Tìm Hiểu Sách Giôna

print

Tìm Hiểu Sách Giôna

Giôna sinh tại làng Gath-hepher, cách làng Nazareth độ một tiếng đi bộ. Theo truyền thuyết của Dothái thì ônglà con của bà góa Sarepta người đã được ngôn sứ Êlia cho hồi sinh. Chúng ta không biết có thực vậy không,nhưng có thể ông là môn đệ của đại ngôn sứ Êlisa và là người làm ngôn sứ kế nghiệp ông này.

Giôna sống dưới thời vua Giarópam Đệ Nhị và phụ giúp nhà vua trong việc làm cho vương quốc miềnbắc trở nên hùng mạnh và thịnh vượng (2Vua 14:25). Giôna là một chính khách danh tiếng.

Nửa thế kỷ trước chúng ta sống trong thời đại có thành kiến về cuốn sách này. Đến nỗi chúng ta không thể mở cuốn sách này ra đọc mà không nghĩ đến con cá! Người ta qúa bận rộn xem xét đo đạc về bụng con cá đã nuốt Giôna nên không còn thời giờ để đào sâu giáo huấn của cuốn sách. Hãy đọc kỹ cuốn sách ngắn này.

Nhiều người bị vấp phạm bởi nó. Chỉ một vài người hiểu rõ nó thôi.

Thiên Chúa ở trong cuốn sách này. Ngài chăm sóc vị ngôn sứ của Ngài. Ngài đang hành động.

Thiên Chúa chuẩn bị:

Một con cá lớn – 2:1

Một cây thầu dầu – 4:6

Một con sâu – 4:7

Một cơn gió đông nóng – 4:8

Giôna là cuốn sách trắc nghiệm của bộ Thánh Kinh. Nó thách đố đức tin chúng ta. Thái độ của chúng tađối với cuốn sách này nói lên thái độ chúng ta đối với Thiên Chúa và Lời Ngài. Câu chuyện của Giôna chỉ làchuyện tự nhiên (naturalism) hay chuyện siêu nhiên (supernaturalism)? Đây là chỗ làm chúng ta đứng vững haybị té ngã.

Chúa Giêsu Kitô làm cho sách Giôna thành quan trọng. Khi được yêu cầu cho một dấu lạ để chứng minh năng quyền, Chúa cho dân chúng một dấu lạ duy nhất của ngôn sứ Giôna (Matthêu 12:38-40).

Có hai biến cố tối quan trọng trong sách Giôna. Biến cố thứ nhất là con cá lớn nuốt Giôna trong bụng và biến cố kia là cả một thành phố ngoại giáo đông đúc trở lại trong vòng có vài ngày bởi lời giảng của một nhà truyền giáo ngoại quốc không ai biết đến. Xem Chúa Giêsu nói gì về biến cố này trong Matthêu 12:41.

VỊ NGÔN SỨ BƯỚNG BỈNH

(1-2)

Cuốn sách mở ra với lời Chúa phán và trao sứ mạng cho Giôna : “Hãy đứng dậy, đi đến Ninivê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết rằng sự gian ác của chúng đã thấu tới Ta” (1:2).

Chúa rất rõ ràng trong mệnh lệnh của Ngài. Ngài bảo Giôna đứng dậy và đi. Giôna đứng dậy nhưng là để trốn đi Tácsít (Tarshish), tránh nhan Đức Chúa, và xuống Giaphô (Joppa) (1:3). Ông nói không với Chúa.

Tại sao ông bỏ trốn? Đọc lý do ở 4:2. Giôna biết rằng Assyria (Átsua) là kẻ thù không đội trời chung với Israen.

Vào thời điểm này Assyria có vẻ như yếu thế. Chính lúc đó Chúa nói Giôna đi đến thủ đô của nước thù nghịch này và loan báo án phạt về sự gian ác của nó. Giôna sợ rằng dân Ninivê thống hối và được tha án phạt. Nếu Assyria sụp đổ, đất Israen yêu dấu của ông sẽ thoát được án phạt bởi tay nó. Giôna có tinh thần ái quốc. Ông quyết định hy sinh chính mình để cứu dân mình, nhưng sự anh dũng của ông buồn thay bị sai lạc.

Ninivê là một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới, nằm trên bờ đông của sông Tigris, cách ĐịaTrung Hải 644 Km. Nó là thủ đô của Assyria (Stk 10:11-12). Thành phố này dài 48 Km và rộng 16 Km. Có năm bức tường và ba hào nước bao quanh. Tường thành cao hơn ba mét và rộng đủ cho bốn chiến xa (chariot) chạy trên đó. Các cung điện to lớn và đẹp đẽ cùng với các hoa viên. 15 cổng thành có các tượng sư tử và bò mộng canh gác lối vào thành phố. 70 hội trường được trang hoàng lộng lẫy với thạch cao tuyết hoa và phù điêu.

Đền thờ trong thành phố được xây giống kim tự tháp lớn sáng rực trong ánh mặt trời. Tội lỗi của thành phố cũng to lớn như sự giàu có và hùng mạnh của nó. Các học giả của nó đạt được những kiến thức hầu như khó tinlà họ có thể đạt được vào thời điểm đó.

Ngay khi Giôna bỏ trốn, Chúa liền ra tay. Ngài tung ra một cơn gió to trên biển và một trận bão lớnngoài khơi (1:4). Chúa yêu Giôna hết sức nên không để ông chạy thóat. Thất bại không bao giờ trút khỏi chúng ta trách nhiệm phục vụ. Ông bị ném xuống biển, và được cứu bởi tay Đức Chúa (1:15-2:1). Đường lối củaThiên Chúa là tốt nhất. Nếu chúng ta không chịu theo Chúa sẽ dùng những kiểu lạ lùng để bắt ta phải làm theo.

Chương 2 nói cho chúng ta biết Giôna tới tận cùng của mình thế nào. Sau khi cầu nguyện thật nhiều ôngthú nhận rằng với sức mình ông chẳng thể làm được gì hết. Đức Chúa mới là Đấng ban ơn cứu độ (2:10). RồiChúa giải thoát ông (2:11).

MỘT DÂN BIẾT VÂNG LỜI

(3-4)

Thiên Chúa cho Giôna một cơ hội khác để phục vụ: Có lời Chúa phán với Giôna lần thứ hai. Ông dại làm sao khi phải để Chúa lập lại lời mời gọi! Vâng lời một lần ngay có phải tốt hơn nhiều không!

Chúa phán lần nưã: “Hãy đứng dậy, đi đến Ninivê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyêncáo Ta sẽ truyền cho ngươi” (3:2).

Thật không dễ chút nào cho ông khi phải đi trên đường phố và la lên : “Còn bốn mươi ngày nưã, Ninivê sẽ bị phá đổ”(3:4). Không có chút thương xót nào trong sứ điệp của ông. Không một giọt nước mắt nghẹn ngào trong giọng của vị ngôn sứ. Ông vâng lời Chúa nhưng lòng ông thì chẳng hề thay đổi (4:1-3). Dân chúng Ninivê thống hối trước. Rồi hàng quý tộc mới làm theo. Tất cả những đổi mới bao giờ cũng bắt đầu từ dân trước. Hãy tưởng tượng dân chúng của Perth thống hối và quay về với Chúa trong một ngày vì lời giảng dạy của một ngônsứ thời hiện đại. Nó sẽ là một phép lạ của mọi thời. Vậy mà điều ấy đã xảy ra khi ngôn sứ Giôna rao giảng ở thời đại của ông.

VÂNG LỜI NHƯNG BỐI RỐI

Nhìn ông hờn dỗi ngồi trên đồi phiá đông của thành phố dưới tàn cây thầu dầu mà Chúa ‘chuẩn bị’ cho để chờ xem Chúa sẽ làm gì (4:6).

Cuốn sách kết thúc thình lình! Nhưng có hai điều cần phải chú ý trong sách này. Thứ nhất, Giôna là mô hình của cái chết, táng xác, và sống lại của Đức Kitô: “Ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào; thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy” (Mt 12:40). Thư hai, Giôna cũng là mô hình của Israen – bất tuân với Chúa, bị nuốt bởi các quốc gia trên toàn thế giới, và nó sẽ được tha khi ĐứcKitô đến. Rồi Israen sẽ trở thành nhân chứng của Thiên Chúa mọi nơi.

Không nghi ngờ gì, có hai điều cản trở Giôna khi Chúa truyền cho ông đi Ninivê – sự tự cao của ông và sự khinh thường mọi người của ông. Thiên Chúa đã lấy ra khỏi ông cả hai thứ này khi ông nằm trong bụng cá.

GIÔNA, KHUÔN MẪU CỦA ISRAEN

Giôna được kêu gọi để làm sứ mạng quốc tế. Israen cũng vậy.

Giôna từ chối hoàn thành sứ mệnh phải vâng lời Chúa. Israen cũng vậy.

Giôna bị trừng phạt bằng việc bị ném xuống biển, Israen bị trừng phạt phân tán đi khắp các quốc gia.

Giôna được bảo vệ. Israen cũng vậy.

Giôna hối lỗi, được thả ra khỏi bụng cá và hồi sinh. Israen sẽ được rời khỏi các quốc gia và phục hồi vị trí cũ của mình.

Giôna, vâng lời Chúa và thi hành sứ mạng. Israen trong vâng phục sẽ trở thành nhân chứng cho toàn trái đất.

Giôna được chúc phúc trong việc Ninivê được ơn cứu độ. Israen sẽ được chúc phúc trong sự trở lại của toàn thế giới.

Vietcatholic Perth