BG Tĩnh Tâm: Bài 1 -Xin Cho Con Một Con Tim Biết Lắng Nghe : 1V 3:5,7-12

print

Tĩnh Tâm Linh Mục

John Toai Mi

 Xin Cho Con Một Con Tim Biết Lắng Nghe
1V 3:5,7-12

Chúa phán với Salomon: “Ngươi hãy xin điều mà ngươi muốn ta sẽ ban cho”

Salomon đáp… “Xin cho con một trái tim biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái” (1V 3: 9)

 

Lébh Shoméa”

Lébh – Trái Tim

Shomea – (gốc Shama) biết lắng nghe

– Theo Sr Jeanne D’Arc, OP

người ta đã không thể dịch hết được ý của hai từ này, vì trong tiếng Do Thái hàm chứa nhiều ý nghĩa khác:

Nó bao gồm là một con tim ngoan hiền “cor docile” – nói đến sự vâng phục đối với Thiên Chúa

Nó cũng có thể là một con tim khôn ngoan, có khả năng phán đoán, một con tim hiểu biết (nhiều sách dịch là understanding heart)

Và Chúa đã hài lòng vì Solomon đã xin điều đó (1V 3,10)

 

Vậy con tim biết lắng nghe ở đây cũng còn là:

Một tình yêu biết lắng nghe

Một tâm hồn biết lắng nghe

Một cảm xúc biết lắng nghe

Một trái tim ngoan hiền – một trái tim hiểu biết

Và Chúa đã phán: Bởi vì người xin điều đó – ta ban cho ngươi một trái tim khôn ngoan minh mẫn (1 V 3, 11-12)

 

Con tim biết lắng nghe

Là điều tối cần thiết của người lãnh đạo: để có thể nghe con chiên của mình, giáo dân của mình

Để phân định được thánh ý của Chúa trong đời mình

Để mình làm theo ý Chúa, không phải ý riêng của mình (Do đó phải phân biệt được đâu là tiếng nói thôi thúc của mình, đâu là của Chúa)

 

Lắng nghe Tiếng Chúa

Trước Chúa – một Thiên Chúa chúng ta cần biết lắng nghe!

Maria đã ngồi dưới chân Chúa Giêsu để lắng nghe Ngài: Đó là phần tốt nhất mà không ai có thể lấy đi được (Lc 10,42)

Đó cũng là lời mà thầy Eli đã nói với Samuel, nếu Chúa gọi con lần nữa con hãy đáp lại “Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe” (1Sm 3,9)

Lắng nghe cũng là ơn gọi của mỗi chúng ta là linh mục của Chúa – khi chúng ta khởi đi từ một sứ mệnh mà Chúa trao phó

Lắng nghe Chúa cũng chính là mối phúc mà Chúa hứa ban cho chúng ta “Phúc Thay ai lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa” (Lc 11,28)

 

Lắng nghe anh em mình

Chưa bao giờ chúng ta lại cảm thấy anh em linh mục mình cô đơn như thế

Một người bạn linh mục quyết định cởi áo dòng đi về…. vì cảm thấy bề trên không lắng nghe mình.

Truyện một sr đi học ở Roma về …

Evangelii Gaudium : #100 ngày nay giữa các tu sĩ/ linh mục không những họ không còn có khả năng lắng nghe nhau, họ còn bách hại lẫn nhau

 

Lắng nghe gánh nặng trong tâm hồn của người giáo dân

Có lẽ điều mà làm cho chúng ta cảm thấy mình dễ mất bình tĩnh nhất đó là lắng nghe giáo dân của mình: vì trước nay, chúng ta luôn ở trong tư thế bảo giáo dân nghe

Khi người giáo dân đến trút gánh nặng về tinh thần lên chúng ta : qua đau khổ của họ, qua mất mát, bệnh tật…

Khi người giáo dân phản biện, thậm chí chống lại chúng ta

 

Những ngăn trở của lắng nghe hôm nay

Chúng ta đã có kế hoạch hoặc câu trả lời trước

Chúng ta không có thời gian …để nghe

Chúng ta quá bận rộn

Ngại đối diện với trái chiều

Ngại phải tìm câu trả lời mà mình không biết

Mệt mỏi và quá tải

Không muốn nghe điều trái ý phật lòng

Mạng xã hội / công nghệ

Bận phải nghe – những thứ trong nội tâm của mình

 

Những dấu hiệu cho thấy chúng ta không còn có thể lắng nghe:

Khi tự mãn

Khi chúng ta sợ thất bại (Fear of Failure)

Khi sống trong nghi ngờ

Khi mất kết nối với mục đích sống

Khi có thành kiến, và suy nghĩ cứng nhắc

Khi nghi ngờ chính bản thân mình

Khi vô cảm

Khi tức giận. Và mệt mỏi stress

Khi chúng ta đã đầy

 

Làm sao để lắng nghe sâu?

Lắng nghe là món quà lớn nhất mà chúng ta có thể dành cho ai đó

Để lắng nghe được chúng ta cần loại những “tạp âm” trong tâm hồn

Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe mình trước – sau đó can đảm bước ra khỏi thế giới của mình – lắng nghe ý của tha nhân

 

Lắng nghe chính mình

Đôi khi chúng ta im lặng như thể đang lắng nghe bên ngoài, nhưng trong lòng chúng ta lại nhiều tiếng ồn nhất

Những tiếng nói nội tâm nào đang vang lên trong tôi ?

Đó là những ước muốn? Cảm xúc? Giận dữ?…

Tiếng nói nào đang tiếp tục lên án tôi, chỉ trích tôi từ bên trong?

Đôi khi để khỏi phải nghe được những tiếng nói nội tâm, chúng ta thường tìm những tiếng ồn bên ngoài để làm át đi, hoặc có khi trong lòng chúng ta trống rỗng, chúng ta lại vội tìm cái gì đó bên ngoài để đắp vào: tiếng ca ngợi, tiếng khen của người giáo dân, tiếng…

 

Suy tư

Tôi đang nghe ai? Nghe điều gì?

Những ai trong cộng đoàn, giáo xứ mà tôi không muốn nghe? Tại sao?

Tôi đối diện với những lời nói chỉ trích, chê bai thế nào?

Xin cho con trái tim biết lắng nghe bài 1