồ sơ và rao báo là việc đầu tiên thực hiện trong thủ tục này. Theo luật cũ, bên nữ sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ và nơi của hành bí tích Hôn phối. Nhưng với luật hiện hành bên nam hoặc bên nữ, đều được thụ lí hồ sơ nếu điều đó thuận tiện và được ưng thuận của đôi bạn trẻ.
Nếu với cặp hôn phối bình thường (cả hai đều là Công giáo, hay một bên là tân tòng trước khi các bí tích theo luật định) thì giấy tờ cần:
Giấy giới thiệu kết hôn
Nếu trường hợp là người Công giáo thì linh mục chánh xứ có trách nhiệm gởi thông tin về cho linh mục chứng hôn xác nhận thời gian tín đồ cư trú. Cho biết là sơ khởi không thấy ngăn trở tiêu hôn hay cấm hôn nào, ít ra trong thời gian người kết hôn cư ngụ ở giáo xứ.
Trường hợp đương sự là không phải là người công giáo, có thể là người lương hay người theo tôn giáo khác thì linh mục chánh xứ nơi đương sự đang cư ngụ, linh mục sở tại có thể giúp linh mục chứng hôn đó một số việc, chẳng hạn dạy giáo lí và rao hôn phối. Nhưng trong trường hợp này đương sự phải cung cấp cho linh mục sở tại hai loại giấy tờ: giấy chứng nhận độc thân và xác nhận cư trú của chính quyền thuộc ranh giới giáo xứ của linh mục sở tại.
Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức
Điều tất yếu phải có là giấy chứng nhận Rửa tội và thêm sức của tín đồ gửi cho linh mục chứng hôn. Thông tin phải ghi đầy đủ các chi tiết tên tuổi, thời gian (ngày, tháng, năm), giáo xứ, của nơi Rửa tội và Thêm Sức. Chứng thư Rửa tội phải không nên quá sáu tháng, để tránh sự thiếu cập nhật những tình trạng nhân thân, vì một số tình trạng nhân thân thay đổi như kết hôn, được giải gỡ hôn phối, chịu chức thánh, khấn dòng… được ghi chú vào sổ Rửa tội.
Bản khai trước kết hôn
Bản khai hay còn gọi là bản tra vấn kết hôn mà hiện nay vẫn thường làm. Bản khai cần có nội dung:
Lý lịch ngắn gọn, nhưng cần có số điện thoại của người khai và thân nhân để có thể liên lạc, điều tra.
Sự ý thức và chấp nhận tự do của đôi bạn về hôn nhân: bất khả phân ly, đơn nhất, sinh sản và giáo dục con cái.
Liệt kê những ngăn trở tiêu hôn và ngăn trở bất hợp luật để đôi bạn xem xét và khai báo.
Những hoàn cảnh có thể xảy ra khiến sự ưng thuận bị hà tỳ như: thiếu khả năng phán đoán hay tâm lý, bệnh tật, khả năng sinh sản, lầm lẫn, đặt điều kiện kết hôn…
Người khai, vì vậy, không được giấu giếm những điều mà có thể gây lầm lẫn làm nhiễu loạn đời sống hôn nhân do: bệnh đồng tính, bệnh nan y, nghiện, vô sinh, có con riêng, nợ nần lớn, đang có quan hệ nam nữ với người khác. ..
Giấy rao hôn phối
Nguyên tắc rao hôn phối được đề cập ở Giáo luật Điều 1067: “Hội Đồng Giám mục phải ấn định những quy tắc về việc khảo hạch các đôi bạn, cũng như về việc rao hôn phối và về những phương thế thích hợp khác. Để thực hiện những cuộc điều tra, những việc đó là cần thiết trước khi cử hành hôn nhân; một khi những quy tắc ấy được tuân giữ cẩn thận, cha sở có thể tiến hành việc chứng hôn”.
Hội đồng Giám mục Việt Nam ấn định: Hôn phối được rao ba lần, thường được rao vào ba Chúa nhật liên tiếp. Cha sở có quyền tha rao một lần, cha Quản hạt tha rao hai lần, và Bản quyền địa phương tha rao ba lần. Linh mục chứng hôn có trách nhiệm lập tờ rao gởi về giáo xứ một trong đôi bạn trẻ, các linh mục nhận tờ rao này phải thực hiện rao và trả kết quả về cho linh mục chứng hôn.
Chứng chỉ giáo lý hôn nhân
Việc có chứng chỉ giáo lý hôn nhân nhằm minh chứng là đôi bạn trẻ này đã có bước chuẩn bị xa, gần. Việc cấp chứng chỉ thì nơi giáo xứ nào cấp cũng được, vì lí do mục vụ người tín đồ có thể bất kì ngôi nhà thờ nào thuộc giáo hội công giáo. Việc xác nhận lại chứng chỉ này có thực hay không, không thể thiếu trong yêu cầu này. Linh mục chứng hôn có thể khảo lại vài câu hỏi về bí tích Hôn nhân, hay trực tiếp điện thoại đến giáo xứ cấp chứng chỉ để xác minh, nếu ban đầu linh mục chứng hôn không gởi đương sự đi học.
Giấy chứng nhận kết hôn dân sự
Việc có giấy chứng nhận kết hôn dân sự không thể thiếu, nếu thiếu sẽ không thực hiện được bí tích. Giáo luật Điều 1071/2 quy định: “hôn nhân nào không thể hiện được công nhận hay không thể được cử hành chiếu theo quy tắc của luật dân sự”.
Giấy miễn chuẩn ngăn trở hay giấy phép kết hôn, nếu cần thiết
Trong trường hợp có ngăn trở tiêu hôn như kết hôn dị giáo, có họ máu, có họ kết bạn… thì cần phải xin miễn chuẩn ngăn trở nơi Đấng Bản quyền địa phương. Nếu không có miễn chuẩn ngăn trở tiêu hôn, kết hôn vô hiệu.
Đối với những trường hợp Giáo luật đòi xin phép, như thiếu giấy đăng ký kết hôn dân sự, kết hôn hỗn hợp… thì cần xin phép Đấng Bản Quyền địa phương để được hợp luật.
Các đơn xin được miễn chuẩn ngăn trở tiêu hôn hay đơn xin phép kết hôn, không nhất thiết là phải gởi đến Giám Mục giáo phận. Có thể gởi đơn đến một trong các linh mục khác cũng có địa vị là Đấng Bản Quyền địa phương, như linh mục Tổng Đại diện, linh mục Đại diện Giám mục, hay linh mục nào khác được Giám mục ban quyền miễn chuẩn. Đơn xin ít nhất phải làm thành hai bản, để lưu Tòa Giám mục một bản.
Miễn chuẩn được Giáo luật Điều 85 định nghĩa: “Miễn chuẩn, hay là sự nới lỏng một luật thuần tuý Giáo hội trong một trường hợp đặc biệt, có thể được ban do những người có quyền hành pháp, trong giới hạn thẩm quyền của mình, cũng như do những người minh nhiên hay mặc nhiên có quyền miễn chuẩn, hoặc do chính luật, hoặc do một sự uỷ quyền hợp pháp.” Có nghĩa nếu gặp trường hợp này thì tín đồ phải xin miễn chuẩn của giáo quyền qua giám mục địa phương , theo ngôn ngữ của tín đồ gọi là “đạo ai người nấy giữ”.
Giáo luật, huấn quyền đã chỉ dẫn, nếu tín đồ làm trái luật thì bị phạt rất nặng, dẫn đến tình trạng “bị rối”. Không chỉ đương sự bị phạt vạ mà ngay cả những đương sự tham sự, nhưng việc phạt này tùy vào mỗi giáo phận, mà giám mục có những nguyên tắc và quy định của những cuộc hôn nhân này.
Đối tượng nhận bí tích này là người nam đã được Rửa Tội, các chức thánh là chức Giám mục, chức linh mục và chức phó tế.
Hiện tại Giáo hội Công giáo có hai cách sống dành cho linh mục, gọi là linh mục triều hay dòng.
Linh mục triều (secular priests), phục vụ trong các giáo xứ, ở giữa dân chúng hay “giữa thế gian” (theo tiếng Latin, thế giới là “saeculum”), còn được gọi là các linh mục giáo phận (diocesan priests), “nhập tịch” vào giáo phận, trực thuộc giáo phận, trực tiếp dưới quyền Giám mục giáo phận, vâng lời và thi hành chức vụ linh mục, đảm nhận những công tác do Giám mục chỉ định. Thông thường, các linh mục triều hoạt động trong địa hạt Giáo phận của mình.
Linh mục quản xứ tại giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm là linh mục triều, trực thuộc Giáo phận Long Xuyên, do giám mục Giuse Trần Văn Toản lãnh đạo.
Linh mục dòng hội nhập vào các dòng tu, là tu sĩ, phần tử của các dòng tu, tuyên giữ lời khấn dòng (khiết tịnh, khó nghèo, và vâng lời bề trên), trực tiếp vâng lời bề trên dòng trong mọi sự việc và đảm nhận những công tác do bề trên chỉ định. Các công việc của các linh mục dòng tùy thuộc đoàn sủng mỗi dòng (gọi là Linh Đạo Dòng). Họ có thể thi hành những việc về phụng vụ, quản trị, mục vụ, truyền giáo, giáo dục, xã hội, y tế, nghệ thuật, truyền thông, lao động… Các linh mục dòng có thể được gửi đi hoạt động bất cứ nơi nào nhà dòng được phép hoạt động, cũng được bề trên gửi đến các Giáo phận để phục vụ như các linh mục triều và trong khi phục vụ khó phân biệt họ với linh mục triều.
Người chuẩn nhận hay nhận bí tích Chức thánh điều là những người nam độc thân, Luật độc thân có từ lâu trong truyền thống Giáo hội Công giáo. Ngày nay đang đặt lại vấn đề này vì xét về mặt khách quan những tín đồ theo đuổi nhận bí tích ngày càng ít, nhất là những nước phương Tây và một điều chẳng hay gì, mà Giáo hội Công giáo đang đối đầu là việc giáo sĩ lạm dụng tình dục. Nhưng trên phương diện chủ quan Giáo hội Công giáo vẫn chưa bỏ luật này đối với những tiến chức theo nghi lễ Tây phương.
Người nữ không tham gia vào bí tích này, việc người nữ cũng khấn dòng (nữ tu) hay cũng có tiến trình đào tạo giống như những người nam (dù thời gian nhanh hơn) nhưng không được tham gia vào bí tích này.
Việc giáo xứ hay gia đình có người nhận bí tích chức thánh hay đi tu làm nữ tu là niềm vinh dự cho đương sự, gia đình và giáo xứ. Đối với người tin đồ đó là hoa trái thiêng liêng, và là một ơn gọi Chúa dành riêng. Được tín đồ quan niệm thiêng liêng hơn lập gia đình.
Các từ bô lão, ra lão, vào lão, lên bô, sửa nóc nhà đều có ý nghĩa ngang nhau với lên lão. Theo truyền thống dân gian lên lão là cột mốc đánh dấu con người đầy phúc đức, có thế giá về mặt xã hội. Bên cạnh đó giải phóng khỏi trách nhiệm nặng nề, hưởng phước qua đàn con cháu. Tùy vùng mà có những quy định về độ tuổi riêng, chẳng hạn: một số làng ở Bắc Ninh là 55 tuổi, các làng ở Hà Nội xưa là 50 tuổi.. Quy chung lại độ tuổi lên lão thường 60 tuổi. Các lễ mừng thọ ông bà con chau chuẩn bị rất chu đáo chỉnh tề, bằng nhiều hoạt động nghi lễ thể hiện tinh thần đạo hiếu sâu sắc.
Đối với tín đồ Công giáo lên lão không chỉ thể hiện bao nhiêu đó, mà nó còn gắng với đời sống tôn giáo một cách sâu sắc. Tuy không có quy định về độ tuổi lên lão nhưng khi các tín đồ về già, thì được chăm sóc rất đặc biệt về đời sống thế tục cũng như tôn giáo.
Theo quan niệm Công giáo tuổi lên lão là tuổi được Thiên Chúa ban ân huệ đặc biệt cho người công chính, phản ánh sự khôn ngoan, được Thiên Chúa chăm sóc một cách đặc biệt, và Thiên Chúa muốn mọi người con cái chăm sóc các cụ một cách đặc biệt.
Trong thời gian này các cụ không chỉ được chăm sóc bằng đời sống thế tục như về sức khỏe thể lí, như: về dinh dưỡng, ăn mặc cư trú, giải trí thể thao, chữa trị bệnh tật… Mà còn về đời sống tôn giáo, như: tạo điều kiện các cụ cầu nguyện tốt nhất, cho các cụ tham gia vào các hội bô lão của Công giáo nhằm giúp cho các cụ ít chán nản và suy nghĩ tiêu cực về tuổi già mất giá trị, đặc biệt liệu sao lo cho các cụ về vấn đề các bí tích cuối cùng trước khi mất, đó là bí tích xức dầu bệnh nhân.
Xức dầu bệnh nhân được giáo luật điều 998: “Qua bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, Giáo Hội phó thác những tín hữu bệnh tật hiểm nghèo cho Chúa chịu nạn và vinh quang để Người nâng đỡ và cứu chữa họ; bí tích này được ban bằng việc xức dầu trên bệnh nhân và đọc những lời đã được quy định trong sách phụng vụ”. [10, 317]
Đối tượng tín đồ nhận bí tích này không phân biệt lớn hay nhỏ, chỉ cần thỏa điều kiện là tín đồ đã rửa tội. Bởi thế thời gian thích hợp để lãnh nhận khi người tín hữu bắt đầu đau nặng hay nguy tử vì bệnh tật hay già yếu. Trong cùng một cơn bệnh, có thể lãnh nhận bí tích này nhiều lần, cứ mỗi lần trở nặng. Trước khi chịu đại phẫu, hoặc người lớn tuổi, suy yếu cũng nên lãnh nhận bí tích Xức Dầu bệnh nhân. Không ban bí tích này cho người lương và những tín đồ mặc nhiên công khai từ bỏ đức tin. Giáo luật Điều 1007: “Không được ban bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho những người cố chấp sống trong tội trọng công khai.” [10, 319]. Việc không nhận bí tích trước khi lâm chung, tín đồ quan niệm chết không lành, bởi thế trước cơn nguy tử tín đồ thường gặp linh mục để xin ban bí tích này.
Đã là người ai cũng phải chết, cái chết không từ một ai. Theo quan niệm dân gian Việt cái chết là một cõi đi về thế giới bên kia – cõi âm. Người Việt dùng từ “về” để chỉ ra quan niệm về cái chết là một sự chuyển bước, từ một kiếp sống này sang kiếp sống khác. Bên cạnh đó người Việt quan niệm về kiếp này sẽ quyết định kiếp sau, tùy vào phúc đức kiếp này để lại.
Công giáo quan niệm cái chết đã vào trần gian vì con người đã phạm tội, và chỉ nhờ được cái chết và sự sống lại của Chúa Giê su mới đem cho con người sự sống đời đời. Cái chết của người Công giáo là một sự thất bại những cũng là một sự chiến thắng. Thật thế người tín đồ Công giáo luôn ý thức về cái chết, xem cái chết giống như người Việt là một cuộc trở về với cái gốc. Cái gốc của người Công giáo ở đây là Thiên Chúa.
Tín đồ Công giáo tin xác loài người sau sẽ phục sinh, cuộc sống trên trần gian là một cuộc hành về nhà Chúa, thuộc giáo hội lữ hành. Người Công giáo tin rằng sau cái chết sẽ là một cuộc phán xét riêng, sách giáo lí hội thánh Công giáo số 1022 dạy: “Ngay khi lìa khỏi xác, linh hồn bất tử sẽ chịu phán xét riêng để được thưởng hay bị phạt đời đời; tùy theo đời sống của mình trong tương quan với Đức Ki-tô, linh hồn hoặc phải trải qua một cuộc thanh luyện”. Bên cạnh đó tin có cuộc phán chung qua ngày tận thế, được diễn ra ngay sau khi mọi người đã chết được sống lại, người công chính cũng như người có tội, giáo lí số 1040 đã đề cập: “Phán xét chung sẽ diễn ra khi Đức Ki-tô quang lâm. Chỉ có Chúa Cha mới biết ngày giờ; chỉ một mình Người quyết định khi nào sự kiện này sẽ xảy ra….”
Sau cái chết người Công giáo quan niệm có ba tình trạng: trước tiên là luyện ngục là tình trạng tín đồ chết trong ơn nghĩa với Chúa qua việc kết hợp mật thiếu trong đời sống tôn giáo, nhưng còn thiếu xót một số lỗi nhỏ, thế nên cần một thời gian thanh luyện để được hưởng thiên đàng. Thiên đàng là tình trạng tín đồ trước khi chết sống đúng luật Chúa và hội thánh, mà không bị vướn mắc các lỗi dù là nhỏ hay trải qua thời gian thanh luyện (luyện ngục) sẽ được hưởng thiên đàng. Tình trạng này là tình trạng viễn mãn đời đời không tái chuyển luân hồi. Hỏa ngục là một tình trạng dành cho tín đồ khi sống dứt khoát tự loại trừ khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh, tình trạng này được diễn khóc lóc nghiến răng, thiêu đốt bằng lửa, hình phạt đầy đau khổ.
Từ các tình trạng sau chết người Công giáo quan niệm về sự hiệp thông trong giáo hội. Giáo hội lữ hành dành cho các tín đồ còn sống, giáo hội đền tội dành cho các tín đồ đã chết (luyện ngục hay hỏa ngục), giáo hội khải hoàn. Trong mầu nhiệm hiệp thông Công giáo tin rằng các giáo hội này có mối liên hệ với nhau. Các tín hữu còn sống có thể cầu nguyện, làm việc phúc đức, tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho các tín đồ đã chết đang ở luyện ngục. Các tín đồ được lên thiên đàng hay đền tội ở luyện ngục xong được lên thiên đàng cầu nguyện cho các tín đồ còn sống cũng như đang ở luyện ngục. Các tín đồ đã chết không còn cơ hội tạo công đức nữa, phù thuộc hoàn toàn vào lời cầu nguyện của tín đồ còn sống và các thánh. Người Công giáo quan niệm tất cả ơn ban chết sống đều do Thiên Chúa ban phát, còn tín đồ các thánh chỉ là cầu xin chuyển cầu.
Lễ mộc dục: Nếu dân gian Việt khi diễn ra lễ này chuẩn bị con dao nhỏ, một vuông vải, một cái lược, cái thìa, một ít đất ở ông đầu rau, một nồi nước ngũ vị hương, và nồi nước nóng. Sau khi tắm gội cho xác người chết xong, đắp chăn hay giăng màn, đặt cúng cơm, và dùng dao để trên bụng để trừ tà. Thì đối với người Công giáo cũng diễn ra lễ mộc dục này, nhưng loại bỏ tất cả các nghi thức này, thay vào đó chỉ tắm rửa sạch cho người quá cố. Vẫn giăng màn hay đắp chăn cho người quá cố, không đặt dao hay vật gì trên bụng người mất, họ có thể để tay cầm thánh giá hay tràng chuỗi mân côi, trước đầu nằm thì để cây thánh giá thay cho các bát cơm.
Lễ phạn hàm: lễ này là việc dùng gạo và muối bỏ vào miệng người chết, nhà nào giàu có thể bỏ vàng hay tiền. Việc này xãy ra nhầm để tránh các việc nhập tràng. Sau đó thực hiện nghi lễ nhập quan. Người Công giáo vẫn thực thiện nghi lễ nhập quan qua một nghi thức cầu nguyện. Không bỏ vào miệng người chết bắt kì vật gì. Sau khi nhập quan xong vị trí quan tài được đặt chính giữ nhà.
Lễ thiết linh: là lễ thiết lập linh vị đặt bàn thờ tang. Vị trí đặt bàn thờ này người Công giáo cũng đặt giống người Việt đặt trước đầu quan tài. Nếu trước công đồng Vatican II thì người Công giáo không có di ảnh, nhang, đèn, hoa qua, thánh giá, nước thánh. Thì sau công đồng Vatican II đã có những vật này, thể hiện tinh thần hội nhập văn hóa.
Lễ thành phục, phát tang: là việc phát tang cho những người thuộc gia đình người quá cố, tuy theo vị thế đối với người quá cố mà có những quy định riêng. Người Công giáo cũng có nghi lễ này, có nghi thức riêng cho việc phát tang. Sau khi an táng người Công giáo có thể xả tang ngay lập tức hay mang tang 49 ngày, 100 ngày hay một năm, hoặc cả đời. Người Công giáo thay chiếc tang sau an táng bằng chiếc khuây màu đen, có một số trường hợp mang tang đến nhà thờ tham dự thánh lễ.
Phúng điếu: là việc tinh thân hiệp thông sâu sắc, ngoài các vòng hoa, nhang, đèn hoa quả, tiền của… người Công giáo còn cái tinh thần hiệp thông khác là việc tập hợp lại cầu nguyện qua các giờ kinh. Vị thế của người quá cố này như thế nào đối với cộng đồng tôn giáo thì số lượng phúng điếu hiệp thông cầu nguyện càng nhiều. Bên cạnh đó cũng có bảng cáo phó về thời gian chôn cất để người còn sống sắp xếp phúng điếu. Trong bảng cáo phó này có một chút thay đổi, ngoài các thông tin về ngầy giờ mất, nhập quan động quan. Thì có thêm một số thông tin sau: tên thánh của người quá cố, các giờ các hội đoàn đến cầu nguyện, giờ lễ… Người Công giáo dùng các câu kinh thánh để thay thế cho các câu đối dân gian, chẳng hạn: “Khi chết đi là vui sống muôn đời” – lời kinh hòa bình, hay “Ta là đường là sự thật và là sự sống”… thể hiện quan niệm về cái chết của Công giáo, một niềm hi vọng.
Cất đám: là việc người sống đem người mất an táng vào lòng đất hay thiêu. Người Công giáo thay việc đọc văn tế bằng Thánh lễ tại nhà thờ, đối với Công giáo điều tốt lành nhất cuối đời là được thánh lễ cuối cùng tại nhà thờ. Sau khi thánh lễ diễn ra xong người tín đồ di chuyển quan tai ra đất thánh, nơi này chôn tập trung các tín đồ đã mất trong giáo xứ. Đối với những trường hợp xa nhà thờ không thể đến nhà thờ được hoặc nhà thờ không có đất thánh thì linh mục sẽ đến trực tiếp nhà tang lễ dâng thánh lễ. Về thứ tự của đoàn đưa tiễn cũng phân theo hội đoàn, gia đình tang quyến, các người tham dự khác, 2 vị trí đặc biệt là linh cữu và nơi dâng thánh lễ. Trước khi hạ nguyệt vẫn có nghi thức làm phép nguyệt, sau khi hạ nguyệt mỗi tín đồ lấy một nắm đất thả vào nguyệt, nói lên ý nghãi, kiếp bụi tro sẽ trở về tro bụi. Việc xây đắp thành mộ, trên ngôi mộ vẫn khắc ghi họ và tên ngày mất của người quá cố, đặc biệt là tên thánh. Trên mộ có một cây thánh giá, hay các thiên thần bảo vệ…
Lễ cúng tế ngu: việc này chưa có thẻ thống nhất, có nơi tính 3 ngày từ khi ngày mất của người quá cố, có nơi tính 3 ngày sau ngày chôn cất. Theo tục là mở cửa mổ mả. Người Công giáo thì không có mở cửa mả vì quan niệm khi chết chỉ thuộc 3 tình trạng (hỏa ngục, luyện ngục, thiên đàng) không về dân gian nữa. Thế nên người Công giáo thay 3 ngày này bằng việc đến tư gia gia quyến đọc kinh cậu nguyện cho người mất, thể hiện tinh thần hiệp thông.
Lễ cúng chung thất: là lễ sau 49 ngày, tùy vào nghiệp mà có thể đầu thai luân hồi. Người Công giáo vẫn giữ ngày này nhưng không quan niệm về việc đi đầu thai, họ vẫn tổ chức các cuộc đọc kinh cầu nguyện.
Lễ cúng cơm 100 ngày: người Công giáo không quan niệm người mất có thể dùng cơm như người bình thường, thế nên họ không cúng cơm. Trong ngày này họ có thể đọc kinh cầu nguyện và thực hiện nghi thức xả tang.
Ngày cúng giỗ: có 3 loại lễ giỗ là lễ tiểu tường (lễ đầu tiên sau 1 năm mất) và lễ đại tường (là lẽ thứ 2 sau ngày mất, còn gọi là giỗ hết) và lễ cuối lễ Đàm (là việc đưa bàn thờ phụ đang thờ người mất sang bàn thờ chính). Đối với người Công giáo vẫn tổ chức các lễ giỗ hằng năm, nhưng không có quy định bao nhiêu năm mới được di dời bàn thờ, mà nó phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Nhưng điểm chung ở đây dù lễ giỗ bao nhiêu năm thì người Công giáo vẫn đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố trong tinh thần hiệp thông. Vẫn tổ chức các bữa tiện ăn, để kỉ niệm ngày mất, nhưng không cúng đồ ăn cho người quá cố.
Lễ tiết là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt nam. Nó bao gồm các nghi lễ, lễ hội theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Lễ tiết thuộc bộ phận văn hóa tinh thần. Các ngày lễ tiết trong năm gồm có một số lễ: Tết nguyên đán, tết thanh minh, ngày Phật đản, tết đoan ngọ, lễ thất tịch, tết trung nguyên, tết trung thu, tết trùng cửu, tết trùng thập. Trong các lễ vừa đề cập, người Công giáo chỉ tiếp nhận 3 lễ tết sau:
Đây là ngày lễ đầu năm của người Đông á, trong đó có Việt nam. Không thể xác định người việt bắt đầu ăn lễ tết nguyên đán từ khi nào, nhưng có thể chắc chắn một điều lễ tiết đã có từ xưa, cũng nhu ảnh hưởng từ phương Bắc.
Lễ tết nguyên đán được thổi lửa khi lễ tết táo quân kết thuc, lúc này nhà nhà bắt đầu sửa sang lại nhà cửa, lau chùi, chuẩn bị ăn tết. Bận rộn nhất là 28, 29 và 30 (nếu có) giết mổ con vật để chuẩn bị cho 3 ngày tết nguyên đán.
Người Công giáo Việt Nam không nằm ngoài lễ tết này. Nếu đêm 30 dân gian đón ông bà thì người Công giáo có một thánh lễ cuối năm. Ngày mùng 1 nếu dân gian làm cổ cúng gia tiên, cúng thổ công thì Công giáo có thánh lễ đầu năm tạ ơn Thiên Chúa. Trong ngày này người Công giáo cũng hái lộc, nhưng lộc ở đây là những câu kinh thánh ngắn gọn, để tín đồ sống một năm. Ngày mùng 2 người Công giáo dành riêng để kính nhớ tổ tiên, qua các Thánh lễ được cử hành, đặc biệt là tại đất thánh. Ngày mùng 3 người Công giáo tiếp tục dâng thánh lễ để cầu nguyện cho công ăn việc làm.
Người Công giáo vẫn giữ tập tục chúc nhau ngày tết, tham viếng nhau, tham gia các sinh hoạt hội hè do làng, thôn xóm tổ chức, sống hòa nhập với cộng đồng. Vẫn dựng nêu, đến nhà thờ cầu nguyện, trang hoàn cơ sở tôn giáo, tại tư gia vẫn trưng bày mâm ngũ quả…
Đây là lễ nhớ về cội nguồn nơi bắt đầu của mỗi người. Tuy ngày nay không còn lễ thanh minh, nhưng dấu ấn vẫn còn thông qua việc tảo mộ. Do đó ngày tảo mộ cũng được gọi là tết thanh minh. Ngày này người Việt đi thăm các mộ, quét dọn, sơn mới lại các phần mộ của người mất. Đặc biệt là cúng cơm cho người mất.
Một số tín đồ vẫn thực hiện ngày này, nhưng không thức hiện việc cúng cơm. Họ cũng dọn dẹp sạch sẽ khu vực và phần mộ của người quá cố. Vẫn có một buổi cầu nguyện cho người quá cố.
Là lễ tết dành cho thiếu nhi, được tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Đây là lễ mà nói với trẻ con Việt nam đầy mơ ước và có thể nói đây là lễ mong chờ hơn tết nguyên đán. Dù biết rằng lễ này có nguồn gốc không phải dành cho thiếu nhi. Nguồn gốc lễ này xuất phát từ Trung quốc, nó được hình thành vì ý nghĩa vào ngày lễ này sẽ cúng tế sức mạnh của thần linh đất đai.
Xu thế chuẩn bị cho ngày này cũng khá nhộn nhịp, trước 1 tháng ngày lễ, thì tất cả cá nơi buôn bán đều ráo riết chuẩn bị lồng đèn, bánh trung thu, bánh bía. Các đội lân cũng bắt đầu nhộn nhịp trên đường phố.
Người Công giáo vẫn tiếp nhận lễ tết trung thu này, ngày này Công giáo có thánh lễ cầu nguyện cho các em thiếu nhi. Sinh hoạt trung thu thì có chương trình văn nghệ, chú cuội hằng nga, phát bánh trung thu cho các em, và đây được xem là ngày vui nhộn tại nhà thờ
KẾT LUẬN
- Công giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam. Tuy trong quá khứ có những xung đột về văn hóa, ý thức hệ, nhưng nhìn chung Công giáo vẫn chảy chung dòng chảy văn hóa Việt , đóng góp không nhỏ cho nền văn hóa Việt
- Tiểu luận đã phân tích các cột mốc trong nghi lễ vòng đời của người Công giáo Việt nam nói chung, vùng Nam bộ nói riêng. Chứng minh các giai đoạn phát triển song song của nghi lễ dân gian và bí tích Công giáo. Từ khi sinh ra đã có bí tích Rửa tội, khi bắt đầu có trí khôn và tham gia các lớp giáo lí con người bắt đầu đón nhận thêm các bí tích: giải tội, mình thánh Chúa, thêm xức. Khi quyết định đời sống của của mình người Công giáo có 3 hướng quyết định: một là lập gia đình có bí tích hôn nhân, hai là đi tu có bí tích truyền chức thánh và cuối cùng là sống đời sống độc thân (tại gia hoặc tham gia vào các dòng tu không có truyền chức thánh: như các sơ. Hay sống độc thân bên ngoài xã hội)
- Nghi lễ đời vòng đời của người Công giáo không chỉ dừng lại ở nghi lễ dân gian, mà còn mặc lên bí tích của tôn giáo. Giúp cho người Công giáo ý thức về nghi lễ của vòng đời của mình gắn với tôn giáo tin theo. Không dị biệt giữa nghi lễ dân gian với bí tích đời sống tôn giáo. Mà dùng nghi lễ dân gian để diễn tả đời sống đức tin, xem nghi lễ dân gian là phương tiện để gắn bó với tôn giáo.
- Bùi Xuân Mỹ. (2007). Lễ tục trong gia đình người Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin
- Bùi Xuân Mỹ. (2002). Tục thờ cúng của người Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin
- Cao Ngọc Lân (2013). Tìm Hiểu Văn Hóa Tâm Linh Của Người Việt. Hà Nội: NXB Lao động.
- Dương Ngọc Dũng (2016). Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh Xã hội học. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
- Đỗ Minh Hợp (2005). Tôn giáo lí luận xưa và nay. Thành Phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đỗ Minh Hợp (2009). Tôn giáo học nhập môn. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Đỗ Quang Hưng (2012). Công giáo trong mắt tôi. Hà Nội: NXB Tôn Giáo.
- Đỗ Quang Hưng (chủ biên). (2001). Tôn giáo về mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Hà nội
- Giáo hoàng Học Viện, Thánh Piô X (2016). Điển ngữ thần học Thánh Kinh. Hà Nội: NXb Tôn giáo.
- Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007). Bộ giáo luật 1983. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Hội đồng Giám mục Việt nam (2012). Công đồng Vaticnô II. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Hội đồng Giám mục Việt nam (2019). Sách giáo lí của Hội thánh Công giáo. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Hội đồng Giám mục Việt nam (2007), Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công Giáo. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Hội đồng Giám mục Việt nam (2016), Từ điển Công giáo. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Karl Rahner (Nguyễn Luật Khoa dịch) (2010). Nhân học Kitô. Hà Nội: NXB Từ điển bách khoa.
- Leopold Cadiere (Đỗ Trinh Huệ dịch). Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt. Huế: NXB Thời Đại
- Lê Trung Vũ – Nguyễn Hồng Dương – Lê Hồng Lý – Lưu Kiếm Thành. (2007). Nghi lễ vòng đời người. Hà Nội: NXB Hà Nội.
- Minh Đường. (2010). Phương pháp đặt bàn thờ thờ cúng của người Việt. Hà Nội: NXB Thời Đại
- Minh Đường. (2010). Nghi lễ cúng gia tiên. Hà Nội: NXB Thời Đại
- Nguyễn Đình Gia Bảo. (2016). Luật Tín ngưỡng Tôn Giáo và văn hóa Tín ngưỡng Tôn giáo của người Việt. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
- Nguyễn Đức Lộc. (2015). Cấu hình xã hội Cộng đồng Công giáo Bắc di cư tại Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đức Lữ (2013). Tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Chính trị quốc gia.
- Nguyễn Hạnh. (2019). Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ
- Nguyễn Hồng Dương (2013). Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin.
- Nguyễn Hồng Dương. (2004). Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Hà nội: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
- Nguyễn Hồng Dương (2016). Những nẻo đường Phúc âm hóa Công giáo ở Việt nam. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Nguyễn Hồng Dương (2012). Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Chính trị quốc gia.
- Nguyễn Hồng Dương (2013). Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin.
- Nguyễn Hồng Dương. (2004). Tôn Giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
- Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc.(2005). Tôn giáo – Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Phương đông.
- Nguyễn Phương. (2019). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Bản sắc văn hóa của người Việt. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
- Nguyễn Văn Khôi (2013). Luân lý Kitô giáo qua 10 điều răn. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hòa. (2012). Các chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phan Huy Lê. (2017). Vùng đất Nam Bộ quá trình hình thành và phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Chính trị Quốc gia sự thật.
- Phạm Đình Ái. (2016). Nhìn lại một số vấn đề phụng vụ tại Việt Nam. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Song Mai – Quỳnh Trang. (2006). Phong tục thờ cúng của người Việt. Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin.
- Trần Hữu Hợp. (2012). Công đồng người Việt Công giáo Đồng bằng sông cửu long, Lịch sử hình thành và quá trình hội nhập văn hóa. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Trần Ngọc Anh. (2015). Nhân học Kitô giáo. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Phương đông.
- Trần Mạnh Hùng (2016). Đạo đức sinh học và những thách đố hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Phương Đông.
- Thuận Phước. (2016). Nghi lễ đời người. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa dân tộc
- Toan Ánh. (2001). Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa Dân tộc
- Trương Bát Cần (chủ biên). (2008). Lịch sử phát triển công giáo ở Việt Nam tập 1. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Trương Bát Cần (chủ biên). (2008). Lịch sử phát triển công giáo ở Việt Nam tập 2. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
- Joseph Ratzingger tác giả (2009). Dẫn nhập vào Kitô giáo (Nguyễn Luật Khoa biên dịch). Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa.
[1] Bất lực khác vô sinh, bất lực có nghĩa là không có khả năng quan hệ tình dục, còn vô sinh thì vẫn có khả năng quan hệ tình dục được, nhưng không thể có con.