Chỉ Có Một Điều Cần – Chương 12: Những Trở Ngại Khi Cầu Nguyện

print

Chương 12

NHỮNG TRỞ NGẠI

Sự khô khan thiêng liêng.

Từ việc suy nghĩ không ngừng.

Trí tuệ, một trở ngại

Từ âu lo tới cầu nguyện.

Phải làm gì đôi với những lo ra, chia trí

Làm bạn với kẻ thù nội tâm của ta.

Được thoát khỏi mọi thứ sợ hãi

Chiến thắng sự chao đảo tỉnh thần.

Khi việc cầu nguyện như thể vô ích.

Sự khiếm diện và hiện diện của Thiên Chúa.

Sự khô khan thiêng liêng

Đôi khi ta trải qua một sự khô khan kinh khủng trong đời sống thiêng liêng. Ta không còn cảm thấy muốn cầu nguyện, không còn kinh nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa, chán chường với những việc thờ phượng và thậm chí nghĩ rằng tất cả những gì ta tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần chỉ hơn những chuyện thần tiên thời thơ ấu một chút thôi.

Khi ấy điều quan trọng là nhận ra rằng hầu hết những tình cảm và những suy nghĩ này là những tình cảm và những suy nghĩ đúng và Thần Khí Thiên Chúa bao giờ cũng vượt quá những tình cảm và suy nghĩ ấy của ta. Có thể kinh nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong những tình cảm và suy nghĩ của ta là một ân huệ lớn, nhưng khi ta không có được kinh nghiệm ấy, thì cũng không có nghĩa là Thiên Chúa vắng mặt, nhưng không có được kinh nghiệm ấy thường có nghĩa là Thiên Chúa đang mời gọi ta tới một sự trung thành hơn. Chính những lần khô khan thiêng liêng ấy mà ta phải bám vào kỷ luật thiêng liêng của ta để ta có thể lớn lên trong sự thân mật mới với Thiên Chúa.

Bread for the Journey

Vậy, đời sống cầu nguyện của tôi ra sao ? Tôi có thích cầu nguyện không ? Tôi có muôn cầu nguyện không ? Tôi có

để giờ cầu nguyện không ? Thành thật mà nói, tôi phải trả lời không cho cả ba câu hỏi trên. Sau sáu mươi ba năm làm người và ba mươi tám năm làm linh mục, đời sống cầu nguyện của tôi dường như khô như đá. Tôi sung sướng nhớ lại thời niên thiếu của tôi, lúc tôi khó có thể sống xa nhà thờ, nhớ lại những lúc tôi quì thật lâu trong nhà thờ cảm thức thật sâu về sự hiện diện của Chúa Giêsu. Tôi không thể tin rằng có những người không muốn cầu nguyện, cầu nguyện là một cái gì đó rất thân thiết và đem lại vui thoả. Chính trong những năm tháng sốt sắng cầu nguyện ấy mà ơn gọi làm linh mục của tôi được hình thành. Suốt những năm sau đó tôi đã chú ý rất nhiều đến việc cầu nguyện, đọc sách về cầu nguyện, viết về cầu nguyện, thăm viếng các đan viện và các nhà cầu nguyện và hướng dẫn nhiều người trên những cuộc hành trình thiêng liêng. Lúc này, đáng lẽ tôi phải đầy ắp lửa thiêng liêng, tôi phải đắm chìm trong cầu nguyện. Nhiều người nghĩ rằng tôi như thế thật nên thường nói với tôi như thể việc cầu nguyện của tôi là một ơn lớn nhất và là ước vọng sâu xa nhất của tôi vậy.

Sự thật là tôi không cảm thấy nhiều, nếu không muốn nói là chẳng cảm thấy gì khi tôi cầu nguyện. Không có một sự ấm lòng, một cảm xúc, hoặc một thị kiến nào hết. Không một giác quan nào trong ngũ quan của tôi được chạm đến – không mùi, không âm thanh, không một cái nhìn, không một vị và một chuyển động đặc biệt nào hết. Vì trước đây suốt một thời gian dài, Chúa Thánh Thần đã hoạt động cách rõ ràng nhờ xác thịt tôi, nên nay tôi chẳng cảm thấy gì hết. Tôi đã sống với niềm mong mỏi rằng khi tôi về già sắp chết, việc cầu nguyện sẽ dễ dàng hơn. Nhưng thực tế như đang đi ngược với mong mỏi của tôi. Những lời “tăm tối“ và “khô khan” dường như là những lời phù hợp nhât đôi với việc cầu nguyện của tôi hôm nay.

Có lẽ một phần của sự tăm tối và khô khan này là do tôi làm việc nhiều quá. Khi tôi lớn hơn, tôi bận bịu hơn và ngày càng ít giờ cầu nguyện. Nhưng có lẽ tôi không nên kết án tôi như thế. Câu hỏi đích thật là “sự tăm tối và khô khan ấy là gì ? Chúng đưa tôi tới đâu ?…“ Tôi biết rằng vào lúc cuối đời Ngài, Chúa Giêsu đã có cảm tưởng như bị Cha bỏ rơi. “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi, sao Chúa lại bỏ tôi ?“ Ngài đã kêu lên như thế khi bị treo trên thập giá (Mt 27, 46). Thân xác Ngài bị bầm dập vì đòn roi, tâm trí Ngài không còn biết được đâu là ý nghĩa của sự hiện hữu của Ngài, và linh hồn Ngài hoàn toàn thiếu vắng sự an ủi. Nhưng chính từ trong tâm hồn tan nát ấy, máu và nước, những dấu chỉ của sự sông mới, đã chảy ra.

Phải chăng sự khô khan và tăm tối cửa tôi chính là những dấu chỉ của sự vắng bóng Thiên Chúa, hay đó là dấu chỉ của sự hiện diện sâu, rộng hơn giác quan tôi không thể cảm nhận ? Cái chết của việc cầu nguyện của tôi có phải là kết thúc của sự mật thiết của tôi với Thiên Chúa hay là khởi đầu của một sự hiệp thông mới, một sự hiệp thông vượt quá mọi lời nói, cảm xúc và giác quan của tôi ?

Khi tôi ngồi nửa giờ trong sự hiện diện của Thiên Chúa và cầu nguyện, chẳng có gì xảy ra cả… Nhưng có lẽ đây lại là một cách để cùng chết với Chúa Giêsu.

Sabbatical Journey

Cuộc hành trình dài ngày của tôi đã tác hại đến đời sống cầu nguyện của tôi. Tôi đã khám phá ra rằng dành ra một giờ mỗi sáng chỉ để ở với Chúa Giêsu đốì với tôi thật là khó. Tôi có kinh nghiệm về một sự buồn nôn hoặc lãnh đạm nào đó tôi chưa hề có trước đây. Đó là một thứ mệt mỏi thiêng liêng, một tình trạng lãnh đạm trong đó tôi thấy khó có thể biết chắc tôi đang cảm thấy gì, tôi đang nghĩ gì, hoặc muốn gì. Đó giống như một miếng củi rều nổi trên mặt nước lặng lờ. Mọi sự đều bất động, và dường như vô phương làm cho các sự vật di chuyển. Tôi mệt mỏi, nhưng tôi lại không ngủ ngon được. Tôi nói chuyện với người ta, nhưng tôi lại không cảm thấy gắn bó được với người ta. Tôi làm nhiều việc, nhưng chẳng đạt được kết quả bao nhiêu. Tôi cảm thây kiệt quệ, trống rỗng và khá hững hờ. Có lẽ đây là một sự “kiệt quệ” nhất thời. Vâng, tôi không hoảng loạn về chuyện ấy và vẫn cố gặp gỡ Chúa Giêsu. Điều trợ giúp tôi nhất chính là việc cầu nguyện với người khác. Tôi rất thích đọc kinh sáng và kinh chiều với bạn bè tôi, và tôi rất biết ơn khi Nathan cầu nguyện với tôi. Bạn bè giữ cho tôi gần gũi Chúa Giêsu. Tôi chỉ cần hớp lây tình yêu của họ và để họ cầu nguyện với tôi.

The Road to Daybreak.

Từ việc suy nghĩ không ngừng tới việc cầu nguyện không ngừng.

Tâm trí ta luôn luôn hoạt động. Ta phân tích, suy nghĩ, mộng tưởng, mơ màng. Suốt ngày, đêm chẳng có lúc nào mà ta lại không suy nghĩ. Có lẽ ban sẽ bảo rằng ta suy nghĩ “không ngừng”. Đôi khi ta lại còn ước rằng đừng có lúc nào ta ngừng không suy nghĩ; đó là điều sẽ cứu ta khỏi nhiều âu lo, cảm giác tội lỗi và sỢ sệt. Khả năng suy nghĩ của ta là ân huệ lớn nhất của ta, nhưng đó cũng là nguồn mạch của nỗi đau lớn nhất của ta. Ta có phải trở thành nạn nhân của những suy nghĩ không ngừng của ta chăng ? Không, ta có thể biến việc suy nghĩ không ngừng của ta thành việc cầu nguyện không ngừng bằng cách biến cuộc độc thoại nội tâm của ta thành cuộc đối thoại liên tục với Thiên Chúa của ta, Đấng là nguồn mạch của mọi tình yêu.

Ta hãy đập bỏ sự cô lập của ta và hãy nhận ra rằng có Một Ai đó đang ở trong trung tâm của hữu thể ta đang muốn lắng nghe với lòng yêu thương tất cả những gì đang chiếm hữu trí khôn ta.

Bread for the Journey.

Trí tuệ, một trở ngại

Suốt tuần này, tôi đang đọc và viết về cầu nguyện. Tôi quá bận với việc ấy và thường âu lo về việc ấy đến độ tôi không còn giờ để cầu nguyện nữa, và khi tôi cầu nguyện, tôi cảm thấy bị lôi kéo tới các ý tưởng của tôi hơn là tới việc cầu nguyện…

Tôi có cảm giác mạnh rằng việc đào tạo trí thức của tôi chính là một trở ngại hơn là giúp tôi cầu nguyện. Khi cầu nguyện thật khó có thể không mong ước một nhận thức mới nào đó và khó có thể không rơi vào việc tranh cãi dai dẳng với chính mình. Mỗi khi có một nhận thức nào đó đến với tôi, tôi thường tự hỏi tôi sẽ sử dụng nhận thức ấy ra sao trong một bài thuyết trình, một bài giảng, hoặc một bài báo nào đó và lập tức tôi bị đẩy ra xa Thiên Chúa và chìm ngập vào trong những bận tâm của tôi. Có lẽ đây là điều làm cho lời cầu Nguyện với Chúa Giêsu thật hữu ích đôi với tôi. Chỉ cần nói: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót con” một trăm, một nghìn hoặc mười nghìn lần y như người nông dân người Nga vậy, lời ấy sẽ tẩy sạch tâm trí tôi và sẽ tạo cho Thiên Chúa một cơ hội nhỏ nhoi nào đó.

The Genesee Diary.

Từ âu lo tới cầu nguyện

Một trong những cách hữu ích nhất để khỏi lo âu chính là cố gắng đừng suy nghĩ về những điều ta đang lo lắng. Ta không thể đẩy những âu lo ra khỏi tâm trí của ta được,.. Lời khuyên hướng lòng về nước Thiên Chúa của Chúa Giêsu có vẻ hơi nghịch lý. Bạn có thể giải thích lời khuyên ấy như sau: “Nếu bạn muôn lo âu, thì bạn hãy lo âu về những gì đáng với công sức của bạn. Hãy lo lắng về những điều lớn lao hơn gia đình, bạn bè, hoặc cuộc họp mặt ngày mai. Hãy lo lắng về những điều của Thiên Chúa: sự thật, sự sống và ánh sáng!”

Tuy nhiên, ngay khi ta vừa hướng lòng về những điều ấy, thì đầu óc ta cũng hết quay cuồng bởi ta đã bước vào sự hiệp thông với Đấng đang có mặt ở đây với ta lúc này và Ngài ở đó để cho ta những gì ta cần thiết nhất. Và như thế lo lắng trở thành việc cầu nguyện, và những cảm giác về sự bất lực của ta được biến đổi thành một ý thức về sự được tăng cường sức mạnh bởi Thần Khí Thiên Chúa…

Vậy làm như thế có hết lo lắng chăng ? Có lẽ không. Bao lâu ta còn ở trong thế giới này, một thế giới đầy căng thẳng và áp lực, bây lâu tâm trí ta sẽ không bao giờ thoát khỏi âu lo, nhưng khi nào ta hướng lòng, trí về tình yêu ấp ủ của Thiên Chúa, thì khi ấy ta sẽ có thể mỉm cười với cái tôi đầy âu lo của ta và luôn mở mắt, mở tai cho những ánh sáng và âm thanh của nước Thiên Chúa.

Here and Now.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của sự âu lo chính là âu lo phân mảnh đời ta. Quá nhiều thứ phải làm, phải suy nghĩ, phải lên kế hoạch, quá nhiều người phải nhớ, phải thăm, hoặc phải nói chuyện với, quá nhiều thứ phải tân công hoặc bảo vệ, tất cả những thứ ấy đều làm ta bị phân tâm và làm ta mất trọng tâm. Âu lo làm cho ta có mặt “khắp nơi, khắp chốn” nhưng lại ít ở nhà… ta biết ta thuộc về đâu, nhưng ta vẫn cứ bị lôi kéo vào đủ mọi thứ như thể ta là người vô gia cư vậy. “Tất cả những thứ khác ấy” luôn đòi ta phải tập trung. Chúng đưa ta lạc xa nhà đến độ cuốỉ cùng ta đánh mất cả địa chỉ thật của ta, nghĩa là, quên mất cả nơi ta có thể định cư.

Chúa Giêsu chính là giải đáp cho tình trạng quá đầy nhưng lại không no thoả này, quá bận nhưng lại chẳng gắn bó được với ai, có mặt ở mọi chỗ nhưng lại chẳng bao giờ ở nhà này. Ngài muốn đưa ta tới nơi ta thuộc về. Nhưng ta chỉ có thể nghe lời Ngài mời gọi sống đời sống thiêng liêng khi ta sẵn sàng thú nhận cách chân thành tình trạng vô gia cư và âu lo của ta và nhận ra hậu quả có tính phân mảnh của chúng trên đời sống hằng ngày của ta. Chỉ khi ấy khát vọng muốn có một căn nhà đích thật mới có thể phát triển. Chính Chúa Giêsu cũng đã nói về khát vọng này, khi bảo: “Đừng lo lắng… Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước… và mọi thứ khác sẽ được ban thêm cho các ngươỉ”

Making All Things New

Phải làm gì đôi với những lo ra, chia trí

Nhưng phải làm gì đối với những lo ra, chia trí ? Ta có nên chiến đấu với những chia trí ấy và hy vọng rằng như thế

ta sẽ tập trung hơn vào tiếng nói của Thiên Chúa chăng ? Dường như đó không phải là cách đến với cầu nguyện. Tạo nên một khoảng trống nơi ta có thể lắng nghe Thần Khí của Thiên Chúa không dễ khi ta đặt hết công sức vào việc chiến đấu với những chia trí. Vì trực tiếp chiến đấu chống chia trí như thế, ta sẽ chỉ còn biết tập trung vào những chia trí ấy mà không còn tập trung vào những thứ đáng phải tập trung.

Tuy nhiên, ta cũng còn có những lời Kinh Thánh phải để tâm. Một Thánh Vịnh, một dụ ngôn, một câu chuyện Kinh Thánh, một lời nào đó của Chúa Giêsu, hoặc của thánh Phaolô, Phêrô, Giacôbê, Giuđa hoặc Gioan có thể giúp ta tập trung vào sự hiện diện của Thiên Chúa. Như thế, ta tước mất của “nhiều thứ khác này” sức mạnh của chúng trên ta. Khi ta đặt những lời Kinh Thánh vào trung tâm của sự cô tịch của ta, những lời ấy – dù chỉ là một câu ngắn, một ít câu, hoặc cả một đoạn dài – đều có thể đóng vai như điểm ta phải trở về khi ta lạc hướng. Những lời ấy hình thành nên một chỗ neo an toàn trong đại dương dậy sóng.

Making All things New.

Làm bạn với kẻ thù nội tâm của ta

Làm sao ta có thể làm bạn với những kẻ thù nội tâm của ta, dục tình, giận dữ ? Bằng cách lắng nghe những gì chúng nói. Chúng nói: “Tôi có một nhu cầu chưa thoả mãn” và “Ai thực sự yêu thương tôi ?” Thay vì đẩy những tình dục và giận hờn ấy đi như xua đuổi một người khách không được mời, ta có thể nhận ra rằng tâm hồn âu lo và bị đánh bạt của ta cần một sự chữa lành nào đó. Sự bồn chồn của ta đòi ta phải tìm kiếm một sự nghỉ ngơi nội tâm nơi dục tình và hờn giận có thể được biến thành cách thức yêu thương sâu đậm hơn.

Trong tình dục và giận hờn có nhiều sức mạnh chưa kiềm chế được! Khi nào sức mạnh ấy có thể hướng hẳn về tình yêu, khi ấy ta có thể biến đổi không chỉ bản thân ta mà còn biến đổi được cả những ai có thể trở thành nạn nhân của sự giận dữ và tình dục của ta. Đây là điều cần phải kiên nhẫn, nhưng là điều có thể làm được.

Bread for the Journey

Được thoát khỏi mọi thứ sợ hãi

Chúa Giêsu đến với ta để giúp ta chiến thắng sợ hãi. Bao lâu ta còn sợ Thiên Chúa, bây lâu ta không thể yêu mến Thiên Chúa được. Tình yêu bao giờ cũng nói lên sự thân mật, gần gũi, cùng bị tổn thương với nhau và một cảm thức sâu sắc về sự an toàn. Nhưng bao lâu còn sợ hãi, bây lâu tât cả những thứ ấy đều không thể có được. Sợ hãi tạo nên nghi kỵ, xa cách, tự vệ và mất bình an.

Trở ngại lớn nhất trong đời sống thiêng liêng chính là sự sợ hãi. Cầu nguyện, suy gẫm và giáo dục không thể xuất phát từ sự sợ hãi. Thiên Chúa là tình yêu trọn hảo, và như thánh sử Gioan viết: “Lòng mến trọn hảo xua tan sợ hãi” (1 Ga 4, 18). Sứ điệp trung tâm của Chúa Giêsu là Thiên Chúa yêu thương ta bằng một tình yêu vô điều kiện và Ngài khao khát tình yêu của ta, một tình yêu thoát khỏi mọi sợ hãi.

Bread for the Journey.

Với những kẻ sợ hãi bên trong hoặc bên ngoài, và với những người tìm kiếm cách tuyệt vọng căn nhà tình yêu nơi họ tìm được sự thân mật lòng hằng mong ước, Chúa Giêsu nói: “Anh em có một ngôi nhà… Thầy chính là nhà của anh em… hãy nhìn nhận Thầy là nhà của anh em… anh em sẽ thấy đó chính là chỗ thân thương nơi Thầy đã tìm được căn nhà của Thầy… đó chính là nơi anh em đang … trong cõi thẳm sâu của anh em… trong lòng anh em”. Càng để tâm đến những lời ấy, ta càng nhận ra rằng ta chẳng cần phải đi xa mới tìm được những gì ta đang tìm kiếm.

Bi kịch chính là ở chỗ ta đã bị sợ hãi thống lĩnh đến độ ta không còn tin rằng bản ngã sâu thẳm của ta chính là nơi thân thương nhất nữa nhưng lại nôn nóng lang thang đây đó hy vọng tìm được nơi thân thương ấy tại những nơi ta không có mặt. Ta cố tìm ra nơi thân thương ấy trong tri thức, tranh đua, danh tiếng, thành công, bạn hữu, cảm xúc, giải trí, mơ ước hoặc tình trạng ý thức nhân tạo nào đó. Như thế, ta trở nên xa lạ với chính ta, là những người có địa chỉ hẳn hoi nhưng lại không bao giờ có nhà cửa nên chẳng khi nào nhận được tiếng nói đích thật của tình yêu.

Con tàu Nôê là một căn nhà nhấp nhô trên sóng của thời đại ta. Chẳng ai ở lại mà lại không sợ hãi. Nhưng Chúa Giêsu cũng đang ở trong con tàu đó, Ngài ngủ! Ngài gần gũi ta. Bất cứ khi nào sợ hãi làm ta hốt hoảng, ta đánh thức Ngài dậy, nói: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”. Ngài bảo: “Sao nhát đảm thế, quân kém tin ?”. Rồi Ngài quở trách bão tố và Ịàm cho mọi sự yên bình lại (xem Mt 8, 23- 27). Con tàu Nôê chính là nhà của ta, và Chúa Giêsu đã làm cho căn nhà ấy thành nhà của Ngài. Ngài cùng đi với ta và lần nào cũng vẫn cứ bảo ta rằng ta lo lắng quá đáng hoặc bị cám dỗ hủy diệt chính mình và người khác. Và khi đồng hành với

ta Ngài thường dạy ta cách sống trong căn nhà của tình yêu. Thật khó có thể hiểu được những gì Ngài dạy vì ta vẫn cứ dán chặt mắt vào những đợt sóng bạc đầu, những làn gió mạnh, và những cơn dông bão. Ta vẫn luôn miệng: “Vâng, vâng… nhưng xin Ngài nhìn kìa!”

Chúa Giêsu là một vị thầy rất kiên nhẫn. Ngài không bao giờ ngừng bảo cho ta biết phải dựng nhà ở đâu, phải tìm kiếm những gì và phải sống làm sao. Khi bị lo ra, ta thường tập trung vào mọi thứ nguy hiểm và quên đi những gì ta đã được nghe. Nhưng Chúa Giêsu cứ nhắc đi, nhắc lại: “Hãy dựng nhà của con trong Thầy, như chính Thầy đã dựng nhà của Thầy trong con. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái… Thầy nói cho anh em những điều ấy để niềm vui của Thầy ở trong anh em và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” (Ga 15, 4, 5, 11). Như thế, Chúa Giêsu mời ta tới một đời sống thân mật, sai hoa lắm quả và sung sướng trong nhà Ngài và cũng là nhà của ta.

Chiến thắng sự chao đảo tỉnh thần

Ta có bị kết án là những nạn nhân thụ động của tâm tính của ta chăng ? Ta có phải nói rằng: “Hôm nay tôi thấy mình lên tinh thần” hoặc “Hôm nay tôi thấy chán quá”, và ta đòi người khác phải sông với tâm trạng ấy của ta chăng ?

Tuy thật khó có thể kiểm soát tâm trạng của ta, nhưng từ từ ta có thể chiến thắng tâm trạng ấy nhờ một đời sống thiêng liêng có kỷ luật, sống như thế có thể giúp ta tránh được những hành động do tâm trạng ta tạo nên. Có lẽ ta không “cảm thấy” như lúc vừa thức dậy đâu, bởi ta “cảm thấy” rằng cuộc sống chẳng đáng sống tí nào, chẳng ai thương mình và việc ta làm thật chán. Nhưng nếu ta thức dậy vào một lúc nào đó, dành ra ít thời gian dọc Tin Mừng, cầu nguyện với thánh vịnh và tạ ơn Thiên Chúa vì một ngày mới, tâm trạng của ta có thể sẽ không còn sức mạnh trên ta.

Bread for the Journey.

Khi việc cầu nguyện như thể vô ích

Tại sao tôi phải bỏ ra cả giờ cầu nguyện, ngồi không chẳng làm gì nhưng lại nghĩ đến những người tôi đang bực bội hoặc tôi làm cho bực bội, tới những quyển sách tôi phải đọc, phải viết và nghĩ đến hằng ngàn những việc ngu xuẩn thường xảy ra khiến tôi phải bận tâm một lúc nào đó ? Câu trả lời là: vì Thiên Chúa bao giờ cũng lớn hơn tâm trí và trái tim tôi và những gì, thực sự xảy ra trong nhà cầu nguyện thường không thể đo lường được theo nghĩa của sự thành công và thất bại của con người.

Điều tôi phải làm trước tiên là trung thành. Nếu tôi tin rằng điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, thì ít ra tôi cũng phải có thể dành ra mỗi ngày một giờ để không ở với ai hết mà ở với Thiên Chúa chứ. Thắc mắc là không biết làm như thế có ích lợi, có thực tế hoặc kết quả gì chăng là một thắc mắc hoàn toàn không phù hợp, vì lý do duy nhất để yêu là chính tình yêu. Mọi thứ khác đều là thứ yếu.

Tuy nhiên điều đáng chú ý là ngồi trước sự hiện diện của Thiên Chúa một giờ mỗi sáng – ngày này sang ngày khác, tuần này tới tuần kia, tháng này sang tháng nọ – trong sự lúng túng và vô số các chia trí sẽ thay đổi đời tôi cách triệt để.

Thiên Chúa, Đấng yêu thương tôi đến độ đã sai Con Một Ngài đến không phải để kết án tôi nhưng để cứu chuộc tôi, không để tôi phải đợi chờ trong tăm tối lâu. Có lẽ tôi nghĩ rằng mỗi giờ ấy qua đi đều là những giờ vô ích, nhưng sau ba mươi hoặc sáu mươi hoặc chín mươi giờ vô ích ấy, tôi dần dần nhận ra rằng tôi không cô đơn như tôi nghĩ; một giọng nói rất nhỏ, rất nhẹ vẫn đang nói với tôi bên ngoài chỗ ồn ào của tôi.

Vì thế, hãy tin tưởng và tín thác vào Thiên Chúa

The Road to Daybreak.

Cầu nguyện vẫn tiếp tục là điều rất khó. Nhưng mỗi sáng, khi tôi đến vườn La Ferm lần chuỗi và dành ra một giờ trong nhà nguyện chỉ để dìm mình vào trong sự hiện diện của Thiên Chúa, tôi biết rằng tôi không bỏ phí thời gian. Dù bị chia trí khủng khiếp, tôi vẫn biết rằng Thần Khí của Thiên Chúa đang hoạt động trong tôi. Dù tôi chẳng có được một nhận thức hoặc tình cảm tôn giáo nào, nhưng tôi vẫn ý thức về một sự bình an vượt xa mọi suy nghĩ và cảm xúc của tôi. Dù việc cầu nguyện ban sáng của tôi như thể thất bại, nhưng tôi vẫn luôn hướng về việc cầu nguyện ấy và coi đó là một thời gian thật đặc biệt.

Một tác phẩm nhỏ về cầu nguyện của Dom John Chapman xuất bản ngày 14. 12 trong tạp chí Tablet đã đem lại cho tôi nhiều hy vọng. Sách ấy được rút ra từ những lá thư nói về cầu nguyện của ông… Câu tôi thích nhất là: “Con đường duy nhất dẫn đến cầu nguyện chính là cầu nguyện; và cách cầu nguyện tốt nhất là cầu nguyện thật nhiều“ . Sự khôn ngoan tuyệt vời của Chapman đã giúp tôi thật. Đó không phải là lời khuyên vô nghĩa nhưng rất thật. Tất cả như tồn đọng lại trong điểm chính này: ta phải cầu nguyện trước hết không phải vì cầu nguyện là việc tốt và đem lại lợi ích nhưng vì Thiên Chúa yêu thương ta và muốn ta chú ý tới Ngài.

The Road to Daybreak.

Một trong những kinh nghiệm về cầu nguyện chính là dường như chẳng thấy gì xảy ra cả. Nhưng khi bạn ở lại với việc cầu nguyện và nhìn lại một giai đoạn dài về cầu nguyện, bạn sẽ tình cờ nhận ra rằng có một cái gì đó thật sự xảy ra. Điều gần gũi nhất, mật thiết nhất, hiện tại nhất ta ít có thể kinh nghiệm trực tiếp được nhưng chỉ có thể kinh nghiệm được từ một khoảng cách nào đó. Khi tôi nghĩ rằng tôi chỉ bị chia trí, chỉ lãng phí thời gian, thì lập tức một cái gì đó thật sự xảy ra khiến tôi biết, hiểu và kinh nghiệm được. Chỉ khi nhìn lại tôi mới nhận ra rằng có một điều gì đó rất quan trọng đã xảy ra thật. Đó chẳng phải là cách những biến cố quan trọng thường xảy ra trong đời tôi sao ?…

Khi tôi nghĩ về cầu nguyện, tôi có thể nói về cầu nguyện bằng những lời gây cảm xúc và viết về cầu nguyện cách xác tín, nhưng trong cả hai hoàn cảnh ấy tôi vẫn chưa thực sự cầu nguyện mà mới chỉ suy nghĩ về cầu nguyện từ một khoảng cách nào đó. Nhưng khi tôi cầu nguyện, lời cầu nguyện của tôi thường lung tung, nhàm chán, thiếu hứng thú và bị lo ra. Thiên Chúa gần gũi nhưng thường lại gần quá khiến ta không thể kinh nghiệm được. Thiên Chúa gần gũi tôi hơn cả tôi gần gũi tôi, nên không phải là đối tượng của cảm xúc và suy nghĩ của tôi.

Tôi tự hỏi không biết theo nghĩa ấy tôi có được tham dự vào những gì các tông đồ kinh nghiệm chăng. Khi Chúa Giêsu ở với các ngài, các ngài không thể nhận ra cách đầy đủ hoặc hiểu được những gì đang xảy ra. Chỉ sau khi Chúa Giêsu xa lìa các ngài, các ngài mới cảm nhận và hiểu Chúa Giêsu gần gũi các ngài ra sao. Kinh nghiệm của các ngài sau phục sinh trở thành nền tảng cho niềm hy vọng của các ngài.

The Genesee Diary.

Thường bạn sẽ cảm thấy rằng chẳng có gì xảy ra trong lời cầu nguyện của mình. Bạn bảo: “Tôi chỉ biết ngồi ở đó và suy nghĩ lung tung”. Nhưng nếu bạn giữ vững kỷ luật dành ra mỗi ngày một lần nửa giờ lắng nghe tiếng nói của tình yêu, ban sẽ dần dần khám phá ra rằng có một cái gì đó xảy ra thật, cái mà bạn chưa hề ý thức. Chỉ trong việc nhìn lại, bạn mới khám phá ra tiếng nói vẫn luôn chúc phúc cho bạn. Bạn nghĩ rằng những gì xảy ra suốt thời gian bạn lắng tai nghe chẳng là gì chỉ là một mớ những rối loạn, nhưng rồi bạn sẽ thấy mình ước muốn có được thời gian thinh lặng ấy và tiếc nuối khi knông thể có được thời gian ấy. Chuyển động của Thần Khí Thiên Chúa rất nhẹ nhàng, rất êm dịu – và kín đáo. Chuyển động ấy không cố tình gây chú ý nhưng lại rất kiên trì, mạnh mẽ và sâu thẳm, làm thay đổi tim lòng bạn cách triệt để.

Life of the Beloved

Sự khiếm diện và hiện diện của Thiên Chúa

Trong cầu nguyện, sự hiện diện của Thiên Chúa không thể tách khỏi sự vắng bóng của Ngài và sự vắng mặt của Ngài không thể tách khỏi sự hiện diện của Ngài. Sự hiện diện ấy

của Thiên Chúa vượt xa kinh nghiệm của con người về sự ở với nhau đến độ sự hiện diện ây dễ dàng bị cảm nhận như sự vắng mặt vậy. Sự vắng mặt của Thiên Chúa, trái lại, thường được cảm nhận cách sâu sắc đến độ nó đưa ta tới một cảm thức mới về sự hiện diện của Ngài. Đó là điều đã được diễn tả cách mạnh mẽ trong thánh vịnh 22, 1-5:

Lạy Thiên Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,

Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao ?

Dù con thảm thiết kêu gào Nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời!

Ngày kêu Chúa, không lời đáp ứng

Đêm van nài mà cũng chẳng yên

Thế nhưng Chúa ngự nơi đền

Vinh quang của Israel là Ngài

Xưa tổ phụ vẫn hoài cậy Chúa

Họ cậy trông Ngài đã độ trì

Van nài liền được cứu nguy

Đã không thất vọng mỗi khi cậy Ngài.

Lời cầu nguyện này không chỉ là sự diễn tả kinh nghiệm của dân Israel thôi mà còn là chóp đỉnh của kinh nghiệm Kitô giáo. Khi Chúa Giêsu nói những lời này trên thập giá, thì sự cô đơn cùng tột và việc trọn vẹn chấp nhận sự cô đơn ấy gặp nhau. Trong lúc hoàn toàn trông rỗng ấy, thì mọi sự đã được hoàn tất. Trong giờ phút đen tối ây, người ta đã trông thấy ánh sáng. Trong lúc người ta đang mục kích cái chết, thì người ta cũng khẳng định được sự sống, ở đâu sự vắng mặt của Thiên Chúa được diễn tả cách Iớn tiếng nhât, thì ở đó sự hiện diện của Ngài cũng được mạc khải cách sâu sắc nhất. Chính mầu nhiệm này là mầu nhiệm ta bước vào khi cầu nguyện.