Mỗi Tuần Một Từ Ngữ (Bài 1-50)

print

Mỗi Tuần Một Từ Ngữ

Thầy Giuse Nguyễn Văn Quýnh.

https://giaophanphucuong.org/

Bài 1- Nhận Chức Hay Nhậm Chức. 2

Bài 2 – Tẫn Liệm hay Tẩm Liệm.. 3

Bài 3 – Chẩn Đoán Hay Chuẩn Đoán. 3

Bài 4 – Tựu Chung Hay Tựu Trung. 4

Bài 5 – Vô Hình Trung Hay Vô Hình Chung. 5

Bài 6: Chín Mùi hay Chín Muồi 6

Bài 7: Độc Giả hay Đọc Giả. 6

Bài 8: Tham Quan hay Thăm Quan. 7

Bài 9: Sát Nhập Hay Sáp Nhập. 7

Bài 10: Chia Sẻ hay Chia Xẻ. 8

Bài 11: Giả Thuyết Hay Giả Thiết. 9

Bài 12: Góa Phụ Hay Quả Phụ. 10

Bài 13: Chúa Nhật hay Chủ Nhật. 10

Bài 14: Lái xe hay Tài xế. 10

Bài 15: Quá Trình hay Tiến Trình. 11

Bài 16: Sơ Xuất hay Sơ Suất. 12

Bài 17: Phong Chức hay Truyền Chức. 12

Bài 18: Xán Lạn hay Sáng Lạng. 13

Bài 19: Yếu Điểm hay Điểm Yếu. 13

Bài 20: Chắp Bút hay Chấp Bút. 14

Bài 21: Phong thanh hay Phong phanh. 15

Bài 22: Bàng quan hay Bàng quang. 16

Bài 23: Dành Giật hay Giành Giật. 16

Bài 24: Dấu Diếm hay Giấu Giếm.. 17

Bài 25: Hàng ngày hay Hằng ngày. 18

Bài 26: Tri Thức hay Trí Thức. 19

Bài 27: Vãng Cảnh hay Vãn Cảnh. 20

Bài 28: Bắt Tréo hay Bắt Chéo. 20

Bài 29: Câu Chuyện Hay Câu Truyện. 21

Bài 30: Súc Tích hay Xúc Tích. 22

Bài 31: Cọ Xát hay Cọ Sát. 22

Bài 32: Nhận Thức hay Kiến Thức. 22

Bài 33: Thúc Dục hay Thúc Giục. 23

Bài 34: Hoang Vu hay Hoang Vắng. 24

Bài 35: Huyên Thiên hay Luyên Thuyên. 24

Bài 36: Nữ Nhà Báo Và Nữ Ký Giả. 25

Bài 39: Bạc Mạng hay Bạt Mạng. 26

Bài 40: Lãng Mạn và Lãng Mạng. 26

Bài 41: Khả Năng hay Khả Dĩ 27

Bài 42: Nhân Ái hay Nhân Đạo. 28

Bài 43: Đường Xá Hay Đường Sá. 28

Bài 44: Trăng Trối hay Trăn Trối 29

Bài 45: Thập Niên hay Thập Kỷ. 29

Bài 46: Xoay Xở hay Xoay Sở.. 30

Bài 47: Hàm Súc hay Hàm Xúc. 30

Bài 48: Chua Xót hay Chua Sót. 31

Bài 49: Điểm Xuyết hay Điểm Xuyến. 31

Bài 50: Lưỡng Lự hay Phân Vân. 32

Bài 1- Nhận Chức Hay Nhậm Chức

Theo nghĩa Hán Việt, “nhậm” trong từ “nhậm chức” là gánh vác công việc hay lãnh nhận nhiệm vụ; còn “chức” NHẬM.

Vì thế, “Nhậm chức” có nghĩa là giữ chức vụ, là gánh vác, là đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho. Để dễ nhớ, chúng ta học thuộc câu này:

“Cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức”: “nhiệm” hay “nhậm” cũng giống nhau.

Bài 2 – Tẫn Liệm hay Tẩm Liệm

Nghĩa của chữ Tẫn: “Tẫn” là chữ Hán, có nghĩa danh từ là “Linh cữu liệm rồi mà chưa chôn”. Có nghĩa động từ là “Đặt áo quan rồi đưa thi thể vào liệm”.

  1. Nghĩa của chữ Tẫn:
    “Tẫn” là chữ Hán, có nghĩa danh từ là “Linh cữu liệm rồi mà chưa chôn”. Có nghĩa động từ là “Đặt áo quan rồi đưa thi thể vào liệm”.

2. Nghĩa của chữ Tẩm:
“Tẩm” là chữ Hán, có nghĩa là ngâm, làm cho một chất lỏng ngấm vào.

Như thế, chữ “Tẩm” hoàn toàn không có nghĩa là liệm xác chết. Khi người ta ướp xác thì nói là “Tẩm xác”. Còn khi phong gói tử thi mà cho vào hòm thì nói là “Tẫn liệm”, tương đương với từ “Nhập quan”.

Vì vậy, ta nên dùng từ “Tẫn liệm”, thay cho từ “Tẩm liệm”.

Thí dụ: Nghi thức tẫn liệm Cha Giuse Nguyễn Đăng Hanh.

Bài 3 – Chẩn Đoán Hay Chuẩn Đoán

Chẩn đoán (động từ). “chẩn” có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn. “đoán” có nghĩa là dựa vào một vài điểm đã thấy, đã biết để suy ra điều chưa rõ hoặc chưa xảy ra. Như vậy, “Chẩn đoán” có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm.

Chẩn đoán

Chẩn đoán (động từ). “chẩn” có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn. “đoán” có nghĩa là dựa vào một vài điểm đã thấy, đã biết để suy ra điều chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
Như vậy, “Chẩn đoán” có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm.
Ví dụ: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.
Thứ đến, chúng ta xét từ

Chuẩn đoán

“Chuẩn” có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để làm mẫu.
Thí dụ: Lấy người đứng bên trái làm chuẩn.
“Chuẩn” còn có nghĩa là vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường.

Thí dụ: Chuẩn quốc gia.
“Chuẩn” cũng có nghĩa là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội.

Thí dụ: Chuẩn chính tả.
Còn “Chuẩn đoán” thì tiếng Việt không có từ này.

Vì thế, “Chẩn đoán” mới là từ đúng.

Bài 4 – Tựu Chung Hay Tựu Trung

 

“Tựu trung”: (tựu là tụ về; trung là ở giữa, trong, bên trong). “Tựu trung” có nét nghĩa là nói chung hay tóm lại. Như vậy, “Tựu trung” có nghĩa là “Biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung chủ yếu nhất trong những điều vừa nói đến”. Ví dụ: Mỗi người nói một cách, nhưng tựu trung đều tán thành.

  1. Trước hết, chúng ta xét từ “Tựu trung”.

    “Tựu trung”: (tựu là tụ về; trung là ở giữa, trong, bên trong).
    “Tựu trung” có nét nghĩa là nói chung hay tóm lại.
    Như vậy, “Tựu trung” có nghĩa là “Biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung chủ yếu nhất trong những điều vừa nói đến”.

Ví dụ: Mỗi người nói một cách, nhưng tựu trung đều tán thành.

  1. Thứ đến, chúng ta xét từ “Tựu chung”.

    “Tựu chung”: (tựu là tụ về, chung là cuối)
    “Tựu chung” có nét nghĩa là tới cuối.
    Như vậy, chính vì từ “Tựu trung” có nét nghĩa là nói chung hay tóm lại nên nhiều người đã hiểu lầm là “tựu chung lại” hay là “chung quy”.

Vì thế, từ đúng phải là “Tựu trung”.

Bài 5 – Vô Hình Trung Hay Vô Hình Chung

Trước hết, chúng ta xét từ “Vô hình trung”. “Vô hình trung” là tiếng Hán Việt: “trung” là bên trong; “Vô hình trung” có nghĩa là “trong cái vô hình”. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Vô hình trung” là “tuy không có chủ định, không cố ý, nhưng tự nhiên lại là như thế”. Ví dụ: “Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó”.

  1. Trước hết, chúng ta xét từ “Vô hình trung”.
    “Vô hình trung” là tiếng Hán Việt: “trung” là bên trong; “Vô hình trung” có nghĩa là “trong cái vô hình”.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Vô hình trung” là “tuy không có chủ định, không cố ý, nhưng tự nhiên lại là như thế”.

Ví dụ: “Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó”.

2.Thứ đến, chúng ta xét từ “Vô hình chung”.

“Vô hình chung”: “chung” là cuối.

Như vậy, từ “Vô hình chung” không có nghĩa gì cả.

Từ điển Tiếng Việt cũng không có từ “Vô hình chung”.

Vì thế, “Vô hình trung” mới là từ đúng.

Bài 6: Chín Mùi hay Chín Muồi

“Chín muồi” (tính từ) có nghĩa là quả cây rất chín, đạt đến độ ngon nhất. “Chín muồi” còn có nghĩa là đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển sang giai đoạn khác. Còn “Chín mùi” như là một cách nói tắt của từ “Chín muồi”.

“Chín muồi” (tính từ) có nghĩa là quả cây rất chín, đạt đến độ ngon nhất.

Thí dụ: Quả đu đủ đã chín muồi trên cây.
“Chín muồi” còn có nghĩa là đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển sang giai đoạn khác.
Thí dụ: Tình hình đã chín muồi.

Còn “Chín mùi” như là một cách nói tắt của từ “Chín muồi”.

Như thế, từ đúng phải là “Chín muồi”.

 Bài 7: Độc Giả hay Đọc Giả

“Độc giả” là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: “độc” có nghĩa là “đọc”, còn “giả” có nghĩa là “người”. Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, thì từ “độc giả” có nghĩa là “người đọc”.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, “Độc giả” là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

Còn từ “Đọc giả”, nếu hiểu là “người đọc” hay “bạn đọc” thì không ổn. Bởi vì, “đọc” là từ thuần Việt, còn “giả” là từ Hán Việt. Vì thế, không thể ghép hai từ này với nhau được, đó là một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy, dùng từ “Độc giả” mới chính xác.

Thí dụ:

– Báo Dân Trí có nhiều độc giả.

– Theo yêu cầu của độc giả.

– Tôi là độc giả trung thành của báo Nhịp Sống Tin Mừng.

Bài 8: Tham Quan hay Thăm Quan

  1. “Thăm quan”: “thăm” có nghĩa là đến nơi nào đó để bày tỏ sự quan tâm và hỏi han.

Thí dụ: Đi thăm người bệnh.

“thăm” còn có nghĩa là xem xét để biết tình hình.

Thí dụ: Thăm trường, lớp.

Như vậy, từ “Thăm quan” chỉ có thể hiểu là “đi thăm viếng ông quan nào đó”. Nếu phân tích từ “Thăm quan” thì “thăm” là tiếng Nôm, còn “quan” là tiếng Hán Việt, không thể ghép tiếng Nôm với tiếng Hán Việt vào nhau được.

2.“Tham quan” (động từ) là từ gốc Hán: “tham” có nghĩa là tham dự vào; “quan” là quan sát, nhìn nhận. Do đó, “tham quan” nghĩa là đến tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Thí dụ: Chúng tôi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Bởi vậy, từ “Tham quan” mới là từ đúng.

Bài 9: Sát Nhập Hay Sáp Nhập

“Sáp nhập” (động từ): “sáp” có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn “nhập” có nghĩa là tham gia vào, đưa vào. Do vậy, “Sáp nhập” là nhập chung lại, gộp chung lại làm một.

Thí dụ:

– Sáp nhập hai giáo xứ làm một.

– Công ty A sáp nhập vào công ty B.

“Sát nhập”: “sát” có nghĩa là ngay bên cạnh, không còn khoảng cách. Từ “sát” là từ biến âm, biến thể của từ “sáp” mà ra. Tuy dùng từ “Sát nhập” cũng được chấp nhận nhưng không thật sự xác đáng.

Vì thế, chúng ta chỉ nên dùng từ “Sáp nhập”.

 

Bài 10: Chia Sẻ hay Chia Xẻ

“chia” có nghĩa là phân ra từng phần từ một chỉnh thể; “sẻ” là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, “Chia sẻ” có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng chịu hoặc cùng hưởng. Vậy, từ “Chia sẻ” có ý nghĩa về tinh thần. “Chia xẻ” là chia thành nhiều mảnh làm cho không còn nguyên một khối nữa. Vậy, từ “Chia xẻ” có ý nghĩa về vật chất.

  1. “Chia sẻ”: 

+ “chia” có nghĩa là phân ra từng phần từ một chỉnh thể; “sẻ” là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, “Chia sẻ” có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng chịu hoặc cùng hưởng. Vậy, từ “Chia sẻ” có ý nghĩa về tinh thần.

Thí dụ: 

– Chia sẻ nỗi buồn.

– Chia cơm sẻ áo.

– Chia sẻ một phần trách nhiệm.
 

  1. “Chia xẻ”: 

+ “chia” vẫn có nghĩa là phân nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể; trong khi đó, “xẻ” lại có nghĩa là chia, bổ, cắt rời ra. 

Thí dụ: 

– Mẹ xẻ dưa cho các con.

+ “xẻ” còn có nghĩa là đào cái gì cho thông thoát. 

Thí dụ: 

– Xẻ rãnh thoát nước.

Do đó, “Chia xẻ” là chia thành nhiều mảnh làm cho không còn nguyên một khối nữa. Vậy, từ “Chia xẻ” có ý nghĩa về vật chất.

Thí dụ: 

– Chia xẻ lực lượng.

Cho nên, hai từ “Chia sẻ” và “Chia xẻ” cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau, nhưng cách dùng lại khác nhau, tùy theo trường hợp.

Bài 11: Giả Thuyết Hay Giả Thiết

  1. “Giả Thuyết”:

+ “Giả thuyết” là điều tạm nêu ra trong khoa học (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng nào đó hoặc giải thích sơ bộ về bản chất của sự vật.

Thí dụ:

– Giả thuyết khoa học

  1. “Giả Thiết”:

+ “Giả thiết” là phần cho trước trong một định lý hay một bài toán để từ đó suy ra kết luận hay để giải bài toán đó.

+ “Giả thiết” còn là một điều kiện giả định trong quan sát và thực nghiệm.

Như vậy, hai từ “giả thuyết” và “giả thiết” đều đúng. Tùy theo trường hợp mà chúng ta dùng từ “giả thuyết” hay “giả thiết” mà thôi.

Bài 12: Góa Phụ Hay Quả Phụ

  

  1. “Góa phụ”:
    “Góa” (Thuần Việt), “Phụ” (Hán Việt), nên hai từ này không thể ghép với nhau được. Chúng ta chỉ có thể nói: “góa bụa” hay “gái góa” mà thôi; không thể nói “góa phụ”, vì Tiếng Việt không có từ này.

2. “Quả phụ”:  (Hán Việt) 

+ “Quả phụ” là người đàn bà già mà không lấy chồng.
+ “Quả phụ” còn là người đàn bà có chồng đã chết. 
Thí dụ: Cô nhi quả phụ.
Vì thế, từ “Quả phụ” mới là từ đúng.

Bài 13: Chúa Nhật hay Chủ Nhật

  

“Chúa Nhật”: (Hán Việt) “Nhật” có nghĩa là ngày, “Chúa Nhật” có nghĩa là “ngày của Chúa”.

“Chủ Nhật”: (Hán Việt) “Chủ” có nghĩa là Chúa

Theo nguồn gốc, chữ “Chúa” và chữ “Chủ” đều bắt nguồn từ chữ zhǔ (主) trong tiếng Hán, vì lúc đạo Công Giáo truyền vào Trung Hoa, người Tàu dịch là Thiên Chủ, sau đời Mãn Thanh mới đổi thành Thiên Chúa cho trang trọng. Vì thế, Chúa” và “Chủ” đều giống nhau. Do đó, chúng ta có thể gọi là Chúa Nhật hoặc Chủ Nhật đều như nhau.

Tuy nhiên, người Công Giáo thích dùng chữ “Chúa Nhật” hơn vì nó nhắc nhớ họ đây là “ngày của Chúa”, nên phải đến nhà thờ, tham dự Thánh lễ để thờ phượng Chúa.

Bài 14: Lái xe hay Tài xế

  1. Lái xe:

Ngày trước, “lái xe” là một “động từ”. Ngày nay, “lái xe” là một là “danh từ”: nghĩa là người sinh sống bằng nghề lái ô tô.

Nếu “lái xe” là “danh từ” thì làm sao phân biệt với “lái xe” là “động từ”? Thí dụ: “Sáng nay, lái xe đang lái xe gặp một lái xe khác cũng lái xe, cả hai lái xe cùng lái xe về nhà”.

  1. Tài xế:

“Tài xế” là từ phiên âm tiếng Quảng Đông, là người làm nghề lái ôtô hoặc xe lửa. Như vậy, câu nói trên sẽ dễ hiểu hơn: “Sáng nay, tài xế đang lái xe gặp một tài xế khác cũng lái xe, cả hai tài xế cùng lái xe về nhà”.

Bài 15: Quá Trình hay Tiến Trình

  1. Quá trình: (Hán Việt)

+ “Quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường. “Quá trình” là đoạn đường đã đi qua.
+ “Quá trình” là tổng thể những hiện tượng nối tiếp nhau trong thời gian, theo một trình tự nhất định của một sự việc nào đó.

Thí dụ:

Quá trình học tập và công tác.

​Quá trình sinh trưởng của cây cối.

  1. Tiến trình: (Hán Việt)

+ “Tiến” là bước tới, “trình” là đoạn đường. “Tiến trình” là con đường đi tới.
Thí dụ:

Tiến trình thi công.

​Như vậy, “Quá trình” chỉ dùng cho sự việc đã xảy ra trong quá khứ; còn “Tiến trình” lại dùng cho sự việc cả trong quá khứ, hiện tại lẫn tương lai.

Bài 16: Sơ Xuất hay Sơ Suất

  

“Xuất” và “Suất” là hai từ Hán-Việt, có ý nghĩa khác hẳn nhau.

“Xuất” (động từ): có nghĩa là “đưa ra”, “cho ra”.

Thí dụ: xuất bản, xuất hành, xuất ngoại, xuất phát…

“Suất” (danh từ): có nghĩa là “một phần của tổng thể”, “phần được chia ra”.
 Thí dụ: suất cơm, suất ăn, suất quà…

Như vậy, “Sơ suất” có nghĩa là “phần thiếu sót nhỏ”, do không cẩn thận để xảy ra sai sót. Còn từ “Sơ xuất” thì không có trong tiếng Việt.

Thế nên, “Sơ suất” mới là từ đúng.

Bài 17: Phong Chức hay Truyền Chức

  

  1. Phong chức
    “Phong” là cấp trên “ban cho” cấp dưới chức vị và danh hiệu.

Thí dụ:

+ Chủ tịch nước phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho nghệ sĩ Trần Hạnh.

+ Hôm nay, có một sĩ quan được phong quân hàm đại tá.
 

  1. Truyền chức

“Truyền” là “cho kế thừa”, là “chuyển thông” cái bên trong của người này sang người khác.

“Truyền chức”: Chúa Giêsu là linh mục đời đời. Ngài thông truyền chức linh mục cho các tông đồ. Các tông đồ lại thông truyền cho các thế hệ kế thừa. Vì thế, khi Giám mục thông truyền chức linh mục cho các ứng viên thì gọi là “truyền chức linh mục”.

Thí dụ:
+ Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường, vừa truyền chức linh mục cho 10 thầy phó tế.

Như vậy,  “Truyền chức linh mục” mới là thuật từ đúng.

Bài 18: Xán Lạn hay Sáng Lạng

   

  1. “Xán lạn”là một tính từ Hán-Việt.
     “xán” là rực rỡ, “lạn” là sáng tươi.
     “Xán lạn” có nghĩa là sáng tươi rực rỡ.
     Thí dụ: Tương lai xán lạn
     
  2. “Sáng lạng”là một từ không có nghĩa.
     Cũng vậy, “sáng lạn” hay “sán lạn” đều là những cách viết sai. 
     

Thế nên, “Xán lạn” mới là từ đúng.

Bài 19: Yếu Điểm hay Điểm Yếu

    

“Yếu điểm” là danh từ gốc Hán: “Yếu” có nghĩa là quan trọng; “điểm” là chỗ hay vị trí. Như vậy, “Yếu điểm” là chỗ quan trọng; cũng như: “Yếu nhân” là người quan trọng.

Thí dụ: 
 + Quảng cáo là yếu điểm trong việc mở rộng thị phần của các công ty.

“Điểm yếu” là từ thuần Việt: “Điểm” là chỗ hay vị trí; “yếu” là yếu kém. Như vậy, “Điểm yếu” là chỗ yếu kém.
 

Thí dụ:

+ Nhà tuyển dụng thường hay hỏi ứng viên: Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Vì thế, “Yếu điểm” và “Điểm yếu” là hai từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chúng ta nên phân biệt để dùng cho đúng. Trong thực tế, người ta thường dùng từ “nhược điểm” thay cho “điểm yếu”.

Bài 20: Chắp Bút hay Chấp Bút

     

– Chắp bút

“Chắp” là “ghép lại, nối lại, làm cho liền lại”.

Thí dụ:

+ Chắp tay sau lưng đi dạo

+ Chắp cánh cho những ước mơ

+ Chắp nhặt đôi lời

+“Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh”

(Truyện Kiều)

– Chấp bút

“Chấp” theo nghĩa Hán Việt là “cầm, nắm, giữ”.

Thí dụ:

+ Chấp chính (một tổ chức nào đó nắm giữ chính quyền)

+ Chấp đơn (nhận đơn của người khác)

+ Chấp hành (chịu trách nhiệm thi hành chương trình đã định)

Trong tiếng Việt, “chấp bút” được dịch thành “cầm bút”, nghĩa gốc là cầm lấy cây bút để viết, về sau “chấp bút” được chuyển thành khởi thảo một tác phẩm, hoặc thực hiện một văn bản nào đó theo đề cương có sẵn, hoặc theo sự chỉ đạo của cá nhân hay tập thể nào đó.

Hầu hết các tác phẩm hồi ký đều có người “chấp bút”. Đó là người làm nhiệm vụ ghi lại, hệ thống lại những lời kể của ai đó để ra thành cuốn sách, gọi là “người chấp bút”.
 

Thế nên, “Chấp bút” mới là từ đúng.

Bài 21: Phong thanh hay Phong phanh

     

  1. Phong thanh:là từ gốc Hán, có 2 nghĩa:

+ Nghĩa hẹp là “tiếng gió thổi”.
Khi mình có điều nghi ngại trong lòng thì nghe tiếng gì cũng sợ. Thí dụ như khi thua trận, nghe tiếng gió thổi mà ngỡ là quân giặc đuổi theo.
+ Nghĩa rộng là “tin đồn”.
Nghĩa của từ này là “loáng thoáng nghe được, biết được nhưng chưa thực sự chính xác”.
Thí dụ:
– “Chỉ nghe phong thanh chứ chưa chắc chắn”
– “Nghe phong thanh là cô ấy đã đi lấy chồng”

Trong khẩu ngữ, người ta hay nói nhầm là “nghe phong phanh”.

  1. Phong phanh:là từ thuần Việt, “chỉ tình trạng quần áo mặc mỏng manh, không đủ ấm”. 

Thí dụ:

– “Mặc phong phanh thế kia thì chịu sao nổi”

– “Tiết trời sang Đông rồi, hãy giữ ấm cơ thể, đừng mặc phong phanh con nhé!”

Vì thế, “nghe phong thanh” mới là từ đúng.

Bài 22: Bàng quan hay Bàng quang

      

– Bàng quan: là tính từ gốc Hán: “bàng” là bên ngoài, “quan” là xem. “Bàng quan” có nghĩa là đứng bên ngoài mà xem, chứ không tham dự vào.
 Thí dụ:

– Thái độ bàng quan

– Người bàng quan trước thời cuộc

– Khách hàng bàng quan với sản phẩm mới

– Bàng quang: là danh từ gốc Hán: chỉ cái bọng đái, là túi chứa nước tiểu.
 Thí dụ:

– Ung thư bàng quang hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm
 

Vì thế, đây là hai từ hoàn toàn khác nhau. Tuỳ ngữ cảnh mà chúng ta dùng từ “Bàng quan” hay “Bàng quang”.

Bài 23: Dành Giật hay Giành Giật

     

  1. Dành giật 

“Dành” là động từ: có nghĩa là giữ lại để dùng về sau, để riêng cho ai, chia phần cho ai đó. “Dành” thường được dùng để nói đến sự tiết kiệm, cất giữ, xác định quyền sở hữu.
Thí dụ:
– Anh dành cái bánh này cho em
– Cha mẹ để dành tài sản cho con cái

2. Giành giật 

“Giành” cũng là động từ: có nghĩa là cố dùng sức lực để lấy về cho mình, cố gắng để đạt cho được, tranh chấp cái gì đó. “Giành” thường được dùng để thể hiện sự tranh đoạt, chiếm lấy của người khác.
Thí dụ:
– Vũ Thị Trang giành được ngôi á quân tại Giải Cầu lông quốc tế Maldives 2019 
– Anh chị em trong nhà không nên giành quyền lợi của nhau

Giành giật có nghĩa là tranh cướp, chiếm đoạt.
Thí dụ:
– Các công ty thường hay giành giật thị trường của nhau

Vậy nên, “giành giật” mới là từ đúng.
Còn “dành giật” là viết sai chính tả.

Bài 24: Dấu Diếm hay Giấu Giếm

       

  1. Dấu diếm

    “Dấu” là danh từ.  “Dấu” dùng để chỉ tên của sự vật.
    Thí dụ: 
    – Anh để con dấu cơ quan ở đâu?
    – Công an đang truy tìm dấu vết tội phạm.

2. Giấu giếm

“Giấu” là động từ. “Giấu” là cất một vật không cho ai biết. 
Thí dụ: 
– Anh giấu tiền bạc ở đâu?
“Giấu” cũng có thể dùng cho các vật vô hình.
Thí dụ: 
– Người khôn hay che giấu suy nghĩ của mình.
Giấu giếm: có nghĩa là cất đi, giữ kín không cho ai biết
Thí dụ: 
– Tên trộm vặt cố tình giấu giếm tội lỗi.
– Đừng cố giấu giếm khuyết điểm nữa.

Vì thế, “giấu giếm” mới là từ đúng.
Còn “dấu diếm” là viết sai chính tả.

Bài 25: Hàng ngày hay Hằng ngày

  1. Hàng ngày

 “hàng” là thứ hạng. Thí dụ: hàng đầu

“hàng” là danh từ. Thí dụ: hàng hoá

“hàng” là động từ. Thí dụ: đầu hàng

 Ngoài ra, “hàng” còn là phụ từ: đứng trước danh từ với nghĩa “biểu thị số lượng nhiều, không xác định, nhưng tính bằng đơn vị được nói đến”.

 Thí dụ:

 – Hàng đống sách, đọc mãi không hết.

– Đi khám bệnh, phải chờ lâu hàng giờ.

  1. Hằng ngày

 “hằng” là phụ từ đứng trước động từ, biểu thị lặp lại với tần số cao, lúc nào cũng vậy.

 Thí dụ:

 – Điều mà chúng ta hằng mong mỏi.

 “hằng” là phụ từ đứng trước danh từ, biểu thị tính lặp lại một cách định kỳ.

 Thí dụ:

 – Muốn khoẻ mạnh thì phải tập thể dục hằng ngày.

– Các tu sĩ thường tham dự Thánh lễ hằng ngày.

Do đó, “hàng ngày” có nghĩa là cả ngày; còn “hằng ngày” là việc lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác; “hàng tháng” hay “hằng tháng” và “hàng năm” hay “hằng năm” cũng tương tự như thế.

Bài 26: Tri Thức hay Trí Thức

  

– Tri thức (danh từ). Tri thức là những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội.

Thí dụ:

– Tri thức khoa học

– Nắm vững tri thức chuyên môn

– Trí thức (danh từ). Trí thức là người chuyên lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.
 Thí dụ:

– Tầng lớp trí thức

– Một trí thức yêu nước
 

Như vậy, “tri thức” và “trí thức” là hai từ hoàn toàn khác nhau. Tuỳ theo ngữ cảnh mà ta dùng “tri thức” hay “trí thức”.

Bài 27: Vãng Cảnh hay Vãn Cảnh

         

– Vãng cảnh: “vãng” là từ gốc Hán, có nghĩa là đi đến; “cảnh” là phong cảnh. “Vãng cảnh” là đi đến ngắm cảnh.
 Thí dụ:

– Tôi đi vãng cảnh chùa Hương
 Nét nghĩa này ta còn gặp trong từ “vãng lai”, là qua lại (thường để thăm viếng)
 Thí dụ:

– Anh ấy là khách vãng lai

– Vãn cảnh: “vãn” là từ gốc Hán, có nghĩa là buổi chiều; “vãn cảnh” là cảnh buổi chiều. “Vãn cảnh” được dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ cảnh về già.
 

Như vậy, “vãn cảnh” và “vãng cảnh” là hai từ có nghĩa khác nhau. Tuỳ theo văn cảnh mà ta dùng từ “vãn cảnh” hay “vãng cảnh”.

Bài 28: Bắt Tréo hay Bắt Chéo

          

  1. Bắt tréo:

“tréo” (động từ): (chân, tay) ở tư thế cái nọ vắt lên cái kia.
“Bắt tréo”: gác cái nọ gác lên cái kia theo hình chữ X.
Thí dụ:

– Hai tay bắt tréo trước ngực.

– Nằm bắt tréo hai chân.

– “Bây giờ anh đang ngồi bắt tréo kheo, hất hàm lên, nghênh trời” (Nam Cao).

  1. Bắt chéo:

+ “chéo” (tính từ): thường dùng sau động từ. Thành hình một đường xiên.
Thí dụ:

– Cắt chéo tờ giấy.

+ “chéo” (động từ): Thành hình những đường xiên cắt nhau.
Thí dụ:

– Đường đi lối lại chéo nhau như mắc cửi.

“Bắt chéo” không có trong tiếng Việt.

Như vậy, “Bắt tréo” mới là từ đúng.

Bài 29: Câu Chuyện Hay Câu Truyện

           

  1. Chuyện: 

Danh từ: chỉ sự việc được kể lại. 

Thí dụ: Chuyện đời xưa.

  1. Truyện:

Danh từ: chỉ tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến sự kiện thông qua lời kể của nhà văn.

Thí dụ: Truyện Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà
Kết luận: “Chuyện” là những gì được kể bằng miệng, thuật lại một nội dung nào đó. 
Thí dụ: Câu chuyện thương tâm.
Còn “Truyện” là những gì được viết ra, trong một tác phẩm, mang tính hệ thống.
Thí dụ: Truyện cổ tích, Truyện ngắn, Truyện dài.

Như vậy, “Câu chuyện” mới là từ đúng.

Bài 30: Súc Tích hay Xúc Tích

            

– Súc tích: (tính từ) là có nhiều ý trong một hình thức diễn đạt ngắn gọn.

Thí dụ:
 – Lời văn súc tích.
 – Đoạn văn ngắn gọn súc tích.

 – Xúc tích: là viết sai chính tả. Tiếng Việt không có từ này.
 

Như vậy, “súc tích” mới là từ đúng.

Bài 31: Cọ Xát hay Cọ Sát

​1. Cọ xát là động từ
 
“Cọ xát” hiểu theo nghĩa đen là cọ đi cọ lại hai vật vào nhau.

 Thí dụ:
​- Hai cây tre cọ xát vào nhau kêu ken két.

 “Cọ xát” hiểu theo nghĩa bóng là tiếp xúc với trở ngại hoặc thử thách.
 Thí dụ:

​- Thanh niên phải cọ xát nhiều với thực tế mới chóng trưởng thành.

​2. Cọ sát là viết sai chính tả. Từ này không có nghĩa.
 

Như vậy, “Cọ xát” mới là từ đúng.

Bài 32: Nhận Thức hay Kiến Thức

  1. Nhận thức là từ gốc Hán

“Nhận” là hiểu; “thức” là biết
“Nhận thức” là hiểu biết do khả năng suy luận, phán đoán mà có.
Thí dụ:

– Anh đã nhận thức được vấn đề.
– Nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường.

  1. Kiến thức là từ gốc Hán

“Kiến” là thấy; “Thức” là biết
“Kiến thức” là những hiểu biết có được nhờ học tập và từng trải.

Thí dụ:

– Vào đại học, tôi đã tích luỹ rất nhiều kiến thức.

– Giờ đây, tôi sẽ truyền thụ kiến thức cho thế hệ trẻ.

Như vậy, “Nhận thức” và “Kiến thức” là hai từ có nghĩa khác nhau. Tuỳ theo văn cảnh mà ta dùng từ “Nhận thức” hay “Kiến thức”.

Bài 33: Thúc Dục hay Thúc Giục

  1. Thúc giục (động từ)

“Giục” là dùng lời nói hay hành động làm cho việc gì đó tiến hành nhanh hơn, sớm hơn.

Thí dụ: Đội trưởng giục các đội viên đi nhanh hơn.

“Thúc giục” là giục liên tiếp.

Thí dụ: Tiếng trống thúc giục liên hồi.
 

  1. Thúc dục 

“Thúc dục” không có trong tiếng Việt. “Thúc dục” là viết sai chính tả.

Như vậy, chúng ta phải dùng từ “thúc giục” mới đúng.

Bài 34: Hoang Vu hay Hoang Vắng

  

  1. Hoang vu: là từ gốc Hán.
    – Hoang là trống không.

– Vu là cỏ rậm rạp.

– Hoang vu là trạng thái bỏ không, để cỏ mọc tự nhiên, như chưa hề có tác động của con người.
 

Thí dụ: 

– Miền đất này còn hoang vu.

– Đàn dê kiếm ăn trên núi rừng hoang vu.
 

  1. Hoang vắng: là từ thuần Việt.
    – Hoang vắng là vắng bóng người qua lại, sinh sống.

    Thí dụ: 

– Hoang vắng như bãi tha ma.

– Máy bay rơi xuống một sa mạc hoang vắng.

 Thế nên, đây là hai từ khác nghĩa nhau. Tuỳ vào ngữ cảnh mà chúng ta dùng từ “hoang vu” hay “hoang vắng”.

Bài 35: Huyên Thiên hay Luyên Thuyên

​1. Huyên thiên: là từ gốc Hán.

“Huyên” là tiếng nói ồn ào, giống như từ “huyên náo”.

“thiên” là trời.

Nói “huyên thiên” là nói đủ chuyện, làm ồn ào cả bầu trời.

Như vậy, nói huyên thiên có nghĩa là nói nhiều chuyện không ý nghĩa, chẳng mạch lạc.

 Thí dụ:

– Anh cứ ăn nói huyên thiên, không ra làm sao cả!

 ​2. Luyên thuyên:

“Luyên thuyên” là cách nói nhầm của từ “huyên thiên”.

Bạn nào đã trót nói nhầm từ này thì từ nay xin sửa lại nhé!

 Bài 36: Nữ Nhà Báo Và Nữ Ký Giả

  1. Nữ nhà báo

“nhà báo” là tiếng thuần Việt nên phải dùng văn phạm xuôi. Vì thế, khi một người nữ làm nhà báo thì gọi là “nhà báo nữ”. Không thể nói: “nữ nhà báo”.
Thí dụ:

– Có một nhà báo nữ người Ý vừa bị sát hại.

– Ngày nay, nhiều nhà báo nữ rất năng nổ.

  1. Nữ ký giả

“ký giả” là tiếng Hán Việt nên phải dùng văn phạm ngược. Vì thế, khi một người nữ làm ký giả thì gọi là “nữ ký giả”, cũng có thể nói: “nữ phóng viên”.
Thí dụ:

– Nữ ký giả nổi tiếng người Ý đã từ trần.

– Báo Tuổi Trẻ có nhiều nữ phóng viên xuất sắc.

Bài 38: Chỉn chu và Chỉnh chu

  1. Chỉn chu: (tính từ)
    “chỉn chu” có nghĩa là chu đáo, cẩn thận.

    Thí dụ:
    – Thầy giáo của tôi luôn ăn mặc chỉn chu.- Ông giám đốc có tác phong chỉn chu.
  1. Chỉnh chu
    “chỉnh chu” không có trong từ điển Tiếng Việt. Từ này thường bị dùng sai, có lẽ do người ta nhầm lẫn với từ “chỉnh” trong “hoàn chỉnh”.

Thế nên, “chỉn chu” mới là từ đúng.

Bài 39: Bạc Mạng hay Bạt Mạng    

  1. Bạt mạng

 “Bạt mạng” là tính từ được hiểu là liều lĩnh, bất chấp tính mạng.

Thí dụ:

– Có rượu vào, hắn chạy xe bạt mạng.

– Kẻ vô đạo đức thường ăn nói bạt mạng.

  1. Bạc mạng

 “Bạc mạng” không có nghĩa, không được sử dụng trong tiếng Việt. Có thể người ta đọc sai theo vùng miền.

Vậy nên, “Bạt mạng” mới là từ đúng.

Bài 40: Lãng Mạn và Lãng Mạng

  1. Lãng mạn

“Lãng mạn” là từ gốc Hán: “lãng” là sóng nước; “mạn” là đầy tràn.

“Lãng mạn” là sóng nước đầy tràn. Có nghĩa là phóng túng, không có gì bó buộc.

Nghĩa thứ nhất: “Lãng mạn” là lý tưởng hóa hiện thực, vượt lên trên hiện thực.

Thí dụ:

– Tình yêu lãng mạn

– Tư tưởng lãng mạn

Nghĩa thứ hai: “Lãng mạn” là suy nghĩ và hành động không thiết thực, toàn là mơ mộng, chỉ nhằm thoả mãn ước muốn cá nhân.

Thí dụ:

– Theo đuổi những mối tình lãng mạn.

  1. Lãng mạng

“lãng” là sóng; “mạng” là mệnh. Ghép chúng vào nhau thì không có nghĩa. Thế nên, từ này không có trong tiếng Việt.

Như vậy, viết “Lãng mạng” là sai, phải viết là “Lãng mạn” mới đúng.

Bài 41: Khả Năng hay Khả Dĩ

  1. Khả năng

“Khả năng” là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thí dụ:

– Nhân viên này có khả năng chuyên môn về ngoại ngữ.

– Thầy giáo tôi có khả năng giải thích tiếng Hán Việt.

  1. Khả dĩ

“Khả dĩ” nghĩa là có thể.

Thí dụ:

– Người tài trí khả dĩ làm được việc lớn.

–  Một yêu cầu khả dĩ chấp nhận được.

Như vậy, “khả năng” và “khả dĩ” là hai từ hoàn toàn khác nhau. Tuỳ theo văn cảnh mà chúng ta dùng “khả năng” hay “khả dĩ” .

Bài 42: Nhân Ái hay Nhân Đạo

  1. Nhân ái:
    + Tính từ: có lòng yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết.
    Thí dụ:
    – Tấm lòng nhân ái

2. Nhân đạo:
+ Danh từ: đạo đức thể hiện ở lòng yêu thương, tôn trọng và bảo vệ con người.
Thí dụ:
– Một hành vi trái với nhân đạo
+ Tính từ: có tính chất yêu thương, quý trọng vì con người.
Thí dụ:
– Hiến máu nhân đạo
– Chính sách nhân đạo với tù binh.

Như vậy, “nhân ái” và “nhân đạo” là hai từ khác nghĩa nhau. Tuỳ vào ngữ cảnh mà chúng ta dùng “nhân ái” hay “nhân đạo”.

Bài 43: Đường Xá Hay Đường Sá

  1. Đường sá: (danh từ) là đường đi lại trên bộ.

 Thí dụ:

– Đường sá xa xôi

– Mở mang đường sá

  1. Đường xá: là viết sai chính tả, không có ý nghĩa gì.

Thế nên, “đường sá” mới là từ đúng.

Bài 44: Trăng Trối hay Trăn Trối

  1. Trăng trối: (động từ) là dặn dò trước khi chết.

Thí dụ:

– Chết không kịp trăng trối

– Những điều trăng trối lại cho con cháu

Chúng ta có thể nói “trăng trối” hay “trối trăng” cũng được.

  1. Trăn trối: không có nghĩa, là nói sai hoặc viết sai.

Thế nên, “Trăng trối” mới là từ đúng.

Bài 45: Thập Niên hay Thập Kỷ

  1. Thập niên:
    – “thập” là mười, “niên” là năm; “thập niên” có nghĩa là mười năm.

    – Có nhiều từ vựng liên quan đến từ “niên” như: niên khoá, tất niên, tân niên…
    Thí dụ:
    – Trong thập niên 80 của thế kỷ XX (từ năm 1981 đến năm1990), đất nước ta bắt đầu đổi mới.

2. Thập kỷ:
Trong tiếng Hán, nét nghĩa “thập kỷ” là “10 năm” không có. Có thể nét nghĩa này được phái sinh do thói quen ngôn ngữ của người Việt trong quá trình Việt hóa từ này.

Vì thế, chúng ta dùng từ “thập niên” thì đúng hơn.
Tuy nhiên, thay vì nói thập niên 80 của thế kỷ XX, ta có thể nói “những năm 80”. 

Thí dụ:
Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mỹ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức

Bài 46: Xoay Xở hay Xoay Sở

  1. Xoay xở:
    Xoay trong từ xoay chuyển, xoay quanh, xoay qua xoay lại.

Xở là động từ, có nghĩa là gỡ ra, làm bung ra, gỡ rối.

Như vậy, xoay xở có nghĩa là xoay qua xoay lại để tìm phương án gỡ rối, bằng mọi cách để giải quyết một vấn đề khó khăn. 
 Thí dụ: 

– Xoay xở tiền nong để đóng học phí cho con.

– Anh ta phải xoay xở đủ nghề để sinh sống.

– Ông ấy mà từ chối nữa thì hết đường xoay xở.
 

  1. Xoay sở:
    Từ này không có nghĩa, là viết sai chính tả. Nguyên nhân là phát âm không chuẩn, hoặc chỉ nghe mà không nhìn vào mặt chữ thường xuyên.

Thế nên, “xoay xở” mới là từ đúng.

Bài 47: Hàm Súc hay Hàm Xúc

  1. Hàm súclà hình thức diễn dạt nhiều ý tứ sâu sắc bên trong. Trong văn học, hàm súc là “ít lời, nhiều ý”, là “súc tích, cô đọng”, là “lời đã hết mà ý vô cùng”, để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc.
    Thí dụ:
    Bài văn của em rất hàm súc.
    Câu thơ này có tính hàm súc.

2. Hàm xúc không có nghĩa, là viết sai chính tả. 

Thế nên, “Hàm súc” mới là từ đúng

 

Bài 48: Chua Xót hay Chua Sót

  1. Chua xótlà xót xa, đau đớn một cách thấm thía.
    Thí dụ:

– cảnh ngộ chua xót

– càng nghĩ càng thấy chua xót

– “Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này khế ơi!” (ca dao)
 

  1. Chua sótkhông có nghĩa, là viết sai chính tả.

Như vậy, nói hoặc viết là “chua xót” mới đúng.

 

Bài 49: Điểm Xuyết hay Điểm Xuyến

  1. Điểm xuyết (từ gốc Hán) có nghĩa là sửa sang, trang trí, tô vẽ thêm cho đẹp hơn. Điểm xuyết là điểm thêm vào nhằm làm cho đẹp hơn.
    Thí dụ:
    – Tấm lụa có điểm xuyết những hình lá cây.
    – Nhờ điểm xuyết mấy chiếc lá, bức tranh sinh động hẳn lên.
  1. Điểm xuyếnlà viết sai hoặc đọc sai, không được sử dụng trong tiếng Việt.

Vậy nên, “Điểm xuyết” mới là từ đúng.

Bài 50: Lưỡng Lự hay Phân Vân

  1. Lưỡng lự: (từ Hán Việt)
    Lưỡng là hai, Lự là lo. Lưỡng lự là lo nghĩ giữa hai đường, chưa quyết định đường nào.

     Thí dụ:
    – Anh ta đang lưỡng lự giữa đi hay ở.
    – “Một mình lưỡng lự canh chầy
       Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”

(Truyện Kiều)
 

  1. Phân vânlàở vào trạng thái đang phải nghĩ ngợi nhiều, chưa biết nên quyết định như thế nào.
     Thí dụ:
    – Tôi còn đôi điều đang phân vân.
    – Ông giám đốc phân vân không biết chọn ai làm trợ lý.
     

Như vậy, lưỡng lự là chưa có quyết định chọn một trong hai; còn phân vân là chưa biết nên quyết định như thế nào.